Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

skkn một số kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.94 KB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 - 6 TUỔI

Người thực hiện: Trịnh Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Ngọc
SKKN thuộc lĩnh vực: Chun mơn

THANH HĨA, NĂM 2018


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi.
2.2.2. Khó khăn.


2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục
tài nguyên môi trường biển đảo.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung giáo dục về tài
ngun mơi trường biển đảo theo các chủ đề.
2.3.3. Tích hợp các nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển
đảo trong hoạt động hàng ngày của trẻ.
2.3.4. Sưu tầm, sáng tác các bài thơ, bài vè, bài hát, câu chuyện, trò
chơi có nội dung giáo dục về tài ngun mơi trường biển đảo cho
trẻ.
2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh:
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành
GD&ĐT huyện, tỉnh xếp loại.
Phụ lục

Trang
1
1
2
2
2
2
2
4

4
4
5
5
7
10
12
17
18
19
19
20


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Nước Việt Nam của chúng ta có các vùng biển và thềm lục địa với diện tích
khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài, có hàng
nghìn các đảo lớn, nhỏ và đặc biệt có hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa nằm
trên biển Đơng. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển, đảo có vai trị
và vị trí quan trọng, quyết định sự tăng trưởng kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng
an ninh. Bảo vệ biển đảo và chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi
người dân Việt Nam [1].
"Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt. Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu" [6].
(Trích Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.10, tr.543). Xuất phát từ mong muốn giáo
dục lòng quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc mình“Rừng vàng Biển
bạc” nhằm khẳng định những thuận lợi mà nước ta có được trong cơng cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa. Câu nói chỉ sự giàu có, trù phú của nước ta về tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt khi nói đến đây, Bác ln nhấn mạnh việc bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên quý giá cho thế hệ sau; cần có kế hoạch khai thác, sử dụng

thiên nhiên để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân:“Rừng là
vàng, biển là bạc; nếu phá rừng thì tiêu hủy vàng, phá biển là đốt bạc!” [6]
Trẻ mầm non là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước vì vậy cần được
trang bị những tri thức và kỹ năng để bảo vệ, giữ gìn tài ngun, mơi trường
biển hải đảo. Do đó việc giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi là vô cùng cần thiết.
Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào
chương trình giáo dục của cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen,
nhận biết được vị trí, tài ngun và mơi trường về biển, đảo Việt Nam. Trên cơ sở
đó hình thành cho trẻ ý thức, thói quen, hành vi bảo vệ tài ngun mơi trường biển,
hải đảo [1]. Những việc làm này cần phải bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm
non, bởi "giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài của trẻ, đặt nền móng đầu
tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người" [3].
Biển, hải đảo không chỉ xa về mặt khoảng cách địa lý mà còn xa trong nhận
thức đối với trẻ. Đa số các bậc phụ huynh đều ít có điều kiện cho trẻ tiếp xúc với
mơi trường biển, hải đảo. Ở trường, việc cung cấp cho trẻ kiến thức về môi
trường, tài nguyên biển đảo vẫn cịn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Thực tế
hiện nay ở các trường mầm non, giáo dục tài nguyên môi trường và biển đảo chỉ
được đưa vào một số tiết học và hoạt động ngoại khoá, giáo viên chưa thực sự
khéo léo trong việc lồng ghép thường xuyên chủ để này vào trong các bài giảng.
Trẻ chưa có nhiều cơ hội được làm quen, tìm hiểu về biển, hải đảo. Do đó, ý
thức, thói quen, hành vi bảo vệ mơi trường biển, đảo chưa hình thành.
Việc tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào
chương trình giáo dục trẻ mầm non là rất quan trọng trong bối cảnh tài nguyên môi
trường biển, đảo ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng; vấn đề bảo vệ chủ
quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang tính thời sự cao. Vậy làm thế
3



nào để giáo viên tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo
một cách hiệu quả nhất cho trẻ mầm non 5-6 tuổi?
Nội dung giáo dục này đưa vào chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi
cần phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ, đảm bảo
trẻ "học mà chơi, chơi mà học", không quá nặng nề với trẻ để trẻ tiếp thu kiến
thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp [4]. Để làm được điều này giáo viên
cần có kiến thức về tài ngun mơi trường biển hải đảo Việt Nam. Từ đó xây dựng
nội dung tích hợp phù hợp với trẻ, giúp trẻ hiểu nội dung một cách nhẹ nhàng,
không quá gượng ép. Trên thực tế khi thực hiện các chuyên đề tích hợp giáo viên
mầm non thường mắc vào các hạn chế như: Nội dung tích hợp gượng ép, quá hời
hợt không chú tâm đến nội dung lồng ghép. Hay nội dung tích hợp đưa vào lượng
kiến thức quá nhiều, quá xa lạ với trẻ vượt quá cả nội dung chính.[8]. Đây lại là
một chuyên đề rất khó cả về kiến thức lẫn kỹ năng, đôi khi giáo viên thường bỏ qua
khơng thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo
vào hoạt động hàng ngày của trẻ. Vấn đề đặt ra làm thế nào để trẻ dễ dàng nhận
biết và tiếp thu hiệu quả những bài học về tài nguyên môi trường biển
đảo? Chúng ta cần phải phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp trong việc giáo
dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ để trẻ từ chỗ làm quen, nhận
biết đến hình thành ý thức, hành vi, thói quen bảo vệ tài ngun biển, đảo.
Từ những lý do đó tơi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình trong năm
học này là: "Một số kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và
môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi"
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn để tìm ra các biện pháp tích hợp nội dung
giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
mầm non đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non đạt hiệu quả.
Phạm vi nghiên cứu: 33 trẻ Lớp Hoa Huệ (5-6 tuổi) năm học 2017-2018.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp lý
luận, nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về việc vận dụng các biện pháp.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, đàm thoại, thực
nghiệm (thực hành, trải nghiệm) … điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Quan sát hoạt động của trẻ, xây dựng hệ thống câu hỏi…
* Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu kết quả nghiên cứu. Tôi lập
bảng thống kê số liệu thu được và xử lý số liệu để đưa ra tỉ lệ % đạt và chưa đạt
của trẻ.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới, biển đảo ln là vấn đề
thời sự nóng, thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển
4


