Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ ẢNH VỆ TINH SPOT 5 HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:25 000 KHU VỰC THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ ẢNH VỆ
TINH SPOT 5 HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ
LỆ 1:25 000 KHU VỰC THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

HUỲNH PHƯỚC TOÀN
05151036
DH05DC
2005 – 2009
Công Nghệ Đòa Chính


-Tháng 07 năm 2009-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

HUỲNH PHƯỚC TỒN

ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ ẢNH
VỆ TINH SPOT 5 HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
TỈ LỆ 1:25 000 KHU VỰC THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Giáo viên hướng dẫn: Thầy. Đặng Quang Thònh
(Khoa Quản Lý Đất Đai & Thò Trường Bất Đông Sản, Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh)


LỜI TRI ÂN

#"
Đầu tiên em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản
Lý Đất Đai & Thị Trường Bất Động Sản cùng toàn thể thầy cô đã tận tình giảng dạy. Nhất là
em xin cảm ơn thầy Đặng Quang Thịnh người thầy đã truyền đạt vốn kiến thức vô cùng quý
báu cho em, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy mà em đã hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp
của mình.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc trung tâm Ứng Dụng Công Nghệ Viễn
Thám và tập thể anh, chị cán bộ của Trung Tâm đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong
thời gian em thực tập tại cơ quan. Bên cạnh đó em cảm ơn Ủy ban nhân dân thị xã Đồng
Xoài, tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập tại địa
phương.

Lời cuối cùng em xin gửi lời tri ân đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em
trong suốt những tháng ngày học tập tại trường cũng như thời gian em thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2009

Huỳnh Phước Toàn


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Phước Toàn, khoa Quản Lý Đất Đai & Thị Trường
Bất Động Sản, Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ ẢNH VỆ TINH SPOT 5
HIỆN CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:25 000 KHU VỰC THỊ XÃ ĐỒNG
XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC.
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đặng Quang Thịnh, Trưởng bộ môn Công Nghệ
Địa Chính, Khoa Quản Lý Đất Đai & Thị Trường Bất Động Sản Trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt báo cáo:
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, công nghệ số ra đời và được ứng dụng
vào kỹ thuật bản đồ, công nghệ số ngày càng tiến bộ giúp cho việc thành lập hoặc cập
nhật mới thông tin lên bản đồ trở nên dễ dàng hơn thông qua các phần mềm đồ họa
chuyên dùng như: CadMap, Mapping Offic, ArcInfo v.v…

Cùng với sự phát triển của công nghệ số, công nghệ viễn thám cũng được ứng
dụng rộng rãi trong lĩnh vực thành lập bản đồ, nông lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và
phòng chống thiên tai… Ưu thế của công nghệ viễn thám so với phương pháp truyền
thống là ảnh chụp phủ trên vùng rộng với chu kỳ lặp rất ngắn (tối đa 26 ngày tùy thuộc
vệ tinh), đối tượng được thể hiện trên ảnh rõ ràng (tùy thuộc vào độ phân giải ảnh),
điều đó giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều khi tích hợp 2 công nghệ (công nghệ số và
công nghệ viễn thám) trong việc cập nhật dữ liệu không gian. Có thể nói rằng đây là
phương pháp rẻ và nhanh nhất để thu được thông tin mới nhất trong một khu vực rộng
lớn. Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua các bước sau:
1. Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh.
2. Lập bản gốc chỉnh sửa.
3. Điều vẽ ảnh vệ tinh.
4. Số hóa bản đồ địa hình bằng phần mềm Microstation.
5. Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và giao nộp thành quả.
Giải pháp hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh vệ tinh là giải pháp tối ưu cho
khu vực tỉnh Bình Phước, nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian nhanh nhất. Bản
đồ địa hình sau hiện chỉnh là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho nhiều lĩnh vực: an
ninh quốc phòng, bản đồ nên cho các bản đồ chuyên đề khác.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................8
Tính cấp thiết của đề tài:..............................................................................................8
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:...................................................................................8
Yêu cầu của đề tài nghiên cứu:..................................................................................10
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ................................................................................10
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:...............................................10
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................11
I.1. Cơ sở lý luận của công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh vệ tinh.......11
I.1.1.

Cơ sở khoa học ........................................................................................11
I.1.2.
Cơ sở pháp lý...........................................................................................20
I.1.3.
Cơ sở thực tiễn ........................................................................................21
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu: ........................................................................21
I.2.1.
Điều kiện tự nhiên ...................................................................................21
I.2.2.
Điều kiện xã hội.......................................................................................22
I.3. Nguồn tư liệu của đề tài nghiên cứu ...............................................................24
I.4. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện ...........................24
I.4.1.
Nội dung nghiên cứu ...............................................................................24
I.4.2.
Phương pháp nghiên cứu.........................................................................24
I.4.3.
Phương tiện nghiên cứu: .........................................................................25
I.4.4.
Quy trình hiện chỉnh bản đồ địa hình 1:25 000.......................................26
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................27
II.1. Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh ........................................................................27
II.1.2. Nhập dữ liệu ảnh số.................................................................................27
II.1.3. Chọn điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp .................................................27
II.1.4. Nắn ảnh, ghép ảnh và cắt mảnh bình đồ ảnh...........................................29
II.1.5. Xử lý phổ và trình bày khung bình đồ ảnh..............................................37
II.2. Lập bản gốc chỉnh sửa ....................................................................................41
II.3. Điều vẽ ảnh vệ tinh .........................................................................................41
II.3.1. Khái niệm ................................................................................................41
II.3.2. Điều vẽ ảnh nội nghiệp............................................................................44

II.3.3. Điều tra, khảo sát ngoại nghiệp...............................................................54
II.3.4. Tu chỉnh ảnh điều vẽ ...............................................................................55
II.4. Số hóa bản đồ địa hình bằng phần mềm Microstation, I/Geovec...................55
II.4.1. Tạo file cơ sở cho bản đồ cần số hóa ......................................................55
II.4.2. Nắn ảnh....................................................................................................56
II.4.3. Ứng dụng modul MSFC (của I/Geovec) quản lý các đối tượng: ............58
II.4.4. Vectơ hóa các đối tượng trên ảnh............................................................65


