Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ 1:500; 1:1000 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯNG LONG HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
TỶ LỆ 1:500; 1:1000 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯNG LONG
HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

ĐẶNG QUANG MINH
05151015
DH05DC
2005 - 2009
Cơng Nghệ Địa Chính

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 naêm 2009-




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

ĐẶNG QUANG MINH

ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
TỶ LỆ 1:500; 1:1000 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯNG LONG
HUYỆN BÌNH CHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Hồng Sơn
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

- Tháng 7 năm 2009 -


Lời cảm ơn:
Đầu tiên con gửi lời cảm ơn yêu thương nhất đến Ba Mẹ 
đã  sinh  thành  và  nuôi  dưỡng  con  khôn  lớn  để  con  có  được 
như ngày hơm nay. 
Qua q trình học tập và rèn luyện 4 năm tại trường, em 
đã được Q Thầy Cơ Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động 
Sản truyền đạt những kiến thức q báu về lĩnh vực chun 
ngành  cũng  như  cuộc  sống.  Em  chân  thành  cảm  ơn,  những 
bài học này sẽ là sức mạnh cũng như động lực thúc đẩy em 
hồn thành tốt cơng việc và vững bước cuộc sống.  
Em  gửi  lời  cảm  ơn  sâu  sắc  đến  thầy  Phạm  Hồng  Sơn, 
Thầy đã định hướng và trực tiếp tận tình hướng dẫn em hồn 

thành đề tài tốt nghiệp này. 
Em  chân  thành  cảm  ơn  chú  Trần  Đình  Thuận,  anh  Đào 
Ngọc  Quang,  cùng  các  anh  chị  cơng  tác  tại  Cơng  ty  TNHH 
Đo Đạc Bản Đồ ‐ XD – TM – DV – KT Tổng Hợp Sơng Cầu 
đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện 
đề tài tốt nghiệp.  
Cuối  cùng  tơi  xin  gửi  lời  cảm  ơn  đến  tập  thể  lớp  Công 
nghệ  địa  chính  khóa  31  đã  giúp  đỡ  tơi  rất  nhiều  trong  q 
trình học tập cũng như trong cuộc sống. 
Trong q trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi những 
thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của Q Thầy 
Cơ để đề tài tốt nghiệp của em được hồn thiện hơn. 
                         Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009 
                                                                         Đặng Quang Minh  


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Đặng Quang Minh, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động
sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đo Đạc Chỉnh Lý Bản Đồ Địa Chính Tỷ Lệ 1:500; 1:1000 Trên Địa
Bàn Xã Hưng Long, Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Phạm Hồng Sơn, Khoa Quản lý Đất đai và Bất
động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo: Đề tài được thực hiện từ tháng ngày 15 tháng 02
năm 2009 đến tháng 15 tháng 6 năm 2009 tại Công Ty TNHH Đo Đạc Bản Đồ ‐ XD – 
TM – DV – KT Tổng Hợp Sơng Cầu.
Bản đồ địa chính là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước
về đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập để phục vụ trực tiếp cho công tác cấp
GCNQSDĐ, thống kê kiểm kê, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, … Công tác đo
đạc chỉnh lý bản đồ địa chính nhằm làm hồn thiện hệ thống bản đồ địa chính theo đó

tất cả các biến động trên thực tế được cập nhật đầy đủ lên bản đồ.
Xã Hưng Long thuộc cánh phía nam huyện Bình Chánh chịu nhiều ảnh hưởng
của thực tế trên. Trong những năm gần đây mức độ biến động đất đai trên địa bàn là
rất lớn, hệ thống bản đồ địa chính khơng cịn phù hợp với hiện trạng sử dụng đất thực
tế. Do đó cần phải tiến hành đo chỉnh lý hệ thống bản đồ địa chính hiện có để nhằm
giúp cho phịng tài ngun có được dữ liệu khơng gian cũng như dữ liệu thuộc tính
đúng với thực tế đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu về thời gian thủ tục hành chính cũng
như về độ chính xác và tiết kiệm chi phí trong cơng tác quản lý của nhà nước về đăng
ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng thửa đất.
Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài giải quyết các nội dung cơ bản sau:
¾ Nghiên cứu tình hình khu đo.
¾ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
¾ Đo đạc chỉnh lý hệ thống bản đồ địa chính.
¾ Nghiên cứu, ứng dụng các chức năng của phần mềm MicroStation và FAMIS
trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động CSDL bản đồ địa chính.
¾ Đánh giá hiệu quả cơng tác chỉnh lý bản đồ.
Kết quả đạt được:
- Hệ thống lưới khống chế đo vẽ cấp 1 gồm 21 tuyến.
- Hệ thống bản đồ địa chính xã Hưng Long sau khi đo đạc chỉnh lý gồm 77 tờ
bản đồ (24 tờ tỷ lệ 1/500, 53 tờ tỷ lệ 1/1000).
- Báo cáo thuyết minh.


MUÏC LUÏC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... Trang 1
Phần I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ....................................................... 3
I.1.1 Bản đồ địa chính.................................................................................... 3
I.1.2 Biến động đất đai .................................................................................. 6
I.1.3 Hồ sơ địa chính .................................................................................... 7

