Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang malaysia thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.96 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá tạo ra nhiều cơ hội phát
triển cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam, song các quốc gia này cũng đứng trước những khó khăn và thách thức
to lớn, trước hết đó là phải đối mặt với những vấn đề kinh tế xã hội của một
xã hội toàn cầu đầy biến động và có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việt
Nam cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó. Trong công cuộc đổi mới của
Việt Nam những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo được
nhiều việc làm cho xã hội, nhưng nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng trở
nên gay gắt hơn. Trước tình hình đó, cùng với các giải pháp giải quyết việc
làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế xã hội
cần được đẩy mạnh nhằm phát triển nguồn nhân lực, tạo thu nhập và nâng cao
tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng
cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.
Năm 2006, cả nước đưa được hơn 78.000 lao động đi làm việc ở nước
ngoài, vượt chỉ tiêu đề ra, trong đó lớn nhất là Malaysia với 37.950 lao động,
tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 14.120 lao động. Bộ LĐTB&XH
cũng dự báo, năm 2007, thị trường xuất khẩu lao động tiếp tục phát triển
mạnh, mục tiêu đạt khoảng 80.000 lao động ra nước ngoài trong nămTổng số
lao động đang làm việc tại Malaysia có khoảng trên 100 nghìn người, thu
nhập bình quân của người lao động đạt 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng, một
số ngành nghề có kỹ thuật đạt trên dưới 10 triệu đồng/người/tháng.Với ý
nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như để giải quyết việc làm cho người lao
động trong nước, em đã chọn đề tài nghiên cứu:”Xuất khẩu lao động của
Việt Nam sang malaysia thực trạng và giải pháp thúc đẩy”
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên
bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em mong được
sự góp ý của cô để em có thể hoàn thiện bài viết này tốt hơn.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
NỘI DUNG


I: Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động
1.1 . Khái niệm và vai trò của xuất khẩu lao động
1.1.1. Khái niệm
Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau mà chúng ta có thể có các quan niệm
khác nhau về xuất khẩu lao động. Cụ thể là:
Xét theo phương diện kinh tế :
Xuất khẩu lao động(XKLĐ) là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói
chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, hàng hoá xuất khẩu ở đây là
sức lao động, người mua là các chủ thể nước ngoài.
Xét theo phương diện địa lý:
XKLĐ là hình thức di dân quốc tế, tức là lao động của quốc gia này di
chuyển vượt ra khỏi biên giới của quốc gia mình sang một quốc gia khác.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động
Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước và giảm thời gian lao động nhàn dỗi
trong nông nghiệp. Đối với các nước kém phát triển và đang phát triển thì vấn
đề thất nghiệp đang là một trong những khó khăn của các quốc gia này. Ví dụ:
Để giải quyết công ăn việc làm cho một người lao động Việt Nam thì chính
phủ Việt Nam cần phaỉ bỏ ra trung bình khoảng 102.000USD để đầu tư xây
dựng chỗ làm( Tạp chí kinh tế phát triển số 27 năm 1998, Trường ĐH Kinh Tế
Quốc Dân, trang 20). Khi tạo được việc làm cho người lao động thì thu nhập
của họ cũng chỉ bằng hoặc thấp hơn so với lao động làm việc tại nước ngoài
trong cùng ngành. Nếu làm phép tính so sánh chúng ta có thể thấy việc xuất
khẩu lao động sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nước kém phát triển
và đang phát triển. Hoạt động xuất khẩu lao động sẽ giúp cho người lao động
trong nước có việc làm mà chính phủ của các quốc gia này không phải bỏ vốn
đầu tư xây dựng chỗ làm mới cho lao động, giảm được gánh nặng cho ngân
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sách nhà nước. Nhờ hoạt động xuất khẩu lao động mà tỉ lệ thất nghiệp của
Việt Nam trong những năm gần đây liên tục giảm.
Tạo ra thu nhập cho người lao động. Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của