đơng rất phức tạp ngun nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt
chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này. Chúng ta đang thực hiện QĐ số
373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề
án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ bền vững Biển và Hải đảo
Việt Nam” [7].
Theo bà Gina McCarthy - Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
nhân chuyến sang thăm Việt Nam đã cho rằng: "Việc giáo dục bảo vệ tài
nguyên, môi trường và biển, đảo cần được thực hiện ngay từ khi các em học
mẫu giáo". Hãy để cho các em tham gia vào các chương trình học ngoại khóa
như: Tham quan mơi trường, triển lãm ảnh về biển đảo, tổ chức cho các em tự
vẽ về các chú hải qn, về biển, đảo, sóng, gió… [9].
Cịn theo PGS.TS. Trần Quang Bảo - Trưởng phòng Đào tạo (Trường đại
học Lâm nghiệp Việt Nam), trong bối cảnh như hiện nay việc giáo dục về tài
nguyên môi trường, biển đảo cần phải được thực hiện có hệ thống từ bậc học

mầm non đến đại học. Việc làm này không chỉ đơn thuần là trang bị cho các em
những kiến thức cơ bản về biển, hải đảo và tài nguyên môi trường mà thơng qua
đó cịn giáo dục các em về ý thức bảo vệ môi trường, thái độ sống, và tinh thần
trách nhiệm với cộng đồng [9].
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề này một cách tồn diện và khoa
học để định hướng thúc đẩy công tác giáo dục môi trường, đặc biệt là giáo dục ý
thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo cho trẻ mầm non một cách hệ
thống, cơ bản và thiết thực, nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết hiện tại cũng
như sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi nếu được trang bị đầy đủ hành
trang, kiến thức, những kỹ năng bảo vệ tài nguyên môi trường, hải đảo thì những
chủ nhân tương lai của đất nước sẽ là một lực lượng hùng hậu trong mọi hoạt
động tuyên truyền bảo vệ tài ngun, mơi trường, biển, đảo. Ngồi ra, thông qua
việc giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, mơi trường biển, đảo sẽ hình thành cho
con trẻ khái niệm ban đầu về biển, hải đảo Việt Nam, từ đó hình thành những
thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo [2].
Chúng ta biết rằng: "Biển là loại hình thủy vực nước mặn của đại dương
thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở ngoài bởi hệ thống
đảo và bán đảo, phía trong bởi bờ địa lục cịn gọi là bờ biển.
Đảo là một vùng đất tự nhiên, có nước bao bọc khi thủy triều lên vùng đất
này vẫn ở trên mặt nước.
Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của đảo, các vùng
nước tiếp liền và thành phần tự nhiên khác.
Nước ta có hai quần đảo lớn nhất Việt Nam đó là đảo Hồng Sa ở Đà Nẵng,
là một nhóm có khoảng 30 đảo, bãi san hô và các mỏm đá ngầm. Quần đảo
Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm 100 đảo lớn nhỏ và bãi ngầm, các nguồn
lợi tự nhiên như: Cá, dầu mỏ, khí đốt và các khống sản khác…
Biển, hải đảo Việt Nam rất giàu tài ngun, khống, giàu mỏ, khí tự nhiên:
Năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Biển, hải đảo có rất nhiều nguồn lợi tự
nhiên từ sinh vật biển như: 11 nghìn loại sinh vật biển, 13 nghìn sinh vật trên
5



đảo, 2 nghìn loại cá, loại yến. Biển, hải đảo là khu du lịch để mọi người vui chơi
giải trí, là nơi giao thông đi lại trên biển giúp con người đi lại giữa các vùng, các
nước và vận chuyển hàng hóa" [1].
Nhưng hiện nay mơi trường biển, đảo nước ta đang phải chịu ảnh hưởng
các áp lực từ sự gia tăng dân số, đơ thị hố nhanh, nơng nghiệp, khai khoáng,
hàng hải, du lịch, năng lượng, thủy sản. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ đất
liền: Rác thải, nước thải nơng nghiệp, nước thải cơng nghiệp, hóa chất, phát
triển khai thác cảng. Ơ nhiễm từ các hoạt động thăm dị khai thác dầu khí, ơ
nhiễm do nhấn chìm các chất nguy hại, nhấn chìm tàu thuyền gây ra, ơ nhiễm từ
khí quyển. Chính vì vậy con người cần ngăn ngừa, hạn chế nguồn ô nhiễm môi
trường biển và bảo vệ môi trường biển, hải đảo như: Bảo vệ hệ sinh thái (Rừng
ngập mặn, san hô, cửa sông, đất ngập mặn…) bảo vệ tài nguyên sinh vật chống
khai thác quá mức. Bảo vệ chất lượng nước biển, môi trường biển chống ô
nhiễm [2], đó được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam.
Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường
biển, đảo vào với nội dung các môn học, các hoạt động thành một nội dung gắn
bó chặt chẽ với nhau với phương châm: Khi tích hợp khơng làm biến tính đặc
trưng của mơn học, hoạt động nào đó thành môn học giáo dục về tài nguyên và
môi trường biển, đảo. Khai thác nội dung giáo dục tài nguyên mơi trường biển,
đảo cần có chọn lọc, có tính tập trung vào nội dung chính, có mục đích nhất
định, khơng tràn lan, tùy tiện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
- BGH thường xuyên chỉ đạo sao sát về chuyên môn và hướng dẫn giáo
viên thực hiện chuyên đề tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển
đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đạt hiệu quả.
- Trường đã đạt CQG mức độ I, lớp học rộng rãi, thoáng mát. Đồ dùng,
trang thiết bị tương đối đầy đủ.

- Bản thân tôi là một tổ trưởng chuyên môn - giáo viên chủ nhiệm lớp ln
nhiệt tình, tâm huyết với nghề; ham học hỏi, trau dồi kiến thức; được đào tạo
chính qui có trình độ chun mơn vững vàng.
- 100% trẻ đúng độ tuổi, đã học qua mẫu giáo nhỡ nên nhiều trẻ cũng đã có
một số hiểu biết, thói quen, hành vi tốt về tài nguyên môi trường biển đảo.
- Nhiều phụ huynh trẻ nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con; hỗ
trợ giáo viên tranh, ảnh, sách báo và một số vật liệu để làm đồ chơi, mô hình…
2.2.2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên biệt phục vụ cho chuyên đề giáo dục
tài nguyên mơi trường biển đảo cịn thiếu.
- Nội dung chun đề giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình
giáo dục riêng lẻ mà chỉ được tích hợp vào các nội dung của chương trình
CSGD trẻ hàng ngày.
6


- Kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo chưa nhiều. Bản thân
chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa thực sự chú trọng về lồng ghép chuyên đề
giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo.
- Trẻ ở tuổi mầm non chưa hiểu nhiều những kiến thức về tài ngun mơi
trường biển đảo nên ý thức, thói quen, hành vi bảo vệ mơi trường biển, đảo; tình
u biển đảo chưa hình thành nhiều trong cá nhân trẻ.
- Lớp có nhiều bé trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp cịn nhiều
khó khăn.
- Một số phụ huynh nhận thức về vấn đề này còn hạn chế nên cơng tác phối
hợp với gia đình chưa thu được hiệu quả mong muốn. Điều kiện kinh tế nhiều
gia đình cịn khó khăn nên trẻ ít được cha mẹ cho đi thăm quan, nghỉ mát tại các
khu du lịch biển, đảo.
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ ở các nội dung của chuyên

đề giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo như sau:
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
KẾT QUẢ
T
NỘI DUNG
ĐẠT
T
(Tổng số trẻ được KS: 33 trẻ)
1
2

Tốt

Tỷ lệ
%

Khá

Biết tên 1 số bãi biển, vùng biển, hải
đảo nổi tiếng của nước ta.

