Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại phja đén, xã thành công, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.77 KB, 63 trang )

1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CV : Sai số thí nghiệm
FAO : Tổ chức Nông lương thực thế giới
LSD
05
: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%
TT : Thứ tự
cs : Cộng sự
đ/c : Đối chứng
TCN : Trước Công Nguyên
1
1
2
MỤC LỤC
2
2
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
3
3
4
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ăn quả có một vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong đời sống kinh tế sản
xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình và sự phát triển của đất nước.
Cây đào (tên khoa học: Prunus persica) là một loài cây có nguồn gốc
từ Trung Quốc, đào được trồng để lấy hoa và quả. Đào là một loại cây có giá
trị kinh tế cao. Cây đào cũng là một sản phẩm được tiêu thụ tốt và có giá trị
kinh tế ở trong nước cũng như ngoài nước. Hoa đào rực rỡ và được người dân


Việt Nam coi trọng lấy làm hoa xuân chơi trong những ngày tết, quả đào dáng
đẹp, ăn ngon, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có giá trị chữa bệnh bảo vệ
sức khỏe rất cao. Trong 100g cùi thịt của quả đào có chứa 0,8g prôtêin, 0,1g
lipit, 7g gluxit, 8mg vitamin B1, 2mg vitamin B2, 6mg vitamin C, cùng một
số loại axit hữu cơ, đường glucô, glucôza
Quả đào được coi là một trong những loại quả quý vì có mã quả đẹp, vị
ngọt, chua rất hợp với khẩu vị của nhiều người, quả đào được dùng chính để
ăn tươi hoặc có thể chế biến thành các sản phẩm như: đào ướp đường, ô mai
đào, rượu đào… Ngoài ra quả, nhân hạt, lá, hoa và nhựa cây đều là những vị
thuốc, trong đó nhân hạt được dùng phổ biến hơn. Đào nhân có tác dụng dược
lý sau: ức chế đông máu, chống dị ứng và chống viêm. Là thuốc chữa ho, bế
kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi sinh, đau bụng dưới, bí đại tiện, điều trị phụ
nữ rối loạn tiết tố trong thời kì mãn kinh đạt kết quả tốt, liều dùng mỗi ngày 4
- 8g dưới dạng thuốc sắc. Lá đào thường được dùng ngoài, tắm chữa ghẻ lở,
ngâm chữa viêm kẽ chân.
Đào là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao thể hiện ở chỗ: có thể
thâm canh với mật độ cao, cây sinh trưởng nhanh, sớm cho thu hoạch quả,
khả năng đậu quả tốt, ít bị ra hoa cách năm…
4
4
5
Ngày nay đời sống xã hội đã được cải thiện thì nhu cầu của con người
ngày càng cao. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, cây ăn quả còn có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp những giá trị dinh dưỡng cho con người. Quả tươi
là một phần rất cần thiết trong bữa ăn của mỗi gia đình, tăng khẩu phần quả
tươi trong mỗi bữa ăn là mức phấn đấu của nhiều nước có nền kinh tế phát
triển. Đáp ứng đủ nhu cầu quả tươi trong mỗi bữa ăn là mức phấn đấu của
nhiều nước có nền kinh tế phát triển. Đáp ứng đủ nhu cầu quả tươi trong mỗi
bữa ăn hàng ngày là đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho mỗi người.
Đào là loại quả được nhiều người, nhiều nước trên thế giới ưa chuộng

và được bán rộng rãi trên thị trường tiêu dùng, chúng đã trở thành loại quả có
giá trị vô cùng to lớn trong lĩnh vực kinh tế và dinh dưỡng cho con người.
Nghề trồng đào cũng ngày càng được quan tâm phát triển không chỉ về diện
tích mà cả năng suất và sản lượng. Cây đào là một loại cây hoa đẹp có giá trị
kinh tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều vùng khí hậu và đất đai vùng núi
phía bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La…
Hiện nay việc trồng và sản xuất đào hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn,
hạn chế vì cây đào chỉ có thể sống tốt và cho năng suất tại một số khu vực hạn
hẹp, do đặc điểm sinh học và các yêu cầu về độ lạnh mà các khu vực cận
nhiệt đới khó có thể phù hợp, tuy nhiên chúng cũng chịu rét rất kém. Hơn nữa
ở nước ta chưa có giống đào chuyên canh nào cho ăn quả, người dân chỉ biết
trồng đào từ năm này qua năm khác mà chưa biết cải tạo giống vì thế quả đào
càng ngày càng nhỏ dần và bị thoái hóa.
Ở Cao Bằng, cây đào cũng là cây trồng có vị trí quan trọng trong cơ
cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh. Cùng với chủ trương chung của tỉnh về
phát triển sản xuất cây ăn quả theo phương thức sản xuất hàng hóa thì việc
trồng và thâm canh cây đào vừa cho hoa vừa cho sản lượng và chất lượng cao
sẽ là cây trồng tạo ra hàng hóa tốt mang lại hiệu quả cao cho người làm vườn.
5
5
6
Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và áp dụng
các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao là rất
cần thiết.
Để góp phần khắc phục những tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế trồng đào, mở rộng diện tích trồng một số giống đào có năng suất cao
và chất lượng phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm hình thái,
tình hình sinh trưởng và phát triển của một số giống đào tại Phja Đén, xã
Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng."

