Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.96 KB, 8 trang )

SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG
TRUNG TÂM Y TẾ AN DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM LÂY SANG NGƯỜI
Cúm gia cầm A/ H5N1,A/ H7N9, AH5N6… đang có dấu hiệu phát triển
nhanh ở các nước láng giềng. Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm
A(H5N1), A(H5N6), A(H7N9) trên người, tuy nhiên từ đầu năm đến nay ca
nước có 05 tỉnh ( Nam Đinh, Bặc Liêu, Sóc Trăng, Quang Ngãi, Đồng Nai) xay
ra dịch cúm gia cầm H5N1, H5N6, hàng chục nghìn con gia cầm bị tiêu hủy do
dịch. Kết qua giám sát sự lưu hành vi rút cúm tại chợ buôn bán gia cầm, cơ sở
gia cầm trên địa bàn thành phố Hai Phòng năm 2016 có; 01/840 mẫu xét nghiệm
dương tính vi rút cúm A/H5N1 chiếm tỷ lệ 0,12% và 84/840 mẫu dương tính vi
rút cúm A/H5N6 chiếm tỷ lệ 10%, tiềm năng ẩn nguy cơ dịch xâm nhập, tái
bùng phát trên địa bàn thành phố.
Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm từ sang người, đề
nghị mọi người thực hiện tốt các biện pháp sau đây:
- Không ăn tiết canh gia cầm, gia súc hoặc động vật hoang dại;
- Không giết mổ, ăn thịt, gia cầm bệnh, chết. Thông báo ngay cho Thú y
địa phương để được hướng dẫn xử lý đúng chuyên môn.
- Không bán chạy đàn gia cầm khi phát hiện có gia cầm bệnh, chết trong
đàn. Thông báo ngay cho Thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý đúng
chuyên môn.
- Không mua gia cầm không rõ nguồn gốc, không ăn trứng, thịt gia cầm
khi chưa nấu chín hoàn toàn.
- Nuôi gia cầm xa nơi ở và vệ sinh chuồng trại 1 lần/ tuần với vôi bột hoặc
phun dung dịch Cloramin. Không nên tiếp xúc với gia cầm khi không cần thiết.
(Không có gì bao đam gia cầm nào là an toàn khi chưa qua kiểm dịch nên không


được chủ quan).
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế đưa tay lên mặt, ngoáy
mũi.
- Khi mắc bệnh cam cúm, nếu thấy đau ngực, khó thở cần đến ngay bệnh
viện để khám và chữa bệnh sớm.


- Những người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm, đi du lịch những vùng
có dịch cúm gia cầm về phai quan tâm chú ý khi có hiện tượng sốt, ho, đau
ngực, khó thở cần đến ngay bệnh viện để khám và chữa bệnh sớm. Những người
có tiếp xúc với người bệnh này phai tự nguyện khai báo để được theo dõi và
thực hiện phòng chống dịch./.
NGƯỜI VIẾT BÀI

TRUNG TÂM Y TẾ


SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG
TRUNG TÂM Y TẾ AN DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi
nhận khoang từ 1 – 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Nguyên nhân chủ
yếu do các chủng A/H3N2, A/H1N1, B và C. Các trường hợp bệnh có xu hướng
gia tăng vào mùa đông xuân. Căn cứ tình hình dịch bệnh, để chủ động phòng
chống các loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh cúm mùa trên địa bàn huyện An

Dương. Trung tâm y tế huyện An Dương triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh
cúm mùa (gọi tắt là vaccine GC-flu).
Bệnh cúm do virus cúm gây ra và là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô
hấp gây dịch, có thể thành đại dịch. Biểu hiện của bệnh Cúm: sốt, mệt mỏi toàn
thân, đau đầu, đau mỏi người, các biểu hiện viêm đường hô hấp như đau họng,
chay nước mũi, ho, tức ngực.
Sự nguy hiểm của bệnh Cúm:
*Viêm phổi dẫn tới suy hô hấp nặng và có thể tử vong. Thậm chí tử vong
rất cao đối với các chủng Cúm gia cầm.
*Bệnh cúm có thể làm nặng thêm các bệnh đã mắc từ trước hoặc bùng
phát những bệnh mắc tiềm tang.
*Nếu người mẹ bị Cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể bị
các dị tật bẩm sinh như sứt mũi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, não tụ huyết…
*Thai phụ bị Cúm, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể bị sẩy thai,
thai chết lưu, đẻ non…
Cách phòng tránh
*Hạn chế tiếp xúc người bị Cúm hoặc khi tiếp xúc phaỉ đeo khẩu trang.
*Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn nhanh.
*Hỗ trợ bao vệ niêm mạc đường hô hấp( mũi, miệng) là nơi “cửa ngõ”
xâm nhập của virus Cúm.
*Tiêm vacxin Cúm.
Đối tượng, lịch tiêm và liều tiêm:
- Đối tượng: trẻ trên 3 tuổi và người lớn.
- Lịch tiêm:
+Đối với trẻ từ 3 tuổi đến 9 tuổi( chưa tiêm vắc xin cúm): Tiêm 02 liều
cách nhau 01 tháng, sau 01 năm nhắc lại 01 lần.


