Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đặc điểm địa chất thủy văn trong mối liên quan với cấu trúc địa chất khu vực thị trấn đồng văn, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.98 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trần Điệp Anh

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TRONG MỐI LIÊN QUAN VỚI
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC THỊ TRẤN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trần Điệp Anh

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TRONG MỐI LIÊN QUAN VỚI
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC THỊ TRẤN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60440201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. Trần Tân Văn


Hà Nội, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành trong chương trình thực hiện khóa cao học 2015 2017 của học viên tại khoa Địa chất - trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học
Quốc Gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Tân Văn. Học viên
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Tân Văn – người đã tận tình hướng dẫn,
cung cấp tài liệu cho học viên được tiếp cận sâu hơn về kiến thức chuyên môn và nắm
vững hơn hệ phương pháp nghiên cứu về cấu trúc - kiến tạo.
Ngoài ra, học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa chất trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, các đồng nghiệp
phòng Kiến tạo - Địa mạo - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, ThS. Hồ Tiến
Chung đã giúp đỡ, tư vấn về chuyên môn để học viên hoàn thành luận văn này.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, học
viên rất mong nhận được những sự góp ý, sửa chữa từ thầy hướng dẫn cũng như các
đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn nữa kiến thức về chuyên ngành mà mình đang
theo đuổi.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Trần Điệp Anh

năm 2017


Bảng chú giải những chữ viết tắt sử dụng trong nội dung Báo cáo
AKT


Á kinh tuyến

AVT

Á vĩ tuyến

ĐB-TN

Đông bắc-tây nam

TB-ĐN

Tây bắc-đông nam

TBĐC

Tai biến địa chất

ĐCTV

Địa chất thủy văn

CT-KT

Cấu trúc-kiến tạo

THTKT

Tổ hợp thạch kiến tạo


ƯSKT

Ứng suất kiến tạo

CNĐ

Cao nguyên đá


MỤC LỤC
DANH MỤC ẢNH ..................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................... 9
1.1. Đặc điểm Tự nhiên -- Kinh tế - Xã hội ............................................................... 9
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................. 9
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 10
1.2. Đặc điểm địa tầng .............................................................................................. 12
1.2.1. Paleozoi trung - Devon Hạ - Hệ tầng Mia Lé (D1 ml) .................................... 14
1.2.2. Paleozoi trung - Devon hạ - trung - Hệ tầng Nà Quản (D1-2 nq) .................... 14
1.2.3. Paleozoi trung - Devon thượng - Hệ tầng Tốc Tát (D3 tt) .............................. 16
1.2.4. Paleozoi thượng - Carbon hạ - Turnai-Vise - Hệ tầng Lũng Nậm (C1t-v ln) . 17
1.2.5. Paleozoi thượng - Carbon - Permi - Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) ..................... 19
1.2.6. Mesozoi - Trias hạ - Hệ tầng Sông Hiến (T1 sh) ............................................ 20
1.3. Bối cảnh kiến tạo và đặc điểm cấu trúc - kiến tạo khu vực nghiên cứu ............ 21
1.3.1. Bối cảnh kiến tạo ............................................................................................ 21
1.3.2. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo ............................................................................. 22
1.3.3. Đặc điểm đứt gãy ............................................................................................ 23

1.4. Đặc điểm địa mạo .............................................................................................. 25
1.4.1. Địa hình nguồn gốc đứt gãy kiến tạo.............................................................. 25
1.4.2. Địa hình bóc mòn ........................................................................................... 25
1.4.3. Địa hình karst ................................................................................................. 26
1.4.4. Địa hình tích tụ ............................................................................................... 28
1.5. Đặc điểm địa chất thủy văn ............................................................................... 28
1.5.1. Các dòng chảy mặt ......................................................................................... 28
1.5.2. Các tầng chứa nước ........................................................................................ 29
1.5.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước trên khu vực nghiên cứu .................... 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 35
2.1. Cách tiếp cận ..................................................................................................... 35
1


