Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học sinh trong môn ngữ văn lớp 7 trường THCS nga tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 24 trang )

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Văn học giúp cho con người trở về cội nguồn và hướng tới tương lai. Thế
nhưng dạy học như thế nào để gây hứng thú và niềm say mê của học sinh? Đó là
cả một vấn đề không phải dễ dàng gì. Một mặt dạy học cần không ngừng đổi
mới về nội dung phương pháp song bên cạnh đó cũng cần đổi mới cả về hình
thức tổ chức. Nghĩa là cải tiến các cách thức tổ chức để sao cho cũng từ tiết dạy
đó để lại trong học trò nhiều sự rung cảm, cảm xúc sâu lắng nhất về môn học.
Mà một trong những hình thức tổ chức có hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh
đó là hoạt động ngoại khóa văn học. Đây là một hình thức tổ chức bổ ích và
mang tính tích cực trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông
nói chung và ở trường THCS nói riêng.
Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy
học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng
với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học,
kiểm tra chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn
học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo
ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh.
Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ,
đạo đức, thể dục và mĩ dục. Hoạt động ngoại khoá Văn học phát huy tính năng
động chủ quan, tính tích cực xã hội… tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên
hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo" (Phan
Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia 1999, Tr. 381).
Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần
thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian
ở THCS vì những lí do sau:
Thứ nhất: Ngoại khoá Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc
trưng cơ bản của Văn học dân gian (tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản,
gắn với sinh hoạt xã hội. . . ). Là điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện
trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy.


Thứ hai: Ngoại khoá Văn học dân gian cho phép chúng ta khai thác tác
phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác
phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức
trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học
dân gian .
Thứ ba: Ngoại khoá Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục
được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng
kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan
trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. . .

1


Thứ tư: Ngoại khoá Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, tính xã
hội cho nội dung bài học. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian, học sinh
có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hoá dân gian của quê hương, đất nước.
Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường hoạt động ngoại khoá Văn học được
hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ. Việc tổ chức ngoại khoá
Văn học tuỳ thuộc vào quỹ thời gian vốn rất hạn hẹp, vào năng lực và nhiệt tình
của người dạy và nhu cầu, hứng thú của người học. Nó được coi là một hoạt
động giải trí, tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ (ca - múa nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về mặt nội dung. Sở dĩ có
tình trạng như vậy vì chương trình nội khoá lâu nay chỉ chú trọng cung cấp kiến
thức về mặt số lượng, coi nhẹ việc rèn luyện kĩ năng, tách rời lý thuyết với thực
hành.
Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian là một công việc vừa có
ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động
này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về
chương trình, đặc biệt là công tác phối hợp giữa tổ chuyên môn với nhà trường
và các tổ chức đoàn thể khác trong trường. Với mong muốn nâng cao chất lượng
và tạo hứng thú cho học sinh ở môn Ngữ văn, trong hai năm qua, tôi đã mạnh

dạn áp dụng hoạt động ngoại khóa này vào quá trình giảng dạy và bước đầu đã
thu được kết quả nhất định. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Tổ
chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học
sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nga Tiến”
2. Mục đích nghiên cứu
Việc chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Giúp học sinh nhận thức
được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tư
tưởng tình cảm, tình yêu đối với cuộc sống con người và quê hương đất nước.
Tăng cường hứng thú khơi gợi tư duy sáng tạo, tình cảm trong sáng của
học sinh đối với bộ môn Ngữ văn.
Giúp học sinh có kĩ năng đọc – hiểu những tác phẩm Văn học dân gian
theo đúng đặc trưng thể loại.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh
nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh lớp 7 của trường THCS Nga Tiến
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích thực tế
- Phương pháp tham quan thực tế.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp phân tích
-Phương pháp thực nghiệm
2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
Văn học dân gian (VHDG) hay văn học truyền miệng là những sáng tác
văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ
thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra
đời và phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác và lưu truyền, về nội

dung tư tưởng và thể loại nghệ thuật.
Văn học dân gian mang tính hiện thực cao. Tính hiện thực của Văn học
dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên,
các bài hò lao động,..., gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân
dân.
Từ xưa dưới những lũy tre xanh, dưới gốc đa, gốc gạo, người nông dân
Việt Nam đã xua tan đi mệt nhọc bằng những câu chuyện vui, bằng những câu
hò điệu lý từ những câu ca quen thuộc hằng ngày. Hình thức diễn xướng đó đã đi
vào lòng người một các tự nhiên, mà ai ai cũng có thể học và thuộc. Ngày nay,
mặc dù có nhiều hình thức diễn xướng khác nhau, nhiều hoạt động văn hóa khác
nhau song hoạt động về các lĩnh vực văn hóa dân gian vẫn được nhân dân ta ưa
chuộng và mến mộ.
Chính vì vậy một trong những phương pháp dạy học tích cực hiện nay là:
dạy học bằng những phương tiện hiện đại, đồ dùng trực quan sinh động, phát
huy tính chủ động sáng tạo của người học. Một trong những hoạt động tích cực
hỗ trợ cho phương pháp dạy học mới này là: Hoạt động ngoại khóa. Đây là hoạt
động không chỉ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy mà còn là hoạt
động đẩy mạnh cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích
cực” và “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ
đạo trong các năm qua.
Hoạt động ngoại khóa văn học nói chung và hoạt động ngoại khóa Văn
học dân gian nói riêng là một trong những hình thức phổ biến, được dân gian ta
sinh hoạt vào những dịp lễ, tết, hoặc đình đám, hội hè… Trong nhà trường, hoạt
động ngoại khóa Văn học dân gian sẽ giúp cho việc dạy và học có cơ sở thực tế
tạo hưng phấn cho giờ học chính khóa, vốn sống, vốn hiểu biết của cả thầy và
trò đều được mở rộng. Ở hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian học sinh có thể
thể hiện niềm đam mê về một lĩnh vực nào đó đồng thời những năng khiếu riêng
của học sinh được thể hiện một cách rõ nhất.
Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép giáo viên khai thác tác phẩm
Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm

Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình
diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân
gian.
Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục những
bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần
phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung
những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá.
3


Với hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian thầy cô giáo đã thắp lên ngọn
lửa say mê văn học, đồng thời củng cố, bổ sung cho học sinh những hiểu biết
tổng thể về văn hóa Văn học giân gian. Từ đó, giúp các em tìm tòi, khám phá cái
hay, cái đẹp của ca dao, tục ngữ, bồi đắp cho tâm hồn mình thêm trong sáng.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1 : Đối với Giáo viên:
Trong chương trình Ngữ văn THCS đã thực sự coi trọng phần Văn học
dân gian . Vì vậy số tiết học dành cho phần bài này nhiều, tập trung vào lớp 6 và
lớp 7 ( gần hết các thể loại Văn học dân gian)
Ngoài các tiết có nội dung bài học, chương trình hiện nay còn dành số tiết
rất đáng kể cho ôn tập, luyện tập và hoạt động ngoại khóa. Số lượng các tiết này
nhiều hơn rất nhiều so với chương trình và SGK trước đây.
Với số lượng nội dung bài học nhiều như vậy, đòi hỏi người giáo viên
phải thật sự coi trọng phần bài về lĩnh vực này. Nhưng thực tế hiện nay, một bộ
phận nhỏ giáo viên thường tải giáo án có sẵn trên mạng internet nhằm cung cấp
những kiến thức cơ bản mà chưa đào sâu kiến thức. Việc tổ chức các hoạt động
ngoại khóa về môn học, đặc biệt là hình thức diễn xướng về Văn học dân gian
chưa được nhiều giáo viên coi trọng. Qua khảo sát từ đồng nghiệp dạy môn Ngữ
văn ở trường THCS, tôi thấy đa số giáo viên thực hiện tiết ngoại khóa này đều
phụ thuộc vào kế hoạch hoạt động cao điểm của Đội. Việc giáo viên Ngữ văn

chủ động lên kế hoạch, đề xuất hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa là rất ít.
2.2: Đối với học sinh:
Trong chương trình văn học dân gian lớp 6, đa số là các em rất thích
những câu chuyện cổ tích , truyền thuyết, ngụ ngôn… Nhưng sang chương trình
lớp 7, phần tục ngữ ca dao hoặc sân khấu chèo… nhiều em không còn hứng thú
nữa . Nhiều học sinh cho rằng chỉ cần hiểu nội dung câu tục ngữ, ca dao ấy là
được. Vì vậy các em học qua loa đại khái, chưa có ý thức là vì sao câu tục ngữ
ca dao ấy ra đời để nhằm mục đích gì hoặc vở kịch ấy hay ra sao. Do đó, phần
lớn học sinh không có hứng thú đối với bộ môn ngữ văn nói chung và với phần
Văn học dân gian nói riêng.
Có một thực tế là, có học sinh viết hoặc trình bày bài rất tốt phần hiểu nội
dung một vấn đề liên quan đến văn học dân gian nhưng khi yêu cầu diễn xướng
thể hiện trước đám đông thì các em lại vô cùng lúng túng, thậm chí là không thể
thực hiện được. Ngược lại, có học sinh khi học thì hời hợt nhưng khi yêu cầu
đóng vai hoặc hóa thân lại làm rất tốt.
2.3. Đối với phụ huynh:
Trong thời đại công nghệ 4.0, nhiều phụ huynh không còn coi trọng môn
văn. Vì họ cho rằng, môn văn không phục vụ cho ngành nghề của con cái sau
này nên cũng không cần phải học giỏi môn Văn. Hằng ngày việc nhắc nhở con
cái học hành chỉ tập trung vào các môn tự nhiên và môn Tiếng Anh. Điều này
làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn Văn và hứng thú học môn Văn
của học sinh
4


2.4. Đối với Tổ chuyên môn và nhà trường:
Theo kế hoạch chung của các nhà trường trong những năm qua, đều thực
hiện chương trình “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” và “
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” . Nhưng để tổ chức được một hoạt động
ngoại khóa cần có thời gian, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí. Điều này lại là

một trở ngại lớn cho các nhà trường hiện nay. So với nhiều trường THCS trên
địa bàn toàn huyện thì trường THCS Nga Tiến là một ngôi trường đặc biệt khó
khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó
khăn nên việc quan tâm tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động còn chưa
tích cực. Với những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất như vậy nên việc tổ
chức một hoạt động ngoại khóa lớn để củng cố về kiến thức và hướng dẫn học
sinh về kĩ năng luôn là một bài toán khó. Để làm được điều đó cần có sự chung
tay góp sức của tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Thực tế qua việc giảng dạy và tiến hành khảo sát trong những năm học vừa
qua đối với học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Tiến, tôi nhận thấy thực trạng
học sinh không thích học môn Văn ngày càng nhiều, cụ thể như sau:

STT

Năm học

Số HS

1
2

2014 - 2015
2015 – 2016

74
72

HS yêu thích học
môn Ngữ văn
SL

%
17
22.9
19
26.4

HS không yêu thích
học môn Ngữ văn
SL
%
57
77,1
53
73,6

Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn bậc THCS bản thân tôi cũng rất băn
khoăn trăn trở về vấn đề này. Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm
trong những năm học vừa qua, tôi đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của
tổ chuyên môn và đặc biệt là của Ban giám hiệu nhà trường. Tôi đã tiến hành
xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian cho học
sinh để nhằm mục đích nâng cao sự hứng thú học tập môn Ngữ văn ở trường
THCS. Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào bồi dưỡng và
phát triển nhân cách cho học sinh, đồng thời tạo nên một sân chơi bổ ích cho các
em. Sân chơi tri thức “chơi mà học, học mà chơi” không chỉ nhằm tạo nên sự lôi
cuốn hấp dẫn đối với học sinh mà còn tạo ra sự hứng thú đối với bộ môn Ngữ
văn nói chung và mảng Văn học dân gian nói riêng.
Từ những thực trạng trên, xét thấy tầm quan trọng của việc tạo hứng thứ
cho học sinh trong môn Ngữ văn, với sự kiểm nghiệm của bản thân trong quá
trình dạy học, tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp kinh nghiệm nhỏ
về: “Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú

cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nga Tiến ” .

