Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sự phát triển và những khó khăn mà nghề cầu thủ bóng đá đang gặp phải hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.61 KB, 13 trang )

Họ và tên: Hoàng Chung Nghĩa
Lớp

: K55 – Xã hội học

Khoa

: Xã hội học

MSSV

: 10030568
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG

Đề tài: : Sự phát triển và những khó khăn mà nghề cầu thủ bóng đá dang
gặp phải hiện nay

Chương 1: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta từ sau công cuộc đổi mới năm 1986 đã có những bước phát
triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…
cùng với đó là chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao hơn thông
qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như các nhu cầu giải trí khác.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ đó, cũng đã có rất nhiều những nghề
phát triển theo nhu cầu của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và theo cả xu
thế chung của thế giới. Nghề cầu thủ bóng đá là một trong số những nghề đã
và đang có sự phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng trong nhiều năm
trở lại đây. Bóng đá luôn là môn thể thao được ưa thích hàng đầu không chỉ
ở Việt Nam mà còn trên khắp toàn thế giới. Xã hội càng phát triển, nhu cầu
của người dân tăng cao và bóng đá cũng đã phát triển mạnh để đáp ứng được
nhu cầu, niềm đam mê của hàng tỷ người hâm mộ trên thế giới. Cầu thủ


bóng đá là một phần không thể thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí của
người dân và đây cũng là một trong những nghề có sự phát triển mạnh mẽ về


số lượng cũng như chất lượng, trở thành một nghề “hot” với mức lương lên
đến hàng chục triêu đồng/ tháng.
Việc đi vào nghiên cứu, tìm hiều về nghề cầu thủ bóng đá sẽ cho ta thấy
được bức tranh toàn cảnh về sự phát triển cũng như những khó khăn mà
nghề cầu thủ đang gặp phải trong thời gian gần đây.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Nghề cầu thủ bóng đá ở Việt Nam phát triển như thế nào trong 5 năm trở lại
đây?
Hiện nay, nghề cầu thủ bóng đá đang gặp phải những khó khăn gì?
Những giải pháp nào sẽ giúp nghề cầu thủ bóng đá giải quyết được những
khó khăn trước mắt?
3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn:
* Ý nghĩa khoa học:
Ứng dụng các tri thức xã hội học đại cương và chuyên ngành cùng các tri
thức khoa học xã hội nói chung vào nghiên cứu thực tiễn để để chứng minh
phát triển thêm một lý thuyết xã hội học mới nào đó . Bài nghiên cứu sẽ là
đóng góp nhỏ giúp chúng ta có thể kiểm chứng một số lý thuyết xã hội học.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Bài nghiên cứu giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về nghề cầu thủ bóng
đá, về những ưu điểm mà nghề cầu thủ bóng đá có được. Cùng với đó ta sẽ
thấy được những khó khăn mà nghề đang gặp phải trong thời gian gần đây,
từ đó có thê đưa ra một số khuyến nghị nhằm giải quyết những khó khăn đó.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin: tìm các số liệu, các bài báo có liên quan trên mạng



- Phỏng vấn cá nhân: thực hiện phỏng vấn sâu với một cầu thủ bóng đá.
5. Khung lý thuyết:
Điều kiện kinh tế xã hội

Nhu cầu của xã
hội

Sự phát triển
của nghề cầu
thủ bóng đá

Lý thuyết áp dụng:
Lý thuyết nhu cầu của Maslow: Theo Maslow, nhu cầu thể hiện sự đòi
hỏi(yêu cầu) của cơ thể sống đối với môi trường bên ngoài thể hiện thành
những ứng xử , tìm kiếm, nếu không thì cơ thể sẽ thiếu những điều kiện tồn
tại và phát triển.
Maslow là người đầu tiên đưa ra hệ thống các nhu cầu của con người.
Thuyết về thang phân cấp nhu cầu của ông được chia thành 5 bậc: từ thấp
đến cao:
1. Nhu cầu về sinh lý: ăn, ngủ,ở, mặc, đi lại.
2. Nhu cầu về an toàn: nhà ở, việc làm, sức khỏe, tình yêu thương.
3. Nhu cầu văn hóa – xã hội: được hội nhập giao lưu.
4. Nhu cầu tự trọng: được chấp nhận.
5. Nhu cầu tự khẳng định : nhu cầu hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể
hiện khả năng và tiềm lực của mình.


