Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BAI 28 DIEN THE NGHI VA DIEN THE HOAT DONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.75 KB, 13 trang )

/>%3ACZmw7DzoWm7sIjhyybemrBZ1yB9FRhS7SSkYjLtDAbQolojDFqbiDGHw
pa7waYO2zk2TXd6d3j264bgUw1wwgwmpCoSCXLJt6asFnXIESXspF9pO2S8KhIJH0
VGFLtJKRgRElEgxscjAMqEgmMu0MBtCiWiBFEzHN1tqGelioSCcMWpuIMYfClEWHsf7N3R9S
xKhIJrvBr5g7bOTYRhHX3CrkbCi8qEglNd3p3ePbrhhHqE_12qpTqVyCoSCeBT
DXDCDCakEcTfL48QPsxP&q=%E1%BA%A2NH%20%C4%90%E1%BB
%98NG
%20POWERPOINT&ei=bZrsVKrRA9fluQSQ6YCwDQ&ved=0CAkQ9C8wAA
#imgdii=_&imgrc=HSemVjK1CT2B-M%253A%3BLSHc9BRZVseySM%3Bhttp
%253A%252F%252F4.bp.blogspot.com%252F-0erd8b8g50Q
%252FU25SS_JqNAI%252FAAAAAAAAKWk%252FX1jybYs2CPw
%252Fs1600%252FGambar%252BBurung%252BLucu%252BAnimasi
%252BBergerak%252BFunny%252BBird.gif%3Bhttp%253A%252F
%252Fpaolojacopomedda.com%252Ftag%252Fanimasi-bergerak-kartun
%3B640%3B480
TRƯỜNG ĐHSP HUẾ
MÔN: Sinh học 11 - Nâng cao
GVHD: Đặng Thị Dạ Thủy
Tiết:
SVTH: Ngô Thị Nhung
Ngày soạn:

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
BÀI 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm điện sinh học.
- Phân biệt được khái niệm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
- Phân tích được cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
- Nêu được cơ chế lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh.
- So sánh được điểm khác nhau cơ bản giữa sự lan truyền xung thần kinh trên sợi
thần kinh có bao miêlin và trên sợi thần kinh không có bao miêlin.


2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích sơ đồ, tranh.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn.
3. Thái độ:
- Hiểu được bản chất của điện sinh học để từ đó giải thích một số hiện tượng sinh
lí, chống mê tín dị đoan.
- Ứng dụng vào trong đời sống sản xuất, y học.
II. Kiến thức trọng tâm:


- Cơ chế hình thành điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
- Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh.
III. Phương pháp giảng dạy
- Quan sát tìm tòi
- Thuyết trình
- Hoạt động nhóm.
IV. Phương tiện dạy học:
Tranh:
-Cách đo điện thế nghỉ trên nơron của mực ống.
-Cơ chế hình thành điện thế nghỉ.
-Cơ chế hình thành điện thế hoạt động.
-Sự phân bố ion hai bên màng tế bào ở trạng thái nghỉ.
-Đồ thị điện thế hoạt động.
-Sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
-Sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin.
V. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp học (1’).
2. Kiểm tra bài cũ (5'):
Câu hỏi: Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

Nêu một số ví dụ về phản xạ có điều kiện và không điều kiện.
3. Tổ chức dạy bài mới:
* Đặt vấn đề:
Trong chúng ta chắc ai cũng đã biết đến “điện tâm đồ”, “điện não đồ”. Đây là hai
phương pháp quan trọng trong y học nhằm chuẩn đoán bệnh nhờ vào việc đo dòng
điện trong cơ thể. Điện tâm đồ là đồ thị ghi những thay đổi của dòng điện trong
tim. Điện não đồ là đồ thị ghi lại những thay đổi dòng điện ở trong não. Vậy, điện
trong tế bào sống, cơ thể được gọi là điện sinh học, điện sinh học có hai dạng là
điện thế nghỉ và điện thế động.
Điện trong cơ thể có gì khác với điện chúng ta dùng hằng ngày. Để hiểu được điện
sinh học là gì, nó tồn tại trong tế bào - cơ thể sống như thế nào, chúng ta sẽ tìm
hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 28. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.


