Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

TÌM HIỂU CÔNG THỨC PHỐI TRỘN và QUY TRÌNH PHÂN TÍCH một số CHỈ TIÊU CHÍNH của sữa rửa mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.75 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & VẬT LIỆU
---------------o0o---------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

TÌM HIỂU CÔNG THỨC PHỐI TRỘN VÀ QUY
TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH
CỦA SỮA RỬA MẶT

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy
SVTH: Hồ Thủy Tiên
MSSV:

Tp Hồ Chí Minh, Tháng 11/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & VẬT LIỆU
---------------o0o---------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

TÌM HIỂU CÔNG THỨC PHỐI TRỘN VÀ QUY
TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH
CỦA SỮA RỬA MẶT

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy
SVTH: Hồ Thủy Tiên


MSSV:

2


Tp Hồ Chí Minh, Tháng 11/2017

3


LỜI CẢM ƠN
Để đồ án này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
bạn bè, thầy cô và cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép em được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp
đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đồ án.
Trước hết em xin gửi tới các thầy cô Khoa Công Nghệ Hóa Học trường
Đại học Công nghiệp Thực Phẩm lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm
ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay
em đã có thể hoàn thành đồ án.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo – giảng viên Lê
Thị Hồng Thúy đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này
trong thời gian qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp
Thực Phẩm, Khoa Công Nghệ Hóa Học, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực
tiếp và gián tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đồ án.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh
viên, đồ án này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý
thức và kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!


4


MỤC LỤC

5


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

6


LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, con người luôn có nhu cầu làm đẹp. Ngày nay, khi kinh tế - xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao. Các bước làm
đẹp ngày càng nhiều hơn và được chăm chút nhiều hơn. Các bước làm đẹp cơ bản gồm
có: làm sạch da, lotion, dưỡng ẩm, serum, mặt nạ,… Trong đó, bước quan trọng nhất là
làm sạch da, vì khi làn da không được sạch sẽ thì khi thực hiện các bước tiếp theo sẽ
không còn hiệu quả nữa.
Vì vậy, việc tìm hiểu về sữa rửa mặt là vô cùng quan trọng. Đề tài “Tìm hiểu công
thức phối trộn và quy trình phân tích một số chỉ tiêu chính của sữa rửa mặt” được thực
hiện với các nội dung sau:
1. Tổng quan về sữa rửa mặt
2. Một số công thức phối trộn và chỉ tiêu chính của sữa rửa mặt
3. Kiểm định chất lượng sản phẩm sữa rửa mặt


7


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ MỸ PHẨM VÀ CÁC LOẠI DA
1.1.1. Tổng quan về mỹ phẩm [15]
Mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi
diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho
mặt và tóc. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học; một số xuất phát từ nguồn
gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp. Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm
có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa
dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc (gel vuốt tóc, gôm xịt tóc,...), nước hoa. Mỹ
phẩm thường được thoa lên mặt để làm nổi bật diện mạo nên còn được gọi là đồ trang
điểm hay đồ hóa trang.
Tại Hoa Kỳ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), kiểm soát mỹ phẩm,
định nghĩa mỹ phẩm là "chất dùng để bôi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm,
tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc
chức năng của cơ thể". Định nghĩa rộng này bao gồm bất kỳ chất liệu nào được sử dụng
làm thành phần của một sản phẩm mỹ phẩm. FDA đặc biệt loại trừ xà phòng khỏi danh
mục này.
1.1.2. Tổng quan về các loại da
1.1.2.1. Sơ lược về da [2]
Da là một lớp mỏng bao quanh cơ thể có cấu trúc phức tạp và có những chức năng sau:
+ Bảo vệ cơ thể chống lại sực xâm nhập của vi khuẩn và các chất hóa học của
môi trường xung quanh; các tác nhân lý học làm hại cơ thể; sự thoát hơi
nước của cơ thể.

+ Cảm giác.
+ Điều hòa nhiệt độ của cơ thể.
Cấu trúc da:
Da gồm 3 lớp: lớp biểu bì (lớp ngoài cùng tiếp xúc với môi trường), hạ bì và mô
dưới da. Riêng lớp biểu bì lại gồm 5 lớp xếp lên nhau, trên cùng là lớp sừng gồm các tế
bào chết, lipid – chất béo cùng với Natural Moisturzing Factor (NMF) (tạm dịch: Nhân tố
tạo ẩm tự nhiên) và tuyến mồ hôi , hòa vào nhau thành một hỗn hợp. Hỗn hợp này sẽ giữ
nước, nhờ đó da được căng, phẳng, mềm mọng. Ngoài ra chúng còn bao phủ lớp tế bào
sừng, nhằm ngăn chặn việc thoát hơi nước, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập tạo nên bề

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 8


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

mặt da căng bóng mịn. Chính vì thế nó được gọi là lớp màng ẩm của da (moisture
barrier).

