Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tình hình xuất khẩu lao động của việt nam sang đài loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.11 KB, 33 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT
1

Tên bảng, biểu đồ
Số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan

Trang
12

2

(2008 – 2017)
Cơ cấu ngành nghề lao động Việt Nam tại Đài Loan

13

3

năm 2017
Thị phần của lao động Việt Nam tại Đài Loan phân

14

4


phối theo ngành nghề giai đoạn 2015 – 2017
Cơ cấu lao động Việt Nam tại Đài Loan theo giới tính

16

5

giai đoạn 2009 – 2017
Thống kê số lao động một số nước vi phạm pháp luật

18

6

tại Đài Loan năm 2017
Thống kê lao động nước ngoài bỏ trốn tại Đài Loan,

18

tính từ 1999 - 2016

2


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa kinh tế của các quốc gia, việc di

chuyển và trao đổi lao động quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu. Xuất khẩu lao
động là một trong những hoạt động xuất khẩu quan trọng của các quốc gia, đặc biệt là
các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Nó giúp giải quyết nhiều vấn đề
khó khăn mà các quốc gia naỳ đang gặp phải. Dễ nhận thấy nhất, xuất khẩu lao động
tạo ra một khối lượng công ăn việc làm lớn, đem lại nguồn thu nhập cho lao động và
gia đình đặc biệt là lao động thiếu trình độ ở các vùng nông thôn. Ngoài ra, nó cũng
đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu, giải quyết một phần tình trạng thất
nghiệp, góp phần ổn định an sinh xã hội. Lao động đi xuất khẩu cũng sẽ học hỏi được
phương pháp quản lý cũng như những tiến bộ khoa học - công nghệ của các quốc gia
phát triển khác, từ đó đóng góp cho sự phát triển của quốc gia mình.
Tại Việt Nam, chính phủ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất
khẩu lao động. Kể từ năm 1980 đến nay, Việt Nam đã đưa được lao động sang làm
việc ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là Đài
Loan nhiều năm liền là thị trường tiếp nhận lượng lao động Việt Nam lớn nhất. Để tìm
hiểu rõ hơn về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan, những
điểm mạnh, điểm yếu, và đưa ra giải pháp nhằm duy trì và thúc đẩy xuất khẩu lao
động sang thị trường này, tôi đã chọn để nghiên cứu đề tài: “Hoạt động xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang Đài Loan”
2. Tổng quan nghiên cứu
Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến
hoạt động xuất khẩu lao động như:
- Xuất khẩu hàng hóa sức lao động của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, Luận
án tiến sĩ kinh tế - Lưu Văn Hưng, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, 2010: Luận án đã nghiên cứu đặc điểm, hình thức, vai trò và các yếu tố tác
động tới hoạt động xuất khẩu lao động trong quá trình hội nhập quốc tế. Tìm hiểu kinh
nghiệm hoạt động xuất khẩu lao động của một số nước trong khu vực Châu Á. Ngoài
ra, tác giả còn đánh giá những thành tựu và hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao
động của Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân và phân tích tác động của hội nhập quốc tế tới
4



xuất khẩu lao động, đồng thời phát hiện ra những vấn đề cấp thiết đối với hoạt động
xuất khẩu lao động. Từ đó, đưa ra những dự báo về thị trường xuất khẩu lao động và
các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.
- Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU, Luận văn thạc sĩ kinh
tế - Nguyễn Quang Vinh, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009: Luận văn
đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến xuất khẩu lao động, khuôn khổ
pháp lý của Việt Nam liên quan đến xuất khẩu lao động và quy định của EU về vấn đề
nhập cư. Bên cạnh đó, luận văn cũng làm rõ tình hình lao động Việt Nam tại các nước
thành viên EU, nêu ra triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động Việt Nam
sang thị trường EU.
- Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan, Luận văn thạc sĩ
kinh tế - Dương Thanh Thùy, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013: Luận
văn đã làm rõ thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan,
đặc biệt là trong giai đoạn 2006 – 2012. Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu đồng thời phân
tích cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài
Loan. Từ đó, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
Đài Loan trong tương lai.
- Xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông, Luận án tiến sĩ
kinh tế - Trần Thị Ái Đức, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
2011: Luận án đã phân tích cung - cầu lao động và các quy định cho lao động nước
ngoài của khu vực Trung Đông. Luận án đã phân tích tình hình xuất khẩu lao động
Việt Nam sang Trung Đông. Tác giả cũng đã chỉ ra những kết quả, hạn chế của hoạt
động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông đồng thời làm rõ nguyên nhân
của những hạn chế đó.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài báo về hoạt động xuất
khẩu lao động nói chung và nói riêng của Việt Nam ra các thị trường lớn trên thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích thực trạng, chỉ rõ những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất
khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan.