Bài 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ VÀ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học
Nội dung
sinh
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm điện thế nghỉ

I. Điện thế nghỉ:
1. Khái niệm:
-GV: Treo tranh: cách đo điện thế
nghỉ trên nơron của mực ống.
-GV: Giới thiệu tranh.
? Các em hãy mô tả thí nghiệm đo HS: Đặt một điện cực
điện thế nghỉ trên nơron mực ống. ở mặt ngoài của nơron,
điện cực thứ hai đâm

xuyên qua màng vào
mặt trong màng tế bào,
hai điện cực được nối
với nhau bằng một điện
kế cực nhạy.
Kết quả: kim của điện
kế lệch đi một khoảng.
?Kim của điện kế lệch đi một HS: chứng tỏ có sự
khoảng chứng tỏ được điều gì?
chênh lệch điện thế
giữa trong và ngoài
màng.
?Điều kiện để có điện thế nghỉ là Tế bào ở trạng thái
gì?
nghỉ (không bị kích
thích)
?Giá trị điện thế nghỉ người ta đo HS: -70mV.
được ở tế bào thần kinh mực ống
là bao nhiêu?
-GV thông báo: Vậy, -70mV là
giá trị điện thế nghỉ của tế bào
thần kinh mực ống.
Sở dĩ có giá trị (-) là do ở bên
trong màng tích điện (-) so với
bên ngoài màng.

I.Điện thế nghỉ:
1.Khái niệm:



? Vậy, em nào có thể nêu khái HS trả lời:
niệm điện thế nghỉ?

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch
điện thế giữa trong và ngoài màng
tế bào khi nơron không bị kích
thích (bên trong màng tích điện
âm, bên ngoài màng tích điện
dương).

-GV: thông báo một số giá trị điện
thế nghỉ khác như:
Ở tế bào nón trong mắt ong mật:
-50 mV.
Ở tế bào thần kinh tiểu não chó:
-80mV.
Ở tế bào thần kinh cua là -82mV.
2. Cơ chế hình thành điện thế
nghỉ:
-GV:Treo tranh vẽ: sự phân bố
các ion và tính thấm của màng tế
bào; giới thiệu tranh.

2. Cơ chế hình thành điện thế
nghỉ:

? Em có nhận xét gì về nồng độ HS: Quan sát hình và
ion K+, Na+ ở trong và ngoài trả lời câu hỏi:
màng?
Có sự chênh lệch nồng

độ ion giữa trong và
ngoài màng: Nồng độ
ion Na+ở ngoài màng
lớn hơn so với bên
trong màng. Nồng độ
ion K+ở trong màng
lớn hơn so với ngoài
màng.

Điện thế nghỉ được hình thành do:

? Ta thấy rằng, ion K+ di chuyển
từ bên trong màng ra bên ngoài
màng. Tại sao ion K+ lại di
chuyển như vậy? Sự di chuyển
này dẫn đến kết quả gì?

Ion K+ khuếch tán từ
trong màng đi ra ngoài
màng, theo chiều
gradient nồng độ (do
nồng độ K+ ở trong
màng tế bào lớn hơn
ngoài màng tế bào và
màng tế bào có tính
thấm đối với ion K+).
Kết quả: bên trong

-Sự chênh lệch nồng độ ion ở hai
bên màng tế bào.



màng tích điện âm, bên
ngoài màng tích điện
dương.
? Ion Na+ đồng thời có khuếch HS: không, vì cổng Na+ -Tính thấm chọn lọc của màng tế
tán không, tại sao?
đóng.
bào.
GV: như vậy, ở trạng thái nghỉ,
màng tế bào chỉ có tính thấm đối
với ion K+.
- Lực hút tĩnh điện giữa các ion
? Các ion K+ đi ra ngoài màng Do lực hút tĩnh điện
nhưng lại tập trung sát bên ngoài của các anion bên trong trái dấu.
màng.
màng mà không đi xa, tại sao?
? Nếu như ion K+ cứ khuếch tán Làm mất tính ổn định
từ bên trong ra bên ngoài màng của điện thế nghỉ.
như vậy thì sẽ dẫn đến kết quả gì
-GV: Vậy, cần có một cơ chế hoạt
động nào đó để đảm bảo duy trì
nồng độ ion K+ ở bên trong màng
luôn ở trạng thái ổn định.
Đó chính là vai trò của bơm
Na+/K+.
GV: cho học sinh quan sát sơ đồ
bơm Na+/K+, trả lời câu hỏi:
? Hoạt động Bơm Na+/K+ diễn ra
như thế nào để đảm nhận vai trò

duy trì nồng độ ion K+ ở bên
trong màng luôn ổn định?