Hình 1.1.1.1.1.1. Cấu tạo da và thành phần các lớp mỡ
1.1.2.2. Các loại da [6][7]
Da được chia thành 4 loại dựa trên tỷ lệ dầu và nước trong da bao gồm: da thường,
da khô, da dầu và da hỗn hợp. Ngoài ra nhiều người còn cho rằng có loại da nhạy cảm
song đó chỉ là đặc tính của da mà thôi. Da nhạy cảm thường mỏng, yếu, dễ bị tổn
thương và kích ứng với mỹ phẩm cũng như môi trường.
Để xác định loại da của mình, ngoài cách tới các cơ sở chăm sóc da chuyên nghiệp
để soi và làm xét nghiệm da thì các bạn cũng có thể tự xác định loại da của mình.

Hãy dành ra một ngày để mặt mộc hoàn toàn, không dùng kem dưỡng, mỹ phẩm.
Khi thức dậy bạn chỉ cần rửa mặt bằng sữa rửa mặt thật sạch sau đó đến trưa (hoặc sau 6
tiếng) bạn theo dõi các biểu hiện trên da ứng với loại da nào ở bảng dưới đây để nhận biết
loại da của mình.

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 9


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Hình 1.1.1.1.1.1. Bốn loại da cơ bản: da khô, da thường, da hỗn hợp, da dầu (nhờn)
Da thường:
Là loại da tự có sự cân bằng tốt giữa lượng dầu và lượng nước. Đây là loại da khá
lý tưởng, không khô và cũng không bị nhờn, thường luôn mềm mại, mịn màng, lỗ chân
lông nhỏ, co giãn tốt, ít nếp nhăn, ít bị mụn.

Hình 1.1.2.2.1.1. Bề mặt da thường
Dấu hiệu nhận biết:
-

Không khô, cũng không dầu. Cảm giác thoải mái.
Tỉ lệ dầu - nước trên da khá cân bằng.
Rất ít hoặc không có khuyết điểm.
Lỗ chân lông hầu như không thể nhìn rõ.

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy


Page 10


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

-

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Không quá nhạy cảm với các sản phẩm mới thử.

Da dầu:
Là loại da sản sinh quá nhiều dầu. Sự sản sinh quá độ này còn được gọi là sự bài
tiết bã nhờn dư thừa. Do tuyến bã hoạt động mạnh nên thường xuyên bị nhờn, da có vẻ
dày, lỗ chân lông to.
Các tuyến nhờn một mặt giúp da mềm mại nhưng lại khiến da dễ bị bám bụi, ngoài
ra chất nhờn dư thừa còn làm tắc lỗ chân lông, là nguyên nhân chính khiến da dễ bị nổi
mụn trứng cá và mụn bọc.

Hình 1.1.2.2.1.2. Bề mặt da dầu (nhờn)
Dấu hiệu nhận biết:
-

Dầu khắp mọi nơi. Lúc nào cũng có cảm giác nhờn và bóng.
Bề mặt thường xuyên bóng nhờn.
Da thiếu nước khiến dầu tiết ra nhiều hơn.
Lỗ chân lông giãn nở rộng.
Dễ có nhiều mụn đầu đen, các loại mụn & khuyết điểm khác.


Da khô:

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 11


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Là loại da sản sinh ít dầu hơn da thường. Đó là kết quả của sự thiếu hụt dầu, da
khô thiếu lipids mà nó cần để có thể duy trì độ ẩm và xây dựng tấm chắn bảo vệ da khỏi
ảnh hưởng từ bên ngoài.
Da khô ráp, hơi sần sùi, hơi rát khi rửa mặt, vào giữa ngày da có thể xuất hiện vảy
nhỏ. Vì tuyến nhờn hoạt động kém nên da thiếu khả năng giữ ẩm tự nhiên, dễ bị nứt nẻ.
Da khô ít bị nổi mụn và lỗ chân lông rất nhỏ, nhưng lại rất dễ xuất hiện nếp nhăn khi
cười.
Dấu hiệu nhận biết:
-

Khô, khó chịu, căng, chặt, cảm giác không thoải mái.
Cảm giác căng, chặt, không thoải mái, hơi ngứa, đặc biệt là sau khi rửa
mặt.
Trang điểm dễ bị mốc.
Thường nhạy cảm hơn bình thường.
Lỗ chân lông nhỏ, không đáng kể.
Các nếp nhăn có xu hướng nhìn rõ hơn.