I.2 Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 8
I.3 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 9
I.4 Khái quát địa bàn nghiên cứu................................................................... 9
I.4.1 Vị trí địa lý ............................................................................................ 9
I.4.2 Tình hình kinh tế xã hội địa bàn nghiên cứu....................................... 11
I.4.2.1 Lĩnh vực kinh tế ............................................................................... 11
I.4.1.2 Văn hóa xã hội ................................................................................. 12
I.5 Tư liệu trắc địa, bản đồ........................................................................... 13
I.5.1 Tư liệu bản đồ ..................................................................................... 13
I.5.2 Tư liệu trắc địa .................................................................................... 14
I.5.2.1 Hiện trạng mốc địa chính ................................................................. 14
I.5.2.2 Kết quả kiểm tra đưa vào sử dụng ................................................... 14
Phần II: PHƯƠNG TIỆN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1 Phương tiện nghiên cứu ....................................................................... 17
II.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17
II.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 18
II.4 Quy trình thực hiện .............................................................................. 18
Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1 Tình hình quản lý sử dụng đất ............................................................ 20
III.1.1 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính.......................................... 20
III.1.2 Hiện trạng sử dụng đất Quý I năm 2009 .......................................... 20
III.2 Tình hình biến động đất đai ................................................................ 21
III.2.1 Tình hình biến động đất đai từ năm 2007 tới quý I năm 2009......... 21
III.2.2 Tình hình biến động đất đai từ năm 2004 đến quý I năm 2009 ....... 22
III.2.3 Các loại biến động đất đai trên địa bàn xã Hưng Long.................... 22
III.2.4 Đánh giá về tình hình biến động đất đai trên địa bàn xã Hưng Long23
III.3 Chỉnh lý bản đồ địa chính.................................................................... 23
III.3.1 Biến động về thơng tin ..................................................................... 24
III.3.2 Biến động về hình thể....................................................................... 26
III.3.2.1 Xây dựng lưới khống chế đo vẽ .................................................... 26

III.3.2.2 Đo chi tiết nội dung chỉnh lý bản đồ địa chính ............................. 32
III.3.2.3 Biên tập chỉnh lý bản đồ địa chính ................................................ 33
III.3.3 Kiểm tra nghiệm thu, giao nộp sản phẩm......................................... 44
III.3.3.1 kiểm tra ngoại nghiệp .................................................................... 44


III.3.3.2 Kiểm tra nội nghiệp ....................................................................... 44
III.4 Kết quả đạt được của đề tài ................................................................. 45
III.4.1 Kết quả về lưới khống chế đo vẽ...................................................... 45
III.4.2 Kết quả về chỉnh lý hệ thống bản đồ địa chính ................................ 48
III.4.3 Đánh giá về hiệu quả thực hiện ........................................................ 52
III.4.4 Kết quả về tính khả thi của đề tài nghiên cứu .................................. 52
III.4.5 Hạn chế của đề tài nghiên cứu.......................................................... 52
Phần IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 55


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐC

:

Bản đồ địa chính.

GCNQSDĐ :

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HTSDĐ


:

Hiện trạng sử dụng đất.

CSDĐ

:

Chủ sử dụng đất

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ MINH HỌA
Hình 1.1: Sơ đồ chia mảnh BĐĐC từ mảnh BĐĐC Tỷ lệ 1:5000 ................ Trang 5
Hình 1.2: Sơ đồ vị trí xã Hưng Long...................................................................... 10
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình chỉnh lý BĐĐC bằng phương pháp tồn đạc................ 19
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình chỉnh lý cho các loại biến động về thơng tin................ 24
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình chỉnh lý cho các loại biến động về hình thể ................. 26
Hình 3.3: Mẫu hồ sơ kỹ thuật thửa đất ................................................................... 43
Hình 3.4: Sơ đồ mạng lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ cấp 1 .................................... 47
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng thống kê tư liệu bản đồ số địa chính .................................................. Trang 13
Bảng thống kê mốc Địa Chính cấp I, II bị hỏng, nghiêng khơng cịn sử dụng được
trong đo đạc ............................................................................................................ 14
Bảng hiện trạng sử dụng đất quý I năm 2009......................................................... 20
Bảng thống kê biến động đất đai từ năm 2007 – Quý I năm 2009......................... 21
Bảng thống kê biến động đất đai giai đoạn 2004 – Quý I năm 2009 .................... 22
Bảng thống kê các loại biến động trên địa bàn xã Hưng Long
giai đoạn 2004 – 2009 ............................................................................................ 23
Bảng thống kê các tuyến đường chuyền trong mạng lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ cấp 1
................................................................................................................................ 45
Bảng thống kê kết quả biến động theo các hình thức biến động............................ 48

Bảng thống kê biến động về diện tích theo loại đất ............................................... 51


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài:
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
đất đai có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng của mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của xã hội là sự gia tăng dân số đã gây
ra một sức ép lớn về nhu cầu sử dụng đất và kéo theo là sự biến động lớn về đất đai.
Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, là nguồn dữ
liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai như: thống kê, kiểm
kê đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, xác định hiện trạng sử dụng đất, xây dựng quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất. Bản đồ địa chính được thành lập
theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn trên phạm vi cả nước.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh đã tác động mạnh đến những vùng ngoại ơ hình thành nên
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính nguyên nhân này đã dẫn đến sự tập trung về dân
cư, xuất hiện những ngành nghề kinh doanh, đơ thị hóa nơng thơn làm tăng nhu cầu sử
dụng đất đặc biệt đối với đất ở và đất sản xuất kinh doanh.
Xã Hưng Long thuộc cánh phía nam huyện Bình Chánh chịu nhiều ảnh hưởng
của thực tế trên. Trong những năm gần đây mức độ biến động đất đai trên địa bàn là
rất lớn, hệ thống bản đồ địa chính thành lập năm 2004 khơng cịn phù hợp với hiện
trạng sử dụng đất thực tế. Do đó cần phải tiến hành đo chỉnh lý hệ thống bản đồ địa
chính hiện có để nhằm giúp cho phịng tài ngun có được dữ liệu khơng gian cũng
như dữ liệu thuộc tính đúng với thực tế đáp ứng được địi hỏi, u cầu về thời gian thủ
tục hành chính cũng như về độ chính xác và tiết kiệm chi phí trong cơng tác quản lý

của nhà nước về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng thửa
đất.
Xuất phát từ thực tế trên địa bàn xã Hưng Long, được sự phân công của khoa
Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh với sự hướng dẫn của Thầy: Phạm Hồng Sơn và sự giúp đỡ của công ty TNHH
Đo Đạc Bản Đồ - Xây Dựng – Thương Mại – Dịch Vụ - Kỹ Thuật Tổng Hợp Sông
Cầu Tôi xin thực hiện đề tài: “ Đo Đạc Chỉnh Lý Bản Đồ Địa Chính Tỷ Lệ 1:500;
1:1000 Trên Địa Bàn Xã Hưng Long – Huyện Bình Chánh – Thành Phố Hồ Chí
Minh” để hồn thành luận văn tốt nghiệp cuối khóa đồng thời góp phần hồn chỉnh hệ
thống bản đồ địa chính của địa phương.
Mục đích và yêu cầu
* Mục đích
+ Xác định đúng phạm vị ranh giới, kích thước, diện tích và các thơng tin liên
quan đến từng thửa đất.
+ Cập nhật các hình thức biến động của từng thửa đất vào bản đồ địa chính số
và nhằm hoàn thiện đầy đủ nội dung cho bộ hồ sơ địa chính.
+ Làm tài liệu phục vụ trực tiếp cho việc đăng ký thống kê đất đai: trên cơ sở
đó tiến hành cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất.
-1-


