Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ LEICA FLEXLINE TS 06 PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
MÁY TỒN ĐẠC ĐIỆN TỬ LEICA FLEXLINE TS 06
PHỤC VỤ CƠNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH

SVTH
MSSV
LỚP
KHĨA
NGÀNH

:
:
:
:

LÊ MINH KHẢI
05151010
DH05DC
2005 – 2009
Cơng Nghệ Địa Chính

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 -



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

LÊ MINH KHẢI

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ LEICA FLEXLINE TS 06
PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Đặng Quang Thịnh
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
Ký tên

………………………………

- Thaùng 7 naêm 2009 -


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin gởi lời chân thành tri ân đến cha mẹ và gia
đình, đây là nguồn động viên vô cùng to lớn cho con trong suốt quá trình
học tập.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô ở Trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, nhất là các thầy cô trong Khoa Quản lý Đất
đai & Bất động sản đã dạy dỗ truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời
gian qua, là hành trang tri thức để em vững bước vào cuộc sống. Đặc biệt
là thầy ĐẶNG QUANG THỊNH đã tận tình chỉ bảo, dẫn dắt em trong
suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn đến chú Lê Văn Minh - Tổng giám đốc,
cùng các anh, các chò trong Công ty Cổ phần Tư vấn và Vật tư Thiết Bò
Đo đạc Nam Sông Tiền đã giúp đỡ tận tình, quan tâm, chỉ bảo và đònh
hướng công việc, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu về cách sống, cách
làm việc trong thời gian thực tập tại công ty. Em cũng cảm ơn anh Đặng
Ngọc Phúc – Giám đốc kỹ thuật đã hỗ trợ em về chuyên môn trong thời
gian làm khóa luận.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ trong quá trình học
tập, cũng như đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Dù đã cố gắng hết sức nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi sai sót,
xin nhận sự được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn.
Một lần nữa xin gởi lời chúc sức khỏe đến cha mẹ, toàn thể thầy
cô, bạn bè và cô, chú, anh, chò trong công ty Nam Sông Tiền.

Sinh viên

Lê Minh Khải


TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Lê Minh Khải, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06
phục vụ công tác đo đạc địa chính
Giáo viên hướng dẫn: KS. Đặng Quang Thịnh, Bộ môn Công nghệ địa chính,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Bản đồ địa chính là một bản đồ chuyên đề kỹ thuật luôn đòi hỏi có độ chính xác
cao. Do đó trong công tác đo đạc luôn đòi hỏi phải đảm bảo độ chính xác, từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự ra đời của các máy toàn đạc điện
tử với nhiều tính năng, có độ chính xác cao, quá trình đo nhanh, tiết kiệm được nhiều
thời gian.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các máy toàn đạc điện tử vào
đo đạc địa chính và công tác kiểm định, kiểm nghiệm hiệu chuẩn máy trước khi đo đạc
nên đề tài thực hiện chủ yếu các vấn đề sau:
− Nghiên cứu, tìm hiểu các tính năng của máy Leica FlexLine TS 06 về đo
chi tiết; bố trí điểm; giao hội ngược; đo khoảng cách và chênh cao gián tiếp; đo diện
tích và thể tích; định vị công trình.
− Quá trình chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa máy toàn đạc điện tử Leica và
máy vi tính.
− Qui trình kiểm nghiệm, hiệu chuẩn máy về các yếu tố kỹ thuật như: bọt
thủy dài; bọt thủy tròn; lưới chữ thập; sai số MO; sai số 2C; bộ phận dọi tâm.
− Đo góc, cạnh nhằm kiểm tra và đánh giá độ chính xác trong tiêu chuẩn
cho phép, phù hợp với thông số nhà sản xuất và theo tiêu chuẩn qui phạm.
Từ đó ứng dụng vào công tác đo đạc lập lưới và đo vẽ chi tiết biên tập bản đồ
địa chính khu vực tỷ lệ 1: 2.000.
Đánh giá sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06.


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 1
Yêu cầu của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 1
Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 1
Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 1
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................... 2

PHẦN I: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ............................................................ 3
I.1.1. Tổng quan về trắc địa ........................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý...................................................................................... 10
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 11
I.2. Tổng quan về thiết bị toàn đạc điện tử..................................................... 11
I.2.1. Giới thiệu về máy toàn đạc điện tử .................................................... 11
I.2.2. Máy toàn đạc điện tử của một số hãng trên thế giới có ở Việt Nam.. 12
I.3. Nội dung, phương pháp và phương tiện nghiên cứu............................... 13
I.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 13
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 13
I.3.3. Phương tiện nghiên cứu ..................................................................... 13
I.3.4. Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu................................................ 14
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 15
II.1. Giới thiệu chung về máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06 ........ 15
II.1.1. Đặc tính cơ bản của máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06.... 15
II.1.2. Các ký hiệu viết tắt và các phím trong máy...................................... 17
II.1.3. Cài đặt các thông số .......................................................................... 19
II.2. Các tính năng của máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06 ........... 23
II.2.1. Quản lý dữ liệu.................................................................................. 23
II.2.2. Các chương trình ứng dụng trong máy
toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06 .................................................................... 25
II.3. Chuyển đổi dữ liệu .................................................................................... 41
II.3.1. Cài đặt lệnh chuyển đổi trong máy đo .............................................. 41
II.3.2. Trút số liệu từ thiết bị đo đạc sang máy tính .................................... 43
II.3.3. Nhập số liệu từ máy tính vào máy toàn đạc...................................... 45
II.4. Kiểm nghiệm máy toàn đạc điện tử ........................................................ 46
II.4.1. Kiểm tra bên ngoài............................................................................ 47
II.4.2. Kiểm tra kỹ thuật .............................................................................. 47
II.4.3. Đo kiểm tra góc và cạnh ................................................................... 50



