Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh đầu đen trên gà cáy củm tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI LAN HƢƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÕNG VÀ TRỊ BỆNH ĐẦU ĐEN
TRÊN GÀ CÁY CỦM TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013-2017

Thái Nguyên – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI LAN HƢƠNG
Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÕNG VÀ TRỊ BỆNH ĐẦU ĐEN
TRÊN GÀ CÁY CỦM TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Lớp:

K45 – Thú y - N02

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013-2017

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Bùi Thị Thơm

Thái Nguyên - 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học là rất cần thiết với mỗi sinh

viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức
đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao tay
nghề cho mỗi sinh viên theo phương châm “học đi đối với hành” . Sau thời gian tiến
hành nghiên cứu khoa học, để hoàn thành được bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu , sự chỉ bảo tận tình của các thầ y cô
trong khoa cũng như cá c thầ y cô trong Ban giám hiê ̣u nhà trường đã tạo điều kiện
giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, tập thể các thầy cô giáo trong khoa cùng các bác, anh,
chị công nhân viên trong trại chăn nuôi thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển
động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi tại xã Tức Tranh –
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
TS. Bùi Thị Thơm đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập
và hoàn thành báo cáo đề tài.
Cuối cùng tôi xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
đạt được nhiều thành tích trong công tác, có nhiều thành công trong nghiên cứu
khoa học và giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 1 năm 2017
Sinh viên

Vi Lan Hƣơng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 22

Bảng 4.1. Lịch dùng vaccine cho gà Cáy củm ............................................... 27
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 27
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) ............................. 30
Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt và tương đối của đàn gà..................................... 32
Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .............. 34
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc đầu đen theo tuổi gà ....................................................... 36
Bảng 4.7. Triệu chứng cuả gà bị bệnh đầu đen ............................................... 39
Bảng 4.8. Bệnh tích mổ khám của gà bị đầu đen ............................................ 40
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh....................................................................... 41


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm .......................................... 31
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm ..................... 33
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của đàn gà ...................................... 33
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm bệnh Đầu đen theo tuổi gà .............................. 37


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

%

: Tỷ lệ phần trăm



: Nhỏ hơn hoặc bằng




: Lớn hơn hoặc bằng

Cm

: Centimet

Cs

: Cộng sự

H. meleagridis

:Histomonas meleagridis

KCTG

: Ký chủ trung gian

Kg

: Kilogram

mm

: Milimet

NC&PT


: nghiên cứu và phát triển

Nxb

: Nhà xuất bản

TT

: Thể trọng


v
MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
PHẦN 1.MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................................ 3

2.1.1. Đặc điểm của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở gia cầm ................. 3
2.1.2. Bệnh đầu đen (Histomonosis) ở gà ......................................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.......................................................... 17
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 17
2.3. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu - Chi nhánh công ty nghiên cứu và
phát triển động thực vật bản địa................................................................................... 18
2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình chăn nuôi của xã Tức Tranh huyện
Phú Lương. ..................................................................................................... 18
2.3.2. Tình hình sản xuất của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Công ty
nghiên cứu & Phát triển động thực vật bản địa (NC&PT động thực vật bản địa) 19


vi

Phần 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 21
3.1. Đối tượng ............................................................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................................... 21
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 21
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 22
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 24
4.1 Công tác phục vụ sản xuất ..................................................................................... 24
4.1.1 Công tác chăn nuôi ................................................................................. 24
4.1.2 Công tác thú y ........................................................................................ 26
4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................ 27
4.1.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà: ................................. 28
4.1.5. Công tác khác ........................................................................................ 29
4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu ............................................................. 30

4.2.1. Sinh trưởng tích lũy của đàn gà thí nghiệm .......................................... 30
4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà ........................ 31
4.2.3. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ....................................... 33
4.2.4. Tình hình mắc Đầu đen theo lứa tuổi ở đàn gà cáy củm thả vườn ....... 35
4.2.5. Triệu chứng, bệnh tích bệnh đầu đen .................................................... 38
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 43
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 43
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 45
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống lâu đời của người dân Việt
Nam. Hiện nay chăn nuôi đang là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền nông
nghiệp ở nước ta, song song với việc chăn nuôi gia súc là để lấy thịt, sữa, da, lông…
thì chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp
những thực phẩm giàu dinh dưỡng, làm phong phú thêm thực đơn trong mỗi bữa ăn.
Ngoài ra phát triển chăn nuôi gia cầm còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các
trang trại, hộ gia đình, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn
và còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, chăn nuôi gà còn
tạo nguồn phân bón hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều và diễn biến
phức tạp. Dù chăn nuôi theo phương thức nào thì dịch bệnh cũng là một trong
những yếu tố gây thiệt hại nặng nề nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn
nuôi. Trong đó bệnh đầu đen ở gà là một trong những bệnh thường xuyên xảy ra và
gây thiệt hại lớn đến chăn nuôi gà. Đây là bệnh do ký sinh trùng gây nên.

Bệnh đầu đen ở gà có tên khoa học là Histomoniasis, do một loại đơn bào
Histomonas Meleagridis gây ra chủ yếu trên gà thả vườn giai đoạn 3 – 14 tuần.
Bệnh gây nhiều thiệt hại, vì thường chẩn đoán sai hoặc nhầm sang bệnh cầu trùng,
viêm ruột hoại tử… với tỷ lệ chết cao lên đến 80 – 90%.
Gà cáy củm là một giống gà địa phương mới được phát hiện tại Cao Bằng,
theo người dân địa phương thì đây là giống gà không có phao câu, thịt thơm ngon
nhưng lại ít người biết đến. Hiện nay, giống gà này có mặt tai xã Đức Xuân, huyện
Hòa An và một vài hộ ở xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng và đang được
nuôi nghiên cứu ở Thái Nguyên.
Gà cáy củm đang ngày càng giảm dần về số lượng, còn lại rất ít được nuôi
rải rác tại một số hộ dân của người dân tộc H’mông ở vùng sâu, vùng xa, địa hình
hẻo lánh. Để chăm sóc tốt giống gà cáy củm, tăng số lượng giống gà này thì chúng
ta cần biết về đặc tính sinh sản của giống gà này và quy trình phòng trị bệnh để đạt
được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.


