Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận kinh tế học tiền tệ ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.29 KB, 16 trang )

Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

TIỂU LUẬN KINH TẾ HỌC TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH:
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRONG LĨNH
VỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH-NGÂN
HÀNG

GVHD: PGS,TS Hoàng Trần Hậu
HVTH: Hoàng Viết Thắng
MSHV: 6002201270

Bình Phước, ngày 23 tháng 10 năm 2017
1


Mục lục
1.
2.
3.

Tài liệu tham khảo
PHẦN I: GIỚI THIỆU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
PHẦN II: LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (Financial Technology -

4.

Fintech).
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT

TÀI LIỆU THAM KHẢO


2


1. Clement, A. 2016, Fintech Innovation: An Overview, Board of Governors
of the Federal Reserve System, Washington D.C.
2. Fintech Australia 2016, Australia’s Fintech Ecosystem, Melbourne,
Australia.
3. Fintech Meetup Viet Nam, Fintech Viet Nam Startups Report 2015.
4. Frost and Sullivan 2016, The Fintech in Australia - Trends, Forecasts and
Analysis 2015-2020, State Government of Australia.
5. Hong Kong Monetary Authority 2016, Development of a Fintech
Ecosystem in Hong Kong.
6. Indonesia Financial Services Authority 2016, Developing Indonesia’s
Fintech Ecosystem.
7. Monetary Authority of Singapore 2016, Fintech Regulatory Sandbox
Guidelines.
8. SparkLabs Global Venture 2016, Fintech Industry Overview 2016.
9.

/>
firms-to-serve-customers/.
10. Các Báo cáo của Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước tại Singapore và
Hồng Kông.

PHẦN I
GIỚI THIỆU VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
3


Kinh tế Tiền tệ Ngân hàng là môn học nghiên cứu sự vận động của hệ thống

tài chính nói chung, sự vận động của hệ thống ngân hàng nói riêng để tìm ra những
căn cứ cho việc hoạch định các chính sách tiền tệ và tài khóa của chính phủ trong
nền kinh tế. Thực chất đây là sự cụ thể hóa môn Kinh tế học vĩ mô trong một lĩnh
vực cụ thể, quan trọng của nền kinh tế là lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Các vấn đề cụ thể được để cập đến trong môn học gồm:
* Tiền tệ trong nền kinh tế và mối liên hệ quan giữa sự vận động của tiền với
các hiện tượng kinh tế (lạm phát, chu kỳ kinh doanh, thâm hụt ngân sách..).
* Lãi suất là một biến số quan trọng có ảnh hưởng lớn tới tình trạng chung
của nền kinh tế.
* Hệ thống ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại với tư cách là trung
gian tài chính lớn nhất và ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý điều hành
chính sách tiền tệ.
* Thị trường tài chính bao gồm các thành phần như thị trường trái phiếu, thị
trường cổ phiếu.
* Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính trong điều
hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư (hay Cách mạng
Công nghiệp 4.0) diễn ra mạnh mẽ ở hầu khắp các lĩnh vực, thì sự phát triển ngày
càng lớn mạnh của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) ở Việt Nam và trên
thế giới là một biểu hiện sinh động của cuộc Cách mạng đang diễn ra trong lĩnh
vực tài chính - ngân hàng, tạo ra những giá trị mới cho người sử dụng và xã hội.
Điều này đang làm thay đổi và dần tái định hình mô hình hoạt động truyền thống
của các ngân hàng. Ở Việt Nam, sự nổi lên của các công ty cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán, chuyển tiền, cũng như các doanh nghiệp Fintech cung ứng dịch vụ
cho vay hàng ngang (Peer-to-Peer Lending), gọi vốn (crowd-funding)… với các
sản phẩm/dịch vụ sáng tạo, nhiều tiện ích dựa trên nền tảng kỹ thuật số đòi hỏi Việt
Nam cần sớm hoàn thiện hệ sinh thái Fintech nói chung và khuôn khổ pháp lý
trong lĩnh vực này nói riêng, đảm bảo sự phát triển hài hòa của hệ thống ngân hàng
và lĩnh vực Fintech, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là lý do chọn đề
tài “ Một số đề xuất giải pháp quản lý trong lĩnh vực phát triển công nghệ Tài

chính – Ngân hàng”.