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa
chính.
• u cầu
+ Bản đồ địa chính phải được thành lập trên cơ sở toán học xác định, sử dụng

thống nhất hệ thống tọa độ, độ cao nhà nước.
+ Thể hiện chính xác trung thực vị trí, hình dạng, kích thước thửa đất, đảm bảo
đầy đủ các yếu tố nội dung và độ chính xác theo yêu cầu quản lý đất đai.
+ Độ chính xác trong đo đạc chỉnh lý phải tương đương với độ chính xác của
bản đồ hiện hữu.
+ Chỉnh lý biến động, cập nhật bản đồ phải đảm bảo tính liên hồn trên bản đồ
và sổ bộ địa chính đang lưu trữ, sử dụng ở xã Hưng Long, phịng tài ngun và mơi
trường huyện Bình Chánh và Sở Tài ngun và Mơi Trường thành phố HCM.
+ Chỉnh lý biến động phải đảm bảo thống nhất giữa hồ sơ địa chính với giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất tại địa phương.
+ Tuyệt đối tuân thủ theo quy định, quy phạm hiện hành trong đo đạc chỉnh lý,
của Bộ Tài Ngun và Mơi Trường.
Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức biến động ranh của từng thửa đất, mục đích sử dụng các loại đất,
các thông tin khác liên quan đến từng thửa đất và các sai sót khác trên địa bàn xã trong
công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn đúng với quy định của Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường.
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong vòng 4 tháng: từ 15/02/2009
đến 15/06/2009, thu thập số liệu, xử lý và chuẩn hóa bản đồ và hồn thành các phần
việc mà đề tài đề cập đến, để hoàn thành đúng thời gian quy định.
+ Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn xã Hưng Long,
huyện Bình Chánh, thành phố Chí Minh với tổng diện tích: 1.297,44 Ha.
+ Phạm vi nội dung: nghiên cứu công tác đo đạc chỉnh lý biến động bản đồ địa
chính số theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

-2-


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính


SVTH: Đặng Quang Minh

Phần I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Bản đồ địa chính
1. Khái niệm
Bản đồ địa chính là sự thể hiện bằng số hoặc các vật liệu như giấy, diamat hệ
thống các thửa đất của các chủ sử dụng hoặc các yếu tố địa lý khác được quy định cụ
thể theo một hệ thộng không gian, thời gian nhất định và theo sự chi phối của pháp
luật.
Bản đồ địa chính biến động: khi các nội dung của bản đồ địa chính chịu tác
động của thiên nhiên, con người cụ thể như là: bị bồi đắp, bị sạt lỡ sơng rạch, thay đổi
mục đích sử dụng đất, nhập thửa tách thửa ... lúc này nội dung của bản đồ địa chính
khơng cịn đúng với thực tế nữa.
Bản đồ địa chính sai sót: khi nội dung một hay nhiều thơng tin của thửa đất
hoặc các thông tin khác cần quản lý trên bản đồ địa chính có sai lệch so với thực tế tại
thời điểm thành lập bản đồ.
2. Nội dung của Bản đồ địa chính
- Điểm toạ độ và độ cao nhà nước, điểm toạ độ và độ cao của mạng lưới địa chính
cấp I, II: các điểm có điểm mốc lâu dài bền vững thì phải biểu thị chính xác trên bản
đồ địa chính, theo kí hiệu qui ước, sai số vị trí điểm của các điểm trên không vượt quá
0,1mm trên bản đồ.
- Ranh giới các thửa đất: thửa đất là đơn vị cơ bản của đất đai, là mảnh đất có diện
tích nhất định tồn tại tự nhiên được xác định bởi các đường ranh giới khép kín.Trên
thửa đất có nhà, cơng trình xây dựng phải thể hiện cụ thể.
- Địa giới hành chính các cấp có trong khu vự đo vẽ: biểu thị chính xác địa giới xã
phường thị trấn, mốc giới hành chính.
- Hệ thống thuỷ văn : trên bản đồ thể hiện đường bờ và đường mép nước, hướng
dòng chảy.

- Đường bờ là đường ranh của thửa đất biểu thị bằng nét liền (màu đen), đường
mép nước vẽ bằng nét đứt. Nếu đường bờ và đường mép nước < 0,3mm thì chỉ thể
hiện đường bờ.
- Hệ thống giao thông: thể hiện tất cả các loại đường, lòng đường, vật liệu rải trên
đường, độ rộng, mốc giới và chỉ giới của đường phố, tên đường phố, cuối cùng thể
hiện đường ranh thửa đất (đường bờ ruộng).
- Hệ thống dân cư: trong khu vực dân cư đều có đối tượng thuộc về kinh tế, xã hội
(bệnh viện, trường học, nhà thờ). Ngồi ra cịn có đối tượng thuộc các cơng trình (trụ
sở UBND, cơ quan cơng sở cơng trình).
- Địa vật quan trọng định hướng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế xã hội
cần thể hiện trên bản đồ bằng cách là sử dụng các kí hiệu của chúng để định vị theo sự
phân bố vị trí của các cơng trình trong ranh giới thửa đất.
3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
-3-


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

3.1 Hệ tọa độ:
Bản đồ địa chính xã Hưng Long được thành lập theo hệ tọa độ VN-2000, Elipsoid
WGS 84, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 105045’00’’ kinh độ đông theo quyết định số
3/2000/QĐ-TTg ngày 12-7-2000 và thông tư số 973/2001/TT-TCĐC về việc áp dụng
quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia mới: VN – 2000 cụ thể với thơng số như sau:
¾ Ê-líp-xơ-ít quy chiếu: Hệ quy chiếu quốc tế WGS-84 tồn cầu có kích thước
như sau:


Bán trục lớn: a = 6.378.137,000 m




Độ dẹt: f = 1/298,257223563;



Tốc độ góc quay quanh trục: ω = 7292115,0x10-11rad/s



Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005.108m3s-2

¾ Điểm gốc tọa độ quốc gia: điểm N00 đặt trong khn viên Viện Nghiên cứu
Địa chính, đường Hồng Quốc Việt, Hà Nội;

¾ Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản: lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM
quốc tế. Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu phù hợp
có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9999 để thể hiện hệ
thống bản đồ địa chính cơ sở và bản độ địa chính các loại tỷ lệ.
¾ Chia múi và phân mảnh hệ thống bản đồ cơ bản: theo hệ thống lưới chiếu

hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống hiện
hành có chú thích danh pháp UTM quốc tế.
3.2 Chia mảnh và đánh số hiệu mảnh:
Cơ sở để chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ từ tờ bản đồ 1:5000 và 1:2000.
- Tờ bản đồ 1:5000 được thành lập bằng cách chia từ kinh tuyến trung ương
về 2 phía thành những ơ vng cạnh 3km, mỗi ô vuông là 1 mảnh bản đồ 1:5000.
- Tờ 1:5000 có cạnh 3x3km thực tế diện tích 900ha ngồi thực tế. Kích thước
bản vẽ 60x60cm.

Số hiệu mảnh bản đồ được lấy từ góc trái trên số km của X và Y của ô vuông
Vd: X = 2655km
Y = 136km
==> số hiệu 655136
- Tờ 1:2000 được thành lập từ tờ 1:5000 chia làm 9 mảnh có kích thước ngồi
thực tế 1x1km, diện tích 100ha kích thước tờ bản đồ 50x50cm, số hiệu 655136-9.
- Tờ 1:1000 được thành lập từ tờ 1:2000 chia làm 4 mảnh có kích thước thực
tế 500x500m, diện tích 25ha, kích thước tờ bản đồ 50x50cm, số hiệu 655136-9-d.
- Tờ 1:500 được thành lập từ tờ 1:2000 chia làm 16 mảnh có kích thước ngồi
thực tế 250x250m, diện tích ngồi thực tế 6,25ha. Kích thước tờ bản đồ 50x50cm,
số hiệu 655136-9-(16).
-4-


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

- Tờ 1:200 được thành lập từ tờ 1:2000 chia ra làm 100 mảnh có kích thước ngồi
thực tế 100x100m, diện tích ngồi thực tế 1ha. Kích thước tờ bản đồ
50x50cm, số hiệu 655136-9-100.
Việc chia mảnh bản đồ có ý nghĩa là có thể thành lập được bản đồ tỉ lệ lớn
cho 1 khu vực rộng lớn. Các mảnh bản đồ mang số hiệu riêng biệt và ứng với vị trí
nhất định ngồi thực tế. Khi sử dung chỉ việc ghép các mảnh đó lại với nhau.
Nếu lưới khống chế mặt bằng là lưới độc lập thì việc chia mảnh là tuỳ ý.
Nhưng chia sao số mảnh ít mà vẫn vẽ hết khu đất phải đo. Kích thước mỗi mảnh
thường là 50x50cm.

Hình 1.1: Ssơ đồ chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 từ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000


4. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa.
Phương pháp biên tập từ bản đồ tỷ lệ lớn.
-5-


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

Phương pháp số hóa ảnh.
Phương pháp thành lập từ ảnh Hàng Khơng, ảnh Vệ Tinh.
5. Bản đồ địa chính được chỉnh lý trong các trường hợp sau
- Có thay đổi số hiệu thửa đất.
- Tạo thửa đất mới hoặc do sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa đất.
- Thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Đường giao thơng; hệ thống thuỷ văn tạo mới hoặc thay đổi ranh giới
- Thay đổi mốc và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và các ghi chú
thuyết minh trên bản đồ.
- Thay đổi về mốc giới hành lang an tồn cơng trình.
- Bản đồ địa chính được chỉnh lý khi số thửa đất của tờ bản đồ biến động dưới
40%.
I.1.2 Biến động đất đai
1. Khái niệm biến động đất đai

Biến động đất đai: là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi hình
thể, kích thước, diện tích, mục đích sử dụng đất so với hiện trạng ban đầu. Nguyên
nhân dẫn đến biến động đất đai là do nền kinh tế phát triển về mọi mặt dẫn đến nhu
cầu về nhà ở ngày càng cao hơn, chẳng hạn như từ đất nông nghiệp chuyển sang đất
phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ngày

càng nhiều; đồng thời nhu cầu về đất ở ngày càng tăng cao. Từ đó để Nhà nước quản
lý về đất đai được chặt chẽ hơn là phải qua tâm chú trọng đến vấn đề theo dõi cập nhật
các trường hợp biến động đất đai là hết sức cần thiết.
Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia thành
ba nhóm biến động chính:
∗ Biến động hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai
và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
∗ Biến động không hợp pháp: Người sử dụng đất không khai báo khi có
biến động hoặc khai báo khơng đúng qui định pháp luật.
∗ Biến động chưa hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất
đai nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các hình thức biến động
Trong quá trình sử dụng đất, do nhu cầu đời sống nhân dân và yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, phát sinh rất nhiều hình thức thay đổi liên quan đến quyền sử
dụng đất phải làm thủ tục đăng ký biến động. Căn cứ tính chất, mức độ thay đổi có thể
phân làm các loại sau:
™ Biến động về QSDĐ là loại biến động mà khi có những hình thức sau đối với
quyền sử dụng đất:
- Chuyển đổi QSDĐ
-6-


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

- Chuyển nhượng QDĐ
- Hợp thức hoá QSDĐ
- Thừa kế, tặng cho QSDĐ
- Thay đổi do chia cắt, gộp thửa QSDĐ