- Đề ra các giải pháp và định hướng cho hoạt động xuất khẩu lao động Việt
Nam sang thị trường Đài Loan trong giai đoạn tới.
5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam
sang thị trường Đài Loan.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường
Đài Loan từ năm 2009 đến nay. Việt Nam chính thức hợp tác và đưa lao động sang
Đài Loan làm việc kể từ năm 1999, do vậy niên luận muốn tập trung nghiên cứu vào
khoảng thời gian từ kỉ niệm 10 năm cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, tổng hợp, so
sánh, phân tích và đánh giá.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, đề tài này có kết cấu ba phần như
sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn cho hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam
sang Đài Loan.
Chương 2: Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan
(giai đoạn 2008 - nay).
Chương 3: Triển vọng và định hướng cho hoạt động xuất khẩu lao động Việt
Nam sang Đài Loan trong giai đoạn tới.

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TIỄN CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm
Để làm rõ khái niệm Xuất khẩu lao động, đầu tiên ta cần làm rõ các khái niệm
liên quan sau:
Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động của
sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là
quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ
nhu cầu con người.Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh
tế.
Di chuyển quốc tế sức lao động: chỉ người lao động ra nước ngoài tìm kiếm
việc làm, nghĩa là họ di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia và bán sức lao động của
mình để kiếm sống.
Thị trường lao động quốc tế: bao gồm tất cả các thị trường của các nước trên
thế giới xét về mặt lãnh thổ, cũng như cung - cầu lao động. Thị trường lao động quốc
tế được phân chia theo các tiêu chí như: theo khu vực (Đông Bắc Á, Trung Đông,...),
theo Hiệp hội, liên minh,...
Như vậy, xuất khẩu lao động là sự di chuyển quốc tế sức lao động có chủ ý và
được pháp luật cho phép. Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của hoạt động
xuất khẩu nói chung, trong đó hàng hóa đem xuất chính là sức lao động của người lao
động. Trong điều kiện kinh tế thị trường thì hoạt động xuất khẩu lao động được thực
hiện dựa trên quan hệ cung - cầu của sức lao động.
Theo Luật người lao động Việt Nam, xuất khẩu lao động chủ yếu có 4 hình
thức là:
Thứ nhất, thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được
phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hình thức này được
thực hiện bởi các doanh nghiệp được Bộ Lao động và thương binh xã hội cấp Giấy
phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp khai thác
7



hợp đồng cung ứng lao động, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn
người lao động, đưa và quản lý người lao động ở ngoài nước. Đây là hình thức phổ
biến nhất, được nhiều người lao động lựa chọn nhất khi đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai, thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước
ngoài. Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam, trúng thầu ở nước ngoài,
đưa người lao động của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các công trình trúng thầu ở
nước ngoài hoặc là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa
người lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá
nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài. Người lao động đi theo hình thức này phải là
người lao động đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các
công trình trúng thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư
thành lập ở nước ngoài.
Thứ ba, thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hình thức thực tập nâng cao tay nghề. Đây là hình thức đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài mới được đưa vào điều chỉnh trong Luật. Hình thức này xuất hiện tương
đối nhiều trong những năm qua tại các doanh nghiệp, nhất là ở khu vực doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân. Đây là hình thức
mà người lao động ký Hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng, không thông qua bên trung
gian môi giới. Sau đó, người lao động trực tiếp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội nơi thường trú hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước để đăng ký hợp đồng cá
nhân và khi làm việc ở nước ngoài thì đăng ký công dân với Cơ quan đại diện ngoại
giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại.
1.1.2. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động
Di cư quốc tế sức lao động là một hiện tượng tự nhiên, là hệ quả tất yếu của
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động này chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu
tố sau:
- Sự mất cân đối về số lượng lao động: khi nguồn lao động của một nước
không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước. Nhiều nước có nền sản

xuất còn lạc hậu nhưng lại có tỉ lệ gia tăng dân số nhanh dẫn đến dư thừa lao động.