2.1.1. Tiếp cận kế thừa ............................................................................................. 35
2.2.2. Tiếp cận hệ thống ........................................................................................... 37
2.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 38
2.2.1. Đặc điểm thủy văn karst ................................................................................. 38
2.2.2. Các chế độ ứng suất cơ bản ............................................................................ 39
2.2.3. Nhận dạng các cấu tạo do phá hủy kiến tạo ................................................... 40
2.2.4. Xác định tuổi tương đối của các đứt gãy kiến tạo .......................................... 41
2.3. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 41
2.3.1. Phương pháp kiến tạo vật lý ........................................................................... 41
2.3.2. Phương pháp lộ trình khảo sát ........................................................................ 42
2.3.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu .......................................................... 42
2.3.4. Phương pháp mô hình hóa .............................................................................. 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 45
3.1. Các yếu tố khống chế và hình thành trũng kiến tạo Đồng Văn ......................... 45
3.1.1. Đứt gãy Má Lầu -Đồng Văn-Lùng Thàng (F6) .............................................. 45
3.1.2. Đứt gãy Quán Xín Ngài - Hang Hổ (F9) ........................................................ 47

3.2. Các tầng chứa nước trên trũng kiến tạo Đồng Văn ........................................... 54
3.2.1. Tầng chứa nước trầm tích bở rời Đệ Tứ và nước mặt .................................... 54
3.2.2. Tầng chứa nước khe nứt – karst ..................................................................... 55
3.3. Mô hình địa chất thủy văn trong mối liên quan với cấu trúc địa chất khu vực thị
trấn Đồng Văn .......................................................................................................... 56
3.4. Nhận định cho bài toán tính trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm trên khu
vực thị trấn Đồng Văn. ............................................................................................. 60
3.4.1. Phương pháp tính trữ lượng khai thác tiềm năng ........................................... 60
3.4.2. Các bước thực hiện tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng ......................... 62
3.4.3. Một số nhận định về việc quản lý và khai thác nguồn nước ngầm bền vững 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 67

2


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1. Một góc thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. .................... 10
Ảnh 2. Đá phiến sét màu đỏ, vàng, phong hóa trung bình hệ tầng Mia Lé (D1 ml) lộ
ra dọc đường từ thị trấn Đồng Văn đi xã Ma Lé. ..................................................... 14
Ảnh 3. Đá vôi silic màu xám đen thuộc hệ tầng Nà Quản (D1-2 nq) lộ tốt dọc theo
đường mòn từ Thiên Hương đi Má Ú - Ảnh TĐA ................................................... 16
Ảnh 4. Đá vôi vân đỏ lộ tốt dọc đường từ Thiên Hương đi Pố Lổ........................... 17
Ảnh 5. Đá vôi vân đỏ bị uốn ở khu vực thôn Má Pắng. ........................................... 17
Ảnh 6. Đá vôi xám đen xen các lớp silic mỏng hệ tầng Lũng Nậm tại đông nam Pố
Lổ .............................................................................................................................. 18
Ảnh 7. Đá vôi dolomit của hệ tầng Bắc Sơn nằm không chỉnh hợp trên đá silic - vôi
của hệ tầng Lũng Nậm tại đỉnh Tù Sán [4] .............................................................. 18
Ảnh 8. Đá vôi màu xám sáng phân lớp dày của hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) khu vực
Quán Xín Ngài. ......................................................................................................... 19

Ảnh 9. Đá phiến sét xen bột kết màu nâu vàng đỏ thuộc hệ tầng Sông Hiến (T1 sh) ở
phía nam TT. Đồng Văn - Ảnh TĐA. ...................................................................... 21
Ảnh 10. Đứt gãy chờm nghịch kéo dài từ Sảng Ma Sao đến Đồng Văn ................. 22
Ảnh 11. Dòng chảy mặt trong khu vực thị trấn Đồng Văn ...................................... 28
Ảnh 12. Điểm xuất lộ nước thấm rỉ trong tầng chứa nước Sông Hiến (T1 sh)......... 30
Ảnh 13. Điểm xuất lộ trong đới dập vỡ đá vôi thuộc hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) ở
phía tây thị trấn Đồng Văn ....................................................................................... 30
Ảnh 14. Điểm xuất lộ nước trong hệ tầng Tốc Tát (D3 tt) khu vực thôn Xì Phài. ... 31
Ảnh 15. Điểm xuất lộ nước trong đá vôi silic thuộc hệ tầng Nà Quản (D1-2 nq) khu
vực thôn Hấu Đề. ...................................................................................................... 32
Ảnh 16. Trạm bơm nước Làng Nghiến xây dựng năm 1997, đặt tại tổ 4 thị trấn
Đồng Văn .................................................................................................................. 33
Ảnh 17. Trạm cấp nước sạch TT. Đồng Văn có lưu lượng bơm 300m3/ngày, đêm,
vận hành từ tháng 10 năm 2014................................................................................ 33
Ảnh 18. Đứt gãy Lũng Táo - Tu Sản (F7) (trên) và đứt gãy Má Lầu - Đồng Văn Lùng Thàng (F6) (dưới) nhìn từ thôn Lùng Lú ........................................................ 46
Ảnh 19. Đai mạch gabro diabas sáng màu (khoanh trắng) xuyên cắt theo các hệ
thống khe nứt, đứt gãy rìa đứt gãy F6 trong đá phiến sét hệ tầng Sông Hiến (T1 sh) ở
phía tây TT Đồng Văn .............................................................................................. 46
3