2
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, nhằm bảo tồn nguồn gen, dưới sự
hướng dẫn của TS. Bùi Thị Thơm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên
cứu biện pháp phòng và trị bệnh đầu đen trên gà cáy củm tại Thái Nguyên".
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiêncứu tình hình mắc bệnh đầu đen gặp trên gà cáy củm tại Thái Nguyên.
- Đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh đầu đen đạt hiệu quả cao cho gà
Cáy củm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện, chẩn đoán được bệnh đầu đen ở gà cáy củm và đưa ra phương
pháp điều trị cho gà cáy củm tại trại chăn nuôi của chi nhánh nghiên cứu và phát
triển động thực vật bản địa – Công ty CP khai khoáng miền núi tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học

- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học, áp dụng vào thực
tế. Đồng thời cung cấp số liệu khoa học cho giảng dạy, chăn nuôi gà nói riêng và
chăn nuôi gia cầm nói chung.
- Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị góp phần vào việc
hoàn thiện nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh đầu đen cho gà cáy củm.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho người chăn nuôi biết được một số triệu
chứng của bệnh và quy trình phòng bệnh để áp dụng vào việc chăn nuôi và nhân
giống để phát triển giống gà cáy củm quy mô đại trà, hạn chế thiệt hại do bệnh đầu
đen gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Đánh giá khả năng điều trị bệnh của loại thuốc và đưa ra những liệu trình
điều trị hiệu quả, để áp dụng rộng rãi trên thực tiễn chăn nuôi.
- Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao kiến thức thực tiễn, tăng khả năng tiếp xúc với thực tế chăn nuôi
và củng cố, nâng cao kiến thức của bản thân.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở gia cầm
2.1.1.1. Vị trí của đơn bào Histomonas meleagridis trong hệ thống phân loại động
vật nguyên sinh.
Căn cứ vào kết quả phân tích trình tự gen, Cepicka và cs. (2010) [11] đã cho
biết vị trí phân loại của H.meleagridis như sau:
Giới: Protozoen
Ngành: Parabasalia
Lớp: Tritrichomonadea
Bộ: Tritrichomonadid

Họ: Dientamoebidae
Giống: histomonas
Loài: Histomonas meleagridis
2.1.1.2. Hình thái học loài Histomonas meleagridis
Histomonas meleagridis là một loại đơn bào đa hình thái: hình trùng roi (4
roi), hình amip và hình lưới. Trong các dạng hình thái thì hình roi là phổ biến nhất
và dễ nhận biết nhất bởi chúng có hai nhân (1 nhân to và 1 nhân nhỏ), từ nhân to
mọc ra 4 cái roi.
Nghiên cứu về cấu tạo của đơn bào H. meleagridis, các nhà khoa học cho
biết, theo thứ tự từ ngoài vào trong đơn bào H. meleagridis cấu tạo gồm 3 phần:
màng, nguyên sinh chất và nhân. Màng đơn bào H. meleagridis là một màng đơn.
Nguyên sinh chất của H. meleagridis chứa ß-glycogen, ribosome và ARN, một số
không bào và hạt nhân. Nhân hình trứng hoặc hình chữ U, bao gồm một nucleotid.
Màng nhân là một màng kép. Trong vùng lân cận của nhân có bộ máy Golgi.
Tyzzer E. E. (1934) [25] đã báo cáo: khi quan sát dưới kính hiển vi, tácgiả
thấy H. meleagridis tồn tại lưỡng hình (dạng amip và có roi). Trong mô(giai đoạn
xâm lấn), nó có dạng amip, trong lòng manh tràng H. meleagridis ởdạng có roi.


4
H.meleagridis ở dạng amip thường có đường kính 8 - 15 µm, trong khi ở hình dạng
có roi đường kính có thể lên tới 30 µm.
2.1.1.3. Vòng đời của Histomons meleagridis
Theo Lê Văn Năm và cs. (2010) [5] Trong mô tổ chức của ký chủ (gà ta và
gà tây). H. meleagridis sinh sản theo phương thức tự nhân đôi trong tế bào gan,
manh tràng và sinh sản mạnh nhất ở giai đoạn thể lưới (Incistio). Khi ra khỏi ký
chủ, thể hình roi và thể amip chỉ sống được trong vòng 24 giờ, với điều kiện khô ráo
và nhiệt độ thấp giúp cho H. meleagridis tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên ngoài
cơ thể, khi đó chúng có thể tồn tại hàng năm trong các trứng của giun kim, do đó gà
bị mắc bệnh khi ăn thức ăn, nước uống bị nhiễm trứng giun kim H. gallinarum có

chứa thể hợp bào H. meleagridis. H. meleagridis có thể nuôi cấy trong môi trường
nhân tạo, yếm khí, chúng sinh sản bằng hình thức phân đôi (trực phân).
2.1.1.4. Con đường truyền lây
H. meleagridis lây truyền bằng 2 con đường: truyền bệnh trực tiếp và truyền
bệnh gián tiếp qua giun kim.
• Truyền bệnh trực tiếp
Theo quan điểm của Smith (1895) [24] cũng thí nghiệm cho gà tây khỏe ăn
phân và các cơ quan bị tổn thương của gà bệnh, sau đó theo dõi và nhận thấy gà tây
khỏe cũng bị nhiễm bệnh. Curtice C. (1907) [12] đã làm các thí nghiệm gây nhiễm
H. meleagridis cho gà khỏe theo cách tương tự. Tuy nhiên, các tác giả đều kết luận,
có thể gây nhiễm bệnh đầu đen ở gà và gà tây qua đường ăn, uống nhưng tỷ lệ
nhiễm không cao (Smith, 1895) [24].
Hu và cs. (2004) [16] tiến hành gây nhiễm H. meleagridis qua lỗ huyệt cho
gà 2 tuần tuổi, liều 100.000 đơn bào/gà. Theo dõi trong 12 ngày thấy không có gà
nào bị chết, tiến hành mổ khám, thấy gan và manh tràng bị tổn thương nặng. Tỷ lệ
tử vong bởi bệnh đầu đen ở gà lên đến 80% đã được báo cáo bởi Landman và cs
(2004) [18] sau khi tác giả gây nhiễm bệnh cho gà tây ở 15 ngày tuổi với lượng
200.000 H. meleagridis/con.