PHẦN II
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (Financial Technology - Fintech)
4


1. Khái quát về Fintech
Lĩnh vực công nghệ tài chính (Financial Technology - Fintech) là một lĩnh
vực mà ở đó nhiều công ty tận dụng những sáng tạo, đổi mới trong công nghệ
nhằm cung ứng các giải pháp/dịch vụ tài chính đa dạng, hiệu quả và tiện lợi với chi
phí thấp hơn so với dịch vụ tài chính truyền thống cung ứng bởi các định chế tài
chính.
Đối tượng khách hàng chính của các công ty Fintech là các ngân hàng, công
ty bảo hiểm, tổ chức tài chính truyền thống, người tiêu dùng và các công ty khởi
nghiệp (start-ups). Theo báo cáo năm 2016 về hoạt động của Fintech trên toàn cầu
của SparkLabs Global Ventures1, các công ty Fintech trên thế giới hiện đang cung
cấp các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ ngân hàng, thanh
toán, tài chính doanh nghiệp, tài chính cá nhân, các loại tiền kỹ thuật số, các dịch
vụ thay thế dịch vụ lõi của hệ thống tài chính - ngân hàng (alternative cores)… với
các sản phẩm/dịch vụ công nghệ đa dạng như ví điện tử, công nghệ sổ cái phân tán
(DLT) trên nền tảng blockchain, thương mại trực tuyến B2C, mPOS… (xem Bảng
1).
Bảng 1 – Một số sản phẩm, dịch vụ chính do Fintech cung ứng
STT Loại hình hoạt động
1

Một số sản phẩm dịch vụ chính

Công nghệ ngân hàng - Công cụ phân tích số liệu (Analytics)

- Quản lý dữ liệu
- Quản lý quan hệ khách hàng
- An toàn, bảo mật

2

Thanh toán

- Thương mại trực tuyến B2C
- Thiết bị chấp nhận thẻ/ví di động
- Chuyển tiền ngang hàng (P2P money transfer)
- Các giải pháp về thanh toán

3

Tiền kỹ thuật số

- Công nghệ blockchain
- Bitcoin
- Ví kỹ thuật số (digital wallets)
5


- Các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số

4

Tài chính doanh nghiệp - Cho vay hàng ngang giữa doanh nghiệp (P2P
Business Lending)
- Cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp

- Gọi vốn (crowfunding)2

5

Tài chính cá nhân

- Cho vay tiêu dùng hàng ngang (P2P Consumer
Lending)
- Dịch vụ tư vấn tài chính tự động (Robo
Advisors)3
- Quản lý tài chính cá nhân (Personal Finance
Management)
- Cho vay trả góp
- Xếp hạng tín dụng

6

Các dịch vụ thay thế
dịch vụ lõi

- Bảo hiểm sức khỏe/ô tô/tài sản thay thế
- Ngân hàng kỹ thuật số

Nguồn: Fintech Industry Overview 2016, SparkLabs Global Venture
Trong lĩnh vực ngân hàng, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty Fintech
những năm trở lại đây, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán và cho vay, cũng là một
vấn đề được nhiều ngân hàng thực sự quan tâm. Tuy nhiên, công ty Fintech và
ngân hàng đều có những ưu điểm riêng biệt mà cả hai bên đều có thể khai thác lẫn
nhau.
Đối với các công ty Fintech, việc tự do sử dụng những công nghệ hiện đại

nhất để xây dựng các giao diện thân thiện với người sử dụng là một trong những
thế mạnh nổi trội. Các công ty Fintech không sở hữu các cơ sở hạ tầng thị trường
tài chính cơ bản, do đó, mục tiêu của họ là giúp người sử dụng có trải nghiệm tốt
hơn những dịch vụ hiện có của ngân hàng. Các công ty này, cũng làm tốt hơn các
ngân hàng trong việc nắm bắt các giá trị cốt lõi của khách hàng từ lượng dữ liệu
lớn nhằm cung cấp những dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn (chẳng hạn như trong lĩnh
vực cho vay).