Ảnh 20. Hệ thống đứt gãy F9 nhìn từ phía nam thị trấn Đồng Văn ......................... 47
Ảnh 21. Mặt trượt 20585 có góc pitch = 150, vết xước để lại cho phép xác định
đứt gãy trượt bằng trái có yếu tố thuận..................................................................... 48
Ảnh 22. Mặt trượt 21085 có góc pitch = 200, vết xước để lại cho phép xác định
đứt gãy trượt bằng phải có yếu tố nghịch. ................................................................ 49
Ảnh 23. Mặt trượt đứt gãy có phương 1150 tại khu vực gần trạm bơm Làng Nghiến,
thị trấn Đồng Văn. .................................................................................................... 49
Ảnh 24. Điểm xuất lộ nước trong đới dập vỡ đá vôi tại điểm DV3 ......................... 51


4


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu ......................................................................... 9
Hình 2. Sơ đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 khu vực nghiên cứu [4,14,19] ...................... 13
Hình 3. Cột địa tầng hệ tầng Mia Lé (D1 ml) (Mặt cắt km8 đến đồn biên phòng
Lũng Cú) [4] ............................................................................................................. 14
Hình 4. Cột địa tầng mặt cắt hệ tầng Lũng Nậm tại núi Tù Sán [4] ......................... 18
Hình 5. Vùng nghiên cứu trong bình đồ cấu trúc - kiến tạo khu vực [4,14,15] ....... 24
Hình 6. Sơ đồ địa mạo khu vực nghiên cứu (theo Phạm Khả Tùy và nnk, 2008 [10])
.................................................................................................................................. 27
Hình 7. Sơ đồ vị trí các lỗ khoan nước trên khu vực thị trấn Đồng Văn ................. 34
Hình 8. Mô hình địa chất thủy văn karst [36] .......................................................... 39
Hình 9. Các chế độ kiến tạo cơ bản và các mô hình trạng thái ứng suất liên quan .. 40
Hình 10. Lưới chiếu Wulff ....................................................................................... 43
Hình 11. Mô hình sử dụng bán cầu chiếu dưới của lưới chiếu lập thể để thể hiện mặt
trượt đứt gãy. ............................................................................................................ 44
Hình 12. TƯSKT có trục nén ép theo phương ĐĐB tương ứng với pha EocenMiocen trong Kainozoi. ............................................................................................ 48
Hình 13. TƯSKT có trục nén ép theo phương TTB tương ứng với pha Pliocen-Đệ tứ
trong Kainozoi .......................................................................................................... 49
Hình 14. TƯSKT có trục nén ép theo phương Đ ĐB tương ứng với pha EocenMiocen trong Kainozoi. ............................................................................................ 49
Hình 15. Số liệu đo, thống kê khe nứt tại DV3 được thể hiện trên biểu đồ hoa hồng
cho thấy phương phát triển chủ đạo là TB-ĐN và ĐB-TN. ..................................... 51
Hình 16. Các bước phân tích phương các lối thông trong hang Hổ để thu được thông
tin về phương nén ép ngang cực đại (SH max). ........................................................ 52
Hình 17. Sơ đồ đứt gãy khống chế và hình thành trũng kiến tạo Đồng Văn ........... 53
Hình 18. Đặc điểm phát triển hang động ở Đồng Văn qua mặt cắt [28, 30] ............ 56
Hình 19. Sơ đồ địa chất thủy văn sơ bộ khu vực nghiên cứu ................................... 57
Hình 20. Mặt cắt cấu trúc địa chất theo đường AB .................................................. 58