- GV: Trình bày cơ chế hình thành
điện thế nghỉ:
+ Có sự chênh lệch nồng độ Na+
và K+ giữa dịch mô và dịch ngoại

HS: bơm Na+/K+ có vai
trò chuyển Na+ từ bên
trong màng ra bên
ngoài màng và chyển
K+ ở bên ngoài màng
vào trong màng theo tỉ
lệ 3 Na+ đi ra/2 K+ đi
vào  duy trì được
tính ổn định tương đối
của điện thế nghỉ.
Hoạt động bơm Na+/K+
tiêu tốn năng lượng.

- Hoạt động của bơm K+/ Na+.


bào.
Nồng độ Na+ trong dịch mô lớn
hơn dịch ngoại bào Na+ có xu
hướng di chuyển vào trong màng
thuận chiều gradient nồng độ.
Nồng độ K+ trong dịch bào lớn

hơn ngoài dịch môK+ có xu
hướng di chuyển ra bên ngoài
màng theo chiều gradient nồng
độ.
+ Ở trạng thái nghỉ, màng chỉ có
tính thấm chọn lọc đối với K+:
Kênh K+ mở  K+ đi ra bên
ngoài màng. Trong khi đó, cổng
Na+ đóng.
K+ khi đi ra khỏi màng thì bị các
anion giữ lại nên không đi xa
được mà tập trung quanh màng.
+ Lực hút tĩnh điện giữa các ion
trái dấu.
+Bơm Na+ / K+ thường xuyên
chuyển 3Na+ ra và 2 K+ vào nên
duy trì được tính ổn định tương
đối của điện thế nghỉ.
Hoạt động bơm Na+/K+ tiêu tốn
năng lượng ATP (do vận chuyển
các ion ngược chiều gradient
nồng độ).
- GV nêu một số ứng dụng:
+ Đo điện thế nghỉ của phôi trứng
gia cầm để xác định được mức
sống của gà, vịt...ngay từ những
ngày đầu phát triển của phôi. Phôi
có sức sống càng cao thì điện thế
nghỉ càng lớn và ngược lại, phôi
có sức sống kém thì điện sinh học

càng bé. Trên cơ sở đó chọn trứng
tốt cho ấp nở, loại bỏ trứng xấu.
Hoạt động 2:Tìm hiểu điện thế hoạt động


II.Điện thế hoạt động:
1.Điện thế hoạt động:
a. Khái niệm:
-GV: Cho học sinh quan sát tranh
đồ thị điện thế hoạt động; giới
thiệu tranh.

II.Điện thế hoạt động:
1.Điện thế hoạt động:
a. Khái niệm:

? Điện thế hoạt động gồm có
những giai đoạn nào?

HS: gồm có 3 giai
đoạn: giai đoạn mất
phân cực (khử cực),
giai đoạn đảo cực và
giai đoạn tái phân cực.

? Điều kiện để xuất hiện điện thế
hoạt động là gì?

Khi tế bào bị kích thích
(kích thích đủ ngưỡng).


? Điện thế hoạt động là gì?

HS trả lời:

b. Cơ chế:

b. Cơ chế:

-GV: cho học sinh quan sát tranh:
cơ chế hình thành điện thế hoạt
động; giới thiệu tranh.
? Ở giai đoạn mất phân cực và
giai đoạn đảo cưc, loại ion nào đi
qua màng tế bào và sự di chuyển
của ion đó có tác dụng gì?
- GV bổ sung và hoàn thành câu
trả lời: ở giai đoạn mất phân cực
và giai đoạn đảo cưc, cổng Na+
mở rộng nên Na+ ồ ạt đi vào bên
trong màng, trong khoảnh khắc,
ion Na+ gây mất phân cực. Ion
Na+ tiếp tục vào gây nên hiện
tượng đảo cực (bên trong tích điện
dương, bên ngoài màng tích điện

- Điện thế hoạt động là sự thay đổi
hiệu điện thế giữa trong và ngoài
màng khi nơron bị kích thích.


Ion Na+ đi qua màng,
gây nên mất phân cực
và đảo cực.


âm).
?Ở giai đoạn tái phân cực, loại ion Ion K+ đi qua màng gây
nào đi qua màng, sự di chuyển
ra hiện tượng tái phân
này có tác dụng gì?
cực.
- GV bổ sung và hoàn thành câu
rả lời: sau khi cổng Na+ đóng lại,
cổng K+ mở ra. K+ tràn qua màng
đi ra ngoài màng gây nên hiện
tượng tái phân cực (ở trong màng
tích điện âm, ngoài màng tích điện
dương)
? Sau giai đoạn tái phân cực, các
ion phân bố lại như thế nào ở
trong và ngoài màng tế bào?

