Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.74 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..............................................................................................Trang 1
1. MỞ ĐẦU .............................................................................................Trang 2
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................Trang 2
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................... .........................Trang 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................Trang 3
1.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...............................................................Trang 3
1. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... ...............Trang 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .................... .… ................Trang 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................Trang 3
2.2. THỰC TRẠNG ...................................................................................Trang 3
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ................................................................................Trang 4
2.3. 1. TÌM HIỂU HOÀN CẢNH HỌC SINH............................................Trang 4
2.3. 2 NẮM BẮT TÌNH HÌNH CỦA LỚP HỌC .......................................Trang 5
2.3. 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM.........................................Trang 5
2.3.4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.................... ..............Trang 6
2. 3.4.1 . Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp........................................................Trang 6
2. 3. 4.2 . Xây dựng nề nếp lớp học: ............................................................Trang 7
2.3.4.3 . Xây dựng nề nếp xếp hàng vào lớp và khi ra về ...........................Trang 8
2.3.4.4. Xây dựng nề nếp Đi thưa về chào ................................................ Trang 9
2.3.4.5. Xây dựng nề nếp chuẩn bị sách vở và đồ dùng trước khi đến lớp ..Trang 9
2.3.4.6. Xây dựng nề nếp học tập ...........................................................Trang 10
2.3.4. 7. Năng lực, Phẩm chất ..................................................................Trang 12
2.3.4.8. Hoạt động ngoài giờ lên lớp .......................................................Trang 14
32..4.9. Công tác xã hội hóa giáo dục …………………………………. Trang 15
2.4 . HIỆU QUẢ KHI VẬN DỤNG SKKN ........................................... Trang 16
3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ…………….......................................... Trang 17
3.1. Kết luận…………………………………………………………… Trang 17
PHẦN
I: MỞ
ĐẦU


3. 2. Kiến
nghị…………………………………………………………
Trang 18

1


1. MỞ ĐẦU.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
… Cứ ngỡ rằng việc mở lối khai trương,
Đưa công nghệ bùng lên trong hội nhập,
Giúp đất nước dồi dào nguồn năng lực,
Là ngành ta - Giáo dục vốn dẫn đầu.
Nhưng… thật buồn và nghe cũng nhói đau.
Trò mình dạy lại ngang đầu, trái khoáy.
Còn phụ huynh thì bắt cô quỳ, lạy.
Ngẫm lại nghề mình trăm đắng, ngàn cay.
Hành xử thế nào cho thật khéo đây ,
Khi lên lớp và khi làm Chủ nhiệm ?
Thưa quý thầy cô cùng bạn đọc, đó là câu hỏi mà có lẽ hơn ai hết chúng tanhững người giáo viên ngày ngày đứng trên bục giảng luôn trở trăn với những
nỗi niềm đau đáu muốn tìm câu trả lời chính xác nhất, ý nghĩa nhất. Thật khó
phải không ạ ? Bởi trong những năm gần đây, ở các nhà trường phổ thông nói
chung và Tiểu học nói riêng một bộ phận không nhỏ các em không biết vâng lời
thầy cô, ỉ thế cậy quyền từ cha mẹ để tỏ thái độ không tôn trọng thầy cô bằng
những lời lẽ , cử chỉ xấc xược bên cạnh đó cha mẹ các em vô hình chung là nhân
tố thúc đẩy các em xem thường thầy cô giáo như : bắt cô giáo phải quỳ gối ,
đánh cô giáo trước mặt học sinh…vv khiến chúng ta- những người đồng nghiệp
không khỏi nhói lòng, và nghe rưng rưng nơi khóe mắt những cảm giác thất bại,
buồn tủi của cái nghề mà mình đang cống hiến bằng cả sự đam mê, nhiệt huyết.
Nhưng rồi chúng ta cũng phải nghĩ lại, phải xem lại cách hành xử của mình trên

lớp đã thật hợp lývà khéo léo chưa ? Như chúng ta đã biết, ở Tiểu học, các em
còn rấtnhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều.Các em rất thơ ngây, hiếu động, dễ bị dụ
dỗ, nghe theo. Mặt khác trong học tập có một số em còn ham chơi, ít chú ý, học
hay quên, ý thức tự giác chưa cao. Xét thấy nhiệm vụ của mình cũng rất lớn
trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho mỗi con người trong xã hội, bắt
đầu là những em học sinh mà mình đang chủ nhiệm. Hằng ngày, hằng giờ đau
đáu, trăn trở, làm thế nào để có kết quả tốt nhất cho việc hoàn thiện một đứa trẻ,
trở thành một người công dân tốt của gia đình và xã hội? Xuất phát từ những lý
do trên, mà bao nhiêu năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn tìm cho mình
những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình sao
cho đạt được kết quả như mong muốn, sao cho từng “Mầm non của đất nước”
phát triển tươi tốt, đơm hoa kết trái cho đời. Đó cũng là lý do tôi chọn viết Sáng
kiến kinh nghiệm, đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
2


Qua đề tài của mình, tôi muốn đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệm của
mình trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của mình để các đồng nghiệp có
thể tham khảo, chắt lọc và vận dụng được phần nào trong quá trình giảng dạy và
chủ nhiệm lớp của mình đạt kết quả cao.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu mà đề tài này tôi sử dụng đó là học sinh khối lớp 2, 3.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp quan sát ; Phương pháp suy luận, thử nghiệm; Phương pháp
tìm hiểu, điều tra, trò chuyện; Phương pháp nêu gương; Phương pháp phân tích,
tổng hợp, xử lý số liệu; Phương pháp đọc sách tham khảo và tài liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như quý vị và thầy cô đã biết, Là người giáo viên dạy Tiểu học, chúng ta

hầu như chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ trách, trực tiếp giảng dạy
các môn học, đồng thời tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động giáo dục. Học
sinh tiểu học vốn dĩ chưa biết hành động độc lập, giáo viên phải là người tổ chức
các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và
bộc lộ được khả năng của mình.Mở rộng và khơi sâu trí thức, rèn luyện kĩ năng,
giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng thú,
phát triển năng lực của học sinh. Trong mắt các em, giáo viên chủ nhiệm là
“Thần tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất, cô giáo nói gì các
em cũng nghe. Chính vì thế mà thầy cô cần phải chú trọng từng lời nói, hành
động, việc làm chuẩn mực nhất trước học sinh, phải là tấm gương sáng để các
em noi theo. Thầy cô góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn
diện cho các em, giúp các em trở thành những đứa con ngoan, những ông dân có
ích cho xã hội sau này vàgiúp cho các em có được hành trang vững chắc bước
vào đời bằng những bước chân tự tin nhất.
2.2.Thực trạng :
Quảng Đông là một xã nằm ở ngoại ô Thành phố Thanh Hóa với dân số
đông, diện tích rộng , địa bàn phức tạp. Phần lớn là sinh sống bằng nghề nông
tuy nhiên trong 6 năm trở lại đây thì người dân đang trong độ tuổi lao động họ
tập trung vào làm trong các công ty, nhà máy ở các khu công nghiệp. Thời gian
làm việc từ 10 đến 12 tiếng / ngày vì vậy thời gian giành chăm sóc con cái là rất
hạn chế. Đối với phần đông phụ huynh thì họ chỉ quan niệm mua sắm đầy đủ
trang phục, đồ dùng học tập và đóng góp đầy đủ cho con mình là làm tròn trách
nhiệm vì vậy dẫn đến học sinh thiếu sự quan tâm của bố mẹ và gia đình . Đó
chính là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà
trường nói chung và bản thân giáo viên chủ nhiệm chúng ta nói riêng. Đa số vốn
giao tiếp của các em rất hạn chế, thiếu sự tự tin trong giao tiếp. Lời nói chưa
được to, rõ ràng, hay có kiểu nói rất nhỏ, nói lắp bắp. Thậm chí còn một số em
không dám đề xuất, không dám nói lên những suy nghĩ hay mong muốn của
3