Hình 21. Cột địa tầng địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu .................................. 58
Hình 22. Mặt cắt địa chất thủy văn theo đường AB ................................................. 59
Hình 23. Sơ đồ khoanh định lưu vực thu nước và diện tích phân bố tầng chứa nước
trong đới đá vôi dập vỡ, nứt nẻ khu vực thị trấn Đồng Văn..................................... 60
5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thống kê tổng số dân khu vực thị trấn Đồng Văn từ năm 2012 đến 2016 [2]
.................................................................................................................................. 10
Bảng 2. Số liệu động học của các mặt trượt đứt gãy thu thập tại điểm DV1, DV2 . 47
Bảng 3. Số liệu thống kê, đo đạc khe nứt tại điểm DV3 .......................................... 50
Bảng 4. Đặc tính vật lý nước ngầm tại các giếng khoan trong tầng chứa nước đá vôi
nứt nẻ, dập vỡ thuộc hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) khu vực TT. Đồng Văn ................. 56
Bảng 5. So sánh kết quả tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm khu vực
thị trấn Đồng Văn ..................................................................................................... 64

6


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là
thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu năm 2010 và khu vực thị trấn
Đồng Văn với cảnh quan hùng vĩ, đan xen những nét văn hóa truyền thống độc đáo
của các dân tộc vùng cao là một trong những vùng lõi của Công viên Địa chất. Trong
những năm gần đây, Đồng Văn chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách phát triển
kinh tế - xã hội khu vực vùng núi phía bắc Việt Nam và là điểm đến lý tưởng của rất
nhiều du khách trong và ngoài nước.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong vùng, quá trình khai thác

và sử dụng nước ngày càng tăng dẫn đến tình trạng ngày càng cạn kiệt nguồn tài
nguyên nước và có nguy cơ kéo theo các hiện tượng tai biến địa chất như sập sụt, ô
nhiễm nguồn nước.
Trên vùng karst, nước mặt khan hiếm, nước ngầm vận động theo định hướng
của các đới nứt nẻ, đập vỡ, hang động vì vậy việc khoanh định lưu vực và tính toán
khả năng cung cấp nước ngầm cho khu vực thị trấn Đồng Văn nói riêng và trong vùng
karst nói chung gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, nghiên cứu cấu trúc kiến tạo cùng với việc lý giải cơ chế hình thành
trũng Đồng Văn và làm sáng tỏ bối cảnh địa động lực trong quá khứ cũng như dự báo
trong tương lai qua đó tạo tiền đề cho việc xác định đặc điểm khống chế và phân bố
nước ngầm là một vấn đề có ý nghĩa nhất định cả về khoa học và thực tiễn.
Mục tiêu:
Nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn trong mối liên quan với cấu trúc địa
chất khu vực thị trấn Đồng Văn.
Nhiệm vụ:
- Xác định các yếu tố khống chế và cơ chế hình thành trũng kiến tạo Đồng Văn;
- Xác định các cấu trúc chứa nước chính trong vùng;
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc địa chất với đặc điểm khống chế và
phân bố nước ngầm;
Đối tượng nghiên cứu:
- Các cấu trúc địa chất, đứt gãy, nếp uốn và các đới dập vỡ phá hủy kiến tạo;
- Đặc điểm địa chất thủy văn;

7


Phạm vi nghiên cứu:
Toàn bộ thị trấn Đồng Văn và các thôn Sáng Ma Sao, Chúng Mung, Đậu Chúa
(xã Thài Phìn Tủng).
Ý nghĩa khoa học thực tiễn của luận văn:

Nghiên cứu cấu trúc địa chất, lý giải cơ chế, bối cảnh hình thành trũng kiến tạo
làm tiền đề xác định đặc điểm địa chất thủy văn, từ đó đánh giá tiềm năng nước ngầm
trong vùng.
Cấu trúc của luận văn:
Luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan vùng nghiên cứu
Chương này đề cập chủ yếu đến các đặc điểm tự nhiên bên cạnh đó phân tích
những khó khăn và thuận lợi của vùng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Trong
chương này có tổng hợp, phân tích số liệu thống kê về dân số, lượng khách du lịch
trong vòng 5 năm trở lại đây làm cơ sở để đánh giá mức độ phát triển của vùng và tính
toán nhu cầu sử dụng nước trên vùng nghiên cứu.
Ngoài ra, cũng đề cập đến đặc điểm địa tầng; Bối cảnh kiến tạo và đặc điểm cấu
trúc - kiến tạo; Đặc điểm địa mạo và đặc điểm địa chất thủy văn vùng nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nội dung chương này tập trung vào việc phân tích, đánh giá những tài liệu đã
có trên vùng nghiên cứu, đưa ra kết quả về: Lịch sử nghiên cứu địa chất trong vùng.
Đưa ra cơ sở phương pháp luận, các cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu qua đó
đưa ra hệ thống các phương pháp nghiên cứu hợp lý, logic
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Trình bày các kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc địa chất của vùng, các
giai đoạn hình thành và phát triển trũng kiến tạo Đồng Văn; đặc điểm địa chất thủy
văn trong mối liên quan với đặc điểm cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu.
Kết luận và kiến nghị
Phần tiếp theo trình bày nội dung chi tiết của Luận văn.