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây ăn
quả của xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2011.
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng và phát triển
của cây đào tại Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây ăn
quả tại xã Thành Công - Nguyên Bình - Cao Bằng.
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của một số giống đào trồng tại Phja
Đén - Nguyên Bình - Cao Bằng.
- Theo dõi một số sâu bệnh hại chính của cây đào trong năm.
1.2.3. Ý nghĩa đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa những kiến thức đã học trong
nhà trường vào nghiên cứu khoa học và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế.
+ Giúp sinh viên nắm được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học
và biết phương pháp thu thập, xử lý số liệu và trình bày một báo cáo khoa học.
6
6
7
+ Là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới trong trồng
và chăm sóc cây đào.
+ Là cơ sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về việc lựa chọn giống đào
phù hợp cho từng vùng.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
+ Lựa chọn được giống đào thích hợp nhất đối với điều kiện sinh thái
của vùng để đưa vào nhân rộng trong sản xuất.
+ Giúp cho người dân bước đầu tiếp cận các biện pháp kĩ thuật mới
trong việc trồng và chăm sóc cây đào nói riêng và cây ăn quả nói chung, góp

phần tăng năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâu bệnh nâng cao thu nhập cho
người làm vườn.
7
7
8
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Cây đào được tìm thấy ở khu vực Ba Tư (Persia) - hiện nay là Iran. Sự
đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng đào có
nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa
Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử
nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người
khác, 1992).
Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính",
phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có
cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt
và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm
theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông
thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua
là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung
quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng
và có vị chua hơn.
Do đặc tính thích ứng của cây trồng với điều kiện môi trường cụ thể (như
điều kiện khí hậu, đất đai) mà qua quá trình trồng trọt có nhiều giống cây ăn
quả quý còn tồn tại và phát triển tốt trong sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây đào là có ý nghĩa quan trọng trong
công tác chọn giống.
Công tác chọn giống rất có ý nghĩa trong việc tìm ra các giống quý mang
đặc tính riêng của từng vùng, từng địa phương như một thứ đặc sản (nguồn gen

quý) của một vùng nhất định có thể duy trì và nhân rộng ra sản xuất.
8
8
9
Hiện nay trong thực tế sản xuất có nhiều giống đào đã được trồng thành
công ở một số vùng có khí hậu ôn đới như: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Mẫu Sơn
(Lạng Sơn), Mộc Châu (Sơn La)… Ở những địa phương này đào sinh trưởng,
phát triển và cho năng suất, chất lượng tốt. Do vậy cần thu thập, trồng khảo
nghiệm các giống đào này tại các vùng khí hậu tương tự.
Như vậy, việc điều tra, nghiên cứu, tuyển chọn các giống có sẵn tại địa
phương là biện pháp vừa có tính hiệu quả cao, vừa có cơ sở lý luận để phát
hiện, duy trì, và bảo tồn nguồn giống cây ăn quả quý.
2.2. Các nghiên cứu về cây đào
2.2.1. Nguồn gốc phân loại các giống đào
2.2.1.1. Nguồn gốc
Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có nguồn
gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm
rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5 - 10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7
- 15 cm và rộng 2 - 3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn
hay có đôi, đường kính 2,5 - 3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng
với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch. Quả của nó có một hạt to
được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay
ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.
Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu
cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự
đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có
nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa
Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử
nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỉ 2 TCN (Huxley và những người
khác, 1992).[11]

9
9
10
2.2.1.2. Phân loại
Cây đào prunus persica, thuộc họ hoa hồng Rosaceae. Họ thực vật có
thân gỗ, thân thảo và thân bụi, cây có bộ lá thay thế và ra hoa thường xuyên.
Đào được xếp vào giống prunus, cây thân gỗ hay thân bụi hoa có 5 cánh, 5
đài với khoảng 20 nhị và 1 bầu nhụy đơn. Đối với cây ăn quả hạt cứng (đào,
đào nhẵn, mận), thì giống prunurs được chia thành nhiều loại khác nhau.[6]
Đối với mận, có hai loại được trồng sản xuất hàng hóa là prunurs
domesticaL. (mận châu Âu) và prunurs sanicina LindL. (mận Nhật Bản).
Đối với đào và đào nhẵn chỉ có 1 loại duy nhất, prunurs persica (L)
Batsch. Đào nhẵn là loại đào không có lông trên vỏ quả. Mỗi loại được chia
thành nhiều dòng khác nhau như: dòng đào Tropic Beauty; dòng đào Earli
Grande.[6]
Đào được xếp vào loại quả hạch. Quả được phát triển từ một noãn đơn
và hầu hết từ những hoa có bầu nhị hoàn hảo. Quả có lớp ngoài mềm gọi là vỏ
quả, tiếp đến là lớp thịt hay còn gọi là cùi quả, thịt quả bao quanh hạch cứng
có chứa hạt. Do đặc điểm trên đào thuộc nhóm cây ăn quả hạt cứng.[6]
Có nhiều cách để phân loại đào, có thể phân loại theo những cách sau:
* Dựa vào màu sắc quả
- Nhóm đào trắng quả tròn: được trồng phổ biến ở Lào Cai, Yên Bái.
- Nhóm đào ruột vàng: khi chín quả có màu vàng, thịt quả ngon.
- Nhóm đào đỏ: khi chín vỏ quả có màu tím, thịt quả trắng phớt hồng,
hạt đỏ.
- Đào Vân Nam: có 20 loại khi chín vỏ có màu hơi vàng, đỏ đặc điểm
của loại đào này là long hạt.
- Đào Mẫn Sơn: quả to vỏ ngoài có khi chín màu vàng, mã quả đẹp.
10
10