II.4.5. Tiếp biên mảnh bản đồ:...........................................................................69
II.4.6. Sửa lỗi, tạo vùng và trải ký hiệu cho vùng thực vật:...............................71
II.4.7. Biên tập và trình bày bản đồ....................................................................72
II.5. Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và giao nộp thành quả .................................72
II.6. Thành quả nghiên cứu đề tài...........................................................................73
II.7. Đánh giá quy trình công nghệ và chất lượng bản đồ bản đồ địa hình sau hiện
chỉnh 73
II.7.1. Đánh giá quy trình...................................................................................73
II.7.2. Đánh giá độ chính xác.............................................................................73
II.7.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm bản đồ địa hình hiện chỉnh ....................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................75
Kết luận......................................................................................................................75
Kiến nghị....................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................76
PHỤ LỤC ......................................................................................................................77


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình I.1 Sơ đồ phân mảnh bản đồ hệ tọa độ quốc gia VN-2000 ................................14
Hình I.2 Nguyên lý thu nhận thông tin viễn thám. .......................................................15
Hình I.3 Quá trình thu nhận và phân tích dữ liệu viễn thám. ......................................16

Hình I.4 Vệ tinh SPOT 5...............................................................................................18
Hình I.5 Khả năng thu nhận thông tin của vệ tinh SPOT 5. ........................................19
Hình I.6 Mô tả dữ liệu Dimap. .....................................................................................19
Hình I.7 Bản đồ hành chính tỉnh Bình phước. .............................................................22
Hình I.8 Sơ đồ quy trình hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh vệ tinh. ......................26
Hình II.1 Điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp. ..............................................................28
Hình II.2 Tọa độ điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp. ..................................................31
Hình II.3 Hộp thoại Residuals......................................................................................33
Hình II.4 Hộp thoại Warp Files. ..................................................................................33
Hình II.5 Hộp thoại Control Points..............................................................................35
Hình II.6 Hộp thoại Image to Map...............................................................................36
Hình II.7 Trộn ảnh P, XS..............................................................................................37
Hình II.8 Hộp thoại Grid Generation Parameters để tạo khung bình đồ....................39
Hình II.9 Bình đồ ảnh vệ tinh. ......................................................................................40
Hình II.10.a Ký hiệu bản đồ địa hình 1:25 000. ..........................................................42
Hình II.10.b Ký hiệu bản đồ địa hình 1:25 000. ...........................................................43
Hình II.12 Hình minh họa các đối tượng giao thông. ...................................................49
Hình II.13 Hình minh họa các yếu tố thực vật. ............................................................51
Hình II.14 Hình minh họa các đối tượng dân cư. ........................................................52
Hình II.15 Hình minh họa các đối tượng kinh tế, xã hội..............................................53
Hình II.16 Hình minh họa các yếu tố địa giới..............................................................53
Hình II.17 Hình minh họa cách ghi chú các thông số...................................................54
Hình II.18 Ảnh điều vẽ quét dưới dạng file số. ............................................................56
Hình II.19 Khởi động IRAC C . ....................................................................................57
Hình II.20 Khởi động công cụ nắn ảnh. .......................................................................57
Hình II.21 Nắn ảnh theo khung cơ sở. .........................................................................58
Hình II.22 Cửa sổ lệnh Feature Table Editor ..............................................................59
Hình II.23 Các đối tượng thủy văn...............................................................................66
Hình II.24 Các đối tượng giao thông. ..........................................................................67
Hình II.25 Các đối tượng dân cư. ................................................................................68

Hình II.26 Ranh thực vật. .............................................................................................69
Hình II.27 Tiếp biên mảnh bản đồ 10-D-d với mảnh 10-D-c.......................................70
Hình II.28 Các đối tượng dạng vùng............................................................................71
Hình II.29 Trải ký hiệu cho vùng thực vật....................................................................72


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng I.1 Đặc điểm của dải phổ điện từ sử dụng trong kỹ thuật viễn thám..................17
Bảng I.2 Đặc tính kỹ thuật của một số ảnh vệ tinh. .....................................................20
Bảng II.1 Bảng thành quả tọa độ phẳng và độ cao bình sai điểm khống chế ảnh vệ
tinh. ................................................................................................................................28
Bảng II.2 Số lượng điểm tối thiểu đối với mỗi mô hình. ..............................................30