chính bản than mình khiến giáo viên lung túng trong việc xử lí các tình huống
cũng như giải quyết các vấn đề xảy ra trong và ngoài lớp học
2.3. Các Kinh nghiệm đã sử dụng trong quá trình làm công tác chủ
nhiệm.
2.3.1.Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh:
Đúng như Nhà giáo dục học K.Đ.Usinxki nói: “Muốn giáo dục cho con
người mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Vì vậy, muốn làm tốt
công tác chủ nhiệm đòi hỏi người thầy phải hiểu học sinh một cách đầy đủ, cụ
thể và toàn diện nhằm có thể lựa chọn những tác động sư phạm phù hợp, có khả
năng mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tiễn giáo dục đã cho thấy nhiều trường
hợp thất bại đáng tiếc của giáo viên thậm chí gây thương tổn nặng nề cho cả hai
phía do các thầy cô không hiểu biết đầy đủ về học sinh. Hiểu học sinh còn là
điều kiện cần trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp thuận lợi giữa giáo viên chủ
nhiệm và học sinh, là tiền đề cho việc hình thành tình cảm thầy trò thông hiểu,
gắn bó.
Năm học 2017 – 2018 này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A. Công
việc đầu tiên của bản thân sau khi nhận lớp đó là tìm hiểu lý lịch của các em và
ghi chép vào sổ tay những nội dung cơ bản sau:
- Tổng số: 36 em. Nữ 19 ; Nam: 17
- Học sinh lưu ban :1 em ( sinh năm 2007); ( lưu ban 2 năm lớp 2; 2 năm
lớp 1)
* Tìm hiểu sơ lược về thành phần gia đình từng cá nhân học sinh:
Cha mẹ làm ruộng : 10 /36 ( 27,7 %) ; Làm công nhân: 20/ 36 ( 55,4 %)
Cha mẹ làm thuê :4 /36 (11,5 %) ; Cha mẹ là viên chức nhà nước: 2/36 (5,4 %).
* Hoàn cảnh gia đình:
- Số học sinh nghèo : 3 em; Số học sinh cận nghèo : 2 em
- Số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( bố, mẹ mất (2 em)).
*Về tình trạng sức khỏe:
- Sức khỏe bình thường: 29 /36 học sinh.

- Sức khỏe yếu: 7/36 học sinh. ( trong đó: 2 em bị bệnh thận, 3 em bị suy
dinh dưỡng ; 1 em bị đau đầu, 1 em bị ảnh hưởng thần kinh ( Đao nhẹ ).
* Về tình hình học tập, tiếp thu bài và tham gia các hoạt động giáo dục
của năm học trước .
Vào đầu năm, qua tìm hiểu, trao đổi, kiểm tra về tình hình chung của tất cả
các em học sinh trong lớp, tôi nhận thấy: Lớp có một số em chưa tự giác học
tập, trong giờ học còn lơ là, ít chú ý, tiếp thu chậm, tự ti, mặc cảm, trầm tính,
không năng động,…; Một số em còn mang tính là quậy phá, hay chọc bạn, đánh
bạn; ăn trộm đồ của bạn như bút, thước, vở ..vv .Một số em chưa thực sự ngoan,
4


nói năng còn trống không, chưa lễ phép; Rất nhiều em viết chữ còn sai lỗi nhiều,
chưa đẹp; thạm chí có em chỉ mới biết đánh vần, mới nhớ hết bảng chữ cái song
vì em ấy đã lưu ban nhiều năm ...vv . Trang phục bẩn, không gọn gàng sạch đẹp.
Chính nhờ việc tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh gia đình, cũng như những điểm
mạnh, điểm yếu của từng em trong lớp mà bản thân đã cụ thể hóa được những
biện pháp giáo dục đối với từng nhóm, từng cá nhân góp phần không nhỏ trong
việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
2.3.2. Nắm bắt tình hình học tập của học sinh trong lớp :
Kết hợp ngay trong tuần ổn định, tôi kiểm tra phần đọc và viết của học sinh
bằng các bài viết chính tả, đọc văn. Qua đó tôi thấy chữ viết của các em phần
lớn rất xấu, sai chính tả, nhiều em đọc bài rất chậm. Cụ thể như: Tấn, Khánh
Hưng, Ngọc anh , Đình Dũng . Mới nhớ được chữ cái mà chưa nhớ hết vần đó
là em Hoài Thu ( Sinh năm 2007 ). Sau 1 tuần ổn định, tôi tiếp tục tiến hành
kiểm tra kiến thức về Toán học, dựa vào chương trình mà các em đã học ở lớp 1.
Để nắm rõ tình hình học tập của các em như thế nào? Kết quả như sau:`
TSHS
36


HT Tốt

HT

CHT

TS

%

TS

%

TS

%

8

22.2

20

55, 6

8

22,2


Từ kết quả bản thân tự khảo sát và theo dõi, cập nhật trong tuần đầu ,bản
thân tôi vô cùng lo lắng bởi thực tế vấn đề rất nan giải đặt biệt một số em chưa
đọc thông, viết thạo, chưa thuộc hết vần. Riêng môn Toán, các em tính toán quá
chậm phải bấm ngón tay hay sử dụng que tính, chưa biết cách trình bày các dạng
bài tập sao cho khoa học trong vở... vv.
Để chấn chỉnh lại nề nếp lớp ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã làm và
phát cho mỗi em một bản quy định của lớp về mọi mặt học tập, rèn luyện, trang
phục, thời gian… vv để phụ huynh cùng học sinh đọc và ký cam kết thức hiện.
Song song với việc làm đó tôi đi sâu vào tìm hiểu về đặc điểm, tính cách, sức
học của từng em, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp.Một em nghe
kém ngồi phía trên gần bảng hơn những bạn khác.Những em thấp, nhỏ ngồi
trước, những em cao lớn ngồi phía sau.Tôi sắp xen kẽ giữa những học sinh khá,
giỏi là những học sinh trung bình, yếu. Đặc biệt là những em nghịch được tôi bố
trí ở chỗ tôi dễ quan sát và ngồi cạnh những em hiền ngoan, lễ phép, chăm học
để những em này có cơ hội học ở bạn những điều mình chưa có.
Bản thân tôi luôn xác định rằng, tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dục
không phải là việc làm có thời hạn, chóng vánh trong một, hai ngày, cũng không
phải là công việc chỉ được tiến hành trong giai đoạn đầu mới nhận lớp mà phải
là công việc thường xuyên, liên tục trong suốt năm học sao cho có thể hiểu học
sinh một cách cập nhật, đầy đủ, toàn diện và sâu sắc nhất.