5
Các kết quả trên cho thấy, có thể gây nhiễm bệnh đầu đen cho gà khỏe bằng
2 đường, qua đường miệng và qua lỗ huyệt. Do ảnh hưởng của axit đường tiêu hóa
nên tỷ lệ nhiễm bệnh không cao khi gây nhiễm qua đường miệng. Bệnh đầu đen có
thể xảy ra bất cứ khi nào lỗ huyệt của gà khỏe tiếp xúc với phân tươi bị nhiễm mầm
bệnh. Ngay sau khi lỗ huyệt gà khỏe tiếp xúc với phân tươi của gà bệnh, H.
meleagridis sẽ di chuyển ngược theo nhu động ruột vào ký sinh ở manh tràng.
• Truyền bệnh qua giun kim.
Cushman S. và cs (1894) [13] đã nhận thấy, gà và gà tây bị nhiễm bệnh khi
chúng được nuôi trên khu vực trước đó gà và gà tây đã bị mắc bệnh.

Trong thí nghiệm đầu tiên, Curtice C. (1907) [12] đã chứng minh rằng
Histomonaskhông lây truyền theo chiều dọc từ gà mái đẻ, thông qua trứng, mặc dù
phát hiện gà con sớm bị mắc Histomonosis và chết ở 12 - 14 ngày tuổi. Tác giả cho
rằng, những gà con này đã bị nhiễm bệnh do được nuôi trong khu đất, nơi mà đàn
gà nuôi trước đó đã bị mắc bệnh.
Smith (1895) [24] đã tiến hành thí nghiệm với quy mô lớn và cho biết: H.
meleagridis không lây truyền theo chiều dọc từ gà mái đẻ sang trứng, mặc dù phát
hiện gà con mắc bệnh đầu đen rất sớm và chết ở 12 - 14 ngày tuổi. Tác giả cho rằng,
những gà con này bị nhiễm bệnh do được nuôi trong khu đất nơi mà đàn gà nuôi
trước đó đã mắc bệnh. Thí nghiệm được bố trí như sau: Tiến hành lấy trứng ở
những gà mẹ từ 3 trang trại khác nhau đang có bệnh đầu đen phát triển, ấp trứng
nhân tạo. Trước khi ấp, trứng được rửa sạch, lau nhẹ nhàng bằng nước ấm, ngâm
trong clorua thủy ngân 0,5 % trong 30 giây, sau đó rửa sạch và lau khô bằng khăn
khử trùng. Sau khi nở 1 tuần 4 gà tây đã bị chết do quá yếu, những gà còn lại được
nuôi tại khu vực được bảo vệ an toàn và không có sự lây nhiễm của mầm bệnh. Sau
1 tháng theo dõi thấy gà khỏe bình thường. Thí nghiệm tiếp tục được tiến hành sau
hơn 6 tuần quan sát thấy không có gà nào bị tử vong và xuất hiện dấu hiệu bệnh.
Điều này khẳng định rằng Histomonas không lây truyền từ gà mẹ thông qua trứng.
Tác giả tiếp tục tiến hành thí nghiệm bằng cách chuyển những gà thí nghiệm trên về
các trang trại đang có gà bị nhiễm bệnh, sau 17 ngày thấy gà xuất hiện triệu chứng


6
bệnh, đến ngày thứ 26 tất cả gà đều tử vong, mổ khám thấy tổn thương rõ rệt ở gan
và đóng kén trắng ở manh tràng.
2.1.2. Bệnh đầu đen (Histomonosis) ở gà
2.1.2.1. Lịch sử bệnh
Bệnh đầu đen được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1893 ở Rhode Island
(Cushman, 1894) [13]. Tuy nhiên, các báo cáo của trạm thực nghiệm nông nghiệp
tại địa phương về tình hình dịch bệnh từ năm 1891 đã đề cập về một "bệnh khó

hiểu" xuất hiện trên đàn gà tây, với triệu chứng chung là da vùng đầu bị biến đổi
màu, gà mắc bệnh tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà tây.
Những người nông dân địa phương căn cứ vào triệu chứng đặc biệt đã quan sát
được ở vùng đầu của gà tây mắc bệnh: mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh
xám, thậm chí xanh đen nên gọi tên bệnh là bệnh “đầu đen”.
Kể từ khi bệnh “đầu đen” xuất hiện phổ biến, các nhà khoa học đã tập trung
nghiên cứu về bệnh. Sau một thời gian nghiên cứu, người ta nhận thấy dấu hiệu biến
đổi da vùng đầu không phải là dấu hiệu đặc trưng cho bệnh, vì nó có thể quan sát
thấy trong một số bệnh khác của gà tây.
Theo Smith (1895) [24], khi gà tây mắc bệnh thì gan và manh tràng là 2 cơ
quan bị tổn thương nặng nề nhất. Ông đã lấy bệnh phẩm là 2 cơ quan này để nghiên
cứu và xác định được nguyên nhân gây bệnh là một sinh vật đơn bào (Amoeba
meleagridis). Từ đó bệnh đã được đặt tên là bệnh truyền nhiễm Enterohepatitis.
Nghiên cứu kỹ hơn, Tyzzer E. E. (1934) [25], đã xác định được nguyên nhân gây
bệnh và gọi tên sinh vật đơn bào gây bệnh đó là H. meleagridis. Từ đó, bệnh cũng
được gọi bằng tên khoa học là Histomoniasis. Tuy nhiên, vì lý do tiêu chuẩn hóa đã
được đề xuất từ (năm 1990) về việc sử dụng hậu tố osis cho các bệnh ký sinh trùng
(2006), do đó bệnh có tên khoa học là “Histomonosis”.
Sau sự bùng nổ đầu tiên ở Rhode Island, Histomonosis đã nhanh chóng lây
lan trên đàn gà tây khắp nước Mỹ và gây thiệt hại nhiều nhất trong số các bệnh gặp
trên gà tây.