người lao động. XKLĐ là điều tất yếu khi nền kinh tế toàn cầu phát triển. Lao
động có xu hướng di chuyển từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao.
Việc di chuyển này không những giúp cho lao động của các nước kém phát
triển và đang phát triển có được việc làm mà nó còn giúp cho người lao động
có thể tích luỹ được một lượng vốn. Ví dụ như: khi XKLĐ sang Đài Loan, ít
nhất một người lao động cũng có thể tích luỹ được hơn 6000USD/năm, ở Hàn
Quốc khoảng 14.000USD/năm... Với số tiền tích luỹ được như vậy thì XKLĐ
không chỉ giúp cho người lao động xoá đói giảm nghèo mà họ còn có thể trở
thành những ông chủ khi họ về nước đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất.
Tạo ra thu nhập cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Các tổ chức và
các doanh nghiệp hoạt động cung ứng lao động ra nước ngoài sẽ thu được lợi
ích từ việc đưa lao động ra làm việc tại nước ngoài theo qui định của nhà
nước. Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ của mình, tổ chức xuất khẩu lao
động nhận được một khoản phí dịch vụ(theo quy định của Việt Nam phí dịch
vụ không quá 12% tiền lương cơ bản của lao động và 18% thuyền viên). Phần
phí thu được từ hoạt động xuất khẩu lao động sẽ được sử dụng để chi trả cho
hoạt động của doang nghiệp và tiền lương cho cán bộ quản lý của doanh
nghiệp.
1.2. Các hình thức và phương thức xuất khẩu lao động
1.2.1. Hình thức
1.2.1.1. Xuất khẩu lao động di chuyển
Theo hình thức này thì người lao động được đưa ra nước ngoài làm việc
trên cơ sở các hiệp định song phương, thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu
lao động của Việt Nam ký hợp đồng cung ứng lao động cho các công ty tại
nước ngoài, thông qua các doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu các công trình
xây dựng tại nước ngoài.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2.1.2. Xuất khẩu lao động tại chỗ
Là hình thức các tổ chức cung ứng lao động của Việt Nam cung cấp lao
động cho các tổ chức kinh tế nước nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bao

gồm: Các khu công nghiệp, các khu chế suất, các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, các tổ chức quốc tế làm việc tại Việt Nam...
1.2.2. Phương thức
1.2.2.1. Người lao động tự tìm được việc làm ở nước ngoài
Theo phương thức này thì người lao động tự tìm được việc làm ở nước
ngoài hoặc trong các tổ chức, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở trong
nước thông qua các hợp đồng lao động giữa người tuyển dụng nước ngoài với
người lao động. Ngoài ra người lao động trong nước còn kết hôn với người
nước ngoài sau đó ra nước ngoài định cư và làm việc.
1.2.2.2. Thông qua các doanh nghiệp tổ chức xuất khẩu lao động
Theo phương thức này thì người lao động sẽ đi làm việc cho các tổ
chức cũng như cho các doanh nghiệp nước ngoài theo hợp đồng mà người
cung ứng lao động đã ký với các tổ chức và các doanh nghiệp nước ngoài.
1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế
Tiền công của người lao động khi làm việc ở nước ngoài cũng tuân theo
quy luật cung cầu của thị trường sức lao động nước ngoài. Người lao động
luôn mong muốn có mức lương cao còn người sử dụng lao động thì luôn cố
gắng giảm chi phí tiền công. Do vậy, hoạt động xuất khẩu lao động đã giải
quyết được cả hai vấn đề này. Những công việc mà người lao động ở các
nước đang phát triển không muốn làm do tiền công thấp hoặc do điều kiện
làm việc quá khắc nghiệt thì lao động ở các nước kém phát triển và đang phát
triển lại sẵn sàng làm. Sở dĩ có điều này vì: mức thù lao của cùng một công
việc ở các nước phát triển có thấp so với thị trường đó thì vẫn cao hơn rất
nhiều so với các nước kém phát triển và đang phát triển. Sự chênh lệch này
làm cho người lao động ở các nước nghèo sẵn sàng làm những công việc mà
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lao động ở các nước giàu không muốn làm. Hoạt động xuất khẩu lao động sẽ
giúp cho các nước XKLĐ thu được ngoại tệ từ những người lao động làm
việc ở nước ngoài khi họ gửi tiền về nước.