5


2.3.3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Sau khi đã điều tra kỹ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình
một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp. Để đảm bảo có một kế hoạch
hợp lý, khả thi, khoa học, khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tôi căn cứ vào
những vấn đề sau:
- Mục tiêu chương trình hành động chung của ngành và cấp học.

- Mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của trường.
- Đặc điểm của lớp chủ nhiệm (bao gồm các đặc điểm về truyền thống, tập
thể, những mặt khó khăn và thuận lợi cơ bản, hoàn cảnh, điều kiện của số đông
học sinh và gia đình học sinh, …).
- Căn cứ vào chỉ đạo của Ngành và kế hoạch của nhà trường, tôi đề ra kế
hoạch năm cho lớp mình chủ nhiệm. Từ kế hoạch năm, tôi thực hiện phân tích
và đưa ra kế hoạch từng tháng. Ở mỗi tháng, theo thời gian từng tuần, tôi vạch ra
kế hoạch cụ thể từng tuần học. Trong kế hoạch chủ nhiệm của từng tuần, tôi
luôn đưa ra dự kiến thời gian thực hiện từng kế hoạch cụ thể, biện pháp thực
hiện và kết quả thực hiện.
Kế hoạch chủ nhiệm phải khoa học tuy nhiên đối với tôi kế hoạch quan
trọng nhất vẫn phải cần đến sự chi tiết, cụ thể bám vào từng đối tượng, hoàn
cảnh và khả năng của mình và của trò chứ bản thân không chú trọng đến hình
thức. Có như vậy thì hiệu quả công tác chủ nhiệm mới cao.
2.3.4. Tổ chức các hoạt động trên lớp học
2. 3.4.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
Tôi thiết nghĩ, xây dựng đội ngũ cán sự lớp cũng giống như lựa chọn vị
thuyền trưởng hay vị nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng vậy. Nếu
mình chọn lựa được người chỉ huy giỏi , nhiệt tình, gương mẫu và có trách
nhiệm thì sẽ thành công. Lớp học cũng vậy, phải có ban cán sự lớp vững mạnh
thì mọi hoạt động, mọi phong trào chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Qua một tuần tìm
hiểu, ổn định và tham khảo giáo viên chủ nhiệm lớp Một, bước tiếp theo tôi
thực hiện ngay việc bình chọn ban cán sự lớp. Vì đây là lực lượng nòng cốt cùng
giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các
bạn trong năm học. Để được ban cán sự “Đầu tàu gương mẫu”, tôi đưa ra tiêu
chuẩn lựa chọn là: những em học lực phải đạt mức khá, giỏi, có Năng lực- Phẩm
chất đạt Tốt. Bên cạnh đó phải hăng hái tham gia các hoạt động, các phong trào
ở lớp, ở trường với tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao và điều đặc biệt là
những em này luôn được bạn bè tín nhiệm, yêu thương. Để xây dựng đội ngũ
cán bộ lớp giáo viên chủ nhiệm tiến hành những công việc sau:

- Lựa chọn những em tích cực phân công vào các chức danh trong đội ngũ
cán bộ lớp như : lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp.
6


- Hướng dẫn, chỉ rõ nội dung công việc của từng em trong đội ngũ cán sự
lớp và hướng dẫn cụ thể về phương pháp công tác. Trong đó, cần lưu ý hướng
dẫn các kỹ năng công tác cơ bản như: cách ghi chép trong sổ ghi chép công tác,
kỹ năng điều hành một buổi sinh hoạt lớp, kỹ năng trình bày thuyết phục, vận
động, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của cán bộ lớp, giúp các bạn
khắc phục khó khăn, động viên và báo cáo kịp thời cố gắng, tiến bộ của các bạn
trong lớp.
- Không bao che khuyết điểm của bạn. Tuyệt đối tránh tạo ra sự đối lập
giữa cán bộ lớp với các thành viên trong lớp.
Việc tổ chức bình chọn được thực hiện công khai bằng cách cho các em
giơ tay biểu quyết tín nhiệm. Sau khi có trong tay danh sách ban cán sự lớp tôi
tiến hành họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em theo đúng khả năng
của mình.
+ Lớp trưởng( Ánh Dương ). Chịu trách nhiệm bao quát chung các hoạt
động của lớp, điều khiển chung toàn lớp trong giờ sinh hoạt 15 phút, kiểm diện
hàng ngày, báo cáo với các bạn theo dõi cờ đỏ và cô Tổng phụ trách. Ngoài ra
còntổng hợp các hoạt động của lớp báo cáo với cô giáo chủ nhiệm- đặc biệt là
những buổi cô giáo không có tiết ( chiều thứ ba và sang thứ sáu ).
+ Lớp phó học tập: ( Việt Hà ) : Nắm bắt tình hình chung phần chuẩn bị
bài, kiểm tra bài đầu giờ , hay 15 phút của các tổ hàng ngày, báo cáo với cô chủ
nhiệm xe trong tuần những bạn nào chưa hoàn thành bài, chưa thuôc bảng cộng,
trừ , nhân, chia…
+ Lớp phó văn thể mỹ( Khánh Huyền ): Chịu trách nhiệm giờ hát của lớp,

cùng các bạn tham gia các tiết mục văn nghệ, tham gia các phong trào của
lớp, ...
+ Tổ trưởng của ba tổ ( An Đức, Hữu Long, Thảo Quỳnh ), tổ phó ( Bảo
Long , Xuân Nhi, Anh Quân ): Chịu trách nhiệm chung về nề nếp và học tập
trong tổ của mình.
Sau đó hằng ngày, hàng tuần, hàng buổi học ban cán sự lớp sẽ tiến hành
công việc như sau:
- Đầu giờ : kiểm tra những việc như sau: Soạn sách vở theo đúng thời khóa
biểu, mang đầy đủ đồ dùng học tập, đi học đúng giờ,…
- Trong giờ học: theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây
dựng bài, đạt thành tích cao trong học tập thì được tuyên dương trước lớp và
nhận một hoa màu đỏ. Những bạn chưa cố gắng hay có vi phạm thì sẽ bị nhắc
nhở trước lớp và không nhận được hoa hoặc hoa có màu vàng, xanh ( tùy mức
độ các bạn vi phạm.). Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho các em,
định hướng cho các em hoạt động cùng các em tháo gỡ những vướng mắc khi
thực hiện công việc.
7