5


3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Lựa chọn chủ đề ngoại khóa.
Để tiến hành ngoại khóa văn học dân gian đạt hiệu quả và tạo được sự lôi
cuốn hấp dẫn đối với học sinh, từ đó tạo ra sự hứng thú đối với bộ môn đòi hỏi
bản thân người giáo viên phải xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, kết hợp với sự
tìm tòi, nghiên cứu về Văn học dân gian một cách nghiêm túc. Song sẽ là một sự
thiếu sót nếu bản thân người giáo viên áp đặt những điều mà mình đã tích lũy
được về Văn học dân gian thông qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu mà
không chú ý đến tâm lí tình cảm của học sinh. Có nghĩa là các giải pháp mà
người giáo viên đưa ra có khả năng gây hứng thú, hấp dẫn với các em hay
không? Và có một điều chắc chắn rằng, nếu những giải pháp ngoại khóa mà
người giáo viên đưa ra khô khan giáo điều, nặng tính lí luận thì sẽ không tạo
được sự lôi cuốn và hấp dẫn cũng như sự nhiệt tình tham gia của các em học
sinh trong quá trình tổ chức hoạt động. Vì vậy trong quá trình tổ chức nghiên
cứu tôi luôn chú ý tìm tòi ra những giải pháp thực hiện vừa đảm bảo tính chính
xác, khoa học, song lại phải gây sự hứng thú và hấp dẫn để thu hút được sự tham
gia nhiệt tình của các em. Và để đạt hiệu quả cao nhất tôi đã tiến hành tổ chức
ngoại khóa Văn học dân gian cho học sinh khối 7 theo các chủ đề sau :
- Chủ đề : “Du lịch qua các miền bằng ca dao - dân ca”:
Kho tàng dân ca nước ta vô cùng đa dạng và phong phú, vì vậy cho nên trong
khuôn khổ buổi ngoại khóa này tôi chỉ ấn định mỗi đội thi chọn và tập luyện 2
bài dân ca đặc trưng cho mỗi vùng miền của nước ta (Bắc - Trung - Nam) Tôi đã
chọn và ấn định sẵn các bài dân ca cho các đội thi như sau :Vùng Bắc Bộ chọn 2
bài đó là: Trống cơm và Bèo dạt mây trôi. Vùng Trung Bộ, tôi chọn 2 bài dân ca
mang đậm bản sắc và con người xứ Thanh, đó là: Hò sông Mã và Đi cấy. Còn

đến với vùng Nam Bộ tôi yêu cầu các em tập hát 2 bài: Lí ngựa ô và Lí con sáo.
Sau khi tôi đã chọn được các bài dân ca cụ thể, tôi cho các em bốc thăm chọn bài
và tôi cũng lưu ý các em là hai bài các em tham gia thi phải ở hai vùng miền
khác nhau (Có như vậy mới giúp các em thấy được sự đa dạng, phong phú về
kho tàng dân ca của nước ta) Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên dạy Âm
nhạc cùng với giáo viên bộ môn Ngữ văn.
Bằng hình thức này tôi sẽ giúp các em hiểu biết thêm về các làn điệu dân ca
của ba miền đất nước: Bắc-Trung-Nam. Ở Bắc Bộ với những làn điệu dân ca ca dao mượt mà duyên dáng và hết sức tình tứ, qua điệu “Trống Cơm” hay “Bèo
dạt mây trôi”…Ta đến với dân ca miền Trung cũng như con người miền Trung
gồ ghề, gân guốc mà mặn mà và đằm thắm, nghĩa tình với những điệu như “Hò
sông Mã”,”Đi cấy”…tiếp theo ta sẽ đến với vùng đất xứ Nam Bộ mộc mạc và
đầy tình nghĩa, chỉ với khúc hát “Lí ngựa ô” vui nhộn “Lí con sáo”nghe réo rắt,
xúc động lòng người, sẽ giúp ta hiểu được phần nào tâm hồn con người Nam bộ
mộc mạc nhưng sống đầy tình nghĩa, thủy chung sâu nặng.
6


- Chủ đề : “Đố vui tục ngữ - ca dao ”:
Đó là những câu đố có nội dung rất gần gũi và quen thuộc với đời sống lao
động sản xuất của các em ở nông thôn đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế lao
động, sản xuất trong mỗi gia đình nông thôn. Như: Con trâu, cái bừa, cây rơm,
cái nơm, cái cào cỏ, cái gáo múc nước, cái nón...Với nội dung này sẽ giúp các
em tích lũy thêm sự hiểu biết về vốn thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Từ đó rút ra
những bài học bổ ích và thú vị cho bản thân, phát triển óc tư duy và liên hệ với
đời sống thực tiễn. Và hơn nữa giúp các em có thêm vốn thành ngữ - tục ngữ ca dao để sử dụng trong quá trình nói và viết của bản thân mình.
- Chủ đề :“Thi sưu tầm thành ngữ- tục ngữ- ca dao ”
Để giúp các em có thể tham gia tốt phần thi này, tôi đã đưa ra các chủ đề
trước cho các nhóm, yêu cầu các em về nhà sưu tầm tìm hiểu, chuẩn bị kĩ lưỡng.
Các chủ đề mà tôi lựa chọn rất gần gũi, thân thuộc với các em. Giúp các em dễ
sưu tầm tìm hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. Tôi đưa ra 4 nội dung như sau: Ca ngợi tình