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính cấp thiết của đề tài:
Bản đồ địa hình là tài liệu quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của Quốc gia, đồng thời là tài liệu làm bản
đồ nền cho việc xây dựng hệ thống bản đồ chuyên đề và được sử dụng làm nguồn để
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu không gian cho vùng, lãnh thổ, quốc gia v.v… Bản đồ
địa hình sau một thời gian sử dụng thông tin trên bản đồ không còn phù hợp so với
thực tế, không phản ánh đúng hiện trạng trên bề mặt đất, hiện chỉnh bản đồ địa hình là
phương án được chọn để giải quyết vấn đề đó, việc hiện chỉnh bản đồ địa hình giúp
cho việc cập nhật thông tin nhanh chóng hơn, với chi phí thấp hơn so với thành lập
mới.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ số đã ra đời với những bước
tiến nhảy vọt giúp cho việc lưu trữ cũng như cập nhật thông tin cho các loại bản đồ
nhanh chóng hơn và chính xác hơn, dữ liệu bản đồ được lưu dưới dạng file số trên các
băng từ (ổ cứng máy tính) hay đĩa CD, DVD và được thể hiện dưới dạng hình ảnh
thông qua màn hình máy tính, hay máy chiếu v.v…
Ở nước ta công nghệ viễn thám được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
nông lâm nghiệp (thành lập bản đồ cây trồng, thành lập bản đồ rừng, thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất), cập nhật và thành lập bản đồ, bảo vệ môi trường và phòng
chống thiên tai… Ưu thế của công nghệ viễn thám so với phương pháp truyền thống là
ảnh chụp phủ trên vùng rộng với chu kỳ lặp rất ngắn (tối đa 26 ngày tùy thuộc vệ tinh),
đối tượng được thể hiện trên ảnh rõ ràng (tùy thuộc vào độ phân giải ảnh). Thông
thường dữ liệu viễn thám sau khi xử lý sẽ được chuyển về dạng dữ liệu đồng nhất với
các dữ liệu sẵn có trong cơ sở dữ liệu bản đồ (khuôn dạng và tọa độ), từ đó có thể
chồng lớp chính xác Raster (ảnh viễn thám) với các lớp dữ liệu vector (đang được lưu
trữ và cần được cập nhật trên bản đồ), điều đó giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều khi tích
hợp 2 công nghệ (công nghệ số và công nghệ viễn thám) trong việc cập nhật dữ liệu
không gian. Có thể nói rằng đây là phương pháp rẻ và nhanh nhất để thu được thông
tin mới nhất trong một khu vực rộng lớn.
Xuất phát từ thực tế đó, Tỉnh Bình Phước, một trong những Tỉnh thành đang
thực hiện dự án “Hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh vệ tinh tỷ lệ 1:10000, 1:25000
và 1:50 000 khu vực Bắc Bộ, ven biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ”, cùng sự chấp
thuận của Giám Đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Viễn thám nên em quyết định
thực hiện đề tài: Ứng dụng công nghệ viễn thám và ảnh vệ tinh SPOT 5 hiện chỉnh
bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25000 khu vực thị xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Cập nhật, hiện chỉnh kịp thời những thông tin thay đổi trên bề mặt đất để thể
hiện trên bản đồ địa hình.
Đảm bảo các yếu tố nội dung trên bản đồ địa hình được thể hiện chính xác,
đúng tỉ lệ, đầy đủ và phù hợp với thực tế.
Trang 8



Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

Trang 9


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

Yêu cầu của đề tài nghiên cứu:
Cập nhật những thông tin thay đổi của các đối tượng kinh tế xã hội trên mặt đất
của khu vực Thị Xã Đồng Xoài Tỉnh Bình Phước, hiện chỉnh những thay đổi đó lên
bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25000.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: cập nhật, hiện chỉnh các thông tin thay đổi của các đối
tượng kinh tế xã hội trên mặt đất từ năm 1991 đến nay khu vực Thị Xã Đồng Xoài
Tỉnh Bình Phước thể hiện lên trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25000.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ viễn thám (ảnh
SPOT 5 độ phân giải 2,5m) phục vụ công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25000
khu vực Thị Xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01/03/2009 đến ngày 31/05/2009.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Ý nghĩa khoa học: việc sử dụng ảnh SPOT 5 trong công tác hiện chỉnh bản đồ
địa hình và xây dựng mẫu khóa giải đoán ảnh phục vụ cho công tác hiện chỉnh bản đồ.
Ý nghĩa thực tiễn: hiện chỉnh mảnh bản đồ địa hình C-48-10-D-d khu vực thị xã
Đồng Xoài.


Trang 10


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1.Cơ sở lý luận của công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh vệ tinh
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở khoa học của bản đồ địa hình:
™ Khái niệm bản đồ địa hình:
Bản đồ địa hình là hình ảnh thu nhỏ và khái quát một phần mặt đất lên trên mặt
phẳng giấy theo những quy luật toán học nhất định, thể hiện sự đồng đều các yêu tố tự
nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội theo một hệ thống ký hiệu. Những yếu tố này được
phân loại, lựa chọn, lấy bỏ tổng hợp tương ứng với tỉ lệ dung nạp của từng loại tỉ lệ
bản đồ và yêu cầu độ chính xác biểu thị.
™ Nội dung của bản đồ địa hình:
Nội dung của bản đồ địa hình phải thể hiện sự đầy đủ, chính xác và trung thực
các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trên mặt đất với mức độ cần thiết (theo tỉ lệ và
mục đích sử dụng) biểu thị bằng hệ thống ký hiệu thống nhất theo quy định Quốc gia,
nội dung của bản đồ địa hình gồm các yếu tố:
1. Điểm khống chế trắc địa (các điểm khống chế trắc địa khác không dùng trong
quá trình định vị và nắn)
2. Thủy hệ và các đối tượng có liên quan.
3. Địa hình.
4. Giao thông và các đối tượng có liên quan.
5. Dân cư và đối tượng văn hóa, kinh tế, xã hội.

6. Ranh giới hành chính.
7. Thực vật.
™ Các cơ sở toán học của bản đồ địa hình:
Hiện nay ở nước ta, bản đồ địa hình được thành lập theo hệ quy chiếu và hệ tọa
độ quốc gia VN 2000 với các thông số sau:
− Elipsoid WGS – 84 toàn cầu được định vị phù hợp với lãnh thổ của Việt
Nam.
− Lưới chiếu hình UTM với múi chiếu 60 thành lập bản đồ địa hình ở tỉ lệ
1:50000 và 1:25000, với múi chiếu 30 thành lập bản đồ địa hình ở tỉ lệ từ 1:10 000 trở
xuống.
− Hệ số điều chỉnh tỉ lệ biến dạng chiều dài K0=0,9999 đối với múi chiếu 30
và 0,9996 đối với múi chiếu 60.
− Điểm tọa độ gốc quốc gia đặt tại khuôn viên Viện Nghiên cứu địa chính,
đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu ở Hải Phòng.

Trang 11


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

™ Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình:
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1000000:
Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1000000 có kích thước 40x60 là giao nhau của
múi 60 chia theo đường kinh tuyến và đai 40 chia theo đường vĩ tuyến. Ký hiệu múi
được đánh bằng số Ả Rập 1, 2, 3,… Bắt đầu từ múi số 1 nằm giữa kinh tuyến 1800 Đ
và 1740T, ký hiệu múi được đánh tăng dần từ đông sang tây. Ký hiệu đai được đánh
bằng các chữ cái La Tinh A, B, C … (bỏ qua chữ O và I để tránh nhầm lẫn với số 0 và
1). Bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩ tuyến 00 và 40B, ký hiệu đai tăng từ xích đạo về cực.

Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1000000 trong hệ VN-2000 có dạng X-yy
trong đó X là ký hiệu đai và yy là ký hiệu múi chiếu.
Ví dụ: Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1000000 có phiên hiệu là C-48.
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500000:
Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1000000 chia thành 4 mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ
1:500000, phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500000 là phiên hiệu
mảnh bản đồ tỉ lệ 1:1000000 chứa mảnh bản đồ tỉ lệ 1:500000 sau đó gạch nối và tiếp
theo là ký hiệu mảnh.
Ví dụ: mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500000 có phiên hiệu là C-48-D.
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:250000:
Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500000 chia thành 4 mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ
1:250000, phiên hiệu mảnh đánh theo thứ tự các chữ số 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:250000 là phiên
hiệu mảnh bản đồ tỉ lệ 1:500000 chứa mảnh bản đồ tỉ lệ 1:250000 sau đó gạch nối và
tiếp theo là ký hiệu mảnh.
Ví dụ: mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500000 có phiên hiệu là C-48-D-2.
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:100 000:
Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000,
phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500000 là phiên hiệu mảnh bản
đồ 1:1000000 chứa mảnh bản đồ tỉ lệ 1:500000 sau đó gạch nối và tiếp theo là ký hiệu
mảnh.
Ví dụ: mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500000 có phiên hiệu là C-48-10.
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000:
Từ mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:100000 chia thành 4 mảnh bản đồ địa hình tỷ
lệ 1:50000, được đánh theo thứ tự các chữ cái A, B, C, D từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Phiên liệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000 là phiên hiệu mảnh bản đồ
địa hình tỉ lệ 1:100000 chứa mảnh bản đồ tỉ lệ 1:50000 sau đó là gạch nối và tiếp theo
là ký hiệu mảnh.

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000 có phiên liệu là C-48-10-D.
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25000:
Từ mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50000 chia thành 4 mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ
1:25000, được đánh theo thứ tự các chữ a, b, c, d từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25000 là phiên hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ
Trang 12


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

1:50000 chứa mảnh bản đồ tỉ lệ 1:25000 sau đó là gạch nối và tiếp theo là ký hiệu
mảnh.
Ví dụ: Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25000 có phiên hiệu là C-48-10-D-d.
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10000
Từ mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:25000 chia thành 4 bản đồ địa hình tỉ lệ
1:10000, được đánh theo thứ tự các chữ số 1, 2, 3, 4 từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10000 là phiên hiệu mảnh bản đồ địa
hình tỉ lệ 1:25000 chứa mảnh bản đồ tỉ lệ 1:10000, sau đó gạch nối và tiếp theo là ký
hiệu mảnh.
Ví dụ: Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10000 có phiên hiệu là C-48-10-D-d-4.
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:5000:
Từ mảnh bản đồ tỉ lệ 1:100000 chia thành 256 mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ
1:5000, được đánh theo thứ tự các chữ số 1, 2, 3… Tù trái sang phải, từ trên xuống
dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:5000 là phiên hiệu mảnh bản đồ dịa hình
tỉ lệ 1:100 000 chứa mảnh bản đồ tỉ lệ 1:5000 sau đó là gạch nối và tiếp theo là ký hiệu
mảnh đặt trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:5000 có phiên hiệu là C-48-10-(256).
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000:

Từ mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:5000 chia thành 9 mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ
1:2000, được đánh theo thứ tự các chữ a, b, c, d, e, f, g, h, k từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000 sau đó là gạch nối và tiếp
theo là ký hiệu mảnh đặt trong dấu ngoặc đơn cùng với ký hiệu của mảnh bản đồ tỉ lệ
1:5000.
Ví dụ: Mảnh bản đồ dịa hình tỉ lệ 1:2000 có phiên hiệu là C-48-9-(256-a).
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1000
Từ mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000 chia thành 4 mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ
1:1000, được đánh theo thứ tự các chữ số La Mã I, II, III, IV từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1000 là phiên hiệu mảnh bản đồ
địa hình tỉ lệ 1:2000 chứa mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:1000 là phiên hiệu mảnh bản đồ
địa hình tỉ lệ 1:2000 chứa mảnh bản đồ tỉ lệ 1:1000 sau đó là gạch nối và tiếp theo là
ký hiệu mảnh đặt trong dấu ngoặc dơn cùng với ký hiệu của mảnh bản đồ tỉ lệ 1:2000.
Ví dụ: mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ: 1:1000 có phiên hiệu là C-48-9-(256-a-IV).
Î Mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500
Từ mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000 chia thành 16 mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ
1:500, được đánh theo thứ tự các chữ số 1, 2, 3,… , 16 từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500 là phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình
tỉ lệ 1:2 000 chứa mảnh bản đồ tỉ lệ 1:500 sau đó là gạch nối và tiếp theo là ký hiệu
mảnh đặt trong dấu ngoặc đơn cùng với ký hiệu của mảnh bản đồ tỉ lệ 1:2.000.
Ví dụ: mảnh bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500 có phiên hiệu là C-48-9-(256-a-16).

Trang 13


Ngành Công nghệ Địa chính
1:1.000.000(6x40)
C-48
4(2x2)


96(8x12)
1÷12
85÷96

A B
C D

1:500.000(3x20)
C-48-D
4(2x2)

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

1 2
3 4

1:250.000(1.5x10)
C-48-D-2

1:100.000(30x30’)
C-48-10
4(2x2)

A B
C D

256
(16x16)

1:50.000(15x15’)

C-48-10-D
4(2x2)

1:5.000(1’52,5”)
C-48-10-(256)
9(3x3)

a b
c d

1:25.000(7,5x7,5’)
C-48-10-D-d
4(2x2)

a b c
d e f
g h k

1:2.000(37,5”)
C-48-10-(256-a)

1 2
3 4

1:10.000(3’45”)
C-48-10-D-d-4

1÷16
241÷256


4(2x2)

I II
III IV

1:1.000(18,75”)
C-48-10-(256-a-IV)

16(4x4) 1 ÷4
13÷16
1:500(9,4”)
C-48-10-(256-a-16)