8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU

1.1. Đặc điểm Tự nhiên -- Kinh tế - Xã hội
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Khu vực nghiên cứu bao gồm toàn bộ thị trấn Đồng Văn và một số thôn lân cận
thuộc xã Thài Phìn Tủng và xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc), nằm ở vị trí địa lý:
23015’20” đến 23018’51” vĩ độ Bắc;
105018’12” đến 105024’19” kinh độ Đông.
Phía Đông giáp xã Pải Lủng, Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc), phía Tây giáp xã
Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn), phía Nam giáp các xã Thài Phìn Tủng, Tả Phìn, Tả
Lủng (huyện Đồng Văn) và xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc), phía Bắc giáp xã Ma Lé
(huyện Đồng Văn).

Hình 3. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu
Diện tích đất tự nhiên của khu vực nghiên cứu là 4123 ha. Trong đó đất nông
nghiệp 445,5 ha, đất lâm nghiệp 1051 ha, còn lại đất chưa sử dụng núi đá 2111,5 ha. [22]
Địa hình khu vực nghiên cứu bị chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi, núi đá cao, độ
dốc lớn chạy theo phương TB-ĐN. Độ cao trung bình là 1.200m so với mực nước
biển.
Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4
9


năm sau. Mùa đông khô hạn gây nên tình trạng thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt, sản
xuất. Hàng năm, nhiệt độ trung bình đạt từ 20-23 độ C. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên
của vùng nghiên cứu tương đối khắc nghiệt, gây ra không ít khó khăn cho việc phát
triển kinh tế - xã hội.

Ảnh 1. Một góc thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Đặc điểm dân số

Theo số liệu thống kê đến năm 2016 toàn bộ khu vực nghiên cứu có 20 thôn và 7
tổ dân phố với dân số là 6.860 người bao gồm 17 dân tộc anh em, trong đó dân tộc mông
chiếm 45% dân số [3].
Số liệu thống kê cũng cho thấy từ năm 2012 đến năm 2016 dân số khu vực thị trấn
Đồng Văn có dấu hiệu tăng nhẹ (Bảng 1), đây là dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc trên vùng
đất rất khó khăn nơi địa đầu tổ quốc.
Bảng 1. Thống kê tổng số dân khu vực thị trấn Đồng Văn từ năm 2012 đến 2016 [2]

Tổng số dân
(người)

2012

2013

2014

2015

2016

6.208

6.370

6.575

6.713

6.860


1.1.2.2. Giao thông
Ngoài trục giao thông chính là Quốc lộ 4C, hệ thống đường giao thông cơ giới
liên xã, liên thôn đã được xây dựng cơ bản, 100% các thôn có đường liên thôn loại B,
15/20 thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội. Tuy nhiên, trong mùa mưa bão, lũ quét thường xảy ra, gây ra tình trạng sạt

10


lở đường và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
[22]
1.1.2.3. Văn hóa - xã hội
Thị trấn Đồng Văn là địa bàn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá truyền thống đậm
đà bản sắc của đồng bào các dân tộc như: H’Mông, Dao, Cờ Lao, Tày, Giấy, Lô Lô,
Kinh, v.v. Đặc biệt, dân tộc H’Mông với phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên cùng với
khèn - một loại nhạc cụ truyền thống độc đáo và những điệu nhảy độc đáo đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều du khách khi đặt chân đến đây. Những phiên chợ Đồng
Văn cùng với các phong tục tập quán, các lễ hội đặc sắc và sự thân thiện và hiếu khách
của đồng bào dân tộc đã làm bao du khách say đắm khi đến với nơi đây.
Văn hóa - xã hội trên khu vực nghiên cứu có nhiều chuyển biến rõ rệt trong
những năm gần đây, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư được thực hiện và đạt kết quả tích cực. Nếp sống văn hóa mới ngày càng xây
dựng vững chắc, tỷ lệ huy động học sinh đến trường hàng năm đạt trên 98%, tỷ lệ học
sinh khá, giỏi ngày càng nâng cao. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không
ngừng được cải thiện. Đến năm 2016, 100% các thôn, bản đều được xem truyền hình
và được phủ sóng dịch vụ viễn thông, trên 70% hộ có ti vi, 80% số hộ có máy điện
thoại di động, 30% số hộ sử dụng dịch vụ Internet. [22]
1.1.2.4. Thương mại - dịch vụ
Hiện tại, trên địa bàn thị trấn có 1 Hợp tác xã khai thác đá làm đồ mỹ nghệ với