7
Hiện nay ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào tháng 3 năm 2010 (Lê Văn
Năm, 2012) [7]. Bệnh gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, làm ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống xã hội của một bộ phận không nhỏ người dân ở nước ta. Tác
giả cũng cho rằng, các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm nặng giun kim
mà loài giun này được biết đến như 1 vectơ sinh học truyền bệnh đơn bào H.
meleagridis cho gà và gà tây.

2.1.2.2. Những thiệt hại kinh tế do bệnh Histomoniasis gây ra
Trong những thập kỷ gần đây, Histomonosis đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng
cho ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà tây. Những năm 1930, dịch bệnh đầu
đen đã phá hủy hầu như hoàn toàn ngành chăn nuôi gà tây ở khu vực Đông và
Trung Tây của Hoa Kỳ. Trong năm 1945, bệnh đầu đen chiếm 32,2 % tỉ lệ tử vong
của gà tây ở Bắc Carolina.
Những năm tiếp theo, dịch bệnh đầu đen ở gia cầm vẫn thường xuyên phát
triển, tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người chăn nuôi. Ổ dịch
Histomonosis mới trên đàn gà tây, tỷ lệ chết 25 - 75% đã được báo cáo ở California
vào năm 2001 (Shivaprasad và cs, 2002 [23]).
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào tháng 3 năm 2010. Bệnh thường thấy
ở gà tây từ 2 tuần đến 2 - 3 tháng tuổi, nhưng gà ta thì chậm hơn một chút: từ 3 tuần
đến 3 - 4 tháng tuổi, gà lớn tuổi hơn vẫn có thể mắc. Lê Văn Năm (2010) [5] bước
đầu đã quan sát thấy ở Miền Bắc Việt Nam bệnh bùng phát mạnh vào các tháng
nóng ẩm: cuối xuân, hè, hè - thu. Trong khi đó ở gà lớn tuổi (gà già, gà đẻ) bệnh
thường xảy ra vào cuối thu và mùa đông. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho
người chăn nuôi, làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của đại bộ phận không
nhỏ người dân nước ta.
2.1.2.3. Dịch tễ học bệnh đầu đen ở gà
• Động vật mắc bệnh:
Lund và Chute (1973) [20] đã thử nghiệm và gây bệnh cho 8 loài chim thuộc
về loài gà và thấy rằng gà lôi trắng Trung Quốc là vật chủ tốt nhất cho giun tròn,
tiếp theo là gà và gà sao.


8
Theo Nguyễn Xuân Bình và cs (2002) [1], hầu hết các loại gà đều mẫn cảm,
đặc biệt là gà tây và gà giò. Ít thấy bệnh ở gà lớn trên 5 - 6 tháng tuổi.
Lê Văn Năm (2012) [7] cho biết: gà tây, gà nuôi (gà ta, gà công nghiệp) và
một số hoang cầm cùng nòi đều mắc bệnh. Bệnh bùng phát chủ yếu ở gà nuôi tập

trung (gà thả vườn).
Một yếu tố quan trọng để H. meleagridis tồn tại và phát tán mạnh ra môi
trường thiên nhiên là do chúng thường ký sinh trong trứng của giun kim H.
gallinarum, mà khi nuôi gà thương phẩm hoặc làm giống thì hầu như 100% gà bị
nhiễm loại giun này. Bởi thế mà gà ta và gà tây bị nhiễm H. meleagridis chủ yếu
qua đường ăn uống trong đó có trứng giun kim H. gallinarum.
• Tuổi mắc bệnh
Hauck và cs. (2010) [15] cho biết: giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi tỷ lệ mắc
Histomonosis cao nhất, triệu chứng bệnh điển hình nhất.
Lê Văn Năm (2012) [7], bệnh thường thấy ở gà tây từ sau 2 tuần đến 3 - 4
tháng tuổi, nhưng ở Việt Nam gà sau 5 tháng vẫn mắc bệnh, ông cho biết thì tuổi gà
càng cao bệnh càng nặng (2 - 5 tháng tuổi).
• Mùa vụ
Gà mắc bệnh ở tất cả các tháng trong năm, nhưng nhiều nhất từ tháng 4 đến
tháng 9 hàng năm.
Ở Việt Nam, Lê Văn Năm và cs (2010) [5] cũng đã báo cáo rằng, bệnh
bệnh bùng phát mạnh vào các tháng nóng ẩm: cuối xuân, hè và hè - thu. Đối với
những gà lớn tuổi (gà già và gà đẻ) thường xảy ra vào cuối thu và mùa đông.
• Điều kiện vệ sinh thú y
Điều kiện vệ sinh thú y đối với chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng
trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn
tới khả năng nhiễm Histomonas meleagridis của gà. Điều này có liên quan mật thiết
với sự tồn tại và phát triển của giun kim - môi giới trung gian truyền bệnh.