II.4.4. Lập biên bản và cấp phiếu kiểm định ............................................... 52
II.5. Ứng dụng trong công tác đo đạc địa chính............................................. 52
II.5.1. Đo đạc lưới đường chuyền và đo chi tiết.......................................... 52
II.5.2. Ứng dụng thành lập bản đồ địa chính ............................................... 54
II.6. Đánh giá sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06............ 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 60
Kết luận.............................................................................................................. 60
Kiến nghị............................................................................................................ 60
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới khống chế tam giác Nhà nước.........................................5
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới giải tích .................................................................5
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu lưới khống chế độ cao Nhà nước ................................................6
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới độ cao kỹ thuật ......................................................7
Bảng 2.1: Bảng mô tả các phím nhập số liệu ................................................................19
Bảng 2.2: Thông số cài đặt màn hình 1 .........................................................................20
Bảng 2.3: Thông số cài đặt màn hình 2 .........................................................................21
Bảng 2.4: Thông số cài đặt màn hình 3 .........................................................................22
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra phương ngang....................................................................51
Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra phương đứng .....................................................................51
Bảng 2.7: Kết quả giá trị đo cạnh ..................................................................................52
Bảng 2.8: Chỉ tiêu kỹ thuật đường chuyền kinh vỹ 1, 2................................................52
CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Đường chuyền khép kín (trái) và đường chuyền phù hợp (phải) ...................8
Hình 1.2: Đường chuyền treo 2 - 1’ - 2’ .........................................................................8
Hình 1.3: Hệ thống đường chuyền kinh vĩ có điểm nút ..................................................8
Hình 2.1: Máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06 .................................................15
Hình 2.2: Cập nhật dữ liệu.............................................................................................15
Hình 2.3: Giao diện màn hình máy ...............................................................................16
Hình 2.4: Chuyển đổi dữ liệu ........................................................................................16
Hình 2.5: Các phím nhập...............................................................................................18
Hình 2.6: Miêu tả hằng số gương ..................................................................................23
Hình 2.7: Đo bố trí điểm................................................................................................28
Hình 2.8: Giao hội ngược ..............................................................................................31
Hình 2.9: Định vị công trình theo đường chuẩn ...........................................................34
Hình 2.10: Đo khoảng cách gián tiếp bằng phương pháp đa giác.................................37
Hình 2.11: Đo khoảng cách gián tiếp bằng phương pháp xuyên tâm ...........................38
Hình 2.12: Đo vẽ diện tích một khu đo .........................................................................39
Hình 2.13: Đo độ cao không với tới ..............................................................................40
Hình 2.14: Hệ thống Collimator....................................................................................48
SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát máy toàn đạc điện tử..........................................................11
Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện đề tài ............................................................................14
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm nghiệm hiệu chuẩn máy toàn đạc .......................................47
Sơ đồ 2.2: Quy trình đo vẽ chi tiết ................................................................................54
Sơ đồ 2.3: Quy trình biên tập bản đồ địa chính.............................................................55


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ï Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển không ngừng đáp ứng những
nhu cầu về cuộc sống cũng như quá trình sản xuất của con người. Khoa học công nghệ
là một phần của cuộc sống hiện đại nó làm gia tăng năng suất, giảm chi phí lao động
và nhân lực, nâng cao độ chính xác.
Trắc địa là một ngành khoa học phát triển lâu đời, cùng với sự phát triển không
ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho ngành trắc địa có
những chuyển biến nhanh chóng, vượt bậc. Con người đã chế tạo ra nhiều dụng cụ đo
đạc khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích như đo đạc địa chính, công trình, xây
dựng, ...Trong đó các thiết bị đo đạc từ thiết bị quang học ban đầu với độ chính xác
thấp thì ngày nay đã có nhiều thiết bị đo đạc với độ chính xác rất cao, nhất là các máy
toàn đạc điện tử đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ của công tác trắc địa cũng như
các qui trình, qui phạm đặt ra.
Trước nhu cầu thực tế của lĩnh vực đo đạc kết hợp sự phát triển của những công
nghệ mới hiện nay, việc ứng dụng rộng rãi những thiết bị đo đạc đòi hỏi các kỹ sư
công nghệ địa chính thành thạo khi ứng dụng vào công tác đo đạc địa chính, được sự
phân công của Khoa Quản Lí Đất Đai & Bất Động Sản Trường Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của
công ty Nam Sông Tiền, tôi xin thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu và ứng dụng máy
toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06 phục vụ công tác đo đạc địa chính ”.
Ï Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tính năng kỹ thuật của máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine
TS 06 nhằm khai thác có hiệu quả các tính năng này.
- Chuyển đổi dữ liệu qua lại giữa thiết bị đo đạc và máy tính.
- Nghiên cứu quá trình kiểm nghiệm máy toàn đạc điện tử
- Ứng dụng để thành lập lưới đường chuyền và đo vẽ chi tiết khi sử dụng máy
toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06
- Đánh giá khả năng của thiết bị trong công tác đo đạc địa chính và cung cấp
thông tin về thiết bị, máy đo đạc phục vụ công tác đo đạc thành lập bản đồ.

Ï Yêu cầu của đề tài nghiên cứu
- Thiết bị đo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật xây dựng lưới đường chuyền và đo vẽ
chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo yêu cầu kỹ thuật của quy phạm.
- Khai thác và sử dụng trang thiết bị hiên đại mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết
kiệm thời gian và nhân lực, tài chính.
Ï Đối tượng nghiên cứu:
- Máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06.
- Qui trình kiểm nghiệm máy.
- Công tác đo đạc lưới và đo vẽ chi tiết.

Trang 1


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

Ï Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đo kiểm tra góc cạnh trên bãi thực nghiệm bằng thiết bị
Leica FlexLine TS 06 có độ chính xác 5” ở bãi thực nghiệm tại sân vận động Quân
Khu 7.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu đề tài trong thời gian từ ngày 10 tháng 3 đến 30
tháng 6 năm 2009.
- Giới hạn của nội dung đề tài: Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các
tính năng của máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06 và kết quả đo lưới và chi
tiết.
Ï Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Hiện nay, trong công tác đo đạc nhất là công tác đo đạc địa chính với sự phát
triển của khoa học công nghệ, và sự ra đời của nhiều loại máy toàn đạc điện tử ngày
càng hiện đại đã dần dần thay thế các thiết bị, công nghệ đo đạc cũ, độ chính xác thấp

và hiệu quả thấp. Nhằm cung cấp thông tin về thiết bị cũng như làm chủ công nghệ
mới, góp phần phát triển gia tăng độ chính xác và hiệu quả kinh tế đo đạc.
Công tác đo đạc địa chính đòi hỏi độ chính xác cao do đó phải am hiểu hết về
máy là một đòi hỏi cấp thiết, nhất là đối với các sinh viên sắp ra trường như chúng em
thì đó là một hành trang vô cùng quý báu.