6


Ngược lại, với các công ty Fintech, các ngân hàng vẫn giữ được những lợi
thế cạnh tranh nhất định, đó là những mối quan hệ từ lâu với khách hàng, hành
lang pháp lý quy định cụ thể, chặt chẽ, kinh nghiệm trong quản trị rủi ro và sự kết
nối liên thông với hạ tầng thị trường tài chính trong nước và quốc tế... Điều quan
trọng hơn cả là việc họ có am hiểu sâu sắc với hạ tầng tài chính hiện hành để có thể
cung cấp các dịch vụ tài chính tới khách hàng một cách toàn diện, đầy đủ nhất.
Do thế mạnh của các công ty Fintech là điểm yếu của các ngân hàng và
ngược lại, nên ngày nay, ngân hàng và các công ty Fintech đều hướng tới việc hợp
tác trong triển khai cung ứng các dịch vụ tài chính nhằm tận dụng tốt nhất những
lợi thế mà bên đối tác có được. Việc hợp tác này hiện là xu hướng nổi trội trên toàn
thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung
là mang lại những dịch vụ tài chính và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng (xem
Hình 1).
Hình 1 – Các phương thức kết hợp giữa các công ty Fintech và ngân hàng

*
*
*
*

*

Mua lại công ty
Fintech thiết lập quyền đầu tư
Khởi động các chương trình hỗ trợ các công ty Fintech
Hợp tác với các công ty Fintech
Thành lập các công ty Fintech trực thuộc ngân hàng

Nguồn: Medium.com
Theo báo cáo của SparkLabs, hiện nay, thanh toán vẫn đang là một trong
những lĩnh vực được các công ty Fintech đặc biệt chú trọng do việc ứng dụng công
nghệ trong lĩnh vực này mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Trong năm
2015, lượng giao dịch thanh toán kỹ thuật số chiếm tỷ trọng rất lớn (93,6%) so với
các lĩnh vực khác như tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân. Tuy nhiên, báo
cáo cũng dự báo rằng trong những năm tới, các giao dịch Fintech trong mảng thanh
toán sẽ có chiều hướng giảm đi, nhường chỗ cho các dịch vụ khác thuộc lĩnh vực
7


tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp như cho vay doanh nghiệp, cho vay cá
nhân, đầu tư tự động... (xem Biểu 1).
Biểu 1 –Lượng giao dịch toàn cầu của các giao dịch kỹ thuật số

Nguồn: Statista 2015
Tình hình phát triển Fintech tại Việt Nam: Qua nghiên cứu ban đầu, lĩnh vực
Fintech ở Việt Nam còn khá mới mẻ với khoảng 36 công ty hoạt động trong lĩnh
vực này, trong đó, phần lớn tập trung vào mảng thanh toán. Hiện nay, có hơn một
nửa các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam đang cung cấp cho người
tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến (như Moca, Payoo,VinaPay, MoMo...),
hoặc cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS 4. Bên cạnh những loại

hình Fintech trên, Việt Nam còn có một số doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động ở
những lĩnh vực khác như gọi vốn (FundStart, Comicola, Betado hay FirstStep...),
dịch vụ cho vay trực tuyến (LoanVi), quản lý dữ liệu tài chính cá nhân (BankGo,
Moneylover, Mobivi), ngân hàng kỹ thuật số (Timo)...Tuy nhiên, khuôn khổ pháp
lý cho các doanh nghiệp này hoạt động còn chưa đầy đủ, do đó, một số loại hình
doanh nghiệp hoạt động mang tính tự phát, tiềm tàng rủi ro.
Các loại hình Fintech tại Việt Nam
STT Lĩnh vực hoạt động