yêu quê hương - đất nước ; Tình cảm gia đình, Quan hệ thầy- trò ; Kinh
nghiệm lao động sản xuất. Và hơn nữa qua việc sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành
ngữ dân gian giúp các em thấy được sự phong phú, đa dạng của ca dao, tục ngữ,
thành ngữ nước ta. Từ đó giúp các em hình thành và phát triển tình cảm yêu quí
lao động sản xuất, quí trọng tình cảm gia đình, quí trọng tình cảm thầy trò, tình
cảm quê hương đất nước...
- Chủ đề: “Thi kể chuyện dân gian”:
Tôi đã cho học sinh tìm hiểu một số thể loại văn xuôi dân gian như: Truyện
cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười…
sau đó lựa chọn những tác phẩm có nội dung phục vụ cho hoạt động ngoại khóa.
Ở chủ đề này tôi dự kiến sẽ cho các em thi kể chuyện các tác phẩm tự sự dân
gian, cụ thể như: Thể loại truyền thuyết gồm có: “Sự tích Hồ Gươm” “Con Rồng
cháu Tiên” hoặc “ Bánh chưng bánh giầy” “Thánh Gióng” “Sơn Tinh Thủy
Tinh” hay thể loại truyện cổ tích gồm có: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông
minh…Đây là những văn bản các em đã được học trong chương trình Ngữ văn,
ngoài ra có thể khuyến khích các em có thể sưu tầm chọn kể một câu chuyện dân
gian khác ngoài chương trình chính khóa đã học. Sở dĩ tôi cho các em chọn kể
hai thể loại truyện dân gian như trên là giúp các em ngược về với cội nguồn của
dân tộc, lịch sử hào hùng của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất
nước, từ đó giúp các em khắc sâu truyền thống và lòng yêu nước, tự hào dân tộc
cho các em. Không chỉ như vậy mà qua phần thi kể chuyện dân gian giúp các em
rèn luyện tự tin, mạnh dạn hơn khi đứng trước đám đông.
- Chủ đề:“Chúng em với nghệ thuật sân khấu dân gian”:
Ở nội dung này tôi sẽ cho các em thi diễn xuất sân khấu dân gian, các em sẽ
vào vai các nhân vật rất quen thuộc và gần gũi với các em trong 3 trích đoạn
nghệ thuật sân khấu đó là: Các vở chèo “Quan Âm Thị Kính” “Xã trưởng mẹ
Đốp” và “Nghêu sò ốc hến”…như chúng ta đã biết sân khấu dân gian nói chung
7



và sân khấu chèo nói riêng là loại hình làm tăng thêm màu sắc hấp dẫn, thú vị
của văn hóa dân gian Việt Nam. Đưa chủ đề này vào để các em thấy được tính
chất diễn xướng của Văn học dân gian nhằm tăng thêm vốn hiểu biết về văn học
dân gian cũng như văn hóa dân gian cho các em. Đồng thời qua hoạt động thi
diễn xuất giúp các em hóa thân vào nhân vật dân gian, rèn kĩ năng sắm vai, phát
triển ngôn ngữ nói và sự tự tin của bản thân trước đám đông. Từ đó giúp các em
yêu và thích thú văn hóa dân gian. Đặc biệt là nghệ thuật sân khấu chèo.
3.2. Các biện pháp thực hiện:
3.2.1 Công tác chuẩn bị tổ chức:
Để hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao thì công tác chuẩn bị là một
khâu hết sức quan trọng tạo nên sự thành công của chương trình. Nên tôi đã chủ
động lên kế hoạch hoạt động và đề xuất kế hoạch với Tổ chuyên môn và Ban
giám hiệu nhà trường về công tác tổ chức ngoại khóa, sau khi Ban giám hiệu
nhất trí, tôi đã thực hiện một số khâu như sau:
Thứ nhất : Hoạt động ngoại khóa trong thời gian 1 tiết ( vào tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp).Tôi giao nhiệm vụ cho từng nhóm theo chủ đề: Viết bài phát
biểu cảm nghĩ, vẽ tranh, Thi hát các làn điệu dân ca hoặc múa…..Giáo viên quy
định thời gian thực hiện, sau đó kiểm tra và lựa chọ những nội dung tiêu biểu để
thực hành tại lớp trong thời gian một tiết. Hình thức tổ chức này đơn giản nhưng
đòi hỏi sự kiên trì chịu khó của người thầy. ( Phụ lục)
Thứ hai: Hoạt động ngoại khóa triển khai chuyên đề cùng với tổ chuyên
môn: Hoạt động này do tổ chuyên môn lựa chọn nội dung, hình thức phối hợp
với nhà trường để triển khai cho thành viên trong tổ và học sinh trong khối 7
( Phụ lục)
Thứ ba: Hoạt động ngoại khóa với quy mô toàn trường ( Chủ yếu dành
cho học sinh lớp 7 , các khối khác tham gia giao lưu ) ( Phụ lục)
Với hoạt động này, chúng tôi đã phối hợp với các đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn và giáo viên đoàn đội, tiến hành lựa chọn học sinh tham gia thi
( Tôi chọn ba đội tham gia thi - mỗi đội 10 em. Mỗi nhóm cử một bạn đội trưởng
và phân công nhóm giáo viên có trách nhiệm phụ trách hướng dẫn cho các em

