Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình đô thị Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.66 KB, 13 trang )

Phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình đô thị Việt Nam hiện nay
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội và nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa
quá trình phân công lao động ở nước ta những năm gần đây càng rõ rệt. Nhờ có sự chuyển
biến định hướng đúng đắn có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước, đời sống nhân dân
được cải thiện, nâng cao hơn. Cơ chế thị trường đi sâu vào mọi khía cạnh của đời sống, các
mối quan hệ của con người đang có sự thay đổi lớn. Mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình cũng đang chịu tác động từ sự thay đổi đó. Trong đó đáng chú ý mối quan hệ giữa
vợ và chồng trong các gia đình hiện nay xoay quanh vấn đề “phân công lao động”.
Có thể nói nghiên cứu về “phân công lao động”xuất hiện từ rất sớm. Điển hình là những
nghiên cứu, phân tích sâu sắc của Awngghen về phân công lao động giữa nam và nữ trong
cuốn “nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và nhà nước” xuất bản năm 1891. Và để
tiếp nối những quan điểm, nghiên cứu của Awngghen đến nay các nhà nghiên cứu đã không
ngừng tìm hiểu và phát triển hướng nghiên cứu này .Áp dụng quan điểm, cũng như những
nghiên cứu đó vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam. Những năm gần đây hàng loạt
nghiên cứu, bài viết, báo cáo về thực trạng phân công lạo động theo giới đã được đăng tải
trên các báo, tập chí…. Có thể điểm qua những tác phẩm sau:
Bài viết “ Kinh tế học gia đình ” ( Đào Thế Tấn) phân tích sự phân công lao động giữa
nam và nữ dựa trên lới ích kinh tế. “Trong gia đình có sự phân công lao động giữa đàn ông
và đàn bà; trẻ con và người già. Sự phân công này được giải thích bằng lợi thế so sánh
trong việc tối đa hóa phúc lợi của gia đình. Nghĩa là ai có lợi thế nhất so với các thành viên
khác thì làm việc ấy”. Nghiên cứu cũng cho thấy việc phân phối thời gian giữa nam và nữ
thường có sự khác nhau, phụ nữ ngoài việc lao động sản xuất còn phải làm công việc nhà
nên thời gian lao động của nữ thường nhiều hơn của nam. Do phụ nữ phải đảm nhiệm công
việc không được trả tiền nên lúc tính tiền thu nhập thì nam thường thu nhập về tiền mặt cao
hơn nữ nhưng nếu quy tất cả các công việc ra thì thường nữ làm ra thu nhập thực tế cao hơn
nam. Bài viết cũng chỉ ra sự bất bình đảng giữa nam và nữ trong phân công lao động v à thu
nhập thực tế. Tuy nhiên trong bài viết này tác giả chủ yếu giải thích mối quan hệ trong gia


đình theo hướng tiếp cận của kinh tế học gia đình, do vậy để làm rõ mặt xã hội của vấn đề


