Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN VĨNH NGÃI TX.TÂN AN TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN VĨNH NGÃI TX.TÂN AN - TỈNH LONG AN

SVTH
MSSV
LỚP
KHOA
NGÀNH

:
:
:
:
:

HỒ HOÀI VŨ
05151039
DH05DC
2005 – 2009
Công Nghệ địa chính

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009-



 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
GGGG

HỒ HOÀI VŨ

ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN VĨNH NGÃI TX.TÂN AN - TỈNH LONG AN

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Ngọc Lãm
Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ký tên: …………………………………………

ii


 

-

Tháng 07 năm 2009-

LỜI CẢM ƠN
---o0o--Trong những năm tháng học tập trên ghế giảng đường, em đã
được các quý thầy cô tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu tạo cho em nền tảng vững chắc trên con đường sự
nghiệp sau này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các quý thầy cô ở Bộ
môn Công Nghệ Đại Chính đã đào tạo, hướng dẫn cho em những
kiến thức lý thuyết cũng như thực hành, giúp em có thể ứng dụng và
phát huy trong công tác, nghề nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Ngọc Lãm đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho em hoàn
thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị ở
Trung Tâm Thông Tin và Tài Nguyên Môi Trường, STNMT. Tỉnh
Long An đã cung cấp tài liệu, dữ liệu cũng như cố vấn cho em những
vấn đề thực tế trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do kiến thức bản thân và thời gian
thực hiện đề tài có hạn nên luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm
khuyết, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 7 năm 2009

Sinh viên thực hiện
Hồ Hoài Vũ
 

iii


 

MỤC LỤC
Trang tựa …….................................................................................................................i

Giấy xác nhận thực tập……. ........................................................................................ .ii
Lời cảm ơn …….......................................................................................................... .iii
Mục lục …….. . ............................................................................................................ iv
Tóm tắt .............................................................................................. ............... ……...vi
Danh sách các chữ viết tắt ............ ......................................................... ........ .……...vii
Danh sách các bảng biểu …….. ................................................................................ .viii
Danh sách các hình ….….. ....................................................................................... ...ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU..............................................................................................2
ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI............................................................................................3
PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................4
I.1. Khái quát hệ thống thông tin địa lý (GIS) ...........................................................4
I.1.1. Định nghĩa GIS...................................................................................................4
I.1.2. Các thành phần của GIS .....................................................................................4
I.1.3. Đặc điểm chung..................................................................................................4
I.2. Phần mềm ArcGIS – Ngôn ngữ lập trình ARCOBJECTS ................................5
I.2.1. Giới thiệu phần mềm ArcGIS.............................................................................5
I.2.2. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình ARCOBJECTS ...................................................9
I.3. Các vấn đề về thông tin đất đai...........................................................................12
I.3.1. Các vấn đề cập nhật, tìm kiếm, an toàn và cung cấp thông tin đầu ra .............12
I.3.2. Một số hệ thống quản lý thông tin đất đai hiện đang sử dụng ở Việt Nam......13
I.4. Khái quát địa bàn nghiên cứu.............................................................................15
I.4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ..................................................................15
I.4.2. Tình hình quản lý thông tin đất đai trên địa bàn nghiên cứu ...........................18
I.5. Nội dung - Phương pháp nghiên cứu .................................................................19
I.5.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................19
I.5.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................19
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................20
II.1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất có liên quan 20
II.2. Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu bản đồ.............................................................21

II.2.1. Khảo sát hiện trạng dữ liệu .............................................................................21
II.2.2. Đánh giá cấu trúc dữ liệu ................................................................................21
II.2.3. Đánh giá chất lượng dữ liệu dùng xây dựng cơ sở dữ liệu .............................25
II.3. Xây dựng CSDL thông tin đất đai ....................................................................26
II.3.1. Mô hình cơ sở dữ liệu .....................................................................................26
II.3.2. Xây dựng dữ liệu không gian..........................................................................26
II.3.3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính............................................................................33
II.4. Xây dựng các công cụ hổ trợ cho công tác quản lý thông tin đất đai............39
II.4.1. Chương trình quản lý thông tin các lô thửa ....................................................39
iv


 

II.4.2. Chương trình quản lý thông tin tuyến đường..................................................46
II.4.3. Chương trình quản lý thông tin thủy văn ........................................................51
II.4.4. Chương trình quản lý thông tin tiện ích ..........................................................56
II.4.5. Chương trình quản lý thông tin cây xanh........................................................61
II.4.6. Chương trình quản lý thông tin điểm độ cao ..................................................67
II.4.7. Xây dựng các công cụ tiện ích hổ trợ quản lý thông tin đất đai .....................72
II.5. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống phần mềm ArcGIS - Công cụ
hổ trợ trong xây dựng và quản lý thông tin đất đai ................................................77
II.5.1. Hiệu quả về mặt thời gian ...............................................................................77
II.5.2. Hiệu quả mặt kỹ thuật .....................................................................................77
II.5.3. Một số hạn chế ................................................................................................77
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................80
PHỤ LỤC

v



 

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sinh viên thực hiện: Hồ Hoài Vũ, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN VĨNH NGÃI-TX.TÂN AN-TỈNH LONG AN
Giáo viên hướng dẫn: ThS: Lê Ngọc Lãm.
Hệ thống thông tin địa lý là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu quả
nhất làm cơ sở cho lãnh đạo địa phương hoạch định chính sách, ra quyết định một cách
chính xác, nhanh chóng trên cơ sở hệ thống dữ liệu tự nhiên và kinh tế - xã hội được
lưu trữ, cập nhật. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nó là công cụ đắc
lực cho phép phân tích, đánh giá đầy đủ hiện trạng và tiềm năng các nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, môi trường) để từ đó định
hướng khai thác, quản lý hiệu quả, tiết kiệm nhất các nguồn lực đó.
ArcGIS là một trong những phần mềm trong việc quản lý cơ sở dữ liệu không
gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Cho phép người dùng nắm bắt thông tin chinh xác về
thửa đất và truy xuất dữ liệu phục vụ cho các công tác liên quan.
Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường
ngày càng hiện đại trong thời gian tới và đảm bảo đúng định hướng phát triển khoa
học công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý
thông tin đất đai sẽ giúp Long An quản lý hiệu quả hơn trên địa bàn, dễ dàng kiểm
soát các biến động và cập nhật các thông tin trên đất.
Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, đề tài “ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN VĨNH
NGÃI-TX.TÂN AN-TỈNH LONG AN” sẽ giải quyết phần nào những bất cập trong
công tác quản lý thông tin đất đai hiện nay.
Nội dung nghiên cứu gồm:

- Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất có liên quan.
- Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu bản đồ.
- Xây dựng cơ sở dữ liêụ thông tin đất đai.
- Xây dựng các công cụ hổ trợ cho công tác quản lý thông tin đất đai.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống phần mềm ArcGIS-Công cụ hổ trợ
trong xây dựng và quản lý thông tin đất đai.
Kết quả nghiên cứu:
- Xây dựng mô hình dữ liệu không gian và thuộc tính cho các đối tượng: thửa đất
(xã An Vĩnh Ngãi), các đường giao thông xã, tiện ích công cộng, cây xanh, hệ thống
thủy văn, Ranh giới hành chính xã, tim đường tương đối đầy đủ và hợp lý.
- Tìm hiểu về phần mềm ArcGIS Destop và ngôn ngữ lập trình VBA.
- Xây dựng công cụ tiện ích quản lý thông tin đất đai.

vi


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GIS
VBA
LIS
QCNQSDĐ
TCĐC
UBND
TNMT
CSDL

: Hệ thống thông tin địa lý
: Visual Basic for Application

: Hệ thống thông tin đất đai
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Tổng cục địa chính
: Ủy ban nhân dân
: Tài nguyên môi trường
: Cơ sở dữ liệu

vii


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các kiểu dữ liệu cơ bản................................................................................. 10
Bảng 2.1 Trường hợp biến động hợp pháp trên địa bàn xã An Vĩnh Ngãi .................. 20
Bảng 2.2 So sánh cấu trúc dữ liệu Microstation và GIS (ArcGIS) .............................. 23
Bảng 2.3 Mô hình dữ liệu không gian .......................................................................... 32
Bảng 2.4 Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp thửa đất........................................................ 33
Bảng 2.5 Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp giao thông ................................................... 35
Bảng 2.6 Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp thuỷ văn....................................................... 36
Bảng 2.7 Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp tiện ích......................................................... 36
Bảng 3.1 Các control sử dụng trong giao diện tra cứu thông tin thửa đất.................... 81
Bảng 3.2 Các control sử dụng trong giao diện cập nhật thông tin thửa đất ................. 81
Bảng 3.3 Các control sử dụng trong giao diện xem thông tin thửa đất........................ 83
Bảng 3.4 Các control sử dụng trong giao diện tra cứu thông tin tuyến đường ............ 84
Bảng 3.5 Các control sử dụng trong giao diện cập nhật thông tin tuyến đường .......... 84
Bảng 3.6 Các control sử dụng trong giao diện xem thông tin tuyến đường................. 85
Bảng 3.7 Các control sử dụng trong giao diện tra cứu thông tin thủy văn................... 86
Bảng 3.8 Các control sử dụng trong giao diện cập nhật thông tin thủy văn ................ 86
Bảng 3.9 Các control sử dụng trong giao diện xem thông tin thủy văn....................... 87

Bảng 3.10 Các control sử dụng trong giao diện tra cứu thông tin tiện ích................... 87
Bảng 3.11 Các control sử dụng trong giao diện cập nhật thông tin tiện ích ................ 88
Bảng 3.12 Các control sử dụng trong giao diện xem thông tin tiện ích....................... 88
Bảng 3.13 Các control sử dụng trong giao diện tra cứu thông tin cây xanh ................ 89
Bảng 3.14 Các control sử dụng trong giao diện cập nhật thông tin cây xanh.............. 89
Bảng 3.15 Các control sử dụng trong giao diện xem thông tin cây xanh .................... 90
Bảng 3.16 Các control sử dụng trong giao diện tra cứu thông tin độ cao .................... 90
Bảng 3.17 Các control sử dụng trong giao diện cập nhật thông tin độ cao.................. 91
Bảng 3.18 Các control sử dụng trong giao diện xem thông tin độ cao ........................ 91

viii


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các thành phần của GIS ................................................................... 04
Hình 1.2: Giao diện ArcMap ........................................................................... 06
Hình 1.3: Giao diện ArcToolbox ...................................................................... 08
Hình 1.4: Trình soạn thảo VBA ...................................................................... 10
Hình 1.5: Các thuộc tính đặc trưng VBA ......................................................... 11
Hình 1.6: Hộp thoại Customize ...................................................................... 11
Hình 1.7: Sơ đồ vị trí địa lý xã An Vĩnh Ngãi ................................................. 16
Hình 1.8: Quy trình thực hiện đề tài................................................................. 19
Hình 2.1: Minh họa bản đồ địa chính một khu vực xã An Vĩnh Ngãi ............ 21
Hình 2.2: Quy trình xử lý dữ liệu tổng quát ..................................................... 26
Hình 2.3: Quy trình xử lý dữ liệu lớp thửa đất................................................. 27
Hình 2.4: Personal Geodatabase trong ArcCatalog tên Xa AN VINH NGAI . 28
Hình 2.5: Cắt đối tượng polygon ................................................................... 29
Hình 2.6: Buffer đối tượng polyline ................................................................ 29