Trang 2


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Tổng quan về trắc địa
1. Khái niệm và phân loại
a. Khái niệm
Trắc địa là một ngành khoa học về trái đất, có nhiệm vụ xác định hình dạng và
kích thước quả đất, nghiên cứu việc đo vẽ bản đồ cho một khu vực hay toàn bộ quả
đất.
b. Phân loại
Tuỳ theo phạm vi đo vẽ rộng lớn hay nhỏ hẹp, và tính chất của công việc mà
trắc địa được chia ra:
− Trắc địa cao cấp: nghiên cứu hình dạng và kích thước quả đất, nghiên cứu sự
chuyển động ngang và chuyển động đứng của lớp vỏ quả đất, xác định tọa độ và cao
độ các địa điểm trắc địa cơ bản của mỗi quốc gia để làm cơ sở cho việc thành lập bản
đồ cho riêng mỗi nước. Vì khu vực đo vẽ rộng lớn nên phải xét đến độ cong của quả
đất, mọi công tác đo vẽ tính toán phải được thực hiện trên mặt cầu.
− Trắc địa phổ thông: nghiên cứu cơ sở lý thuyết đại cương về công tác đo vẽ

bản đồ một khu vực nhỏ trên mặt đất.
− Trắc địa công trình: nghiên cứu việc xây dựng lưới trắc địa cơ sở để phục vụ
thiết kế và thi công công trình, lập bình đồ tỉ lệ lớn và mặt cắt để phục vụ công tác
thiết kế, hướng dẫn thi công lắp ráp phần vỏ và ruột công trình, lập bản vẽ nghiệm thu,
quan sát sự biến dạng của công trình.
− Trắc địa ảnh: nghiên cứu các phương pháp chụp ảnh và khai thác ảnh hàng
không để thành lập bản đồ địa hình.
− Trắc địa bản đồ: nghiên cứu việc đo vẽ, thành lập và biên tập các loại bản đồ
địa hình và chuyên đề.
Để giải quyết nhiều nhiệm vụ khoa học kỹ thuật khác nhau, trắc địa đã sử dụng
những kiến thức thuộc các ngành khoa học khác như: toán, thiên văn, địa mạo, địa
chất, chụp ảnh, tin học.
2. Lịch sử phát triển ngành trắc địa thế giới và Việt Nam
a. Thế giới
Sự phát sinh và phát triển của trắc địa gắn liền với sự phát triển của khoa học và
đời sống.
Cách đây khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, người Ai Cập thường phải
“phân chia đất đai” giữa các bộ tộc sau các trận lũ của sông Nil. Thuật ngữ “trắc địa”
tức “phân chia đất đai” được ra đời từ đấy.
Sau Ai Cập, Cổ Hi Lạp có nền văn hoá phát triển mạnh. Khoảng 300 năm trước
Công nguyên, nhà thiên văn học Eratosten đã cho rằng quả đất có dạng hình cầu, và đo
được độ dài cung kinh tuyến.
Thế kỷ thứ 13, Trung quốc đã tìm ra la bàn và ứng dụng la bàn vào việc thành
lập bản đồ hàng hải bằng phương pháp sao hoả tâm.
Thế kỷ thứ 16, nhà bản đồ học Mecartor đã tìm ra phép chiếu phương vị ngang
đồng góc để vẽ bản đồ.
Trang 3


Ngành: Công nghệ Địa chính


SVTH: Lê Minh Khải

Thế kỷ thứ 17, nhà bác học Vecnie đã phát minh ra du xích.
Thế kỷ thứ 18, nhà bác học Lambert đo được độ dài kinh tuyến qua Pari và đặt
ra đơn vị độ dài đo là mét.
Thế kỷ 19, nhà toán học Gauss tìm ra phương pháp chiếu đồ mới.
Trải qua nhiều thời đại, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật và nền sản xuất xã hội, khoa học trắc địa ngày càng phát triển. Những phát minh
kính viễn vọng, logarit, tam giác lượng mặt cầu... đã tạo điều kiện vững chắc cho sự
phát triển của khoa học trắc địa.
Trong những thập kỉ gần đây, những thành tựu mới về khoa học kĩ thuật đã làm
cho khoa học trắc địa có bước phát triển mạnh: kỹ thuật thăm dò từ xa (viễn thám) đã
cho phép thành lập bản đồ từ ảnh máy bay, ảnh vệ tinh. Nhiều nước công nghiệp phát
triển đã chế tạo ra nhiều máy trắc địa có kích cỡ nhỏ, nhiều tính năng, có độ chính xác
cao, sử dụng máy tính điện tử vào việc giải các bài toán trắc địa có khối lượng lớn
v.v… là những thành tựu mới nhất của khoa học áp dụng trong trắc địa.
b. Sự phát triển ngành Trắc địa ở Việt Nam.
Ở nước ta, ngành trắc địa đã phát triển từ lâu. Nhân dân ta từ thuở xưa đã áp
dụng kiến thức trắc địa vào sản xuất, quốc phòng. Việc xây dựng các thành luỹ cổ như
thành Cổ Loa, kinh đô Hoa Lư, việc mở mang đường sá, sông ngòi qua các thời đại đã
chứng minh vể hiểu biết trắc địa của nhân dân ta. Đặc biệt dưới thời nhà Lê, năm
1467, vua Lê Thánh Tông đã cho người đi khảo sát núi sông để lập bản đồ nước Đại
Việt thời Hồng Đức.
Đầu thế kỷ 20, sau khi thôn tính và lập nền đô hộ, Pháp đã tiến hành công tác
đo vẽ cho toàn bộ Đông Dương nhằm mục đích khai thác tối đa vùng đất này. Việc đo
đạc được tiến hành có tổ chức, áp dụng các phương pháp đo khoa học và các máy móc
có chất lượng cao. Hiện nay những bản đồ, những số liệu đo đạc từ trước năm 1945
vẫn còn được dùng trong một số ngành.
Trong thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954) công tác trắc địa chủ yếu phục

vụ cho quân sự: như trắc địa pháo binh, công binh, trinh sát… Sau cuộc kháng chiến
thành công, đánh dấu một bước trưởng thành của ngành trắc địa Việt Nam.
Đội ngũ người làm công tác đo đạc và bản đồ nhà nước là cơ quan có chức
năng tổ chức việc đo vẽ bản đồ toàn quốc các tỷ lệ, ban hành các quy phạm về đo đạc
nhằm thống nhất công tác đo đạc trong cả nước.
3. Lưới khống chế tọa độ mặt bằng và độ cao
a. Lưới khống chế tọa độ mặt bằng
Ï Định nghĩa
Lưới khống chế mặt bằng là tập hợp các điểm được xác định nhờ các phép đo
(góc và độ dài) được tiến hành trên mặt đất rồi tính toán các tọa độ X, Y trong một hệ
tọa độ thống nhất.
Ï Phân cấp
Về tổng thể lưới khống chế trắc địa được phân thành 3 cấp chính:
− Lưới khống chế tọa độ Nhà nước.
− Lưới khống chế trắc địa khu vực.
− Lưới cơ sở đo vẽ.
Trang 4