Lúc này: Na+ trong dịch
bào > dịch mô. K+
trong dịch bào < dịch
mô.

- GV: vậy, hoạt động của bơm
Na+/K+ có vai trò phân phối lại
Na+và K+ giữa trong và ngoài

màng (đã tìm hiểu ở phần cơ chế
hình thành điện thế nghỉ )
Khi có kích thích (kích thích đạt
ngưỡng)xuất hiện điện thế hoạt
động, gồm 3 giai đoạn:
-Giai đoạn mất phân cực: khi có
kích thích đạt ngưỡngthay đổi
tính thấm màng tế bào ion Na+
đi từ bên ngoài màng vào bên
trong màng trung hòa điện tích.
-Giai đoạn khử cực: ion Na+ tiếp
tục vào bên trong màng gây
đảo cực
-Giai đoạn tái phân cực: cổng K+
mở, ion K+ từ bên trong màng đi
ra bên ngoài màng gây tái phân
cực (bên trong màng tích điện (-),
bên ngoài màng tích điện (+))
Điện thế hoạt động được hình
thành là do sự biến đổi rất nhanh


của các giai đoạn:ất
phân cực, khử cực, đảo cực.
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
III. Sự lan truyền xung thần
kinh trên sợi thần kinh:
- GV thông báo: Có hai dạng sợi
HS: lắng nghe
thần kinh: sợi thần kinh không có

bao miêlin và sợi thần kinh có bao
miêlin.
+ Sợi không có bao miêlin là sợi
thần kinh trần, không có bao
miêin bao bọc.
+Sợi thần kinh có bao miêlin là
sợi thần kinh có bao miêlin bao
bọc không liên tục, ngắt quãng tạo
thành các eo Ranvie. Bao miêlin
bản chất là photpholipid có màu
trắng và cách điện.

III. Sự lan truyền xung thần
kinh trên sợi thần kinh:

Điện thế hoạt động khi xuất hiện
được gọi là xung thần kinh hay
xung điện. Xung thần kinh xuất
hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan
truyền dọc theo sợi thần kinh.
Cách lan truyền và tốc độ lan
truyền của xung thần kinh trên sợi
thần kinh không có bao miêlin và
có bao miêlin là khác nhau.
1. Sự lan truyền xung thần kinh
trên sợi thần kinh không có bao
myêlin:

1. Sự lan truyền xung thần kinh
trên sợi thần kinh không có bao

myelin:

-GV: cho học sinh quan sát tranh:
sự lan truyền xung thần kinh trên
sợi thần kinh không có bao
miêlin; giới thiệu tranh.
Quan sát tranh và nghiên cứu
SGK, cho biết :
? Khi điện thế động phát sinh tại

Xung thần kinh không


một điểm, nó sẽ được truyền trên
sợi thần kinh. Có phải nó được
truyền đi bằng cách chạy dọc trên
sợi thần kinh không ?

chạy dọc trên sợi thần
kinh mà nó kích thích
làm xuất hiện xung
thần kinh kế tiếp và cứ
như thế, xung thần kinh
lan truyền suốt dọc sợi
thần kinh.

- GV phân tích cơ chế dẫn truyền
XTK:
Khi bị kích thích (kích thích đạt
ngưỡng)xuất hiện điện thế hoạt

động ở nơi bị kích thích(vùng A).
Ở vào giai đoạn đảo cực, bên
trong màng tích điện (+), bên
ngoài màng tích điện (-). Chính
điều này đã làm xuất hiện dòng
điện (dòng ion, trong trường hợp
này là dòng ion Na+) di chuyển từ
nơi có điện tích (+) đến nơi có
điện tích (-). Dòng điện này chính
là tác nhân kích thíchkích thích
vùng màng kế tiếpxuất hiện
điện thế hoạt động ở vùng này
(vùng B). Lúc này vùng A trở về
tái phân cực, cứ như vậy, xung
thần kinh lan truyền đến tận cùng
sợi thần kinh.
* Chú ý:
- Xung thần kinh chỉ gây nên sự
thay đổi tính thấm ở vùng màng
kế tiếp, còn nơi điện thế hoạt động
vừa sinh ra, màng đang ở vào giai
đoạn trơ tuyệt đối nên không tiếp
nhận kích thích.
- Nếu kích thích ở giữa sợi thần
kinh thì xung thần kinh truyền đi
theo cả hai chiều kể từ điểm xuất
phát.

