Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống sắn tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.48 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG SẮN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013-2017

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG SẮN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013-2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: 1. PGS.TS Nguyễn Viết Hƣng
2. TS Hoàng Kim Diệu


Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận đƣợc sự quan tâm
của nhiều tập thể và cá nhân. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới Ban giám
hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo, cô giáo
Khoa Nông học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Viết Hưng và cô giáo TS Hoàng Kim Diệu đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và
giúp đỡ để em vƣợt qua khó khăn hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn động viên , giúp
đỡ em về tinh thần , vật chất trong quá trình học tập và thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp kết thúc khóa học 2013-2017.
Thái Nguyên , tháng 03 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới từ năm 2010 - 2014 ..... 7
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn của thế giới, các châu lục và một
số nƣớc trồng sắn chính năm 2014......................................................................... 8

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn ở Việt Nam .................................. 10
giai đoạn 2010 - 2014............................................................................................. 10
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của các vùng trong cả nƣớc năm
2014 ...................................................................................................................... 11
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của Thái Nguyên giai đoạn ........... 14
2010 - 2015............................................................................................................ 14
Bảng 4.1: Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của giống sắn tham ............... 29
gia thí nghiệm ....................................................................................................... 29
Bảng 4.2: Đặc điểm thực vật học của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ......... 31
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm .... 34
Bảng 4.4: Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ................................ 37
Bảng 4.5: Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................. 39
Bảng 4.6: Đặc điểm nông sinh học của một số giống sắn tham gia thí nghiệm ........ 41
Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm ... 45
Bảng 4.8: Năng suất củ tƣơi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học và chỉ số
thu hoạch của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................................... 48
Bảng 4.9: Tỷ lệ tinh bột, năng suất tinh bột, tỷ lệ chất khô, năng suất củ khô của các
giống sắn tham gia thí nghiệm................................................................................ 52


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Năng suất củ tƣơi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của các
giống sắn tham gia thí nghiệm ............................................................................. 49
Hình 4.2: Chỉ số thu hoạch của các giống sắn tham gia thí nghiệm .................... 51
Hình 4.3: Biểu đồ Tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột của các giống sắn ..................... 53
tham gia thí nghiệm. ............................................................................................. 53
Hình 4.4: Nãng suất củ khô, nãng suất tinh bột của các giống sắn tham gia thí nghiệm. .. 54



iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CIAT

: Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế

FAO

: Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

ITA

: Viện Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế

NSSVH : Năng suất sinh vật học
NSTB

: Năng suất tinh bột

NSCT

: Năng suất củ tƣơi

NSCK

: Năng suất củ khô


NSTL

: Năng suất thân lá

TLTB

: Tỷ lệ tinh bột

TLCK

: Tỷ lệ chất khô


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích của đề tài ......................................................................................... 3
1.3. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .................................................................. 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 5

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam ........................ 6
2.2.1. Tình hình sản suất và tiêu thụ sắn trên thế giới ........................................... 6
2.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam ............................................................ 9
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên .................................................... 14
2.3 Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam ........... 15
2.3.1. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới ...................................................... 15
2.3.2. Tình hình nghiên cứu sắn ở Việt Nam........................................................... 18
2.4. Một số giống sắn đƣợc trồng phổ biến ở Việt Nam...................................... 22
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 23
3.1. Đối tƣợng ...................................................................................................... 23


vi

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................. 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 24
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 24
3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm................................................................... 24
3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm .................................................................... 25
3.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ........................................................ 26
3.4.4. Phƣơng pháp tính toán số liệu .................................................................... 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 29
4.1. Tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm của các giống sắn tham gia thí nghiệm ...... 29
4.2. Đặc điểm thực vật học của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ................... 31
4.3. Tốc độ sinh trƣởng của các giống sắn tham gia thí nghiệm ......................... 32
4.3.1 Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ........ 33
4.3.2. Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ................................. 36
4.3.3. Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ................................... 39
4.4. Đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia thí nghiệm ................. 40
4.4.1. Chiều cao thân chính .................................................................................. 41