cần có cách phân tích lý giải dựa trên góc nhìn của xã hội học, dùng hệ thống lý thuyết và
khái niệm của xã hội học để cắt nghĩa sự phân công lao động trong mối quan hệ giuwaxx vợ
và chồng
Bài viết “ Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình” của tác giả Vũ Tuấn đăng trên
tạp chí xã hội học số 4 năm 1995 đã phân tích sự biến đổi vai trò của người vợ và chồng từ
xã hội truyền thông dến xã hội hiện đại. Tác giả phân tích dựa trên khía cạnh vai trò của các
thành viên trong gia đình “ những địa vị trong hệ thống gia đình trong xã hội gắn liền với nó
là những vai trò tương ứng . Chính sự tương tác của các vai trò ấy thể hiện sự biến đổi của
xã hội tác động đến gia đình như thế nào. Trong địa vị là người vợ, người chồng họ có
những quan niệm như thế nào về những phương diện nghề ngiệp, thu nhập, học vấn, hôn
nhân, quyền lực và phân công vai trò trong các quan hệ gia đình”. Nghiên cứu cũng chỉ ra
sự biến đổi mô hình phân công lao động từ xã hội nông nghiệp truyền thống, nền sản xuất ở
quy mô công nghiệp hóa cao kéo theo đó là sự biến đổi vai trò của người phụ nữ, kéo họ ra
khỏi cuộc sống nội trợ tham gia vào lực lượng lao động xã hội. Vợ chồng làm những công
việc giống nhau ở bên ngoài gia đình và cùng chia sẻ công việc nội trợ.
Tạp chí xã hội học số 4, 1997 ,Vũ Tuấn Huy viết “ Phân công lao động trong kinh tế
hộ gia đình nông thôn – vấn đề giới trong cơ chế thị trường” . Nghiên cứu này chủ yếu đi
tìm hiểu về mức thu nhập về nghề nghệp chính hiện nay của vợ chồng và mối tương quan
giữa nghề nghiệp của vợ chồng và mức thu nhập của hộ gia đình. Bài viết cũng chỉ ra ngoài
những nghề chính thức của các cặp vợ chổng họ còn tham gia các nghề phụ nhằm tăng thu
nhập trong cuộc sống. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tính đa dạng của các nghề phụ dựa
trên nhu cầu của thị trường, năng lực của hộ gia đình. So sánh giữa nghề phụ của vợ và nghề
phụ của chồng thì số lượng nghề phụ mà người chồng tham gia cũng đa dạng và nặng nhọc
như thợ xây, thợ mộc… hơn là số lượng nghề phụ mà người vợ tham gia và những nghề mà
người vợ đảm nhận thường là những công việc nhẹ nhàng hơn như may mặc, buôn bán...Qua
nghiên cứu cho ta thấy đối với kinh tế hộ gia đình thì vai trò chủ đạo trong kinh tế người đàn
ông ( chồng) trong gia đình vẫn nắm vai trò chính và quyết định trong gia đình.


Với nghiên cứu của “ Vấn đề giới trong kinh tế hộ: tìm hiểu phân công lao động nam

nữ trong gia đình ngư dân ven biển miền Trung” (Tạp chí xã hội học số 3 – 1998,). Theo bài
viết đưa ra những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ ngư dân ven biển chủ yếu dựa vào nam
giới đảm đương những công việc khai thác và đánh bắt thủy sản trong khi một số ít phụ nữ
tham gia công việc đi biển. Nghiên cứu này nhằm nắm bắt được những nhân tố mới của sự
biến đổi gia đình, phát triển kinh tế hộ và sự biến đổi cơ cấu, khuôn mẫu gia đình từ truyền
thống tới hiên đại. Với việc vận dụng lý thuyết giới nhằm nghiên cứu vai trò của nam giới
trong mối tương quan với vai trò nữ. Với những công việc nặng nhọc, nguy hiểm như đánh
bắt hải sản dành cho nam, đóng vai trò quyết định trong những công việc lớn , còn vai trò
của người vợ luôn là người đảm nhiệm những vai trò nội trợ, quản lý về mặt tiển nong và
các vấn đề chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, các vấn đề liên quan đến con cái thì do người
phụ nữ đóng vai trò quyết định. Như vậy có thể thấy, ở nghiên cứu này vấn đề phân công lao
động trong gia đình giữa vợ - chống thì người chống vẫn giữ vai trò trụ cột và là chủ hộ
trong gia đình, là người chịu trách nhiệm về kinh tế nhiều nhất trong gia đình,
Tại nghiên cứu của Vũ Triều Minh “ Vài nét về khác biệt giới tính trong thu nhập” (
Tạp chí xã hội học số 2- 1994, Tr 85 -89). Bài viết này đề cập tới một vài sự khác biệt về
giới tính giữa chồng và vợ đối với sự khác biệt trong thu nhập bình quân theo đầu người
hàng tháng, điều đó được xem xét trên cơ sở hai yếu tố cơ bản là tuổi và nghề nghiệp
( Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội ở Hà Nội do viện Xã hội học tiến hành vào tháng
10- 1992). Qua nghiên cứu tác giả đánh giá rằng sự khác biệt về giới tính trong sự thăng
tiến về thu nhập chủ yếu là nam giới có sự thăng tiến nhiều hơn và thu nhập giữa nam và nữ
thì nam thường có thu nhập cao hơn. Sự phân công lao động trước khi có con và sau khi có
con cũng thay đổi ( trước khi có con thì hầu như việc kiếm tiền và thu nhập của hai vợ chồng
gần như bằng nhau và sau khi có con do vấn đề con cái nên vai trò của người chồng trở
thành vai trò chủ đạo tạo nên kinh tế hơn là người vợ). ở đây tác giả cũng chỉ ra rằng sự thiệt
thòi về quyền lợi của người phụ nữ trong hoạt động kinh tế, xã hội trong công cuộc đổi mới
hiện nay ( điều đó được chứng minh qua thu nhập theo độ tuổi ).
Qua việc tìm hiểu các nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy hiên nay vấn đề phân công
lao động trong gia đình đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và đề cập đến.Nhưng