Hình I.1 Sơ đồ phân mảnh bản đồ hệ tọa độ quốc gia VN-2000 1
2. Cơ sở của viễn thám:
™ Định nghĩa:
Viễn thám là khoa học nghiên cứu các phương pháp thu thập, đo lường và phân
tích thông tin của vật thể quan sát mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.
Do tính chất của vật thể có thể được xác định thông qua năng lượng bức xạ hay
phản xạ từ vật thể nên viễn thám còn là một công nghệ nhằm xác định và nhận biết đối
tượng hoặc các điều kiện môi trường thông qua những đặc trưng riêng về sự phản xạ
và bức xạ.
™ Phân loại viễn thám:
Các hệ thống viễn thám hiện nay có thể được phân loại như sau:
− Theo nguồn năng lượng: gồm Hệ thống viễn thám thụ động (sử dụng nguồn
năng lượng tự nhiên, chủ yếu là mặt trời); Hệ thống viễn thám chủ động (sử dụng
nguồn năng lượng nhân tạo).
− Theo phương tiện bay chụp: Chia ra Hệ thống viễn thám máy bay
(Airborne), gồm máy bay tầng thấp và máy bay tầng cao; Hệ thống viễn thám vệ tinh
sử dụng vệ tinh nhân tạo dạng di động hay địa tĩnh.

− Theo bước sóng: Chia ra Hệ thống viễn thám thị tần và hồng ngoại (sử dụng
năng lượng mặt trời có bước sóng từ 0,3÷0,9μm). Hệ thống viễn thám hồng ngoại
nhiệt (sử dụng nguồn bức xạ nhiệt do chính vật thể phát ra, có bước sóng trong khoảng
3÷15μm). Hệ thống viễn thám siêu cao tần (chủ yếu là dạng chủ động, sử dụng vùng
vi sóng từ milimet đến mét).
™ Nguyên lý
Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin
chủ yếu về đặc tính của đối tượng. Ảnh viễn thám cung cấp thông tin về các vật thể
tương ứng với năng lượng bức xạ với từng bước sóng đã xác định. Đo lường và phân
tích năng lượng phản xạ phổ ghi nhận bởi ảnh viễn thám cho phép tách thông tin hữu
1

Giáo Trình Trắc Địa – TS.Nguyễn Văn Tân – Năm 2006 – tr.18.

Trang 14


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

ích về từng loại lớp phủ mặt đất khác nhau do sự tương tác giữa các loại bức xạ điện từ
và vật thể.
Một thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được
gọi là bộ cảm biến. Bộ cảm biến có thể là máy chụp ảnh hoặc máy quét. Phương tiện
mang các bộ cảm biến được gọi là vật mang có thể là máy bay, khinh khí cầu, tàu con
thoi hoặc vệ tinh…
Nguồn năng lượng chính được dùng trong viễn thám là bức xạ mặt trời, năng
lượng của sóng điện từ do vật thể phản xạ và bức xạ được thu nhận bởi bộ cảm biến
đặt trên vật mang.

Theo KRAUS (1988), nguyên lý tổng quát của hệ thống viễn thám điện từ thu
nhận thông tin được biểu diễn theo sơ đồ sau. Trong đó chia ra ba trường hợp:
(1) Viễn thám thụ động (Passive-RS).
(2) Viễn thám chủ động (Active-RS).
(3) Viễn thám phát xạ (Emission-RS).

(1)
(3)
Hình I.2 Nguyên lý thu nhận thông tin viễn thám.
Thông tin về năng lượng phản xạ của vật thể được ghi nhận bởi ảnh viễn thám
và thông qua xử lý tự động trên máy hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa trên kinh
nghiệm của chuyên gia. Cuối cùng, dữ liệu hoặc thông tin liên quan đến các vật thể và
hiên tượng khác nhau trên mặt đất sẽ được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực như:
nông nghiệp, địa chất, khí tượng, bản đồ, môi trường…
Toàn bộ quá trình viễn thám có thể chia làm hai công đoạn chính:
1. Công đoạn thu nhận dữ liệu (Data-Acquisition): Liên quan đến các yếu tố
về nguồn bức xạ điện từ (A), môi trường lan truyền bức xạ (B), sự tương tác của bức
xạ với các đối tượng mặt đất (C), hệ thống thiết bị thu nhận (D), dữ liệu viễn thám và
truyền dữ liệu đến mặt đất (E).
2. Công đoạn phân tích dữ liệu (Data-Analysis): Liên quan đến các phương
pháp xử lý nguồn dữ liệu thu nhận được (F), phương pháp giải đoán thông tin viễn
thám, hình thành các loại sản phẩm thông tin (G) cung cấp cho người sử dụng.

Trang 15


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn


Hình I.3 Quá trình thu nhận và phân tích dữ liệu viễn thám.
™ Đặc điểm của dải phổ điện từ sử dụng trong kỹ thuật viễn thám:
Trong viễn thám, người ta thường quan tâm đến khả năng lan truyền sóng điện
từ trong khí quyển, vì các hiện tượng và cơ chế tương tác giữa sóng điện từ với khí
quyển sẽ có tác động mạnh đến thông tin được thu nhận bởi bộ cảm biến. Khí quyển
có đặc điểm quan trọng đó là tương tác khác nhau đối với bức xạ điện từ có bước sóng
khác nhau. Đối với viễn thám quang học, nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu là do
mặt trời và sự có mặt cũng như thay đổi các phân tử nước và khí (theo không gian và
thời gian) có trong lớp khí quyển là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự biến đổi năng
lượng phản xạ từ mặt đất đến bộ cảm biến. Để hiểu rõ cơ chế tương tác giữa sóng điện
từ và khí quyển và việc chọn phổ điện từ để sử dụng cho việc thu nhận ảnh viễn thám,
bảng I.1 thể hiện đặc điểm của dải phổ điện từ thường được sử dụng trong viễn thám.