4.4.2. Chiều dài các cấp cành ............................................................................... 42
4.4.3. Chiều cao cây cuối cùng ............................................................................ 43
4.4.4. Đƣờng kính gốc .......................................................................................... 43
4.4.5. Tổng số lá trên cây ..................................................................................... 44
4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thí
nghiệm. ................................................................................................................. 45
4.5.1.Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ... 45
4.5.1.1. Chiều dài củ............................................................................................. 46
4.5.1.2. Đƣờng kính củ ......................................................................................... 46


vii

4.5.1.3. Số củ trên gốc .......................................................................................... 47
4.5.1.4. Khối lƣợng trung bình củ trên gốc .......................................................... 47
4.5.2. Năng suất củ tƣơi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học và chỉ số thu
hoạch của các giống sắn tham gia thí nghiệm...................................................... 48
4.6. Chất lƣợng của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ..................................... 51
4.5.3.1. Tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột của các giống sắn tham gia thí nghiệm..... 53
4.5.3.2. Năng suất củ khô, năng suất tinh bột của các giống sắn tham gia thí
nghiệm. ..................................................................................................... 54
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 56
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 56
5.2. Đề nghị .......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 58


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lấy củ đƣợc du nhập vào nƣớc
ta từ đầu thế kỷ 19, là một trong những cây lƣơng thực chính của cƣ dân nhiều
vùng, nhất là các vùng đồi núi. Nó đƣợc trồng rộng rãi ở 30˚ Bắc đến 30˚ Nam
và đƣợc trồng ở trên 100 nƣớc nhiệt đới thuộc ba châu lục lớn là Châu Phi, Châu
Mỹ và Châu Á ( Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991)[1].
Sắn là cây trồng quen thuộc với hầu hết nông dân Việt Nam, nhất là đối
với nhân dân vùng trung du và miền núi. Cây sắn dễ trồng, thích ứng với đất đai
và điều kiện khí hậu rộng. Trong những năm gần đây, các hoạt động chế biến và
phát triển cây sắn trở thành cây nguyên liệu có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây
trồng nhiều địa phƣơng.
Quan niệm đối với sản xuất sắn đã có nhiều thay đổi, vì lợi ích mà nó
mang lại với tƣơng lai đầy hứa hẹn cùng với giá trị lớn trên nhiều mặt: Sắn là
nguồn lƣơng thực đáng kể cho con ngƣời, hiện nay nhiều nƣớc trên thế giới đã
sử dụng sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn làm nguồn lƣơng thực chính, nhất
là các nƣớc của Châu Phi. Tinh bột sắn còn là một thành phần quan trọng trong
chế độ ăn của hơn một tỷ ngƣời trên thế giới. Sắn cũng là thức ăn cho gia súc,
gia cầm quan trọng tại nhiều nƣớc trên thế giới, ngoài ra sắn còn là hàng hóa
xuất khẩu có giá trị để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột ngọt,
đƣờng, cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, màng phủ sinh học và phụ gia dƣợc
phẩm...
Ở Việt Nam sắn cùng với lúa và ngô là ba cây trồng đƣợc ƣu tiên nghiên
cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lƣợc đến năm 2020 của Bộ NN-PTNT. Năm


2

2014, diện tích trồng sắn toàn quốc đạt 551,30 nghìn ha, năng suất củ tƣơi bình
quân là 18,55 tấn/ha, sản lƣợng là 10,2 triệu tấn (Tổng cục Thống kê Việt Nam,

2014 [15]). So với năm 2000, sản lƣợng sắn Việt Nam đã tăng hơn 3,93 lần,
năng suất sắn đã tăng lên gấp hai lần. Xuất khẩu sắn Việt Nam bắt đầu khởi sắc
từ năm 2008. Năm 2012, xuất khẩu sắn của Việt Nam đạt 1,35 tỷ USD, tăng
57,1% về lƣợng và 46,6% về giá trị so với năm 2011. Tuy nhiên năng suất sắn
của Việt Nam còn thấp hơn so với một số nƣớc Đông Nam Á nhƣ Ấn Độ (35,65
tấn/ha), Indonesia (23,35 tấn/ha), Thái Lan (22,25 tấn/ha) (FAOSTAT, 2014). Các
vùng trồng sắn chính của Việt Nam đƣợc tập trung chủ yếu là Bắc Trung bộ, duyên
hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Trung du miền núi phía Bắc.
Một trong những tồn tại của sản xuất sắn ở Việt Nam nói chung và Thái
Nguyên nói riêng hiện nay là năng suất sắn ở địa phƣơng vẫn còn thấp hơn nhiều
so với tiềm năng năng suất của các giống sắn mới. Lí do là ngƣời dân thƣờng
quan niệm sắn là cây dễ trồng, thích ứng rộng, ít sâu bệnh, chịu đất chua, nghèo
dinh dƣỡng và không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên chƣa chú ý đầu tƣ thâm canh
và chọn giống. Để mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống cho nông dân
trồng sắn ở Việt Nam. Vấn đề cấp thiết là nghiên cứu chọn tạo giống sắn có năng
suất tinh bột cao, ổn định và thích nghi với điều kiện của các tiểu vùng sinh thái
khác nhau, có khả năng kháng một số sâu bệnh hại cũng nhƣ nghiên cứu các biện
pháp canh tác hợp lý. Cây sắn hiện nay cũng có vai trò rất quan trọng trong công
nghiệp chế biến tinh bột, thức ăn gia súc, thực phẩm, dƣợc liệu…và là cây hàng
hóa xuất khẩu có giá trị. Để đáp ứng nguồn nguyên liệu hiện nay thì việc lựa
chọn giống cho năng suất cao, chất lƣợng tốt và thích ứng rộng là điều rất quan
trọng. Vì vậy để phục vụ cho chiến lƣợc phát triển sắn bền vững ở Việt Nam,