Xuất khẩu lao động là hoạt động mang tính chất xã hội
Xuất khẩu lao động và chuyên gia thực chất là xuất khẩu sức lao động
không tách rời khỏi người lao động. Do vậy, mọi chính sách, pháp luật trong
lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp với các chính sách xã hội: Phải đảm
bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết trong
hợp đồng lao động, cũng như đảm bảo các hoạt động công đoàn bảo vệ quyền
lợi cho người lao động.
- Mặt khác, người lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn, do
vậy cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau khi họ
hoàn thành hợp đồng lao động nước ngoài trở về nước để họ có thể tiếp tục
dụng sức lao động của mình để tham gia vào quá trình sản xuất trong nước
nâng cao hiệu quả lao động. Giúp đỡ người lao động kiếm tìm việc làm sau
khi họ trở về nước, giảm thiểu thất nghiệp, tránh lãng phí về nguồn lao động
có tay nghề này.
Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hoà giữa quản lý vĩ mô cuả nhà nước
và các tổ chức kinh tế làm nhiệm vụ cung ứng lao động.
Hoạt động XKLĐ được thực hiện trên cơ sở các hiệp định mà chính phủ
hai quốc gia đã ký kết với nhau. Nguyên tắc của hoạt động XKLĐ là dựa trên
hợp đồng cung ứng lao động và sử dụng lao động giữa doanh nghiệp cung
ứng lao động của quốc gia này với doanh nghiệp sử dụng lao động của quốc
gia kia. Vai trò của nhà nước trong hoạt động XKLĐ chỉ mang tính chất
nguyên tắc thông qua các hiệp định song phương đã ký. Cơ quan đại diện cho
nhà nước để quản lý các hoạt động xuất khẩu lao động là các Bộ ngành, Điạ
phương và Ban quản lý lao động ở nước ngoài. Sự quản lý của các cơ quan
này chỉ mang tính chất vĩ mô, tức là chỉ thực hiện công việc giám sát chứ
không thực thi. Do vậy, các doanh nghiệp thực hiện cung ứng lao động phải
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tự tổ chức tuyển chọn lao động, đào tạo lao động và tìm đối tác ở nước ngoài
để ký kết hợp đồng cung ứng lao động. Các doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động của mình.

Xuất khẩu lao động cũng diễn ra trong một môi trường cạnh tranh gay gắt.
Hoạt động XKLĐ cũng phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường sức
lao động. Hoạt động XKLĐ là một hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cao. Do
vậy, các doanh nghiệp XKLĐ phải cạnh tranh nhau để giành lấy cho mình
nhiều hợp đồng cung ứng lao động cho nước ngoài. Sự cạnh tranh này không
chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp của các nước khác. Sự cạnh tranh này cũng giống như sự cạnh
tranh của các loại hàng hoá khác đó là: sự cạnh tranh về giá(giá nhân công),
sự cạnh tranh về chất lượng(trình độ tay nghề). Ngoài ra hàng hoá sức lao
động còn có thể cạnh tranh ở yếu tố văn hoá, tính kỷ luật trong lao động... Do
hoạt động XKLĐ có tính cạnh tranh nên các doanh nghiệp XKLĐ phải đầu tư
nhiều cho chương trình Maketing, đào tạo cán bộ quản lý...
Xuất khẩu lao động là một hoạt động đầy biến đổi
Hoạt động XKLĐ phụ thuộc rất nhiều vào nước tiếp nhận lao động. Chính
sách tiếp nhận lao động của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ là khác nhau. Do
vậy, để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao thì các doanh nghiệp XKLĐ
phải nghiên cứu thị trường nước ngoài thật kỹ và có một chiến lược lâu dài
trong việc đào tạo nguồn lao động cũng như trong việc tuyển chọn lao động.
Xuất khẩu lao động là hoạt động mang đầy rủi ro.
Khi lao động của quốc gia này sang làm việc tại quốc gia khác sẽ phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn như: sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, pháp
luật... Nhưng điều khó khăn lớn nhất vẫn là sự thiếu thông tin về môi trường
làm việc tại nước ngoài. Nhiều lao động khi đi làm việc tại nước ngoài đã
phải về nước trước khi hết hợp đồng do doanh nghiệp bên nước ngoài bị phá
sản. Một số lao động do không am hiểu về pháp luật của nước sở tại nên đã bị
bắt do vi phạm pháp luật. Đây là những rủi ro rất hay gặp trong XKLĐ.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
thị trường Malaysia
đặc điểm xuất khẩu lao động của việt nam