dường như các nghiên cứu và các đề tài chủ yếu đều nói về việc phân công lao động ở vùng
nông thôn mà chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về việc phân công lao động trong gia đình
đô thị hiện nay. Với việc tìm hiểu quá trình phân công lao động của vợ và chồng ở ba gia
đình cụ thể thuộc quận Thanh Xuân_Hà Nội, sử dụng hệ thống khái niệm: phân công lao
động, phân công lao động theo giới, phân công lao động trong gia đình, lý giải vấn đề dựa
trên lý thuyết chứng năng giới bài viết sẽ đưa ra cái nhìn khái quát về mô hình phân công lao
động ở các gia đình đô thị trong thời buổi kinh tế thị trường hiên nay.
2. Khái niệm:
Phân công lao động: Theo quan niệm xã hội học A. Comte “ phân công lao động là sự
chuyên môn hóa nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển xã hội,
củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội. Phân công đơn thuần là sự
chuyên môn hóa lao động mà thực chất là quá trình gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân
tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội”
Trong tác phẩm “sự phân công lao động trong xã hội”(1893) E. Durkheim đã chỉ ra
rằng phân công lao động không chỉ có ý nghĩa thuần túy kinh tế, để làm giàu và nâng cao
năng suất, hiệu quả lao động mà phân công lao động còn thực hiện chức năng to lớn hơn,
quan trọng hơn đối với cuộc sống con người. Đó là việc tạo ra sự đoàn kết xã hội, sự phân
công lao động ngày một cao, vai trò và nhiệm vụ càng bị phân hóa và chuyên môn hóa sâu
sắc thì các cá nhân ngày càng phải tương tác với nhau. Sự phụ thuộc lẫn nhau cùng với trách
nhiệm, nghĩa vụ được chia sẻ do sự phân công lao động đã tạo ra gắn kết các cá nhân và các
nhóm xã hội lai với nhau. Theo E. Durkheim thì yếu tố đặc trưng trong xã hội của sự đoàn
kết có tổ chức là sự phân công lao động. Xã hội càng tổ chức phân công lao động càng cao
thì mạng lưới các mối quan hệ phụ thuộc ngày càng dày đặc và đồng thời năng lực chuyên
môn hóa càng có khả năng trở thành điểm xuất phát cho sự phát triển nhân cách của cá nhân.
Sự phân công lao động trong xã hội có thể xảy ra trên cơ sở khác nhau về đặc điểm tự nhiên
của chủ thể lao động, cũng như dựa vào các đặc điểm nền kinh tế_xã hội
Phân công lao động theo giới: Theo Ăngghen phân công lao động theo giới có tính
chất tự nhiên, chỉ tồn tại giữ nam và nữ. Lúc đầu là sự phân công lao động trong hành vi tình