9
Theo Tyzzer E. E. và Collier J. (1925) [26], bệnh đầu đen xảy ra chủ
yếu trên những đàn gà nuôi thả vườn, nơi mà gà thường xuyên tiếp xúc với môi
trường đất.
• Yếu tố stress

Các yếu tố strees như chuồng trại chật chội, khí hậu nóng ẩm, thức ăn kém
dinh dưỡng… đóng vai trò thúc đẩy mức độ và tốc độ lây lan Histomonas
meleagridis ở gà.
2.1.2.4. Triệu chứng và bệnh tích bệnh đầu đen
• Triệu chứng
Theo Lê Văn Năm (2012) [7], đây là bệnh đặc thù của gà và gà tây nuôi theo
phương thức tập trung thả vườn. Bệnh xuất hiện và mức độ bệnh phụ thuộc vào tuổi
gà và điều kiện vệ sinh môi trường. Thời gian ủ bệnh dài từ 7 - 28 ngày. Bệnh có 2
thể biểu hiện cấp tính và mãn tính.
• Thể quá cấp và cấp tính
- Bệnh xảy ra đột ngột: gà bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, sốt rất cao, rúc đầu vào nách
cánh đứng run hoặc tìm chỗ có ánh sáng, có nhiệt để sưởi (mặc dù trời rất nóng).
- Tiêu chảy lúc đầu phân loãng vàng nhiều bọt, sau đó chuyển sang lẫn máu
rất giống bệnh cầu trùng, vài ba ngày sau (sau khi người chăn nuôi dùng thuốc
cầu trùng điều trị) thì phân chuyển sang thành thỏi nâu đỏ nhạt như gạch non,
cuối cùng gà ỉa ra phân loãng đặc có màu trắng lờ lờ như nước vo gạo đặc hay
như nước cháo loãng.
- Da mép, da vùng đầu rồi cả mào, tích có màu xám nhạt dần dần chuyển
sang xám xanh (nhìn rõ nhất ở gà tây), hoặc xám xanh thẫm, có lẽ từ đây bệnh có
tên gọi là bệnh đầu đen (Black Head). Gà bỏ ăn nên rất gầy, do rét nên thường thấy
chúng run hoặc co giật, lúc này thân nhiệt xuống dưới mức bình thường và gà sẽ
chết sau 1 - 2 ngày. Lúc đầu chúng chết rải rác về đêm, sau tăng dần số và chết cả
ban ngày. Nếu không được điều trị gà sẽ chết lên đến 80 - 95% tổng đàn (nếu không
điều trị kịp thời).


10

• Thể mãn tính
Đây là thể bệnh thường xảy ra ở gà lớn tuổi (trên 5 tháng) với những biểu

hiện như trên, nhưng với cường độ bệnh nhẹ hơn, thể mãn tính thường thấy ở gà ta,
gà tây lớn tuổi với các triệu chứng đặc trưng như đã mô tả ở phần thể cấp tính,
nhưng cường độ biểu hiện yếu vì thế chúng ta có thể quan sát thấy thể trạng đàn
gà lúc tốt, lúc xấu. Bệnh kéo dài 2 - 3 tuần và kết thúc gà bị chết vì suy nhược, tự
nhiễm độc hoặc chết do bệnh kế phát, tuy nhiên tỷ lệ chết không cao, dao động
10 - 20 %.
Theo Roberto (2011) [22], các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên được nhìn thấy
trong một đàn gà bị nhiễm có thể chỉ là sự gia tăng đột ngột tỷ lệ chết trong đàn.
Tuy nhiên, biểu hiện nhiễm trùng đầu tiên của Histomonas meleagridis làm gà hôn
mê, ủ rũ, rúc đầu vào cánh, đây là một dấu hiện lâm sàng không rõ ràng. Việc tiêu
thụ thức ăn có thể bị giảm dẫn đến gà bị giảm cân. Một dấu hiệu rất đặc biệt trong
đàn gà còn sống là sự xuất hiện của phân màu vàng lưu huỳnh, đây là kết quả gây ra
bởi tổn thương trên gan. Bất kỳ dấu hiệu nào như vậy trên gà còn sống cần báo ngay
với bác sĩ thú y để xử lý hoặc lấy mẫu gia cầm gửi các phòng thí nghiệm thú y để
chẩn đoán.
• Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu tập trung trên manh tràng và trên gan.
- Biến đổi ở ruột thừa (manh tràng):
Theo Lê Văn Năm (2012) [7], một trong hai ruột thừa hoặc cả hai đều phình
rất to, dài hơn bình thường, màu sắc và độ đàn hồi thay đổi. Bề mặt bên trong lòng
ruột sần sùi chứa chất lẫn nhiều máu loãng nhớt như máu cá rất giống cầu trùng, sau
đó chuyển sang vàng xám thành ruột thừa bị viêm, hoại tử, xuất huyết và tăng sinh
nên rất dày làm cho ruột thừa ngày càng rắn chắc, các chất chứa bị canxi hóa đóng
quánh có màu trắng tạo thành 1 lõi các nếp 13 ngang rất giống kén tằm. Vì thế,
người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột. Do niêm mạc ruột thừa bị viêm loét nặng,
thậm chí bị thủng nên các chất viêm tràn vào lòng bụng gây viêm dính phúc mạc.