Mỗi cá nhân khác nhau trong hoàn cảnh khác nhau sẽ có những nhu cầu
khác nhau. Song thông thường những nhu cầu của con người luôn được thỏa
mãn từ nhu cầu bậc thấp đến nhu cầu bậc cao. Từ những nhu cầu bậc thấp

như nhu cầu về vật chất, sinh lý khi được thỏa mãn nó được chuyển sang đòi
hỏi, đáp ứng nhu cầu về an toàn. Cuối cùng là có thể đem lại sự hoàn thiện
cho bản thân mỗi người.
Trong bài nghiên cứu này, ta có thể thấy rằng nghề cầu thủ bóng đá phát
triển một phần là do nhu cầu của người dân muốn được thưởng thức những
trận đấu có chất lượng cao hơn, hay hơn, đẹp mắt. Cũng phải nói đến nhu
cầu của một bộ phận thanh thiếu niên bị thu hút bời nghề cầu thủ bóng đá.
Họ có nhu cầu để trở thành một cầu thủ và tham gia vào nghề này để trước
hết là đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Lý thuyết nhu cầu của Maslow sẽ
giúp chúng ta giải thích cho sự phát triển của nghề cầu thủ bóng đá trong
những năm trở lại đây.
6. Thao tác hóa khái niệm:
- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều
hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn, cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế
cái lạc hậu.
- Cầu thủ bóng đá hay còn gọi là cầu thủ là vận động viên thể thao chơi
môn bóng đá cũng như các loại hình khác nhau của bóng đá (bóng đá bãi
biển, bóng đá trong nhà, bóng đá mini, bóng đá đường phố…). Người ta ước
tính rằng trên thế giới có khoảng 250 triệu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp
cùng nhiều người chơi bóng đá với các hình thức khác nhau như để phục vụ
giải trí...


Chương 2: Sự phát triển và những khó khăn mà nghề cầu thủ
bóng đá đang gặp phải hiện nay.
2.1. Sự phát triển và những đặc điểm của nghề cầu thủ bóng đá:
2.1.1. Sự phát triển của nghề cầu thủ bóng đá
Bóng đá Việt Nam phát triển những bước đầu tiên với cột mốc năm 1980
khi giải vô địch quốc gia được tổ chức. Tuy nhiên về số lượng các đội tham

gia cũng như chất lượng của cầu thủ cũng như các trận đấu là không cao.
Vào thời gian này, chỉ có khoảng 9 đội bóng tham gia. Cũng vì số lượng các
đội bóng là quá ít nên số lượng các cầu thủ là không nhiều - khoảng 200 cầu
thủ ( số liệu của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam – VFF ). Từ năm 1980 đến
năm 2000, giải vô địch quốc gia lien tiếp được tổ chức với quy mô lớn hơn
nhưng vẫn chưa thu hút được thêm nguồn cầu thủ cũng như số lượng các đội
bóng tham dự giải là không cao ( tăng them 3 đội ).
Tuy nhiên, sự phát triển lên chuyên nghiệp được đánh đấu vào mùa giải
2001 -2002 khi Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam thông qua nghị quyết của đại
hội lần thứ IV của Liên Đoàn và quyết định đưa bóng đá Việt Nam ( cụ thể
là giải vô địch quốc gia ) lên tầm chuyên nghiệp. Hàng loạt những sự thay
đổi mang tính chiến lược đã diễn ra cả ở trong cũng như ngoài sân cỏ. Công
tác tổ chức, chuẩn bị cho giải đấu được quan tâm, chú ý kỹ càng. Công tác
tìm nhà tài trợ cho giải đấu, số tiền thưởng cho đôi vô địch ngày càng được
nâng cao. Trải qua 10 mùa giải tính đến năm 2011, giải vô địch bóng đá Việt
Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, mang tính chuyên nghiệp cao,
đáp ứng được nhu cầu thưởng thức bóng đá chuyên nghiệp đỉnh cao của
người dân Việt Nam. Điều quan trọng, giải vô địch bóng đá Việt Nam đã trở
thành nơi thu hút được một số lượng lớn các cầu thủ cả trong và ngoài nước
tham gia, giúp nâng cao trình độ cũng như nâng tầm giải đấu.