dục, về sau sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia phạm v hoạt động theo giới
một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ
trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình
Phân công lao động trong gia đình: Là việc đảm nhiệm các công việc trong gia đình
của vợ và chồng, nhằm thực hiện các chức năng của gia đình như sinh sản, chăm sóc, kinh
tế, giáo dục, tình cảm…đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình. Phân công
lao động nam_nữ là yếu tố hành thành vai trò giới trong các hoạt động của gia đình. Theo lý
thuyết chức năng :
- Nữ có vai trò biểu đạt_lao động của phụ nữ có chức năng tình cảm
- Nam có vai trò công cụ_lao động của nam giới có chức năng tư duy và hoạt động giải
quyết nhiệm vụ
Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng trong xã hội học_NXB đại học quốc gia Hà
Nội “gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của
nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi,
bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau đáp ứng nhu cầu riêng của
các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”
3. Lý thuyết chức năng giới
Theo lý thuyết chức năng giới thì nam giới được gán cho chức năng chuyên môn (công
cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất còn phụ nữ có chức năng biển đạt (văn hóa, tình
cảm) để tạo ra của cải tinh thần, của cải tiêu dùng phụ vụ cuộc sống thiết yếu của gia đình.
Theo E.Durkheim chức năng giới được quy định một cách tự nhiên-sinh học, “bẩm sinh”,
“vốn có”. Do vậy sự phân công lao động trong xã hội phải tôn trọng và tuân theo sự hợp lý
của tự nhiên, nếu khác đi là có “vấn đề” là không bình thường. Ngay cả sự khác biệt đến
mức bất bình đẳng giữa nam nữ về lao động, việc làm và thu nhập cũng được một số tác giả
thuộc trường phái chức năng cho là cần thiết và “hợp lý” để đảm bảo trật tự của hệ thống gia
đình và xã hội
Đúng là sự phân công lao động nam –nữ là hình thức tổ chức lao động trong xã hội đã
có từ rất lâu đời nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bị biết đổi. Trái lại, vị trí, vai trò



của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào cách phân công lao động theo giới và cách tổ chức lao
động trong xã hội hiện đại đã có những thay đổi rất lớn. Xu thế ngày nay, sự phân công lao
động trong gia đình được nhận thức rõ ràng hơn vì thế, bắt đầu giảm đi sự bất bình đẳng về
phân công lao động trong gia đình. Về lý thuyết và trên nguyên tắc, phụ nữ có thể làm mọi
việc mà nam giới làm và được trả công lao động theo nguyên tắc bình đẳng
4. Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay
4.1 Trong công việc “nhà”
Phân công lao động trong việc nội trợ
Theo mô hình phân công lao động truyền thống ở các gia đình Việt Nam phụ nữ đảm
nhận những công việc nội trợ , nam giới sửa chữa đồ dùng trong gia đình. Nội trợ được xem
là công việc “phi kinh tế” không được trả công và là công việc dành riêng cho phụ nữ.
Người chủ yếu làm các công việc nội trợ là vợ chiếm 82,5%, chồng chiếm 3,5%. Số liệu
điều tra mức sống hộ gia đình (2004) thời gian trung bình mỗi ngày làm việc nhà của nam
giới 1,6 giờ, nữ 2,2 giờ. “ ối! việc nội trợ vợ anh quán xuyết hết. Anh đi làm về muộn, về đến
nhà đã có cơm ăn rồi, ăn xong chỉ muốn nghỉ ngơi thôi. Lúc rảnh rỗi hay ngày nghỉ đi thể
thoa cùng đồng nghiệp hoặc đưa gia đình về quê nên cũng không có nhiều thời gian làm
việc nhà. Anh ít đi chợ và vào bếp lắm, chỉ khi nào nhà có việc, khách khứa thì đi nhưng
cũng đi cùng chị, anh chỉ đi theo xách đồ thôi. Con trai bọn anh không biết mặc cả đâu”
“tấc nhiên là vợ tôi phải đảm nhiệm hết những công việc nội trợ rồi. Công việc của tôi
khá bận nên tôi hầu như không có thời gian làm những công việc nhà. Việc nội trợ thì do vợ
tôi làm hết còn vào ngày nghỉ, thi thoảng tôi cũng giúp đỡ vợ làm việc nhà. Thường thì khi
tôi về nhà là mệt lắm rồi, tôi chỉ muốn đi ngủ”( anh H, lái xe, Thanh Xuân)
Thường là những công việc tiêu tốn nhiều thời gian, sức lao động của người phụ nữ.
“sáng nào chị chẳng dạy sớm đi chợ, chuẩn bị bữa sáng, cho con ăn, dọn dẹp nhà cửa, quần
áo, rồi mới đi làm…anh ý dậy ăn xong có mỗi việc đưa con đi học thôi, có biết việc gì đâu ”.(
chị H, nhân viên văn phòng) Dù tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã dần mất đi,
nhưng một nghịch lý vẫn đang tồn tại là việc nội trợ, nuôi dưỡng con cái, chăm sóc các