Sau khi xây dựng được đội ngũ cán sự lớp và giao nhiệm vụ cụ thể đến
từng em, tôi đã theo dõi và nhận thấy chỉ sau 2 tuần đã có kết quả khả quan .
Các em trong ban cán sự đều tích cực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và rất
gương mẫu để các bạn học tập . Đối với tập thể lớp, nề nếp ổn định, không còn
học sinh đi chậm, sinh hoạt 15 phút nghiêm túc và đặc biệt là các em thân thiện,
yêu thương, biết chia sẻ và tự tin hơn rất nhiều so với thời điểm đầu năm học.
2.3.4.2. Xây dựng nề nếp lớp học:
Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng
nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như
rèn cho các em có thói quen tự giác, trật tự nghe giảng trong giờ học, có thói
quen hoàn thành bài của mình, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập của các bạn

trong tổ, các em theo dõi, giúp đỡ lần nhau ... Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng,
nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế ngay
từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách:
- Ngay từ buổi đầu nhận lớp, gặp gỡ học sinh, khi tự giới thiệu về mình tôi
đã đồng thời nói cho các em biết về tính tình và nguyên tắc lên lớp của tôi cho
các em . Ví dụ : Cô rất vui vẻ những cũng rất nghiêm khắc, khi lên lớp giảng bài
nếu các con mà nói chuyện hay làm việc riêng là cô sẽ không giảng được .. vv
- Thảo ra một bản nội quy lớp học . Trước tiên, đưa ra lớp hướng dẫn, giải
thích, cụ thể hóa từng vấn đề cho các em hiểu sau đó phát cho mỗi em một bản
trong đó gồm có Nội quy lớp học và Nội quy của nhà trường.
- Giáo viên hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập
trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài.
- Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh
hoạt ngoài giờ.
Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở trước cửa lớp để
xếp hàng vào lớp. Khi vào lớp , sau khi đọc 5 điều Bác Hồ dạy, đọc Nhiệm vụ
của người học sinh xong, lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng kiểm tra bài cũ ( các
bảng cộng, trừ, nhân, chia hay các bài Học thuộc lòng đã học. )
- Không phó mặc cho cán bộ lớp, giáo viên phải liên tục có mặt trong các
buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ có thể ngồi theo dõi các em sinh hoạt hoặc sử
dụng thời gian đó để giải quyết những thắc mắc, những vấn đề ngoài giờ học để
tránh ảnh hưởng đến thời gian giảng bài của giáo viên.
- Giao quyền tự quản cho Ban cán sự lớp trong những hoạt động mà các em
đã được hướng dẫn để phát huy tính năng động cho học sinh (thể dục giữa giờ,
sinh hoạt đội, nhặt rác ở quanh gốc cây trước lớp mà cô Tổng phụ trách giao cho
lớp).
- Tuyên dương, nhắc nhở kịp thời với những cá nhân tiến bộ và chưa tiến
bộ trong việc thực hiện nề nếp chung của lớp. Ví dụ: Đi học đúng giờ, nghỉ học
phải xin phép. Các em đi học mặc đồng phục, vệ sinh cá nhân, để mũ bảo hiểm
đúng quy định… Từ đó tạo cho các em sự tự giác biết tự lo cho bản thân, tự giác

8


học tập, thi đua để tạo thành tích giữa các thành viên trong lớp và thi đua giữa
các khối lớp trong toàn trường.
Khi kết hợp chặt chẽ những hoạt động trên thì nề nếp lớp học sẽ đi vào
khuôn khổ và điều đó sẽ là một phần quan trọng giúp giáo viên tiến hành các
hoạt động học tập dễ dàng hơn.
Xuất phát từ việc bản thân làm tốt việc xây dựng nề nếp lớp học mà lớp
thực hiện tốt mọi nội quy của lớp cũng như của trường. Ngay buổi chào cờ của
tuần thứ ba của năm học ( chào cờ tuần lẻ), lớp đã nhận được cờ Xuất sắc do cô
Tổng PT trao tặng.
2.3.4.3. Xây dựng nề nếp xếp hàng vào lớp và khi ra về.
Nề nếp này phải được tiến hành thường xuyên theo từng buổi học. Đây là
nề nếp mang tính trật tự, kỉ luật cần được duy trì suốt năm học.
- Tôi quy định khi các em xếphàng : Các em đứng thành 2 hàng ngay phía
trước cửa lớp. ( Xếp theo thứ tự : Bạn thấp đứng trước, bạn cao đứng phía sau.
Sau khi xếp thẳng theo sự điều khiển của lớp trưởng, các em đi theo hàng một
vào lớp
- Lần xếp hàng đầu tiên, tôi quy định các em theo số thứ tự ( theo số từ 1
đến 18 ở mỗi hàng ( theo cách xếp đã nói trên ). Yêu cầu các em ghi nhớ số thứ
tự cho mình trong buổi xếp hàng đầu tiên và yêu cầu học sinh phải nhớ để đứng
cho lần sau.
- Khi xếp hàng ra về các em xếp thành 2 hàng : Một hàng gồm có 17 em ăn
bán trú. Các em sẽ xếp thành hàng và đi thẳng xuống nhà ăn.Hàng còn lại các
em sẽ xếp thành một hàng đi thẳng ra phía cổng trường.
- Mỗi khi xếp hàng vào lớp hay ra về, điều tôi mong muốn là các em nhớ
vị trí của mình mà vào ngay hàng ngũ , không chen lấn, xô đẩy, đùa giỡn gây
mất trật tự, ảnh hưởng đến thi đua của lớp một phần và nếu không may các em
xô ngã nhau là sây sớt chân tay thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân các

em.
Việc làm này chỉ đến tuần thứ hai của năm học thôi là lớp đã làm rất tốt và
được cô tổng phụ trách và cô Hiệu trưởng tuyên dương dưới cờ.
2.3.4.4. Xây dựng nề nếp Đi thưa về chào.
Bản thân tôi vô cùng chú trọng đến vấn đề nề nếp, lễ phép với thầy cô.Vì
vậy tôi thật sự rất ngạc nhiên khi các em có thói quen rất không tốt đó là khi đến
lớp các em ngang nhiên xách cặp bước vào lớp mà không một lời chào cô giáo
khi cô đang ngồi ở bàn giáo viên.( Tôi thường xuyên có mặt trước học sinh từ 30
đến 45 phút ) vì vậy khi các em đến tôi đã ngồi trên bàn giáo viên để đón các
em.
Trước tình hình đó, tôi đã nhắc nhở các em ngay vào buổi sinh hoạt 15 phút
ngày hôm sau. Tôi yêu cầu các em: Đến trường, gặp các thầy cô giáo phải dừng
lại và đứng ngay ngắn chào thầy, cô “ Con chào cô ạ” hoặc : “ Con chào thầy ạ”.
9