11
* Dựa vào màu sắc hoa
Đào trồng ở miền Bắc nước ta thường được chia thành bốn loại chính
như sau:
- Đào bích có hoa cánh kép nhiều tầng mầu đỏ thắm và lá mầu xanh
thẫm. Đây là giống đào rất sai hoa, thường được trưng trong ngày Tết.
- Đào phai cũng có hoa kép như đào bích nhưng sắc hoa nhạt hơn. Hoa
mầu phơn phớt hồng, lá mầu xanh nhạt.
- Đào ta có mầu hoa gần giống đào phai nhưng hoa là hoa đơn, năm
cánh. Đào ta là loại đào ăn quả.
- Đào bạch có hoa kép mầu trắng nõn nhưng hoa ra khá thưa. Đây là
loại đào tương đối khó trồng.
2.2.2. Đặc điểm thực vật học
Đặc tính của cây đào là chịu hạn hơn chịu nước. Đào trồng nơi đất
trũng, nước nhiều rễ thối, cây dễ bị chết. Trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng,
đất ẩm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy để năm nào đến
mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Hàng
năm, sau mỗi mùa thu hoạch, cần bón bổ sung thêm phân chuồng, NPK cho
cây để cây phát nhiều tán cành sum xuê. Mùa hoa năm sau hoa to, sắc màu
đẹp, năng suất cao hơn.
2.2.2.1. Rễ
Rễ đào tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt từ 10 - 50cm tùy thuộc từng
giống và từng loại đất, một số rễ cái ăn sâu vào lòng đất giúp cho cây đứng
vững không bị đổ. Với đặc điểm phân cành sớm và nhiều cành nhỏ, cộng lại
với một sỗ rễ cái nằm sâu, lá nhỏ nhẹ, cây đào ít khi bị đổ khi gặp gió bão.
Ngoại trừ trồng trên đất mùn hoặc đất đá vôi cây thường bị đổ do nguyên
nhân là đất quá tơi xốp và dễ bị sụt lở. Tuy nhiên hoa và quả rất dễ rụng do
gió bão nên khi thiết kế vườn đào người ta thường thiết kế đai rừng chắn gió.
11
11

12
Khác với các loại rễ cây ăn quả khác, trên rễ đào nhất là phần nổi trên
mặt đất thường có các mầm ngủ. Trong điều kiện thích hợp, các mầm ngủ có
thể bật mầm và mọc thành cây. Lợi dụng đặc điểm này, người làm vườn có
thể nhân giống đào bằng giâm rễ theo nhiều phương pháp khác nhau. Rễ đào
thường phát triển theo chiều ngang do đó các mầm ngủ của rễ phần gần sát
mặt đất khi gặp điều kiện thuận lợi thường mọc thành cây. Qua quan sát phát
triển khoảng không gian mọc của cây con cho thấy rễ đào thường phát triển
rộng hơn tán cây.[4],[7]
2.2.2.2. Thân cành
Bình thường khi để mọc tự nhiên, đào thuộc loại cây gỗ nhỡ, thông thường
khi gieo hạt có một thân gỗ chính và 2 đến 3 thân phụ tỏa về các phía (cành cấp I).
Nếu đào được nhân bằng cách chiết cành hay ghép cổ thân phụ sẽ lớn hơn. Cây
trung bình cao 3 - 4m, tán xòe rộng có nhiều cành nhỏ. [4],[7]
Tán cây để bình thường tùy từng loại và điều kiện sinh thái mà hình
dáng khác nhau, vùng nhiệt đới tán cây có hình mâm xôi hay chop nón, cây
sinh trưởng khỏe cành rậm rạp. Cành của cây đào có thể ra hoa nhiều lần trên
một cành, nhiều cành vừa là cành quả vừa là cành mẹ. Đặc điểm này có ở hầu
hết các loài trong họ đào, mơ, mận. [4],[7]
Ở cây đào, cành quả hoặc sẽ trở thành cành quả hoặc sẽ phụ thuộc vào
sức sinh trưởng của cành (đường kính, số lá, chiều dài). Cũng ít khi phụ thuộc
vào tuổi cành. Tuy nhiên những cành ra hoa vào cuối năm trước có thể rất
nhỏ, 7 tháng đến nhiều năm tuổi, thậm chí ngay cả khi cành cấp I và cấp II ở
cây đào cao tuổi đôi khi cũng ra hoa và đậu quả tốt.
Điều này cũng cho thấy để trở thành cành mẹ hoặc cành quả ở cây đào
phụ thuộc vào độ chín sinh lý, thời gian ngủ nghỉ qua đông để đảm bảo độ
chín sinh lý cần thiết. Ở những nước có khả năng thâm canh cao, hình dáng
bộ tán cây đào không trở nên quan trọng do cành được uốn nắn trên các giàn
12
12

13
giống như giàn nho, giàn bầu bí ở Việt Nam hoặc được uốn cố định theo bốn
phía trên khung đai thép định sẵn.
Cây đào 1 năm có 4 đợt lộc là : lộc xuân, lộc hè, lộc thu, lộc đông, thời
gian ra lộc của các lần cũng khác nhau.
- Lộc xuân: Phát sinh tháng 2 - 4, ra lộc 2 đến 3 lần.
- Lộc hè: Phát sinh từ tháng 5 - 7, một cành đơn có thể ra liên tiếp 2 đợt
lộc hè trở lên. Trong sản xuất thường vặt chồi hè phát sinh vào tháng 5 - 6 để
hạn chế rụng quả.
- Lộc thu: Phát sinh từ tháng 8 - 10, thời gian này nhiệt độ thích hợp, lại
vừa thu hái quả xong, cây khỏe sẽ ra 1 - 2 đợt lộc thu và khá đồng đều. Đối
với phần lớn các giống đào thì lộc thu là cành mẹ chủ yếu để năm sau ra hoa,
nếu số lượng cành thu ít sẽ ảnh hưởng đến vụ quả năm sau.
- Lộc đông: Phát sinh từ tháng 10 về sau, giống đào ra lộc đông sớm từ
cuối tháng 10 đến đầu tháng 11.
2.2.2.3. Lá
Nhìn chung lá đào có hình dáng tương đối đồng nhất giữa các loài, hình
dáng bầu dục của lá là một đặc trưng hình thái của cây đào. Độ lớn của lá rất
khác nhau tùy thuộc từng loài và giống, nhìn chung giao động từ 1 - 4 cm
(chiều rộng), 1,5 - 10cm (chiều dài). Gân lá nổi rõ mép có hình răng cưa rõ rệt
hoặc không rõ rệt tùy từng giống, từng loài, đỉnh là nhọn hoặc tù. Màu sắc lá
cũng rất khác nhau tùy giống, nhìn chung lá đào có màu đặc trưng đỏ, tím,
xanh, xanh đậm, xanh nhạt… Lá đào thường rụng vào mùa đông từ tháng 10
đến tháng 12 hoặc sớm hơn một chút tùy theo vùng sinh thái.
Những vườn đào giai đoạn còn non (giai đoạn kiến thiết cơ bản) trồng
ở những vùng nóng ẩm lá có thể rụng không triệt để, đôi khi còn một vài lá
ngả xanh vàng, chỉ đến khi ra hoa số lá này mới rụng hết để cành bật lộc mới,
lá đào rụng càng sớm, càng triệt để chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh và nội tại
13
13