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

Trong mỗi cấp lại được phân thành các hạng theo nguyên tắc từ tổng quát đến
chi tiết với độ chính xác giảm dần, lưới cấp sau phát triển dựa vào lưới cấp trước và
được tính toán trong cùng một hệ toạ độ Nhà nước thống nhất.
+ Cấp lưới khống chế tam giác Nhà nước
Lưới khống chế tam giác Nhà nước có 4 hạng: I, II, III, IV
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới khống chế tam giác Nhà nước.
Chỉ tiêu kỹ thuật


Hạng I

Hạng II

Hạng III

Hạng IV

Chiều dài cạnh tam giác (km)

20 - 30

7 - 20

5 - 10

2-6

Sai số tương đối đo cạnh đáy

1
400.000

1
300.000

1
200.000


1
200.000

Sai số trung phương đo góc

± 0"7

±1"0

±1"8

±2"5

Góc nhỏ nhất trong tam giác

400

300

300

300

(Nguồn: Quy phạm thành lập lưới tam giác Nhà nước hạng I, II, III, IV )
+ Lưới khống chế trắc địa khu vực
Có thể xây dựng theo lưới giải tích cấp I, lưới giải tích cấp II hoặc đường
chuyền đa giác cấp I, II.
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới giải tích.
Chỉ tiêu kỹ thuật


Cấp I

Cấp II

10

10

Chiều dài cạnh tam giác (km)

1-5

1-3

Góc nhỏ nhất trong tam giác

200

200

Sai số trung phương đo góc

± 5"

±10"

Sai số trung phương đo cạnh

1: 50.000


1: 20.000

Số lượng tam giác giữa các cạnh đáy

(Nguồn: Quy phạm thành lập lưới tam giác Nhà nước hạng I, II, III, IV)
+ Lưới cơ sở đo vẽ:
Được xây dựng dưới dạng:
− Đường chuyền kinh vĩ.
− Đường chuyền toàn đạc.
− Chuỗi tam giác.
− Giao hội.

Trang 5


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

b. Lưới khống chế độ cao
Ï Định nghĩa
Lưới khống chế độ cao là tập hợp các điểm (các mốc) mà độ cao của chúng
được xác định bằng đo cao hình học hoặc lượng giác.
Các điểm của lưới khống chế độ cao được cố định trên mặt đất bằng các cọc
mốc trắc địa đảm bảo sự ổn định.
Lưới được xây dựng dưới dạng đường chuyền kín, đường chuyền nối hay điểm
nút
Ï Phân cấp
Tuỳ theo quy mô và độ chính xác giảm dần, lưới khống chế độ cao được chia
làm:

− Lưới khống chế độ cao Nhà nước.
− Lưới độ cao kỹ thuật.
− Lưới độ cao đo vẽ.
+ Lưới khống chế độ cao Nhà nước
Lưới khống chế độ cao Nhà nước được xây dựng bằng phương pháp đo cao
hình học và được chia làm 4 hạng: I, II, III, IV theo độ chính xác giảm dần.
− Hạng I, II là cơ sở để xây dựng lưới hạng thấp hơn và phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học.
− Hạng III, IV được phát triển dựa vào hạng I, II làm cơ sở cho đo vẽ bản đồ địa
hình các loại tỷ lệ và phục vụ cho xây dựng cơ bản.
Lưới khống chế độ cao Nhà nước được xây dựng độc lập với lưới khống chế
mặt bằng Nhà nước.
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu lưới khống chế độ cao Nhà nước
Các chỉ tiêu kỹ thuật
Chiều dài tia ngắm (mm)

Cấp lưới khống chế
I
II
III
IV
50m 65m 75m 100m

Kỹ thuật
V
150m

3 L 5 L 10 L 20 L
50 L
Sai số khép cho phép (mm)

Sai số trung phương trong 1 km đường
đo (mm)
0,50 0,84 1,68
6,68
16,0
Sai số trung phương của 1 trạm đo(mm) 0,15 0,30 0,60
3,0
8,0
(Nguồn: Quy phạm thành lập lưới độ cao Nhà nước hạng I, II, III, IV)
+ Lưới độ cao kỹ thuật
Lưới độ cao kỹ thuật là lưới làm cơ sở về độ cao cho lưới độ cao đo vẽ, cơ sở
phát triển lưới độ cao kỹ thuật là các điểm độ cao Nhà nước hạng I, II, III, IV.
Tuỳ theo điều kiện địa hình, lưới độ cao kỹ thuật có thể bố trí dưới dạng đường
đơn nối giữa 2 điểm cấp cao hoặc hệ thống có một hay nhiều điểm nút. Độ cao các
điểm xác định bằng phương pháp đo cao hình học hạng IV, V.

Trang 6


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

Bảng 1.4: Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới độ cao kỹ thuật.
Khoảng cao đều (m)
0,25
0,5
1-2-5
1-Đường đơn
2 km

8 km
16 km
2-Tuyến giữa gốc và điểm nút
1,5 km
6 km
12 km
3-Tuyến giữa hai điểm nút
1 km
4 km
8 km
(Nguồn: Quy phạm thành lập lưới độ cao Nhà nước hạng I, II, III, IV)
+ Lưới độ cao đo vẽ
Lưới độ cao đo vẽ là cấp cuối cùng để chuyển độ cao cho điểm mia cơ sở để
phát triển lưới độ cao đo vẽ là các mốc độ cao nhà nước và các mốc độ cao kỹ thuật.
Ở vùng đồng bằng hoặc khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1: 500 độ cao lưới đo vẽ có thể
xác định bằng cách đo độ cao theo hướng nằm ngang của máy kinh vĩ (thủy chuẩn
kinh vĩ) hoặc dùng máy thuỷ chuẩn.
Ở vùng núi khi đo vẽ bản đồ địa hình, với khoảng cao đều là 2m hoặc 5m cho
phép xác định bằng đo cao lượng giác.
4. Đường chuyền kinh vỹ
a. Khái niệm
Đường chuyền (đường sườn) kinh vĩ thuộc lưới khống chế đo vẽ là một
đường nối các điểm đo, được đánh dấu bằng cọc mốc ở mặt đất thành đường gãy khúc
liên tục.
* Ưu: Các điểm bố trí linh hoạt, chỉ cần thông 2 hướng. Có thể bố trí nhiều
dạng đồ hình.
* Nhược: Diện tích khống chế tương đối hẹp. Khối lượng đo đạc khá lớn.
b. Phân loại
Ï Phân theo tác dụng:
Có 2 loại là đường chuyền chính và đường chuyền phụ.