1

3%

4

Biết lợi ích của biển, đảo

1


3%

4

Tỷ lệ
%

12,
1%
12,
1%

TB

5
5

Tỷ lệ
%

15,
2%
15,
2%



Tỷ lệ
%


69,
7%
69,
7%

23
23

3

Biết một số nguyên nhân gây ô
12,
15,
nhiễm, làm ảnh hưởng đến môi
0 0% 4
5
24
1%
2%
trường biển, hải đảo.
4
Biết tham gia bảo vệ tài nguyên và
12,
15,
0 0% 4
5
24
môi trường biển, hải đảo.
1%

2%
5
Biết thể hiện tình cảm của mình đối
12,
15,
2 6% 4
5
22
với biển đảo quê hương đất nước.
1%
2%
Qua bảng khảo sát trên tơi thấy tất cả các nội dung tích hợp giáo dục trẻ về
tài ngun mơi trường biển đảo thì tỷ lệ trẻ đạt còn rất thấp, còn tỷ lệ chưa đạt
lại cao, chính vì thế tơi ln suy nghĩ để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm tích
hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
một cách có hiệu quả nhất giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của tài nguyên môi
trường biển đảo đối với đời sống con người và hình thành nhân cách cho trẻ. Tơi
đã sử dụng các biện pháp sau:
2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.3.1. Tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục tài
ngun mơi trường biển đảo.
Để có những kiến thức về giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ
tơi đã tích cực sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến
7

72,
7%
72,
7%
66,

7%


chuyên đề để nắm bắt và thực hiện một cách đầy đủ, chính xác và phù hợp với
điều kiện địa phương, trường, lớp, giáo viên và trẻ.
Bản thân giáo viên là người trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên phải là người nắm
vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nội dung giáo dục tài nguyên môi
trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi, để truyền thụ kiến thức đến cho trẻ.
* Nguyên tắc xây dựng nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi:
- Đảm bảo tính mục tiêu: Nội dung giáo dục về tài nguyên và mơi trường,
biển hải đảo phải đảm bảo góp phần giáo dục ở trẻ tình u, lịng tự hào và ý
thức bảo vệ, giữ gìn biển, đảo quê hương Việt Nam, hướng đến thực hiện mục
tiêu giáo dục MN, phát triển nhân cách tồn diện, hài hịa ở trẻ.
- Đảm bảo tính khoa học: Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tài nguyên và
môi trường, biển hải đảo được xây dựng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu
và kinh nghiệm của trẻ.Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo được xây dựng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lý
trong các chủ đề, các hoạt động, không gây quá tải trong thực hiện chương trình
GDMN.
- Đảm bảo tính hệ thống: Nội dung giáo dục đảm bảo tính phát triển, mở
rộng dần theo hướng đồng tâm, phát triển: từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức
tạp, gắn với thực tế của địa phương nơi trẻ sống.
Nội dung giáo dục về tài ngun và mơi trường biển, hải đảo được tích hợp
phù hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục phát triển Thể chất; Giáo
dục phát triển Nhận thức; Giáo dục phát triển Ngôn ngữ; Giáo dục phát triển
Thẩm mỹ; Giáo dục phát triển Tình cảm, kỹ năng xã hội [1].
* Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi:

- Nhận biết một số vùng biển, hải đảo Việt Nam:
+ Nhận biết vùng biển Việt Nam thông qua tên gọi, vị trí địa lí và một vài
đặc điểm nổi bật của một số bãi biển nổi tiếng ở Việt Nam (Bãi biển Trà cổ Móng Cái, Quảng Ninh bãi biển rộng, bằng phẳng, cát trắng mịn màng. Bãi biển
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Biển Cửa Lò - Nghệ An. Biển Đồ Sơn - Hải Phòng.
Biển Sầm Sơn - Thanh Hóa. Biển Nha Trang - Khánh Hịa. Biển Vũng Tàu - Bà
Rịa Vũng Tàu… Một số biển, đảo đặc trưng của tỉnh Thanh Hóa (Hải Tiến, Hải
Thanh - Tĩnh Gia, Hòn Mê, Hòn Nẹ, Quảng Lợi...) (PHẦN PHỤ LỤC I)
+ Nhận biết đảo nổi tiếng Việt Nam thông qua tên gọi, một vài đặc điểm
nổi bật, vị trí địa lý của một số đảo lớn của Việt Nam (Quần đảo Hoàng Sa , TP.
Đà Nẵng. Quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Đây là 2 quần đảo thuộc chủ
quyền Việt Nam. Đảo Cát Bà, TP. Hải Phòng. Đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Đảo
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu…).
- Lợi ích của biển, đảo:
+ Cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người (Cá, cua, tôm...)
+ Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con người (Rong, tảo)
8


+ Khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát
+ Phát triển các nghề: Nghề nuôi tôm, cua, cá... Nghề đánh bắt đánh cá.
Chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh. Nghề làm muối từ nước
biển
+ Giao thông vận tải biển: Đường giao thông trên biển giúp mọi người và
tàu thuyền đi lại. Cảng biển nơi bốc dỡ hàng hóa
+ Cung cấp nguồn năng lượng sạch: Gió giúp tàu thuyền chạy trên biển.
Biển có các mỏ dầu…
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến môi trường biển,
hải đảo:
+ Do rác thải: rác thải của mọi người khi đi du lịch xả xuống biển, do rác
thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lý

đổ thẳng ra biển.
+ Do tràn dầu: tàu bè đi lại trên biển làm tràn dầu, hoặc những vụ chìm tàu,
đắm tàu do bão, lốc...
+ Do chặt phá cây: con người chặt phá cây trồng ven biển
+ Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: đánh bắt cá tùy tiện,
khai thác các loài tảo, rong biển quá mức ... làm cạn kiệt tài nguyên biển, một số
loài động thực vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng
- Tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo:
+ Nhận xét và tỏ thái độ hành vi "Đúng", "Sai", "Tốt", "Xấu".

+ Không vứt rác thải xuống biển, đảo trong khi đi du lịch cũng như
trong sinh hoạt hằng ngày. Không bẻ cành, phá cây trồng ven biển. Tham
gia thu gom rác thải.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung giáo dục về tài nguyên
môi trường biển đảo theo các chủ đề.
Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục của các lĩnh vực
được thực hiện qua các chủ đề, tơi đã tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên
môi trường biển, hải đảo vào một số chủ đề phù hợp. Căn cứ vào nội dung từng
chủ đề và các hoạt động trong ngày, tôi đã lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp
để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động dạy trẻ và đã được chun mơn nhà
trường duyệt, góp ý để đưa vào thực hiện.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO
CHO TRẺ LỚP HOA HUỆ (5-6 TUỔI)
NĂM HỌC 2017 - 2018
Chủ đề
Nội dung tích hợp
Hoạt động
Gia
* Nhận biết về người thân trong - Khám phá xã hội: Trị chuyện về
đình

gia đình (Bố, mẹ, cơ, chú, bác… cơng việc người thân trong gia
trong họ) Làm nghề bộ đội hải đình làm nghề bộ đội hải quân.
quân.
- Đọc thơ: Quà của bố
* Biết u thương, q mến, tơn - Hát, vận động "Ba em là bộ đội
trọng người thân trong gia đình.
hải quân", "Quà của ba em". Nghe
9


Nghề
nghiệp

* Tên gọi, công cụ, sản phẩm và ý
nghĩa của một số nghề
– Nghề nuôi hải sản.
– Nghề đánh bắt hải sản.
– Chế biến hải sản thành nước
mắm, tôm, cá đông lạnh.
– Nghề làm muối.
* Một số nguyên nhân gây ô
nhiễm MT biển, hải đảo
- Do con người khai thác cạn kiệt
tài nguyên biển: đánh bắt cá tuỳ
tiện, khai thác các loài rong, tảo
biển quá mức…
- Do rác thải từ hoạt động của các
nghề đánh, bắt cá, nuôi tôm, cá,
chế biến hải sản thành nước mắm,
tôm, cá đông lạnh không được xử

lý đổ thẳng ra biển.
* Quan tâm đến bảo vệ môi
trường
Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi
“đúng”, “sai”, “tốt” “xấu”.