14
giúp cây có quá trình ngủ sâu trong vụ đông, thì hoa nở càng nhiều và tỉ lệ
đậu quả rất cao, chất lượng quả tốt.
2.2.2.4. Hoa
Màu sắc của hoa tùy từng loài có màu đỏ tươi màu hồng hoặc màu
trắng. Hoa đào thuộc loại hoa nhỏ, tính theo hình chiếu không gian của hoa
đường kính hoa giao động từ 5 - 25mm tùy từng loài. Hoa đào thường có 5
cánh, cánh hoa nở đều về bốn phía, có những giống số cánh hoa có thể nhiều
hơn (như đào bích kép), phần đài hoa bao bọc lấy bầu, có từ 20 - 30 chỉ nhị,
chiều cao của chỉ nhị thường tương đương với chiều cao của cánh hoa, bao
phấn không nở sớm mà nở vào thời điểm hoa đã nở. Đầu nhụy vươn lên ngay
cạnh bao phấn. Hoa đào thường nở vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 hàng năm,
đối với những giống đào dại (đào thóc) thường nở sớm hơn và có quả chín sớm
hơn một chút. Ở các nước châu Á nhất là Trung Quốc và Việt Nam giống đào hoa
có ý nghĩa về mặt kinh tế do đó bán hoa giá cũng khá cao. [4],[7]
Phần lớn các giống đào không có khả năng tự thụ nghĩa là: khi tự thụ
phải có quá trình thụ tinh không sảy ra và kết quả là tỉ lệ đậu quả thấp, thậm
chí hoa rụng 100%. Bởi vậy muốn có được năng suất cao cần phải trồng xen
trong vườn đào ăn quả với các giống đào khác nhau để làm cho cây có nguồn
hạt nhân phong phú hơn.
2.2.2.5. Quả
Đào là loại quả hạch, độ lớn của quả đào thay đổi rất nhiều tùy thuộc
từng loại, các giống đào châu Á quả thường nhỏ hơn đào châu Âu và Châu
Mĩ, loại to khoảng 8 - 10quả/kg. Màu sắc cũng thay đổi rất nhiều tùy từng
giống từ vàng đỏ, vàng trắng và một số quả khi chín vẫn giữ nguyên màu
xanh. Cũng có một số giống đào khi quả chín còn phủ một lớp lông trắng bên
ngoài, lớp lông này có tác dụng bảo vệ quả chống sự xâm nhiễm của vi khuẩn
nấm, tránh cho quả hấp thụ quá lớn nhiệt độ vào khi trời nóng.
14
14

15
Một số giống đào sớm quả thường chín vào khoảng giữa tháng 4 đầu
tháng 5, các giống chín trung bình chín vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6,
giống chín muộn vào khoảng cuối tháng 6. Nhìn chung thời gian chín của đào
có thay đổi tùy từng vùng sinh thái và thay đổi theo từng lục địa khác nhau.
2.2.2.6. Kỹ thuật trồng và nhân giống
a. Kỹ thuật trồng đào
* Chọn đất, thiết kế vườn
Chọn đất theo yêu cầu sinh thái về đất đai của đào, trên đất dốc cần căn cứ
vào độ dốc để thiết kế hệ thống chống xói mòn và thiết kế lô thửa cho phù hợp.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc thì nguyên tắc thiết kế lô trồng đào là:
- Điều kiện đất đai và tiểu khí hậu trong lô như nhau để tiện cho việc
thực hiện các biện pháp chăm sóc.
- Thuận tiện cho việc bảo vệ đất, chống xói mòn, tưới nước và giữ ẩm.
- Thuận tiện cho việc phòng chống gió hại và thiết kế đai rừng chắn gió.
- Tiện cho việc sử dụng cơ giới và vận chuyển.
Thông thường các lô đào thường có hình chữ nhật theo tỷ lệ giữa chiều dài
và chiều rộng là: 2/1, 5/2, 5/3 và diện tích vườn đào thường không lớn hơn 2ha.
Phải căn cứ theo đặc tính giống, hình thức nhân giống, đất đai, khí hậu
và phương thức trồng trọt để xác định mật độ khoảng cách cho phù hợp.
Khoảng cách trồng đào biến động từ 5 - 15m, đối với cây ghép có thể
trồng dày: 3,0 x 2,5m, tuy năng suất từng cây thấp nhưng tổng sản lượng/ha
cao hơn [H.Y. Nakasone và R.E. Paull (1997)]. Ở nước ta thì có thể bố trí
khoảng cách trồng tùy thuộc vào giống, đất đai và chăm sóc: 5 x 6m; 7 x 7m;
8 x 8m [Trần Thế Tục (1998)].
* Đào hố, bón phân
Trước khi trồng cần đào hố sâu và to để tạo điều kiện cải tạo kết cấu
của đất, làm cho rễ đào sau này có thể ăn sâu vào trong lòng đất, đào hố sâu
15
15