Số công ty Tỷ lệ

1

20

Thanh toán (di động)

56%
8


2

Gọi vốn (Crowdfunding) 4

11%

3

Bitcoin/Blockchain


3

8%

4

Quản lý tài chính cá nhân 3

8%

5

Quản lý POS/mPOS

2

5,5%

6

Quản lý dữ liệu

2

5,5%

7

Cho vay


1

3%

8

So sánh thông tin

1

3%

Tổng

36

100%

Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói rằng, các doanh nghiệp khởi nghiệp
và cả các doanh nghiệp lớn cùng các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu nhận thấy
nhiều cơ hội chưa được khai thác ở lĩnh vực Fintech tiềm năng của Việt Nam. Vào
tháng 3/2016, Quỹ đầu tư 500 Startups5 đã thông báo kế hoạch cấp vốn cho khoảng
100 - 150 công ty Fintech có hoạt động liên quan đến Việt Nam với giá trị mỗi lần
hỗ trợ khoảng 100.000 - 150.000 USD... qua đó cho thấy, kỳ vọng vào tiềm năng
phát triển lĩnh vực Fintech ở Việt Nam là rất lớn và lĩnh vực này được dự báo là sẽ
bùng nổ trong thập kỷ tới.
Hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, khuôn khổ pháp lý và
quản lý về cơ bản mới chỉ đáp ứng đối với các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ
trong lĩnh vực thanh toán (các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán); do

vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan cần tích
cực nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để hoàn chỉnh môi trường pháp
lý, hạ tầng thị trường tài chính... giúp các doanh nghiệp Fintech hoạt động đúng
định hướng và phát triển bền vững.
2. Kinh nghiệm quản lý lĩnh vực Fintech tại một số quốc gia
2.1. Úc
- Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu:
Lĩnh vực Fintech ở Úc là một trong ba lĩnh vực công nghệ mới nổi hàng đầu
trên thế giới. Mặc dù là một ngành công nghiệp non trẻ ở Úc, song Fintech là một
trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Tính đến tháng
9


9/2015, quy mô thị trường Fintech Úc đạt xấp xỉ 1,1 tỷ USD và hiện có khoảng
10.000 người đang làm việc trong lĩnh vực tài chính số này tại Úc. Dự kiến ngành
Fintech Úc sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 76,36% và đạt quy mô 4,2 tỷ AUD
vào năm 2020 (Frost & Sullivan, 2016). Các công ty Fintech được dự đoán sẽ
chiếm từ 20 - 30% doanh thu của các ngân hàng truyền thống trong 3 năm tới và
được xem là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành
công nghệ tài chính với mức lợi nhuận 25 tỷ USD.
Fintech ở Úc chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển vào hai lĩnh vực: cho
vay và quản lý tài chính/tài sản cá nhân. Hai lĩnh vực này chiếm khoảng 46% tỷ
trọng của các công ty Fintech đang hoạt động trong ngành. Việc ứng dụng công
nghệ vào quản lý, bảo hiểm, phát triển công nghệ dựa trên blockchain cũng là
những nhóm ngành có nhiều tiềm năng phát triển ở Úc.
- Môi trường chính sách:
Ngân hàng Trung ương Úc (NHTƯ Úc), Cơ quan Quản lý An toàn Úc
(APRA) và Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) là ba cơ quan tham gia vào
quá trình xây dựng chính sách cho các công ty Fintech ở quốc gia này. NHTƯ Úc
có chức năng điều hành chính sách tiền tệ và ổn định hệ thống tài chính. Thông qua