Hình 1.1.2.2.1.3. Bề mặt da khô

Da hỗn hợp:
Là sự kết hợp giữa các loại da khác nhau, như chính tên gọi của nó. Da có chỗ thì
khô, chỗ thì nhờn, thường là khô ở hai bên má, nhưng lại bị nhờn ở vùng trán, mũi và cằm

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 12


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

(vùng chữ T). Vào giữa ngày vùng T hay bị bóng lưỡng. Da hỗn hợp cũng dễ bị mụn và lỗ
chân lông to.

Hình 1.1.2.2.1.4. Bề mặt da hỗn hợp
Dấu hiệu nhận biết:
-

Má khô, trán dầu, một số khu vực lại bình thường.
Tỉ lệ dầu và nước phân bố không đều.
Có khuyết điểm trên da nhưng không quá nhiều.
Những vùng dầu thường có lỗ chân lông giãn nở to hơn, dễ cómụn đầu đen
hoặc sợi bã nhờn.
Độ nhạy cảm vừa phải.
Có 2 loại da hỗn hợp chính là hỗn hợp thiên dầu (diện tích vùng da bị dầu
lớn hơn những vùng còn lại, nhất là có nhiều dầu ở vùng chữ T) và hỗn hợp

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy


Page 13


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

thiên khô (diện tích vùng da khô lớn hơn những vùng còn lại, thường chỉ có
dầu ở vùng chữ T, 2 bên má khô).
1.2. TỔNG QUAN VỀ SỮA RỬA MẶT [7]
Nhắc đến sữa rửa mặt nhiều người sẽ nghĩ nó thật nhàm chán, đơn giản lúc nào
cũng nói đi nói lại. Nhưng sự thật là có rất nhiều người sai lầm vì không bỏ thời gian và
công sức ra để lựa chọn một loại sữa rửa mặt phù hợp với bản thân. Việc lựa chọn đúng
và sử dụng một loại sữa rửa mặt tốt nên là bước đầu tiên của quá trình chăm sóc da của
bất cứ ai. Một loại sữa rửa mặt cơ bản sẽ hoàn thành được các nhiệm vụ sau đây: làm sạch
bụi bẩn, giúp loại bỏ lớp trang điểm hay kem chống nắng ở trên da, giúp da thong thoáng,
sạch sẽ và giúp các bước dưỡng và đặc trị sau đó thẩm thấu hoạt động tốt hơn.
Việc khó khăn của nhiều người khi đi chọn sữa rửa mặt đó chính là có quá nhiều
thương hiệu sản phẩm khác nhau khiến họ cảm thấy phân vân không biết đâu là lựa chọn
tốt nhất. Và sau đây là những điểm lưu ý chung mà bạn cần tham khảo khi tìm hiểu về sữa
rửa mặt nào phù hợp cho da của mình.
Công thức sữa rửa mặt cho da khô nên hướng đến loại có khả năng:
-

Có thành phần bổ sung ẩm, cấp ẩm cho da tối thiểu: chiết xuất tinh dầu, ...
Mang tính chất dịu nhẹ, khả năng tẩy vừa đủ, không quá mạnh khiến da mất
hẳn đi lớp dầu tự nhiên dưỡng da.
Chọn công thức dạng kem (cream) hoặc creamy cleanser sẽ phù hợp hơn với da
khô.


Công thức sữa rửa mặt phù hợp cho da nhờ nên có:
-

-

Tuyệt đối không chọn dạng sữa rửa mặt xà bông cục cho da nhờn, vì nó sẽ phá
vỡ hệ cân bằng pH và độ dầu trên da, khiến da khô quá và cũng dễ nổi mụn
hơn.
Thành phần có chứa đất sét là gợi ý tốt để có thể hút bớt nhờn một cách êm dịu
và loại bỏ được bụi bẩn tốt nhất cho da dầu.
Nên chọn công thức dạng bọt (foam cleanser), hoạt động lớp bọt vừa đủ trong
động tác massage dịu nhẹ sẽ loại bỏ được dầu nhờn dư thừa ở mức ổn định vừa
đủ, làm sạch da an toàn nhất.