11
Một trong hai bên hoặc cả hai ruột thừa dính chặt vào các cơ quan nội tạng, thành

ruột thừa mỗi ngày một dày lên làm cho lỗ ruột rất bé và ruột thừa trở thành một
thỏi rắn chắc.
Nguyễn Xuân Bình và cs (2002) [1] cho biết, ở manh tràng có vết loét nhỏ hoặc
lớn. Vết loét có thể vỡ ra tràn phân và dịch viêm vào xoang bụng gây viêm dính xoang
bụng với ruột. Trong thành ruột khi cắt ngang có những đám bã đậu trắng.
Theo Roberto (2011) [22], các tổn thương quan sát được sau khi mổ khám
thường là manh tràng dày lên, chứa dịch rỉ viêm màu vàng hoặc ổ hoại tử.
- Biến đổi ở gan:
Gan sưng to gấp 2 - 3 lần, mềm nhũn và nhìn thấy hai quá trình biến đổi đặc
trưng: lúc đầu gan bị viêm, xuất huyết làm cho bề mặt gan lỗ chỗ có hình hoa cúc,
sau đó các điểm xuất huyết này tạo ra các ổ viêm loét hoại tử thành các ổ bã đậu
màu trắng to từ hạt kê đến hạt ngô to, thậm chí đường kính to 1 - 2 cm, giống ổ lao
hoặc khối u của bệnh Marek (Lê Văn Năm, 2012) [7].
Theo Roberto (2011) [22], gan sưng to, xuất hiện các tổn thương trên gan
như: gan viêm xuất huyết hoặc bị hoại tử do có chứa các tế bào chết. Các tổn
thương này cần được chẩn đoán phân biệt với các tổn thương ở bệnh cầu trùng và
Salmonella gây ra trên gà. Để tăng độ chính xác của chẩn đoán cần mổ khám kiểm
tra những gà mới chết và gà còn sống.
2.1.2.5. Cơ chế sinh bệnh
Việc truyền đơn bào H. meleagridis tới gà, gà tây có thể xảy ra riêng lẻ hoặc
đồng thời các đường lây nhiễm sau:
Đầu tiên, gà, gà tây có thể ăn phân tươi có chứa Histomonas hoặc lỗ huyệt
tiếp xúc với phân tươi chứa Histomonas. Con đường này có lẽ không quan trọng
ngoại trừ trường hợp gà khỏe mạnh và gà mắc bệnh được nuôi trong cùng một đàn.
Thứ hai, gà có thể ăn trứng H. gallinarum có phôi và có chứa Histomonas.
Vào trong đường tiêu hóa của gà, các đơn bào Histomonas và ấu trứng giun kim sẽ
giải phóng khỏi vỏ trứng.


12

Thứ ba, gà có thể ăn phải những con giun đất chứa trứng giun kim đã mang
đơn bào Histomonas. Khi vào trong cơ thể gà, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào
manh tràng và thâm nhập vào niêm mạc manh tràng.
Tại đây, đơn bào H. meleagidis nhân lên rất nhanh bằng sinh sản trực phân.
Số lượng lớn đơn bào tác động vào niêm mạc manh tràng làm cho niêm mạc dày
dần lên, sau đó dẫn đến hiện tượng viêm, loét, hoại tử. Màng nhày và dịch viêm
đọng lại trong lòng manh tràng hình thành những cục rắn màu trắng như phomat.
Từ manh tràng, H. meleagidis xuyên qua niêm mạc, thâm nhập vào mạch máu dưới
niêm mạc, theo dòng máu xâm nhập vào gan. H. meleagridis ký sinh ở gan và gây
hoại tử gan. Những ổ hoại tử có màu vàng nhạt, ban đầu nhỏ, đường kính khoảng
0,5 cm, sau đó các ổ hoại tử mở rộng và sâu trên khắp bề mặt gan. Từ gan, đơn bào
này sẽ lây lan đi khắp cơ thể. Do đó, ngoài gan và manh tràng người ta còn tìm thấy
H. meleagridis trong dạ dày tuyến, tá tràng, ruột già, tuyến tụy, túi Fabricius, thận,
lá lách, tim, phổi, tuyến ức, não, tủy xương. Tuy nhiên, H. meleagridis không gây
tổn thương ở các cơ quan này.
Lê văn Năm và cs. (2010) [5] cũng cho rằng: Qua đường miệng, đơn bào H.
meleagridis nhanh chóng được giải phóng ra khỏi trứng giun kim và bám vào thành
dạ dày, ruột, nhất là đoạn ruột mù (ruột thừa). Tại đây chúng bắt đầu sinh sản theo
phương thức tự nhân đôi để hình thành ra các thể phân lập… chỉ trong một thời gian
ngắn có hàng triệu tế bào niêm mạc dạ dày và ruột thừa bị phá hủy gây ra các ổ
viêm loét hoại tử, rồi ngay sau đó là viêm phúc mạc cấp.
Tuy nhiên, trong thực tế rất ít các trường hợp quan sát được biến đổi ở dạ
dày tuyến và dạ dày cơ. Từ các ổ loét của thành ruột thừa H. meleagridis đi theo
đường huyết đến ký sinh trong các tế bào gan, tại đây chúng gây ra các ổ viêm xuất
huyết hoại tử và phá hủy cấu trúc cũng như chức năng gan làm cho thể trọng gà
nhanh chóng giảm sút. Các ổ viêm loét của ruột thừa và của gan đã tạo điều kiện hết
sức thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng thứ phát khác, khiến
cho gà kiệt sức và chết nhanh chóng.