thành viên trong gia đình vẫn được coi là công việc của phụ nữ. Do vậy ngay từ nhỏ trong

quá trình xã hội hóa các bé gái đã được dạy và tuân theo những giá trị chuẩn mực truyền
thống về thiên trức của người phụ nữ là làm mẹ, làm vợ, làm người nội trợ, thành thạo các
công việc bếp núc, thêu thùa, may vá…do vậy các bé gái thường làm việc nhà thành thạo
hơn bé trai. “tôi cho rằng đàn ông khó làm nội trợ được, nếu để họ đi mua bán gì chắc sẽ bị
mua đắt. Theo họ người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm hơn thì sẽ làm tốt hơn. Người phụ nữ
ngay từ nhỏ đã tỏ ra có khả năng vượt trội hơn nam giới về khoản bếp núc, may vá, thuê
thùa nên họ làm công việc nhà dễ dàng hơn là chuyện đương nhiên. Họ khéo léo hơn đảm
nhiệm công việc nhà cũng dễ hơn.”(chị H, nhân viên văn phòng)
Như vậy có thể thấy việc phân công lao động phần nào chịu ảnh hưởng của đặc trưng
giới tính. Theo đó quan niệm chung về đặc điểm dịu dàng, cẩn thận, chu toàn, khéo léo, tình
cảm của người phụ nữ gắn với vai trò của người mẹ, người vợ, người nội trợ. Đặc điểm
manh mẽ, quyết đoán, không khéo léo, vô tâm của người đàn ông quy định vai trò của người
chồng trong gia đình là trụ cột kinh tế, tấm gương về đạo đức, chỗ dựa cho gia đình, quyết
định những công việc lớn, quan hệ xã hội, cộng đồng. Phụ nữ vừa phải hoàn thành tốt công
việc lao động sản xuất vừa phải làm công việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa. Nhưng không được
gia đình, xã hội thừa nhận và đánh giá cao, xem đó là bổn phận, trách nhiệm, những công
việc này đều không được trả công.
Tuy nhiên hiện nay sự biến đổi của cuộc sống kinh tế thị trường, nhận thức về bình
đẳng giới buộc người phụ nữ phải có sự sắp xếp và đòi hỏi phải có sự chia sẻ từ chồng
mình“ Có chứ! anh cũng nấu cơm, phơi quần áo, rửa bát, quét nhà. Nói chung là vợ chồng
trẻ mà cần có sự chia sẻ với vợ chứ, cũng muốn cô ấy có thời gian cùng mình xem phim hay
chăm sóc con nên lúc cô ấy làm việc này thì anh làm việc khác có gì đâu. Có khi những
ngày nghỉ hai vợ chồng cùng lau dọn nhà cửa, cô ấy lau nhà anh quét mạng nhện, lau cửa…
cũng thấy vui lắm”( anh T, 27 tuổi, kỹ sư)
Chăm sóc các thành viên khác
Công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong nhà thường được coi là “thiên chức”
của phụ nữ. Được xem là bổn phận của người phụ nữ với mức độ tham gia thường xuyên


nhiều hơn nam giới. Chăm sóc người ốm vợ chiếm gần 69,5%, chồng chỉ chiếm 30%, trong