* Một số hiện tượng tự nhiên:
Nước và
Cát, nước biển, sóng biến, bão
hiện
biển.
tượng
* Ý thức, hành vi giữ gìn bãi biển,
tự nhiên
nước biển sạch, trong lành.

Giao
thơng

* Một số phương tiện giao thông
trên biển : tàu, thuyền, ca nô.
* Lợi ích về giao thơng biển.
Đường giao thơng trên biển giúp
mọi người đi lại giữa các vùng,
các nước và vận chuyển hàng
hóa...
* Ý thức của trẻ khi tham gia giao
thơng trên biển.

hát "Thân thương trường sa",

Khám phá khoa học: Trò chuyện
về nghề làm muối; đánh bắt hải
sản ở biển; nuôi cá, tơm; chế biến
hải sản....
Trị chơi: Xếp tranh về quy trình
làm muối.
Đọc thơ – Trị chuyện về chú bộ
đội Hải qn.
Trị chơi chọn hình ảnh đúng sai
(hành động bảo vệ mơi trường
biển).

Trị chuyện nghề đánh bắt và ni
thuỷ sản.

Khám phá khoa học: nước biển,
cát, sóng biển...
Trị chuyện về nước biển và sóng
biển; “Tạo sóng biển bằng tay”;
“Tai ai tinh” (phân biệt âm thanh
tự nhiên: mưa, gió, sóng biển).
Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao
về biển, đảo Việt Nam.
Làm bộ sưu tập (cắt, dán trảnh
ảnh) về biển, đảo.
Vẽ, tô màu, cắt dán tranh ảnh về
giao thơng trên biển, đảo.
Tạo hình thuyền buồm bằng các
nguyên liệu: lá cây, sơ mướp, bẹ
chuối....

Làm bộ sưu tập (cắt, dán) phương
tiện giao thơng trên biển.
Trị chơi: chọn hành vi đúng/sai
khi tham gia giao thông trên sông,
10


biển
* Một số độngvật, thực vật sống ở
biển (các loài, tơm, cua, rong
biển...)
* Ích lợi của động vật, thực vật ở
Thế giới
biển:
động
- Cung cấp thức ăn giàu chất dinh
vật,
dưỡng : cá thu, tôm, cua.
thực vật
- Cung cấp nguyên liệu để làm
thuốc chữa bệnh : rong, tảo.
* Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi
trường biển, đảo.

Quê
hương,
đất
nước

* Nhận biết về biển, hải đảo VN

- Tên gọi, vị trí địa lí và một vài
đặc điểm nổi bật của một số vùng
biển (khu du lịch biển) nổi tiếng ở
Việt Nam.
* Ích lợi của biển, hải đảo.
- Cung cấp thức ăn giàu chất dinh
dưỡng cho con người: cá, tôm,
cua
- Cung cấp nguyên liệu để làm
thuốc chữa bệnh cho con người:
rong, tảo.
- Khu du lịch nổi tiếng để tham
quan, nghỉ ngơi, tắm mát
- Phát triển các nghề.
- Giao thông biển.
- Cung cấp nguồn năng lượng
sạch
- Cung cấp các mỏ dầu.
* Nguyên nhân làm ô nhiễm môi
trường biển,hải đảo.
- Do rác thải của mọi người khi đi
du lịch xả xuống biển, do rác thải
của các khu công nghiệp, rác thải
sinh hoạt của người dân khơng
được xử lí đổ thẳng ra biển.

KPKH: Du lịch dưới lòng đại
dương
Trò chơi ”Ai chọn nhanh nhất
những động vật, thực vật có từ

biển”.
Làm đồ chơi từ vỏ ốc, sị
biển.Ghép hình con vật ở biển bé
thích bằng lá cây. Tạo thảm cỏ,
vườn hoa trên bờ biển.
Làm đồ chơi từ vỏ ốc, sị
biển.Ghép hình con vật ở biển bé
thích bằng lá cây. Tạo thảm cỏ,
vườn hoa trên bờ biển.
Khám phá khoa học: Nhận biết
biển, đảo Việt Nam
Khám phá khoa học: Du lịch biển
Việt Nam;
Khám phá khoa học: Trị chuyện
về mơi trường biển bị ơ nhiễm
Khám phá khoa học: Xem phim
tài liệu (tranh, ảnh, mơ hình) về
biển, đảo Việt Nam.
Hoạt động Âm nhạc : Nghe, hát,
múa, vận động theo nhạc các bài
hát về biển, đảo quê hương.

Tô màu, làm sách tranh du lịch
biển quê em

11


2.3.3. Tích hợp các nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo
trong hoạt động hàng ngày của trẻ.

Nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo không chỉ được lồng
ghép tích hợp dạy trẻ trong các giờ học theo chủ đề. Mà cịn được tích hợp dạy
trẻ trong mọi hoạt động vui chơi, lao động, sinh hoạt của trẻ một ngày. Nhằm ôn
luyện củng cố kiến thức, rèn kỹ năng hành vi, thái độ cho trẻ, để nó trở thành
một thói quen ăn sâu vào trong ý thức, hành vi của trẻ.
Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non
được bắt đầu từ khi đón trẻ đến khi trả trẻ về với gia đình (Thời gian đón, trả trẻ;
Hoạt động học; Chơi, hoạt động ở các góc; Chơi, hoạt động ngồi trời; Chơi và
hoạt động theo ý thích buổi chiều. Các hoạt động lao động, vệ sinh...)
Trong từng thời điểm diễn ra hoạt động, tơi ln có ý thức lồng ghép các
hoạt động có nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo một
cách hợp lý, tự nhiên nhằm giúp trẻ hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng
sống tích cực.
Tơi trị chuyện và hỏi trẻ: Con đã được đi du lịch ở những bãi biển, hịn đảo
nào? Biển, đảo đó ở đâu? Ở biển các con thấy có những gì? Những phương tiện
giao thơng nào thường đi lại trên biển? Con có được tắm biển khơng? Con thấy
sóng biển như thế nào? Mọi người đã làm gì khi ở biển?…

Tiết dạy khám phá về các vùng biển, đảo Việt Nam
(Giáo án: Phần phụ lục II)
Trong khi trị chuyện với trẻ, tơi đưa ra các tình huống giả định: Điều gì sẽ
xảy ra nếu mơi trường biển, đảo bị ô nhiễm ngày càng nặng? Khi ra biển chơi
thấy có nhiều rác ở đó con sẽ làm gì? Nếu thấy một bạn nhỏ đang vứt rác ra
biển, con sẽ nói gì với bạn… Trên cơ sở câu trả lời của trẻ, tơi trị chuyện giải
thích để trẻ hiểu tại sao cần tham gia bảo vệ tài nguyên mơi trường biển, hải đảo.
Vì như vậy biển, hải đảo sẽ sạch, đẹp khơng bị ơ nhiễm, con người có thể đi đến
nhiều các khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát mà không sợ bị bẩn, các
loại động thực vật trên biển sẽ không bị chết mà sinh sôi, phát triển cung cấp
nhiều thức ăn dưỡng chất và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho con người.
Các hoạt động tích hợp GD tài ngun mơi trường biển đảo của nhà trường