- Biến động do thay đổi MĐSDĐ
™ Biến động do quy hoạch
™ Biến động do thiên tai
™ Biến động do thế chấp, bảo lãnh QSDĐ
™ Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên GCNQSDĐ; do
cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận; do thay đổi số thứ tự thửa đất; số thứ tự
tờ bản đồ; địa chỉ thửa đất…
™ Biến động do nhận QSDĐ theo Quyết định cơng nhận kết quả hồ giải thành
cơng đối với tranh chấp đất đai của UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ.
™ Biến động do nhận QSDĐ theo quyết định hành chính do giải quyết khiếu nại,
tố cáo về đất đai của UBND cấp có thẩm quyền.
™ Biến động do nhận QSDĐ theo bản án, quyết định của Toà án nhân dân hoặc
Quyết định của cơ quan thi hành án.
™ Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá QSDĐ phù
hợp với pháp luật.
™ Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo quyết định cơ
quan, tổ chức.
™ Biến động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩm
quyền hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật.
I.1.3 Hồ sơ địa chính
HSĐC là hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng những thông tin cần
thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai; được thiết lập trong q trình
đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp
chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhằm đảm bảo cho việc quản lý Nhà nước về đất đai
đạt hiệu quả hơn, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất đai,
hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, trong đó quy định hồ sơ địa chính
bao gồm:
+ Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức việc đăng ký quyền sử
dụng đất và hoàn thành sau khi được sở Tài Nguyên và Mơi Trường xác nhận. Bản đồ
địa chính thê hện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thơng tin địa chính của

từng thửa đất. Bản đồ địa chính là tài liệu có tính pháp lý cao, phục vụ cho quản lý đất
đai một cách chặt chẽ đến từng thửa đất của từng chủ sử dụng; phục vụ thống kê, kiểm
kê đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

-7-


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

+ Sổ địa chính là sổ được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
là sổ thể hiện thông tin về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử dụng
và tình trạng sử dụng đất của người đó.
+ Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
trong q trình đo vẽ bản đồ địa chính; là sổ thể hiện thơng tin về thửa đất, về đối
tượng chiếm đất nhưng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thơng tin
liên quan đến q trình sử dụng đất.
+ Sổ theo dõi biến động đất đai được lập theo theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn; sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong quá trình sử
dụng đất gồm: thay đổi hình dạng và kích thước thửa đất, người sử dụng đất, mục đích
sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất. Trong những năm gần đây, công tác cấp chứng nhận
quyền sử dụng đất được các địa phương quan tâm, chú trọng nhằm xác lâp mối quan
hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất; giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ
đất để định hướng sử dụng đất đạt hiệu quả; đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất.
I.2 Cơ sở pháp lý



Luật đất đai 2003.

• Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn
thi hành luật đất đai 2003.
• Thơng tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
• Thơng tư 09/2007/ TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc
hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
• Chỉ thị số: 31/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc
kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức trên địa bàn Thành Phố.
• Quyết định số 30/QĐ-TNMT-KH ngày 21/01/2008 của Sở Tài Nguyên Và Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
• Kế hoạch số 153/KH-TNMT – ĐKKTĐ ngày 07/01/2005 của sở Tài Nguyên và
Mơi Trường TP.Hồ Chí Minh về việc đăng ký, lập sổ bộ và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
• Kế hoạch số 559/KH-TNMT-QLBĐ ngày 26/01/2005 của sở tài ngun và mơi
trường TP. Hồ Chí Minh về việc chỉnh lý bản đồ phục vụ công tác đăng ký và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành Phố.
• Kế hoạch số: 2937/KH-TNMT-BCĐ ngày 14/4/2008 về việc triển khai thi hành
chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc kiểm
kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức trên địa bàn Thành Phố.

-8-


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính


SVTH: Đặng Quang Minh

• Phương án tổng thể chỉnh lý hồ sơ địa chính khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh
(phần chỉnh lý bản đồ địa chính) ban hành theo quyết định số: 731/QĐ-TNMT-QLBĐ
ngày 17/11/2008 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt Phương án
tổng thể chỉnh ljý hồ sơ địa chính khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh – phần chỉnh lý
bản đồ địa chính.
• Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000,
1:10.0000, 1:25.000 của tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài Ngun và Mơi Trường)
ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1999.
• Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000,
1:5000, 1:10.000 của Tài Nguyên và Môi Trường ban hành theo quyết định số 08/2008
ban hành ngày 10 tháng 11 năm 2008.
• Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 của Tổng Cục Địa
Chính (nay là Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1999.
I.3 Cơ sở thực tiễn
Chỉnh lý bản đồ địa chính số dựa trên bản đồ địa chính đã được pháp lý hóa
theo đúng hiện trạng thực tế, hồn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính và hệ thống hồ sơ
địa chính đồng bộ, đúng với hiện trạng sử dụng đất nhằm mục đích thống nhất việc
quản lý đất đai ở các cấp theo luật đất đai 2003.
Vì trên địa bàn xã Hưng Long hiện nay chưa quy hoạch chi tiết cụ thể. Vấn đề
này xuất phát từ việc cơ quan quản lý chưa có thể nắm được chi tiết tình hình sử dụng
đất trên địa bàn. Khi bản đồ địa chính của xã sau khi được chỉnh lý biến động, dựa vào
đó lập biểu thống kê cụ thể cho việc lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất cho địa
phương.
I.4 Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.4.1 Vị trí địa lý
Xã Hưng Long là một xã nơng nghiệp ngoại thành thuộc cánh nam của huyện Bình
Chánh được thành lập theo nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05/11/2003 có diện
tích tự nhiên là 1297,42 Ha. Gồm có 6 ấp với 106 tổ dân phố.

Ranh giới hành chính xã Hưng Long như sau:
-

Bắc: giáp Xã Đa Phước – Huyện Bình Chánh.

-

Nam: giáp xã Long Thượng – Huyện Cần Giuộc – Tỉnh Long An.

-

Đông: Giáp xã Qui Đức – Huyện Bình Chánh.

-

Tây: giáp xã An Phú Tây và xã Tân Quý Tây huyện Bình Chánh.

