Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà lông màu (Mía x Lương phượng) giai đoạn 1 75 ngày tuổi tại trại gà thương phẩm thuộc xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.13 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

TRẦN VĂN ĐỨC
Tên chuyên đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG GÀ LÔNG MÀU
(MÍA x LƢƠNG PHƢỢNG) GIAI ĐOẠN 1 - 75 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI GÀ
THƢƠNG PHẨM THUỘC XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

TRẦN VĂN ĐỨC
Tên chuyên đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG GÀ LÔNG MÀU
(MÍA x LƢƠNG PHƢỢNG) GIAI ĐOẠN 1 - 75 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI GÀ
THƢƠNG PHẨM THUỘC XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K45 – TY - N03
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Ngô Nhật Thắng

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo.
Nhờ vậy, em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học
kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy cô đã
trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào
cuộc sống và sự nghiệp sau này.
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân. Em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật
Thắng, đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các
thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Nhật Thắng đã trực tiếp hướng dẫn để em

hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Sinh viên

Trần Văn Đức


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm .. 32
Bảng 4.1: Chuẩn bị điều kiện để nuôi gà ........................................................ 35
Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các ngày .............................................. 38
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm qua các ngày tuổi.......... 40
Bảng 4.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn (tính chung trống mái) ......................... 41
Bảng 4.5. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh ............................................. 42
Bảng 4.6. Kết quả công tác phòng bệnh bằng thuốc....................................... 44
Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho gà ....................................... 47
Bảng 4.8.Tình hình mắc bệnh ở đàn gà tại trại ............................................... 52
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn gà thịt lông màu ............................. 56
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng đúng quy trình chăm sóc, nuôi
dưỡng và điều trị bệnh cho gà. ........................................................................ 58


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hệ tiêu hoá của gia cầm .................................................................... 8



iv

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

CRD:

Chronic Respiratory Disease

ĐVT:

Đơn vị tính

E.coli:

Escherichia coli

Nxb :

Nhà xuất bản

SS:

Sơ sinh


STT:

Số thứ tự

TCLS:

Triệu chứng lâm sàng

TT:

Tăng trọng

TTTĂ:

Tiêu tốn thức ăn


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2

1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập.............................................................................. 3
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 3
2.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 4
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 4
2.2. Đặc điểm của gia cầm ................................................................................ 6
2.2.1. Đặc điểm chung của gia cầm .................................................................. 6
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà ................ 8
2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm .......................................................................................... 12
2.2.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà mía, gà Lương Phượng ... 16
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 17
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 18
2.4. Giới thiệu vài nét về gà lai (Mía x Lương Phượng)................................. 19


vi

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....30
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 30
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 30
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 30
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 30
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 30
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ................................... 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 34
4.1. Công tác chăn nuôi gà tại trại................................................................... 34

4.1.1. Công tác chuẩn bị khi nuôi gà ............................................................... 25
4.1.2. Sinh trưởng tích luỹ của gà khảo nghiệm ............................................. 39
4.2. Công tác phòng bệnh................................................................................ 42
4.2.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh ................................................................ 42
4.2.2. Công tác phòng bệnh bằng thuốc .......................................................... 43
4.2.3. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin ....................................................... 44
4.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho gà lông màu ........................... 48
4.3.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn gà thịt lông màu tại cơ sở ........................... 48
4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà tại trại ............................................... 52
4.4. Công tác khác ........................................................................................... 57
4.5. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng ...... 58
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 59
5.1. Kết luận .................................................................................................... 59
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN


1

Phần 1
Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền kinh tế phát triển từ lâu đời, trong đó sản
xuất nông nghiệp đã trở thành ngành nghề truyền thống và góp phần không
nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi cũng là một
ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó không những đáp
ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã
hội mà còn là nguồn thu nhập hiệu quả cao góp phần cải thiện đời sống xã hội
của nhiều người lao động trong thời gian qua. Tổng đàn gia cầm của nước ta

hiện nay khoảng 100 triệu con, trong đó gà chiếm khoảng 88%, vịt 9%, còn
lại là các loại gia cầm khác… Cùng với số lượng lớn thì cơ cấu loài của chăn
nuôi gia cầm cũng rất đa dạng, điều này đã đưa ngành chăn nuôi gia cầm lên
vị trí thứ nhất trên cả các ngành chăn nuôi khác như: chăn nuôi lợn, chăn nuôi
trâu bò … Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), Việt Nam
là một nước nuôi nhiều gà, đứng hàng thứ 13 thế giới và vị trí hàng đầu khu
vực Đông Nam Á. Với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì ngành nông nghiệp
vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về thực phẩm như thịt, trứng...
ngày càng cao vì vậy các nhà chăn nuôi gia cầm phải không ngừng áp dụng
những tiến bộ vào quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gia cầm góp phần đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhằm đạt được hiệu quả chăn nuôi có chất
lượng tốt, sản lượng cao và hiệu quả kinh tế lớn. Trong những năm gần đây
với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
theo chủ trương của Ðảng và Nhà nước, ngành chăn nuôi đã có được sự đầu
tư về khoa học kỹ thuật, vốn, đưa giống mới có năng suất, chất lượng hiệu
quả cao vào sản xuất góp phần vào thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn. Với