Hình 2.7: Quy trình xây dựng dữ liệu không gian lớp tiện ích ....................... 30
Hình 2.8: Xây dựng lớp tim đường thông qua lớp giao thông ....................... 31
Hình 2.9: Mô hình dữ liệu không gian ............................................................ 32
Hình 2.10: Bảng dữ liệu thuộc tính lớp thửa đất ............................................. 33
Hình 2.11: Quy trình xây dựng dữ liệu thuộc tính lớp thửa đất ....................... 34
Hình 2.12: Bảng dữ liệu thuộc tính lớp giao thông .......................................... 35
Hình 2.13: Bảng dữ liệu thuộc tính lớp thủy văn ............................................. 36
Hình 2.14: Bảng dữ liệu thuộc tính lớp tiện ích ............................................... 36
Hình 2.15: Xây dựng bảng thuộc tính trong ArcCatalog ................................. 37
Hình 2.16: Xây dựng trường thuộc tính trong ArcCatalog ............................. 37
Hình 2.17: Thêm trường thuộc tính trong ArcMap .......................................... 38
Hình 2.18: Quy trình tra cứu thông tin thửa đất .............................................. 39
Hình 2.19: Giao diện tra cứu thông tin thử đất................................................. 40
Hình 2.20: Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin lô thửa ............... 40
Hình 2.21: Tra cứu thông tin lô thửa theo Thửa ID ........................................ 41
Hình 2.22: Kết quả tìm kiếm thửa đất thông qua thuộc Thửa ID.................... 41
Hình 2.23: Giao diện tra cứu thông tin lô thửa theo tên chủ sử dụng .............. 42
Hình 2.24: Kết quả tìm kiếm thông tin thông qua tên chủ sử dụng ................. 42
Hình 2.25: Hộp thoại thông báo chưa nhập đúng thông tin thử đất ................. 43
Hình 2.26: Quy trình cập nhật thông tin thửa đất............................................. 43
Hình 2.27: Giao diện thửa đất được cập nhật thông tin ................................... 44
Hình 2.28: Hộp thông báo cập nhật thành công thông tin thửa đất.................. 44
Hình 2.29: Hộp thoại hiển thị thông tin thửa đất.............................................. 45
Hình 2.30: Quy trình tra cứu thông tin tuyến đường........................................ 46
Hình 2.31: Giao diện tra cứu thông tin tuyến đường........................................ 46
Hình 2.32: Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin tuyến đường ....... 47
ix


 


Hình 2.33: Kết quả tìm kiếm thông tin tuyến đường thông qua Mã ID ........... 47
Hình 2.34: Kết quả tìm kiếm thông tin tuyến đường qua tên tuyến đường...... 48
Hình 2.35: Hộp thoại thông báo nhập sai tên tuyến đường.............................. 48
Hình 2.36: Quy trình cập nhật thông tin tuyến đường .................................... 49
Hình 2.37: Giao diện tuyến đường được cập nhật thông tin ............................ 49
Hình 2.38: Hộp thoại thông báo tuyến đường được cập nhật thành công........ 50
Hình 2.39: Giao diện hiển thị thông tin tuyến đường....................................... 50
Hình 2.40: Quy trình tra cứu thông tin thủy văn .............................................. 51
Hình 2.41: Giao diện tra cứu thông tin thủy văn.............................................. 51
Hình 2.42: Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin thủy văn.............. 52
Hình 2.43: Hộp thoại hiển thị kết quả tìm kiếm thông qua Mã ID .................. 52
Hình 2.44: Hộp thoại hiển thị kết quả tìm kiếm thông qua tên sông................ 53
Hình 2.45: Hộp thoại thông báo nhập chưa đúng thông tin thủy văn .............. 53
Hình 2.46: Quy trình cập nhật thông tin thủy văn............................................ 54
Hình 2.47: Giao diện Form cập nhật thông tin thủy văn.................................. 54
Hình 2.48: Hộp thoại thông báo cập nhật thành công thông tin thủy văn........ 55
Hình 2.49: Giao diện hiển thị kết quả thông tin thủy văn ................................ 55
Hình 2.50: Quy trình tra cứu thông tin tiện ích ............................................... 56
Hình 2.51: Giao diện tra cứu thông tin tiện ích……... .. .................................. 56
Hình 2.52: Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin tiện ích................ 57
Hình 2.53: Giao diện tìm kiếm thông tin tiện ích thông qua Mã ID ................ 57
Hình 2.54: Giao diện hiển thị kết quả tìm kiếm thông tin tiện ích theo Mã ID.58
Hình 2.55: Giao diện kết quả tìm kiếm theo tên tiện ích.................................. 58
Hình 2.56: Giao diện thông báo nhập sai thông tin.......................................... 59
Hình 2.57: Quy trình cập nhật thông tin tiện ích.............................................. 59
Hình 2.58: Giao diện hiển thị cập nhật thông tin tiện ích ................................ 59
Hình 2.59: Giao diện thông báo cập nhật thành công thông tin tiện ích .......... 60
Hình 2.60: Giao diện hiển thị thông tin tiện ích ............................................... 60
Hình .61: Quy trình tra cứu thông tin cây xanh................................................ 61

Hình 2.62: Giao diện tra cứu thông tin cây xanh ............................................. 61
Hình 2.63: Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin cây xanh ............. 62
Hình 2.64: Giao diện kết quả tìm kiếm thông tin cây xanh theo mã cây ......... 62
Hình 2.65: Giao diện kết quả tìm kiếm theo tên cây xanh ............................... 63
Hình 2.66: Giao diện kết quả tìm kiếm theo tên đường ................................... 63
Hình 2.67: Giao diện thông báo nhập sai thông tin.......................................... 64
Hình 2.68: Quy trình cập nhật thông tin cây xanh ........................................... 64
Hình 2.69: Giao diện hiển thị cập nhật thông tin cây xanh .............................. 65
Hình 2.70: Giao diện thông báo cập nhật thành công thông tin cây xanh ....... 65
Hình 2.71: Giao diện hiển thị thông tin cây xanh ............................................ 66
Hình 2.72: Quy trình tra cứu thông tin điểm độ cao ........................................ 67
Hình 2.73: Giao diện tra cứu thông tin độ cao ................................................. 67
Hình 2.74: Cách truy cập vào giao diện tìm kiếm thông tin độ cao................. 68
Hình 2.75: Giao diện hiển thị kết quả tìm kiếm thông tin độ cao .................... 68
Hình 2.76: Giao diện thông báo nhập sai thông tin.......................................... 69
Hình 2.77: Quy trình cập nhật thông tin độ cao ............................................... 69
Hình 2.78: Giao diện hiển thị cập nhật thông tin độ cao.................................. 70
x


 

Hình 2.79: Giao diện thông báo cập nhật thành công thông tin độ cao ........... 70
Hình 2.80: Giao diện hiển thị thông tin độ cao ................................................ 71
Hình 2.81: Giao diện hiển thị menu thêm lớp thông tin................................... 72
Hình 2.82: Giao diện công cụ xóa lớp thông tin .............................................. 72
Hình 2.83: Giao diện hiển thị tác động xóa lớp tiện ích................................... 73
Hình 2.84: Giao diện công cụ xem diện tích .................................................... 73
Hình 2.85: Giao diện xem diện tích 1 thửa đất................................................. 74
Hình 2.86: Giao diện xem diện tích 1 vùng chọn............................................. 74

