Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Dân sự thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.03 KB, 6 trang )

* Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế
1.

Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế.

Theo Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận án - Tập 2 - Tái bản lần thứ 2
Đỗ Văn Đại thì: “Hiện nay có hai loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế. Loại thứ nhất là
thời hiệu giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của người để lại
di sản.” và “Loại thời hiệu thứ hai liên quan đến yêu cầu thừa kế của người khác.”
Theo Điều 645 BLDS 2005 và 623 BLDS 2015, thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế
có hai loại. Cụ thể là:
• Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của
mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác;
• Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
chết để lại.
^
2.
Yêu cầu của ông Trạch có trong thời hiệu không trong trường hợp nhà ở do cụ
Tành và cụ Chắc tạo lập? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Để xác định yêu cầu của ông Trạch có có trong thời hiệu trong trường hợp nhà ở do
cụ Tành và cụ Chắc tạo lập không. Ta cần phải xác định thời điểm mở thừa kế. Theo Luật
thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận án - Tập 2 - Tái bản lần thứ 2 Đỗ Văn Đạị, tr.571
thì đối với các trường hợp mà “các bên tham gia tranh chấp về một tài sản do nhiều
người chết để lại (nhưng chết ở các thời điểm khác nhau)” thì ta phải xác định thời thời
điểm mở thừa kế đối với di sản của từng người phụ thuộc vào thời điểm chết của họ. Tác
giả cũng khẳng định: “Tòa án không thể sử dụng ngày chết của người này để xác định
thời điểm mở thừa kế cho người khác.”
Xét vào tình huống trên ta thấy, cụ Tành chết năm 2/1986 và cụ Chắc chết năm
12/2006. Như vậy, thời điểm mở thừa kế đối với phần di sản mà cụ Tành để lại là tháng
2/1986, nhưng do Pháp lệnh thừa kế có hiệu lực từ 10/9/1990, nên thời hiệu thừa kế đối
với di sản của cụ Tành được tính từ ngày 10/9/1990. Tính từ thời điểm đó đến khi ông


Trạch yêu cầu chia thừa kế di sản của hai cụ thì đã quá 10 năm. Áp dụng Điều 645 BLDS


2005 thì yêu cầu của ông Trạch đối với phần di sản của cụ Tành đã hết thời hiệu, không
giải quyết.
Còn với phần di sản của cụ Chắc, vì cụ mất vào tháng 12/2006, thời hiệu thừa kế bắt
đầu cũng chính là thời điểm mở thừa kế. Tính từ thời điểm đó đến nay chưa đến 10 năm.
Do đó, yêu cầu của ông Trạch đối với phần di sản của cụ Chắc vẫn còn thời hiệu, vẫn
được giải quyết.
^
3.
Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ năm
1990 và nhà ở do cụ Tành và cụ Chắc tạo lập? Vì sao?
Câu trả lời cho câu hỏi trên không có khác khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ năm 1990
và nhà ở do cụ Tành và cụ Chắc tạo lập. Bởi lẽ, căn cứ vào Khoản 2 Điều 39 của Nghị
quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 quy định: “Thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 1996
đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm
1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.” và Điều 41 của Nghị quyết
trên: “Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2006.”
Xét vào tình huống đã cho ta thấy: thời điểm mở thừa kế đối với di sản cụ Tành và
cụ Chắc cũng không có gì thay đổi. Tuy nhiên, bà Sắc sang định cư tại Mỹ từ năm 1990.
Như vậy thời hiệu thừa kế sẽ có sự thay đổi.
Đầu tiên ta xét thời hiệu thừa kế đối với phần di sản của cụ Tành. Do bà Sắc định
cư tại Mỹ từ năm 1990, nên khoảng thời gian bà sống tại Mỹ từ ngày 1 tháng 7 năm 1991
đến ngày 1 tháng 9 năm 2006 sẽ không tính vào thời hiệu thừa kế. Vậy thời hiệu thừa kế
đối với di sản của cụ Tành sẽ giảm đi được 10 năm 2 tháng. Tuy nhiên, khi tính đến thời
điểm ông Trạch yêu cầu chia di sản của hai cụ thì thời hiệu yêu cầu chia di sản vẫn vượt
quá 10 năm theo quy định tại Điều 645 BLDS 2005, nên yêu cầu chia di sản của ông
Trạch đối với phần di sản của cụ Tành đã hết thời hiệu.