Bước chân vào lớp thấy cô giáo ngồi đó phải chào cô trước khi vào chỗ
ngồi. Thế nhưng, chỉ có ½ số học sinh của lớp là thực hiện được trong tuần đầu.
Các em còn lại, tôi đã rất nghiêm khắc rằng : Không chào cô không được bước
chân vào lớp. Có nhiều em quên không chào, tôi yêu cầu các em quay ra cửa lớp
chào cô rồi mới được vào chỗ ngồi.
Sau 2 tuần liên tục nhắc nhở thì hầu như cả 36 em đều đã thực hiện rất tốt
không chỉ chào cô ở lớp mà cả chào thầy cô hay người lớn gặp ngoài lớp học.
Đối với các thầy cô giáo đến thăm lớp thì các em đứng dậy chào.Khi nào người
được chào ra hiệu hoặc cho phép ngồi xuống các em mới được ngồi.
2.3.4.5. Xây dựng nề nếp chuẩn bị sách vở và đồ dùng trước khi đến lớp:
- Ghi thời khóa biểu dán ngay góc học tập ở nhà.
- Sách vở học để ngay ngắn, không vứt lung tung.Ghi nhãn vở đầy đủ, để
riêng hai chồng: Một chồng là sách giáo khoa. Chồng còn lại là các loại vở.
- Cuối mỗi buổi học trước khi về nhà tôi dành vài phút để hướng dẫn các

em đem theo sách, vở gì cho ngày mai và gọi học sinh nhắc lại ( đồng thanh).
Thậm chí tôi còn dùng cả tin nhắn Edu để nhắc nhở phụ huynh hỗ trợ các em.
- Dặn học sinh buổi tối trước khi đi ngủ các em cần chuẩn bị sách, vở và đồ
dùng học tập cho ngày mai. Chuẩn bị xong bỏ ngay vào cặp.Tránh sáng dậy
muộn các em lúng túng nên soạn không đầy đủ .
- Vào đầu buổi học các tổ trưởng kiểm tra lại, nếu em nào thực hiện không
đúng tôi sẽ hướng dẫn lại, sai phạm nhiều lần sẽ báo phụ huynh nhờ sự giúp đỡ.
Với các bước thực hiện như trên cho đến giữa học kì một thì các em đã
có thói quen chuẩn bị sách vở đúng theo quy định, các em cảm thấy thoải mái
không còn lo sợ khi đến lớp mà quên mang sách, vở nên việc học tập diễn ra nhẹ
nhàng hơn, bài giảng của cô mang lại hiệu quả cao hơn.
2.3.4.6. Xây dựng nề nếp học tập
Tổ chức có kế hoạch hoạt động học tập cho học sinh nhằm nâng cao kết
quả học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên chủ
nhiệm. Kết quả hoạt động học tập không những thể hiện ở kết quả nắm tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo mà còn thể hiện ở kết quả phát triển năng lực của trí tuệ, năng
lực tư duy sáng tạo ở học sinh.
- Mỗi ngày tôi đều đến lớp sớm (30 đến 45 phút) dành thời gian để quan
tâm tới các em, tạo cho các em sự gần gũi, tin cậy, hướng dẫn các em truy bài.
Khi tôi gần gũi với các em thì các em không còn e dè, các em đã biết hoạt động
học tập ở trường là vì thích hơn là vì nghĩa vụ.
- Tôi yêu cầu các em viết cụ thể thời gian biểu ở nhà của mình
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh qua việc kiểm tra bài cũ.
- Hướng dẫn cha mẹ học sinh quản lý học sinh học tập ở nhà (có góc học
tập ở nhà và thời gian biểu cho học sinh)
10


Tôi luôn đổi mới phương pháp dạy và học.Vận dụng phương pháp Dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh. Mỗi giờ lên lớp bản thân người thầy chỉ nắm

giữ vai trò chủ đạo còn học sinh chủ động trong việc tìm ra kiến thức của bài
học, môn học. Tôi luôn phải chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ phù hợp với
từng đối tượng học sinh mình phụ trách nhằm tăng cường tính tự học của học
sinh, thường xuyên sử dụng tranh ảnh, đồ dùng học tập mang tính minh họa cao
để tạo hứng thú học tập cho các em.
Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không dựa dẫm vào bạn khi làm bài ở
lớp, khi kiểm tra.Trong các kì kiểm tra học sinh làm bài nghiêm túc, không có
hiện tượng quay cóp, gian lận.
Ví dụ: Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng:
*Đối với học sinh có năng khiếu, học sinh tiếp thu bài tốt ( Học sinh
HHT) :
Trong các tiết dạy, tôi đưa ra từ 1 đến 2 câu hỏi với yêu cầu cao hơn, dạng
các câu hỏi sao mang tính tư duy tổng hợp ( Mức độ 3, 4) Để ra các câu hỏi này,
tôi luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tìm hiểu ở các tài liệu có liên quan
nhằm mục đích hướng dẫn, kích thích học sinh (nhất là học sinh khá giỏi)tự tìm
ra kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh.
*Đối với học sinh tiếp thu chậm ( Học sinh chưa HT ):
Các em chán học do bị thiếu hụt kiến thức cơ bản ở lớp Một. Học sinh cảm
thấy việc học rất nặng nề. Qua tìm hiểu theo dõi trong quá trình giảng dạy tôi
nắm được những kiến thức do học sinh bị hổng. Tôi đưa ra bài tập dễ, sử dụng
câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù hợp với sức học của mỗi em, gọi các em trả lời hoặc
giải bài tập, đồng thời tuyên dương kịp thời cũng như động viên giúp đỡ các em
trong quá trình thực hiện các bài tập. Từ các bài tập dễ tôi nâng dần lên theo sự
tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, thành lập các đôi bạn cùng tiến, xếp cho học
sinh tiếp thu nhanh, học tốt ngồi gần bạn chậm. Qua một thời gian tôi thấy các
em tiếp thu chậm tiến bộ hẳn lên.
Thường xuyên trao đổi với các đồng chí phụ trách chuyên môn nhà trường
và đồng chí Hiệu trưởng để xin ý kiến đóng góp, hỗ trợ. Bên cạnh đó tôi còn
giành thời gian tìm hiểu các phương pháp rền giũa, phụ đạo, bồi dưỡng trên
Internet hay học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung phương pháp phụ

đạo và bồi dưỡng cho bản thân nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng và phụ đạo
mà mình đã đặt ra.Tạo cho học sinh thói quen và sự say mê đọc sách bằng cách
khuyến khích các em đọc sách báo do giáo viên và cả lớp cùng đóng góp thành
một tủ sách dùng chung của cả lớp. Việc này có hiệu quả rất cao trong rèn đọc
cho các em và hỗ trợ thêm cho các em trong quá trình trau dôi ngôn ngữ viết.
Bên cạnh đó còn hạn chế được tình trạng chạy nhảy, chơi đùa ngoài sân trường
lúc nắng nóng hay mưa lạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các em.