Kể từ khi giải bóng đá cao nhất Việt Nam (V-league) được tổ chức, số
lượng các câu lạc bộ thành lập và tham gia vào giải đấu cũng tăng lên nhanh
chóng. Với con số chỉ 12 đội trước năm 2001, cho đến năm 2012, số đội
bóng tham dự giải đấu theo điều lệ và quy tắc của giải đã lên đến con số 18,
một con số thực sự ấn tượng. Đó là chưa kể đến việc còn có hàng chục đội
bóng khác được thành lập và tham gia vào giải Hạng Nhất với mong muốn
vô địch để lên chơi ở giải đấu cao nhất Việt Nam ( V-League ). Số lượng cầu
thủ cũng tăng một cách chóng mặt. Nếu như trước năm 2001, trên cả nước

chỉ có khoảng gần 400 cầu thủ bóng đá thì con số này tính đến thời điểm
năm 2012 đã là gần 5000 cầu thủ nếu tính cả V – League và giải Hạng Nhất
cũng như số lượng cầu thủ nữ ( số liệu của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam ).
Con số này là một minh chứng rõ rang nhất cho sự phát triển mạnh của nghề
cầu thủ bóng đá ở Việt Nam trong những năm trở lại đây.
Sự phát triển mạnh mẽ này còn được thể hiện qua việc các câu lạc bộ bỏ
ra một số tiền không hề nhỏ để xây dựng các trung tâm huấn luyện và đào
tạo bóng đá trẻ. Một số trung tâm đào tạo có tiếng như Viettel, SHB Đà
Nẵng, Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG hay Sông Lam Nghệ An… hàng
năm thu hút hàng nghìn lượt các em nhỏ ở độ tuổi dưới 14 đến tham gia thi
đấu, tuyển chọn ra các em xuất sắc để đào tạo trở thành cầu thủ chuyên
nghiệp. Số lượng các trung tâm đào tạo trẻ cũng như số lượng các học viên
theo học với mong muốn trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiêp đã minh
chứng cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam nói chung và sức hút của
nghề cầu thủ bóng đá nói riêng.
2.1.2. Những đặc điểm của nghề cầu thủ bóng đá:
Cầu thủ bóng đá là một trong những nghề có sự khác biệt lớn với các
nghề khác trong xã hội. Đây là một nghề với những đòi hỏi khắt khe về thời


gian, không gian sinh hoạt lao động cũng như về các yếu tố cần thiết để trở
thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Qua sự hiểu biết cũng như các tư liệu
thu thập được kết hợp phỏng vấn sâu với một cầu thủ bóng đá, chúng ta có
thể biết được sự đặc thù của nghề này.
Thứ nhất, về thời gian, phương pháp làm việc và nhiệm vụ công việc. Về
thời gian, cầu thủ bóng đá là một nghề bị quản lý tương đối chặt chẽ về thời
gian. Các cầu thủ chuyên nghiệp sau khi ký hợp đống thường phải tuân thủ
ngiêm túc tất cả các quy định có trong hợp đông với câu lạc bộ chủ quản.
Thông thường khi thi đấu một mùa giải trong vòng 9 tháng, cầu thủ sẽ ở tập
trung cũng tất cả đội. Ăn ở, tập luyện, thi đấu đều phải cũng đội và tuân thủ