2

những chính sách thuận lợi và phù hợp của nhà nước, nên ngành chăn nuôi
gia cầm đã và đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều trại nuôi gia cầm với
nhiều quy mô. Chăn nuôi gà là một phương hướng phát triển lớn trong
phương hướng phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia
cầm nói riêng. Bên cạnh những giống gà và phương thức nuôi truyền thống
thì đã xuất hiện những giống gà mới và phương thức nuôi hiện đại, trong số
đó thực hiện nuôi gà theo phương thức chuồng kín đang được áp dụng ngày
càng rộng rãi. Xuât phát từ yêu cầu thưc tế đó, em tiến hành thực hiện chuyên
đề “Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà lông màu (Mía x Lương

phượng) giai đoạn 1 - 75 ngày tuổi tại trại gà thương phẩm thuộc xã Khe
Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Ngô Nhật Thắng, xã Khe Mo,
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà lông màu nuôi
tại trại..
1.2.2. Yêu cầu
- Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà lông
màu nuôi tại trại đạt hiệu quả cao.
- Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy
trình phòng, trị bệnh cho đàn gà lông màu nuôi tại trại.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại gà thịt Ngô Nhật Thắng được xây dựng năm 2013, là trại với quy
mô xây dựng có khả năng nuôi 4000 gà thịt. Trại được xây dựng tại xã Khe
Mo, huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên với diện tích 800m2
Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21o32’ đến 21o51’độ vĩ bắc,
105o46’ đến 106o04’ độ kinh đông. Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc
Cạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông
giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái
Nguyên.Địa giới tự nhiên phân cách Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên là
dòng sông Cầu uốn lợn quanh co từ xã Cao Ngạn theo hớng bắc - nam xuống

đến đập Thác huống.
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. Trong đó đất lâm
nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các
công trình công cộng 3,2% và đất cha sử dụng chiếm 25,7%.Núi Chùa Hangxa còn gọi là núi đá Hoá Trung, núi Long Tuyền, nằm trên đất thị trấn Chùa
Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những danh thắng
nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.
Núi Voi, còn có tên là núi Thạch Tượng, núi Tượng Lĩnh, ở xã Hoá
Thượng. Thế núi hiểm trở, giống hình con voi. Cuối thế kỷ XVI, nhà Mạc lấy
núi làm căn cứ chống nhau với quan quân nhà Lê - Trịnh.
Huyện Đồng Hỷ được đặt từ thời nhà Trần. Năm 1469, dưới triều vua
Lê Thánh Tông đổi thành Đồng Hỷ, sau đổi là huyện Đồng Gia, rồi lại đổi
thành Đồng Hỷ; là một trong 7 châu, huyện thuộc phủ Phú Bình. Trong thời
nhà Nguyễn (TK XIX), huyện Đồng Hỷ gồm: 9 tổng, 33 xã, thôn, trang,


4

phường; huyện lỵ đặt ở xã Huống Thượng.
2.1.2. Điều kiện khí hậu
Trang trại thuộc tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực trung du và
miền núi bắc bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại
Ngô Nhật Thắng cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng, nhiệt độ thay
đổi theo mùa rõ rệt.
Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều (từ tháng 4 đến tháng 8), mùa đông lạnh,
khô (từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Nhiệt độ trung bình năm khoảng
23,4oC. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7oC; nhiệt độ tối cao lên tới
41oC. Ở độ cao 400 m nhiệt độ trung bình năm 20,6oC; Từ độ cao 1.000 m trở
lên nhiệt độ chỉ còn 16oC. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,2oC. Nhiệt
độ cao tuyệt đối 33,1oC.
Lượng mưa trung bình 2.500 mm, phân bố không đều trong năm, tập

trung nhiều vào tháng 7, tháng 8, độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường
khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400 m trở lên, không có mùa khô.
Mùa Đông có gió Bắc với tần suất > 40%. Mùa Hạ có gió Đông Nam với tấn
suất 25% và hướng Tây Nam. Với điều kiện khí hậu như vậy, tương đối thuận
lợi cho nghành chăn nuôi phát triển.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức trại gà
Trại gồm có 2 người trong đó có:
+ 1 quản lý
+ 1 công nhân
2.1.3.2. Cơ sở vật chất của trại
Trại mới được xây dựng nên cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đều được
quan tâm và chú trọng.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×