Hình 2.87: Giao diện xem diện tích con sông ................................................. 75
Hình 2.88: Giao diện xem tọa độ địa lý Y Tế Xã............................................. 75
Hình 2.89: Giao diện hiển thị hộp thoại đếm đối tượng................................... 76
Hình 2.90: Giao diện hiển thị 4 nút dịch chuyển.............................................. 76

xi


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà đặt biệt là
lỉnh vực công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, nhu
cầu về thông tin về lảnh thổ, quy hoạch phát triển, thông tin về văn hóa, kinh tế xã hội,
an ninh xã hội ngày càng lớn, nó đòi hỏi ngừơi quản lý phải biết nắm bắt, phân loại và
xử lý thông tin một cách khoa học. Do vậy mục tiêu là phải xây dựng một hệ thống cơ
sở dữ liệu thống nhất, từ đó cung cấp các thông tin hổ trợ giúp quyết định phát triển
kinh tế địa phương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày nay, đã có nhiều phần mềm ứng dụng ra đời thay thế cho các thao tác thủ
công đem lại nhiều hiệu quả cao. Trong lỉnh vực đất đai, thì khối lượng thông tin là vô
cùng lớn, nhưng yêu cầu phải quản lý và cung cấp thông tin chính xác cho nhà quản lý
và người sử dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở nước ta
chỉ là những bước đi ban đầu, khi mọi thao tác chỉ vẫn chỉ là thủ công gây khó khăn
cho việc lưu trữ, truy xuất thông tin. Đất đai luôn biến động, khối lượng thông tin cần
phải lưu trữ, cập nhật là rất lớn bao gồm những thông tin đăng ký về quyền sử dụng
đất, vị trí, hình dạng, kích thước..Nên cần đảm bảo độ chính xác cao, tìm kiếm dễ dàng
và nhanh chóng hơn. Nhất là trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế thì việc ứng
dụng và phát triển công nghệ tin học cho tất cả các lỉnh vực nói chung, lỉnh vực tài

nguyên và môi trường nói riêng là một tất yếu khách quan.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu
quả nhất làm cơ sở cho lãnh đạo địa phương hoạch định chính sách, ra quyết định một
cách chính xác, nhanh chóng trên cơ sở hệ thống dữ liệu tự nhiên và kinh tế - xã hội
được lưu trữ, cập nhật. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nó là công cụ
đắc lực cho phép phân tích, đánh giá đầy đủ hiện trạng và tiềm năng các nguồn lực tài
nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, môi trường) để từ đó định
hướng khai thác, quản lý hiệu quả, tiết kiệm nhất các nguồn lực đó. ArcGIS là một
trong những phần mềm trong việc quản lý cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu
thuộc tính. Cho phép người dùng nắm bắt thông tin chinh xác về thửa đất và truy xuất
dữ liệu phục vụ cho các công tác liên quan.
Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường
ngày càng hiện đại trong thời gian tới và đảm bảo đúng định hướng phát triển khoa
học công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý
thông tin đất đai sẽ giúp Long An quản lý hiệu quả hơn trên địa bàn tỉnh, dễ dàng
kiểm soát các biến động và cập nhật các thông tin trên đất.
Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, đề tài “ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN VĨNH
NGÃI-TX.TÂN AN-TỈNH LONG AN” sẽ giải quyết phần nào những bất cập trong
công tác quản lý thông tin đất đai hiện nay.

SVTH: HỒ HOÀI VŨ

-1-

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Mục tiêu :
- Chuyển đổi, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính vào hệ
thống phần mềm ArcGIS phục vụ công tác quản lý thông tin đất đai cho xã An Vĩnh
Ngãi.
- Ứng dụng GIS xây dựng công cụ hổ trợ công tác quản lý thông tin đất đai.
- Theo dõi quá trình biến động thông tin đất đai.
- Góp phần hiện đại hoá việc cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin đất đai nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2. Yêu cầu:
a. Yêu cầu thông tin đất đai
¾ Mọi biến động hợp pháp sau khi chứng nhận đều phải được đăng kí,
cập nhật.
¾ Các thông tin khi cập nhật phải đảm bảo tính chính xác, cụ thể, thống
nhất, kịp thời, đáp ứng được nhiệm vụ cập nhật biến động.
¾ Thông tin cập nhật dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính phải đồng
bộ.
¾ Dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai được lập theo đúng chuẩn dữ
liệu đất đai do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định.
b. Yêu cầu về phần mềm ứng dụng
¾ Phải đảm bảo nhập liệu, quản lý, cập nhật được đầy đủ nội dung thông
tin đất đai.
¾ Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu trữ được thông tin
biến động về sử dụng đất trong lịch sử.
¾ Thuận tiện, nhanh chóng cho việc khai thác thông tin đất đai dưới
hình thức tra cứu trên mạng, trích lục bản đồ đối với từng thửa đất, trích sao sổ bộ địa
chính, sổ mục khê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất
¾ Giao diện nhập liệu, và các báo cáo bảng biểu phải đúng theo chuẩn.

¾ Có khả năng nâng cấp phù hợp với việc quản lý.
¾ Đảm bảo tính tương thích với các phần mềm khác.
¾ Dễ sử dụng.

SVTH: HỒ HOÀI VŨ

-2-

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu :
Tất cả các thông tin trên từng thửa đất, tuyến đường, khúc sông, cây xanh, địa
vật…. trong bản đồ hiện trạng trên địa bàn đã được chuẩn hoá bản đồ về dạng chuẩn.
2. Phạm vi nghiên cứu :
¾ Chuẩn cơ sở dữ liệu thông tin đất đai.
¾ Xây dựng công cụ hổ trợ công tác quản lý thông tin đất đai.
¾ Ứng dụng GIS phần mềm ArcGIS và công cụ hổ trợ để quản lý, cập
nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn đã được chuẩn hoá theo quy định trên địa
bàn xã An Vĩnh Ngãi – thị xã Tân An – tỉnh Long An và nhằm so sánh với việc cập
nhật, chỉnh lý thông tin đất đai truyền thống.
Ý NGHĨA THỰC TIỂN
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai đã khó, việc cập nhật, chỉnh lý làm
cho cơ sở dữ liệu luôn “tươi” đáp ứng cho nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai còn
khó hơn gấp nhiều lần. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và

hệ thống phần mềm ArcGIS nói riêng vào công tác quản lý thông tin đất đai đã giúp
địa phương giải quyết một cách hiệu quả, khoa học, nhanh chống, chính xác, tiết kiệm
thời gian, kinh phí so với phương pháp thủ công. Từ đó, những thông tin thay đổi
ngoài thực địa sẽ nhanh chóng được cập nhật, chỉnh lý làm cơ sở cho việc quản lý,
khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, phục vụ cho việc phát triển kinh tế
xã hội của địa phương.