luyện tập). Trên cơ sở đó mỗi nhóm lại phân chia thành các nhóm nhỏ, mỗi
nhóm nhỏ chuẩn bị từ một đến hai nội dung. Từ việc chuẩn bị về nôị dung câu
đố cho đến xây dựng đáp án cho các chủ đề như : Đố vui thành ngữ - tục ngữ ca dao cho đến hướng dẫn tập học sinh hát các làn điệu dân ca để thực hiện
được chủ đề:”Du lịch qua các miền bằng ca dao- dân ca” hay chọn cử thành
viên trong mỗi đội thi tham gia phần thi kể chuyện, chọn một câu chuyện phù
hợp mà các em yêu thích để tập kể để tham gia phần thi kể chuyện dân gian.
Trong quá trình phân công tôi đặc biệt lưu ý cho các nhóm hết sức coi trọng
phần thi Chúng em với nghệ thuật sân khấu dân gian, bởi lẽ đây là phần thi
hay, hấp dẫn nhưng đòi hỏi phải chuẩn bị kĩ lưỡng công phu. Vì vậy ngay từ đầu
tôi đã chọn và ấn định tên các vở kịch cho các đội để các nhóm chủ động trong
việc chuyển thể các câu chuyện dân gian thành kịch bản sân khấu, cũng như
8


phân công các em đóng vai, tập luyện. Song bên cạnh đó một yếu tố hết sức
quan trọng nữa góp phần làm nên sự thành công của buổi ngoại khóa đó là khâu
chuẩn bị trang phục, đạo cụ hóa trang phù hợp với văn hóa dân gian. Mỗi phần
thi, mỗi vùng miền đòi hỏi những loại trang phục, đạo cụ đặc trưng với vùng
miền ... Ở phương diện này, tôi đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và chi hội
trưởng phụ huynh các lớp, hỗ trợ kinh phí thuê trang phục và hóa trang…
Tôi tiến hành ngoại khóa kết hợp với Đoàn Đội trong những ngày hoạt động
cao điểm trong tháng như các dịp: Kỉ niệm 20/11; ngày 26/3; ngày 19/5…nên
sân khấu được chuẩn bị kĩ lưỡng, công phu, có người dẫn chương trình, có thành
phần ban giám khảo, có xây dựng hướng dẫn chấm, thang điểm chấm cho từng
nội dung cụ thể như: Trang phục, diễn xuất, nội dung...có ban thư kí, có chuẩn bị
phần thưởng có các đội tham gia thi, cũng như cho khán giả, có lực lượng các
bạn cổ động viên đông đảo của các lớp…
Để giúp cho buổi tổ chức ngoại khóa thành công, tôi đã chủ động viết bản
tường trình kế hoạch lên Ban giám hiệu nhà trường và dự trù xin kinh phí để
chuẩn bị phần thưởng cho các đội tham gia thi và biểu diễn. Phần thưởng mang

tính chất động viên khích lệ các em tham gia nhiệt tình, hứng thú. Tôi cũng cũng
phối hợp với Đội và tổ chuyên môn thành lập một ban giám khảo là những thầy
cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn và thầy cô có năng lực tốt về nghệ thuật, xây
dựng một biểu chấm cũng như thang điểm cụ thể, chi tiết.
3.2.2-Về thời gian tổ chức:
Tôi tiến hành ngoại khóa kết hợp với các hoạt động của Đoàn Đội trong những
ngày cao điểm trong tháng như các dịp: Kỉ niệm 20/11; ngày 26/3; ngày 19/5…
với sự tham gia của toàn thể các thầy cô giáo và toàn thể học sinh trong trường.
Sau khi đã hoàn tất công tác chuẩn bị và các khâu tổ chức, tôi đã tiến hành hoạt
động như sau.
3.2.3- Tiến hành hoạt động thực nghiệm ngoại khóa VHDG chào mừng
ngày nhà giáo Việt Nam 20/11:
a, Chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20.11
b, Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
c, Khai mạc
d, Chương trình ngoại khóa VHDG cho học sinh khối 7( các khối khác tham gia
giao lưu)
- Công bố thành phần Ban giám khảo, thư ký:
- Công bố các phần thi:
- Công bố những quy định trong các phần thi: Mỗi đội thi sẽ trải qua 5 chủ đề
theo yêu cầu của hoạt động ngoại khóa. Với mỗi chủ đề có những quy định và
thang điểm riêng như: về chất giọng, diễn suất, trang phục, đạo cụ, hóa trang…
Ban giám khảo căn cứ vào câu trả lời, cách thức thể hiện của mỗi đội để đánh
giá một cách khách quan nhất. Ban thư ký có nhiệm vụ tổng hợp kết quả của
từng đội để công bố giải thưởng cho những phần thi xuất sắc nhất, đội có tổng
điểm cao nhất.
9


*Phần thi thứ nhất: Du lịch qua các miền bằng ca dao- dân ca.

Mở đầu cho chương trình ngoại khóa văn học dân gian sẽ là tiết mục dân
ca với làn điệu dân ca Thanh Hóa : “Hò Sông Mã’’ mang đậm tinh thần dân tộc
của quê hương Thanh Hóa anh hùng. Sau đó hành trình ra vùng Bắc Bộ ta đến
với các làn điệu dân ca Bắc Bộ ngọt ngào đằm thắm, mà lắng đọng đi vào lòng
người, như :Bèo dạt mây trôi, Trống cơm. Sau đó ta đến với mảnh đất và con
người Nam Bộ mộc mạc nhưng đầy tình nghĩa qua các điệu: Lí ngựa ô, Lí con
sáo. Sau cùng ta lại trở về với quê hương miền trung Thanh Hóa qua bài dân ca
Đi cấy để kết thúc phần thi thứ nhất.
*Phần thi thứ hai với chủ đề : Đố vui tục ngữ - ca dao.
Tôi đã chuẩn bị sẵn các câu đố dân gian có nội dung gần gũi với đời sống
lao động sản xuất, gắn với những vật dụng quen thuộc mà trong mỗi gia đình
nông thôn nào cũng có, để đưa ra hỏi các đội thi. Nội dung cụ thể như sau :
- “Hòn gì bằng đất nặn ra,
Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày,
Khi ra má đỏ hây hây,
Mảnh vuông chăn chắn, đem xây cửa nhà?”
Đáp án: (hòn gạch)
- “Hoa gì quả quyện với trầu,
Để cho câu chuyện mở đầu nên duyên?”