Còn đối với phần di sản của cụ Chắc do cụ mất tháng 12/2006 đã nằm ngoài thời
gian quy định tại vào Khoản 2 Điều 39 của Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11,
nên yêu cầu chia di sản của ông Trạch đối với phần di sản của cụ Chắc vẫn còn thời hiệu.


^
4.
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên có khác không khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ
năm 1990 nhưng nhà ở trên đất không là của cụ Tành và cụ Chắc (mà do người
quen được mượn đất cất nhà để ở nhờ)? Vì sao?
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên có không khác khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ năm
1990 nhưng nhà ở trên đất không là của cụ Tành và cụ Chắc (mà do người quen được
mượn đất cất nhà để ở nhờ).
Với câu hỏi này ta cần phải làm rõ hai vấn đề là thời hiệu yêu cầu chia di sản và
thời hiệu yêu cầu đòi lại di sản.
• Đối với thời hiệu yêu cầu đòi lại di sản thì theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP quy
định tại Điểm b mục 2.4: “Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng
các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm
hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền
khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.” Xét vào tình huống đã cho, ta thấy mặc dù
nhà trên đất không thuộc di sản của hai cụ Tành và cụ Chắc. Nhưng phần đất vẫn được
xét là di sản của hai cụ. Áp dụng theo Điểm b mục 2.4 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
thì ông Trạch vẫn còn thời hiệu kiện đòi lại di sản của hai cụ. Trong Luật thừa kế Việt
Nam-Bản án và bình luận án - Tập 2 - Tái bản lần thứ 2 Đỗ Văn Đại tr. 598 có nêu
rõ: “Trong mối quan hệ với người không phài là người thừa kế nhưng đang quản lý di
sản thì các quy định về thời hiệu thừa kế 10 năm nêu trên không được áp dụng. Ở đây,
người thừa kế có thể kiện người đang quản lý ở bất kì thời điểm nào để đòi lại di sản.”
• Còn đối với thời hiệu yêu cầu chia di sản của ông Trạch thì câu trả lời vẫn không thay
đổi. Yêu cầu của ông Trạch đã hết thời hiệu giải quyết.
^

5.
Theo quy định hiện hành, trong trường hợp (điều kiện) nào di sản (hết thời
hiệu khởi kiện để chia thừa kế) được chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa
kế?
Theo Nghị quyết số 02/ 2004/ NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ


thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có
văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các
đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người
chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.”
^
6.
Nếu hết thời hiệu chia di sản thừa kế và không đủ điều kiện chuyển di sản
thành tài sản chung của các đồng thừa kế, di sản thừa kế được xử lý như thế nào?
Đây là một câu hỏi với nhiều luồng ý kiến khác nhau và cũng chính là một trong
những bất cập của pháp luật Việt Nam.
Khoản 3 Điều 155 BLDS 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ
thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.” Với quy
định trên ta có thể hiểu là khi thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản không còn thì quyền
yêu cầu chia di sản cũng chấm dứt. Đồng nghĩa với việc “Tòa án không được chia di sản
yêu cầu của người thừa kế khi thời hiệu yêu cầu chia di sản đã hết.” (trích Luật thừa kế
Việt Nam – Bản án và bình luận án, Tập 2, Tái bản lần thứ 2 – Đỗ Văn Đại). Đồng thời,
Tưởng Duy Lượng trong Vấn đề lý luận và thực tiễn khi xử lý tài sản hết thời hiệu và thời
hiệu thi hành án – Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2010, tr.21 nêu rõ: “Chưa có một văn
bản pháp luật nào quy định tài sản đó thuộc sở hữu của ai, cơ quan nào có thẩm quyền
xử lý, trình tự xử lý như thế nào.” Theo Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án,
Tập 2, Tái bản lần thứ 2 – Đỗ Văn Đại, thì áp dụng các luật hiện hành, Tòa án hiển nhiên

sẽ không giải quyết các yêu cầu đương sự, nhưng ngược lại nếu tòa vẫn quyết định di sản
cho ai quản lý thì “Tòa án đã giải quyết vụ việc” và “đi ngược lại với chế định thời
hiệu.”
Tuy nhiên, trên thực tế xét xử, Tòa án vẫn giải quyết trường hợp nêu trên. Trong
tham luận của Hội nghị tổng kết ngành 2008 có quan điểm cho rằng: với các vụ việc nêu
trên Tòa án buộc phải chia di sản ra thành hai phần. Phần thứ nhất là “di sản đã hết thời
hiệu khởi kiện về thừa kế”, phần hai là “di sản còn thời hiệu về thừa kế”. Như vậy, Tòa
án song song giải quyết hai vấn đề: “chia thừa kế đối với đối với phần tài sản thừa kế
còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế” và “tạm giao phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện
cho người thừa kế đang quản lý di sản hết thời hiệu”. Tưởng Duy Lượng trong Vấn đề lý
luận và thực tiễn khi xử lý tài sản hết thời hiệu và thời hiệu thi hành án, bđd tr.27 cũng