Đường chuyền chính: Được nối với các điểm cơ sở của lưới khống chế cấp cao
hơn (hoặc độc lập) có tác dụng khống chế toàn bộ khu vực và có độ chính xác cao hơn
đường chuyền phụ.
Đường chuyền phụ: Được nối vào các đỉnh của đường chuyền chính có tác
dụng khống chế từng bộ phận, nhất là những chỗ đường chuyền chính không đi tới.
Ï Phân theo hình dạng
Đường chuyền khép kín: Đường chuyền này được xây dựng xuất phát từ một
điểm và khép về điểm đó. Đây là một dạng đường chuyền hay được sử dụng, nhất là trong
xây dựng khi khu vực đo vẽ không có nhiều điểm khống chế đã biết tọa độ. Tuy nhiên
dạng đường chuyền này có nhiều điểm yếu và do vậy ta nên lưu ý chỉ sử dụng khi khu
vực đo vẽ không lớn lắm.
Dạng đường độ cao

Trang 7


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

Hình 1.1: Đ ường chuyền khép kín (trái) và đường chuyền phù hợp (phải)
Đường chuyền phù hợp (hở): Đây là một đường chuyền nối giữa hai điểm đã biết
tọa độ. Dạng này là dạng tốt nhất của lưới đường chuyền.
Đường chuyền nhánh (treo): Đường chuyền này phát triển chỉ từ một điểm đã biết
tọa độ, đầu kia tự do. Đây là một dạng nên tránh hoặc phải đo 2 lần đi về.

Hình 1.2: Đ ường chuyền treo 2 - 1’ - 2’
Hệ thống đường chuyền kinh vĩ có điểm nút
Điểm nút có thể xem là điểm hội tụ của các đường chuyền treo hoặc cũng có thể
xem là điểm nút của các đường chuyền phù hợp. Đây là một dạng lưới đường chuyền

tốt vì nó cho kết quả rất đồng đều về độ chính xác.

Hình 1.3: Hệ thống đường chuyền kinh vĩ có điểm nút
c. Các yếu tố cần đo
Ï Tài liệu gốc cần có:
Đường chuyền khép kín: Cần biết tọa độ điểm đầu và góc phương vị cạnh
đầu.
Đường chuyền phù hợp (hở): Tọa độ điểm đầu, điểm cuối, góc định hướng
cạnh đầu, cạnh cuối.
Ï Số liệu cần đo:
Đo toàn bộ góc bằng và đo toàn bộ chiều dài các cạnh, tùy thuộc yêu cầu về độ
chính xác mà sử dụng thiết bị đo đạc và phương pháp đo, số lần đo.

Trang 8


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

5. Các hệ tọa độ sử dụng trong trắc địa
a. Hệ tọa độ địa lý (ϕ, λ):
Là các đại lượng góc (vĩ độ φ và kinh độ λ) xác định vị trí một điểm so với mặt
phẳng xích đạo và mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc. Hệ tọa độ địa lý là hệ tọa độ chung
cho toàn cầu và được sử dụng để thành lập các loại bản đồ thế giới, bản đồ châu lục.
Mỗi nước (hoặc nhóm nước) thường xác định tọa độ địa lý của một điểm chuẩn cho
nước mình gọi là điểm gốc. Tọa độ địa lý điểm gốc (φo, λo) cùng với phương vị cạnh
đầu (Ao) tính từ điểm gốc, tạo nên hệ tọa độ quốc gia của nước đó.
b. Hệ tọa độ vuông góc không gian (X, Y, Z):
Hệ tọa độ vuông góc không gian có gốc tọa độ ở tâm quả đất hoặc tâm Ellipsoid

quy chiếu xác định. Trục của hệ đi qua cực bắc quả đất, trục X và Y nằm trong mặt
phẳng xích đạo (vuông góc với trục Z), trong đó trục X đi qua giao điểm của kinh
tuyến gốc và đường xích đạo, còn trục Y vuông góc với trục X và hướng sang phía
đông.
c. Hệ tọa độ vuông góc phẳng (X, Y):
Hệ tọa độ vuông góc phẳng sử dụng trong trắc địa ở nước ta là hệ tọa độ GaussKruger, hình thành trong phép chiếu Gauss, trong đó trục X trùng với hình chiếu của
kinh tuyến giữa múi, trục Y trùng với xích đạo. Để tránh sử dụng giá trị âm của hoành
độ Y, trục X được dịch chuyển về phía tây múi chiếu một khoảng 500km (một cung
nửa múi tương đương 3o ≈ 333km).
d. Hệ tọa độ U.T.M:
Là hệ tọa độ vuông góc phẳng được hình thành trong phép chiếu U.T.M. Quan
hệ giữa tọa độ địa lý và tọa độ U.T.M được xác lập trên cơ sở ba điều kiện chủ yếu sau
đây:
+ Phép chiếu hình trụ ngang cắt mặt cầu.
+ Thực hiện chiếu đồng góc.
+ Tỉ lệ kinh tuyến trục, k = 0,9996, múi chiếu 60
e. Hệ tọa độ giả định:
Khi đo vẽ trong phạm vi hẹp trên mặt đất, để định vị các điểm, có thể dùng hệ
tọa độ giả định. Đó là một hệ tọa độ vuông góc phẳng được xây dựng trên cơ sở một
gốc tọa độ tự chọn (thường lấy vị trí ở góc Tây-Nam, ngoài khu đo vẽ), tung độ X là
một hướng ban đầu nhất định nào đó và trục Y vuông góc với nó về phía phải. Hệ tọa
độ này được thành lập đơn giản, chủ yếu sử dụng trong những khu đo vẽ độc lập,
không có các điểm khống chế cấp cao.
f. Hệ tọa độ cực:
Hệ tọa độ này bao gồm một gốc tọa độ (điểm trạm đo) và một hướng trục (có
thể là hướng Bắc thực, hướng Bắc từ, cạnh lưới khống chế, điểm định hướng). Hệ tọa
độ cực được sử dụng phổ biến trong đo vẽ chi tiết địa hình, trong giao hội xác định
điểm, định hướng đường thẳng, …
6. Định hướng đường thẳng
a. Góc phương vị:

Là góc bằng hợp bởi đầu bắc kinh tuyến theo chiều kim đồng hồ đến hướng
đường thẳng. Nếu hướng chuẩn là kinh tuyến thực, ta có góc phương vị thực. Nếu
Trang 9


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

hướng chuẩn là kinh tuyến từ, ta có góc phương vị từ. Tại các điểm khác nhau trên
cùng một đường thẳng, góc phương vị có giá trị khác nhau.
b. Góc định hướng:
Là góc bằng tính từ hướng bắc kinh tuyến trục của múi chiếu (hay đường thẳng
song song với kinh tuyến đó) theo chiều kim đồng hồ đến hướng đường thẳng. Góc
định hướng có giá trị từ 0 ÷ 360o.
c. Góc hai phương:
Là góc bằng hợp bởi hướng bắc hoặc hướng nam của kinh tuyến trục múi chiếu
(hay đường thẳng song song với kinh tuyến đó) đến hướng đường thẳng trên hình
chiếu.
7. Khái niệm góc bằng, góc đứng, khoảng cách, độ cao, độ chênh cao, kiểm
định và hiệu chuẩn
− Góc bằng: Góc bằng (β) trong trắc địa là góc nhị diện tạo bởi hai mặt phẳng
thẳng đứng đi qua hai hướng ngắm. Góc bằng có giá trị từ 0 ÷ 3600.
− Góc đứng: Góc đứng (V) trong trắc địa được hiểu là góc tạo bởi hướng ngắm và
hình chiếu của nó trên mặt phẳng ngang. Góc đứng có giá trị từ 0 ÷ 900.
− Khoảng cách: Trong trắc địa, thuật ngữ “khoảng cách” biểu thị độ lớn của đoạn
thẳng nối giữa hai điểm xác định; trong nhiều trường hợp được hiểu là độ dài nằm
ngang của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
− Độ cao: Độ cao của một điểm trên mặt đất tự nhiên được hiểu là khoảng cách
theo đường dây dọi từ điểm đó đến mặt thuỷ chuẩn.

− Độ chênh cao: Độ chênh cao giữa hai điểm bất kỳ trên mặt đất (ví dụ A & B, kí
hiệu hAB) là khoảng cách theo đường dây dọi giữa hai mặt thuỷ chuẩn đi qua hai điểm
đó. Độ chênh cao mang giá trị dương hay âm tuỳ thuộc vào vị trí điểm sau cao hơn
hoặc thấp hơn so với điểm trước hAB = HA - HB.
− Kiểm định là việc xác định xem một thiết bị nào đó có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật
cụ thể hay không, kết quả đó do cơ quan kiểm định Nhà nước xác định là đạt hoặc
không đạt. Nếu đạt có nghĩa là thiết bị đó được lưu hành. Còn không đạt thì thiết bị đó
sẽ bị cấm sử dụng. Kiểm định mang tính chất bắt buộc.
− Hiệu chuẩn là việc so sánh giá trị của đại lượng thể hiện bằng phương tiện đo
với giá trị tương ứng thể hiện bằng chuẩn đo lường. Hiệu chuẩn cũng là việc xác định
rõ các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị, hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc. Dựa
vào kết quả hiệu chuẩn, sẽ quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không.
I.1.2. Cơ sở pháp lý.
- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1:1000, 1: 2000, 1: 5000, 1:
10.000, 1: 25.000 của Tổng Cục Địa Chính ban hành năm 1999.
- Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000 của Tổng Cục
Địa Chính ban hành năm 1999.
- Thông tư 02/2007/TT-BTNMT do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành ngày
12/2/2007 về Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo
đạc và bản đồ.
- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 200, 1: 500, 1:1.000, 1: 2.000, 1:
5.000 và 1: 10.000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tháng 11 năm 2008.
B

Trang 10


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải


- Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 200, 1: 500, 1: 1000, 1: 2000, 1: 5000, 1:
10.000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Trắc địa là một ngành điều tra cơ bản, cung cấp tài liệu ban đầu cho nhiều
ngành khác nhau như: nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, thuỷ lợi,…
Để thực hiện một công trình, công việc của người kỹ sư phải lần lượt qua 5 giai
đoạn: quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu. Trong các giai đoạn này,
kiến thức về trắc địa của người kỹ sư là rất cần thiết.
Ở giai đoạn quy hoạch, người kỹ sư phải biết sử dụng bản đồ tỷ lệ nhỏ, trên đó
vạch ra các phương án xây dựng công trình, vạch ra kế hoạch khai thác và sử dụng
công trình.
Ở giai đoạn khảo sát, người kỹ sư phải biết đề xuất các yêu cầu đo vẽ bản đồ tỷ
lệ lớn tại những khu vực đã quy hoạch.
Ở giai đoạn thiết kế, người kỹ sư phải có kiến thức sâu sắc về trắc địa để tính
toán, thiết kế các công trình trên bản đồ, mặt cắt địa hình.
Ở giai đoạn thi công, người kỹ sư phải có kiến thức về trắc địa để đưa công
trình đã thiết kế trên giấy ra ngoài mặt đất đúng vị trí, kích thước đã thiết kế, theo dõi
khối lượng thi công hàng ngày.
Giai đoạn nghiệm thu và quản lí công trình là giai đoạn cuối cùng, người kỹ sư
phải có hiểu biết về công tác đo đạc để kiểm tra vị trí, kích thước của công trình đã xây
dựng. Theo dõi sự thay đổi công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
I.2. Tổng quan về thiết bị toàn đạc điện tử
I.2.1. Giới thiệu nguyên lý chung về máy toàn đạc điện tử
Máy toàn đạc điện tử (Total Station) là loại thiết bị đo đạc được sử dụng rộng
rãi trên thế giới và ở nước ta trong lĩnh vực đo đạc. Cấu trúc một máy toàn đạc điện tử
bao gồm 3 khối chính:
Máy toàn đạc điện tử gồm 3 khối chức năng:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát máy toàn đạc điện tử

Khối 1: Bộ đo xa điện quang (Electronic Distance Meter viết tắt EDM) là khối
đo xa điện tử. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng LCD. Với phương
pháp đo khoảng cách gián tiếp bằng sóng điện từ (hồng ngoại hay vi sóng) do bộ thu
phát tín hiệu của máy phát ra và truyền đi trong không gian với một tốc độ nhất định.
Sóng điện từ phát ra từ nguồn sáng được khuếch đại nhờ bộ điều biến, qua hệ thống
quang học hướng đến gương phản xạ và quay trở về được thu nhận lại bởi bộ thu tín
hiệu. Nhờ bộ xử lý xác định thời gian mà sóng lan truyền hoặc độ lệch pha giữa hai
Trang 11