SVTH: HỒ HOÀI VŨ

-3-

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 
I.1. Khái quát hệ thống thông tin địa lý (GIS)
I.1.1. Định nghĩa GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức của phần cứng, phần
mềm, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử
dụng và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý.
I.1.2. Các thành phần của GIS
Hệ thống GIS có 5 thành phần chính bao gồm: phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
ứng dụng và con người. Năm thành phần này phải cân bằng, hoàn chỉnh để GIS họat
động có hiệu quả.

Hình 1.1 Các thành phần của GIS

I.1.3. Đặc điểm chung
- Cơ sở dữ liệu trong GIS gồm: dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và mối
quan hệ giữa hai loại dữ liệu này.
- Hệ thống thông tin đầu vào và hệ thống thông tin hiển thị thông tin đòi hỏi
những đặc thù riêng và chính xác.
- Hệ thống GIS có các khả năng: Chồng lớp bản đồ, phân loại các thuộc tính,
phân tích.
- Trong mô hình GIS các đối tượng địa lý được phân loại thành điểm, đường,
vùng. Ví dụ: bưu điện, đài truyền hình, giao thông,…
- Đặc điểm quan trọng của GIS là mỗi một đối tượng địa lý đều được liên kết với
một cơ sở dữ liệu. Sao cho mỗi vùng (hoặc điểm, hoặc đường) đều được mô tả bởi các
trường thuộc tính.

SVTH: HỒ HOÀI VŨ

-4-

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

I.2. Phần mềm ArcGIS – Ngôn ngữ lập trình ARCOBJECTS
I.2.1. Giới thiệu phần mềm ArcGIS
1. Các thành phần của phần mềm ArcGIS
- ArcGIS 9.1 là một hệ thống phần mềm thuộc hãng Esri, tích hợp thống nhất để
thực hiện tác nghiệp GIS cho người dùng đơn hay nhiều người trên Desktop, Server,
qua internet.

- ArcGIS dựa trên cơ sở khả năng modoul thành phần – thư viện dùng chung của
những thành phần GIS hợp thành, gọi là ArcObject
- Phần mềm ArcGIS là một bộ sưu tập hợp nhất những phần mềm GIS để xây
dựng GIS một cách hoàn chỉnh. Các thành phần của ArcGIS: ArcGIS Desktop,
ArcGIS Engine, Sever GIS, Mobile GIS.
A. ArcGIS Desktop
ArcGIS Desktop là một bộ những trình ứng dụng thống nhất bao gồm:
ArcCatalog, ArcMap, ArcToolbox, ArcGloble và ModelBuilder. Sử dụng những ứng
dụng và thống nhất những điểm chung của nó ta có thể giải quyết bất cứ câu hỏi nào
mà GIS đặt ra. Gồm các chức năng như: lập bản đồ, phân tích địa lý, phân tích không
gian, biên tập và thành lập dữ liệu, quản lý dữ liệu…ArcGIS Desktop có nhiều cấp để
thích ứng yêu cầu của nhiều người sử dụng khác nhau.
ArcGIS Desktop bao gồm ba mức chức năng như sau:
¾ ArcView: Hoàn toàn chú trọng về sử dụng dữ liệu, bản đồ và phân
tích.
¾ ArcEditor: Thêm vào chức năng biên tập và tạo dữ liệu địa lý.
¾ ArcInfor: Là một sự hoàn chỉnh, nó chứa đựng hoàn toàn những chức
năng của GIS, gồm những công cụ phân tích không gian rất phong phú.
B. ArcGIS Engine
ArcGIS Engine là một thư viện chứa đựng toàn bộ những thành phần nối kết GIS
để cho chuyên gia xây dựng những ứng dụng tùy biến. Sử dụng ArcGIS Engine
chuyên gia có thể kết hợp những chức năng ArcGIS vào trong những ứng dụng như
Microsoft Word và Excel cũng như những ứng dụng tùy biến để phân phối những giải
pháp GIS đến nhiều người sử dụng. ArcGIS Engine chạy trên nền của Windows,
Linux, UIX. Nó còn hổ trợ những ứng dụng phát triển như Visual Basic, Microsoft
Visual Studio.NET,…
C. Sever GIS
Server GIS được dùng ở nhiều trung tâm chủ tin học GIS. Những xu hướng phục
vụ trên nền tảng kỷ thuật GIS đang phát triển. Server GIS đưa ra ba sản phẩm phục vụ
là ArcSDE, ArcIMS và ArcGIS Server

¾ ArcSDE: là một bước phát triển phục vụ cho những dữ liệu không
gian. Nó cung cấp một phương pháp để lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu không gian
trong nhiều ứng dụng khách hàng như ArcIMS và ArcGIS Desktop.

SVTH: HỒ HOÀI VŨ

-5-

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

¾ ArcIMS: là một bản đồ phục vụ Internet có tính phân cấp. Nó được sử
dụng rộng rãi cho GIS Web để phân phối bản đồ, dữ liệu và Metadata đến nhiều người
sử dụng trên Web.
¾ ArcGIS Server: Bao gồm một bộ dụng cụ GIS để phát triển Web ứng
dụng. Nó được sử dụng để xây dựng thuộc tính và vô số cấu trúc hệ thống thông tin.
D. Mobile GIS
Mobile GIS bao gồm một số kỹ thuật hợp thành như GIS, GPS,…Phần cứng di
động trong các thiết bị nhẹ và các loại máy tính cá nhân lớn. Thiết bị liên lạc không
dây cho truy cập Internet GIS.
2. Giới thiệu ArcGIS Desktop
Sản phẩm của ArcGIS Desktop là các ứng dụng dùng chung, bao gồm: ArcMap,
ArcCatalog, ArcToolbox, ArcEditor.
¾ ArcMap: hiển thị bản đồ, cập nhật dữ liệu, phân tích dữ liệu…
¾ ArcEditor: cung cấp thêm các công cụ vẽ, chỉnh sữa đối tượng…
¾ ArcToolbox: Phân tích, xử lý số liệu.