- Xung thần kinh lan truyền liên
tục từ vùng này sang vùng khác kề

bên. Xung thần kinh lan truyền là
do mất phân cực, đảo cực, tái
phân cựcliên tiếp hết vùng này
sang vùng khác trên sợi thần kinh.
-Xung thần kinh lan truyền theo
một chiều nhất định trên sợi thần
kinh.

2. Sự lan truyền xung thần kinh
trên sợi thần kinh có bao myelin.

2. Sự lan truyền xung thần kinh
trên sợi thần kinh có bao myelin.
-Xung thần kinh truyền theo kiểu


- GV: cho học sinh xem tranh sự
truyền xung thần kinh trên sợi
thần kinh có bao myêlin.
+Cơ chế:
Do tính cách điện của bao miêlin
mà xung thần kinh lan truyền trên
sợi thần kinh có bao miêlin theo
lối nhảy cóc từ eo Ranvie này
sang eo Ranvie khác.
- Xung thần kinh lan truyền theo
cách nhảy cóc là do mất phân cực,
đảo cực và tái phân cực từ eo
Ranvie này sang eo Ranvie khác.
- Do lan truyền theo cách nhảy

cóc nên tốc độ lan truyền xung
thần kinh trên sợi thần kinh có
bao miêlin nhanh hơn nhiều so
với trên sợi không có bao miêlin.
Ví dụ: ở người, tốc dộ lan truyền
xung thần kinh trên sợi thần kinh
vận động là khoảng 100/s; trên sợi
thần kinh giao cảm là khoảng 35m/s.
*Ứng dụng:
- Sản xuất thuốc gây mê, gây tê.
Cơ chế hoạt động: thuốc làm giảm
tính thấm của màng đối với ion
Na+ do thuốc gắn vào trong màng,
ngăn cản sự khử cực vì vậy ngăn
cản sự dẫn truyền xung thần kinh
 không mang được cảm giác
đau đến trung ương thần kinh.
Một số loại thuốc gây mê như:
lidocain, procain.
- Sắp xếp thời gian học tập, nghỉ
ngơi hợp lí. Sau khi học xong một
tiết học thì có thời gian nghỉ giải
lao từ 5-10 phútcho tế bào thần
kinh nghỉ ngơi, thư giản. Nếu
không thì tế bào thần kinh sẽ làm

nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo
Ranvie khác do mất phân cực, đảo
cực, tái phân cực liên tiếp từ eo
Ranvie này sang eo Ranvie khác.

-Tốc độ truyền xung thần kinh
nhanh hơn và tiết kiệm năng
lượng hơn sợi thần kinh không có
bao myelin.


việc quá sứcbị trơ, không tiếp
nhận được kích thích khác
nữahiệu quả học tập sẽ thấp.
- Bổ sung lượng lipid thích hợp
vào khẩu phần ăn của trẻ vì lipid
cần cho sự hình thành bao miêlin
ở tế bào thần kinh.
4. Củng cố:
Để củng cố lại bài học, chúng ta hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Trường: ĐHSP Huế
Lớp:
Nhóm:
Sợi thần kinh
Đặc điểm

Ngày...tháng...năm...

Sợi thần kinh không có
bao miêlin

Sợi thần kinh có bao
miêlin


Cách thức lan truyền
Năng lượng tiêu tốn
Tốc độ lan truyền
5. Dặn dò:
Đọc phần em có biết.
Học bài và làm bài tập trong SGK.
Tìm hiểu trước bài 29. Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.


TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP

Sợi thần kinh
Đặc điểm
Cách thức lan truyền
Năng lượng tiêu tốn
Tốc độ lan truyền

Sợi thần kinh không có
bao miêlin
XTK lan truyền liên tục
từ vùng này sang vùng
khác kế bên.
Tiêu tốn nhiều năng
lượng.
Tốc độ lan truyền chậm.

Sợi thần kinh có bao
miêlin
XTK lan truyền theo kiểu
“nhảy cóc” từ eo Ranvie

này sang eo Ranvie khác.
Tiêu tốn ít, tiết kiệm năng
lượng hơn.
Tốc độ lan truyền nhanh.



×