+Trẻ từ trên 9 tuổi và người lớn: Tiêm 01 mũi, sau đó tiêm nhắc lại 01
lần.mà chưa tiêm phòng Vacxin Cúm bao giờ thì nên nhắc lại 1 mũi cách 04 tuần

sau khi tiêm mũi 1.
-Liều tiêm: Trẻ trên 3 tuổi và người lớn: tiêm bắp 01 liều 0,5 ml.
Hiện đang triển khai tiêm dịch vụ Vắc xin cúm GC FLU tại các điểm
tiêm của 16 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện trong tháng 9 và tháng 10
năm 2018.
Biện pháp phòng bệnh Cúm tốt nhất là tiêm phòng Vắcxin
VACXIN CÚM GC FLU CHỨA ĐẦY ĐỦ 03 CHỦNG CÚM GIÚP
PHÒNG BỆNH CÚM AN TOÀN HIỆU QUẢ
NGƯỜI VIẾT BÀI
TRUNG TÂM Y TẾ


SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG
TRUNG TÂM Y TẾ AN DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

TUYÊN TRUYỀN
VẮC XIN CÚM MÙA GC FLU
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xay ra, thời tiết thay đổi thất
thường, bệnh cúm có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Hiện tại đã có vắc
xin phòng cúm.
GC FLU là vắc xin cúm bất hoạt dạng bơm tiêm đóng sẵn (0,5ml) có chứa
chất lỏng không màu hoặc màu trắng nhạt. Vacxin chứa các kháng nguyên được
tách từ virus cúm, virus được nuôi cấy trong trứng đã có phôi. Thành phần của
vắc xin có các chủng virus cúm được tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo
sử dụng hàng năm.
Thành phần: Mỗi bơm tiêm đóng sẵn GC FLU (0,5ml)
Dược lực học: Vắc xinh tạo kháng thể trung hòa virus cúm. Huyết thanh

bao vệ được trong vòng 2 đến 3 tuần. Thời gian miễn dịch sau khi tiêm đối với
các chủng tương tự hoặc có quan hệ gần với những chủng virus có trong vắc xin
là khác nhau nhưng thông thường từ 6-12 tháng.
Chỉ định: Phòng ngừa cúm ở người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
Chống chỉ định: Kiểm tra đối tượng tiêm chủng trước khi tiêm bằng cách
thăm khám và kiểm tra bệnh sử của đối tượng. Không tiêm vắc xin này nếu đối
tượng ở một trong các trường hợp sau:
- Người đã có tiền sử sốc phan vệ với thành phần của vắc xin GC FLU.
Người bị dị ứng với trứng, thịt gà, mọi san phẩm từ thịt gà và các thành phần
của văc xin GC FLU.
- Người có triệu chứng động kinh trong vòng 1 năm trước khi tiêm
chủng.
- Người bị rối loạn thần kinh trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn
công các dây thần kinh là hội chứng (Guiiiain- Barrae) trong vòng 6 tuần kể từ
lần chủng ngừa cúm trước hoặc người bị rối loạn thần kinh.
Tác dụng ngoài ý muốn:
- Có một số phan ứng tại chỗ như mẩn đỏ, sưng đau, hoặc phan ứng toàn
thân như sốt, rét run, đau đầu, mệt mỏi và buồn nôn nhưng các phan ứng sẽ hết
trong vòng 2-3 ngày.
- Viêm não: viêm não cấp tính rất hiếm khi xay ra, với các triệu chứng
như sốt, đau đầu, co giật, rối loạn vận động, rối loạn ý thức thường xay ra trong
vòng 2 tuần sau khi tiêm văc xin. Khi có các triệu chứng nêu trên cần thực hiện
điều trị y tế thích hợp.
- Dị ứng sốc phan vệ có thể xay ra, nhưng hiếm gặp.