¾ ArcCatalog: quản lý cơ sở dữ liệu.
A. Module ArcMap

DataFrame

Toolbar

Layer

Table Of Content
Data View

Hình 1.2 Giao diện ArcMap

SVTH: HỒ HOÀI VŨ

-6-

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

1. Chức năng
- ArcMap được dùng để trình bày và truy vấn bản đồ, tạo ra sản phẩm chất lượng
khi in; phát triển ứng dụng theo yêu cầu của từng loại bản đồ chuyên đề; và xây dựng
các bản đồ khác.
- ArcMap cũng bao gồm đầy đủ tích hợp giúp người biên tập có thể làm việc với

ngôn ngữ cơ sở dữ liệu không gian, tạo nên những trình bày tác động với nhau như
liên kết bản đồ, bảng biểu, báo cáo, ảnh chụp.
2. Các ứng dụng chính
¾ Hiển thị trực quan
Thể hiện dữ liệu theo sự phân bố không gian giúp người sử dụng nhận biết được
các quy luật phân bố của dữ liệu, các mối quan hệ không gian mà nếu sử dụng các
phương pháp truyền thống thì rất khó nhận biết.
¾ Tạo lập bản đồ
Nhằm giúp cho người sử dụng dễ dàng xây dựng các bản đồ chuyên đề truyền tải
các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chuẩn xác, ArcMap cung cấp hàng
lọat các công cụ để người sử dụng đưa dữ liệu của họ lên bản đồ, thể hiện, trình bày
chúng sao cho hiệu quả, ấn tượng nhất.
¾ Trợ giúp quyết định
ArcMap cung cấp cho người dùng các công cụ để phân tích, xử lý dữ liệu không
gian giúp cho người sử dụng dễ dàng tìm được lời giải đáp cho các câu hỏi như là “Ở
đâu…”, “Có bao nhiêu…”,…Các thông tin này sẽ giúp cho người sử dụng có những
quyết định nhanh chóng, chính xác hơn về một vấn đề cụ thể xuất phát từ thực tế mà
cần phải được giải quyết.
¾ Trình bày
ArcMap cho phép người sử dụng trình bày, hiển thị kết quả công việc của họ một
cách dễ dàng. Người dùng có thể xây dựng những bản đồ chất lượng và tạo các tương
tác để kết nối giữa những nội dung được hiển thị trên bản đồ với các báo cáo, đồ thị,
biểu đồ, bảng, bản vẽ, tranh ảnh và những đối tượng khác trong dữ liệu của người sử
dụng. Người sử dụng có thể tìm kiếm, truy vấn thông tin địa lý thông qua các công cụ
xử lý dữ liệu rất mạnh và chuyên nghiệp của ArcMap.
¾ Khả năng tùy biến của chương trình
Một trường tùy biến của ArcMap cho phép người dùng tự tạo những giao diện
phù hợp với mục đích đối tượng sử dụng, xây dựng các công cụ mới để thực hiện công
việc của người sử dụng một cách tự động, hoặc tạo những chương trình ứng dụng độc
lập họat động trên nền tảng của ArcMap.


SVTH: HỒ HOÀI VŨ

-7-

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

B. Module ArcCatalog
1. Chức năng
ArcCatalog có thể quản lý, tìm kiếm và sử dụng dữ liệu mà không làm mất nhiều
thời gian. ArcCatalog có thể quản lý Coverrages, Shapefile, geodatabase và các dữ liệu
không gian khác cất giữ trong những thư mục trên máy tính.
2. Các ứng dụng chính
¾ Duyệt bản đồ và dữ liệu
¾ Khám phá dữ liệu
¾ Xem và tạo siêu dữ liệu (Metadata).
¾ Tìm kiếm dữ liệu
¾ Quản lý dữ liệu
C. Module ArcToolbox
1. Chức năng
Nó cung cấp một cách để tạo thông tin mới bởi áp dụng những thao tác trên dữ
liệu có sẵn.

Hình 1.3 Giao diện ArcToolbox
2. Các ứng dụng chính

¾ Công cụ phân tích dữ liệu ( Analyis Tools)
¾ Chiếc xuất dữ liệu (Extract)
¾ Chồng lớp dữ liệu (Overlay)
¾ Trạng thái không gian (Proximity)
¾ Thống kê (Statistics)
¾ Công cụ chuyển đổi dữ liệu (Conversion Tools)
Chuyển dữ liệu từ Raster (From Raster, To Raster).
Chuyển dữ liệu từ Cad (To Cad).
Chuyển dữ liệu từ Coverage (To Coverage).
Chuyển dữ liệu từ Geodatabase (To Geodatabase).
Chuyển dữ lịêu từ Shapfile (To Shapfile).
SVTH: HỒ HOÀI VŨ

-8-

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

I.2.2. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình ARCOBJECTS
Hệ thống ArcGIS cho phép mở rộng qua ngôn ngữ lập trình Arcobjects:
- ArcGIS Desktop bao gồm các phiên bản: ArcView, ArcEditor, ArcInfo và được
hổ trợ cho môi trường COM và .NET. Người sử dụng có thể ứng dụng ArcGIS
Desktop Developer Kit để xây dựng các hàm, công cụ một cách chuyên nghiệp cho
ArcGIS DeskTop.
- ArcGIS Engine là một môi trường ứng dụng độc lập của ArcObjects. ArcGIS
Engine Developer Kit cung cấp các thành phần ứng dụng bên ngoài ArcGIS Desktop.