đưa ra hướng giải quyết cho trường hợp này: “di sản thuộc về người thừa ở hàng thừa kế
thứ nhất hoặc người thừa kế thế vị đang thực tế quản lý, chiếm hữu di sản. Nếu không
còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất, kể cả thừa kế thế vị, mà chỉ có người thừa kế ở hàng thừa
kế thứ hai, thì người nào ở hàng thừa kế thứ hai đang thực tế quản lý, chiếm hữu di sản
đó sẽ được xác lập quyền sở hữu di sản đã hết thời hiệu khởi kiện đó.”
Như vậy, ta thấy rõ sự bất cập của BLDS 2005 trong chế định thời hiệu thuộc lĩnh
vực thừa kế. Theo Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án, Tập 2, Tái bản lần
thứ 2 – Đỗ Văn Đại, thì nguyên nhân chính dẫn đến bất cập như trên “là do thời hiệu 10
năm quá ngắn so với thực tế Việt Nam”. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra hai giải pháp để
khắc phục vấn đề trên. Thứ nhất là không cần quy định thời hiệu yêu cầu chia di sản, thứ
hai là “quy định thời hạn không là 10 năm mà nhiều hơn thế nữa”. BLDS 2015 đã sử
dụng phương án thứ hai khi quy định thời hiệu thừa kế tại Điều 623.
^
7.
Cần xử lý phần di sản do cụ Tành để lại như thế nào trong tình huống trên?
Vì sao?
Theo tình huống, cụ Tành mất vào tháng 2/1986, cụ Chắc mất tháng12/2006, mất

sau thời điểm mở thừa kế phần di sản của cụ Tành. Từ lúc cụ Tành mất đến thời điểm ông
Trạch yêu cầu chia di sản đã quá 10 năm và trong suốt thời gian đó không có phát sinh
tranh chấp. Như vậy, cụ Chắc (vợ) và ba người con của cụ Tành đã thỏa mãn đủ điều kiện
trở thành đồng thừa kế theo Điểm a Mục 2.4 của Nghị quyết số 02/ 2004/ NQ-HĐTP
ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (điều kiện để trở thành
đồng thừa kế đã trả lời ở câu 7).
Như vậy, ta áp dụng Điểm a.3 Mục 2.4 của Nghị quyết số 02/ 2004/ NQ-HĐTP
ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “a.3. Trường hợp
không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được
hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy
định của pháp luật về chia tài sản chung.”, cùng với Điểm a Khoản 1 Điều 676 và Khoản
2 Điều 676, thì phần di sản của cụ Tành sẽ được chia đều cho cả ba người con và vợ là cụ
Chắc đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
^


8.
Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không khi ông Trạch yêu cầu chia di
sản vào tháng 1/2017? Vì sao?
Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác khi ông Trạch yêu cầu chia di sản vào tháng
1/2017. Lúc này, BLDS 2015 đã có hiệu lực. Và theo Khoản 1 Điều 623 về thời hiệu thừa
kế: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và
10 năm đối với động sản. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản
lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải
quyết như sau:
a)
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236
của Bộ luật này;
b)
Di sản thuộc về Nhà nước nếu không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm a

khoản này.”
Theo tình huống đã cho, di sản của cụ Tành và cụ Chắc để lại là bất động sản (một
mảnh đất và trên đất có nhà ở) như vậy thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản
này là 30 năm. Nếu tính đến tháng 1/2017 thì cụ Tành đã mất hơn 30 năm và cụ Chắc đã
mất hơn 10 năm. Vì lẽ đó phần di sản để lại của cụ Tành đã hết thời hiệu yêu cầu chia di
sản nên phần di sản này sẽ tiếp tục giao cho ông Chanh quản lý. Còn phần di sản của cụ
Chắc sẽ được chia theo quy định của pháp luật.



×