việc chăm sóc con nhỏ vợ cũng là người chủ yếu thực hiện vai trò này với gần 80%, chồng
chiếm khoảng 20%. Việc chăm sóc người phụ thuộc trong gia đình đều do phụ nữ đảm nhận,
nam giới có tham gia nhưng sự chia sẻ không nhiều. Cho thấy vai trò quan trọng của phụ nữ
trong việc tái sản xuất sức lao động nói riêng và tái sản xuất con người nói chung
Trong giáo dục con cái nam giới thường tham gia nhiều hơn nữ giới do trình độ nam
giới cao hơn phụ nữ, hơn nữa với đặc trưng giới mạnh mẽ, quyết đoán tiếng nói của nam
giới trong gia đình thường có trọng lượng với con cái hơn phụ nữ. “ công việc cho con ăn
uống, tắm rửa cho con do tôi phụ trách. Còn việc học hành của con thì cả hai vợ chồng
cùng đảm nhận. Nhưng thường việc dạy con học, đọc sách cùng con, họp phụ huynh do
thường chồng tôi làm vì tôi còn phải dọn dẹp nhà cửa, ăn uống xong phải quần áo, bát đũa
bù đầu ra thời gian đâu lo việc học cho con. Chỉ lúc nào chồng tôi bận tôi mới đi thay. Nói
chung những vấn đề liên quan đến con cái cả hai vợ chồng đều tham gia, người lo việc này
người lo việc kia”
Như vậy đã có sự chia sẻ công việc gia đình giữa vợ và chồng đặc biệt trong những
công việc như chăm sóc các thành viên và giáo dục con cái đều có sự tham gia của cả vợ và
chồng, khoảng cách chênh lệch giữa hai giới những năm gần đây có xu hướng giảm. Nhờ
nhận thức về giới được nâng cao.
Theo cách tiếp cận chức năng cho rằng “đàn ông có vai trò công cụ, đàn bà có vai trò
biểu cảm. Điều cần thiết là làm sao để hai giới thực hiện vai trò của mình một cách hoàn hảo
nhất” quan điểm này phần nào lý giải việc gia đình, xã hội dường như đã mặc đinh và chấp
nhận sự tồn tại của bất bình đẳng trong mô hình phân công lao động giữa phụ nữ và nam
giới đối với những công việc chăm sóc gia đình. Cần có sự phân công lao động một cách
hợp lý hơn giữa vợ và chồng trong công việc của gia đình trên cơ sở cùng gánh vác trách
nhiệm, vừa đảm bảo phát huy đúng trách nhiệm, đặc trưng giới tính, vai trò của từng giới
vừa tạo điều kiện cơ hội tăng sự gắn kết xã hội trong mối quan hệ giữa các cá nhân, thành
viên trong gia đình. Nhằm giảm nhẹ những gánh nặng gia đình đối với phụ nữ tạo điều kiện
phát huy năng lực, sức sáng tạo của người phụ nữ.


4.2 Trong lao động sản xuất

Dựa vào đặc trưng giới xã hội luôn kỳ vọng người đàn ông là trụ cột của gia đình, được
coi là ông chủ, người chịu trách nhiệm về kinh tế cho gia đình và cũng có mọi quyền hành.
Người vợ được trông đợi là đảm đang, quán xuyết mọi công việc trong gia đình như sinh con
đẻ cái, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Nhưng trong bối cảnh công nghiệp hóa_hiện đại hóa
thì sự phân công lao động có sự thay đổi. Hiện nay ngoài công việc nội trợ, phụ nữ tham gia
lao động sản xuất, làm việc tại công sở, nhà máy, buôn bán, làm thuê…phụ nữ thường chọn
những công việc buôn bán nhỏ, công chức nhà nước…những công việc ít thời gian, nhẹ
nhàng, ít biến động để có nhiều thời gian chăm sóc gia đình và có thể tạo thu nhập thêm cho
gia đình. Sự phân công trong gia đình còn thể hiện rõ trong công việc sản xuất, sự phát triển
xã hội, kinh tế thị trường ngày càng khẳng định được vai trò của người phụ nữ trong hoạt
động kinh tế. Người phụ nữ ý thức được tầm quan trọng về sự đóng góp thu nhập của mình
trong gia đình. Tham gia hầu hết các loại hình, công việc sản xuất, tỷ lệ tham gia và mức độ
đóng góp sức lao động thường cao hơn nam giới. Nếu trong các gia đình nông thôn: tỷ lệ
phụ nữ tham gia các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thường từ 60-70% nhưng tỷ lệ tham gia
các hoạt động sản xuất nghề thủ công và làm thuê của nam giới cao hơn nữ giới. Điều này
nói lên sự phân công lao động rõ rệt. Nam giới chủ yếu làm các công việc mang tính kỹ
thuật, cơ bắp( cày bừa…), độc hại ( phun thuốc..). Phụ nữ tham gia các công việc nhẹ nhàng,
tỷ mỉ, mất nhiều thời gian. Như nhổ cỏ, bón phân, bảo quản, bán sản phẩm…Những công
việc sản xuất do phụ nữ đảm nhận chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình, không tính ra tiền.
Trong các gia đình ở đô thị thì việc tham gia sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình được thể
hiện rõ rằng hơn. Trình độ văn hóa của phụ nữ ở đô thị cao hơn, có cơ hội tìm kiếm việc
làm, khoảng cách về thu nhập giữa nam và nữ ở đô thị được giảm bớt. Tuy nhiên phụ nữ chỉ
dừng lại ở việc làm ở một cơ quan, công việ nhất định với thời lượng thường là 8h/ngày.
Trong khi đó nam giới có nhiều cơ hội về thời gian và cơ hội tham gia nhiều loại hình công
việc hơn, có thể làm việc cho vài công ty cùng một lúc, hoặc nhận thêm việc về nhà làm…
dọ vậy thu nhập của nam giới thường cao hơn nữ giới, họ có cơ hội thay đổi công việc nhiều
hơn để tìm những cơ hội việc làm phù hợp với bản thân, mức lương cao.