11


* Kết quả đạt được cuối học kì I môn Toán, Tiếng Việt như sau:
Môn

TSHS

HHT

HT

CHT

TS

%

TS

%


TS

%

Tiếng Việt

36

15

41, 6

19

55.7

1

2,7

Toán

36

21

58,4

14


38.9

1

2.7

Qua việc áp dụng các kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở học kỳ 1,
nhìn vào bảng khảo sát, chúng ta thấy kết quả vô cùng khả quan. Chất lượng hai
môn Toán và Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt.
2.3.4. 7. Năng lực, Phẩm chất:
Có lẽ trong mỗi thầy cô giáo chúng ta và các em học sinh không ai có thể
quên được lời dạy của Khổng Tử ngày ngày hiện hữu trong các ngôi trường
“ Tiên học lễ, hậu học văn”. Chính vì vậy,Trong quá trình giáo dục, công
việc quan trọng đầu tiên được đặt ra đó là giáo dục cho học sinh những phẩm
chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ thể, phải hình thành ở học sinh
niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ
ứng xử đúng đắn, tính cách tốt đẹp, … Kết quả giáo dục cần đạt được là học
sinh tự giác biến những yêu cầu của xã hội thành hành vi và thói quen tương
ứng. Vì vậy, việc rèn luyện hành vi và đặc biệt rèn thói quen đạo đức cho học
sinh là không thể thiếu trong công tác giáo dục học sinh mà giáo viên chủ nhiệm
chính là người chịu trách nhiệm trước nhà trường.
- Giáo dục học sinh chấp hành nội quy trường, lớp, nghỉ học phải xin phép
(thực hiện trong các giờ sinh hoạt lớp, phối hợp sinh hoạt dưới cờ của Đội, ngay
trong tiết học có liên quan).
- Giáo dục và hỗ trợ các em hình thành thói quen tự giác, tự hoàn thành các
bài tập ở lớp. Tích cực trong việc học tổ , nhóm đặc biệt là khả năng giao tiếp tự
tin, ngôn ngữ nói trong sang.
- Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, có
thái độ lễ phép với thầy cô, người lớn, gần gũi yêu mến bạn bè qua các buổi sinh
hoạt tập thể, nghe kể chuyện (phối hợp với Đội, trong tiết dạy hàng ngày, hoạt

động ngoài giờ lên lớp).
- Tổ chức cho các em các chương trình giao lưu với các lớp bạn như : Kéo
co, nhảy dây, “ Đối đáp thông minh” , “Tự tin thuyết trình”..vv có thể ở quy mô
lớp học song đó cũng đã góp phần không nhỏ giúp các em tự tin hơn trong ứng
xử và giao tiếp hằng ngày.
- Xây dựng một tập thể đoàn kết, yêu thương nhau và sẵn sàng giúp đỡ bạn
bè trong lớp khi gặp khó khăn như tham gia phong trào “ Chia khó vùng cao ”,
“Lá lành đùm lá rách “, “ Giúp đỡ người khuyết tật”; mua tăm tre ủng hộ người
12


mù ( 216 gói tăm). Trong mọi các chương trình phát động, lớp 2A luôn là lớp
dẫn đầu trên mọi phương diện.
- Phát huy năng lực của cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản bằng cách giao
việc cho các tổ trưởng, lớp trưởng tự quản lý một số hoạt động của tổ mình dưới
sự theo dõi của giáo viên.
- Giáo dục học sinh biết thăm hỏi bạn bè trong lớp, trong trường khi gặp
khó khăn hoạn nạn.
- Quan tâm giúp đỡ đến thành phần học sinh trong lớp đặc biệt là đối tượng
học sinh ít được gia đình quan tâm, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên
luôn gần gủi, trò chuyện, chia sẻ,theo dõi, động viên giúp đỡ kịp thời để các em
tự tin, phấn đấu vươn lên.
Kết quả đánh giá về Năng lực, phẩm chất của lớp như sau:
*Các năng lực, phẩm chất:
Năng lực

Tốt
SL

Đạt


TL

SL

TL

Tự phục vụ, tự quản

32 em

88.8 %

4

21.2 %

Hợp tác

30 em

83,3 %

6

16.7 %

Tự học, giải quyết vấn đề.

25 em


69.4 %

11

30.6 %

Phẩm chất

Tốt
SL

Đạt

TL

SL

TL

Chăm học, chăm làm

35 em

97,3%

1

2.7 %


Tự tin, trách nhiệm

30 em

83.3 %

6

16, 7 %

Trung thực, kỉ luật

36 em

100%

Đoàn kết, yêu thương.

36 em

100%

Để có kết quả như trên, bản than chúng ta cần coi trọng việc giúp các em phát
triển một cách toàn diện, không đơn thuần là giáo viên chỉ hướng dẫn, yêu cầu
các em thực hiện mà chính bản thân giáo viên phải thực hiện đúng như tiêu chí
của ngành : “ Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi
theo”.Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phối hợp chặt chẽ với
đồng nghiệp, với các thầy cô giáo dạy bộ môn, với Đội- Sao, … để có kết quả
giáo dục tốt hơn.
2.3.4.8. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, của Đội- Sao và dựa vào đặc
điểm tình hình cụ thể của lớp, giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng kế hoạch lao
13


động cụ thể như: lao động vệ sinh làm sạch đẹp lớp học như : lau chùi cửa sổ,
bản ghế, cây xanh trong lớp , nhặt lá các bồn hoa được giao chăm sóc… Bên
cạnh hoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm còn phải quan tâm tổ chức cho học
sinh vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khỏe nhằm giúp học sinh mở
mang trí tuệ, phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe, sảng khoái tinh thần nhằm
bảo đảm thực hiện yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh đồng thời tạo ra
những điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện và tu dưỡng tốt. Tôi luôn tạo ra
những khoảng không gian thư giãn, giải trí đó là những hoạt động ngoài giờ lên
lớp như: sinh hoạt tập thể, tìm hiểu truyền thống nhà trường, chương trình văn
nghệ, …Ngoài ra những giờ ra chơi tôi còn cho các em nghe nhạc thiếu nhi,
nghe kể những câu chuyện mang tính giáo dục, xem các Video Quà tặng cuộc
sống hay Hoạt hình thiếu nhi…. Thực hiện đúng tiêu chí “ Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”.
Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp”
thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường học.
- Giáo dục học sinh biết lao động tự phục vụ.
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện thể dục thể thao như tập thể dục
mỗi buổi sáng, thể dục giữa giờ ở trường.
- Tham gia các hoạt động y tế để bảo vệ sức khỏe như uống thuốc tẩy giun,
phòng chống sốt xuất huyết, cúm, khám sức khỏe định kỳ, …
- Giáo dục học sinh giữ vệ sinh thân thể, trang phục đến lớp luôn gọn gàng
sạch sẽ (rửa tay trước khi ăn trưa, đánh răng sau khi ăn ở trường, …).
- Động viên các em tham gia những phong trào đoàn thể, phong trào do
trường tổ chức để rèn luyện thêm sự nhanh nhẹn, bạo dạn như: Giao lưu viết chữ
đẹp (Giải nhất cấp trường), thi văn nghệ, tham gia đồng diễn.