Xã Hưng Long là một xã nông thôn, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp: trồng
lúa nước, trồng rau, chăn ni. Hiện nay đã có nhiều hộ dân chuyển sang trồng cây ăn
trái. Ngoài ra cũng có nhiều doanh nghiệp hình thành và đa có những bước chuyển đổi
kinh tế cho địa phương.

-9-


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí xã Hưng Long

I.4.2 Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu
I.4.2.1 Lĩnh vực kinh tế
1. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại
Hiện nay trên địa bàn có 92 doanh nghiệp và cơ sở tiểu thủ công nghiệp, đã thu
hút gần 3000 lao động có việc làm ổn định. Hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu
- 10 -


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

phát triển theo trục đường lộ chính, dọc theo Hương Lộ 11, đường An Phú Tây – Hưng
Long hiện có 318 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ. Hoạt động sản xuất công
nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại đảm bảo tuân theo đúng pháp luật.
2. Nông nghiệp – thủy lợi
™ Nông nghiệp:
Theo số liệu thống kê UBND xã, vụ hè thu trong năm 2008 nhân dân trong toàn xã đã
gieo sạ hết 370/370 Ha, đạt tỷ lệ 100 %, năng suất lúa đạt 3,24 tấn/ha, sản lượng 1.196
Ha.
Ngoài diện tích trồng lúa nhân dân cịn tận dụng đất vườn, đất trống, mạnh dạn
đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như: rau ăn lá, rau gia vị,
quả, hoa, củ.. với diện tích gieo trồng là 158 Ha. Trong đó 78 Ha rau ngắn ngày năng
suất 23 tấn/ Ha, 61,5 Ha rau củ quả năng suất 20 tấn/Ha, 14,5 Ha rau khác năng suất
25 tấn/Ha.
Đã thành lập được 5 tổ trồng rau an toàn và thường xuyên tổ chức các buổi học
tập, tập huấn, hội thảo về trồng trọt chăn nuôi nhằm nâng cao kiến thức cho nông dân.
™ Chăn nuôi:
Thực hiện tốt chủ trương của nhà nước về phòng chống bệnh dịch cúm gia cầm,
thủy cầm, đã triển khai tổ chức vận động nhân dân tự tiêu hủy gia cầm, thủy cầm và

người dân đã thực hiện tốt. Hiên nay trên địa bàn xã có: 176 con bị, heo 785 con, dê
31 con, thỏ 200 con, cừu 200 con.
™ Nuôi trồng thủy sản:
Với điều kiện và mơ hình ni thủy sản hiện có người dân trong xã đã tiếp tục
nuôi cá kiểng và cá thịt với diện tích 100 Ha.
™ Thủy lợi:
Địa bàn xã có hệ thống kênh rạch rất thuận lợi cho việc tưới tiêu cũng như nuôi
trồng thủy sản. Hệ thống cống dẫn nước không ngừng được nâng cấp xây dựng nên
luôn đáp ứng được nhu cầu của nông dân.
Các điểm cống mối đã được bảo quản tốt để ngăn mặn, đã thi công xong cống T5,
cống chịu lực qua kênh T9, cống đầu mối T6 và các điểm cống đầu mối T8, T9, T10
(phía sơng cần Giuộc). Hiện nay đang sửa cống T7 và làm cống quay C1.

3. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật
™ Đường giao thông nông thôn:
Trên địa bàn xã có hai trục đường nhựa lớn đóng vai trị lớn về giao thơng bộ với các
xã, địa bàn lân cận là đường Hương Lộ 11, Đường Hưng Long – An Phú Tây. Hiện
nay đang nâng cấp và sửa chữa đường Hưng Long – Qui Đức và các đường nông thôn
khác theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm.
- 11 -


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

Từ nguồn vốn theo ngân sách của thành phố và huyện đã làm xong cơng trình đường
T2 và T5 đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Thực hiện nạo vét các tuyến kênh nội đồng với tổng diện tích mặt kênh là 10.100 m2
(nguồn vốn ngân sách của Xã đầu tư thực hiện).

∗ Nhận xét về tình kinh tế:
Trong những năm thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng thì cơ sở
hạ tầng địa phương ngày càng được hồn thiện. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ thương mại có chiều hướng phát triển tốt.
Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại một số mặt khó khăn, chưa thực hiện được như: về nông
nghiệp Hưng Long vẫn là một xã chăn nuôi gia cầm, thủy cầm, nuôi heo với số lượng
lớn, trong khi thành phố vẫn chưa có chủ trương cho nuôi lại nên thu nhập của người
dân bị ảnh hưởng.
I.4.2.2 Văn hóa xã hội
1. Giáo dục:
Mẫu giáo:
Trong năm học 2007 -2008 đã có tổng số học sinh ra lớp: 270/270 em. Tỷ lệ ra
lớp là 100%.
Chất lượng nuôi dạy trẻ được xếp loại tốt cuối năm là 235/239 cháu đạt tỷ lệ 98,3 %.
Trường tiểu học:
Đã huy động được trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt tỷ lệ 100 %. Tổng số học sinh tiểu học
là 1015 em được phân ra làm 26 lớp với kết quả học tập xếp loại như sau: giỏi: 358 em
đạt tỷ lệ 35,4 %, khá 408 em đạt 39,9%, Học sinh lên lớp: 10003 em đạt 99,45%.
Trường trung học cơ sở:
Trường trung học cơ sở tổng số học sinh 697 em. Kết quả học tập được xếp loại
như sau: Giỏi 33,8 %, khá 45,8 %, trung bình 18,3 %, yếu 2,1%. Xét cơng nhận tốt
nghiệp trung học cơ sở là 155/155 em đạt 100 %.
2. Y tế, dân số gia đình trẻ em:
Y tế:
Tổng số lần khám và điều trị: 9035 lượt.
Tiêm ngừa cho trẻ dưới 1 tuổi: 219 trẻ, tỷ lệ 70%.
Tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai 243 người, tỷ lệ 75 %
Tổng số người sử dụng các biện pháp tránh thai là 412 người.
Đã tổ chức khám và phat thuốc miễn phí cho 285 người.
Cơng tác thẩm định vệ sinh an toàn thực phẩm đã thẩm định 153 hồ sơ, có 102

hồ sơ đạt cịn lại 41 hồ sơ không được cấp phép (hồ sơ chưa được đầy đủ).