các quy định mà đội bóng đưa ra. Trong một tuần có một trận thi đấu 9
( thông thường ) là vào ngày thứ 7 và sau trận đấu đó các cầu thủ sẽ có thời
gian “xả trại” – tức là được ra ngoài cũng bạn bè trong một khoảng thời gian
nhất định. Sau khi mùa giải kết thúc, các cầu thủ sẽ có khoảng 2 tháng được
đi chơi thư giãn, về gia đình. Kết thúc thời gian nghỉ sẽ tập trung trở lại cùng
cả đội để chuẩn bị cho mùa giải mới. Về phương pháp làm việc, cầu thủ
bóng đá sẽ làm việc theo đội, tuân thủ theo sự chỉ đạo của huấn luyện viên
trên sân tập cũng như trong thi đấu. Nhiệm vụ của cầu thủ bóng đá chuyên
nghiệp là thi đấu hết sức mình để mang về kết quả tốt nhất cho câu lạc bộ,
trên sân tập phải nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu mà ban huấn luyện đề
ra. Ngoài ra còn phải tham gia tích cực vào các hoạt động quảng bá hình ảnh
của câu lạc bộ chủ quản.
Thứ hai về năng suất lao động. Năng suất lao động của cầu thủ bóng đá
được tính bằng số trận đấu mà cầu thủ tham gia thi đấu trong một mùa giải.
Cầu thủ có càng nhiều số trận ra sân tức là năng suất lao động cao. Thông
thường một mùa giải tại giải vô địch quốc gia Việt Nam có 36 vòng đấu
tương đương với 36 trận đấu ở mỗi câu lạc bộ. Ngoài ra nếu câu lạc bộ tham


gia cúp C1 Châu Á hay một số trận đấu tranh cúp thì các cầu thủ sẽ phải thi
đấu với cường độ cao hơn.
Thứ ba về chất lượng lao động. Chất lượng lao động của cầu thủ bóng đá
được đánh giá rất khắt khe. Chất lượng của cầu thủ được đánh giá bằng chất
lượng, phong độ khi thi đấu trên sân bóng. Một cầu thủ có chất lượng lao
động tốt phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được huấn luyện viên giao cho
khi thi đấu ở trên sân bóng. Ví dụ : tiền đạo đánh giá chất lượng thông qua
số bàn thắng ghi được, thủ môn đánh giá bằng việc giữ sạch lưới, hậu vệ
đánh giá trong việc ngăn chăn cầu thủ đối phương tấn công và ghi bàn…
Ngoài ra, chất lượng lao động của cầu thủ còn thể hiện qua việc nâng cao
chất hình ảnh của câu lạc bộ trong mắt người hâm mộ thông qua các hoạt

động quảng bá…
Về thị trường lao động, các càu thủ bóng đá có cơ hội rất lớn trong nghề.
Cách đây khoảng hai năm khi kinh tế chưa biến động, có rất nhiều những
bản hợp đồng “khủng” đã được thực hiện trên thị trường chuyên nhượng
Việt Nam. Vào thời điểm này, bóng đá thực sự là mảnh đất mà rất nhiều cầu
thủ không chuyên ao ước và số lượng các em nhỏ mong muốn trở thành cầu
thủ bóng đá ngày càng tăng. Thời điểm đó có một số bản hợp đồng chuyển
nhượng với giá trị rất lớn như của Lê Công Vinh chuyển sang CLB bóng đá
Hà Nội với giá 20 tỷ (tính cả tiền lót tay), Quang Hải sang Navibank SG với
giá 12 tỷ… Với những giá trị lớn như vậy, dễ hiều rằng vì sao bóng đá thu
hút một số lượng lớn những người muốn trở thành cầu thủ.
Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có mức lương tối thiều là 15
triêu đồng/tháng. Cầu thủ có mức lượng cao nhất lên đến 70 triệu đồng một
tháng ( tính cả lương và thưởng )
Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp không cần thiết phải có trình độ học vấn
cao. Có nhiều cầu thủ thành danh hiện nay đã tham gia vào nghiệp bóng đá


từ khi còn nhỏ (khoảng 9, 10 tuổi). Sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ, họ có
thể chuyển sang làm huấn luyện viên đội trẻ hoặc tham gia vào các vị trí
khác trong câu lạc bộ mà họ đã từng thi đấu.
2.2. Những khó khăn của nghề cầu thủ bóng đá hiện nay:
Các câu lạc bộ, các cầu thủ bóng đá đã quan sống dưới “bầu sữa” của các
ông bầu. Các ông bầu chính là những người có ảnh hưởng lớn nhất đến sự
vận hành của câu lạc bộ với túi tiền của minh. Tuy nhiện khi mà kinh tế thế
giới rơi vào tình trạng khủng hoảng thì sự đầu tư cũng như tâm huyết của
các ông bầu đối với bóng đá cũng đã suy giảm rất nhiều. Trong thời gian gấn
đây, hàng loạt các ông bầu bóng đá đã phải bỏ cuộc chơi và chuyển quyền sở
hữu câu lạc bộ cho lãnh đạo tỉnh/thành phố trực thuộc hoặc quyết định giải
thể câu lạc bộ. Điển hình là các trường hợp của CLB Bóng Đá Hà Nội (giải