16
70cm x 70cm x 70cm, để đất mặt riêng, đất ở đáy hố riêng. Nếu hố đào trước từ 3
- 6 tháng là tốt nhất, có thể đưa phân xanh, cỏ, rác xuống đáy hố và lấp đất.
Bón lót cho mỗi hố 30 - 50kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5kg supe lân + 0,5
- 1kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy
hố cao hơn mặt đất 20 - 30cm trước khi trồng 15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ
trồng cây.
* Tạo hình, đốn tỉa
Tạo hình đốn tỉa làm cho cây có kết cấu tốt, bộ khung vững chắc, cành
phân bố đều, sử dụng không gian hợp lý, tiếp thu được nhiều ánh sáng, năng
suất cao và ổn định, nhiệm kỳ kinh tế dài.
Phương pháp cắt tỉa hiện nay có một số hình thức như sau:
- Cắt ngắn: Là phương pháp dùng kéo cắt đi một đoạn cành 1 - 2 năm
tuổi nhằm kích thích các cành gần chỗ cắt nảy mầm mới. Số lượng và độ dài
của cành mọc ra thường có liên quan đến mức độ cắt
- Tỉa cành: Tức là cắt bỏ cành từ gốc nhằm cải thiện ánh sáng trong tán,
thúc đẩy phân hóa hoa và làm quả, có thể điều khiển thế sinh trưởng của toàn
cây hoặc cục bộ.
- Xoa mầm: Xoa bỏ những cành non mọc từ thân chính nhằm tránh tiêu
hao dinh dưỡng và thúc đẩy các cành còn lại phát triển.
Việc cắt tỉa phải được tiến hành thường xuyên ngay từ khi cây còn ở
vườn ươm đến khi cây ở kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh nhằm tạo
cho cây có tán đẹp, sinh trưởng cân đối, ít sâu bệnh và cho năng suất, phẩm
chất tốt.
Hiện nay có một số loại hình tán đào như sau :
- Dạng hình cành cái phân tầng: dạng này lấy thân chính làm trung tâm
cao 50 - 70cm, có 6 - 7 cành cấp 1 chia làm 2 - 3 tầng, tầng 1 có 2 - 3 cành
cái, tầng 2 và 3 có 1 - 2 cành cái, trên mỗi cành cái có 3 - 4 cành cấp 2. Sau đó
tán cây định hình cao 3 - 4m.
16

16
17
- Dạng hình quạt tự nhiên: trên thân chính để 2 tầng cành cùng hướng
về 2 phía, mỗi tầng cành có 2 - 3 cành cấp 1, trên cành cấp 1 để 3 - 4 cành cấp
2 cùng hướng về phía cành cái để tạo thành hình quạt hẹp.
- Dạng tán tròn tự nhiên: loại tán này không có thân chính làm trung
tâm, cành chính chỉ có 1 tầng gồm 3 - 4 cành cấp 1, trên mỗi cành cấp 1 có 3 -
4 cành cấp 2…
* Sâu bệnh hại
Bệnh chảy nhựa
- Triệu chứng: thân cành, nhất là chỗ phân nhánh, vỏ cây nứt ra, nhựa
vàng trong suốt chảy ra. Sau nhựa có màu nâu đỏ. Bộ phận bị bệnh lồi lên, vỏ
và gỗ bị mục. Bệnh nặng làm cây chết khô.
- Nguyên nhân: có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một số
nguyên nhân chính là do sương muối, sâu đục vỏ, đất quá chặt, chăm sóc
kém, nhiệt độ quá thấp làm vỏ cây bị tổn thương, nấm xâm nhập làm thành
phần tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chảy ra liên tục.
- Biện pháp phòng trừ: để phòng trừ bệnh chảy nhựa cần tăng cường
chăm sóc, đất tơi xốp, bón phân hữu cơ, tỉa cành hợp lý, tránh vết thương.
Quét lên vết thương hợp chất 1 lưu huỳnh vôi 50be, sau đó quét dầu 1 lượt để
bảo vệ.
Bệnh xoăn lá
- Triệu chứng: từ một phần hay toàn bộ lá dầy lên, mầu xanh xám rồi
thành màu đỏ hoặc đỏ tím. Trên mặt lá xuất hiện bột trắng sau thành nâu. Lá
xoăn, khô và rụng. Bệnh nặng cây sẽ chết.
- Nguyên nhân: do nấm Taphira deformans (Berk. Tui). Nhiệt độ thích
hợp cho bào tử phát triển là 20
o
C. Thích hợp cho nấm xâm nhiễm là 10 -
16

o
C. Nấm qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi, phát triển vào mùa xuân năm sau.
Bệnh nặng vào tháng 4 - 6.
17
17
18
- Biện pháp phòng trừ: phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3 - 5obe vào đầu
mùa xuân. Phun liên tục 2 - 3 lần, cách 7 - 10 ngày. Thu hái lá bệnh đem đốt.
Bệnh thủng lá
- Triệu chứng: lá đào xuất hiện các đốm nhỏ, lan rộng thành hình tròn hoặc
hình nhiều cạnh màu tím hoặc nâu đen, đường kính khoảng 2mm. Xung quanh
đốm có màu xanh vàng, sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lỗ thủng.
- Nguyên nhân: có thể do vi khuẩn Xanthomonas pruni dowsonh.
- Biện pháp phòng trừ: tăng cường quản lý vườn đào theo nguyên lý
phòng trừ tổng hợp. Tăng bón phân hữu cơ, hạn chế bón nhiều phân đạm.
Vườn đào phải thoát nước mạnh. Đảm bảo thoáng gió và chiếu sáng đủ.
Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiễm nguồn bệnh.
Rệp đào
- Triệu chứng: lá đào bị cuốn sẽ ảnh hưởng mỹ quan và hoa kém.
- Nguyên nhân: rệp đào Myzuss persicae sulzer thuộc bộ cánh đều, họ rệp
mỗi năm sinh sản 10 lứa qua đông bằng trứng đến mùa xuân năm sau nở. Tháng 6
- 7 rệp bay đi hại các cây khác đến tháng 10 - 11 bay trở về hại cây đào.
- Phòng trừ: thiên địch của rệp đào là bọ rùa, chuồn chuồn cỏ, ruồi ăn
rệp
Bước đầu chăm sóc tỉa cành cho cây thoáng, dùng tay giết rệp, phun
thuốc trừ rệp bằng thuốc trừ sâu thông thường hoặc dùng các loại dầu phun.
Lần 2: Khi rệp chuẩn bị bay đi (tháng 6 - 7).
Lần 3: Khi rệp quay trở về cây đào (tháng 10 - 11).
Khi số lượng trứng nhiều quá thì pha hỗn hợp (1 phần lưu huỳnh + 2 phần
nước + 2 phần dầu hỏa + 0,02 phần bột giặt) đun nóng để nguội rồi phun.