Nó hổ trợ bởi các môi trường như COM, .NET, Java và C++.
- ArcGIS Server Developer Kit được xem như là một công cụ chuẩn của GIS
Web. ArcGIS Sever Developer Kit cho phép phát triển xây dựng trung tâm mạng lưới
GIS để phục vụ cho nhiều người sử dụng và với một khối lượng dữ liệu lớn, xây dựng
và phát triển ứng dụng Web GIS.
A. Môi trường VBA (Visual Basic for Application)
- ArcMap và ArcCatalog đều được hổ trợ môi trường lập trình VBA (Visual
Basic Application). VBA không phải là một môi trường chuẩn, nó được hổ trợ trong
môi trường ứng dụng. Nó cung cấp một môi trường chương trình kết hợp, Visual Basic
Editor (VBE), nơi mà chúng ta có thể viết đoạn chương trình để chạy thử, kiểm tra
cùng một cách trong ArcMap hoặc ArcCatalog. Thư viện đối tượng ESRI luôn sẵn
sàng trong môi trường VBA.
- Chúng ta có thể tạo một nút, một công cụ, một hợp danh sách hoặc hợp text và
viết code cho các sự kiện. Sau đó chúng ta có thể di chuyển chúng lên toobar.
- VBA là một chương trình ngôn ngữ đơn với nhiều tiện ích như Object Browser
sẽ giúp chúng ta tập hợp code một cách nhanh chóng. Đây là một trong những lý do
chọn môi trường VBA:
¾ Tạo nó nhanh chóng, kiểm tra, gỡ rối code trong ArcMap và
ArcCatalog.
¾ Thư viện chuẩn ESRI được tham khảo đến.
¾ Những biến toàn cục như Application, Document thì được sẵn sàng.
¾ Nó là sự tập hợp UI từ việc sử dụng VBA và thành phần ActiveX.
¾ Nó dễ dàng kết hợp với ArcObjects UIControls.
¾ Nó dễ dàng chuyển từ VBA sang thư viện VB ActiveX (DLL).
¾ Có nhiều ví dụ để tham khảo.
- Để mở không gian làm việc với VBA trong một project của ArcMap: mở
ArcMap, chọn Tools, chọn Macros, chọn Visual Basic Editor.

SVTH: HỒ HOÀI VŨ


-9-

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

Hình 1.4 Trình soạn thảo VBA
- Cửa sổ danh mục Project chứa tất cả những module của tờ bản đồ hiện hành,
được định nghĩa trong thư mục Normal. Mỗi module có thể chứa nhiều thủ tục hay
hàm (gồm nhiều dòng lệnh). Có 3 lọai module:
¾ Module standard (module chung).
¾ From: Là một hộp thoại được tạo ra bởi người sử dụng, nó chứa nhiều
đối tượng giao tiếp, như: Button (nút lệnh), ListBox (danh sách chọn),…
¾ Module Classe (các lớp thư viện dùng chung).
B. Các khái niệm cơ bản
a. Kiểu dữ liệu
Bảng 1.1 Các kiểu dữ liệu cơ bản
Kiểu

Giải thích

Khoảng giá trị

String

Là kiểu dữ liệu chuổi


Có thể tới 2 tỷ kí tự

Byte

Là các số nguyên dương

0 → 255

Interger

Là các số nguyên

-32.768 → 32.767

Long

Là các số nguyên

-2.147.483.648 → 2.147.483.647

Single

Là các số thập phân

1,401298E-45 → 3,402823E38

Double

Là các số thập phân


1,79769313486232E308 đến vô cùng

Boolean

Dạng đúng hay sai

True hoặc False

SVTH: HỒ HOÀI VŨ

- 10 -

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

b. Mô hình dữ liệu và các đối tượng cơ bản của ArcOjects
+ Các biến cơ bản
- Application là một biến toàn cục được đĩnh nghĩa sẵn trong VBA, cùng tính
năng như IApplication.
- ThisDocument là một kiểu biến toàn cục được định nghĩa sẵn trong VBA, cùng
tính năng như IDocument thuộc đối tượng MXDocument.
+ Cấu trúc và thuộc tính Layer
Application

Map


MxDocument 

Layer

IApplication
Application
IMxApplication
IDocument
MxDocument
IMxDocument
IMap
Map View
IActive
IActive View
Layer

ILayer

Hình 1.5 Các thuộc tính đặc trưng VBA
c. Tùy biến ArcInfo
- ArcMap và ArcCatalog có toolbars chứa các lệnh. Chúng ta có thể tổ chức lại
các lệnh này khi hộp thọai Customize được mở ra. Chúng ta có thể kéo và thả chúng
vào vị trí toobar hoặc đến toobar mới.

Hình 1.6 Hộp thoại Customize
SVTH: HỒ HOÀI VŨ

- 11 -

MSSV: 05151039



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

- Người sử dụng tác động các lệnh này bằng cách: click, gõ, chọn,… Một sự
tương tác là sự thực thi kết hợp của vài đoạn code. Và người sử dụng phải viết code
cho các sự kiện này.
I.3. Các vấn đề về thông tin đất đai
- Hệ thống thông tin đất đai (LIS) là một tên gọi trong một số cặp phạm trù rộng
hẹp khác nhau thường sử dụng khi nói đến lỉnh vực có liên quan như hệ thống đăng ký
đất đai, hệ thống thông tin đất đai địa chính, hệ thống cơ sở dữ liệu không gian hay hệ
thống thông tin địa lý. Xuất phát từ một tên gọi khái quát như vậy có thể xác định rõ
phạm vi của LIS.
- Phần dữ liệu: thông tin LIS bao gồm bản đồ địa chính và hệ thống đăng ký. Đơn
vị mang thông tin là từng thửa đất chi tiết.
- Phần công cụ: các thủ tục và kỹ thuật cho phép thu thập, cập nhật, xử lý và phân
tích thông tin.
- Nhằm cung cấp các thông tin cho:
¾ Thông tin môi trường: những thông tin cơ sở tập trung cho những khu
vực môi trường chúng được kiểm soát liên quan đến các tính chất vật lý, hóa học, sinh
học…
¾ Thông tin về cơ sở hạ tầng: những thông tin tập trung cơ bản cho các
vấn đề cấu trúc kỹ thuật và công trình tiện ích (các dịch vụ ngầm, đường ống,…)
¾ Thông tin địa chính: những thông tin liên quan đến những vùng nơi cụ
thể hóa về quyền sử dụng đất, trách nhiệm,nghĩa vụ.
¾ Thông tin kinh tế, xã hội.
- Hệ thống thông tin đất đai là một sự kết hợp về tiềm lực con người và kỹ thuật
cùng với một cơ cấu tổ chức nhằm tạo thông tin hổ trợ nhu cầu trong công tác quản lý