3

ngoài việc nghiên cứu về mật độ, phân bón, thời vụ và kỹ thuật canh tác, việc
nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của các giống sắn cũng là vấn đề
rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên em đã tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên
cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống sắn tại Trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên’’
1.2. Mục đích của đề tài
- Thông qua nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của một số giống
sắn để lựa chọn đƣợc giống có năng suất, chất lƣợng cao phục vụ cho sản xuất và
tăng hiệu quả kinh tế. Từ đó góp phần bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng nói
chung và làm phong phú bộ giống sắn của vùng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đƣợc đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của một số giống sắn
tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá đƣợc năng suất của một số giống sắn tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá đƣợc chất lƣợng của một số giống sắn tham gia thí nghiệm.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ đƣợc củng cố và hệ thống lại
toàn bộ những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế
- Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã giúp
cho sinh viên nâng cao đƣợc chuyên môn, nắm đƣợc các phƣơng pháp và tổ
chức thí nghiệm tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.
- Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của một số
giống sắn tại Thái Nguyên


4

- Đề tài cũng đƣợc xem nhƣ là tài liệu tham khảo của Trƣờng, Khoa và của
sinh viên các khóa tiếp theo.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, phát triển và khả năng cho năng
suất của mỗi giống sắn nhằm phát triển các giống tốt để đáp ứng nhu cầu sản

xuất và tiêu thụ sắn của Tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ các Tỉnh Trung du miền núi
phía Bắc.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây sắn (Manihot esculenta) là cây trồng rất quan trọng của nhiều nƣớc
trên thế giới. Ở châu Á, sắn đƣợc du nhập vào Sri Lanka và Calcuta vào cuối thế
kỷ 18. Một quan điểm khác lại cho rằng sắn đƣợc ngƣời Bồ Đào Nha ở Goa (Ấn
Độ) và ngƣời Tây Ban Nha ở Philippines du nhập vào châu Á từ thế kỷ 16. Cũng
nhƣ ở châu Phi, cây sắn thực sự đƣợc phát triển ở châu Á từ thế kỷ 19.
Cây sắn đƣợc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18 (Phạm Văn
Biên, Hoàng Kim, 1991)[1] và đƣợc trồng trên khắp lãnh thổ nƣớc ta từ Bắc đến
Nam, vùng núi và trung du phía Bắc, vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng
Đông Nam Bộ do khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu thổ nhƣỡng..
Sắn là cây trồng tiềm năng của thế kỷ 21 đƣợc sử dụng làm lƣơng thực,
thực phẩm, thức ăn gia súc, nhiên liệu sinh học, bao bì, màng phủ sinh học… Thị
trƣờng sắn Việt Nam hiện có nhu cầu cao và sắn đã trở thành một trong bảy mặt
hàng xuất khẩu triển vọng. Việt Nam là nƣớc xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn
đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan với thị trƣờng chính là Trung Quốc
(Phạm Văn Biên, 1998)[2]. Cả nƣớc hiện có 13 nhà máy nhiên liệu sinh học
đang hoạt động với tổng công suất trên 1.067,7 triệu lít cồn/năm nên cần số
lƣợng nguyên liệu lên đến 6,5 triệu tấn sắn củ tƣơi và 8,8 triệu tấn sắn củ tƣơi.
Trong những năm gần đây sắn đang dần trở thành nguyên liệu chính cho
công nghiệp nhiên liệu sinh học (sản xuất ethanol). Các nhà máy chế biến cồn
sinh học đã và hiện đang đƣợc xây dựng ở Quảng Nam, Phú Thọ, Quảng Ngãi và
Bình Phƣớc với công suất mỗi nhà máy ở mức 100 triệu lít/năm, tổng công suất