nhiều sản phẩn được du khách ưa thích, 4 cơ sở sản xuất gạch bê tông và vật liệu xây
dựng, 2 xưởng sửa chữa ô tô, 7 cửa hàng sửa chữa xe máy; 6 cơ sở hàn xì, 35 công ty,
Hợp tác xã dịch vụ thương mại, 150 hộ kinh doanh buôn bán, 35 khách sạn nhà nghỉ,
nhà trọ với trên 180 phòng trọ, 45 nhà hàng ăn uống giải khát. [22]
Về du lịch, thị trấn Đồng Văn có nhiều điểm di tích văn hóa du lịch nổi tiếng
như: Phố cổ Đồng Văn, Đồn Cao, các làng văn hoá, các miếu thờ đầu nguồn nước, đền
thờ Quán Xín Ngài,v.v.., hàng năm, các điểm di tích văn hóa du lịch đã thu hút hàng
chục ngàn du khách thập phương ở trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch.
Với những tiềm năng du lịch như vậy, từ khi Công viên Địa chất CNĐ Đồng
Văn được công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào năm 2010 thì lượng khách
du lịch đến đây đã tăng mạnh đặc biệt là bước nhảy vọt trong năm 2015 với tổng số
lượt khách du lịch trong và người nước đã đến đây là 209.642 lượt người. Đến năm
2017, Hà Giang đón được hơn 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 20% so với năm 2016,
khách nội địa đạt 853.964 lượt, khách quốc tế đạt gần 170.000 lượt, trong đó 80%
lượng khách du lịch đến với khu vực Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên Đá
Đồng Văn [21]. Đây là một trong những kết quả rất khả quan, đánh giá sự phát triển
11


đột phá của ngành du lịch trong huyện Đồng Văn nói chung và thị trấn Đồng Văn nói
riêng, tuy nhiên điều này đem đến những thách thức không nhỏ cho địa phương về
việc xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể đáp ứng được lượng khách du lịch đến đây.
Tóm lại, với đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội hiện tại có thể
thấy khu vực thị trấn Đồng Văn là một vùng đất khó khăn nơi địa đầu Tổ quốc, nơi
sinh sống của nhiều dân tốc thiểu số với trình độ theo mặt bằng chung còn hạn chế. Vì
vậy khu vực này đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ cũng như các Bộ,
Ngành liên quan để từng bước nâng cao đời sống của người dân, ổn định chính trị, xã
hội vùng biên giới.
Khu vực thị trấn Đồng Văn có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trong
những năm gần đây ngành du lịch, dịch vụ đang từng bước khẳng định được sự phát

triển tương xứng thế mạnh của vùng, thu hút được khách du lịch từ khắp nơi trên thế
giới. Để đáp ứng nhu cầu phát triển về du lịch, quá trình khai thác và sử dụng nước
ngày càng tăng dẫn đến tình trạng ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước và có
nguy cơ kéo theo các hiện tượng tai biến địa chất như sập sụt, ô nhiễm nguồn nước.
Đây là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết sớm trên vùng nghiên cứu nhằm tạo
được sự phát triển bền vững.
1.2. Đặc điểm địa tầng
Dựa trên tài liệu “Bản đồ địa chất nhóm tờ Bảo Lạc” do Hoàng Xuân Tình chủ
biên và nnk, 1976; giáo trình “Các phân vị địa tầng Việt Nam” do Tống Duy Thanh và
Vũ Khúc chủ biên; báo cáo kết quả Đề tài “Địa tầng các trầm tích Phanerozoi ở Đông
Bắc Bộ” do Đặng Trần Huyên chủ biên và nnk, 2007; kết quả công tác điều tra, đo vẽ
bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 khu vực CNĐ Đồng Văn của Dự án “Kawatech” do Trần
Tân Văn làm chủ nhiệm và kết quả khảo sát thực địa của học viên đã xây dựng được sơ
đồ địa chất khu vực thị trấn Đồng Văn và lân cận tỷ lệ 1:50.000 (Hình 2).
Theo đó các thành tạo địa chất trên khu vực nghiên cứu được chia thành 5 phân
vị địa tầng (hệ tầng) có tuổi từ Paleozoi đến Mesozoi. Ngoài ra có sự xuất hiện của các
khối gabro diabas chưa rõ tuổi dọc theo các đứt gãy sâu. Chi tiết các phân vị địa tầng
sẽ được mô tả ở phần sau của Luận văn.