8


Trong khi có những nước kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng lao động lớn
nhưng dân số lại ít dẫn đến thiếu hụt lao động.
- Sự mất cân đối về lực lượng lao động trong cùng một ngành giữa các nước:
các nước nghèo hoặc đang phát triển thường thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao,
được đào tạo bài bản. Trong khi các quốc gia phát triển lại rất cần nguồn lao động trẻ,
dồi dào sức khỏe để làm việc trong các ngành nặng nhọc, nhiều độc hại.
- Sự chênh lệch giá cả sức lao động trong và ngoài nước: cùng lao động trong
một ngành nghề, nhưng tại các nước phát triển có mức thu nhập bình quân cao hơn.
Đó là lí do nhiều lao động muốn ra nước ngoài làm việc để tăng thêm thu nhập, cải
thiện cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa: thế giới trở nên “phẳng” hơn, các liên
minh hiệp hội khu vực ra đời (như EU, AEC,...) người lao động theo đó cũng dễ dàng
hơn trong việc di chuyển tự do giữa các nước để sinh sống và làm việc.
1.1.3. Hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu lao động
Có thể thấy rằng, xuất khẩu lao động đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia xuất
khẩu như:
Tạo việc làm cho người lao động:
Xuất khẩu lao động giúp làm giảm tình trạng thất nghiệp và áp lực việc làm ở
trong nước. Hiện nay ở các quốc gia kém và đang phát triển trên thế giới, có một tình
trạng diễn ra phổ biển là dân số của các quốc gia này thường có tốc độ gia tăng nhanh,
dân số trẻ đồng nghĩa với việc số lượng người trong độ tuổi lao động lớn. Trong khi
đó, nền sản xuất và kinh tế chưa phát triển dẫn đến nhu cầu việc làm chưa đáp ứng đủ
số lượng lao động. Điều này tất yếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp, dư thừa sức lao
động. Vì vậy đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không chỉ làm giảm sức
ép việc làm trong nước, còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hạn chế những hệ lụy

xấu donh hưởng của thất nghiệp kéo dài.
Tăng thu nhập cá nhân:
Người lao động đi làm việc tại nước ngoài sẽ được hưởng mức thu nhập cao
hơn nhiều so với công việc tương đương ở trong nước. Điều này giúp cải thiện đời
sống vật chất của không chỉ bản thân người lao động mà còn cho cả gia đình và người
thân của họ. Đã có rất nhiều trường hợp người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng
9


làm việc tại nước ngoài, trở về nước với khoản tiết kiệm không hề nhỏ dùng để xây
nhà cửa, đầu tư kinh doanh... nâng cao đời sống của cả gia đình.
Tăng thu nhập quốc dân:
Xuất khẩu lao động còn góp phần gia tăng ngân sách cho các nước xuất khẩu
cũng như doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thông qua các khoản thu như: Lệ phí
tham gia, phí quản lý, các loại thuế,...
Nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động:
Nước ta có nền sản xuất chưa thực sự phát triển, tỉ lệ dân số làm nông nghiệp
cao. Vì vậy đa số lao động phổ thông có trình độ thấp, không có chuyên môn. Khi
người lao động ra nước ngoài làm việc, họ sẽ được đào tạo chuyên môn, nâng cao tay
nghề, học hỏi được tác phong làm việc và phương thức quản lí của các nước tiên tiến.
Những người lao động này sau khi trở về sẽ giúp ích và góp phần cho sự phát triển
của nền sản xuất trong nước.
Như vậy việc xuất khẩu lao động sang nước ngoài đem lại rất nhiều lợi ích cho
quốc gia xuất khẩu, nó không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động, làm giảm
tình trạng thất nghiệp, góp phần đảm báo an sinh xã hội, mà còn tăng thêm nguồn thu
nhập cho cá nhân và đất nước, tạo ra nguồn lao động chất lượng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về Đài Loan
Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên:
Đài Loan là tên gọi của một quần đảo nằm ở miền đông nam duyên hải Trung

Quốc cách bờ biển lục địa Trung Quốc khoảng 160 km. Nó được ngăn cách với tỉnh
Phúc Kiến của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Philipin 350 về phía Nam và
cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc, phía Đông giáp Thái Bình Dương. Đài Loan
gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác với tổng diện tích 38.000
km2. Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm
rạp, và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh
cho vùng đất nơi đây.
Khí hậu Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng
5 đến tháng 9 nóng và ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng
12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với
10


nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C đến 280C. Phía Bắc Đài Loan do ảnh
hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa
đông khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm
theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời tiết nóng và khô. Vào các tháng 7,8 và 9 ở Đài
Loan thường có bão.
Tính đến năm 2017, dân số Đài Loan vào khoảng hơn 23 triệu người, trong đó
có khoảng 95% là người Hán, còn lại là các dân tộc thiểu số của đảo Đài Loan. Dân số
Đài Loan phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở 4 thành phố lớn nhất là: Đài
Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam.
Tình hình kinh tế, văn hóa:
Đài Loan còn được mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển
vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á, đứng thứ 14 thế giới về thương mại và đứng
hàng đầu về vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc đại lục và các nước
Đông Nam Á. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp
chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh
chóng về cả các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại, Đài Loan có một nền
kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu

tư và thương mại. Đồng tiền chính thức của Đài Loan hiện nay là Tân Đài Tệ (NT$),
gồm có tiền giấy và tiền kim loại.
Phong tục tập quán của Đài Loan ngoài sự duy trì bản chất văn hoá Trung Hoa
vốn có, còn ẩn chứa những tập tục dân gian thân thiện. Đứng từ góc độ những ngày lễ
tết dân gian Đài Loan để bao quát phong tục tập quán Đài Loan là thích hợp nhất. Các
ngày lễ theo âm lịch ở Đài Loan phát triển từ môi trường cuộc sống của tổ tiên và tập
quán văn hoá, ngoài việc kế thừa trí tuệ của cổ nhân, trong quá trình tổ chức ngày lễ
còn thể hiện văn hóa Trung Hoa truyền thống trong các hoạt động dân gian. Trong đó
điều làm cho các giới trong và ngoài nước cảm động nhất là tinh thần cũng như ý
nghĩa phong phú và kế thừa của tình cảm dân tộc được ẩn chứa trong văn hoá truyền
thống. Những ngày lễ tết quan trọng ở Đài Loan gồm có những ngày “tiễn cũ đón
mới” như Giao thừa, Tết, Nguyên tiêu, tết tảo mộ Thanh minh, tết Đoan ngọ trừ tà ma

11


nguy hiểm, Tết Trung nguyên phổ độ chúng sinh, Tết Trung thu trăng tròn đoàn tụ và
Tết Trùng dương kính lão tôn hiền.
1.2.2. Đặc điểm thị trường lao động Đài Loan
Nhu cầu lao động:
Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan là một thị trường lớn đối với lao động
Việt. Thị phần của xuất khẩu lao động Đài Loan chiếm tới 60% số lao động đi xuất
khẩu lao động cả nước. Ưu điểm của thị trường này đó là công việc đa dạng, chi phí đi
không quá cao, yêu cầu tuyển dụng thấp và đặc biệt là bay nhanh (2 tuần – 1 tháng).
Nếu các thị trường xuất khẩu lao động trung – cao cấp khác thường yêu cầu khá cao
về đầu vào thì thị trường Đài Loan lại rất dễ tính trong chuyện này, vì những yếu tố lợi
thế như vậy nên Đài Loan là thị trường lao động được nhiều người quan tâm. Một lợi
thế khác khi đi xuất khẩu lao động Đài Loan chính là việc được gia hạn thêm thời gian
làm việc. Mức tối đa lao động có thể gia hạn thời gian làm tại Đài Loan lên đến 12
năm.

Thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan là một thị trường lớn với nhiều ưu
điểm như dễ đi, phí thấp, lương khá. Đây sẽ vẫn là một thị trường xuất khẩu lao động
lớn trong năm nay. Nếu các bạn muốn đi xuất khẩu lao động tôi khuyên các bạn nên
chọn lựa thị trường Đài Loan hoặc Nhật Bản bởi đây là hai thị trường hiện đang có
nhiều người Việt Nam sang làm việc nhất với chế độ cũng như công việc ổn định.
Chính sách nhập khẩu lao động:
Với tốc độ phát triển thần tốc, Đài Loan nhanh chóng có một nền kinh tế lớn
mạnh với trình độ khoa học kỹ thuật, các phương thức sản xuất hiện đại không thua gì
các nước tiên tiến trên thế giới. Trong bối cảnh nền sản xuất, thương mại, dịch vụ đều
tăng trưởng với tốc độ cao, đồng thời dân số lại quá ít, và trình độ của lực lượng lao
động ngày càng tăng; nền kinh tế Đài Loan trở nên thiếu hụt lao động rất lớn, đặc biệt
trong các lĩnh vực nông, ngư nghiệp, công xưởng sản xuất (điện tử, cơ khí, dệt
may,...), xây dựng và giúp việc tại các cơ sở điều dưỡng, gia đình.
Trước thực trạng đó, chính quyền Đài Loan đã nhanh chóng ban hành và hoàn
thiện chính sách nhập khẩu lao động để đáp ứng kịp thời nhu cầu việc làm đang gia
tăng. Théo đó, từ năm 1990 Đài Loan chính thức mở cửa đón lao động từ các nước
12


Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philipin. Đến năm 1999, Đài Loan chính thức thiết
lập quan hệ hợp tác lao động với Việt Nam, tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm
việc. Tính đến cuối năm 2017, tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan
trong tất cả các lĩnh vực: sản xuất - chế biến công nghiệp, xây dựng, dịch vụ - y tế,
ngư nghiệp,...là khoảng gần 700 000 người, trong đó lao động Việt Nam là khoảng
200 000 người.