Không kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuất
khẩu lao động của VN tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các
nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường
xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001,
bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài. Hiện nay
có hơn 400.000 lao động VN làm việc tại 40 nước và lãnh thổ, trong đó riêng
tại Malaysia có hơn 100.000 người, chíếm độ 10 % tổng số lao động nhập
khẩu của nước nầy
Với hơn 80 triệu dân, trong đó có hơn 40 triệu lao động, nước ta được
đánh giá là nước có nguồn lao động trẻ,có tính cần cù, thông minh, tiếp thu
nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới.Tuy nhiên
lao động qua đào tạo của nước ta vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chất
lượng, cơ cấu trình độ đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo còn bất hợp lý.
Đó chính là một trở ngại rất lớn khi chúng ta tham gia thị trường xuất khẩu
lao động
đặc điểm thị trường lao động Malaysia
Malaysia có diện tích khoảng 330.400 Km², dân số khoảng 24 triệu người,
bao gồm 50% là người Mã Lai, khoảng 30% là người Hoa, 10% người ấn, còn
lại là các dân tộc thiểu số khác. GDP bình quân đầu người của Malaysia
khoảng 4.000 USD/năm. Như vậy, so với Việt Nam thì Malaysia có diện tích
tương đương, dân số thì chỉ bằng khoảng 1/3 dân số Việt Nam nhưng GDP
bình quân lại gấp 10 lần GDP bình quân của Việt Nam.
Malaysia là nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài lớn, hiện có
khoảng gần 2 triệu người nước ngoài đang làm việc ở Malaysia.Ngay từ
những năm đầu của thập kỷ 70, Malaysia đã sử dụng lao động nước ngoài.Lao
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
động nước ngoài tập trung chủ yếu vùng Penusular đặc biệt ở vùng thành thị
và các khu công nghiệp ở thung lũng Kelang, thủ đô Kuala Lumpur, trung
tâm công nghiệp, thương mại và hành chính là mục tiêu chủ yếu của lao động
nhập cư. Số lao động nước ngoài ở đây chiếm gần 70% tổng số lao động nước