Đáp án: (hoa cau)

- “Quả gì ăn chẳng được nhiều,
Nhưng mà nhìn thấy, bao nhiêu người thèm?”

Đáp án:(quả chanh)

“Trong nhà có bà ăn cơm trắng?”

Đáp án: (bình vôi)


- “Cây gì không lá, không cành,
Mình vàng, không rễ, ở gần nhà ta?”

Đáp án: (cây rơm)

- “Khi nhỏ, em mặc áo xanh,
Khi lớn bằng anh, em thay áo đỏ”

Đáp án:

- “Mình tròn trụm trụm,
Răng nhọn như chông.
Trong nhà ngồi không,
Ra ngoài đồng nhảy chôm chổm”

(quả ớt)

Đáp án: (cái nơm)

- “Lá xanh, cành đỏ, hoa vàng,
Hạt đen, rễ trắng, đố chàng cây chi?”

Đáp án:(Cây rau sam)

- “Con gì cánh mỏng, đuôi dài,
Lúc bay lúc đậu cánh thời đều giương?”

Đáp án:(con chuồn chuồn)
10



- “ Tám xóm nhóm lại hai phe,
Chặt phần cây tre, bắc cầu một cột ”

Đáp án:(đôi quang và chiếc đòn gánh)

- “ Hai anh cùng giống cùng nòi,
Anh thích ngồi trốc, anh đòi cõng chơi.
Gió sương, mưa nắng mặc trời,
Từ xưa vốn bạn không rời nhà nông”
- “Hai chân đứng,
Hai chân quỳ,
Cái bụng chì ì;
Cấm nói con cóc?”

Đáp án: (cái nón và cái áo tơi)

Đáp án: (con ếch)

- “Đi nhăn răng, về nhăn răng, ai bảo cái bừa,
Xin thưa đúng mà chưa đúng!”

Đáp án: (cái cào cỏ)

- “Ba bà đi chợ Cầu Nôm:
Bà đi sau rốt luôn mồm “Nhanh lên!”,
Bà đi trước thì thiếu hàm trên,
Bà đi giữa thì thiếu hàm dưới,
Chỉ bà đi cuối là đủ hai hàm!”

Đáp án: (người đi bừa, con trâu và cái bừa)
- “Bốn bên thành hiểm luỹ cao,
Có một thằng trọc nhảy vào nhảy ra

Đáp án(cái thùng và cái gáo múc nước)

Qua phần thi đố vui ca dao - dân ca giúp phát triển khả năng tư duy, liên
tưởng, quan sát sự vật, đặt sự vật vào trong đời sống lao động và sản xuất. Từ đó
giúp các em thêm yêu ca dao dân ca hơn. Phần thi này tạo ra sự sôi nổi hào hứng
cho các đội thi, tuy nhiên nếu trong trường hợp các đội thi không trả lời được thì
cơ hội trả lời dành lại cho các bạn cổ động viên, nếu em nào trả lời đúng thì sẽ
nhận ngay phần quà của ban tổ chức .
*Phần thi thứ ba với chủ đề : “Thi sưu tầm thành ngữ- tục ngữ- ca dao”
Tôi đưa ra 4 chủ đề đó là : Ca ngợi tình yêu quê hương - đất nước ;
Tình cảm gia đình; Quan hệ thầy - trò ; Kinh nghiệm lao động sản xuất... cụ
thể hóa trong 4 phiếu thăm, các đội lần lượt sẽ lên bốc được chủ đề nào thì trình
bày theo chủ đề đó. Với phần thi này tôi cho các em chuẩn bị trong thời gian là
15 phút để các em tìm và trình bày lên tờ giấy rôki khổ lớn (Tuy nhiên là tôi đã
đưa ra các đề tài cho các em có sự sưu tầm chuẩn bị từ trước) Sau đó các nhóm
trình bày kết quả theo từng chủ đề nội dung. Đội nào tìm được nhiều hơn và
đúng sẽ là đội giành được thắng lợi.
11


Sau thời gian chuẩn bị các em có thể tìm được những bài ca dao, câu tục ngữ,
câu thành ngữ như sau theo từng nội dung cụ thể như sau :
+

Nội dung ca ngợi tình yêu quê hương - đất nước :


Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ
Gắng ông kén hộ cốm Vòng
Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui
Nhác trông lên chốn kinh đô
Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải, nhãn, hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
- Chẳng vui cũng thể hội Thầy
Chẳng trong cũng thể hồ Tây xứ Đoài
- Rửa chân đi hán, đi hài,
Rửa chân đi đất chẳng hoài rửa chân.
- Bóng đèn là bóng đèn hoa
Ai về vùng Bưởi với ta thì về.
Vùng Bưởi có lịch, có lề,
Có sông tắm mát có nghề seo can.
Bối Khê, Tiên Lữ, chùa Thầy,
Đẹp thì tuyệt đẹp, chưa lầy chùa Hương.
Quê em có dải sông Hàn
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà.
- Thăng Long, Hà nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.

- Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên,Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này.
vv...vv
+ Nội dung tình cảm gia đình :
- Lọt sàng xuống nia.
- Sẩy vai xuống cánh tay.
- Lá rụng về cội.
- Chọn vợ ra chợ mà tìm.
12


- Chọn chồng ra đồng mà chọn.
- Chị em dâu như bầu nước lã.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Cắt dây bầu, dây bí, ai nỡ cắt dây chị, dây em.
- Dâu là con, rể là khách.
- Chị ngã em nâng.
- Anh em hiền thật là hiền
Bởi một đồng tiền làm mất lòng nhau.
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
- Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau.
- Kén dâu thì dễ, kén rể thì khó.
- Con chẳng chê cha mẹ khó, chó chẳng chê chủ nghèo.
- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
vv…vv

+ Nội dung quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Cha muốn cho con hay, thầy mong cho trò khá.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
- Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.
- Ở đây gần bạn gần thầy,
Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.
- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên.
- Nhỏ còn thơ dại biết chi
Lớn rồi đi học, học thì phải siêng
Theo đời cũng thể bút nghiên
Thua em kém chị cũng nên hổ mình.
Vv…vv
+ Nội dung kinh nghiệm sản xuất:
-