13


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG

ĐÀI LOAN
2.1. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Đài Loan
2.1.1. Số lượng và cơ cấu lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan
Quy mô lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc tăng ổn định:
Quan hệ hợp tác lao động Việt Nam - Đài Loan chính thức bắt đầu từ tháng
5/1999. Từ đó đến nay, Việt Nam và Đài Loan đã trở thành đối tác quan trọng hàng
đầu của nhau trong quan hệ hợp tác lao động. Hiện nay tỉ lệ lao động Việt Nam ở Đài
Loan chiếm khoảng hơn 20% tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan, và chiếm
50% tổng số lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.
Từ khi thiết lập quan hệ hợp tác lao động, số lượng lao động Việt Nam được
đưa sang Đài Loan tăng đều qua các năm. Vào giai đoạn năm 2008 - 2009, do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế Đài Loan suy thoái dẫn
đến tình trạng thất nghiệp ở trong nước gia tăng buộc chính phủ nước này phải hạn
chế tiếp nhận lao động nước ngoài, điều này khiến cho số lượng lao động Việt Nam
sang Đài Loan cũng sụt giảm tuy nhiên đã tăng trở lại ở giai đoạn sau đó. Bảng 1 cho
thấy lượng lao động Việt Nam được đưa đi Đài Loan qua các năm.

14


Bảng 1: Số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan từ năm 2008 - 2017
Năm

Lượng lao động Việt Nam

Tổng số lao động nước
ngoài tại Đài Loan

Thị phần (%)


2008

81060

365060

22.2

2009

78093

351016

22.2

2010

80002

379653

21.1

2011

95643

425660


22.5

2012

100050

445579

22.5

2013

125162

489134

25.6

2014

150632

551596

27.3

2015

169981


587940

28.9

2016

184920

624768

29.6

2017

208059

676142

30.8

Nguồn: Bộ lao động Đài Loan
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, số lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan giảm
nhẹ vào năm 2009, điều này xảy ra là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính thế giới đã làm nền kinh tế Đài Loan rơi vào thời kì suy thoái, buộc chính phủ
phải cắt giảm số lượng người lao động nước ngoài nhập khẩu vào nước này. Tuy
nhiên, kể từ năm 2010, kinh tế thế giới dần phục hồi, lượng người lao động Việt Nam
được tiếp nhận sang Đài Loan đã tăng trở lại. Theo đó, trong vòng 2 năm từ 2010 2012, lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan tăng hơn 20 000 người (từ 80002 100050).
Kể từ đó đến nay, lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan gia tăng ổn định từng
năm, chiếm thị phần ngày càng lớn trong thị trường lao động nước ngoài tại quốc gia
này. Nếu như vào năm 2008 số người lao động Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% số

lao động nước ngoài tại Đài Loan thì đến năm 2017 con số này là hơn 30%, hiện nay
lượng lao động Việt Nam đứng thứ hai tại Đài Loan (chỉ sau Indonesia).
Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại Đài Loan:

15


Biểu đồ 2 cho thấy lao động Việt Nam tại Đài Loan hiện nay chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực chế biến, sản xuất, xây dựng (chiếm hơn 85%); Số lao động trong
ngành y tế, dịch vụ (chăm sóc người bệnh, giúp việc gia đình) đứng thứ hai chiếm
13,2%; Còn lại là lao động trong các ngành nông lâm, ngư nghiệp và các ngành khác.

Nguồn: Bộ lao động Đài Loan
Ở giai đoạn đầu của quan hệ hợp tác, lao động Việt Nam sang Đài Loan chủ
yếu làm trong lĩnh vực giúp việc gia đình, chăm sóc y tế. Tuy nhiên kể từ năm 2005,
do có nhiều lao động bỏ trốn nên chính phủ Đài Loan đã siết chặt và hạn chế số lượng
lao động trong hai ngành nghề này của Việt Nam. Từ đó đến nay, lao động nước ta có
xu hướng chuyển dần sang các ngành sản xuất, chế biến và xây dựng.

16


Bảng 3: Thị phần của lao động Việt Nam tại Đài Loan phân phối theo ngành
nghề giai đoạn 2015 - 2017
Ngành nghề

Năm

Số lao động
Việt Nam


Tổng số lao
động nước
ngoài

Thị phần

Nông, lâm, ngư
nghiệp

2015

474

9898

4,7%

2016

2147

10872

19,7%

2017

1935


12300

15,6%

2015

148514

346917

42,8%

2016

157982

370222

42,6%

2017

177343

408571

43,4%

2015


18919

224356

8,4%

2016

22927

237291

9,6%

2017

27400

250157

11%

-

-

-

Chế biến, sản xuất


Y tế, phục vụ cộng
đồng, giúp việc

Ngành khác

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước Việt Nam
Từ bảng 3 có thể thấy, ngành nông, lâm, ngư nghiệp vốn không phải là ngành
có ưu thế của lao động Việt Nam, hơn nữa do gặp phải sự cạnh tranh từ các nước có
lực lượng lao động lành nghề trong ngành này như Phillipines nên tỉ lệ lao động Việt
Nam so với tổng số lao động nước ngoài làm việc trong ngành này tương đối thấp.
Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, tỉ lệ này đã tăng lên đáng kể, từ 4,7 % (2015) lên 15,6%
(2017). Lao động Việt Nam có thế mạnh trong các ngành chế biến, sản xuất và xây
dựng, hiện đang chiếm đến gần một nửa (hơn 40%) số lao động nước ngoài làm việc
trong lĩnh vực này. Ở ngành chăm sóc người bệnh, giúp việc gia đình, lao động Việt
Nam cũng chiếm thị phần tương đối ổn định (khoảng 10%) và có xu hướng ngày càng
gia tăng.
Cơ cấu lao động Việt Nam ở Đài Loan theo giới tính:
17