6

4 nhà máy là 400 triệu lít/năm. Khi các nhà máy sản xuất ethanol đi vào hoạt
động, sẽ tiêu thụ khối lƣợng sắn rất lớn.
Từ thực tế phát triển sản xuất sắn của nƣớc ta trong những năm qua, đặc
biệt về kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của nƣớc ta đã đƣa cây
trồng này trở thành một trong 10 sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao,
cùng với đó là những kết quả của nghiên cứu phát triển cây sắn trong khu vực và
nhu cầu của thị trƣờng đã đặt cây trồng này trƣớc những cơ hội và thách thức
lớn. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu này sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu sản
xuất. Đó là lựa chọn giống sắn có tiềm năng đạt năng suất củ tƣơi và có tỷ lệ tinh
bột cao, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất sắn và góp phần phát triển kinh
tế-xã hội ở các vùng trọng điểm sắn và dặc biệt là ở Thái Nguyên.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản suất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Hiện nay, sắn đƣợc trồng trên dƣới 100 quốc gia trên toàn thế giới với các
quy mô canh tác rất khác nhau. Sản lƣợng sắn toàn thế giới trong nhiều năm trở
lại đây duy trì tƣơng đối ổn định ở mức sản lƣợng 230 triệu tấn sắn.
Diện tích sắn trên toàn thế giới năm 2014 đạt 23,87 triệu ha, năng suất
bình quân 11,24 tấn/ha, sản lƣợng 268,28 triệu tấn (FAOSTART, 2017)[21].
Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới 5 năm gần đây đƣợc thể hiện
qua bảng 2.1 nhƣ sau:


7

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới từ năm 2010 - 2014
Diện tích


Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2010

19,29

12,47

240,66

2011

20,06

12,78

256,40

2012

19,99


12,83

256,53

2013

20,73

13,34

276,72

2014

23,87

14,54

268,28

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2017) [21]
Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy:
Từ năm 2010 đến năm 2014 diện tích sắn đã tăng 4,58 triệu ha, năng suất
tăng 2,07 tấn/ha nên sản lƣợng sắn đã tăng 27,62 triệu tấn. Ta có thể nhận thấy
diện tích năm 2014 tăng so với năm 2013 là 3,14 triệu ha. Qua đó cho thấy rằng
cây sắn hiện nay đang dần mở rộng về diện tích và tăng cả về năng suất và sản
lƣợng. Có đƣợc kết quả đó là do chiến lƣợc phát triển lƣơng thực toàn cầu đã

thực sự coi trọng giá trị của cây sắn. Mặt khác, sắn lại là cây lƣơng thực dễ
trồng, thích hợp với nhiều điều kiện khác nhau, đặc biệt là có thể sinh trƣởng và
cho năng suất cao khi đất nghèo dinh dƣỡng, là cây trồng công nghiệp có khả
năng cạnh tranh cao với nhiều cây công nghiệp khác.


8

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn của thế giới, các châu lục và
một số nƣớc trồng sắn chính năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Toàn thế giới

23,87

14,54

268,28


Châu Phi

17,31

8,42

145,77

Nigeria

0,71

7,72

54,83

Angola

0,76

10,10

7,64

Ghana

0,89

18,59


16,52

Mozambique

0,87

6,09

5,30

Châu Mỹ

2,43

13,31

32,42

Brazil

1,57

14,82

23,25

Paraguay

0,80


17,00

3,06

Colombia

0,20

11,08

2,19

Peru

0,90

12,21

1,19

Haiti

0,63

8,00

0,61

Châu Á


4,10

21,90

89,83

Indonesia

1,00

23,35

23,43

Thái Lan

1,35

22,25

30,02

Việt Nam

0,55

18,55

10,22


Ấn Độ

0,22

35,65

8,13

Trung Quốc

0,29

16,28

4,66

Vùng trồng

(Nguồn: FAOSTAT, 2017 )[21]
Trên thế giới sắn là cây quan trọng, đứng thứ năm sau cây ngô, lúa gạo,
lúa mì và khoai tây. Bảng số liệu 2.2 cho thấy, năm 2014 toàn thế giới có 23,87
triệu ha trồng sắn. Trong đó Châu Phi có tổng diện tích trồng sắn năm 2014 là