Ngoài rệp là sâu hại phổ biến nhất, trên cây đào cảnh còn rải rác sâu ăn
lá, sâu đục ngọn nhưng tác hại không lớn, có thể phòng trừ bằng thuốc trừ sâu
thông thường.
18
18
19
b. Kỹ thuật nhân giống đào
Phương pháp ghép là sự kết hợp một tổ hợp cây này với một bộ phận
của cây khác, tạo thành một tổ hợp ghép cộng sinh hữu cơ, cùng sinh trưởng
và phát triển tạo thành một thể thống nhất.
Giải phẫu lát cắt ngang của cây thân gỗ cho ta thấy chúng gồm 3 phần.
Phần trong cùng là các bó mạch tế bào gỗ (libe), làm nhiệm vụ giữ cho cây
vững chắc, thẳng đứng theo tính hướng dương của thực vật, đồng thời nó còn
đảm nhận vận chuyển nước, khoáng (dòng nhựa luyện) lên lá và những phần
vỏ non có diệp lục phục vụ cho quang hợp. Phần ngoài cùng là lớp vỏ ngoài
đảm nhận công việc vận chuyển dòng nhựa luyện được tạo trong quá trình
quang hợp ở lá xuống thân và rễ. Phần giữa gỗ và vỏ ngoài là tượng tầng mô
phân sinh còn gọi là lớp vỏ trong hay vỏ lụa, phần vỏ này dính sát vào gỗ bao
gồm những tế bào vách mỏng chứa dung dịch có khả năng phân chia và hồi
phục phần mô bị tổn thương rất nhanh, tạo nên phần gỗ phía trong và lớp vỏ
ngoài, đây chính là nền tảng để ghép thành công. Ghép là những thao tác tiến
hành để tiếp xúc phần thượng tầng của gốc ghép và cành hoặc mắt ghép với
nhau. Trước tiên những tế bào mô phân sinh bị tổn thương giữa hai mặt tiếp
xúc hình thành lớp ngăn cách màu nâu. Sau đó các tế bào vách mỏng dưới lớp
ngăn cách phân chia rất nhanh, hình thành mô liên hợp giữa cành hoặc mắt
ghép với gốc ghép. Khi mô phân sinh được hình thành, lớp màu nâu (kết quả
của quá trình ôxi hóa dòng nhựa luyện và một số tế bào chết tạo nên) dần bị
mất đi. Các tế bào mới được sản sinh ra của cành liên hệ với nhau bằng những
ống qua vách tế bào hoặc quá trình thẩm thấu bị động hoặc thụ động. Chất
nguyên sinh dần đồng hóa với nhau, từ đó chất dinh dưỡng của gốc ghép được

chuyển lên trên cành ghép và ngược lại chất dinh dưỡng của cành ghép được
chuyển về gốc ghép. Những tế bào mới của cành ghép, chịu ảnh hưởng bởi
những tế bào bên cạnh của gốc ghép, phân hóa thành mô tương tự, những tế
19
19
20
bào mới của cành ghép tương ứng với mạch dẫn của gốc ghép phân hóa thành
mô tế bào mạch dẫn… Cứ như vậy sẽ làm cho các loại mô tế bào của cành ghép
và gốc ghép có mối tương quan tương ứng mà hình thành thể cộng sinh mới.
Để tạo ra cây ghép phát triển tốt có nghĩa là phải tạo ra sự cộng sinh
hoàn thiện bù đắp cho nhau. Cây ghép và gốc ghép có liên hệ chặt chẽ với
nhau hay không chính là do sự tiếp hợp và mối quan hệ dẫn truyền của chúng
quy định. Gốc ghép cung cấp nước, muối khoáng, dinh dưỡng, và vi lượng
khác cho quá trình trao đổi chất trong cây. Phần cành ghép được duy trì trên
mặt đất tạo thành bộ khung tán và đóng vai trò chủ yếu trong quang hợp tạo
nên dòng nhựa luyện nuôi cây. Sự tiếp hợp tốt giữa gốc và cành ghép hoặc
mắt ghép sẽ tạo nên một cơ thể cộng sinh ưu việt hơn hẳn so với cây mẹ. Lợi
dụng đặc tính cộng sinh này, để tạo thành một cây ghép khỏe, việc chọn tổ
hợp gốc - cành ghép hoặc mắt ghép là hết sức quan trọng. Thời gian liền lại
của một tổ hợp ghép nhanh hay chậm tùy thuộc vào loại cây ăn quả, các
giống, loài cùng trong tổ hợp và những điều kiện khí hậu của môi trường. Ở
nước ta thời gian liền lại của một tổ hợp ghép là 15 - 30 ngày tùy mùa ghép và
tùy giống cây. Do vậy việc chọn tổ hợp ghép tốt sẽ cho những tác động cộng
hưởng và ngược lại sẽ cho những kết quả không như mong muốn.
Sự cộng hưởng của cành hoặc mắt ghép với gốc ghép là sự cộng hưởng
về sức tăng trưởng khả năng chống chịu, sự cộng sinh này không mang tính
chất di truyền, cành ghép sao chép đầy đủ các đặc tính di truyền của cây mẹ
cần nhân giống. Mặc dù sự tác động qua lại của quá trình cộng sinh giữa gốc
và cành ghép sẽ làm cho cành ghép chịu ít nhiều ảnh hưởng của gốc ghép như
tuổi thọ, quá trình phân hóa sớm hay muộn, sinh trưởng mạnh hay yếu, tính