- 12 -


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

Tình hình dịch bệnh không ngừng được tuyên truyền cho người dân và đạt hiệu
quả cụ thể: không nhiễm dịch cúm gia cầm. sốt xuất huyết xảy ra 47 ca khơng có tử
vong.
Tổ chức chiến dịch phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết trong tồn xã khơng để
lây lan.
Dân số gia đình trẻ em
Tổng dân số trong toàn xã là 15.007 người đa số người dân làm nghề nông.
Hiện nay đã tổ chức truyền thơng về dân số và kế hoạch hóa gia đình cho các chị em
trong đọ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi.
Cơng tác chăm sóc trẻ em được quan tâm thực hiện: cấp thẻ BHYT cho trẻ từ 0 -6 tuổi
gồm 278 em.
Vận động nhân dân trong toàn xã thực hiện gia đình có 1 đến 2 con. Kết quả
thực hiện vẫn cịn tồn tại7 trường hợp gia đình có con thứ 3.
I.5 Tư liệu trắc địa, bản đồ
I.5.1 Tư liệu bản đồ
Hệ thống bản đồ địa chính xã Hưng Long được thành lập theo hệ tọa độ VN2000, Elipsoid WGS 84, phép chiếu UTM, múi chiếu 30, kinh tuyến trục 105045’00”
độ kinh đông. BĐĐC không đo nối độ cao, không vẽ đường bình độ, kể cả ghi chú
điểm độ cao, được thành lập với hai tỷ lệ: 1/500 và 1/1000.
Bảng thống kê tư liệu bản đồ số địa chính
Tỷ lệ


Số tờ

Tổng số
thửa

Tổng số
CSDĐ

Diện tích

Tổng số
nhà

(m2)

1/500

24

1553

1539

1.420.939,4

554

1/1000

53


6531

6525

11.553.328,5

1172

Tổng

77

8084

8064

12.974.267,9

1726

(Nguồn:thống kê đất đai bản đồ địa chính xã Hưng Long năm 2004)
Ngồi ra cịn các tài liệu bản đồ 299/CT/TTg và bản đồ 02/CT-UB cũng là tài
liệu tham khảo để đối chiếu các ranh thửa đất, nhất là đối với các thửa đất nằm dọc
theo sông, rạch. Tuy nhiên tài liệu bản đồ 299/CT/TTg và bản đồ 02/CT-UB khi tham
khảo cần phải chú ý xem xét kiểm tra độ chính xác và hiện trạng sử dụng hiện nay.
I.5.2 Tư liệu trắc địa
I.5.2.1 Hiện trạng mốc địa chính
Trên địa bàn xã Hưng Long hiện có 12 điểm địa chính cấp I số hiệu: HBC-378,
HBC-386, HBC-396, HBC-397, HBC-400, HBC-401, HBC-404, HBC-405, HBC406, HBC-407, HBC-416, HBC-417.

- 13 -


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

Có 110 điểm địa chính có số hiệu từ HBC-3801 đến HBC-3910 do công ty Xây
Dựng và Kinh Doanh Nhà Chợ Lớn thi cơng năm 2003.
Nhìn chung các điểm địa chính nằm trên các trục đương giao thông, trong khu
dân cư, các bờ ruộng. Địa hình xã Hưng Long thấp nên hiện nay việc tìm kiếm
phục hồi mốc là tương đối khó khăn.
I.5.2.2 Kết quả kiểm tra đưa vào sử dụng
Dựa theo yêu cầu thiết kế lưới khống chế đo vẽ, qua công tác đối sốt tìm mốc
thì cho kết quả các mốc dọc theo trục đường, khu dân cư, đồng ruộng vẫn cịn đáp
ứng đủ số lượng cho cơng tác thành lập lưới khống chế đo vẽ mà không cần tiến
hành khôi phục, xây dựng mới mốc địa chính (xem cụ thể phụ lục 1).
Theo điều tra thực địa trong công tác tìm mốc thì hiện trên địa bàn đã khơng thể
sử dụng được 5 mốc địa chính cấp I, 14 mốc địa chính cấp II.
Bảng thống kê mốc Địa Chính cấp I, II bị hỏng, nghiêng khơng cịn sử
dụng được trong đo đạc

Toạ độ địa chính cấp I

STT

Số hiệu

Toạ độ X


1

HBC-400

1179666.476 595884.823

2

HBC-404

1178865.929 597002.779

3

HBC-405

1178453.603 597618.795

4

HBC-416

1180829.711 596507.054

5

HBC-417

1180346.090 596515.909


Vị trí đặt
mốc

Toạ độ Y

Bản đồ
số

Tình trạng
mốc


Hưng Long

18

Mất mốc

Mở
đường

58

Khơng thấy
mốc

Sát bờ
kênh

58


Mốc cịn

Khó phát
triển

23

Khơng thấy
mốc

Sát bờ
kênh

Mốc cịn

Khó phát
triển


Hưng Long

Hưng Long

Hưng Long

Hưng Long

Toạ độ địa chính cấp II


- 14 -

Ghi chú

24


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

1

HBC3808

1181516830

595799675

2

HBC3810

1181118011

596144456

3

HBC3811


1181022681

596379755

4

HBC3820

1178465793

594334498

5

HBC3826

1177691513

595841931

6

HBC3827

1177554619

596109072

7


HBC3841

1178220053

596714482

8

HBC3845

1177928853

596590973

9

HBC3846

1177670242

596465777

10

HBC3857

1178280099

595143052


11

HBC3880

1178666509

596638057

12

HBC3886

1179235955

596429908

13

HBC3899

1179378255

595567060


Hưng Long

23


Mốc nghiêng

Bờ ruộng

Mất mốc

Mở
đường

Mốc cịn

Khó phát
triển

32

Mốc cịn

Khó phát
triển

9

Khơng thấy
mốc

Bờ kênh

5


Khơng thấy
mốc

Bờ kênh

Mốc cịn

Khó phát
triển

Mốc cịn

Khó phát
triển

10

Mốc nghiêng

Mở
đường

65

Mất nắp sứ

Bờ ao

58


Khơng thấy
mốc

Nâng
mặt
đường

68

Mất mốc

Mở
đường

49

Mốc nghiêng

Bờ ao


Hưng Long

24


Hưng Long

24



Hưng Long

Hưng Long

Hưng Long

Hưng Long

5


Hưng Long

15


Hưng Long

Hưng Long

Hưng Long

Hưng Long

Hưng Long

- 15 -



Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

14

HBC3900

1179138497

SVTH: Đặng Quang Minh

595500228


Hưng Long

42

Mốc mất

(Nguồn: từ cơng tác đối sốt tìm mốc và số liệu thu thập)