Da nhạy cảm thực tế chỉ "khó chiều" chứ không hẳn là không khắc phục được, đối
với việc chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da nhạy cảm hãy lưu ý:

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 14


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

-

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Nên hướng đến công thức dạng gel, ít tạo bọt để sử dụng nhằm tránh kích ứng

da.
Không chứa các thành phần hương liệu như tạo mùi, tạo màu,... vì chúng
thường dễ khiến da bị mẫn cảm hơn.
Hãy sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành riêng cho loại da nhạy cảm (theo đề
xuất ghi trên bao bì sữa rữa mặt của nhà sản xuất).
Công thức nên thuộc dạng tẩy rửa dịu nhẹ, không quá mạnh vì điều này dễ làm
da kích ứng đỏ.
Nên dùng thử và trải nghiệm trước, nếu công thức khiến bạn bị căng và khô,
thử giảm liều lượng sử dụng xuống để làn da thích ứng từ từ chậm rãi.

Thực ra da hỗn hợp là khó xử lý nhất trong các loại da, bởi lẽ nó mang tính kết hợp
của da khô ở 2 bên má, cằm và dầu nhờn ở vùng T-zone (vùng mũi). Đã đến lúc bạn cần
đến lời khuyên từ nhà sản xuất sữa rửa mặt đó là lựa chọn một công thức có đề xuất dành
riêng cho da hỗn hợp hoặc nếu có điều kiện, hãy sử dụng phối hợp công thức sữa rửa mặt
cho da nhờn dạng bọt vào ban ngày để hạn chế dầu nhờn vùng chữ T và công thức sữa rửa
mặt cho da khô dạng cream vào ban đêm để bổ sung ẩm cho vùng cằm, 2 bên má.

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 15


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ CÔNG THỨC PHỐI TRỘN VÀ CHỈ
TIÊU CHÍNH CỦA SỮA RỬA MẶT
2.1. NGUYÊN LIỆU PHỐI TRỘN
2.1.1. Nguyên liệu thường dùng trong công nghiệp [1][4]

Cồn isopropyl (70%): là một chất dưỡng ẩm da có tính làm mềm, có thể được
dùng như một chất tạo độ nhớt trong quá trình điều chế.
Long não tổng hợp (dược điển Mỹ)
Cholesterol: một chất làm ẩm và làm mềm da hoạt động như một chất nhũ tương
hóa mạnh trong môi trường nước trong dầu. Cholestrol là chất béo giống chất được tìm
thấy trong mô động thực vật. nó cũng cho thấy trong sự bài tiết của tuyến tiết bã nhờn, do
vậy, nó là một thành phần của chất béo trên bề mặt da. Nó được coi là nguyên liệu thô
không gây nổi mụn. Đôi khi, nó có thể được chiết xuất từ sáp len cừu.
Kali stearate: một axit béo được sử dụng như một chất chống thấm nước. Một
trong các muối natri của axit béo ít gây kích ứng nhất. Không gây kích ứng cho da.
Cồn stearyl: sử dụng trong các công thức mỹ phẩm nhờ vào hoạt tính nhũ hóa,
chống tạo bọt và bôi trơn. Ancol stearylic cũng là một chất tạo độ nhớt và là nhân tố kiến
tạo. Đây là một ancol no có độ tinh khiết cao.
Nước
2.1.2. Nguyên liệu làm tại nhà [7][8]
Táo: giúp chống lão hóa, làm trắng và mịn da
Ngoài ra, có thể thay thế bằng cách loại trái cây khác, giàu vitamin và dưỡng chất.
Mật ong giúp làm giảm lượng dầu và vi khuẩn trên da mà không làm da bị khô
hay mất nước.
Dầu ô liu với tính giữa ẩm vượt trội cho da khô sẽ giúp làn da được giữ ẩm và tang
khả năng giữ nước cho da.
Sữa chua nhẹ nhàng làm sạch da và là một nguyên liệu đặc biệt để điều trị lão hóa
da. Acid lactic trong sữa chua giúp tẩy tế bào chết và giúp kích thích tái tạo da mới.
Dầu dừa rất tuyệt cho da, giúp dưỡng ẩm tốt cho da.