9

17,31 triệu ha, năng suất củ tƣơi bình quân 8,42 tấn/ha, sản lƣợng 145,77 triệu
tấn. Ở Châu Phi, nƣớc có diện tích sắn lớn nhất là Ghaha với 0,89 triệu ha, năng
suất đạt 18,59 tấn/ha, sản lƣợng 16,52 triệu tấn. Sắn là nguồn lƣơng thực chính
của ngƣời dân tại nhiều nƣớc ở vùng này. Châu Phi sắn đƣợc coi là giải pháp an

toàn hàng đầu để khắc phục tình trạng suy sinh dƣỡng
Năm 2014, tổng diện tích sắn trồng ở Châu Mỹ là 2,43 triệu ha, năng suất
củ tƣơi bình quân 13,31 tấn/ha, sản lƣợng 32,42 triệu tấn. Brazil là nƣớc có diện
tích trồng sắn lớn nhất Châu Mỹ với 1,57 triệu ha, sản lƣợng đạt 23,25 triệu tấn.
Châu Á cùng với Châu Phi và Châu Mỹ là một trong ba vùng sắn quan
trọng của thế giới. Diện tích sắn Châu Á năm 2014 là 4,10 triệu ha, sản lƣợng
89,83 triệu tấn, năng suất sắn ở Châu Á hiện đạt bình quân 21,90 tấn/ha. Thái
Lan là nƣớc có diện tích trồng sắn lớn nhất Châu Á với 1,35 triệu ha, sản lƣợng
30,02 triệu tấn. Sản xuất sắn tại Châu Á tăng ở mức cao 3%/năm trong thời gian
cuối những năm 70 và đầu 80, những năm 90 sản xuất sắn phát triển chậm lại.
Sản xuất sắn đƣợc phát triển khá nhanh trở lại ở 3,3%/năm trong suốt 10 năm
(Trần Công Khanh, 2009)[7].
2.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là một trong 3 cây trồng có vai trò quan trọng trong
chiến lƣợc an toàn lƣơng thực quốc gia sau lúa và ngô. Sắn là nguồn thu nhập
quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tƣ,
phù hợp với sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ.
Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 đƣợc thể hiện ở
bảng 2.3 dƣới đây:


10

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn ở Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng


(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2010

498,00

17,26

8595,60

2011

558,40

17,73

9897,70

2012

551,90

17,64

9735,40


2013

543,90

17,94

9757,30

2014

551,10

18,55

10225,20

Năm

(Nguồn:MARD, 2017) [22]
Qua số liệu ở bảng 2.3 cho thấy tình hình sản xuất sắn qua các năm tăng
cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng. Năm 2010, Việt Nam có diện tích trồng
sắn là 498,00 nghìn ha, năm 2014 là 551,10 nghìn ha, tăng so với năm 2010 là
5,31 nghìn ha, năng suất tăng từ 17,26 tấn/ha trong năm 2010 lên 18,55 tấn/ha
vào năm 2014.
Ở nƣớc ta khoảng 66% diện tích của sắn đƣợc trồng trên đất đồi núi, 40%
diện tích còn lại đƣợc trồng trên các loại đất khác. Sắn ƣa đất có độ pH từ 4,5 6,0. Tại miền Bắc Việt Nam, sắn đƣợc trồng chủ yếu ở khu vực có địa hình đồi
núi, đất đá và đất cát pha. Trong khi đó sắn ở miền Nam Việt Nam đƣợc trồng
chủ yếu trên đất cát màu xám, các loại đất này phẳng và nghèo chất dinh dƣỡng,
các khu vực ven biển miền Trung và Đông Nam Bộ, chiếm khoảng 60% diện

tích sắn toàn miền Nam. Trong khi đó hơn 30% diện tích sắn đƣợc trồng ở Tây
Nguyên và Đồng Nai, Bình Phƣớc của khu vực Đông Nam Bộ trên đất đỏ màu
vàng với địa hình đồi núi ( Bộ NN và PTNT)[3]. Diện tích, năng suất và sản
lƣợng sắn của các vùng trên cả nƣớc đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:


11

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các vùng trong cả nước
năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

551,10

18,55

10225,20

6,30


15,76

99,20

Trung du và miền núi phía Bắc

118,50

12,87

1525,60

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

170,10

18,03

3103,40

Tây Nguyên

152,20

17,60

2679,20

Đông Nam Bộ


97,70

27,79

2715,10

Đồng Bằng sông Cửu Long

6,30

16,30

102,70

Vùng
Cả nƣớc
Đồng bằng sông Hồng

(Nguồn:MARD, 2017 )[22]
Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy trên cả nƣớc sắn đƣợc trồng tập trung chủ
yếu ở 4 vùng trồng sắn chính sau:
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Năm 2014, diện tích sắn
toàn vùng đạt 170,10 nghìn ha, năng suất đạt 18,03 tấn/ha, sản lƣợng đạt 3103,40
nghìn tấn củ tƣơi. Diện tích tập trung chủ yếu tại một số tỉnh nhƣ: Thanh Hóa
(vùng sắn huyện Nhƣ Xuân, Bá Phƣớc, Quang Hóa, Lang Chánh và huyện
Thƣờng Xuân), Nghệ An (vùng sắn huyện Thanh Chƣơng, Tƣơng Dƣơng, Kỳ
Sơn, Quế Phong), Hà Tĩnh (vùng sắn huyện Kỳ Anh), Quảng Bình (vùng sắn
huyện Tuyên Hóa, Lệ Thủy), Quảng Trị (vùng sắn huyện Hƣơng Hóa, Vĩnh
Linh, Hại Lăng, Cam Lộ), Thừa Thiên Huế (vùng sắn huyện Phú vang, Phong
Điền, A Lƣới), Quảng Nam (vùng sắn huyện Quế Sơn, Thăng Bình, núi Thành),

Quảng Ngãi (vùng sắn huyện Sơn Tịnh, Tƣ Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Hà), Bình


12

Định (vùng sắn huyện Phù Cát, Tây Sơn, Vân Canh) và Phú Yên (vùng sắn
huyện Đồng Xuân, Sông Hinh và Tuy Hòa), (Nguyễn Thị Lƣơng, 2014)[4].
- Vùng Tây Nguyên: Có diện tích sắn lớn thứ 2 cả nƣớc, với ƣu thế về điều
kiện tự nhiên và con ngƣời, diện tích sắn liên tục tăng mạnh trong thời gian qua.
Năm 2014, diện tích sắn toàn vùng đạt 152,2 nghìn ha, năng suất đạt 17,60
tấn/ha, sản lƣợng ƣớc đạt trên 2679,20 nghìn tấn củ tƣơi. Diện tích tập trung chủ
yếu tại một số tỉnh: Kon Tum (vùng sắn huyện Đắk Tô, Đắk Hà, Ngọc Hồi và Sa
Thầy), Gia Lai (vùng sắn huyện An Khê, Măng Yang, Chƣ Prông, Krông Pa và
Đức Cơ), Đắc Lắc (vùng sắn huyện Ea Kar, MDrăk, Đăk Song, Đăk Lấp, Đăk
Nông và Krông Bông).
- Vùng Đông Nam Bộ: Là vùng có nhiều các nhà máy chế biến tinh bột,
ngƣời trồng sắn thì cũng đã bắt đầu có tích lũy và làm giàu nhờ nghề trồng sắn.
Diện tích trồng sắn tăng liên tục trong thời gian qua. Năm 2014, diện tích toàn
vùng đạt 97,70 nghìn ha , năng suất 27,79 tấn/ha, sản lƣợng đạt 2715,10 nghìn
tấn củ tƣơi. Ở khu vực này sắn đƣợc trồng nhiều tại một số tỉnh nhƣ: Tây Ninh
(vùng sắn ở huyện Tân Biên, Tân Châu, Dƣơng Minh Châu và Châu Thành), Đồng
Nai (vùng sắn ở huyện Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Đông Phú, Phƣớc Long, Lộc Ninh,
Bù Đăng và Bình Long), Bà Rịa - Vũng Tàu (vùng sắn huyện Xuyên Mộc), Bình
Thuận (vùng sắn huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh,
Hàm Tân và Đức Linh) và Ninh Thuận (vùng sắn ở huyện Bắc Ái).
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Là vùng có lịch sử phát triển cây
sắn từ lâu đời, cũng là vùng có đầy đủ lợi thế về phát triển sắn, tuy nhiên vùng
Trung du và miền núi phía Bắc phát triển chậm hơn so với vùng Đông Nam Bộ
là do năng lực chế biến phát triển chậm, đồng thời sản xuất sắn gặp nhiều điều
kiện hạn chế do điều kiện khí hậu, đất dốc, giao thông khó khăn. Năm 2014, diện