Ngoài ra, để giúp trẻ nhận ra những việc làm tốt, những việc làm không tốt,
việc nào nên và khơng nên làm, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, tơi đã
kể những câu chuyện như: Mùa hè thú vị, Những công dân nhỏ tuổi, Chú bộ đội
Trường Sa Cây bàng trịn, San hơ chết, …Mục đích là để thơng qua những câu
chuyện đó, trẻ hiểu thêm các đặc điểm của các con vật, cây cối trên đảo và công
12


việc của những chú bộ đội canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Và khi
kể, tơi giải thích chậm rãi cho trẻ rõ ràng, chính xác; kiên nhẫn lắng nghe trẻ nói,
khơng tỏ ra khó chịu khi trẻ nói khơng đúng hoặc hỏi nhiều. Khơng nhắc lại
những câu, từ trẻ nói sai và gợi ý để trẻ nói lên suy nghĩ của mình trước những
điều trẻ đã nghe hoặc là nhìn thấy.
Đồ dùng "Mơ hình" giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về biển đảo Việt Nam
Ví dụ:
Thời điểm
HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP
- Trị chuyện với trẻ và cho trẻ xem phim tài liệu (tranh, ảnh, mơ
hình) về biển, đảo Việt Nam.
Thời gian đón,
- Cho trẻ xem tranh, ảnh về biển, đảo, hải đảo của Việt Nam.
trả trẻ
- Tổ chức cho trẻ đọc lại các bài thơ về chú Hải quân, về biển.
- HĐ âm nhạc : Nghe, hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về
biển, đảo quê hương.
- Khám phá khoa học :
+ Nghề làm muối; Nghề nuôi tôm, cua, cá; Chế biến hải sản thành
nước mắm và tôm, cá đông lạnh.
+ Du lịch biển Việt Nam.
- Phát triển ngơn ngữ

Hoạt động học + Trị chuyện về môi trường biển, đảo.
+ Xem phim tài liệu (tranh, ảnh, mơ hình) về Đảo Trường Sa.
+ Kể chuyện, đọc thơ, ca dao về biển, đảo, hải đảo Việt Nam,
Trường Sa, Hồng sa.
- Tạo hình :
+ Làm thuyền buồm bằng lá cây (Phương tiện giao thông không
tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển).
+ Vẽ, tô màu, cắt dán tranh, ảnh về giao thông trên biển, đảo.
- Xem tranh, ảnh, mô hình về biển, đảo.
- Trị chơi: chọn hành động đúng về bảo vệ mơi trường biển; "xếp
tranh về quy trình làm muối"; "Tai ai tinh" "phân biệt âm thanh của
biển".
Chơi, hoạt
- Vẽ, tô màu, cắt dán tranh, ảnh về các PTGT trên biển. "Chọn
động ở các góc
động vật, thực vật có ở biển"
- Làm sách tranh (cắt, dán trảnh ảnh) về biển, đảo Việt Nam.
- Làm đồ chơi từ vỏ ốc, sò biển.
- Tạo thảm cỏ, vườn hoa trên bãi biển.
Chơi, hoạt
- Ghép hình con vật biển từ lá cây vỏ sị, ốc. Chơi với cát, nước,
động ngồi
sỏi, gió.
trời
- Chơi với vỏ ốc, vỏ sò biển
- Chơi trò chơi : “Tạo sóng biển bằng tay”.
Hoạt động
- Làm đồ chơi từ vỏ ốc, sò biển.
13



chiều

- Làm sách tranh (cắt, dán trảnh ảnh) về biển, đảo VN
- Hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát về biển, đảo quê hương.

2.3.4. Sưu tầm, sáng tác các bài thơ, bài vè, bài hát, câu chuyện, trò chơi
có nội dung giáo dục về tài ngun mơi trường biển đảo cho trẻ.
Khi trẻ được học tập những kiến thức, kỹ năng thông qua các bài hát, bài
thơ, câu chuyện, trị chơi, hình ảnh thì trẻ rất thích và hứng thú. Thơng qua đó
trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và nhớ rất lâu.
Tôi đã sưu tầm, sáng tác được rất nhiều các bài thơ, bài hát có nội dung
giáo dục về tài nguyên mơi trường biển đảo cho trẻ. Ví dụ: Thơ "Trường Sa
thân yêu"; "Quê em vùng biển"; "Chú hải quân"… (Sưu tầm).
Bài thơ: Cô dạy
Mẹ! mẹ ơi cô dạy
Mỗi khi đi tắm biển
Áo phao phải liền bên
Không ồn ào, luyên thuyên
Xả rác ra bừa bãi
Vỏ bim bim bánh kẹo
Vỏ bánh gói, ni lông
Các bé nhớ nghe không
Phải bỏ vào thùng rác
Để bảo vệ môi trường
Giữ nước biển xanh hơn
Thêm trong lành khơng khí
Cho mực, tơm, cá, ghẹ…
Phát triển và sinh sơi
Cung cấp cho con người

Thức ăn giàu dinh dưỡng
Và để thêm phát triển
Tiềm lực về giao thông
Đường biển lại hàng không
Tàu bè đi tấp nập
Người du lịch, nghỉ mát
Cảm thấy rất vừa lịng
Biển đẹp, nước lại trong
Là có cơng của bé (Tự sáng tác)
Vè về đảo
Ve vẻ vè ve
Bài vè tôi kể
Về biển đảo nhé
Có dịp bạn ghé
14


Thăm đảo Trường Sa
Đảo của chúng ta
Là nhà trên biển
Quê hương yêu mến
Đất nước của ta
Đảo cũng là nhà
Bao hòn đảo mới
Hoàng Sa đảo gọi,
Phú Quốc yêu thương
Biển nước quê hương
Yêu sao yêu thế
Cùng vui chơi nhé
Ve vẻ vè ve. Bài vè tôi kể...


