Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỒNG PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.04 KB, 9 trang )

CHƯƠNG 10. ĐỒNG PHẠM
NHẬN ĐỊNH
11
Mọi trường hợp có từ hai người bất kỳ trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng
phạm.
Câu nhận định trên là sai vì để được xem là đồng phạm thì cả hai người đó phải đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Hơn nữa hành vi của mỗi
người đồng phạm phải liên kết, hỗ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi những người
đồng phạm khác: đó là những dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan. Ngoài ra hành vi
của những người đồng phạm còn phải thuộc một trong bốn hành vi sau: thực hành, tổ
chức, xúi giục, giúp sức.
12
Mọi trường hợp có từ hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm là đồng phạm
Ý kiến 2: sai vì để được xem là đồng phạm thì cả hai người đó phải đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Hơn nữa hành vi của mỗi người đồng
phạm phải liên kết, hỗ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi những người đồng phạm
khác: đó là những dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan. Ngoài ra hành vi của những
người đồng phạm còn phải thuộc một trong bốn hành vi sau: thực hành, tổ chức, xúi
giục, giúp sức.
13
Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp đưa đến hậu quả chung
của tội phạm.

1


Nhận định này sai vì trong trường hợp có sự phân công vai trò giữa những người cùng
thực hiện tội phạm (có người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục, người thực hành) đồng phạm phức tạp thì chỉ hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm
phát sinh hậu quả chung, còn hành vi của những người khác là thông qua hành vi của
người thực hành mà gây ra hậu quả đó- hay nói cách khác là nguyên nhân gián tiếp đưa
đến hậu quả chung.


14
Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của đồng
phạm.
Nhận định này sai vì dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm chỉ bao gồm 3 yếu tố: số lượng
người tham gia, dấu hiệu hành vi phạm tội và yếu tố “lỗi cố ý”/ Theo dấu hiệu chủ quan
thì đồng phạm không có thông mưu trước tức là giữa những người đồng phạm không có
sự thỏa thuận, bàn bạc trước về việc cùng thực hiện một tội phạm hoặc là có sự thỏa
thuận nhưng không đáng kể. Ví dụ: những người đồng phạm nhất trí với nhau ở hiện
trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm đó hoặc là trường hợp đồng phạm
hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm. Vì vậy bàn bạc, thỏa thuân trước về
thực hiện tội phạm không là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.
15
“Cùng mục đích” là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.
Nhận định này sai vì chỉ khi cấu thành tội phạm quy định mục đích là dấu hiệu bắt buộc
để định tội thì mới xét đến. VD: Điều 121: Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nhằm
chống chính quyền nhân dân.
16

2


Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, những người đồng phạm buộc phải có dấu
hiệu của chủ thể đặc biệt.
Nhận định này sai chỉ (những) người thực hành phải có đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc
biệt. Nếu không họ chỉ có thể là người giúp sức, hoặc cá biệt họ có thể phạm tội khác.
Người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục không buộc phải có dấu hiệu của chủ thể
đặc biệt này. Ví dụ: Tội tham ô tài sản (Điều 353), Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145).
17
Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội

Nhận định này sai vì người thực hành ngoài việc tự mình thực hiện hành vi phạm tội
được mô tả trong cấu thành tội phạm, còn có thể thực hiện tội phạm thông qua việc tác
động đến người khác để họ thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, khi
người thực hiện hành vi thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Không có năng lực TNHS hoặc chưa đạt độ tuổi chịu TNHS theo luật định.
- Không có lỗi hoặc chỉ có lỗi cố ý do sai lầm.
- Được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức thân thể hoặc tinh thần.
18
Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm phải căn cứ vào hành vi của
người thực hành.
Nhận định này đúng vì hành vi của người thực hành đóng vai trò trung tâm trong vụ án
đồng phạm, người thực hành dừng lại hành vi ở giai đoạn phạm tội nào thì tất cả những
người phạm tội khác được coi là phạm tội ở giai đoạn đó.