Trang 16


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

Bảng I.1 Đặc điểm của dải phổ điện từ sử dụng trong kỹ thuật viễn thám 2
Dải phổ
điện từ
Tia cực
tím

Khả biến

Hồng
ngoại

gần
trung
bình
Hồng
ngoại
nhiêt


tuyến
(rada)

Bước sóng

Đặc điểm

0,3÷0,4µm

Hấp thụ mạnh bởi lớp khí quyển ở tầng
cao (tầng ôzôn), không thể thu nhận
năng lượng do dải sóng này cung cấp
nhưng hiện tượng này lại bảo vệ con
người tránh bị tác động bởi tia cực tím.

0,4÷0,76µm

Rất ít bị hấp thụ bởi ôxy, hơi nước và
năng lượng phản xạ cực đại ứng với
bước sóng 0,5µm trong khí quyển.
Năng lượng do dải sóng này cung cấp
giữ vai trò quan trọng trong viễn thám.


0,77÷1,34µm
1,55÷2,4µm

Năng lượng phản xạ mạnh ứng với các
bước sóng hồng ngoại gần từ
0,77÷0,9µm, sử dụng trong chụp ảnh
hồng ngoại theo dõi sự biến đổi của
thực vật từ 1,55÷2,4µm.

3÷22µm

Một số vùng bị hấp thụ mạnh bởi hơi
nước, dải sóng này giữ vai trò trong
phát hiện cháy rừng và hoạt động của
núi lửa (từ 3,5÷5µm). Bức xạ nhiệt của
trái đất có năng lượng cao nhất tại
bước sóng 10µm.

1mm÷30cm

Khí quyển không hấp thụ mạnh năng
lương các bước sóng lớn hơn 2cm, cho
phép thu nhận năng lượng cả ngày lẫn
đêm, không ảnh hưởng bởi mây, sương
mù hay mưa.

™ Hệ thống vệ tinh SPOT 5
o Vệ tinh Spot 5:
SPOT (Systeme Pour l’Observation de la Terre) là chương trình nghiên cứu

không gian của Pháp được triển khai thực hiện từ năm 1986, mở ra một kỷ nguyên mới
trong lĩnh vực viễn thám từ vũ trụ. Bao gồm nhiều thế hệ vệ tinh:
Các vệ tinh SPOT-1 (1986), SPOT-2 (1990, hiện còn hoạt động) và SPOT-3 (1993, bị
hỏng năm 1997) trong hơn 10 năm thu gần 5 triệu tấm ảnh về bề mặt đất. Các vệ tinh
này mang một cặp bộ cảm HRV (High Resolution Visible). SPOT-4 được phóng lên
quỹ đạo đầu năm 1998, sử dụng thêm một số kênh phổ. SPOT-5 phóng vào đầu năm
2002, mang bộ cảm mới HRG (High Resolution Geometry) độ phân giải cao hơn phục

2

Viễn Thám – Lê Văn Trung – Năm 2005 – Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia – tr.52.

Trang 17


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

vụ các mục đích lập bản đồ, phục vụ nông lâm nghiệp, quy hoạch lãnh thổ, môi
trường…

Hình I.4 Vệ tinh SPOT 5.
Vệ tinh SPOT 5 có quỹ đạo tròn cận cực đồng bộ mặt trời. Độ cao bay là
830km, góc nghiêng quỹ đạo là 98,7º, thời gian bay hết một vòng quanh quỹ đạo là
101,4 phút, thời gian chụp lặp một điểm trên mặt đất trong điều kiện bình thường là 26
ngày, thời điểm bay quanh quỹ đạo là 10h30’ sáng. Vệ tinh SPOT 5 được trang bị 3 hệ
thống thu nhận ảnh khác nhau có độ phân giải từ 5m đến 1km, đó là:
Máy chụp thực vật đa phổ có độ phân giải 1km bề rộng tuyến chụp 2200km.
HRS là máy chụp lập thể có độ phân giải cao trên kênh Pan với lực phân giải

mặt đất là 10x5m bề rộng tuyến chụp là 120km.
HRG là máy chụp đa phổ có độ phân giải cao dùng để thu nhận ảnh Pan có độ
phân giải 5m và ảnh XS có độ phân giải 10m, mỗi HRG quét rộng 60km, cặp HRG
quét 117km (phủ trùm 3km) cho các tấm ảnh có độ phủ mặt đất 60x60km.
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU THU HRS
− Có khả năng xoay về phía trước và phía sau của dải bay góc tối đa là 200, cho
phép thu được cặp ảnh lập thể gần như tức thời trên cùng dải bay.
− Độ rộng dải bay: 120 km.
− Không có khả năng xoay về 2 phía của dải bay.
− Độ phân giải ảnh chụp: 10m, toàn sắc (0.49-0.69 micromet).
− Độ chính xác của mô hình số địa hình tạo ra là 15 m hoặc cao hơn.
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU THU HRG
− Đầu thu HRG có trường nhìn là 40 tương ứng với độ rộng 60 km trên mặt đất.
Trang 18


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

− Có khả năng nghiêng về 2 phía tối đa là 270 theo hướng thẳng góc với dải
bay.





Hai đầu thu thường hoạt động độc lập với nhau.
Các độ phân giải phổ và không gian.
Toàn sắc : 0.49-0.69 micromet 5 m.

Đa phổ :
¨Kênh 1: 0.50 - 0.59 micromet 10 m.
¨ Kênh 2: 0.61 - 0.68 micromet 10 m.
¨ Kênh 3: 0.79 - 0.89 micromet 10 m.
− Thực phủ: 1.58 - 1.75 micromet 20 m.

Hình I.5 Khả năng thu nhận thông tin của vệ tinh SPOT 5.
o Ảnh Spot 5:
− Khuôn dạng dữ liệu ảnh Spot 5: DIMAP.
¨ Khuôn dạng dữ liệu mô tả (metadata) rất thông dụng XML do đó có thể
truy cập bằng các phần mềm duyệt Web thông thường như internet Explore, Nescape.
¨ Hỗ trợ nhiều lớp thông tin mô tả khác nhau. Cung cấp các thông tin chi
tiết về kích thước, mức xử lý, vị trí địa lý, chất lượng hình ảnh.
¨ Thông tin raster được lưu dưới dạng *.tif nhiều phần mềm có thể đọc
được (Photoshop).