13
2.1.2.6. Chẩn đoán bệnh
• Với gà còn sống
- Chẩn đoán lâm sàng: Hiện nay, ở các cơ sở chăn nuôi, việc chẩn đoán đối
với gà còn sống chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh (xù lông, đứng nhắm
mắt, ăn ít, lười vận động, thường đứng dấu đầu dưới cánh, da vùng đầu sạm màu, đi
ỉa phân màu vàng lưu huỳnh…). Trong đó, triệu chứng điển hình nhất là gà đi ỉa
phân màu vàng lưu huỳnh, da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen (Mc Dougald,
2008) [21].
- Chẩn đoán xét nghiệm: Lấy phân màu lưu huỳnh của gà ốm, làm xét
nghiệm, nếu quan sát dưới kính hiển vi tìm thấy trứng của giun kim sẽ giúp cho việc
chẩn đoán dễ dàng hơn.
• Với gà đã chết
Phương pháp chẩn đoán sau khi gia cầm chết là phương pháp chính xác nhất.
Việc chẩn đoán được tiến hành qua phương pháp mổ khám, kiểm tra bệnh tích kết
hợp với việc lấy các cơ quan nội tạng như gan, manh tràng để tìm đơn bào H.
meleagridis ký sinh.
Tiến hành mổ khám gà chết do Histomonosis, quan sát thấy ở gan và manh
tràng bị tổn thương nặng, bệnh tích điển hình của bệnh là: gan to gấp 2 - 3 lần, bề
mặt gan có những ổ hoại tử lỗ chỗ như đá vân cương, hoặc ổ hoại tử hình hoa cúc
màu trắng hoặc vàng nhạt.
Lấy bệnh phẩm manh tràng và gan của gà vừa mới chết, kiểm tra dưới kính
hiển vi có thể quan sát thấy đơn bào H. meleagridis. Trong điều kiện nhiệt độ ấm,
đơn bào vẫn hoạt động và điều này giúp việc chẩn đoán dễ dàng hơn. Dưới kính
hiển vi quan sát thấy H. meleagridis di chuyển không theo một hướng cố định, roi
chuyển động xoay ngược chiều kim đồng hồ giúp việc xác định dễ dàng hơn (Mc
Dougald, 2008) [21].
Kiểm tra mô bệnh học giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn. Đặc biệt là
phần mô của gan và manh tràng. Phương pháp nhuộm tiêu bản mô bệnh phẩm



14
thường được áp dụng là nhuộm Hematoxilin-eosin và nhuộm PAS (Mc Dougald,
2008 [21]).
Đơn bào từ nguyên liệu tươi (manh tràng gà bệnh) có thể được nuôi và nhân
lên trong môi trường Dwyer cổ điển (van der Heijden, 2009 [27]), giúp cho việc
quan sát H. meleagridis dễ dàng hơn dưới kính hiển vi.
Armstrong P. L. Mc Dougald L. R. (2011) [10] và một số tác giả khác đã mô
tả bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen: Khi mổ khám gà mắc bệnh quan sát thấy manh
tràng bị viêm sưng, thành manh tràng dày lên gấp nhiều lần. Bên trong chứa dịch
tiết có hồng cầu, bạch cầu, ký sinh trùng, các mảnh vỡ tế bào và chất dịch từ thức ăn
tích lại tạo thành kén rắn chắc, màu trắng giống như pho mát. Đôi khi còn thấy
manh tràng bị viêm loét, thủng, rò rỉ chất chứa gây viêm phúc mạc. Gan của gia
cầm bị mắc bệnh sưng to gấp 2 - 3 lần, phù nề, viêm xuất huyết, thoái hóa, và hoại
tử tế bào. Lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lỗ chỗ như đá
hoa cương, sau đó biến thành ổ hoại tử màu trắng hình hoa cúc như ổ lao hoặc như
khối u của bệnh marek, có đường kính lên đến 1 cm. Trường hợp nặng, tổn thương
xuất hiện trên toàn bộ bề mặt gan. Ngoài ra, các tổn thương còn xuất hiện ở các cơ
quan khác như túi Fabricius, phổi, lá lách, tuyến tụy, thận, dạ dày tuyến và màng
treo ruột… Khi gia cầm bị bệnh, một số trường hợp thận bị viêm sưng, hoại tử, biểu
mô ống thận viêm hoại tử; lá lách sưng to do xuất hiện quá trình thực bào mạnh mẽ,
các đại thực bào và các tế bào huyết tương tăng sinh trong lá lách, phổi xuất huyết,
tụ máu đỏ thẫm...
Chẩn đoán bằng phản ứng PCR (phản ứng chuỗi polymerase) cho kết quả
nhanh chóng và chính xác. Với phản ứng PCR, người ta có thể chứng minh ADN
của H. meleagridis trong phân hoặc ruột. PCR cũng giúp tìm ra ADN của ký sinh trùng
H. meleagridis trong các cơ quan khác như trong não, hoặc tuyến ức… nơi mà các
phương pháp thông thường không thể chẩn đoán được sự có mặt ký sinh trùng này.
• Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác. Bệnh do H. meleagridis cần
phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:



15
- Bệnh cầu trùng (Eimeriosis) Khi gà mắc bệnh cầu trùng do chủng E. tenella
trong một số trường hợp cũng biến đổi giống như các biến đổi bệnh do H.
meleagridis gây ra. Nhìn từ ngoài vào qua thành ruột ở bệnh cầu trùng ta thấy rõ các
nốt đỏ xen lẫn các điểm trắng. Khi bổ đôi ruột thừa thì thấy chất chứa bị lẫn máu
hoặc toàn máu đông thậm chí máu tươi, trong khi đó chất chứa do đơn bào H.
meleagridis gây ra giai đoạn giữa của bệnh cũng rất giống bệnh cầu trùng: chất
chứa có màu nâu, đỏ lẫn máu, nhớt như máu cá. Giai đoạn sau đó các chất chứa này
tạo thành kén đông đặc, gạt lớp phủ niêm mạc ruột thừa ta thấy niêm mạc ruột thừa
bị viêm hoại tử rất nặng, thành ruột thừa dày lên và rắn chắc, lỗ ruột thừa bé và hẹp
lại rất nhiều so với bình thường.
- Bệnh lao gà Các ổ lao (viêm loét hoại tử) quan sát được không chỉ ở gan mà còn
thấy ở lách, ruột và tủy xương. Bệnh lao gà chỉ quan sát thấy ở gà ta, gà tây lớn
tuổi, nhưng không thấy ở gà con gà dò. Ở bệnh lao gà không có các biến đổi tạo kén
ở ruột thừa như ở bệnh đầu đen.
2.1.2.7. Phòng và trị bệnh
• Phòng bệnh
- Để phòng Histomonosis, trước hết không được nuôi chung gà tây với gà ta.
- Phải chú ý đến mật độ và các thông số nhiệt độ, độ ẩm, khí độc chuồng.
- Không nuôi nhiều lứa gà trong cùng một cơ sở chăn nuôi.
- Hằng ngày phải quan sát vùng da đầu mép, mào và tích… để kịp thời phát
hiện và điều trị ngay khi chưa phát thành dịch.
- Thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu vực chăn nuôi.
- Chia khu vực chăn nuôi thành nhiều ô, thực hiện nuôi luân phiên gà trên
các ô, tiến hành làm sạch, khử trùng tiêu độc ô chuồng vừa nuôi, để trống chuồng
một thời gian dài giúp phòng Histomonosis có hiệu quả.
- Thức ăn và nước uống phải được vệ sinh sạch sẽ, thiết kế vị trí để sao cho
không lây nhiễm phân vào thức ăn, nước uống của gà.