12


Hình 4. Sơ đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 khu vực nghiên cứu [4,14,19]

13


1.2.1. Paleozoi trung - Devon Hạ - Hệ tầng Mia Lé (D1 ml)
Hệ tầng Mia Lé được J. Depart thành lập vào năm 1915 với tên gọi Série de
Mié-lé, sau đó còn có rất nhiều các công trình khác nghiên cứu và thống nhất với tên

gọi “Hệ tầng Mia Lé”.
Mặt cắt chuẩn (Holostratotyp): Mặt cắt Lũng Cú - Ma Lé, đoạn từ km8 đến
đồn Biên Phòng Lũng Cú, vùng Đồng Văn, Hà Giang (X = 23019’15”; Y =
105017’26”). Hệ tầng Mia Lé được coi tương ứng với khối lượng của “Série de Mia
Lé”. Theo mô tả ban đầu, loạt Mia Lé của J. Deprat (1915) gồm 3 phần, theo thứ tự từ
dưới lên được mô tả như sau:
1. Phần dưới gồm đá phiến và cát kết mica, không chứa hoá thạch, dày 250m.
2. Phần giữa là đá phiến sét màu đỏ, vàng; chứa phong phú hoá thạch Tay cuộn;
Bọ ba thuỳ; Hai mảnh vỏ và Rêu động vật, dày 250m.
3. Phần trên gồm đá vôi sét xen đá phiến dày 30m. Bề dày chung 530m.

Ảnh 2. Đá phiến sét màu đỏ, vàng, phong hóa trung
bình thuộc hệ tầng Mia Lé (D1 ml) lộ ra dọc đường từ
thị trấn Đồng Văn đi xã Ma Lé.

Hình 5. Cột địa tầng hệ tầng
Mia Lé (D1 ml) (Mặt cắt km8
đến đồn biên phòng Lũng Cú)
[4]

Trong khu vực nghiên cứu, các trầm tích của hệ tầng Mia Lé lộ tốt theo đường
liên thôn từ thị trấn Đồng Văn đi thôn Khai Hoang 2 gần khu vực sông Nho Quế.
1.2.2. Paleozoi trung - Devon hạ - trung - Hệ tầng Nà Quản (D1-2 nq)
Hệ tầng Nà Quản lần đầu tiên được Dương Xuân Hảo, Rzonsnickaja M.A xác
lập năm 1968 có tuổi Devon giữa. Năm 1975, Phạm Đình Long xác định lại có tuổi
Devon sớm giữa.
14