Trong giai đoạn 2008 - 2017, xét về cơ cấu lao động Việt Nam tại Đài Loan
theo giới tính, số lao động nam có xu hướng tăng nhiều và nhanh hơn so với số lao
động nữ. Xu hướng này được xem là hợp lí và có ý nghĩa, vì xét về cơ cấu lao động
theo ngành nghề, thị phần của lao động Việt Nam ở khu vực sản xuất - chế biến ngày
càng tăng, trong khi đó thị phần ở khu vực ý tế - dịch vụ lại giảm dần. Theo đó, ngành
nghề sản xuất - chế biến đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, thích hợp với lao động
nam hơn, do vậy số lao động nam xuất khẩu sang Đài Loan đã tăng khá nhanh và
nhiều trong giai đoạn này.
Biểu đồ 4 cho thấy ở giai đoạn 2008 - 2010, số lao động nữ còn nhiều hơn lao
động nam. Tuy nhiên từ năm 2011, lượng lao động nam với tốc độ gia tăng chóng mặt

đã vượt qua lượng lao động nữ, đến năm 2017 số lao động nam đã nhiều gần gấp đôi
số lao động nữ.

Nguồn: Bộ lao động Đài Loan
2.1.2. Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

18


Cuộc sống vật chất của người lao động Việt Nam tại Đài Loan nhìn chung được
đảm bảo, thu nhập tương đối ổn định cụ thể ở từng ngành nghề:
- Ngành sản xuất chế tạo: Thu nhập dao động từ 12.000 đến 25.000 Đài tệ
/tháng (khoảng 400-800USD/tháng) có thể cao hơn, tùy mùa vụ và nhà máy.
- Ngành y tế, dịch vụ (chăm sóc người bệnh, giúp việc gia đình): Lao động
trong ngành này chủ yếu làm theo chế độ 12 tiếng. Thu nhập bình thường khoảng
18.000-20.000 Đài tệ/tháng (khoảng 600-700USD/tháng). Đối với lao động giúp việc
gia đình, thu nhập cũng tương đối ổn định, khoảng 18.000 Đài tệ /tháng (khoảng 600
USD). Lao động cùng sinh hoạt và được chủ sử dụng lo toàn bộ vấn đề ăn ở.
Đời sống văn hóa tinh thần của lao động Việt Nam tại Đài Loan cũng được các
cơ quan quản lý lao động quan tâm, Cơ quan đại diện, các doanh nghiệp sử dụng lao
động đến các đơn vị có dịch vụ phục vụ lao động khác với nhiều hình thức để người
lao động tham gia như: tổ chức thi ca hát, thi sáng tác thơ văn, thi vẽ tranh, chụp ảnh
nghệ thuật, nấu ăn; tổ chức các đại nhạc hội dưới hình thức lễ hội văn hóa hoặc nhân
các dịp lễ lớn của Đài Loan và nước của người lao động; tổ chức các chuyến dã ngoại,
xem phim cho lao động của từng nước.
Ngoài ra có địa phương còn có Trung tâm văn hóa dành cho lao động nước
ngoài như: Đài Bắc, Tân Bắc… duy trì sinh hoạt định kỳ đều đặn. Các hoạt động có:
tập múa hát, học ngoại ngữ, vi tính…
Đối với lao động Việt Nam, hoạt động này rất phong phú, đó là: bên cạnh các
chương trình do các cục lao động địa phương định kỳ tổ chức cho lao động ra, Cơ

quan đại diện hàng năm đều tổ chức 1 đến 2 chương trình đại nhạc hội cho lao động
và cộng đồng vào dịp trước Tết nguyên đán hoặc dịp lễ 2/9; Một số công ty sử dụng
nhiều lao động Việt Nam tự tổ chức các chuyến du lịch từ quỹ phúc lợi của công ty
hàng năm: đi đã ngoại và tổ chức nấu ăn ngoài trời. Đặc biệt có những lao động tự
thành lập nhóm múa hát, cùng nhau tập luyện để dự thi hoặc biểu diễn trong những
dịp lễ hội. Có những tiết mục đặc sắc được chọn biểu diễn trong các hoạt động của Ủy
ban Lao động, Cục Di dân hoặc trong lễ hội văn hóa do cơ quan đại diện tổ chức
2.1.3. Những vấn đề còn tồn tại