16
- Từ 20 ngày tuổi trở lên hàng tuần trong nước uống cần bổ sung CuSO4
hoặc mỗi tuần 1 lần cho uống KMnO4 pha với tỷ lệ (một phần vạn) tức một gam
thuốc tím pha với 10 lít nước cho uống trong vòng 1 - 2 h/ ngày/ đợt.
- Không thả gà ra vườn vào những ngày mưa gió.
- H. meleagridis có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải
trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh, do đó cần hạn chế cho gà tiếp
xúc với đất, nên nuôi gà trên nền bê tông.
- Hàng tuần cần phun thuốc khử trùng chuồng trại, cuốc xới vườn rồi rắc vôi
bột để diệt trứng giun kim (Mc Dougald, 2008 [21]).
• Trị bệnh
Ở Hoa Kỳ, Dimetridazole và Ipronidazole là 2 loại thuốc điều trị
Histomonosis hiệu quả. Cả hai đều là thuốc thuộc nhóm Nitroimidazoles. Tuy
nhiên, những năm 1990 các nhà quản lý thực phẩm và thuốc ở Hoa Kỳ đã có quyết
định cấm sử dụng 2 sản phẩm này vì thuốc tồn dư lâu trong sản phẩm và có thể gây
ung thư. Nitarsone, một hợp chất chứa asen, có hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh đầu
đen khi sử dụng liên tục trong thức ăn, nhưng đây là một loại thuốc đắt tiền. Hiện
tại chưa có loại hóa dược nào điều trị đầu đen có hiệu quả cao.
Tại Việt Nam, công ty thuốc thú y Năm Thái đã khuyến cáo phác đồ điều trị
bệnh đầu đen cho gà như sau:
Cách 1:
- Bước 1: Tiêm bắp T.Avibrasin 1 ml/5 kg gà 1 lần/ ngày, tiêm 2 - 3 ngày.
- Bước 2: Cho uống T. cúm gia súc: 1,5 - 2 g, T. coryzin: 1,5 - 2 g, Super
Vitamin 2 g. Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước, cho gà uống liên tục 3 - 4 ngày đêm.
Cách 2:
- Bước 1: Tiêm bắp Macavet 1 ml/ 6 - 8 kg TT/1 lần. Sau 48 giờ tiêm mũi thứ 2
- Bước 2: Cho uống 27 T. cúm gia súc: 1,5 - 2 g, T. coryzin: 1,5 - 2 g,
T.Flox - C 1,5 g, Docyvit Thái. Cả 4 loại trên pha vào 1 lit nước, cho gà uống liên

tục 3 - 4 ngày đêm.


17
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [2], H. meleagridis sống ký sinh
trong trứng loài giun kim Heterakis gallinae. Cả hai loài này đều sống ký sinh trong
ruột gà, gà tây và cả hai đều gây bệnh cho gà.
Lê Văn Năm và cs (2010) [5] đã quan sát thấy hàng loạt đàn gà nuôi tập
trung thả vườn tại một số tỉnh Phía Bắc bị mắc bệnh. Bệnh thường thấy ở gà tây từ
2 tuần đến 2 - 3 tháng tuổi, nhưng gà ta thì chậm hơn một chút: từ 3 tuần đến 3 - 4
tháng tuổi, gà lớn tuổi hơn vẫn có thể mắc.
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tyzzer E. E. (1934) [25] lần đầu tiên mô tả về hiện tượng bệnh ở gà tây do
một loại đơn bào gây ra với những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu có màu xanh
tím, sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen và tác giả đã đặt tên là bệnh đầu đen
(Black Head). Sau đó, bệnh được các tác giả khác quan sát thấy ở Bắc Mỹ, Tây Âu
và hàng loạt nước khác ở Nam Mỹ, Nhật Bản…
Theo JingHuimHu (2002) [17], Histomonosis thường được gọi là bệnhđầu
đen hay viêm ruột truyền nhiễm, là một bệnh truyền nhiễm gây hại trêngia cầm
được gây ra bởi một lại đơn bào. Histomonosis có thể gây tỷ lệ chếtlên tới 90-100%
ở gà tây nhưng tương đối nhẹ ở gà. Hầu hết các nghiên cứuvề bệnh đều được tiến
hành từ trước năm 1980, trong 20 năm qua đã có thêmmột số công trình nghiên cứu
về bệnh.
Theo Robert (2011) [22], bệnh đầu đen là tên gọi cho một bệnh đượcgây ra
do một loại đơn bào có tên là Histomonas Meleagridis. Tên gọi bệnh đầu đen là do
sau khi mắc bệnh da ở vùng xung quanh đầu có màu xanh tímsau chuyển sang thâm
đen, đây là một dấu hiệu lâm sàng ít thấy ở các bệnhkhác. Ký sinh trùng có thể gây
bệnh cho các loại gà, chim bên cạnh gà tây.
Nhưng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là trên gà tây.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006) [3] đã có những thông tin về đơnbào H.
meleagridis và những tác hại của chúng gây ra ở gà, gà tây ở nước tavà cũng thống


×