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội
xâm nhập vào nhà trường (ký bản cam kết Chiến sĩ an ninh nhỏ; Cam kết không
chơi các trò chơi nguy hiểm, không đốt pháo… trong thời gian nghỉ Tết Mậu
Tuất.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn dạy cho các em bài hát quy định, trò chơi
dân gian như nhảy dây, Ô ăn quan, kéo co, chơi thẻ chuyền.. vv.
- Tổ chức sân chơi cho học sinh ở lớp như: Chiếc nón kì diệu, Ai là triệu
phú, Rung chuông vàng ,… trong các tiết học và hoạt động ngoài giờ lên lớp để
phát huy và chọn lọc những học sinh có năng khiếu để tham gia các hội thi do
nhà trường tổ chức.
Qua việc tổ chức tốt các buổi sinh hoạt ngoại khóa cũng như các tiết dạy
HĐNGLL mà học sinh lớp tôi được rèn kĩ năng phối hợp chặt chẽ với bạn, tự tin
và các em biết mình vì mọi người, biết tất cả vì tập thể lớp không còn học sinh
rụt rè tự ti hay có tính cá nhân.
2.3.4.9. Công tác xã hội hóa giáo dục kết hợp với các lực lượng giáo dục:
14


Đây là công tác mà bản thân tôi cảm thấy vô cùng quan trọng. Nó quan
trọng bởi lẽ, nếu chỉ có một mình tôi ảnh hưởng, giáo dục, chỉ bảo,… các em thì
kết quả giáo dục của tôi không chắc mang lại kết quả cao. Do đó trong suốt
những năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng giáo dục như: tổ chức Đoàn, Đội, với giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu
nhà trường, phụ huynh học sinh, …
- Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội:
Tôi luôn coi tổ chức Đội là lực lượng nòng cốt hỗ trợ trong việc giáo dục
học sinh. Phối hợp với Đoàn, Đội để giáo dục học sinh, khuyến khích các em
tích cực học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. Những buổi tôi không có tiết
lên lớp ( Chiều thứ Ba và sang thứ Sáu), việc hỗ trợ của em phụ trách Sao vô
cùng quan trọng vì mặc dù lớp tôi là lớp duy nhất lien tục được khen dưới cờ về

nề nếp tự quản tuy nhiên khi không có giáo viên chủ nhiệm thì các em vẫn cần
có sự theo dõi của em phụ trách sao ( Vân Anh ) cùng với ban cán sự lớp để hỗ
trợ.
- Phối hợp với các giáo viên bộ môn.
Hàng ngày lên lớp, tôi luôn có sự trao đổi cùng các giáo viên bộ môn
( Tiếng Anh, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục ) và giáo viên của năm học lớp Một để
tạo thành một tập thể sư phạm có tác động đồng bộ tới từng học sinh và tập thể
học sinh. Tôi luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn về tình
hình của lớp, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những em còn
rụt rè trong giờ học cũng như những học sinh chưa ngoan trong giờ học bộ môn.
Ví dụ: Với tiết Âm nhạc, tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên để nắm được
những em học tốt, những em có năng khiếu . Riêng những em những em không
có năng khiếu, thiếu tự tin, học chưa tốt, tìm hiểu nguyên nhân để giúp học sinh
đó tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và hỗ trợ động viên em thêm.
Qua việc làm đó tôi đã giúp những em này mạnh dạn hơn rất nhiều trong
tiết Âm nhạc.Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi thường xuyên cho
những.tiết mục văn nghệ xen kẽ, để tạo cho các em sự tự tin hơn trong môn Âm
nhạc Kết quả là lớp tôi đã có rất nhiều em hát hay, múa đẹp..vv
- Phối hợp với gia đình học sinh.
Gia đình là ngôi trường học đầu tiên của trẻ.Ảnh hưởng giáo dục của gia
đình là rất lớn. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi thiết nghĩ, nếu việc liên lạc với phụ
huynh học sinh chỉ đơn thuần là để thông tin một chiều, về những sai phạm của
học sinh thì sẽ làm giảm sút hiệu quả giáo dục. Cho nên, ngay sau khi khảo sát
chất lượng đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh học sinh. Trước tiên tôi
phải giúp cho phụ huynh học sinh hiểu được mục đích và yêu cầu giáo dục cần
đạt của học sinh lớp Hai là gì? Điểm mạnh, điểm yếu của các em khi vừa bước
vào học chương trình lớp Hai với những phân môn hoàn toàn mới mà lớp Một
các em chưa được làm quen như: phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn. Từ
đó tôi cùng phụ huynh trao đổi, bàn bạc để tìm ra biện pháp, hình thức giáo dục
cho học sinh.

15


Mỗi buổi họp phụ huynh, tôi đều cố gắng báo cáo rõ về ưu điểm và khuyết
điểm của các em một cách cụ thể. Tuy nhiên tuyệt đối không mang tính chỉ trích,
không cụ thể từng em làm cho phụ huynh cảm thấy xấu hổ, tự ti lần sau họ
không dám đi họp nữa mà giáo viên phân tích những lỗi chung nhất, những ưu
khuyết điểm mà đa số các em mắc phải. Còn đối với những em cá biệt, bản thân
tôi thường đến nhà hoặc gọi điện trao đổi hay yêu cầu cuối buổi họp các phụ
huynh đó ở lại để giáo viên trao đổi riêng. Tôi xin trích ra đây một câu nói của
một chị phụ huynh ( Có con học với tôi năm học 2015- 2016). Chị nói: “ Chả
dấu gì cô, sang năm nay cháu học với cô, tôi mới dám đi họp phụ huynh chứ hai
năm trước vợ chồng đùn đẩy không dám đi họp vì mỗi lần đi họp cô giáo nhận
xét con, nghe xấu hổ nên tôi ngồi tôi cứ phải cuối đầu xuống không dám nhìn
ai.”. Vì vậy, giáo viên cần phải thật sự tế nhị và khéo léo khi đánh giá nhận xét
học sinh trong buổi họp phụ huynh.
Làm tốt việc phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với các thầy cô
giáo dạy bộ môn và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường mà bản thân tôi
nhận được rất nhiều sự hỗ trợ tích cực vì vậy lớp tôi luôn hoàn thành Xuất săc
mọi công việc mà nhà trường hay đội sao đề ra.
2. 4. Hiệu quả khi vận dụng Sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp như trên,
tôi nhận thấy học trò lớp tôi chủ nhiệm có những chuyển biến tích cực. Nhiều
năm các lớp do tôi chủ nhiệm đều đạt được danh hiệu :
- Lớp dẫn đầu phong tràoVở sạch- Chữ đẹp( Duy trì 5 năm liên tục).
Cụ thể :PGD kiểm tra, ngày 04/4/2018, xếp: Đạt 31/ 36 em= 86, 1%
loại A.
- Lớp Toàn diện.Liên tục 4 năm liền đạt Lớp toàn diện duy nhất của
trường.
- Sao chăm ngoan, học giỏi: 5 năm liên tục được Đội- sao trao cờ Xuất