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 16



Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Than hoạt tính còn được mệnh danh là chất phụ gia hấp thu độc chất và tống
chúng ra khỏi cơ thể do đó nó có khả năng tẩy sạch các chất gây hại trên da mặt.
Baking soda: cân bằng da và cung cấp muối cho da
2.2. QUY TRÌNH PHỐI TRỘN
2.2.1. Quy trình tổng quát
Nguyên liệu

Khuấy trộn

Thêm nước, vitamin, hương liệu

Đóng gói sản phẩm

Sản phẩm

Hình 2.2.1.1.1.1. Sơ đồ quy trình tổng quát
2.2.2. Quy trình phối trộn 1 [1]
Với tỷ lệ cồn : long não : nước là 18 : 1 : 18.
B1: Thái nhỏ và nghiền vụn long não.
B2: Hòa tan từ từ với cồn isopropyl (70%).

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 17



Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

B3: Thêm từ từ vào hỗn hợp nước.
B4: Có thể thêm vào một ít vitamin và hương liệu thích hợp.
B5: cho sản phẩm và lọ có nắp kín để bào quản
2.2.3. Quy trình phối trộn 2 [1]
Chuẩn bị cholesterol : cồn stearyl : kali stearate: nước theo tỷ lệ 13 : 20 : 30 : 1937
B1: Trộn đều cholesterol và cồn stearyl
B2: thêm vào hỗn hợp trên kali stearate.
B3: pha loãng dung dịch bằng nước.
B4: thêm vitamin và hương liệu phù hợp.
B5: cho sản phẩm và lọ có nắp kín để bào quản
2.2.4. Một số quy trình làm tại nhà
2.2.4.1. Sữa rửa mặt từ táo dành cho da khô [7]
Chuẩn bị táo : sữa chua : mật ong : dầu oliu với tỷ lệ 2 : 1 : 2 : 2
B1: Lấy táo gọt sạch vỏ, thái nhỏ, cho vào máy xay
B2: thêm vào sữa chua, mật ong, dầu oliu
B3: xay cho đến khi tạo thành hỗn hợp dạng kem lỏng
B4: cho sản phẩm và lọ có nắp kín để bào quản
2.2.4.2. Sữa rửa mặt tại nhà bằng than hoạt tính [8]
Chuẩn bị dầu dừa : than hoạt tính : baking soda với tỷ lệ 1 : 2 : 1
B1: chuẩn bị nguyên liệu theo tỷ lệ
B2: trộn đều tất cả nguyên liệu lại với nhau
B3: cho sản phẩm vào lọ có nắp kín để bảo quản

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 18



Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

2.3. BẢNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SỮA RỬA MẶT [10]
Bảng 2.3.1.1.1.1.1. Các chỉ tiêu về ngoại quan, cảm quan
Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Trạng thái

Lỏng sánh, đồng nhất; không tách lớp, phân tầng, kết tủa,
biến màu, thay đổi độ đâm đậm đặc khi thay đổi nhiệt độ từ
100C đến 450C.

2. Màu
Dễ chịu, đặc trưng cho từng sản phẩm
3. Mùi
Bảng 2.3.1.1.1.1.2. Các chỉ tiêu về hóa lý
Tên chỉ tiêu

Mức chất lượng

1. Hàm lượng chất hoạt động bề mặt, tính bằng phần trăm
khối lượng, không nhỏ hơn
2. pH dung dịch 1%


10
4–8

3. hàm lượng asen tính bằng mg/kg, không lớn hơn

1

4. Hàm lượng kim loại nặng, tính theo chì, bằng mg/kg ,
không lớn hơn

2

5. Độ kích ứng da

Không đáng kể

6. Hàm lượng nước, tính bằng phần trăm
7. Hàm lượng glyxerin, tính bằng %, không lớn hơn
Bảng 2.3.1.1.1.1.3. Các chỉ tiêu về vi sinh
Vi khuẩn và nấm mốc

40 ÷ 50
15
Mức chất lượng

1. Vi khuẩn staphylococcus aureus, candida albicans và
pseudomonas aeruginosa

Không được phép


2. Tổng số nấm mốc sống lại được, tính bằng số lượng trong
một gam mẫu, không được lớn hơn

100

3. Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được, tính bằng số
lượng trong một gam mẫu, không được lớn hơn