3


19
Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là đồng phạm.
Đúng vì sau khi hoàn thành nhưng trước khi kết thúc. Thực hiện trong quá trình sau hoàn
thành. Vd: A lẻn vào nhà B để cướp tài sản (Điều 168, cấu thành vật chất), A bóp cổ B
chết nhưng không biết B để tài sản ở đâu. Sau đó A gọi điện thoại cho C hỏi xem B
thường để tài sản ở đâu thì C chỉ cho A biết chỗ để lấy tài sản. Như vậy hành vi này là
giúp sức trong khi tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc.
20
Hành vi giúp sức trong đồng phạm phải được thực hiện trước khi người thực hành bắt
tay vào việc thực hiện tội phạm.
Sai vì Hành vi giúp sức trong đồng phạm phải được thực hiện trước hoặc trong khi
người thực hành đang thực hiện tội phạm nhưng chưa kết thúc.
21

Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức.
Sai vì đồng phạm phức tạp là đồng phạm có từ 2 trong 4 loại người đồng phạm trở lên
còn phạm tội có tổ chức ( khoản 2 Điều 17) là có sự câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm. Có những trường hợp đồng phạm phức tạp nhưng không có sự
câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm thì nó không phải là phạm
tội có tổ chức. Thậm chí có những trường hợp phạm tội có tổ chức nhưng tất cả những
người phạm tội đều là người thực hành thì cũng không phải là đồng phạm phức tạp mà là
đồng phạm đơn.
22

4


Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm do
người thực hành thực hiện trên thực tế.
Sai vì những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của
người thực hành ( Khoản 4 Điều 17) vì khi đó giữa những người đồng phạm không tồn
tại mối quan hệ cố ý cùng tham gia thực hiện hành vi vượt quá đó. Họ không được biết
về hành vi vượt quá đó và cũng không mong muốn hậu quả xảy ra. Do đó hành vi của
những người phạm tội khác không có mối quan hệ nhân quả với hành vi vượt quá đó.
Ngoài ra trong vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm có nêu ra nguyên tắc chịu
trách nhiệm độc lập. Người đồng phạm này ko phãi chịu TNHS về hành vi vượt quá của
người đồng phạm khác. Nếu người thực hành có hành có hành vi vượt ra ngoài mục đích
chung của những người đồng phạm khác thì những người đồng phạm khác ko phải chịu
trách nhiệm hình sự đối vs hành vi này.
23
Mọi hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều coi là hành vi
giúp sức trong đồng phạm.
Sai vì muốn giúp sức trong đồng phạm thì hành vi hứa hẹn phải thực hiện trước khi tội
phạm kết thúc, còn hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có không

được hứa hẹn trước và thực hiện sau khi tội phạm kết thúc thì bị coi là hành vi liên quan
đến cấu thành tội phạm độc lập dưới hình thức che dấu tội phạm. (Đ18 BLHS 2015)

BÀI TẬP
2.
Trong vụ án trên có đồng phạm không? Nếu có hãy xác định vai trò của mỗi người trong
đồng phạm. Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào?

5


Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại nào? Tình
huống trên có phải là trường hợp phạm tội có tổ chức không? Tại sao?
 Lần thứ nhất Ngọc vào nhà ông Bằng thực hiện hành vi của người thực hành và
người giúp sức. Vì vậy ta xét ở đây hành vi của Ngọc là hành vi của người thực hành.
 Xét về dấu hiệu chủ quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại đồng phạm có
thông mưu trước.
 Xét về dấu hiệu khách quan, hình thức đồng phạm trong vụ án này là loại đồng phạm
phức tạp. Vì có 2 nguời giữ vai trò người thực hành và 2 người giữ vai trò người giúp
sức.
 Tình huống trên là trường hợp phạm tội có tổ chức Vì ta thấy trong trường hợp này.
Những người phạm tội đã có sự câu kết chặt chẽ với nhau có sự phân công vai trò cho
nhau. Có sự thông mưu bàn bạc từ tr đề bài cũng nói rõ Trường, Hiếu, Ngọc là những
đối tượng lưu manh chuyên nghiệp. Đã hai lần thực hiện hành chúng có hành vi trộm
cắp tài sản nhà ông Bằng, có hành vi phạm tội nhiều lần.
3.
A và B có đồng phạm với C và D trong vụ giết người nêu trên không? Nếu có thì vai trò
của từng người như thế nào? Hành vi giết người nêu trên có thuộc trường hợp phạm tội
có tổ chức không? Tại sao?
 A và B có đồng phạm với C và D trong vụ giết người nêu trên. A và B là người tổ

chức, C là người giúp sức và d là người thực hành.
 Hành vi giết người nêu trên có thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức không. Vì ở đây
ta thấy rõ có sự phân công vai trò của những người đồng phạm và tất cả họ cùng nhau
liên kết lại thực hiện tội phạm họ giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng thực
hiện tội phạm, đồng thời hành vi của họ đã có sự bàn tính thông mưu từ trước.
6