sắc, xếp thứ Nhất trong trường.
- Các chương trình giao lưu ( Ngày 20/11 ): Văn nghệ: 4 năm đạt giải nhất,
1 năm đạt giải nhì. Đồng diễn : 5 năm đều đạt giải nhất. ; Có học sinh đạt giải
nhất giọng hát hay tuyến cụm; giải nhì Thành Phố. Kể chuyện: 2 năm có học
sinh đạt giải nhất cấp trường; 1 giải nhì cụm và 1 giải nhì cấp Thành phố.
- Duy trì sĩ số 100 %; Tỉ lệ lên lớp 100 % ( 4 năm trở lại chưa có học sinh
phải ở lại lớp hay rèn luyện trong hè).
- Phụ huynh vô cùng tín nhiệm và tin tưởng vào giáo viên và hỗ trợ giáo
viên hết mực trong quá trình dạy- học cũng như mọi hoạt động giáo dục khác
của lớp
Kết quả đạt được ở cuối học kì II ( Khảo sát 9/4/ 2018 ) như sau:
*Các năng lực, phẩm chất:
16


Năng lực

Tốt
TSHS

SL

Đạt

TL

SL

TL


Tự phục vụ, tự quản

36 em

100 %

Hợp tác

35 em

97.3 %

1

2.7 %

34 em

94.4%

2

5.6 %

36

Tự học, giải quyết vấn đề.
Phẩm chất

Tốt

TSHS

Chăm học, chăm làm

SL

Đạt

TL

SL

36 em

100 %

36 em

100 %

Trung thực, kỉ luật

36 em

100%

Đoàn kết, yêu thương.

36 em


100%

36

Tự tin, trách nhiệm

TL

*Các môn học và hoạt động giáo dục ( Tính hai môn Toán và Tiếng Việt)

Môn

TSHS

HHT

HT

CHT

TS

%

TS

%

Tiếng Việt


36

25

69.4

11

30.6

Toán

36

27

75

9

25

TS

%

Căn cứ vào kết quả cụ thể ở bảng trên, có lẽ chúng ta đều nhận thấy được hiệu
quả từ những Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp đã góp phần to lớn
trong quá trình giảng dạy và giáo dục của bản thân tôi trong năm học 20172018 này.
3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ

3.1 . Kết luận:
Có lẽ tôi đã nêu ra khá nhiều những biện pháp giúp cho người giáo viên
hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm của mình, song tôi thiết nghĩ. Nói gì thì
nói, làm gì thì làm chúng ta cũng cần hiểu, tâm đắc và thực hiện đúng nghĩa của
cụm từ “ Giáo viên chủ nhiệm”. Vậy Giáo viên chủ nhiệm là gì ?Chúng ta là
người làm chủ, là người chịu mọi trách nhiệm trong các hoạt động ở trường của
học sinh.Chúng ta muốn làm tốt, chúng ta phải biết hy sinh. Hy sinh ở đây tôi
không nói đến điều gì lớn lao to tát mà chỉ là chúng ta biết hy sinh chút thời gian
như đi sớm một chút, về muộn một chút, giảm bớt những thời gian đùa vui, hàn
17


huyên tâm sự với đồng nghiệp trong 15 phút đầu giờ ,để thời gian đó tâm sự,
chia sẻ, động viên an ủi những em gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như trong
học tập. Chúng ta tuyệt đối không được có sự phân biệt đối với các em vì gia
cảnh, vì cái nghèo, cái khó hay chỉ vì cái mùi quần áo, mùi trâu bò còn vương lại
trên đầu tóc, quần áo khi các em đi chăn trâu, cắt cỏ về chưa kịp tắm…vv ta hãy
xem các em là con em của mình. Chúng ta răn đe những không hành động nhẫn
tâm, thiếu đạo đức trái với quy định của ngành như một số thầy cô đã xử sự
khiến cả xã hội bức xúc, làm cho uy tín của giáo viên dần mất đi. Ngoài ra, bản
thân giáo viên phải luôn gương mẫu trong mọi công việc hành động. Không
được thỏa mãn hay bằng lòng với thực tại mà phải luôn phấn đấu bồi dưỡng
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm đồng nghiệp trong trường,
trong khối. Phải luôn nắm vững thông tin hai chiều về học sinh của mình để có
biện pháp giáo dục đúng đắn.
3.2. Kiến nghị:
*Đối với phụ huynh học sinh:
- Cần phải giành nhiều thời gian hơn cho con cái không phó mặc hoàn toàn cho
thầy cô.
- Chủ động hơn trong việc phối kết hợp với thầy cô giáo dạy con em mình để

lien tục nắm được thông tin hai chiều.
- Hạn chế đến mức thấp nhất có thể cho con chơi Phone hay các trò chơi khác
trên máy tính làm ảnh hưởng đến trí tuệ cũng như thị lực của các em.
* Đối với nhà trường:
- Cần đẩy nhanh việc hoàn thiện sân chơi cho học sinh. Đảm bảo an toàn,
thoáng mát và vệ sinh để các em có thể vui chơi trước, giữa và sau giờ học.
- Tăng cường tổ chức các sân chơi ngoài trời giúp các em được học hoi bạn bè,
trau dồi kiến thức và được giao lưu giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng
như giao tiếp.
- Cần tổ chức những buổi hội thảo trong quy mô trường những kinh nghiệm
trong công tác chủ nhiệm lớp để các đồng nghiệp có thể trao đổi, học hỏi và rút
kinh nghiệm trong việc làm công tác chủ nhiệm lớp.
- Cần có biện pháp đối với những giáo viên chưa tâm huyết với nghề, chưa tận
tâm, chưa xem trường là nhà, còn hời hợt và thiếu trách nhiệm khi đứng lớp.
* Đối với phòng giáo dục:
- Cần nhân rộng và tổ chức những buổi giao lưu triển khai những Sáng kiến
kinh nghiệm có tính thiết thực để giúp cho giáo viên được tham khảo và có thể
vận dụng vào thực tế khi làm công tác chủ nhiệm lớp của mình.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được sau những năm làm
công tác chủ nhiệm lớp. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các
anh chị đồng nghiệp.Xin chân thành cảm ơn!
18


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.


Nguyễn Thị Lai

19



×