Tháng bảy trông ra, tháng ba trông vào.
Năm trước được cau, năm sau được lúa.
Được mùa lúa úa mùa cau, được mùa cau đau mùa lúa.
Vụ mùa cấy cao, vụ chiêm cấy trũng.
Mạ úa thì lúa chóng xanh.
Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
13



-

Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Thiếu tháng tư khó nuôi tằm, thiếu tháng năm khó làm ruộng.
Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm thì ở nhà phơi thóc.
Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua
Gà trắng chân chì mua chi thứ ấy.
Xanh nhà hơn già đồng.
Mùa hè cá sông, mùa đông cá đồng.
Trẻ muối cà già muối dưa.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Mỡ gà thời gió, mỡ chó thời mưa.
Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa.
Gió đông là chồng lúa chiêm, gió may, gió bấc là duyên lúa mùa.
Qua giêng hết năm qua rằm hết tháng.
Bắt lợn tóm giò, bắt bò tóm mũi.
vv…vv

*Phần thi thứ tư với chủ đề :“Thi kể chuyện dân gian”
Với chủ đề này tôi sẽ cho các em thi kể chuyện các tác phẩm tự sự dân
gian, cụ thể như: Thể loại truyền thuyết gồm có các truyện: Sự tích Hồ Gươm,
Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy
Tinh…hay thể loại truyện cổ tích gồm có các truyện: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em
bé thông minh…Đây là những văn bản các em đó được học trong chương trình
Ngữ văn, ngoài ra có thể khuyến khích các em có thể sưu tầm chọn kể một câu
chuyện dân gian khác ngoài chương trình chính khóa đó học. Sở dĩ tôi cho các
em chọn kể hai thể loại truyện dân gian như trên là giúp các em ngược về với cội
nguồn của dân tộc, lịch sử hào hùng của cha ông trong quá trình xây dựng và

bảo vệ đất nước. Từ đó giúp các em khắc sâu truyền thống và lòng yêu nước, tự
hào dân tộc cho các em…đồng thời giáo dục tình cảm yêu mến văn học dân
gian.
*Phần thi thứ năm với chủ đề: “Các em với nghệ thuật sân khấu dân gian”
Đây là phần thi mà các em hào hứng nhất và cũng như các bạn khán giả
cũng rất mong đợi. Bởi lẽ các em được sắm vai là nhân vật trong các tích trò dân
gian với nội dung vô cùng thâm thúy và vui nhộn, được ngắm mình trong những
bộ trang phục dân gian nhiều màu sắc. Các em bước ra sân khấu trong sự chào
đón nồng nhiệt của các thầy cô và các bạn cổ động viên…
* Phần giao lưu giành phần tham gia của các khối khác trong trường: Dân
ca hoặc Dân vũ hoặc trò chơi dân gian.
e, Tổng kết và trao giải:
Qua 5 phần thi cũng chính là 5 chủ đề mà tôi đã lựa chọn, ban giám khảo
căn cứ trên từng nội dung của từng chủ đề mà ba đội đã trình bày để đánh giá kết
quả. Cuối buổi ngoại khóa Ban thư kí sẽ tổng hợp kết quả cả 5 vòng thi, đánh
14


giá những ưu điểm, những hạn chế về nội dung về tinh thần, thái độ của từng đội
qua từng phần. Sau đó Ban giám khảo công bố phần thi xuất sắc nhất, tổng
điểm của từng đội và đội thi có số điểm sau 5 vòng thi cao nhất giành chiến
thắng.
Sau khi thư kí công bố kết quả thi, ban tổ chức sẽ mời Ban giám hiệu nhà
trường sẽ lên phát biểu tổng kết và trao giải thưởng cho ba đội thi. Cuộc thi kết
thúc trong sự hồ hởi phấn khởi và hào hứng của các em, cũng như sự lạc quan
tin tưởng của các thầy cô giáo.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi tiến hành các hình thức tổ chức thực hiện các tiết ngoại khóa về
Văn học dân gian theo phân phối chương trình, theo tổ chuyên môn hoặc phối
hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường,tôi đã tiến hành thực hiện theo kế

hoạch. Sau hoạt động ngoại khóa, 100% giáo viên và học sinh khẳng định
những buổi hoạt động ngoại khóa thực sự đã giúp học sinh nâng cao năng lực có
hứng thú với môn văn . Tất nhiên làm được như vậy cũng đòi hỏi người giáo
viên phải có tinh thần trách nhiệm cao hơn, công phu hơn trong từng bài dạy.
Vì chuẩn bị kế hoạch một cách chủ động và với tinh thần trách nhiệm cao,
nên giáo viên đã được Tổ chuyên môn và nhà trường tạo mọi điều kiện ủng hộ.
Một số phụ huynh từ thái độ kỳ thị với môn văn đã hào hứng giúp đỡ hỗ trợ con
em mình tham gia hoạt động ngoại khóa một cách tích cực. Với sự nỗ lực tận
tâm của các thầy cô giáo và Nhà trường thì các hoạt động ngoại khóa nói cung
và hoạt động ngoại khóa về Văn học dân gian nói riêng đã có tác động mạnh mẽ
đến tâm tư tình cảm của học sinh. Đây thật sự là một sân chơi lành mạnh bổ ích
lí thú cho học sinh toàn trường. ( Phụ lục )
Một hoạt động tốt là một hoạt động vừa phải vừa sức với học sinh vừa phát
huy được khả năng sáng tạo của các em. Thực nghiệm sẽ cho người giáo viên
nhận ra được những khẳ năng đặc biệt của học sinh để từ đó biết giúp các em
phát huy được năng lực của mình, tự tin vươn lên trong học tập.
Để xác định hiệu quả của việc “Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân
gian gây hứng thú cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nga
Tiến” tôi đã tiến hành khảo sát trong thời gian 4 năm: Từ năm 2014 đến năm
2018. Tôi đã thu được kết quả như sau:
Stt

Năm học

Số HS

1
2

2016 – 2017

2017 – 2018

74
72

HS yêu thích môn
Ngữ văn
SL
%
30
40.5
39
54.2

HS không yêu thích
môn Ngữ văn
SL
%
44
59.5
33
45.8

Với kết quả này khiến tôi thực sự có niềm tin vào lòng say mê học tập
môn Ngữ văn của học sinh và một điều chắc chắn chất lượng học tập môn Ngữ
văn sẽ ngày càng được nâng lên nhờ những buổi ngoại khóa bổ ích này.