việc ban hành các quy định trong lĩnh vực thanh toán, NHTƯ Úc đóng vai trò
hoạch định khung chính sách cho thị trường Fintech. Trong khi đó, APRA chịu
trách nhiệm ban hành và giám sát việc thực hiện các quy định an toàn của tổ chức
nhận tiền gửi, công ty bảo hiểm và quỹ lương hưu. ASIC chịu trách nhiệm đối với
các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng, minh bạch thị trường và các
công ty tham gia niêm yết trên thị trường.
Để trở thành một trong những hệ sinh thái Fintech phát triển năng động,
cạnh tranh và phát triển bền vững trên thế giới như hiện tại, các nhà quản lý và
hoạch định chính sách Úc đã chú trọng vào 5 trụ cột: (i) tài năng của người sáng
lập và đội ngũ nhân viên; (ii) môi trường (người hướng dẫn, các dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp, môi trường tương tác giữa cơ quan quản lý và doanh
nghiệp); (iii) khách hàng (khả năng tiếp cận khách hàng, nhu cầu thị trường, đối tác
phân phối, Chính phủ); (iv) vốn; và (v) khuôn khổ pháp lý/chính sách (môi trường
chính sách hỗ trợ các công ty Fintech, chính sách hỗ trợ phát triển các doanh
nghiệp khởi nghiệp). Bí quyết thành công của hệ sinh thái Úc chính là khả năng
tiếp cận và thu hút, đào tạo nhân tài và chuyên gia am hiểu công nghệ và tài chính,
cùng với đó là sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp Fintech Úc đã hình thành
nên một không gian làm việc chung gắn kết, năng động, hướng tới mục tiêu chung
xây dựng một hệ sinh thái Fintech tốt nhất trong khu vực và trên thế giới.

10


2.2. Singapore
Tháng 8/2016, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đã xây dựng
Phòng Thí nghiệm Sáng tạo Fintech (Fintech Innovation Lab). Ngay sau đó, vào
tháng 11/2016, MAS đã ban hành Hướng dẫn khung pháp lý thử nghiệm “Regulatory Sandbox framework” cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực
Fintech, trong đó, đặt ra mục tiêu và các nguyên tắc hướng dẫn cho các tổ chức tài
chính đăng ký cung ứng dịch vụ Fintech sáng tạo. Đối tượng áp dụng không hạn
chế đối với các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp Fintech và các công ty cung

ứng dịch vụ tài chính hoặc cung ứng dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Các công ty Fintech cần hiểu rõ mục tiêu và các nguyên tắc của môi trường
thử nghiệm để đảm bảo tuân thủ các quy định về mặt pháp lý. Môi trường pháp lý
thử nghiệm có thể sẽ không còn phù hợp trong một số trường hợp:
- Dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng tương tự như các dịch vụ hiện đang
cung ứng trên thị trường, trừ khi các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể chứng minh
được: (i) một công nghệ khác biệt được sử dụng hoặc (ii) cùng một công nghệ
nhưng được sử dụng một cách khác biệt.
- Tổ chức tài chính không chứng minh được đã làm hết trách nhiệm, bao
gồm việc kiểm thử dịch vụ tài chính cung ứng trong môi trường pháp lý thử
nghiệm và nắm bắt được những quy định pháp lý khi triển khai cung ứng dịch vụ
tài chính đó.
Bên cạnh đó, MAS cũng nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hồ sơ
xin cấp phép của các công ty Fintech, chẳng hạn như:
+ Dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng có công nghệ mới hoặc sử dụng công
nghệ cũ theo phương thức cải tiến.
+ Dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng đáp ứng được nhu cầu của thị trường
và mang lại những lợi ích cho người tiêu dùng.
+ Các công ty Fintech có khả năng triển khai các dịch vụ tài chính dự kiến
cung ứng ở Singapore trên quy mô rộng sau khi rời khỏi môi trường pháp lý thử
nghiệm.
+ Các kịch bản kiểm tra và kết quả dự kiến từ việc thí điểm dịch vụ tài chính
trong môi trường thử nghiệm cần được xác định rõ ràng và phải thông báo cho
MAS chi tiết quá trình kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt.
11


+ Những điều kiện ranh giới thích hợp cũng cần được xác định cụ thể trong
môi trường pháp lý thử nghiệm nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và
đồng thời duy trì sự an toàn, lành mạnh của lĩnh vực tài chính.