đất đai. Dữ liệu liên quan đến đất đai có thể được tổ chức thành dạng số liệu, hình ảnh,
dạng số, nhật ký hiện trường hoặc ở dạng bản đồ và ảnh hàng không…
I.3.1. Các vấn đề cập nhật, tìm kiếm, an toàn và cung cấp thông tin đầu ra
A. Vấn đề cập nhật
- Đăng ký ban đầu (thiết lập hồ sơ địa chính, QCNQSDĐ), cần phân biệt chức
năng đăng ký ban đầu của hệ thống với thu thập thông tin thông tin ban đầu.
¾ Thu thập thông tin ban đầu là công tác chuyển dữ liệu trên các loại sổ
sách hiện tại vào hệ thống dưới dạng số.
¾ Chức năng đăng ký ban đầu đãm bảo cho hệ thống khả năng hổ trợ
công tác đăng ký thiết lập hồ sơ địa chính và cấp QCNQSDĐ.
- Cập nhật biến động: các biến động về đất đai sẽ được cập nhật theo định kỳ tại
các cơ quan quản lý dữ liệu trên cơ sở hồ sơ biến động từ cấp khác gửi đến. Việc cập
nhật bao gồm các thông tin thuộc tính và thông tin hình học. Thông tin của hệ thống có
độ tin cậy pháp lý và phản ánh được tình trạng cập nhật.
- Thông tin bổ sung cho từng địa phương: thực tế cho thấy một số thông tin quan
trọng với địa phương này nhưng không quan trọng với địa phương kia. Do đó cần có
SVTH: HỒ HOÀI VŨ

- 12 -

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

chức năng bổ sung thông tin theo yêu cầu của từng địa phương mà không phá vỡ cấu
trúc chung.
B. Vấn đề tìm kiếm

- Tìm kiếm thửa đất: để đãm bảo nhất quán dữ liệu trên toàn bộ hệ thống cần có
quy định về mã số thửa đất là duy nhất. Để xác định một thửa gồm 4 thành phần:
+ Mã đơn vị hành chính từ tỉnh đến xã
+ Mã tờ bản đồ
+ Số thửa đất trên từng tờ bản đồ
+ Số thửa phụ
- Tìm kiếm chủ sử dụng, đây là đối tượng quản lý quan trọng trong hệ thống. Mỗi
chủ sử dụng đất có thể sử dụng nhiều thửa đất đồng thời và thậm chí ở nhiều địa
phương khác nhau.
- Chỉ ra mối quan hệ giữa thửa đất và tài liệu gốc có liên quan.
C. Vấn đề an toàn
Do nhu cầu thông tin đất đai chi tiết chủ yếu là phục vụ quản lý tại các đơn vị
hành chính cấp tỉnh nên CSDL phân tán tại các tỉnh. Thông tin tại cấp trung ương chủ
yếu là thông tin tổng hợp, thống kê và phân tích theo một số chỉ tiêu định sẳn.
D. Thông tin đầu ra
- Các biểu thống kê theo quy định TCĐC cho các cấp
- Biểu thống kê theo dõi biến động trong quá trình sử dụng đất hàng năm
- Báo cáo thống kê phục vụ yêu cầu của chính phủ, UBND các cấp
- Cung cấp báo cáo các dạng do khách hàng yêu cầu
- In GCNQSDĐ và trích lục
- In sổ hoặc một dạng tài liệu phục vụ cho việc quản lý và sử dụng tại các cấp
không có hệ thông máy tính
- Tài liệu hổ trợ cho công tác đo đạc, thẩm tra, giải quyết tranh chấp
- In bản đồ địa chính
- Báo cáo biến động
- Thông tin cho cơ quan thuế
I.3.2. Giới thiệu một số hệ thống quản lý thông tin đất đai hiện đang sử dụng ở
Việt Nam
A. Phần mềm FAMIS - CADDB
¾ Khái niệm:

FAMIS (Field work and Cadastral Mapping Intergrated Software – Phần mềm
tích hợp cho đo và vẽ bản đồ địa chính): là một phần mềm nằm trong hệ thống phần
mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và HSĐC có khả
năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số.
SVTH: HỒ HOÀI VŨ

- 13 -

MSSV: 05151039


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. LÊ NGỌC LÃM

Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh
một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ
liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống
nhất.
CADDB (Cadastral Document Database Management System – Hệ quản trị cơ
sở dữ liệu hồ sơ địa chính): được viết trên nền của hệ quản trị CSDL Foxpro, là phần
mềm nằm trong hệ thống phần mềm thống nhất của ngành Địa chính phục vụ thiết lập
hồ sơ địa chính, chức năng quản trị cơ sở dữ liệu để quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa
chính và kết nối với các phần mềm khác trong hệ phần mềm thống nhất.
* Một số hạn chế của phần mềm:
- Famis - Caddb ra đời trước nên hiện tại một số quy trình không còn phù hợp với
những quy định mới ban hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Quá trình chạy Famis - Caddb thường hay bị lỗi, do quản lý độc lập thông tin
bản đồ trên Famis và hệ thống hồ sơ sổ bộ trên Caddb nên không thể phân quyền cho
các User.

B. Phần mềm VILIS
¾ Khái niệm:
VILIS là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, cung cấp gần
như đầy đủ công cụ, chức năng để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của công
tác quản lý đất đai.
VILIS là một phần mềm bao gồm nhiều môđun, mỗi môđun gồm các chức năng
hỗ trợ một nội dung của công tác QLĐĐ.
* Một số hạn chế của phần mềm:
- Chỉ xử lý biến động bản đồ đơn giản, những trường hợp phức tạp phải chuyển
qua Microstation để xử lý sau đó chuyển qua VILIS lại nên tốn thời gian cho việc cập
nhật biến động bản đồ.
- Đòi hỏi hệ thống máy tính phải kết nối mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng
(WAN) mới thống nhất được trong quá trình quản lý giữa các cấp địa phương và trong
cùng một đơn vị quản lý.
- Cài đặt ban đầu khó hơn so với các phần mềm trước do phiên bản đầu đòi hỏi
bản quyền và phần mềm sử dụng tự do chưa được lưu hành.
- Độ chính xác thông tin phụ thuộc rất nhiều nguồn dữ liệu đầu vào do đó đòi hỏi
độ chính xác ngay từ khâu đầu tiên chuẩn hóa dữ liệu đến khâu trút dữ liệu gốc qua
VILIS.
- Chức năng tiện ích chưa hoàn thiện nên chưa được ứng dụng cho địa phương.
- Hiện nay chưa có quy định tính pháp lý của các văn bản điện tử trong hệ thống
hành chính Nhà nước nên phải lưu trữ song song hai dạng dữ liệu số và giấy tuy dể
thuận tiện cho việc kiểm tra nhưng lại tốn nhiều thời gian, kinh phí đối với dữ liệu
không cần thiết lưu trữ song hành.

SVTH: HỒ HOÀI VŨ

- 14 -

MSSV: 05151039



×