Điều này nói lên tính di động xã hội của nam giới, là một trong những lý do cho thấy

mặc dù thời lượng lao động của phụ nữ luôn cao hơn nam giới nhưng thu nhập của người
phụ nữ thấp hơn nam giới đồng thời càng khẳng định gánh nặng công việc gia đình và sản
xuất đè nặng lên vai người phụ nữ. Cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ mang tính tự
nhiên, tất yếu. Mối giới có vai trò, chức năng riêng phụ thuộc vào đặc trưng tự nhiên của
giới tính. Việc nhận định đúng vai trò, chắc năng của từng giới để có sự điều chỉnh trong quá
trình phân công lao động giữa nam và nữ góp phần giảm thiểu khoảng cách bất bình đẳng
tạo ra sự phát triển bền vững, mối liên kết khăng khít trong quan hệ xã hội giữa các thành
viên
4.3 Tham gia các công việc cộng đồng
Mặc dù những nam gần đây việc tham gia các hoạt động cộng đồng của phụ nữ có xu
hướng gia tăng so với những năm trước. Nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động cộng
đồng của vẫn không nhiều. Những nghiên cứu cho thấy việc tham gia các hoạt động cộng
đồng của nam giới là chính, phụ nữ đóng vai trò ít quan trọng. Các hoạt động như họp tổ dân
phố, xã phường, dòng họ, tham gia các lớp tập huấn, tiếp cận thông tin … đưa ra quyết định
về những vấn đề liên quan đến cộng đồng ít có sự tham gia của phụ nữ, nếu có tham gia
những ý kiến của họ ít được quan tâm. Cho thấy phụ nữ ít có điều kiện tiếp cận nâng cao
nhận thức, thể hiện khả năng của mình trong các hoạt động chung của cộng đồng. Dẫn đến
hiện tượng “nữ làm_nam học” Nhiều chương trình, cuộc họp cần ghi rõ người tham gia là nữ
Nam giới thường tham gia các công việc cộng đồng với những hình thức phong phú
như: họp xóm, tổ dân phố, tham gia các câu lạc bộ thể thao, hội người cao tuổi, hội cựu
chiến binh, câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ đánh cờ…trong khi đó việc tham gia các hoạt động
cộng đồng của phụ nữ chỉ dừng lại ở những hoạt động của hội phụ nữ hoặc các cuộc thi văn
nghệ của phường, quận, những hoạt động về môi trường
Bên cạnh đó hiện nay những hoạt động ma chay, cưới xin, thăm viếng họ hàng đã có sự
tham gia công bằng hơn giữa nam và nữ ít có sự chênh lệch giữa hai giới .
Gánh nặng công việc là một yếu tố cản trở phụ nữ tham dự vào các cuộc bàn bạc tập
thể và các tổ chức ra quyết định. Theo báo cáo, phụ nữ Việt Nam thường làm việc từ 16 đến


18 tiếng mỗi ngày - như vậy trung bình cao hơn khoảng từ 6 đến 8 tiếng so với nam giới.