13

tích toàn vùng đạt 118,5 nghìn ha, năng suất đạt trên 12,87 tấn/ha, sản lƣợng
1525,60 ngh́n tấn củ tƣơi. Vùng này sắn đƣợc trồng trên các chân đồi và trồng
theo vùng nguyên liệu, diện tích trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Yên Bái
(vùng sắn Văn Yên, Yên Bình), Phú Thọ (vùng sắn Phù Ninh, Thanh Ba, Thanh
Sơn, Yên Lập), Hòa Bình (vùng sắn Lạc Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Tân Lạc).
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục hải quan Việt Nam, tháng
11/2014 Việt Nam đã xuất khẩu 277,20 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị
giá 103,9 triệu USD, tăng 17,4% về lƣợng và tăng 18,4% về trị giá so với tháng
10/2014, nâng lƣợng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu từ đầu năm cho đến hết
tháng 11 lên 290,0 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 0,3% về lƣợng và tăng
0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trƣớc.
Việt Nam xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tới các thị trƣờng nhƣ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Nhật Bản, Malaixia và Đài Loan, trong đó
Trung Quốc là thị trƣờng chính, thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất, thị trƣờng xuất
khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc là Hàn Quốc. Những năm gần đây thị trƣờng
xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh
tranh cao do có nhu cầu cao về chế biến bioethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và
những sản phẩm tinh bột biến tính.
Sản xuất lƣơng thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam tầm
nhìn đến năm 2020. Chính vì thế chính phủ Việt Nam chủ trƣơng đẩy mạnh sản
xuất lúa, ngô và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng, những vụ
có điều kiện phát triển. Diện tích sắn của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 450
nghìn ha nhƣng sẽ tăng năng suất và sản lƣợng sắn bằng cách chọn tạo và phát
triển các giống sắn tốt có năng suất củ tƣơi và hàm lƣợng tinh bột cao, xây dựng



14

và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thích hợp vùng sinh
thái (Viện KHKT Nông Nghiệp Việt Nam, 2003)[15].
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2015
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2010

3,9

14,59

56,90

2011

3,6


14,67

52,80

2012

3,8

14,68

55,80

2013

3,7

15,05

55,70

2014

3,7

14,76

54,60

2015


3,4

14,78

50,00

Năm

(Nguồn: Chi cục thống kê Thái Nguyên, 2017) [4]
Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, mang
nét đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, địa hình chủ yếu
là đồi núi thích hợp cho việc canh tác sắn. Ngày nay công nghiệp chế biến sắn
càng phát triển nhất là ngành chế biến tinh bột và ethanol thì sắn đƣợc coi là một
trong những cây trồng cho thu nhập cao. Theo Chi cục thống kê Thái Nguyên
tổng diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010
– 2015 có sự biến động trong đó diện tích và sản lƣợng có xu hƣớng giảm. Cụ
thể là tổng diện tích trồng sắn của tỉnh Thái Nguyên đạt 3,9 nghìn ha năm 2010,
đến năm 2015 diện tích trồng sắn của tỉnh giảm xuống còn 3,4 nghìn ha, mặc dù
diện tích giảm nhƣng năng suất sắn lại tăng từ 14,59 tấn/ha năm 2010 lên 14,78
tấn/ha năm 2015, tuy nhiên sản lƣợng cũng giảm nhẹ từ 56,90 nghìn tấn năm


15

2010 xuống 50,00 nghìn tấn năm 2015. Năng suất tăng cho thấy một bƣớc tiến
bộ vƣợt bậc trong công tác nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Từ đó
ta thấy ngƣời dân nơi đây đã và đang sử dụng những giống sắn mới cho năng
suất cao, chất lƣợng tốt, tỷ lệ tinh bột cao và áp dụng vào sản xuất những biện
pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp, bền vững.