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

thời điểm phát thu, làm cơ sở tính khoảng cách. Hiện nay, công nghệ khoa học phát
triển thì nhiều máy toàn đạc được chế tạo với EDM không gương khi sử dụng không
cần tới thấu kính phản xạ lăng trụ mà vẫn đảm bảo sai số cho phép. Nguồn sáng trong
các máy hiện đại thường là tia laser bán dẫn.
Khối 2: Máy kinh vĩ số (Digital Theodolite viết tắc DT) có cấu tạo tương tự
như máy kinh vĩ cổ điển, điểm khác nhau cơ bản là khi thực hiện đo góc không phải
thực hiện các thao tác thông thường như chập vạch, đọc số trên thang số mà số đọc tự
động hiển thị trực tiếp trên màn hình của máy nhờ một trong hai phương pháp mã hóa
bàn độ và phương pháp xung.
Khối 3: Trong khối này cài đặt các chương trình tiện ích để xử lý một số bài
toán trắc địa như cải chính khoảng cách nghiêng về khoảng cách bằng, tính lượng hiệu
chỉnh khoảng cách do các yếu tố khí tượng, hiệu chỉnh do chiết quang và độ cong trái
đất, tính chênh cao giữa 2 điểm theo công thức của đo cao lượng giác. Tính tọa độ của
các điểm theo chiều dài cạnh và phương vị, từ các đại lượng tọa độ đã tính được đem
áp dụng để giải các bài toán như giao hội, tính diện tích, đo gián tiếp,v.v… Ngoài ra
bộ chương trình còn cho phép kết nối và trao đổi dữ liệu với máy vi tính.

Kết hợp 3 khối trên với nhau thu được một máy toàn đạc điện tử đa chức năng
có thể đo đạc, tính toán các đại lượng cần thiết và cho kết quả tin cậy với hầu hết các
bài toán trắc địa thông thường.
I.2.2 Máy toàn đạc điện tử của một số hãng trên thế giới hiện có ở Việt Nam.
1. Hãng Leica – Thụy Sĩ
Hãng Leica của Thuỵ Sỹ là một hãng
chuyên chế tạo lăng kính, thấu kính cũng
như máy quang học, máy toàn đạc điện tử
nổi tiếng thế giới. Sản phẩm của hãng Leica rất đa dạng về chủng loại và mẩu mã mà
còn rất bền, đáp ứng được những yêu cầu khắc khe nhất trong ngành đo đạc. Leica
không ngừng cải tiến ứng dụng những công nghệ mới, vật liệu mới tiên tiến nhất hiện
nay vào trong các thiết bị máy đo đạc, nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho ngành
trắc địa.
Các thiết bị trắc địa hiện nay là sự tích hợp của nhiều chương trình ứng dụng
trong ngành trắc địa như: lập lưới khống chế, trắc địa công trình, đo đạc địa chính, địa
hình, giao thông, thủy lợi, xây dựng, xây lắp công nghiệp và dân dụng và nhiều
chương trình ứng dụng khác.
Một số thiết bị của hãng Leica sản xuất và thường được được sử dụng ở Việt
Nam là: máy toàn đạc điện tử TPS 1200 – đây là loại máy có màn hình cảm ứng, có
khả năng tích hợp với máy GPS; máy toàn đạc điện tử TPS 300 series, TC110, TPS
400 series, TPS 700 series, TPS 800 series và các máy đo đạc mới hiện nay là hệ thống
máy FlexLine TS 02, TS 06, TS 09. Các loại máy thủy chuẩn tự động runner 20/24,
NA - 700, thủy chuẩn điện tử DNA 03, DNA 10, thủy chuẩn điện tử Sprinter
100/100M, 200/200M. Máy thu GPS một tầng số SR20, hai tầng số 900, 1200 Series.

Trang 12


Ngành: Công nghệ Địa chính


SVTH: Lê Minh Khải

2. Hãng Pentax – Nhật Bản
Pentax là một hãng chế tạo máy đo đạc nổi tiếng của Nhật
bản cũng như trên thế giới. Máy thiết bị của Pentax rất đa dạng về
mẫu mã cũng như chủng loại phù hợp cho các công tác: lập lưới
khống chế, trắc địa công trình, đo đạc địa chính, đo đạc địa hình,
giao thông, thuỷ lợi, cầu đường, xây dựng, xây lắp công nghiệp và
dân dụng, khai thác hầm mỏ, xây dựng đường dây và công trình điện, …
Một số loại thiết bị đo đạc của hãng Pen tax: toàn đạc điện tử R300NX series;
R300EX series; W-800NX series; W-800EX series; V-227N; V227. Các loại máy thủy
chuẩn tự động AFL – Series, AL – Series, AP – 100 Series, máy thủy chuẩn tự động
cân bằng PLP-600. Máy kinh vỹ điện tử ETH-300.
3. Hãng Topcon – Nhật Bản
Topcon là một hãng sản xuất máy đo đạc của Nhật Bản với các loại máy toàn
đạc điện tử, và máy kinh vỹ điện tử phục vụ cho công tác: lập lưới khống chế, trắc địa
công trình, đo đạc địa chính, đo đạc địa hình, giao thông, thuỷ lợi, cầu đường, xây
dựng, xây lắp công nghiệp và dân dụng, khai thác hầm mỏ, xây dựng đường dây và
công trình điện, …
Một số loại máy của Topcon: GTS-220 series; GPT-3000 series; GTS- 720
series; và các loại máy kinh vỹ điện tử, máy thủy chuẩn.
4. Một số hãng máy khác
Hiện nay trên thế giới còn nhiều hãng sản xuất thiết bị đo đạc khác như: Sokkia,
Nikon, Foil, Horizol, South, …
I.3. Nội dung, phương pháp và phương tiện nghiên cứu, quy trình thực hiện
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Giới thiệu chung về máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06.
- Các tính năng của máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06.
- Chuyển đổi dữ liệu.
- Kiểm nghiệm máy toàn đạc điện tử.