+ Những rủi ro trọng yếu bắt nguồn từ dịch vụ tài chính dự kiến cung ứng
cần được đánh giá và giảm thiểu.
Liên quan đến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Fintech, MAS đã thiết lập
Khuôn khổ Hợp tác với Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) nhằm thúc
đẩy mối liên kết về Fintech giữa hai quốc gia vào ngày 13/3/2017. Khuôn khổ này
cho phép MAS và FSA giới thiệu các doanh nghiệp Fintech ở mỗi nước tới thị
trường nước kia; theo đó, các công ty được giới thiệu của một nước có thể trực tiếp
làm việc với cơ quan quản lý ở nước kia để nhận những tư vấn về khuôn khổ pháp
lý và quản lý (như các loại giấy phép cần thiết). Điều này giúp giảm thiểu sự không
chắc chắn về pháp lý và quản lý, cũng như những rào cản tham gia thị trường.
Việc MAS ban hành hướng dẫn khung pháp lý thử nghiệm trong lĩnh vực
Fintech đã tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các công ty Fintech tham
gia và cung ứng các dịch vụ tài chính đổi mới, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng
tài chính và thu hút, trọng dụng nhân tài. Đồng thời, việc áp dụng khung pháp lý
thử nghiệm cho Fintech giúp thị trường tài chính Singapore trở thành một trong
những hệ sinh thái Fintech và thị trường tài chính năng động, phù hợp với mục tiêu
của Chính phủ Singapore là biến nước này thành Trung tâm đổi mới - sáng tạo
hàng đầu thế giới (Tháng 2/2016, trong một nghiên cứu được ủy quyền bởi Chính
phủ Anh, Ernst & Young LLP đã xếp hạng Singapore đứng thứ 4 trong số các trung
tâm Fintech toàn cầu). Việc thiết lập Khuôn khổ Hợp tác song phương với các
nước của MAS tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Fintech trong nước mở rộng thị
trường hoạt động một cách thuận lợi và hiệu quả.
2.3. Indonesia
Mặc dù lĩnh vực Fintech ở Indonesia còn non trẻ, song đang lan rộng nhanh
chóng bởi sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự am hiểu về công nghệ. Các
doanh nghiệp Fintech tại Indonesia cung ứng một số sản phẩm tài chính sáng tạo
và đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu trong việc tạo ra những giải pháp mới cho
người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính ở những vùng xa xôi, hẻo lánh.
Tính đến tháng 9/2016, có 111 công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech tại
Indonesia (OJK, 2016). Những công ty này cung cấp một số dịch vụ chủ yếu như

thanh toán, gọi vốn, lập kế hoạch tài chính...; trong đó, phần lớn là hoạt động trong
lĩnh vực thanh toán. Sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với Fintech đã và đang
diễn ra tại Indonesia. Trên cơ sở khai thác tiềm năng phát triển và lợi ích mà
12