- Rối loạn hệ thần kinh tạm thời có thể xay ra, tê liệt, đau dây thần kinh,
xuất huyết não hoặc viêm hệ thần kinh.
Lưu ý chung
- Đối tượng tiêm văc xin nên giữ trạng thái ổn định về tâm lý, giữ cho vị

trí tiêm sạch sẽ và khi có các triệu chứng sốt cao, co giật cần liên hệ ngay với
bác sĩ.
- Đáp ứng kháng thể có thể không hoàn thiện ở những bệnh nhân mắc
chứng thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc do điều trị.
- Cúm mùa nên được chủng ngừa trong khoang thời gian từ tháng 9tháng 11 trước khi virus xuất hiện.
- Cúm mùa nên được chủng ngừa bằng vắc xin cúm được san xuất từ
những chủng virus cúm được san xuất từ những chủng virus được tổ chức y tế
thế giới (WHO) khuyến cáo tại thời điểm hiện tại.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Vắc xin này chỉ được dùng trong thai kỳ khi có ý kiến của bác sĩ.
Vắc xin này có thể dùng ở phụ nữ đang cho con bú.
Biện pháp tốt nhất phòng bệnh cúm mùa là tiêm văc xin cúm (GC FLU) phòng
bệnh.
Nhân dân hãy chủ động đến các điểm tiêm dịch vụ tại 16 trạm y tế
xã, thị trấn trên địa bàn huyện để tiêm vắc xin ( GC FLU) phòng cúm.
NGƯỜI VIẾT BÀI

TRUNG TÂM Y TẾ


SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG
TRUNG TÂM Y TẾ AN DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

TUYÊN TRUYỀN
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI VẮC XIN BẠI LIỆT TIÊM (IPV) TRONG TIÊM
CHỦNG MỞ RỘNG
Vắc xin Bại liệt tiêm (IPV) đã triển khai trên quy mô nhỏ tại 04 tỉnh Điện

Biên, Vĩnh Long, Phú Yên, Gia Lai từ tháng 6- 7 /2018 và triển khai trên toàn
quốc từ tháng 9/2018
Thực hiện công văn số 524/YTDP-TCMR ngày 21/8/2018 của Trung tâm
Y tế dự phòng Hai Phòng về việc sử dụng vắc xin bại liệt tiêm IPV trong tiêm
chủng mở rộng (TCMR). Trung tâm y tế huyện An Dương triển khai Vắc xin
bại liệt tiêm (IPV) từ tháng 9 năm 2018.
Vắc xin IPV (GAVI) viện trợ sử dụng cho TCMR do Công ty Sanofi
Pasteur, Pháp san suất. Vắc xin bại liệt tiêm (IPV) là vắc xin bất hoạt, vắc xin có
dạng dung dịch được đóng lọ 10 liều/lọ (5ml/ 1 lọ) - Hộp 10 lọ/ hộp.
Thành phần: Mỗi liều 0,5 ml chứa.
- Vi rút bại liệt tup 1 bất hoạt chứa 40 đơn vị kháng nguyên.
- Vi rút bại liệt tup 1 bất hoạt chứa 8 đơn vị kháng nguyên.
- Vi rút bại liệt tup 1 bất hoạt chứa 32 đơn vị kháng nguyên.
Tính an toàn của vắc xin: Vắc xin IPV đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của
tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vắc xin IPV loại đóng 10 liều/ lọ đã được cấp số
đăng ký tại Việt Nam ngày 14/7/2015.
Phản ứng thông thường: Phan ứng tại nơi tiêm: đau, quầng đỏ, sung.
Phan ứng sốt nhẹ, thoáng qua.
Phản ứng nặng: rất hiếm gặp.
Đối tượng, Lịch tiêm, liều lượng, đường dùng:
Đối tượng: Trẻ em đủ 5 tháng tuổi tại thời điểm trển khai được tiêm 1
mũi vắc xin IPV: triển khai cho trẻ sinh từ 1/3/2018-24/4/2018.
1 mũi cho trẻ 5 tháng.
Liều 0,5 ml, tiêm bắp ở 1/3 giữa mặt ngoài đùi.


Chống chỉ định: Không tiêm vắc xin cho trẻ nếu dị ứng với bất kể thành
phần nào của vắc xin. Với neomycine, streptomicine, polymycin B hay trước
đây đã từng bị phan ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin này.
Hoãn tiêm: nếu trẻ đang sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Lưu ý: Nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch thì cần được tiêm sau
đó càng sớm càng tốt. Vắc xin IPV có thể tiêm chủng cùng các vắc xin khác
trong một buổi tiêm chủng hoặc cùng với uống vắc xin bại liệt. đúng lịch thì cần
được tiêm sau đó càng sớm càng tốt.
Tiêm Vắc xin bại liệt (IPV) để phòng được ba chủng bại liệt (1,2,3).
Các bà mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm đúng lịch tại các điểm tiêm chủng mở rộng xã,
thị trấn.
NGƯỜI VIẾT BÀI

TRUNG TÂM Y TẾ



×