(Tự sáng tác)

Vè biển
Ve vẻ vè ve
Nghe vè tôi kể
Biển quê tôi nhé
Cảnh đẹp nước xanh
Sầm Sơn quê mình
Bạn ơi hãy đến
Đi vào tỉnh tiếp
Đố bạn biển gì?
Bạn hãy đốn đi
Cửa Lị bạn nhỉ
Bây giờ ta kể
Đến các Vịnh nào
Hạ Long thương yêu
Nha Trang biển đẹp
Nước xanh cát trắng
Sóng vỗ rì rào
Đêm ngày biết bao
Người dân đi biển
Tôm, cua, cá, mực
Hải sản tươi ngon
Ăn bổ, khỏe hơn
Lớn nhanh, học giỏi
Thơng minhvượt trội
Nhờ biển q mình
Các bạn mau nhanh
Cùng tôi kể biển. (Tự sáng tác)


15


Tơi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi Ghép tranh - Ghép các miếng ghép thành
bức tranh hồn chỉnh (Hình ảnh như trên) sau đó từ hình ảnh trong bức tranh tôi
đã viết 2 bài thơ giúp trẻ thể hiện tình yêu biển đảo của mình và mong muốn
được làm những chú hải quân canh giữ vùng biển của tổ quốc.
Niềm vui của bé 1
"Tay cầm những đóa hoa tươi
Cơ cùng các bé nói cười ríu ran
Hơm nay cơ cháu chúng con
Đến thăm các chú nơi hòn đảo xa
Điệp trùng biển nước bao la
Con tàu lướt sóng xa bờ biển xanh
Cháu yêu biển đảo quê mình
Sao vàng, cờ đỏ ghi danh nước nhà
Trời xanh, mây trắng chan hòa
Các chú coi đảo là nhà giữ canh
Trên mình khốc áo Hải qn
Cháu mong nhanh lớn góp phần giữ yên
Vùng trời, vùng biển thiêng liêng
Việt Nam ta đó sánh liền năm châu"
Niềm vui của bé 2
"Lịng con vui sướng bâng khng
Hơm nay con được ra thăm đảo rồi
Trên tay những đóa hoa tươi
Cơ cùng các bé nói cười hân hoan
Tập làm chú lính tí hon
Canh trời giữ đảo yêu thương biển bờ

Ra về lòng bỗng ngẩn ngơ
Nhớ sao đảo nhỏ cắm cờ Việt Nam
Tung bay cờ đỏ sao vàng
Hải quân ta đó vững vàng giữ canh
Giữ trời - Biển - Đảo trong xanh
Cho thuyền đánh cá quê mình ra khơi
Cháu yêu chú Hải quân ơi
Chú luôn giữ vững đất trời đảo xa
Trường Sa cùng với Hồng Sa
Có các chú - Sẽ mãi là bình yên"./. (Tự sáng tác)
Câu chuyện: Mùa hè thú vị
Ba Tý đóng quân ở đảo Trường Sa, đã gần một năm chưa lần nào được về
thăm nhà, Tý nhớ Ba lắm, Tý Nói “Ước gì dịp hè này mình sẽ được gặp Ba” vừa
nói xong ở trong nhà có tiếng điện thoại kêu “Reng reng…” Tý chạy ngay vào
nhà nghe điện thoại. Bỗng một tiếng hét to của Tý vang lên A! Ba mình được về
nghỉ phép rồi. Tý chạy một mạch ra vườn khoe với mẹ, hai mẹ con ríu rít vui
16


mừng. Đêm hơm đó Tý thấp thỏm khơng sao ngủ được, mong sao đến sáng để
được gặp Ba.
Sáng sớm tinh mơ khi Tý vừa tỉnh gấc, vừa nghe tiếng kêu ket két ngồi
cổng Tý chạy ra ngó nhìn xem sao. Thống nhìn thấy Ba Tý cất tiếng chào thật
to “Con chào Ba ạ!” Tý mở cổng rồi ôm chầm lấy Ba và nói với Ba rằng:
“Ba ơi ở nơi đảo xa, Ba có nhớ nhà khơng? Ba này, ở lớp con các bạn được Ba,
Mẹ cho đi tắm biển thích lắm, Ba có đi tắm biển khơng? Ba cho con đi với nhé”
Ba tươi cười nói: “Thế ở nhà với mẹ con có ngoan khơng? Có học giỏi khơng?”
Minh đáp: Có ạ!. Thế thì ba vui lắm! Ba sẽ cho cả nhà đi tắm biển Sầm Sơn.
Hai Ba con ríu rít ngồi bên nhau kể chuyện. Sáng sớm hơm sau, chuyến đi du
lịch Sầm Sơn của gia đình Tý bắt đầu khởi hành. Tý được Ba, mẹ ôm ấp vỗ về,

Tý vui sướng vô cùng. Xuống đến bãi biển cả nhà Tý cùng chụp ảnh lưu niệm
và đi tắm biển, Tý được Ba, Mẹ cho ngồi trên chiếc phao cá heo, Ba giữ phao
cho Tý chơi, những con sóng nhỏ dập dềnh đu đưa chiếc phao, rồi những con
sóng lớn ào ạt nối đuôi nhau kéo đến tung bọt trắng xóa trùm qua đầu làm cho
Tý rất vui sướng cười tít mắt. Lúc nghỉ ngơi dạo trên bờ biển, Tý nhìn thấy rất
nhiều người ăn quà bánh vứt ngay vỏ bánh, túi nilon xuống bãi biển. Tý nói với
ba rằng: “Ba ơi tất cả mọi người phải giữ cho biển luôn sạch đẹp, không vứt rác
bừa bãi, phải vứt rác đúng nơi qui định, cô giáo con dạy thế Ba ạ! Ba mỉm cười
xoa đầu Mình và nói “Con của Ba giỏi lắm”.
TRỊ CHƠI : DU LỊCH BIỂN
1. Mục đích: Giúp trẻ nhận biết được tên, vị trí địa lí của một số bãi biển, đảo
nổi tiếng của nước ta.
2. Chuẩn bị
- Hai bản đồ Việt Nam trên đó có gắn tên một số tỉnh/thành phố
(Ví dụ : Yên Bái, Hà Nội, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Cà Mau…).
Lưu ý: tên tỉnh/thành phố không cố định, sau một vài lần chơi trẻ đã quen, cơ
giáo có thể thay tên tỉnh/thành phố khác.
- Một số mảnh giấy màu xanh (tượng trưng cho biển), màu nâu (tượng trưng cho
đảo, quần đảo), hồ dán.
- 10 chiếc vịng thể dục.
3. Tiến hành
Bước 1 : Cơ giúp trẻ nhận biết tên tỉnh/thành phố được gắn trên bản đồ
+ Cơ giáo có thể giới thiệu cho trẻ tên tỉnh/thành phố và vị trí trên bản đồ.
+ Cơ cho trẻ tự nhận biết tên tỉnh/thành phố gắn trên bản đồ.
Bước 2 : Các trẻ cùng chơi
+ Chia trẻ thành hai đội. Mỗi đội đứng trước những chiếc vòng đã được xếp nối
tiếp nhau trước bản đồ.
+ Cô bật bản nhạc, trẻ bắt đầu chơi.
+ Từng trẻ ở hai đội lần lượt bật nhảy liên tiếp qua năm chiếc vòng, lên chọn
những mảnh giấy màu xanh dán vào vị trí tỉnh có biển, mảnh giấy màu nâu dán

vào vị trí tỉnh có đảo / quần đảo. Mỗi trẻ chỉ được dán một mảnh giấy. Dán
xong, trẻ về vị trí để các bạn khác trong đội tiếp tục lên chơi.
17