Hình I.6 Mô tả dữ liệu Dimap.
Trang 19


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

Lực phân giải ảnh Spot 5
¨ Ảnh đa phổ (đầu thu HRG): độ phân giải 10 m 3 kênh.
¨ Ảnh toàn sắc (đầu thu HRG): độ phân giải 5m.
¨ Ảnh toàn sắc (đầu thu HRG): độ phân giải 2,5 m (supermode).
Bảng I.2 Đặc tính kỹ thuật của một số ảnh vệ tinh. 3
Loại ảnh vệ

tinh

Mode chụp

Độ phân giải
(m)

Độ cao bay
chụp (km)

SPOT 2, 4

Panchromstic
Multis p: 4 bands

10
20

830

SPOT 5

Panchromstic
Multis p: 4 bands

5
10

830


IRS-P6

LISS-4: 3 bands
LISS-3: 4 bands

6
23

800

IKONOS

Panchromstic
Multis p: 4 bands (11
bit)

0.82-2.0
3.2-8

680

QUICKBIRD

Panchromstic
Multis p: 4 bands (11
bit)

0.62
3.28


600

LANDSAT

ETM+ Panchromstic
Multis p: 7 bands

15
30
60

705

I.1.2. Cơ sở pháp lý
− Thiết kế kỹ thuật và dự toán “Hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh vệ tinh tỷ
lệ 1:10000, 1:25000 và 1:50000 khu vực Bắc Bộ, ven biển Trung Bộ và Đông Nam
Bộ” được Bộ Tài Nguyên & Môi Trường phê duyệt theo quyết định số 1726/QĐBTNMT ngày 21 tháng 11 năm 2006.
− Quy trình hiện chỉnh bản đồ địa hình bằng ảnh vệ tinh do Tổng Cục Địa
Chính (nay là Bộ Tài Nguyên & Môi Trường) ban hành năm 2002.
− Quy phạm hiện chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000, 1:20000, 1:50000 do Cục
Đo Đạc và Bản Đồ Nhà Nước (nay là Bộ Tài Nguyên & Môi Trường) ban hành năm
1989.
− Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10
000 và 1:25 000 (phần ngoài trời và phần trong nhà) do Cục Đo Đạc và Bản Đồ Nhà
Nước (nay là Bộ Tài Nguyên & Môi Trường) ban hành năm 1990.
− Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10 000, 1:25 000 do Tổng Cục Địa Chính (nay
là Bộ Tài Nguyên & Môi Trường) ban hành năm 1995.
3

Công Nghệ Viễn Thám Ứng Dụng Trong Địa Chính và Bản Đồ – Nguyễn Xuân Lâm – Năm 1999 – tr.25.


Trang 20


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

− Quyết định số 83/QĐ-TTCP ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ Tướng Chính
Phủ về sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ Quốc gia VN2000.
− Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 06 năm 2001 của Tổng Cục
Địa Chính (nay là Bộ Tài Nguyên & Môi Trường) về việc hướng dẫn áp dụng hệ quy
chiếu và hệ toạ độ Quốc gia VN2000.
− Thông tư số 02/2007 TT-BTMT của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ký ngày
12 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản
phẩm đo đạc và bản đồ.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu thông tin về các vấn đề liên
quan đến điều tra nghiên cứu cơ bản, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, thiên tai…là một điều tất yếu. Công nghệ viễn thám có khả năng cung cấp
nguồn thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác…đáp ứng yêu cầu trong công tác thành lập
bản đồ đặc biệt là trong công tác hiên chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25000.
I.2.Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
1. Diện tích: 6.856 km2

2. Vị trí địa lý:
Bình Phước là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, Nam giáp tỉnh Bình Dương, Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và
Đồng Nai, Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia, có hơn 240 km đường

biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. (Vĩ độ từ 11022’ đến 12016’ Bắc Kinh độ
từ 10208’ đến 107028’ Đông).
Trung tâm văn hóa - kinh tế của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách
thành phố Hồ Chí Minh 128 km.
3. Địa hình:
Địa hình vùng lãnh thổ tỉnh Bình Phước có thể xếp vào loại cao nguyên ở phía
bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
− Tổng diện tích tự nhiên: 685.735 ha
− Đất nông nghiệp: 470.000 ha.
− Đất ở: 251 ha.
− Đất lâm nghiệp 170.000 ha.
− Đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng 45.484 ha.

Trang 21


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

ĐỒNG XOÀI

Hình I.7 Bản đồ hành chính tỉnh Bình phước.
4. Khí hậu:
Khí hậu tỉnh Bình Phước mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt rõ
rệt. Do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo nên có nhiệt độ trung
bình hàng năm khá cao từ 25,6oC đến 27,3oC.
Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 77,8% đến 84,2%.
Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông Bắc và Tây
Nam theo 2 mùa:

+ Mùa khô: Gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc độ bình quân
3,5m/s.
+ Mùa mưa: Gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam, tốc độ bình quân 3,2 m/s.
Khí hậu theo hai mùa: mưa - khô
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
I.2.2. Điều kiện xã hội
1. Dân số và lao động:
Dân số của tỉnh hiện nay có hơn 820 ngàn dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu
số của tỉnh chiếm 20% dân số, bao gồm 41/54 dân tộc anh em của Việt Nam.