Fintech có thể đem lại, Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK) đã nhìn nhận
Fintech là một công cụ quan trọng để đẩy mạnh phổ cập tài chính, hỗ trợ và thúc
đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). OJK
cũng đặc biệt quan tâm đến việc giảm thiểu rủi ro mâu thuẫn tiềm tàng giữa các
công ty Fintech và định chế tài chính (ngân hàng).
Với việc nghiên cứu mô hình của các quốc gia tiên phong trong lĩnh vực
Fintech như Vương quốc Anh, Hồng Kông và Singapore, hiện nay Indonesia đang
xây dựng chính sách và thành lập một Trung tâm đổi mới, sáng tạo (Innovation
Hub) cho lĩnh vực Fintech mới nổi này, cũng như thành lập Nhóm đặc trách nội bộ
để thúc đẩy Fintech.
Để có được khuôn khổ pháp lý đầy đủ, toàn diện hỗ trợ các doanh nghiệp
Fintech ở Indonesia và hình thành nên một hệ sinh thái Fintech phát triển năng
động trong khu vực ASEAN, Chính phủ Indonesia luôn cố gắng cân bằng lợi ích
của doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia trong quá trình xây dựng cơ chế chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, sự phối hợp liên
Bộ (OJK, Ngân hàng Trung ương Indonesia, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ
Công nghiệp, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông...) cũng đóng
vai trò rất quan trọng để hoàn thiện khung pháp lý; qua đó, giúp các doanh nghiệp
Fintech phát triển và cạnh tranh bình đẳng.
2.4. Hồng Kông
Hồng Kông là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu trên thế giới
(cùng với London và New York) và có tiềm năng lớn để trở thành một trung tâm
Fintech tại Châu Á. Lợi thế của Hồng Kông là nằm ở khu vực có cơ hội phát triển
Fintech lớn nhất trên thế giới, cùng với khả năng tiếp cận nguồn vốn dồi dào và hệ

thống các trường đại học đã phát triển gấp 7 lần trong hai thập kỷ qua. Bên cạnh
đó, Hồng Kông là một thị trường cởi mở, ít có sự can thiệp của Chính phủ, khuôn
khổ pháp lý chặt chẽ, hệ thống giáo dục tiên tiến... Đây là những tiền đề quan trọng
để Hồng Kông hướng đến xây dựng một hệ sinh thái Fintech đổi mới và sáng tạo.
Theo báo cáo của Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA), hiện nay có 48/100
công ty Fintech hàng đầu trên thế giới đang hoạt động tại quốc gia này và số lượng
các công ty cung ứng dịch vụ thanh toán có xu hướng gia tăng, các dịch vụ
Paypass, PayWave và ApplePay đang ngày càng trở lên phổ biến; 13 phương tiện
thanh toán trả trước (SVFs) như thẻ trả trước, ví điện tử... đã được cấp phép tại
Hồng Kông.
Trước làn sóng phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong thời đại
số, vào tháng 9/2016, HKMA đã thành lập Trung tâm Đổi mới - Sáng tạo Fintech
13


(hay còn gọi là Văn phòng Thúc đẩy Fintech - FFO) để thúc đẩy sự phát triển lành
mạnh hệ sinh thái Fintech ở Hồng Kông và hướng tới trở thành một trung tâm
Fintech tại Châu Á. Đồng thời, FFO tìm cách thu hút các ngân hàng, công ty khởi
nghiệp và đại diện các ngân hàng trung ương để cùng nhau phát triển các ý tưởng
sáng tạo dựa trên nền tảng Fintech.
Chìa khóa mang lại thành công cho việc phát triển hệ sinh thái Fintech ở
Hông Kông chính là cơ chế hỗ trợ khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ;
khả năng duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và khả năng đạt
được sự cân bằng giữa việc phát triển thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Với sự hỗ trợ và ưu đãi của Chính phủ và cam kết mạnh mẽ của các tập đoàn
lớn và cộng đồng công nghệ trong nước, Hồng Kông có cơ hội để trở thành cường
quốc tiếp theo trong lĩnh vực này ở Châu Á, cùng với Singapore và Úc.
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT
Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 844/QĐ-TTg về

việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
đến năm 2025” nhằm: (i) Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình
hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa
trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và (ii) Hoàn thiện
hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Để triển khai Đề án này,
Thủ tướng Chính phủ giao “Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các
văn bản pháp luật cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo”... Ngoài ra, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào lĩnh vực đang quản
lý xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng năm và 5 năm trên
cơ sở Đề án này.
Để triển khai thực hiện Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ trong
bối cảnh các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều có những cách tiếp cận
khác nhau trong việc hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
Fintech, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo
(Steering Committee) và Tổ giúp việc (Working Group) về lĩnh vực Fintech của
Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/2017), bao gồm
các thành viên đến từ các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước do Phó Thống
đốc Nguyễn Kim Anh làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu đề xuất
tới Thống đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái (trong đó, khuôn khổ
pháp lý là một ưu tiên hàng đầu), tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt
14