1000

4. Tổng số Enterobacteria và các vi khuẩn Gram âm khác,
tính bằng số lượng trong một gam mẫu, không được lớn
hơn

10

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 19


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

CHƯƠNG 3. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SỮA
RỬA MẶT
 Quy định chung:
 Hoá chất dùng để phân tích là loại TKPT hoặc TKHH
 Nước cất sử dụng theo TCVN 4851 - 89 (ISO 3696-1987);

 Cân phân tích, có độ chính xác tối thiểu 0,001g.
3.1. CHỈ TIÊU NGOẠI QUAN, CẢM QUAN [10]
3.1.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 5454 : 1999 và TCVN 5491 : 1991 với
lượng mẫu trung bình tối thiểu là 1000g.
Mẫu thí nghiệm được cho vào bình sạch, khô, có nút kín, ngoài bình có nhãn ghi:
– Tên sữa rửa mặt
– Tên nơi sản xuất
– Ngày sản xuất
– Ngày và nơi lấy mẫu
3.1.2. Đánh giá ngoại quan, cảm quan
Lấy khoảng 200g mẫu vào cốc thuỷ tinh 500ml. Dùng mắt để quan sát mẫu, cần
tiến hành ở nơi có đủ ánh sáng, tránh ánh sáng trực tiếp, không có mầu sắc khác ở gần và
không có mùi lạ. Quan sát các đặc tính sau:
- Trạng thái: Mô tả trạng thái quan sát được, đặc biệt lưu ý về tính đồng nhất
của sản phẩm. Mầu sắc: Mô tả mầu sắc quan sát được.
- Mùi: Mô tả mùi cảm nhận được.
- Thử mẫu ở nhiệt độ nhỏ hơn 100C : Lấy khoảng 200g mẫu vào cốc thuỷ tinh
dung tích 250ml và đặt ở bình ổn nhiệt 100C. Sau 24 giờ mẫu đạt ở nhiệt độ
này, lấy ra quan sát.
- Thử mẫu ở nhiệt độ lớn hơn 450C : Lấy khoảng 200 g mẫu vào cốc thuỷ tinh
dung tích 250ml và đặt ở bình ổn nhiệt 450C. Sau 24 giờ mẫu đạt ở nhiệt độ
này, lấy ra quan sát.
Đánh giá mẫu thử theo các yêu cầu ở bảng 2.1.
3.2. CHỈ TIÊU HÓA LÝ

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 20



Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

3.2.1. pH dung dịch [10]
3.2.1.1. Nguyên tắc
H2 hấp phụ trên dây Pt nhúng trong dung dịch acid có hoạt độ chuẩn
Giá trị pH:
+ pH = 7: môi trường trung tính
+ pH < 7: môi trường acid
+ pH > 7: môi trường bazo
3.2.1.2. Dụng cụ:
+ Máy đo pH
+ Cốc thủy tinh 100ml, bình định mức 100ml
3.2.1.3. Tiến hành đo
Chuẩn bị mẫu:
Cân khoảng 2g mẫu chính xác tới 0,001g vào cốc thủy tinh 100ml. Hòa tan mẫu
bằng một ít nước cất rồi chuyển dung dịch vào bình định mức 100ml. Tráng rửa cốc, dồn
toàn bộ dịch rửa vào bình. Thêm nước cất tới vạch. Lắc kỹ.
Tiến hành đo:
Đặt đầu điện cực vào dung dịch mẫu tiến hành xác định pH của dung dịch theo
phương pháp đo điện thế.
3.2.2. Xác định hàm lượng nước [9]
3.2.2.1. Nguyên tắc
Dùng phương pháp sấy mẫu trong tủ sấy ở điều kiện nhiệt độ ổn định đến khối
lượng không đổi.
3.2.2.2. Dụng cụ
+ Tủ sấy có khoảng nhiệt độ điều chỉnh từ 0 đến 2500C;
+ Chén cân có nắp Φ = 4cm

3.2.2.3. Tiến hành xác định
2 gam mẫu sữa rửa mặt với độ chính xác 0,0002g vào chén cân có khối lượng
không đổi. Đem sấy trong tủ sấy có nhiệt độ 100 – 105 oC trong 3 giờ. Lấy mẫu ra, để

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 21


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm 30 phút. Cân mẫu và lặp lại quá trình sấy và
cân (mỗi lần sấy sau thời gian sấy mẫu là 1 giờ) đến khi đạt khối lượng không đổi.
3.2.2.4. Tính kết quả
Hàm lượng nước (X2) tính bằng % theo công thức