chịu hạn, chịu úng… nhưng quá trình này chỉ tồn tại tạm thời trên bản thân
cây ghép đang trồng, không truyền lại cho thế hệ sau. Gốc ghép đảm nhận vai
trò hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là cho
20
20
21
bộ lá của cành ghép để chế tạo các sản phẩm quang hợp dưới sự điều khiển
các nhân tố di truyền của cây mẹ (cành ghép). Gốc ghép càng khỏe càng thích
ứng với điều kiện sinh thái địa phương, tiếp hợp tốt với cành hoặc mắt ghép
sẽ cho một cơ thể có tuổi thọ cao. Đôi lúc ta gặp những trường hợp sau khi
ghép nhất là ở những vùng lạnh, với kiểu ghép mắt, cây ghép sẽ thay đổi
nhiều về hình thái bên ngoài như lá, hình dạng lẫn chất lượng quả… Hiện
tượng này được giải thích là do quá trình đột biến tự nhiên của mắt ghép dưới
các tác động của các yếu tố bên ngoài, hoàn toàn không phải do tác động
tương hỗ giữa gốc ghép và cành ghép hoặc mắt ghép tạo nên.
Thời gian sau ghép, cây ghép có những biểu hiện khác thường, nó cho
thấy khả năng hòa nhập giữa gốc ghép và cành hoặc mắt ghép không tốt.
Những biểu hiện như vết ghép không lành, hoặc là những cành ghép sinh
trưởng kém, gặp gió dễ đổ gẫy. Biểu hiện ở nơi tiếp giáp như cành ghép phình
to hơn gốc ghép hoặc ngược lại. Có khi sự không hòa hợp lại thể hiện sự biến
màu của lá, lá non rụng, sinh trưởng chậm, có trường hợp lá quá rậm rạp, nụ
hoa ra sớm, cây phát triển thành dị dạng. Biểu hiện này xuất hiện chậm tới 10
năm sau khi ghép.
Những kĩ thuật ghép như ghép mắt, ghép chữ T, ghép nêm, ghép vát…
ngày nay được áp dụng rộng rãi trong sản xuất cây ăn quả nói riêng và các
loại cây trồng khác nói chung.
2.2.3. Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu sinh thái
2.2.3.1. Đặc điểm sinh vật học
a. Giai đoạn sinh trưởng
Đào là cây ăn quả có thân gỗ nhỏ, rụng lá ở vùng ôn đới lá đào rụng về

mùa đông. Thời kì non cây sinh trưởng nhanh, trong khi một năm cành sinh
trưởng có thể đạt tới 2 - 3 lần. Tuổi thọ của cây đào còn phụ thuộc vào chủng loại
giống, kỹ thuật nhân giống, trồng trọt… mà có sự khác nhau rõ ràng (đào trồng
bằng hạt có tuổi thọ cao hơn trồng bằng cây ghép, chiết cành và giâm rễ).
21
21
22
Giống đào Trung Quốc có tuổi thọ cao hơn giống đào châu Âu, sự nảy
mầm của đào tương đối mạnh. Cây đào ra lộc mỗi năm 2 - 3 đợt lộc vào các
vụ xuân, hè, thu, chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ lá mọc cả chồi hoa. Sau
khi thu hái quả thì chồi ngọn của cành quả vươn dài thành cành quả mới và
kéo dài liên tục 4 - 5 năm liền.
b. Giai đoạn phát triển
Cây đào ra hoa trong tháng 1 đến tháng 2 dương lịch và phát triển quả
tới tháng 5 - 6 thì chín, quả chín kéo dài trong vòng 1 tháng. Cây trồng bằng
hạt sau 4 năm trở lên mới ra hoa, cho thu hoạch quả. Cây trồng bằng cây ghép,
chiết thì sau trồng 2 - 3 năm thì cho quả và 5 - 6 năm thì bước vào thời kì sai quả.
Trồng bằng cây ghép sớm ra hoa hơn so với cây trồng bằng gieo hạt.
Cành quả có thể phân ra cành dài, trung bình, ngắn và cành quả ngắn có
nhiều hoa. Loại cành quả dài và trung bình tuy phát dục tốt, các đốt mầm hoa
nhiều, lượng hoa nở không ít, nhưng do ở đầu các cành thường nảy các cành mới,
dinh dưỡng tiêu hao nhiều nên dễ bị rụng hoa, rụng quả.
Hiện tượng cây đào tự thụ phấn không thành quả tương đối nghiêm
trọng vấn đề này liên quan đến các bộ phận của hoa phát dục không hoàn
toàn, thụ phấn không tốt hoặc cung cấp dinh dưỡng không đủ. Do đó mỗi
cành quả ngắn có nhiều hoa, có thể nở từ 10 - 20 hoa nhưng số lượng quả đậu
chỉ từ 2 - 4 quả.
Sự sinh trưởng phát dục của quả đào có thể phân chia làm 3 thời kì:
- Thời kì thứ nhất: từ sau khi thụ phấn cho đến khi hạt bắt đầu cứng.
Trong thời kì này sự sinh trưởng của quả tương đối nhanh, có thể nhìn thấy sự

lớn của quả. Ở thời kì này cây cần rất nhiều nước và phân để cung cấp dinh
dưỡng cho việc phát triển của quả. Trong giai đoạn này nếu có mưa đá và
sương muối quả rất dễ bị rụng.
22
22
23
- Thời kì thứ hai: thời kì hạt được cứng lên, hạt từ màu trắng sữa dần
dần chuyển sang màu nâu, chất vỏ hạt cứng lên, nhân của hạt ở trạng thái
nước có màu trắng sữa. Ở thời kì này quả sinh trưởng chậm, chủ yếu là sinh
trưởng và phát dục vào thời kì này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đậu hoa ở cây ăn quả tùy thuộc vào
hai yếu tố: tinh bột (hydrat carbon) và chất kích thích sinh trưởng. Sự ra hoa
là sự cân bằng giữa các chất điều hòa sinh trưởng trong cây. Hoa đào ra vào
cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Khi hoa nở nếu trời ấm, nắng khô, ít sương
mù, không mưa phùn thì việc thụ phấn thụ tinh thuận lợi, tỷ lệ đậu quả cao.
2.2.3.2. Yêu cầu sinh thái
Theo tác giả R.J.Nissen; A.P.George; S.Hetherington và S.Newman,
cho biết: điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, đất đai và các đặc tính vật
lý của đất là yêu cầu cần thiết để cây đào sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng
suất và hiệu quả kinh tế cao.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sức sống, sự phát triển, khả năng ra hoa,
đậu quả và chất lượng quả đào. Nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao đều có thể làm
tổn thương nụ và làm giảm khả năng đậu quả. Hoa và quả non đặc biệt mẫn
cảm với sương giá vào cuối mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ hạ xuống dưới
2
o
C nhiệt độ cao hơn 18
o
C cũng có thể làm giảm việc đậu quả.