thể), CLB Thanh Hóa, câu lạc bộ Hòa Phát Hà Nội (giải thể)…
Việc các câu lạc bộ giải thể và các đội bóng siết chặt chi tiêu đã gây ra rất
nhiều những khó khăn cho cầu thủ. Có những cầu thủ sau khi câu lạc bộ của
mình giải thể đã không tìm được bến đỗ khác và phải chuyển nghề với số
vốn ít ỏi vì họ chỉ là cầu thủ hạng trung bình nên không nhận được sự quan
tâm của các CLB khác. Những cầu thủ có chất lượng cao hơn ở các câu lạc
bộ chưa giải thể cũng phải đối mặt với tình trạng chậm lương, thưởng. Điển
hình như ở CLB Sài Gòn Xuân Thành, số tiền lương thưởng của cầu thủ có
thời điểm chậm gần một tháng.
Bóng đá Việt Nam đang trong thời kỳ rất khó khăn với việc hàng loạt các
ông bầu bỏ bóng đá. Cùng với đó là rất nhiều những khó khăn cũng đến với
các cầu thủ bóng đá, những người mà chỉ một khoảng thời gian không lâu
trước đây có một cuộc sống rất sung túc với khoản thu nhập khổng lồ. Việc


tìm ra được những giải pháp để giải quyết một phần nào đó những khó khăn
của các cầu thủ là một bài toán khó đối với nền bóng đá Việt Nam hiện nay.
Khuyến nghị:
- Tập trung nhiều hơn vào việc phát triển, đào tạo bóng đá trẻ
- Các câu lạc bộ phải có nguồn tài chính tự chủ nhất có thể để đảm bảo
quyền lợi cho các cầu thủ
- Không đẩy giá cầu thủ trên thị trường chuyển nhượng, tận dụng
những tài năng trẻ sẵn có để giảm số tiền chi tiêu lãng phí mà không
đúng với giá trị cầu thủ.

Biên bản phỏng vấn sâu
Người phỏng vấn : Hoàng Chung Nghĩa
Thời gian

: 16h – 16h20 ngày 26-5-2013


Địa điểm

: Sân tập Mỹ Đình 1 – Từ Liêm – Hà Nội.

Người trả lời

: Nguyễn Xuân Tú, 24 tuổi, hiện đang thi đấu cho CLB Hà

Nội T&T
H: Chào anh, em là sinh viên của trường ĐHKHXH & NV. Hiện nay em
đang thực hiện một bài ngiên cứu nhỏ và rất mong anh dành cho em một
chút thời gian để em có thêm thông tin hoàn thành bài tập của mình
Đ: Nhanh lên em nhé vì anh sắp phải vào đá tiếp rồi.
H: Dạ vâng. Anh cho em hỏi là anh trở thành cầu thủ chuyên nghiệp từ bao
giờ ạ?
Đ: Anh đi theo nghiêp cầu thủ từ nhỏ. Năm học hết lớp 9 anh xin gia đình
cho đăng ký vào đội trẻ của câu lạc bộ bóng đá thành phố Hà Nội. 5 năm tập


luyên ở đây thì anh được các tuyển trạch viên của CLB Hà Nội T&T để ý và
đưa về tuyển trẻ của CLB. 3 năm sau, đúng dịp sinh nhật lần thứ 21 của anh
thì anh nhận được thống báo rằng mình được chuyển lên đội hình một của
CLB và anh thi đấu từ đó cho đến nay.
H: Như vậy là anh đã đam mê bóng đá từ nhỏ và quyết tâm đi theo nghiệp
cầu thủ bóng đá phải không ạ?
Đ: Ừ, anh thích đá bóng từ nhỏ và cũng có năng khiếu nên anh quyết đi theo
nghiệp bóng đá.
H: Là một cầu thủ chuyên nghiệp thì anh phải chấp hành những gì khi thi
đấu cho câu lạc bộ ạ?