15



So sánh kết quả lớp 7 trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm ta thấy:
số học sinh yêu thích môn Ngữ văn : Năm 2016-2017 tăng 17.6% ; Năm 20172018 tăng 27.8 % so với năm 2014-2015 và 2015-2016.
Như vậy kết quả trên một lần nữa khẳng định giá trị của hoạt động ngoại
khóa văn học nói chung và Văn học dân gian nói riêng là rất quan trọng.
Thay về việc truyền đạt kiến thức một chiều , học sinh có cơ hội chủ động
sáng tạo lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Sự
hào hứng sẽ khiến các em nhớ lâu và tự có ý thức tìm hiểu thêm về văn học để
làm giàu vốn kiến thức của mình. Và điều quan trọng là, qua việc tổ chức các
hoạt động ngoại khóa về văn học nói chung và Văn học dân gian nói riêng thầy
cô đã giúp các em biết nhận ra năng lực, khả năng của mình, thấy rõ ưu khuyết
điểm của bản thân. Cũng chính qua các hoạt động này, thầy cô cũng có những
động viên khích lệ, uốn nắn kịp thời để các em có thêm hứng thú với môn văn,
yêu thích học văn từ đó nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường
THCS. Ngược lại, học sinh yêu văn, học tốt môn văn chính là động lực thức đẩy
để thầy cô luôn cố gắng, luôn tận tâm , tâm huyết với bộ môn Ngữ văn.
Có thể nói, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Ngữ văn đòi hỏi
thời gian thực nghiệm dài. Bởi không chỉ vận dụng mảng văn học dân gian ở lớp
7 mà còn ngoại khóa ở các phần văn học khác trong các khối khác. Nếu chỉ qua
một vài tiết thì sẽ rất khó để định lượng được kết quả. Với thái độ làm việc
nghiêm túc của giáo viên và học sinh, qua sự quan sát, kiểm nghiệm từ thực tế
giảng dạy, học tập tôi đã thu được những kết quả đáng mừng. Nếu mỗi giáo viên
luôn có thái độ và tinh thần tích cực, trách nhiệm, chúng ta có thể tin tưởng vào
một kết quả khả quan khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
THCS nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng.
“ Diễn mà học, học mà chơi” sau những giờ học lí thuyết căng thẳng trên
lớp, ngoại khóa Văn học dân gian là rất cần thiết và bổ ích đối với các em học
sinh trung học cơ sở của chúng ta. Hoạt động này không chỉ có tác dụng khơi
dậy hứng thú học tập môn Ngữ văn, làm cho kết quả học tập của các em tăng lên
mà đây còn là động lực thúc đẩy hứng thú cho học sinh học tốt các môn học
khác. Đây chính là một trong những hoạt động tích cực góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục của nhà trường.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
Hoạt động ngoại khoá văn học đặc biệt phần Văn học dân gian không chỉ
góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập tăng cường khả năng sáng tạo trong
học tập kích thích lòng ham muốn tìm tòi khám phá những kiến thức mới của
người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư
phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học
khám phá kiến thức mới.
Với những điều trình bày trên đây để góp phần cải thiện thực trạng ngại
học văn của học sinh hiện nay thiết nghĩ hoạt động ngoại khoá Văn học trong
nhà trường là một hoạt động chuyên môn bổ ích lý thú và có tính khả thi. Hoạt
động ngoại khoá Văn học vì thế cần được Bộ giáo dục đưa vào phân phối
16


chương trình và đặc biệt hoạt động này cần được xem là một hoạt động nằm
trong sự quản lý chuyên môn ở nhà trường. Có như vậy hoạt động ngoại khoá
Văn học trong nhà trường mới được duy trì một cách thường xuyên và có hiệu
quả.
Trên đây là một số ý kiến của bản thân tôi về vấn đề ngoại khóa Văn học
dân gian cho học sinh trường Trung học cơ sở Nga Tiến. Kính mong nhận được
sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các bạn bè và đồng nghiệp để bài viết này
thêm hoàn chỉnh hơn; để cho hoạt động ngoại khóa bộ môn Ngữ văn có thể trở
thành một hoạt động chuyên môn hàng năm ở các trường Trung học cơ sở.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2018
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN


Trịnh Thị Liên

17


PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA TRƯỜNG THCS NGA TIẾN- NGA SƠN
THANH HÓA

Hoạt động chuyên đề tổ Xã hội:
Bồi dưỡng tình yêu dân ca- Ca Huế cho học sinh lớp 7

18


Ngoại khóa Văn học dân gian
Lớp 7B trường THCS Nga Tiến

19


Ngoại khóa Văn học dân gian
Lớp 7B trường THCS Nga Tiến

20


Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 2016 : Chủ đề Em yêu làn điệu Dân ca


21


Tiết mục hát múa Lý cây đa
Dân ca Bắc Bộ Kỉ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2017

Tiết mục độc tấu: Đi Cấy
Dân ca Thanh Hóa Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
22


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6
2. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7
3. Học luyện văn bản ngữ văn THCS 6
4. . Học luyện văn bản ngữ văn THCS 7
5. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở.
6. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ
văn.
7. Một số tranh ảnh tham khảo./.

23


24


25



×