Nam phát triển; đồng thời, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển lĩnh vực
Fintech tại Việt Nam phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ. Theo
Quyết định này, Vụ Thanh toán được giao làm Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, là
đầu mối duy nhất phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, giúp triển
khai những nhiệm vụ liên quan đến Fintech được nhất quán, tránh chồng chéo và

đảm bảo tính hiệu quả.
Với tiềm năng rất lớn của lĩnh vực Fintech Việt Nam xét về quy mô dân số
và lợi thế so sánh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhằm tận
dụng được tối đa những lợi ích mà lĩnh vực Fintech có thể đem lại cho thị trường
tài chính - ngân hàng Việt Nam nói riêng và cho tăng trưởng kinh tế nói chung, tạo
ra sự phát triển hài hòa giữa lĩnh vực ngân hàng - fintech; đồng thời, khuyến khích,
thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, một số nội dung cần triển khai trong thời gian tới như
sau:
Thứ nhất, Tổ giúp việc cần tiến hành khảo sát và đánh giá toàn diện lĩnh vực
Fintech ở Việt Nam; từ đó, đề xuất tới Ban chỉ đạo các giải pháp để hoàn thiện hệ
sinh thái Fintech ở Việt Nam, cụ thể: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng
khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (nếu cần) hướng đến xây dựng một “sân chơi bình
đẳng - level playing field” trong tương lai cho các công ty Fintech và ngân hàng
thương mại, qua đó, khuyến khích sự “hợp tác - cạnh tranh” cùng có lợi giữa hai
chủ thể này; Hoàn thiện hạ tầng thị trường tài chính, tăng cường kết nối liên thông
(interoperability) giữa các hạ tầng thị trường; Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
các sản phẩm dịch vụ tài chính, chú trọng đến sự tiện lợi, dễ sử dụng nhưng vẫn
đảm bảo tính an toàn, bảo mật; và Thúc đẩy nhu cầu của người sử dụng (qua việc
nâng cao nhận thức về tài chính của người dân, tăng cường lòng tin của người tiêu
dùng khi sử dụng dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng..., gắn kết chặt chẽ với việc triển
khai đồng bộ Chiến lược Quốc gia về Phổ cập Tài chính trong thời gian tới).
Thứ hai, cần nghiên cứu thấu đáo để hiểu rõ và làm chủ các công nghệ có
tính đổi mới, sáng tạo (như blockchain, công nghệ sổ cái phân tán - DLT...) trước
khi áp dụng ở Việt Nam, đảm bảo tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao nhất cho xã
hội.
Thứ ba, do con người là nhân tố quan trọng hàng đầu, đóng vai trò quyết
định đến việc xây dựng hệ sinh thái Fintech của mọi quốc gia trước trào lưu phát
triển của công nghệ; vì vậy, việc ươm mầm phát triển, thu hút, đào tạo và hỗ trợ
các chuyên gia công nghệ/nhân tài am hiểu về công nghệ số và kiến thức về lĩnh
vực tài chính - ngân hàng cần được các cơ quan quản lý ở Việt Nam hướng đến

trên cơ sở nghiên cứu mô hình quản lý và kinh nghiệm của một số quốc gia trong
khu vực như Singapore, Hồng Kông, Indonesia và Úc...
15


Thứ tư, cần tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của các tổ chức quốc tế
như ADB, WBG... và hợp tác song phương với các cơ quan quản lý các nước để
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong quản lý các doanh nghiệp Fintech.
Cuối cùng, các Bộ, ngành liên quan (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài
chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...) cần có sự phối hợp chặt chẽ
trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý/quản lý đồng bộ và nhất quán, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của Fintech nhằm thúc đẩy sự phát
triển năng động, bền vững và ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam
cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

16



×