+ Hết bản nhạc cả hai đội chơi dừng lại.
Bước 3 : Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả
+ Cơ chỉ vào tỉnh/thành phố, trẻ nói được tên biển hoặc tên đảo/quần đảo của
tỉnh đó. Ví dụ : Cơ chỉ vào thành phố Đà Nẵng, trẻ đọc Đà Nẵng có bãi biển Đà
Nẵng, quần đảo Hồng Sa.
+ Đội nào dán đúng và nhiều sẽ thắng.
2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh:
Việc giáo dục tài nguyên biển, đảo cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng
không chỉ được giáo dục cho trẻ ở trường mầm non mà phải giáo dục cho trẻ ở
mọi nơi, mọi lúc, ở trường cũng như ở nhà.
Trên thực tế nhìn chung phụ huynh biết rất ít về kiến thức giáo dục tài
ngun mơi trường biển, hải đảo cho trẻ. Có một số phụ huynh còn cho rằng trẻ
còn nhỏ chưa cần phải giáo dục trẻ, nội dung giáo dục tài nguyên môi trường
biển, hải đảo cịn xa vời với trẻ và khơng phù hợp. Vì vậy để phụ huynh hiểu
được tầm quan trọng của việc giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho
trẻ và phối hợp có hiệu quả giáo viên cần phải thực hiện tốt cơng tác tun
truyền dưới nhiều hình thức.
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên
truyền về nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ trong
năm học như:
- Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên
truyền hoạt động tích hợp giáo dục trẻ nội dung tài ngun mơi trường biển, hải
đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
- Vận động phụ huynh đóng góp tự nguyện ngoài các khoản quy định, để
mua sắm trang thiết bị hiện đại để tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông

tin trong công tác giáo dục trẻ.
- Xây dựng các góc tuyên truyền: Dán các bài thơ, bài hát,… có nội dung
giáo dục mơi trường biển hải đảo theo chủ đề, để để phụ huynh được biết và
phối kết hợp cùng cô giáo dạy trẻ. Dán các bài viết tuyên truyền về bảo vệ môi
trường biển, hải đảo Việt Nam. Thơng điệp "Hãy tạo ra ít rác thải, hạn chế sử
dụng túi nilông, nên mang theo túi vải khi mua hàng"; "Hãy nói với bạn bè và
gia đình biết về mối nguy hiểm của rác thải đối với các động vật biển. Khuyến
khích họ vứt rác thải vào đúng nơi quy định"; "Cùng chung tay bảo vệ môi
trường biển, hải đảo Việt Nam"; "Không vứt rác ra đường phố và cống rãnh vì
chúng có thể trơi ra biển hoặc bãi biển"… Ở lứa tuổi mầm non, trẻ học bằng
phương pháp soi gương nên người lớn phải luôn luôn là tấm gương sáng cho trẻ
noi theo.
Bên cạnh đó, tơi cịn cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh có
nội dung giáo dục về tài nguyên biển đảo phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Qua trao đổi, trò chuyện với phụ huynh, tôi giao nhiệm vụ về nhà theo dõi
nhắc nhở trẻ trong việc giáo dục tài nguyên biển đảo để hình thành thói quen,
giúp trẻ duy trì những kỹ năng mà cô đã dạy ở lớp.
18


Tuyên truyền, vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường, việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong cuộc sống hàng
ngày; nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia thực hiện qua khẩu hiệu “Hãy phủ
xanh ngôi nhà của chúng ta” bằng biện pháp trao đổi trực tiếp, trao đổi qua bảng
tuyên truyền của lớp,...
Tôi cùng giáo viên phát động phong trào thu gom phế liệu để làm đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ. Phụ huynh học sinh cũng rất ủng hộ, cô và trẻ cùng làm được
nhiều đồ dùng, đồ chơi bổ sung vào các góc.
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.

* Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục.
Qua một thời gian áp dụng các biện pháp tích hợp các nội dung giáo dục
tài nguyên môi trường biển đảo trẻ lớp tơi đã có được những kiến thức, kỹ năng,
ý thức, hành vi, thói quen tốt về tài nguyên biển đảo Việt Nam. Cụ thể:
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT CUỐI NĂM
KẾT QUẢ
T
NỘI DUNG
ĐẠT
T
(Tổng số trẻ được KS: 33 trẻ)
Tốt

1
2

Biết tên 1 số bãi biển, vùng biển, hải
đảo nổi tiếng của nước ta.

10

Biết lợi ích của biển, đảo

10

Tỷ lệ
%

30,
3%

30,
3%

Khá

10
10

Tỷ lệ
%

30,
3%
30,
3%

TB

13
13

Tỷ lệ
%

39,
4%
39,
4%




Tỷ lệ
%

0

0%

0

0%

3

Biết một số nguyên nhân gây ô
30,
30,
39,
nhiễm, làm ảnh hưởng đến môi
10
10
13
0
3%
3%
4%
trường biển, hải đảo.
4
Biết tham gia bảo vệ tài nguyên và
24,

30,
39,
8
10
13
2
môi trường biển, hải đảo.
2%
3%
4%
5
Biết thể hiện tình cảm của mình đối
24,
30,
39,
8
10
13
2
với biển đảo quê hương đất nước.
2%
3%
4%
100% trẻ đã biết kể tên một số bãi biển, vịnh, đảo... nơi tham quan, du lịch
tắm biển nổi tiếng của Việt Nam, biết lợi ích mà tài nguyên biển, đảo mang lại,
biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm ảnh hưởng đến tài nguyên biển, đảo.
Trẻ thích đến trường và hứng thú tham gia tất cả hoạt động trong cũng như
ngoài tiết học.
Trẻ được tiếp nhận kiến thức về tài ngun mơi trường biển, đảo và bước
đầu có ý thức bảo vệ và yêu quí tài nguyên biển, đảo của tổ quốc.

* Hiệu quả của SKKN đối với bản thân: Bản thân đã có những kiến thức
cơ bản về các nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ, nắm
vững các nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp để thực hiện đạt hiệu quả.
Tơi đã lập được kế hoạch cụ thể, chi tiết làm phong phú thêm phương tiện
truyền tải kiến thức đến với trẻ lớp mình phụ trách. Sưu tầm được nhiều tài liệu
19

0%
6,1
%
6,1
%


có liên quan đến chuyên đề, nhiều bài thơ, bài hát, câu chuyện, trị chơi... có tính
giáo dục cao cho trẻ.
Bản thân tạo được môi trường để giáo dục trẻ theo chủ đề phong phú và
hấp dẫn trẻ hơn. Lớp tôi đã đạt giải nhất hội thi "Làm đồ dùng đồ chơi và xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" cấp trường, được các bạn bè
đồng nghiệp trong trường và các trường lân cận đến tham quan và học tập kinh
nghiệm.
Bản thân tôi đã lựa chọn, áp dụng các biện pháp tích hợp giáo dục tài
ngun mơi trường biển đảo cho trẻ một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao. Tôi đã
xây dựng được nhiều giáo án, bài giảng điện tử ở các chủ đề có lồng ghép nội
dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo có chất lượng tốt được
chun mơn nhà trường đánh giá cao.
* Hiệu quả của SKKN đối với đồng nghiệp.
Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản đồng nghiệp có thể dễ dàng thực
hiện. Sau khi tơi áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy thì hiệu quả trên trẻ
rất cao. Vì vậy tơi ln ln được chị em đồng nghiệp tin tưởng và tín nhiệm.