2.3 Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới
Trong 5 năm gần đây, CIAT, Danforth Center và IITA đã giới thiệu một
số dòng, giống sắn tốt, đã đƣợc nhân trồng tại Colombia, Brazil và một số nƣớc
ở châu Phi. Đồng thời tập trung vào việc ứng dụng công nghệ sinh học và lai tạo
để cải thiện đặc tính nông học của các giống sắn.
Trên thế giới sắn đƣợc trồng chủ yếu bằng hom nên có lợi thế về mặt duy
trì các tính trạng tốt qua các thế hệ sinh sản vô tính (dòng vô tính) song lại có
khó khăn là hệ số nhân giống của sắn rất thấp (trung bình là 1:7). Quá trình chọn
tạo giống sắn cần phải có ít nhất 6 năm để xác định đƣợc dòng sắn triển vọng (
Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Kế Hùng, 1985)[6], ( Trần Ngọc Quyền và cộng sự,
1990)[8]. Nguồn gen và cơ cấu giống sắn phù hợp cho mỗi vùng sinh thái có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác cải tiến giống sắn. Sự phong phú, đa
dạng về nguồn gen và phƣơng pháp chọn, tạo vật liệu giống sắn triển vọng là cơ
sở để tạo ra giống tốt.
Trên thế giới, việc nghiên cứu giống sắn đƣợc thực hiện chủ yếu ở Trung
tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế - CIAT tại Colombia, Viện nghiên cứu Nông
nghiệp nhiệt đới quốc tế - IITA tại Nigeria, cùng với các Trƣờng, Viện nghiên
cứu quốc gia ở những nƣớc trồng và tiêu thụ nhiều sắn. CIAT và IITA đã có
những chƣơng trình nghiên cứu rộng lớn đồng thời kết hợp chặt chẽ các chƣơng


16

trình sắn của mỗi quốc gia để tiến hành thu thập, nhập nội, chọn tạo và cải tiến
giống sắn. Mục tiêu của chiến lƣợc cải tiến giống sắn đƣợc thay đổi tuỳ theo sự
cần thiết và khả năng của từng chƣơng trình quốc gia đối với công tác tập huấn,
phân phối nguồn vật liệu giống ban đầu đã đƣợc điều tiết bởi các chuyên gia
chọn tạo giống sắn của CIAT ( Trần Ngọc Ngoạn, Trần Văn Diễn, 1992)[9].
CIAT là nơi bảo tồn nguồn gen giống sắn đứng hàng đầu của thế giới.

Hiện tại CIAT cũng thu thập, bảo quản đƣợc 5.782 mẫu giống sắn và đăng ký tại
FAO gồm 5.138 mẫu giống sắn thu thập tại vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ, 24 mẫu
giống sắn ở Bắc Mỹ, 384 mẫu sắn lai của CIAT, 163 mẫu giống sắn vùng Châu
Á, 19 mẫu giống sắn vùng Châu Phi ( Phạm Văn Biên, 1998)[2]. Trong số 5.728
mẫu giống sắn này có 35 loài sắn hoang dại đƣợc thu thập nhằm sử dụng lai tạo
ra giống sắn kháng sâu bệnh hoặc giàu protein. Nguồn gen giống sắn nêu trên đã
đƣợc CIAT bảo tồn và đánh giá cẩn thận về khả năng cho năng suất, giá trị dinh
dƣỡng, thời gian sinh trƣởng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại cũng nhƣ thích
ứng với sự thay đổi của môi trƣờng. Từ đó chọn ra những cặp bố mẹ phục vụ cho
công tác cải tiến giống sắn để trao đổi, giữ gen đối với các nƣớc.
Tại Châu Mỹ La tinh, chƣơng trình chọn tạo giống sắn của CIAT đã phối
hợp với CLAYUCA và những chƣơng trình sắn quốc gia của các nƣớc Brazil,
Colombia, Mehico… giới thiệu cho sản xuất ở các nƣớc này những giống sắn tốt
nhƣ SM1433-4, CM3435-3, SG337-2, CG489-31, MCol72, AM273-23,
MBRA383… Do vậy đã góp phần đƣa năng suất và sản lƣợng sắn trong vùng tăng
lên một cách đáng kể ( Trịnh Thị Phƣơng Loan, 2007)[8].
Viện Nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế IIAT (International
Institute Tropical Agriculture) đặt tại Nigieria đã qua thu thập, đánh giá, bảo
quản 1.286 mẫu giống, vật liệu đã chọn lọc và đƣa vào sản xuất một số giống sắn


×