6


Nếu A (17 tuổi), B (15 tuổi) thì A và B có đồng phạm hay không? Tại sao?
 Nếu A (17 tuổi), B (15 tuổi) thì A và B không có đồng phạm hay không. Để được coi
là đồng phạm thì A và B phải thỏa mãn 4 yếu tố của đồng phạm. Tuy nhiên ở đây A chỉ
mới 15 và chỉ phải chịu TNHS cho những trường hợp đc quy định tại khoản 2 Điều 14.
Hành vi của A và C quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 14. Như vậy trong trường hợp này C ko phải chịu TNHS cho hành vi của
mình và A C ko phải đồng phạm.
7.
Anh (chị) hãy xác định:
A có phải là người xúi giục B và C phạm tội “trộm cắp tài sản” không? Tại sao? D có
đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với những người phạm tội trong vụ án này không? Tại
sao?
 A không phải là người xúi giục vì A không thỏa mãn 3 điều kiện của người xúi giục.
Thứ nhất A ko có hành vi xúi giục trực tiếp, A chỉ nói câu nói đó khi đang ngồi uông
nước, không hề nhằm bất kì đối tượng xác định nào.Thứ hai hành vi của A không phải là
hành vi xúi giục cụ thể. Câu nói của A chỉ mới gieo rắc tư tưởng xấu cho những người
xung quanh không hề gây ra vc thực hiện tội phạm.Thứ ba xét về mặt khách quan câu
nói của A có thể gây ảnh hưởng đến B và C nhưng không có ý định thúc đẩy B và C
phạm tội.
 D không là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với những người phạm tội trong vụ án

này.Vì theo tình huống đề bài cho thì sau khi lấy được hàng hóa ở cảng, B và C mang
đến gửi ở nhà D D biết số hàng này do trộm cắp có được nhưng vẫn đồng ý nhận giữ.
Như vậy việc D đồng ý nhận giữ số hàng được thực hiện sau khi B và C đã kết thúc hành
vi phạm tội của mình đồng thời ta thấy ở đây D cũng không có sự hứa hẹn trước với B
và C. Vì vậy trong trường hợp này D thỏa mãn các dấu hiệu để cấu thành một tội độc lập
là tội che dấu tội phạm chứ ko phaỉ đồng phạm vs B và C.
7


8.
Hãy xác định A và B có đồng phạm hay không? Nếu có, hãy xác định vai trò của mỗi
người?
 A và B là đồng phạm. trong trường hợp này A là người thực hành còn B là người giúp
sức.
9.
Anh (chị) hãy xác định:
Có đồng phạm trong việc giết người không? Tại sao? Nếu có đồng phạm, hãy xác định
vai trò đồng phạm của mỗi người? Mức độ trách nhiệm hình sự?
 Có đồng phạm trong việc giết người. Vì ở đây A và B đã thỏa mãn hết 4 dấu hiệu của
đồng phạm. Mặc dù mục đích giết chồng A của A và B khác nhau. A giết chồng vì mâu
thuẫn B giết chồng A vì tiền. Nhưng ở dây đã có sự tiếp nhận mục đích từ A sang B. nên
vẫn đc coi là đồng phạm.
 A là người xúi giục. Vì ở đây A thuê B giết người nhưng không vạch ra kế hoạch ra
sao giết người như thế nào; chỉ cung cấp thông tin cho B còn vc thực hành sao B tự
quyết còn B là người thực hành.
Mức độ trách nhiệm hình sự của A và B là như nhau. Đều phải chịu trách nhiệm hình sự
về hậu quả mình gây ra về tội giết người.
10.
Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản không? Nếu có thì mỗi người thực hiện tội
phạm với vai trò nào, mức độ trách nhiệm ra sao? Có đồng phạm trong tội giết người

không? Tại sao?
 Có đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản. A là người giúp sức, B và C là người thực
hành. A B C chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp C phạm thêm tội giết người.

8


 Hành vi của C đã vượt quá ý định phạm tội của A và B vì vậy không có đồng phạm
trong trường hợp này.

9



×