ngoài trên toàn lãnh thổ Malaysia. Bang Sabah cũng vậy, ở một vài huyện
trong bang như bờ biển phía Đông, số lượng lao động nước ngoài vượt quá cả
số dân địa phương. Riêng bang Sarawak, số lượng lao động nhập cư tương
đối thấp.Chính phủ Malaysia chỉ cho phép nhận lao động của các nước là
Inđônêsia, Thái Lan, Philippin, Bangladesh, Pakistan và Việt Nam. Song lao
động của các quốc gia khác cũng được phép nhập cư trên cơ sở lựa chọn tuỳ
theo yêu cầu của công việc
Hiện tại Malaysia đang phải đối phó với sự thiếu hụt lao động trong một số
lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt và xây dựng đặc biệt từ
sau chiến dịch truy lùng và bắt giữ lao động trái phép hồi tháng 8/2002 và
tháng 3/2005 đã buộc hàng trăm nghìn người, chủ yếu là từ Indonesia, phải
chạy khỏi Malaysia để tránh bị bắt giữ, đánh đập và bị phạt
Để đối phó với tình hình này, Malaysia đã ra một số chính sách cởi mở
hơn nhằm thu hút lao động nước ngoài, như cấp giấy phép tiếp nhận lao động
trong ngày cho các chủ lao động thay vì phải chờ ít nhất vài tuần như trước
đây.Do đặc điểm của lao động Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông, trình
độ tay nghề thấp, lực lượng lao động khá dồi dào và được đánh giá là cần cù
thông minh, giá thuê lao động rẻ nên việc thiếu hụt lao động của Malaysia sẽ
là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong thời gian tới. So với một số thị
trường khác trong khu vực cũng như một số thị trường truyền thống của Việt
Nam thì thị trường Malaysia là thị trường phù hợp với lao động Việt Nam hơn
cả
Để cân đối việc sử dụng lao động nước ngoài và lao động trong nước, Chính
phủ Malaysia đã điều chỉnh tăng mức lệ phí tuyển lao động đối với một số
lĩnh vực như lâm nghiệp, dịch vụ. Riêng khu vực sản xuất công nghiệp, xây
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dựng vẫn giữ nguyên mức phí cũ.Nhưng việc điều chỉnh này không ảnh
hưởng nhiều đến lao động Việt Nam, vì lệ phí tăng ở những lĩnh vực Việt
Nam không khuyến khích đưa lao động đi làm việc.
Điểm khó duy nhất trong chính sách của Malaysia đối với lao động nước

ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng là việc bắt buộc phải có chứng chỉ
ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Malaysia) do cơ quan chức năng của
Malaysia phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo và cấp.
2.3 thực trạng lao động Việt Nam tại Malaysia
2.3.1 xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia giai đoạn 2002-2005
Kể từ đầu năm 2002 đến nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Malaysia
ký kết Bản ghi nhớ (MoU) về cung ứng lao động Việt Nam sang làm việc tại
Malaysia (01.12.2003), 82 doanh nghiệp Việt Nam được Bộ LĐ-TB-XH cấp
phép đã xuất khẩu sang thị trường này gần 71.000 lao động. Đây là một con
số kỷ lục khi so sánh với các thị trường lao động khác như Hàn Quốc, Nhật
Bản... và điều đáng mừng là mặc dù mức thu nhập hàng tháng của lao động
Việt Nam tại đây thấp nhưng phần lớn họ đều có công ăn việc làm ổn định,
đặc biệt là lao động trong khu vực nhà máy.
năm 2002 Việt Nam mới chính thức đưa lao động sang làm việc tại
Malaysia trên cơ sở “bản thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ được ký năm
2002”.Nếu đầu tháng 4 năm 2002 chúng ta mới chỉ đưa được 43 lao động
Việt Nam đầu tiên sang Malaysia cuối năm 2003 Việt Nam đã đưa được trên
59.000 lao động,riêmg năm 2006 cả nước đưa được
37.950 lao động và chỉ tính 10 tháng đầu năm 2007 chúng ta đã đưa được đi
là 23.515 người sang thị trường này. Lao động Việt Nam đã hoà nhập nhanh
chóng vào cuộc sống và môi trường làm việc tại nước bạn. Thu nhập hàng
tháng tương đối ổn định, mỗi tháng có thể tiết kiệm được khoảng 140USD để
gửi về nước. Nhiều người có mức thu nhập cao từ 250 - 350USD/tháng. Mặc
dù thị trường Malaysia là một thị trường mới của Việt Nam song nó lại là một
thị trường đầy tiềm năng. Điều này được thể hiện trong bảng 2.1

×