19


Bên cạnh việc số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan vẫn giữ
vững ở mức cao, thì vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như người lao động Việt Nam
trốn việc, làm thêm ngoài giờ trái phép, hết hạn hợp đồng không trở về nước mà tiếp
tục định cư trái phép,...Theo cục quản lí lao động ngoài nước, ở Đài Loan hiện nay có
khoảng 26.500 lao động Việt Nam bỏ hợp đồng, cư trú và làm việc bất hợp pháp,
chiếm gần 50% tổng số lao động nước ngoài bỏ hợp đồng và chiếm gần 15% số lao
động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan. Không chỉ bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp,
số lao động Việt Nam vi phạm pháp luật sở tại cũng có xu hướng tăng lên. Bảng 4 cho
thấy, lao động Việt Nam chiếm tỉ lệ vi phạm pháp luật cao nhất trong số lao động
nước ngoài tại Đài Loan

20


Bảng 5: Thống kê số lao động một số nước vi phạm pháp luật tại Đài Loan năm 2017
Quốc tịch

Số lao động phạm pháp


Tỉ lệ trên tổng số lao động
nước ngoài phạm pháp

Việt Nam

426

40,61%

Thái Lan

323

30,79%

Indonesia

178

16,97%
Nguồn: Bộ Lao động Đài Loan

Bảng 6: Thống kê lao động nước ngoài bỏ trốn tại Đài Loan, tính từ năm 1999 đến
2016
Quốc tịch

Tổng số lao động bỏ trốn

Indonesia


79629

Philippines

17467

Thái Lan

17707

Việt Nam

84079

Malaysia

30

Mông Cổ

26

Tổng cộng

198938
Nguồn: Cục di dân Đài Loan

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, tuy số lao động Việt Nam tại Đài Loan chỉ
đứng thứ 2 trên tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan, nhưng số lao động Việt

Nam bỏ trốn và vi phạm pháp luật lại đứng cao nhất lại đứng cao nhất. Tỉ lệ lao động
Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan năm 2017 đạt 5,34%. Hậu quả của những hiện tượng
xấu trên là gây ảnh hướng xấu đến hình ảnh và uy tín của lao động Việt Nam trên thị
trường Đài Loan nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.

21


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo Bộ Lao động và thương binh xã hội
chủ yếu đến từ ý thức của người lao động còn kém, đa số người lao động Việt Nam
chủ yếu trình độ học thức còn thấp. Ngoài ra, nguyên nhân có đến từ nhiều yếu tố
khách quan: vẫn còn không ít doanh nghiệp chưa thực hiện đúng cam kết với người
lao động, thu phí của người lao động quá cao, thậm chí có cả “phí môi giới”... Đó là
chưa kể một số doanh nghiệp tuyển chọn lao động thông qua các khâu trung gian nên
không kiểm soát được chất lượng lao động và không quản lý được việc thu tiền của
người lao động.
2.2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Đài Loan
2.2.1. Điểm mạnh và điểm yếu
Điểm mạnh:
Điểm mạnh dễ nhất thấy nhất đó là, số lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan
gia tăng ở mức ổn định . Theo thống kê cả giai đoạn từ 2008 - 2017 cho thấy, số lượng
lao động Việt Nam tại Đài Loan luôn đứng thứ hai trên tổng số lao động nước ngoài
tại Đài Loan (chỉ đứng sau Indonesia).
Các nguyên nhân mà lao động Việt Nam được ưu chuộng tại Đài Loan là
- Lao động Việt Nam trẻ, dồi dào và có chi phí thấp: theo thống kể của Bộ y tế,
từ năm 2007 đến nay Việt Nam đã bước vào thời kì dân số vàng. Theo đó hiện nay có
khoảng 65% dân số (63 triệu người) đang trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi), đây là
nguồn cung dồi dào để cung cấp sang các quốc gia thiếu hụt lực lượng lao động.
Ngoài ra chi phí để trả cho lao động Việt Nam được đánh giá là tương đối thấp trong

khu vực, đặc biệt là so với nền kinh tế phát triển như Đài Loan
- Việt Nam có nhiều nét tương đồng về mặt văn hóa và điều kiện tự nhiên, khí
hậu với Đài Loan: do khoảng cách địa lí tương đối gần, lại cùng chịu ảnh hưởng bởi
nét văn hóa Trung Hoa nên văn hóa hai nước có nhiều nét tương đồng. Điều này khiến
22


cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan sẽ dễ dàng thích nghi và nhanh
chóng ổn định cuộc sống hơn.
Ngoài ra, lao động Việt Nam nhìn chung thường được chủ sở hữu Đài Loan
đánh giá là cần cù, chăm chỉ, có khả năng tiếp thu tương đối nhanh. Đây cũng là lí do
mà lao động Việt Nam được tuyển dụng nhiều vào các ngành nghề đòi hỏi tay nghề
nhất định như chế biến - sản xuất.
Điểm yếu:
Điểm yếu lớn nhất của lao động Việt Nam đó là trình độ văn hóa và tay nghề
còn thấp. Do đa số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan thường đến từ các
vùng nông thôn, vốn chỉ quen với nghề nông, chưa học qua trường lớp và được đào
tào bài bản kiến thức chuyên môn nhất là các ngành kĩ thuật, cơ khí, điện tử. Nên khi
sang Đài Loan làm việc trong các ngành này, lao động thường mất thời gian để học
hỏi và làm quen với công việc.
Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, hết hạn hợp đồng không về nước mà
định cư bất hợp pháp,...vẫn tiếp diễn một phần nguyên nhân lớn là do việc quản lý lao
động xuất khẩu sang nước ngoài của các cơ quan có liên quan của Việt Nam còn chưa
thực sự tốt. Ngoài ra, theo ý kiến của các chủ sử dụng, lao động Việt Nam còn hạn chế
nhất định ở thái độ làm việc, thường xuyên vi phạm nội quy, không tuân thủ pháp
luật...dẫn đến chi phí quản lý lao động Việt Nam thường cao hơn các nước khác.
2.2.2. Những kết quả đạt được
Việc xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường nước ngoài nói chung và thị
trường Đài Loan nói riêng đã mang lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã
hội.

Đầu tiên là lượng kiều hối mà lao động xuất khẩu gửi về hàng năm. Theo thống
kê của World Bank, từ năm 2008 đến nay, mỗi năm riêng lượng kiều hối từ lao động
xuất khẩu ở nước ngoài gửi về Việt Nam đạt khoảng từ 1,7 đến hơn 2 tỉ USD, trong đó
23


riêng kiều hối từ hối từ lao động xuất khẩu Đài Loan cũng đạt 300 - 400 triệu USD.
Lượng kiều hối này được tính vào GDP của cả nước, nếu được đầu tư vào các ngành
sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho bản thân người lao động, gia đình và
đất nước. Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan còn góp làm giảm
áp lực việc làm trong nước, góp phần ổn định đời sống và an sinh - xã hội. Như đã
phân tích ở bảng 1, mỗi năm Việt Nam đưa được khoảng vài chục ngàn người lao
động xuất khẩu sang Đài Loan. Hiện nay, tổng số người lao động Việt Nam đang làm
việc tại Đài Loan là hơn 200.000 người. Như vậy hoạt động xuất khẩu lao động sang
Đài Loan đã tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động, mà chủ yếu là lao động đến
từ các vùng nông thôn có trình độ văn hóa và chuyên môn còn thấp. Việc đi đưa lao
động ra nước ngoài đã giải quyết được bài toán việc làm cho các vùng nông thôn, làm
giảm tình trạng thất nghiệp cũng như những hệ lụy xã hội gây ra bởi thất nghiệp.

24


CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
3.1. Triển vọng
3.1.1. Cơ hội
Theo tình hình hiện nay cũng như trong dài hạn, Đài Loan sẽ vẫn luôn là thị
trường hấp dẫn cho lao động Việt Nam với những thuận lợi đó là:
Thuận lợi từ thị trường Đài Loan:

Những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đài Loan trong những năm
gần đây cho thấy trong những năm tới nhu cầu của thị trường này đối với lao động
nước ngoài ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng già hóa dân số
và tỉ lệ sinh thấp ngày càng trầm trọng của Đài Loan. Theo thống kê dân số Đài Loan
năm 2017 là 23.5 triệu người, trong đó số dân trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi)
chiếm hơn 73%, số người già (trên 64 tuổi) chiếm tới hơn 13%, trong khi số trẻ em
(15%) chỉ chiếm khoảng 13%. Như vậy trong tương lai Đài Loan sẽ thiếu hụt lực
lượng lao động. Đó là cơ hội để lao động Việt Nam tiếp tục làm việc tại Đài Loan, đặc
biệt là tham gia vào các ngành cần lao động phổ thông như công nghiệp chế biến, sản
xuất - lắp ráp điện tử, cơ khí,...
Thị trường Đài Loan được đánh giá là tương đối dễ tính và không có nhiều đòi
hỏi quá khắt khe đối với lao động xuất khẩu như các thị trường lao động khác là Nhật
Bản, Hàn Quốc,...Bên cạnh đó là mức lương tương đối cao: lao động Việt Nam tại Đài
Loan nhận được mức lương trung bình là 17.000 - 30.000 Đài tệ/ tháng (khoảng 10 20 triệu vnd), đây là thị trường rất hấp dẫn với lao động Việt Nam khi mà không có
quá nhiều lao động đủ trình độ văn hóa và chuyên môn để sang làm việc tại Nhật Bản,
Hàn Quốc,...
Thuận lợn từ nguồn cung lao động:

25


×