Trong đó:
m1– khối lượng mẫu trước khi sấy tính bằng gam;
m2– khối lượng mẫu sau khi sấy tính bằng gam;
m – khối lượng mẫu cân, tính bằng gam.
3.2.3. Xác định hàm lượng glyxerin [10]
3.2.3.1. Nguyên tắc
Dựa vào phản ứng oxy hóa khử của glyxerin với kali periodat trong môi trường
axit. Lượng periodat dư tác dụng với kali iodua giải phóng iod. Định lượng iod mới sinh
bằng natri thiosunfat … ra hàm lượng glyxerin.
3.2.3.2. Dụng cụ và thuốc thử
+
+

+
+
+
+

Bếp cách thủy
Acid clohidric d = 1,11 và dung dịch 1/1
Natri thiosunfat dung dịch 0,1N
Kali periodat, dung dịch 0,1N
Kali iodua, dung dịch 10%
Hồ tinh bột, dung dịch 1%

3.2.3.3. Tiến hành
Cân khoảng 1g mẫu sữa rửa mặt với độ chính xác 0,0002g vào 1 cốc thủy tinh
250ml. Thêm 5ml dung dịch axit clohydric 1/1. Dùng đũa thủy tinh dầm mẫu và đun nhẹ
trên bếp cách thủy cho mẫu tan hoàn toàn. Để nguội chuyển mẫu vào bình định mức
500ml. Dùng nước cất tráng rửa cốc nhiều lần, dồn toàn bộ nước tráng vào bình. Thêm
nước cất đến vạch. Lắc đều.
Dùng pipet hút chính xác 25ml dung dịch trên cho vào bình nón nút nhám 250ml.
Thêm chính xác 25ml dung dịch kali periodat, lắc đều mẫu, để yên trong 15 phút. Lấy
mẫu ra cho thêm 20ml dung dịch axit clohydric 1/1, 20ml dung dịch kali iodua. Lắc tròn,
đậy nút, để yên trong bóng tối 5 phút. Sau đó dùng nước cất tráng từ cổ bình xuống. Dùng
GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 22


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học


dung dịch natri thiosunfat 0,1N chuẩn độ cho đến khi dung dịch có màu vàng nhạt. Thêm
1ml dung dịch hồ tinh bột 1% và tiếp tục chuẩn độ đến khi mất màu xanh của dung dịch.
Đồng thời tiến hành một mẫu trắng song song với lượng dung dịch kali periodat
đúng 25ml và những điều kiện như mẫu xác định.
3.2.3.4. Tính kết quả
Hàm lượng glyxerin (X) tính bằng % theo công thức

Trong đó:
V1– thể tích dung dịch natri thiosunfat 0,1N tiêu tốn khi chuẩn mẫu trắng, tính
bằng ml;
V2– thể tích dung dịch natri thiosunfat 0,1N tiêu tốn khi chuẩn mẫu thử, tính bằng
ml;
m – khối lượng mẫu thử, tính bằng gam;
0,002302 – lượng glyxerin tương ứng với 1 ml dung dịch natri thiosunfat 0,1N,
tính bằng gam.

3.2.4. Xác định hàm lượng chì [10]
3.2.4.1. Nguyên tắc
Các ion kim loại nặng tạo với dung dịch natri sunfua kết tủa mầu đen hay nâu
trong môi trường axit axetic pH= 3,5 - 4. So sánh màu của dung dịch mẫu với mầu của
dung dịch chuẩn chì.
3.2.4.2. Hóa chất và thuốc thử
– Axit sunfuric, d = 1,84;
– Axit clohidric, d = 1,19;
– Axit nitric, d = 14,3;
– Axit axetic, dung dịch 30 % và (1 + 15);
– Natri sunfua, dung dịch 2 %;
– Amoniac, dung dịch 25% và (1 + 2);


GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 23


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

– Dung dịch chì tiêu chuẩn A,1mg/ml, chuẩn bị theo TCVN1056 - 86;
– Dung dịch chì tiêu chuẩn B, 0,010mg/ml, lấy 10ml dung dịch A cho vào bình
định mức 1000 ml, định mức tới vạch bằng nước và lắc kỹ;
– Dung dịch chì tiêu chuẩn C, 0,0001mg/ml, lấy 10ml dung dịch B cho vào bình
định mức 1000 ml, định mức tới vạch bằng nước và lắc kỹ;
– Dung dịch B và C chỉ pha trước khi dùng.
3.2.4.3. Dụng cụ
– Ống so màu Nessler 50ml;
– Bình định mức dung tích 100ml, 1000ml.
3.2.4.4. Cách tiến hành
Chuẩn bị dung dịch thử
Cân khoảng 10g mẫu (chính xác đến 0,01g) vào bình tam giác chịu nhiệt dung tích
250ml. Thêm 10ml axit sunfuric đặc và đun nhẹ trên bếp điện, sau đó tăng dần nhiệt độ để
mẫu cháy thành dung dịch sánh mầu nâu đen. Để nguội dung dịch và thêm dần từng giọt
khoảng 5 ml axit nitric đặc và tiếp tục đun sôi nhẹ đến khi dung dịch trở thành trong suốt.
Để nguội dung dịch và tráng thành bình bằng khoảng 20ml nước cất, thêm 5ml dung dịch
axit axetic 30%, đun sôi lại dung dịch một lần nữa. Dung dịch trong bình trong suốt,
không mầu là đạt. Để nguội chuyển dung dịch vào bình định mức dung tích 100ml, định
mức đến vạch và lắc kỹ. Dung dịch này dùng để xác định asen và kim loại nặng.
Tiến hành
Hút 10 ml dung dịch mẫu vào ống so màu Nessler. Đồng thời lấy 20ml dung dịch

tiêu chuẩn chì C vào ống so mầu khác. Trung hoà dung dịch mẫu và dung dịch tiêu chuẩn
bằng dung dịch amoniac (1 + 2) theo chỉ thị phenolphtalein đến phớt hồng. Thêm vào mỗi
ống thử 1ml axit axetic và 0,5ml dung dịch natri sunfua. Đậy nút và lắc đều. Sau 1 phút so
sánh mầu của ống dung dịch thử không được đậm mầu hơn dung dịch của ống so sánh.
Khi so sánh mầu phải nhìn từ trên xuống dưới, trên nền trắng.
3.2.5. Xác định hàm lượng asen [3]
3.2.5.1. Các thông số máy:
Qua quá trình khảo sát, kết hợp tham khảo tài liệu thiết bị, các thông số tối ưu
để phân tích arsen được chọn như sau:
Loại đèn: Cathod rỗng arsen
GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 24


Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật Hóa học

Cường độ đèn:12mA
Bước sóng: 193,7nm
Độ rộng khe sáng: 0,4nm
Tốc độ dẫn dung dịch natri borohydrid 0,5% (trong dung dịch NaOH
0,4%): 8ml/phút
Tốc độ dẫn dung dịch acid hydrocloric 4N: 8ml/phút
Tốc độ dẫn mẫu 12ml/phút
Tốc độ khí acetylen: 2,1lít/phút
Áp suất không khí nén: 160kPa
Tốc độ khí mang (Argon): 300ml/phút
3.2.5.2. Quy trình phân tích

3.2.5.2.1. Chuẩn bị mẫu
Mẫu từ mỹ phẩm
Cân chính xác khoảng 0,15 đến 0,2g mẫu vào cốc teflon dung tích 100ml,
thêm 3ml acid nitric 65%, 1ml nước oxy già 30%, để yên 1 giờ. Tiến hành vô cơ hóa
trong lò vi sóng theo chương trình nhiệt độ, công suất và áp suất như bảng 3.1
Bảng 3.2.5.2.1.1.1. Chương trình vô cơ hóa mẫu trong lò vi sóng
Giai
đoạn

Thời gian
(phút)

Nhiệt độ ( oC)

Công suất (W)

Áp suất (bar)

1

10

120

1000

20

2


5

120 – 150

1000

30

3

10

150

1000

30

4

10

150 – 200

1000

30

5


5

200

1000

30

Khi quá trình vô cơ hóa mẫu kết thúc, để nguội, chuyển cốc phá mẫu ra khỏi lò
vi sóng, mở nắp để khói trong cốc bay hết. Thêm 10ml nước trao đổi ion vào cốc, lắc
đều, lọc vào bình định mức 50ml. Tráng rửa cốc phá mẫu, giấy lọc 2 lần, mỗi lần 10ml
nước trao đổi ion, gộp dịch rửa vào bình định mức trên, vừa đủ bằng nước trao đổi
ion đến vạch, lắc đều. Hút chính xác 10ml dung dịch trên vào bình định mức 50 ml,

GVHD: ThS. Lê Thị Hồng Thúy

Page 25


×