- Ứng dụng trong công tác đo đạc địa chính.
- Đánh giá sử dụng máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu về qui trình
qui phạm, nghiên cứu tài liệu về máy, ...
- Phương pháp nghiên cứu thực hành: nghiên cứu trực tiếp trên máy, thực hiện
thực tế trên bãi thực nghiệm, ...
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến, tiếp thu kinh nghiệm từ các
chuyên gia trong các vấn đề liên quan.
- Phương pháp toàn đạc điện tử: thực hiện đo vẽ lưới và đo vẽ chi tiết bằng toàn
đạc điện tử.
- Phương pháp xử lý số liệu: trút số liệu, xử lý số liệu xử lý số liệu thu thập.
- Phương pháp bản đồ: biên tập bản đồ khi đã thực hiện đo vẽ nhằm đánh giá độ
chính xác của thiết bị.
Trang 13


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

I.3.3. Phương tiện nghiên cứu
- Các thiết bị phần cứng gồm:
Các máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06 và các thiết bị đo đạc: gương,
chân máy, thước, cáp truyền số liệu.
Máy vi tính Pentium D, RAM 1GB, HDD 80GB.
- Các phần mềm: phần mềm Leica FlexLine Advanced, Leica Geo Office Tools,
MicroStation, Famis, Window XP, Microsoft Office, …
I.3.4. Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu


Công tác chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu
Tìm hiểu tính năng kỹ thuật của các máy toàn đạc
Quy trình kiểm nghiệm máy toàn đạc
Thực hiện đo góc và đo cạnh ở bãi thực nghiệm và
đánh giá độ chính xác

Ứng dụng đo đạc lưới và đo chi tiết thành lập bản
đồ địa chính
Đánh giá tính năng của máy trong quá trình sử dụng

Viết báo cáo, thuyết minh đề tài
Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện đề tài

Trang 14


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Giới thiệu chung về máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06
II.1.1. Đặc tính cơ bản của máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06
1. Máy

Hình 2.1: Máy toàn đạc điện tử Leica FlexLine TS 06
1: Tay cầm.
2: Ống ngắm sơ bộ.
3: Ống kính ngắm.
4: Ốc vi động đứng

5: Núm khóa hộp pin.
6: Phím nhập số liệu.
7: Ốc cân máy.

8: Màn hình.
9: Phím chức năng
10: Ốc vi động ngang.
11: Nút mở / tắt máy và phím tắt.
12: Hộp chứa cổng USB.
13: Ăngten kết nối cổng Bluetooth

Hình 2.2: Cập nhật dữ liệu
Trang 15


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

− Dữ liệu được chuẩn bị dễ dàng trên phần mềm FlexOffice. Định dạng thông
dụng, dễ sử dụng.
− Upload dữ liệu bằng USB rất tiện lợi và nhanh chóng.
− Pin Lithium thời gian xạc ngắn 2,5h thời gian dùng dài 20h.
− Tất cả đóng gói trong một thùng nhỏ gọn.

Hình 2.3: Giao diện màn hình máy






Cài đặt trạm máy nhanh chóng, màn hình cân bằng điện tử với hai trục.
Màn hình lớn, bàn phím chữ và số giúp thao tác nhanh và tiện lợi.
Hệ thống EDM chính xác cao, trong mọi điều kiện đều cho kết quả tin cậy.
Hệ thống Software và hardware onboard ổn định.






Hình 2.4: Chuyển đổi dữ liệu
Công nghệ Bluetooth giúp giao tiếp với các thiết bị khác .
Backup và truyền dữ liệu qua cổng USB.
Truyền dữ liệu bằng cáp USB.
Phần mềm dữ liệu linh hoạt và đầy đủ các ứng dụng.

Trang 16


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải

2. Giao diện màn hình máy toàn đạc Leica.
Đối với các máy toàn đạc điện tử Leica không có dọi tâm quang học mà là dọi
tâm laser và cân bằng điện tử. Khi thiết lập một trạm đo thì công việc đầu tiên là dọi
tâm và cân bằng máy, khi đó ta khởi động máy thì màn hình cân bằng xuất hiện cho ta
định tâm và cân bằng. Sau khi định tâm xong bằng tia laser ta xoay các ốc cân máy
theo chiều mũi tên đến khi xuất hiện ba hình vuông thì máy đã cân bằng.


Định tâm và cân bằng máy xong ấn phím F4 (OK) chấp nhận, màn hình Main
menu làm việc xuất hiện. Đây là giao diện cơ bản của máy FlexLine:

1- Q-Survey: chương trình đo nhanh
2- Prog: quản lý các chương trình đo của máy
3- Manage: quản lý dữ liệu của máy
4- Transfer: chuyển đổi dữ liệu
5- Setting: quản lý các lệnh cài đặt các thông số máy
6- Tools: thanh công cụ
II.1.2. Các ký hiệu viết tắt và các phím trong máy
1. Các ký hiệu viết tắt trong máy hay sử dụng
- hr : Chiều cao gương.
- hi : chiều cao máy.
- Eo: Tọa độ theo hướng Đông (Trục Y) của điểm đặt máy.
- No: Tọa độ theo hướng Bắc (Trục X) của điểm đặt máy.
- Ho: Độ cao của điểm đặt máy.
- E : Tọa độ theo hướng Đông (Trục Y) của điểm đặt gương.
- N : Tọa độ theo hướng Bắc (Trục X) của điểm đặt gương.
- H : Độ cao của điểm đặt gương.
- : Khoảng cách nghiêng.
- : Khoảng cách ngang.
- : Khoảng chênh cao
Trang 17


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Lê Minh Khải


2. Các phím chức năng.
- INPUT
: Nhập liệu.
- DIST
: Đo khoảng cách.
- ALL
: Vừa đo khoảng cách vừa lưu vào bộ nhớ của máy.
- IR/RL
: Chọn chế độ đo có gương hoặc chế độ đo không gương.
- REC
: Lưu điểm vào bộ nhớ ( DIST + REC = ALL).
- EDM
: Cài đặt chế độ đo.
- STATION : Nhập toạ độ điểm đứng máy.
- SET Hz=0 : Đưa góc ngang về 0 (0000’00”) hay nhập vào một góc bất kỳ.
- COMP
: Bù trục nghiêng.
- DATA
: Mở lại dữ liệu có sẵn.
- DELETE : Xoá.
- SEARCH : Tìm lại job cũ.
- SECBEEP : Báo hiệu góc 1/4 (0000’00”; 90000’00”; 180000’00”; 270000’00”).
3. Các phím cơ bản:
− ESC
: Thoát; hủy bỏ lệnh; trở về màn hình trước.
− ENTER
: Chấp nhận lệnh.
− PAGE
: Thay đổi trang màn hình.
− USER1

: Phím người sử dụng.
− USER2
: Phím người sử dụng.
− FNC
: Những hàm chức năng.
− F1; F2; F3; F4: Các phím nóng.

Hình 2.5: Các phím nhập

Trang 18


×