Qua đề tài này của tơi đồng nghiệp có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn phương
pháp để tích hợp các nội dung giáo dục biển đảo phù hợp trong các chủ đề, phù
hợp với nhận thức của trẻ, phù hợp điều kiện thực tế tại lớp mình.
Những nội dung tích hợp, các tài liệu, giáo án do tôi sưu tầm và đã làm
phục vụ chuyên đề này là nguồn tư liệu được bạn bè, đồng nghiệp đánh giá cao.
* Hiệu quả của SKKN đối với nhà trường.
Tôi đã luôn được BGH nhà trường tin tưởng, giao nhiệm vụ chuyên môn,
thường xuyên xây dựng các giờ dạy mẫu cho chị em học tập.
Khi tổ chức tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo
phụ huynh cũng được kết hợp cùng giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu, đồ
dùng đồ chơi để trẻ thực hiện, từ đó phụ huynh có kiến thức về những nội dung
trẻ cần có ở trường, kết hợp với giáo viên bổ sung, làm phong phú kiến thức cho
trẻ. Từ đó gắn kết giữa nhà trường và phụ huynh, giữa phụ huynh và giáo viên.
Và cao hơn nữa đó là sự gắn kết giữa nhà trường và địa phương.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Từ những việc làm cụ thể và những kết quả đã đạt được tơi thấy rằng để
thực hiện có tốt chun đề tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và mơi
trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi địi hỏi giáo viên không những phải nắm
chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường mà cần phải biết vận dụng các
phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo và thực hiện nghiêm túc. Tổ
chức các hoạt động tích hợp giáo dục cho trẻ một cách thường xuyên, tạo cơ hội
để trẻ được tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường. Bên cạnh đó giáo viên
phải ln gương mẫu cho trẻ làm theo, ln có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở
trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ mơi trường
đặc biệt là bảo vệ môi trường biển và hải đảo, điều này vô cùng quan trọng trong
20


đời sống của trẻ sau này, đó là nền móng cho sự hiểu biết về đất nước, bảo vệ và

phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
Trước khi tiến hành giáo viên cần xác định đúng nội dung, yêu cầu đặt ra
đối với việc giáo dục tài nguyên, môi trường, biển hải đảo cho trẻ. Việc lựa chọn
nội dung để giáo dục cho trẻ cần xuất phát từ thực tế của trẻ, phù hợp với khả
năng nhận thức của trẻ, hướng tới việc hình thành ý thức và kỹ năng cho trẻ.
Theo đó, cần đảm bảo những nguyên tắc như: Tính mục tiêu, tính khoa học và
tính phát triển. Nội dung phải góp phần giáo dục ở trẻ tình u q hương, đất
nước, lịng tự hào và ý thức bảo vệ, giữ gìn biển đảo quê hương Việt Nam. Nên
xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng, hợp lý trong các chủ đề, các
hoạt động, không gây quá tải, nặng nề trong thực hiện chương trình giáo dục
mầm non. Ngoài ra, nội dung giáo dục nên mở rộng theo hướng đồng tâm, phát
triển từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tiễn nơi trẻ sống. Đặc
biệt, đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là lứa tuổi tiền học đường, việc lĩnh hội nội
dung giáo dục này rất có ý nghĩa cho trẻ, vì những gì hình thành ở giai đoạn này
mang tính bền vững hơn.
Trong q trình thực hiện cần có sự kiên trì bền bỉ, địi hỏi giáo viên lựa
chọn các hoạt động để lồng ghép, những lời giải thích, chỉ dẫn, những câu hỏi
gợi ý, kích thích trẻ, thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ.
Giáo dục trẻ thực hiện những việc tốt và hình thành những thói quen tuy
nhỏ, nhưng từ những việc nhỏ hằng ngày sẽ làm nền tảng hình thành nhân cách
cho trẻ sau này.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với PGD:
Mở lớp chuyên đề về tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường
biển đảo cho giáo viên mầm non.
Tổ chức các tiết dạy đối chứng chuyên đề giáo dục tài nguyên môi trường
biển đảo để giáo viên được học hỏi, rút kinh nghiệm.
* Đối với nhà trường:
Nhà trường cần xây dựng kho tài liệu về giáo dục tài nguyên và môi trường biển,
hải đảo cho tất cả các giáo viên trong trường được tham khảo, trao đổi kinh nghiệm.

Trên đây là một số biện pháp của bản thân tơi đã áp dụng trong q trình
thực hiện chuyên đề tích hợp nội dung giáo dục về tài ngun và mơi trường
biển, đảo có hiệu quả trong năm học vừa qua. Rất mong được sự quan tâm đóng
gớp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm
2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
21


Lê Thị Nhâm
Trịnh Thị Lan

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi - NXB Giáo
dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo.
[2]. Chương trình giáo dục mầm non – NXB Giáo dục Việt Nam - Bộ
Giáo dục và đào tạo – 2017.
[3] Nguyễn Thị Hịa (2011), Giáo trình GD học mầm non, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội
[4]. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (Từ lọt lòng đến 6 tuổi) – Sở

Giáo dục và đào tạo Hà Nội. Tác giả: Nguyễn Bích Thủy – Nguyễn Thị Anh
Thư.
[5]. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu
giáo lớn (5-6 tuổi). - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – 2017.
[6]. Tài liệu của Hồ Chủ Tịch
[7]. QĐ số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tưởng Chính phủ về
việc phê duyệt “Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ bền
vững Biển và Hải đảo Việt Nam”
[8]. Tạp chí Giáo dục mầm non số 3/2014.
[9]. Nguồn tài liệu khai thác từ internet.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Lan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Tổ trưởng chuyên môn - Trường mầm
non Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Kết quả
Năm học
Cấp
đánh
giá
xếp
loại
T
đánh giá xếp
Tên đề tài SKKN
đánh giá

(Ngành GD cấp
T
loại
huyện/tỉnh; Tỉnh…)
xếp loại
(A, B, hoặc C)

1.

2.

3.

4.

5.

6

7
.

“Một số kinh nghiệm nâng - PGD&ĐT Quảng
Xương, Thanh Hóa
cao chất lượng làm quen
với Tốn 5-6 tuổi”
- SGD&ĐT Thanh Hóa

B


“Một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo
dục âm nhạc cho trẻ 5-6
tuổi”
“Một số biện pháp nâng
cao hiệu quả làm đồ dùng
đồ chơi từ nguyên vật
liệu”
“Một số biện pháp giáo
dục bảo vệ môi trường
cho trẻ 4-5 tuổi ở trường
mầm non”

- PGD&ĐT Quảng
Xương, Thanh Hóa

B

- SGD&ĐT Thanh Hóa

B

- PGD&ĐT Quảng
Xương, Thanh Hóa

C

2008-2009
C


2011-2012

- PGD&ĐT Quảng
Xương, Thanh Hóa

B

- SGD&ĐT Thanh Hóa

C

“Một số biện pháp nâng
- PGD&ĐT Quảng
cao chất lượng cho trẻ 5-6 Xương, Thanh Hóa
tuổi làm quen với chữ
- SGD&ĐT Thanh Hóa
cái”

B

“Một số kinh nghiệm nâng
cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động cho
trẻ 5-6 tuổi ở trường MN”
"Một số biện pháp nâng
cao chất lượng giáo dục
SDNLTK, HQ cho trẻ MG
5-6 tuổi ở trường MN"

2012-2013


2013-2014

2014-2015
C

- PGD&ĐT Quảng
Xương, Thanh Hóa

B

2015-2016

- PGD&ĐT Quảng
Xương, Thanh Hóa

B

2016-2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG


PHỤ LỤC I


×