Nhiều phụ nữ phải đảm đương hai nhiệm vụ cùng một lúc vì họ không chỉ lao động kiếm
sống mà còn phải hoàn thành vai trò truyền thống là người mẹ và người vợ trong gia đình
5 Kết luận
Phân công lao động hay các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong
một bối cảnh xã hội cụ thể. cho thấy: xã hội quan niệm và mong đợi khác nhau đối với phụ
nữ và nam giới, hình thành nên sự khác biệt xã hội giữa phụ nữ và nam giới về vai trò, trách
nhiệm, quyền hạn và hành vi ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội.
Phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam vẫn là phương thức phổ biến,
trong đó, người phụ nữ/người vợ được coi là phù hợp hơn với các công việc ở trong nhà hay
gần nhà như nội trợ và chăm sóc người thân trong gia đình; nam giới phù hợp hơn với các
công việc sản xuất kinh doanh và ngoại giao ở bên ngoài nhà và xa nhà. Phân công lao động
theo giới có xu hướng bình đẳng hơn trong các gia đình ở đô thị, nhóm giàu, người có trình
độ học vấn cao. Trong những hộ gia đình cả hai vợ chồng cùng đi làm bên ngoài, công việc
nội trợ gia đình được người chồng chia sẻ nhiều hơn.Cả nam và nữ đều đồng ý công việc gia
đình của người vợ đều cần có sự chia sẻ củ người chồng. Ngày nay người phụ nữ ngoài việc
nội trợ, chăm sóc gia đình họ còn trực tiếp tham gia sản xuất nên họ không thể làm tốt một
lúc việc nhà và những công việc ngoài xã hội nếu không có sự chia sẻ, giúp đỡ của người
chồng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và công cuộc cải cách vừa qua chưa rút ngắn
được khoảng cách giữa nam giới và phụ nữ. Mặc dù những công việc được coi là nhiệm vụ
của phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây, song
những giá trị và quan niệm mang tính dập khuôn về giới ở Việt Nam thay đổi chưa nhiều so
với những thập kỷ hay những thế kỷ trước. Nam giới hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, nữ
giới hoạt động trong các các công việc thuộc gia đình. Với phụ nữ những cộng việc cộng
đồng ngoài xã hội chỉ được xem là những vai trò “thêm vào”


Việc dựa vào quan điểm của lý thuyết chức năng giới không chỉ giúp nhà nghiên cứu có
được cái nhìn sâu sắc về quá trình phân công lao động trong gia đình giữa nam và nữ mà còn
phần nào lý giải và có cái nhìn mới về sự bất bình đẳng mang tính lịch sử, có thể xem đó là

sự phát triển theo đúng quy luật của xã hội. Dù xã hội có phát triển tiến bộ, bình đẳng giới
được đề cao thì những chắc năng vai trò chính của nam và nữ vẫn được đảm bảo. Bởi chức
năng và vai trò đó xuất phát từ đặc trưng riêng của từng giới tính. Tuy nhiên sự khác biệt xã
hội giữa phụ nữ và nam giới (còn gọi là sự khác biệt giới) không phải tự nhiên mà có, mà do
con người tạo nên. Trong thực tế vẫn có những phụ nữ mạnh mẽ, quyết đoán, có nam giới
điềm đạm, kiên nhẫn; có nhiều phụ nữ và người lao động kiếm tiền và cũng có nam giới
chăm chỉ làm việc gia đình.Vì vậy việc nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới và bản chất
của phân công lao động sẽ góp phần đánh giá đúng năng lực, sức lao động của từng giới từ
đó có sự điều chỉnh trong quá trình phân công lao động giữa nam và nữ góp phần tạo ra sự
công bằng, phát huy năng lực, khả năng, sáng tạo, phát triển toàn diện và giảm bớt gánh
nặng công việc gia đình cho người phụ nữ




×