Cây đào phát triển nụ trong mùa hè và chuyển sang ngủ nghỉ khi độ dài
ngày ngắn và nhiệt độ giảm trong mùa đông. Nụ chuyển sang giai đoạn ngủ
nghỉ cho tới khi chúng tích lũy đủ độ lạnh. Yêu cầu lạnh của nụ được quy ra
đơn vị lạnh. Một khi nụ nhận đủ đơn vị lạnh thì chúng sẽ phát triển do nhiệt
độ ấm áp trong mùa xuân và mùa hè.
Nếu độ lạnh không đầy đủ, việc ra hoa, lá sau khi ngủ nghỉ của cây có
thể sẽ ít, việc đậu quả và năng suất sẽ giảm đáng kể.
23
23
24
Ở một số huyện miền núi nước ta như: Mộc Châu (Sơn La), Bắc Hà, Sa
Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn)… có mùa đông lạnh phù hợp với các
giống đào có yêu cầu độ lạnh trung bình (400 - 600 CU).
b. Ánh sáng
Bức xạ mặt trời hoặc độ chiếu sáng thấp có thể ảnh hưởng đến việc đậu
quả, năng suất, chất lượng quả và các quá trình sinh lý của cây như quá trình
quang hợp và phát triển của cây.
Các nghiên cứu về cây đào đã chỉ ra rằng để quả có màu sắc đẹp và độ
đường cao thì ngưỡng tối thiểu của độ chiếu sáng phải đạt trên 20% tổng số
độ chiếu sáng. Thêm vào đó điểm bão hòa ánh sáng cho quang hợp tối thiểu
xuất hiện ở mức 1/3 điều kiện ánh sáng đầy đủ (8MJ/m
2
/ngày).
c. Lượng mưa
Phân bố lượng mưa cũng rất quan trọng. Ở nhiều vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới, có một mùa đặc trưng với mưa ít hay không có mưa và 1 mùa ẩm
ướt do vậy có thể gây hạn hán trong mùa khô và úng trong mùa mưa.
Lượng mưa lớn trong giai đoạn nở hoa có thể gây thiệt hại cho việc đậu
qua. Đậu quả ít trong mùa mưa là do hiệu quả bất lợi của mưa làm giảm sức
sống của hoa và hoạt động của côn trùng thụ phấn.

Ở vùng nhiệt đới sự kết hợp giữa lượng mưa lớn và nhiệt độ cao làm
tăng khả năng nhiễm sâu bệnh hại. Một trong những vấn đề chủ yếu là việc
rụng lá sớm này sẽ làm giảm việc hình thành sự tích lũy tinh bột trong cây
cho những vụ tiếp theo, cây sẽ suy yếu nhanh chóng sau 2 - 3 năm cho quả.
d. Yêu cầu về đất đai
Đối với cây đào thì đặc tính của đất là quan trọng nhất và độ phì nhiêu
của đất thường được xem là yếu tố quan trọng thứ hai, tuy nhiên đặc tính của
đất có thể dễ dàng cải tạo.
24
24
25
Cây đào thích hợp hơn với các loại đất có kết cấu nhẹ dao động từ cát
nhẹ, phù sa sét, đất sét nhẹ. Đất cát nhẹ đến đất mùn là phù hợp nhất và độ
sâu mực nước ngầm phải trên một mét.
Nhìn chung các loại đất ở miền núi phía bắc nước ta với độ cao so với
mực nước biển từ 500 - 600m đến 1000 - 1200m, có độ sâu hơn 1m, tơi xốp,
dễ thoát nước, có độ mùn khá như đất rừng mới khai phá, đất dốc tụ, phù sa
cổ, đất feralit đỏ vàng, có độ pH 5,5 - 6,5 đều có thể trồng đào ăn quả.
2.2.4. Các nghiên cứu về cây đào trên thế giới và Việt Nam
2.2.4.1. Nghiên cứu về cây đào trên thế giới
a. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc đào
Nghiên cứu thiết kế vườn trồng, bố trí mật độ, khoảng cách theo từng
địa hình, kiểu tán cây, kỹ thuật cắt tỉa và chế độ chăm sóc. Xu hướng chung là
sử dụng gốc ghép lùn, trồng mật độ cao, khai thác chu kỳ ngắn.
Theo M.DeJong (2007) [16] khi nghiên cứu cây để chọn làm gốc ghép
cho giống đào Flavorcrest and Loadel trên gốc của năm giống đào khác nhau,
kết quả cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suất
của cây ghép.
Theo Bonhome và cs (1999) [20] khi nghiên cứu giống đào quả nhẵn trồng
tại Pháp cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng của cành mẹ như chiều dài, vị trí, số mắt

lá trên cành mẹ có tương quan chặt đến sinh trưởng của cành quả.
Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình, tỉa cành để tạo cho tán có khả
năng hấp thụ tốt nhất ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện cho việc chăm bón,
phòng trừ sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả để
đạt năng suất cao như mong muốn.
Theo Rieger M và cs (1993) [17] khi nghiên cứu mật độ trồng cho
giống đào GarnetBeauty với khoảng cách 1; 1,5; 2; 2,5; 3m qua 4 năm cho
thấy: sự phát triển của tán cây có tương quan chặt chẽ đến sự phát triển của rễ
25
25

×