Đ: Là cầu thủ chuyên nghiệp thì phải chấp hành tất cả những điều khoản có
trong hợp đồng mà mình đã ký với CLB em ạ.
H: Anh có thể nói cụ thể hơn để em được biết không ạ?
Đ: Là cầu thủ chuyên nghiệp thì bị quản lý thời gian khắt khe lắm. Mùa giải
diễn ra trong 9 tháng thì không được rời khỏi nơi tập trung của đội. Chỉ sau
khi thi đấu các trận đấu trong tuần thì mới được xả hơi một chút thôi. Như
hôm nay thì có anh và 3 đồng đội ra sân đá phủi này đá chút cho vui thôi.
Hôm nào thắng thì còn thích ra ngoài chứ thua thì chẳng buồn đi đâu em ạ.
H: Thế còn về việc chấp hành các giáo án của ban huấn luyện và khi thi đấu
trên sân thì sao hả anh?
Đ: Làm cái nghề này cũng vất vả lắm em ạ. Một tuần có đến 3 buổi chiều
phải ra sân và thực hiện tất cả các giáo án và ban huấn luyện đã soạn ra. Nào
là giáo án thể lực, kỹ thuật, thực hiện thi đấu theo đội… Hôm nào tập xong
cũng mệt nhoài. Nhưng nếu không tập luyện như vậy thì rất khó cạnh tranh
ở môi trường bóng đá như V-league. Thi đấu trên sân thì phải tuyệt đối chấp
hành yêu cầu chiến thuât của huấn luyện viên. Phải đảm bảo vị trí là điều
trước tiên sau đó mới nghĩ đến việc khác. Cầu thủ nào mà không đáp ứng


được thì cứ chuẩn bị mà ngồi dài dài trên ghế dự bị. Mà cầu thủ thì chẳng ai
thích vậy cả nên ai cũng cố gắng thi đấu tốt để có suất đá chính thức.
H: Vậy anh có hài lòng với những gì mà anh đang có được trong đội bóng
không ạ?
Đ: Anh thì thi đấu ở vị trí hậu về cánh trái và thi đấu cũng khá tốt nên vị trí
của anh thường xuyên được đảm bảo và anh được ra sân thi đấu thường
xuyên.
H: Anh có thể tiết lộ về số tiền mà anh được trả khi thi đấu cho CLB không
ạ?
Đ: Anh nhận được 20 triệu một tháng em ạ. Nếu thêm các khoản thưởng
theo các trận thắng thì có thể lên 25 triệu hoặc hơn. Đời cầu thủ cũng không

dài nên phải cố gằng thi đấu thật tốt em ạ.
H: Theo em được biết thì trong thời gian qua có một số câu lạc bộ đã giải
thể vì ông bầu không tiếp tục nuôi đội bóng do kinh tế khó khăn. Vậy cầu
thủ như các anh có gặp phải khó khăn gì không ạ?
Đ: dạo này cầu thủ bọn anh cũng khó khăn lắm. Khủng hoảng kinh tế nên tất
cả các khoản lương thưởng đều bị siết chặt. Đội của anh cũng có tháng bị
chậm lương đến mấy ngày còn tiền thưởng thì bị giảm xuống nhiều lắm.
Nhưng như vậy vẫn còn may mắn chán em ạ. Anh có thằng bạn lúc trước
cũng thi đấu ở V-League nhưng giờ thì về nhà mở cửa hàng bán bánh cuốn
rồi vì không tìm được CLB nào chịu gia hạn hợp đồng.
H: Vậy sau này khi giải nghệ anh dự định sẽ làm gì ạ?
Đ: Bây giờ anh phải cố gắng thi đấu tốt để tích kiệm được một số vốn kha
khá. Sau này giải nghệ anh tính mở một shop bán đồ thể thao. Nếu số vốn
nhiều hơn thì anh sẽ mở sân bóng đá phủi để cho thuê sân. Có mấy anh bây
giờ đang thi đấu nhưng đã mở được rồi đấy em ạ. Nhưng mà toàn là ngôi sao
nên mới đủ tiền mở ngay khi còn thi đấu thôi em ạ.


H: Cảm ơn anh đã dành thời gian để trả lời một số câu hỏi của em. Chúc anh
luôn mạnh khỏe và thi đấu thật tốt.
Đ: Không có gì, chào em nhé.



×