- 16 -

Mở
đường


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh


Phần II: PHƯƠNG TIỆN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1 Phương tiện nghiên cứu
1. Phần cứng:
- Máy toàn đạc Topcon GTS 225.
- Máy vi tính cấu hình Pentium® Dual Core, tốc độ xử lý 1.86 GHz, bộ nhớ Ram
1 GB, đĩa cứng 160 GB.
- Máy in Ao.
Máy in Ploter
2. Phần mềm:
- Hệ điều hành Windows XP SP2.
- Phần mềm tính tốn bình sai LTD, Picknet.
Picknet: là phần mềm bình sai tọa độ lưới khống chế đo vẽ. Đáp ứng được yêu
cầu về độ chính xác trong đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính đạt tiêu chuẩn trong lĩnh
vực đo đạc bản đồ.
LTD: là phần mềm bình sai tọa độ lưới khống chế đo vẽ. Đáp ứng được yêu
cầu về độ chính xác trong đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính trên địa bàn Thành Phố Hồ
Chí Minh.
- Bộ phần mềm Microsoft Office 2003: dùng để kết xuất báo cáo, lập biểu thống
kê tính tốn.
- Hệ thống phần mềm Microstation SE, Famis (phiên bản 2003, 2006, 2007).
Microstation: là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa
rất mạnh cho phép chúng ta xây dựng, quản lý đối tượng đồ hoạ, thể hiện các yếu tố
bản đồ. Ngoài ra, Microstation là phần mềm làm nền cho các phần mềm khác như:
Famis, Geovec, IrasB, IrasC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó.
Các cơng cụ của Microstation được sử dụng để số hố các đối tượng trên nền
ảnh, sửa chữa biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. Và cịn có khả năng nhập, xuất dữ
liệu từ các phần mềm khác.
Famis: phần mềm tích hợp đo vẽ và thành lập BĐĐC (Field Work and
Cadastral Mapping Intergrated software – Famis) là phần mềm thành lập và quản lý

bản đồ số địa chính.
II.2 Nội dung nghiên cứu
-

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.

-

Đo đạc chỉnh lý hệ thống bản đồ địa chính.

-

Đánh giá hiệu quả thực hiện.

II.3 Phương pháp nghiên cứu
- 17 -


Ngành: Cơng Nghệ Địa Chính

SVTH: Đặng Quang Minh

* Phương pháp điều tra đối soát thực địa: dùng để ghi nhận các biến động, các
thông tin cần cập nhật lên bản đồ địa chính. Phương pháp này được thực hiện như sau:
In bản đồ địa chính số ra giấy Ỉ tiến hành đối soát từng thửa đất theo từng tờ bản
đồ để ghi nhận các phát sinh, sai sót lên bản đồ theo hiện trạng sử dụng thực tế.
* Phương pháp toàn đạc: BĐĐC xã Hưng Long được đo đạc chỉnh lý trên cơ sở sử
dụng hệ thống lưới địa chính cấp I, II đã xây dựng năm 2003, tiến hành thành lập lưới
khống chế đo vẽ cấp 1, 2 đo đạc chi tiết bổ sung các khu vực biến động về hình thể
thửa đất.

Mục tiêu của phương pháp này là đo đạc, xác định ranh giới, xác định vị trí các đối
tượng ổn định tự nhiên và nhân tạo có trên mặt đất, đồng thời thu nhận thơng tin thuộc
tính của các đối tượng biến động để cập nhật lên bản đồ theo đúng HTSD.
Phương pháp toàn đạc gồm 2 cơng tác chính:
Ngoại nghiệp:
• Xác định ranh giới hành chính đo đạc (cấp phường, xã, thị trấn)
• Tăng cường điểm khống chế trắc địa cơ sở.
• Thành lập mạng lưới đo đạc chi tiết.
• Tiến hành đo đạc chi tiết theo từng cụm.
Nội nghiệp:








Thiết kế biên tập cơ sở dữ liệu bản đồ số.
Thành lập bản đồ.
Đánh số hiệu thửa, tính diện tích tồn bộ các thửa đất.
In bản đồ.
Lập hồ sơ thửa đất, thống kê diện tích.
Kiểm tra đánh giá chất lượng bản đồ.
Giao nộp thành quả và các văn bản kỹ thuật đi kèm.

II.4 Quy trình thực hiện
Trong quá trình đo đạc chỉnh lý biến động để tránh việc thiếu sót cần phải thực hiện
đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Ghi nhận các phát sinh biến động.

Các thông tin trên bản đồ địa chính có sự thay đổi hoặc mới xuất hiện cần ghi
nhận để chỉnh lý biến động hoặc thể hiện bổ sung lên bản đồ với các yếu tố nội dung
như sau:
-

Mốc giới và chỉ giới hành chính các cấp.

-

Các thơng tin về thửa đất: ranh thửa, số thửa, tên chủ sử dụng, địa chỉ, mục
đích sử dụng đất … trong đó mục đích sử dụng đất theo thông tư số
08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007.

-

Các đường giao thông, cơng trình thủy lợi và các cơng trình khác theo
tuyến.

-

Mốc giới và ranh giới các dự án được giao đất được thuê đất.

-

Mốc địa chính.

-

Địa danh và các ghi chú thuyết minh khác.
- 18 -



×