Trang 22


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

2. Giao thông, Cơ sở hạ tầng:
Tỉnh Bình Phước có vị trí địa lý và đường giao thông tương đối thuận lợi, có xa
lộ Bắc Nam và đường sắt xuyên Á đi qua, không cách xa trung tâm TP.HCM; có thị
trường rộng lớn của vùng Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung và các nước khu vực
Đông Nam Á.
Thị xã Đồng Xoài cách thành phố Hồ Chí Minh 110km, là cửa ngõ cầu nối của
vùng với vùng Tây Nguyên và vương quốc Campuchia.
Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh tương đối hoàn chỉnh với tổng số đường
bộ trên địa bàn tỉnh đã tăng lên 402 tuyến, trong đó có 2 tuyến quốc lộ do Trung Ương
tỉnh lộ do Tỉnh quản lý và 387 tuyến do huyện thị quản lý. Với tổng chiều dài đường
giao thông là 3.709km, trong đó đường bê tông nhựa 9 tuyến/229,36km, chiếm 6,18%,
đường láng nhựa 42 tuyến/675,83 km, chiếm 18,22%, đường cấp phối sỏi đỏ là 169

tuyến/2.071,61 km chiếm 55,85% còn lại là đường đất, cầu bê tông, cầu sắt, cầu dã
chiến.
Một số đường huyết mạch nối với vùng kinh tế trọng điểm và Vương Quốc
Campuchia:
+ Quốc lộ 14 nối Tây Nguyên (đường Trường Sơn công nghiệp hoá) qua Bình
Phước về Thành phố Hồ Chí Minh với 112.70km là đường bê tông nhựa. Quốc lộ 13
từ Thành Phố Hồ Chí Minh đi Bình Phước. Điểm đầu từ cầu Tham Rớt (ranh tỉnh Bình
Dương) đến điểm cuối là cửa khẩu Hoa Lư (ranh Vương quốc Campuchia).
3. Kinh tế:
Trong những năm qua Bình Phước có nhiều chuyển biến tích cực trong mọi lĩnh
vực, đã định hướng phát triển kinh tế xã hội phù hợp với định hướng phát triển Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, đảm bảo tính bền vững – từ đó chú trọng vấn đề bảo vệ
môi trường. Điều này đã giúp tỉnh Bình Phước có những thành tựu rất đáng khích lệ.
Tỉnh đã khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ để phát triển công nghiệp chế
biến: cao su thành phẩm, nhân hạt điều, tinh bột sắn… Sau 10 năm, giá trị sản xuất
công nghiệp tăng 15,51 lần, bình quân mỗi năm tăng 35,61%, tỉ trọng công nghiệp
(không kể xây dựng) trong GDP tăng từ 2,43% (năm 1997) lên 15,37% (năm 2006).
Nhờ có các con sông lớn mà Bình Phước đã xây dựng được nhiều công trình thủy
điện: thủy điện Thác Mơ (150 MW), thủy điện Cần Đơn (72 MVA) và một số thủy
điện đang thi công khác.
− GDP năm 2006 tăng gấp 2,94 lần năm 1997,
− Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1997-2006: 12,75%/năm
− Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 18,50% (2006), dịch vụ 27,99% (2006) và nông Lâm nghiệp 53,51% (2006).
− Thu nhập của nhân dân không ngừng được nâng lên. GDP bình quân đầu
người/năm: 197USD (năm 1997), 469USD (năm 2006), 618 USD (năm 2007).
4. Du lịch:
Là điểm dừng chân của các Tour du lịch từ vùng phía Bắc xuống – nhiều tour du
lịch đã được du khách công nhận như:


Trang 23


Ngành Công nghệ Địa chính

SVTH: Huỳnh Phước Toàn

Tour du lịch: Căn cứ Tà Thiết – Nhà giao tế Lộc Ninh – Thác số 4. Tour Đồng
Xoài – Trảng Cỏ - cụm thác trên sông Đồng Nai. Tour Đồng Xoài – Trảng Cỏ - Thác
Voi – sóc Bombo. Đặc biệt với nhiều tour du lịch về nguồn, di tích lịch sử với nhiều
chương trình tiết mục nghệ thuật của đồng bào dân tộc đặc sắc.
5. Hành chính:
Đơn vị hành chính có 08 huyện - thị, 99 xã, phường, thị trấn (86 xã, 5 phường, 8
thị trấn);
Trung tâm hành chính: thị xã Đồng Xoài.
I.3.Nguồn tư liệu của đề tài nghiên cứu
− Bản gốc chỉnh sửa là bản đồ được thành lập bằng phương pháp toàn năng năm
1997 tại Công ty Trắc địa Bản đồ số 3; chụp ảnh bằng máy bay tháng 1 năm 1991; đo
vẽ ngoại nghiệp năm 1997; địa danh, địa giới hành chính vẽ theo tài liệu bản đồ
364/CT tỉ lệ 1:50000 do tỉnh cung cấp tháng 6 năm 1998; hệ tọa độ Quốc gia VN2000.
− Báo cáo kỹ thuật đo GPS khống chế ảnh vệ tinh tỉnh Bình Phước.
− Ảnh vệ tinh Spot 5 tổ hợp màu PAN + XS, xử lý mức 3 Elipsoid WGS 84, lưới
chiếu UTM. Hệ tọa độ , độ cao quốc gia VN2000, số hiệu cảnh 276-327, 7/12/2003.
I.4.Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện
I.4.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng ảnh vệ tinh SPOT 5 có độ phân giải 2,5 m, phục
vụ cho công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình mảnh C-48-10-D-d tỉ lệ 1:25000 thuộc khu
vực Thị Xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước. Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể
hiện qua các bước sau:
6. Thành lập bình đồ ảnh vệ tinh.

7. Lập bản gốc chỉnh sửa.
8. Điều vẽ ảnh vệ tinh.
9. Số hóa bản đồ địa hình bằng phần mềm Microstation.
10. Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và giao nộp thành quả.
I.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng các phương pháp sau:
− Phương pháp số kết hợp với phương pháp tương tự: Khi thành lập bình đồ
ảnh vệ tinh thực hiện bằng phương pháp số, khâu điều vẽ, chỉnh sửa bản góc hiện
chỉnh thực hiện bằng phương pháp truyền thống (bằng mắt và bằng tay).
− Phương pháp trắc GPS: sử dụng máy đo GPS có độ chính xác cao để đo
điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp.
− Phương pháp bản đồ: là phương pháp thể hiện kết quả nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu không bằng bản đồ nhằm phản ánh và minh họa kết quả nghiên cứu.
− Phương pháp viễn thám: ứng dụng ảnh vệ tinh SPOT 5 độ phân giải 2,5m
để phục vụ cho công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình.
− Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người có
kinh nghiệm, hiểu biết về địa bàn nghiên cứu cũng như trong lĩnh vực dùng ảnh vệ
tinh hiện chỉnh bản đồ địa hình.
Trang 24


×