Mặt cắt chuẩn (Holostratotyp): Mặt cắt Nà Quản - Bằng Ca, huyện Hạ Lang,

tỉnh Cao Bằng; X = 22048'01'', Y = 106043'38''.
Hệ tầng Nà Quản được sử dụng ở đây với nội dung, hệ tầng gồm toàn bộ khối
lượng đá vôi lộ đơn nghiêng theo mặt cắt từ bản Nà Quản (xã Minh Long) đến gần thị tứ
Bằng Ca (xã Lý Quốc). Hệ tầng cũng bao gồm khối lượng chủ yếu của các trầm tích
Eifel - Givet ở Đới Hạ Lang trong mô tả của E.D. Vasilevskaia (1965); các tầng Nà
Quản và đá vôi Givet chứa Tay cuộn Stringocephalus burtini của Dương Xuân Hảo
(1968); điệp Nà Quản và một phần (phần đá vôi đen chứa hoá thạch San hô, Lỗ tầng và
Tay cuộn cho tuổi Givet) của điệp Bằng Ca của Phạm Đình Long (1973,1974); đá vôi
Nà Quản, điệp Nà Quản của Dương Xuân Hảo (1975, 1980) và hệ tầng Bản Páp (một
phần) trong mô tả của Tống Duy Thanh và Tạ Hoà Phương (2005).
Đặng Trần Huyên và nnk (2010) [4] đã tiến hành đo vẽ lại mặt cắt Nà Quản Bằng Ca và mặt cắt dọc theo đường mòn song song với sông Quế Sơn, từ bản Đa Nưa
qua bản Đa Dưới 2km. Trình tự mặt cắt của hệ tầng được mô tả theo thứ tự từ dưới lên
như sau:
1. Đá vôi màu xám đen, tái kết tinh yếu, phân lớp trung bình chứa phong phú
hoá thạch Amphipora sp. (A. cf. raritalis), loại kích thước nhỏ, đường kính từ 1,52,0mm và San hô vách đáy. Bề dày 150m.
2. Đá vôi màu xám sẫm , phân lớp từ 10-20cm xen các lớp mỏng sét silic chứa
phong phú Tentaculita Nowakia sp., Viriatellina. sp., Styliolina sp.. Bề dày 60m.
3. Đá vôi màu xám sáng, phân lớp dày chứa Amphipora sp., Coenites sp.,
Alveolites sp.. Bề dày 60m.
4. Đá vôi màu xám sáng, phân dải mỏng. Bề dày 100m.
5. Đá vôi màu xám sáng, phân lớp dày từ 0,5-1m xen kẹp các lớp mỏng sét vôi
chứa Tảo. Bề dày 70m.
6. Đá vôi, đá vôi silic, phân lớp dạng tấm, từ 3-5 cm, màu xám sẫm chứa
Amphipora ramosa. Bề dày 120m.
7. Đá vôi màu xám đen, phân lớp từ 20-30 cm, chứa phong phú hoá thạch Lỗ
tầng; San hô vách đáy; San hô bốn tia; Tay cuộn. Bề dày 150m.
Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng Nà Quản (D1-2 nq) lộ tốt dọc theo đường
mòn từ Thiên Hương đi Má Ú với thành phần chủ yếu là đá vôi silic màu xám sẫm đến
xám đen, phân lớp trung bình, dập vỡ nứt nẻ tương đối mạnh.


15


Ảnh 3. Đá vôi silic màu xám đen thuộc hệ tầng Nà Quản (D1-2 nq) lộ tốt dọc theo
đường mòn từ Thiên Hương đi Má Ú - Ảnh TĐA
1.2.3. Paleozoi trung - Devon thượng - Hệ tầng Tốc Tát (D3 tt)
Hệ tầng Tốc Tát được Phạm Đình Long xác lập năm 1973.
Mặt cắt chuẩn Bản Ngắn - Mỏ Tốc Tát (Holostratotyp) (X = 22o49'30", Y =
106o23') được mô tả theo thứ tự từ dưới lên trên như sau:
1. Đá vôi dạng dải có màu sắc sặc sỡ, tím đỏ, xám lục xen nhiều lớp sét silic,
dày 50m.
2. Đá vôi dạng dải xen các lớp mỏng đá sét vôi có silic, đá tươi có màu xám
phớt xanh, dày 80m.
3. Đá vôi màu xám nhạt, phân lớp trung bình đến dày, xen kẽ thưa thớt các lớp
mỏng đá vôi sét màu xám, dày 80m.
4. Vỉa quặng mangan dày trung bình từ 0,6-0,8m và được duy trì tương đối liên
tục theo đường phương. Chuyển dần lên trên là đá vôi xám nhạt, phớt hồng, hơi bị tái
kết tinh, phân lớp dày, thỉnh thoảng xen kẽ lớp mỏng đá vôi màu xám hơn. Tập dày
70m. Bề dày chung 280m.
Các trầm tích thuộc hệ tầng Tốc Tát ở vùng nghiên cứu lộ ra tương đối liên tục
ở núi Tù Sán và Pố Lổ. Chúng phân thành dải chạy dài theo hướng TB-ĐN, kéo về
phía đèo Mã Pì Lèng.
Trong khu vực nghiên cứu, mặt cắt hệ tầng Tốc Tát được quan sát từ bể nước
gần đỉnh đèo Si Phai, hướng 270o lên bản Lùng Lú, gần đỉnh của núi Pố Lổ được mô tả
theo thứ tự từ dưới lên bao gồm [4]:
1. Đá vôi màu xám đen, phân lớp trung bình xen các lớp sét - silic. Dày 24m.
2. Đá vôi sáng màu, phân lớp dày 1m, có xen các lớp mỏng sét silic. Dày 21m.

16



3. Đá vôi vân đỏ màu sặc sỡ gồm các lớp vôi nhiễm oxit sắt màu đỏ hồng, dày từ
0,8-1cm xen kẽ luân phiên với các lớp vôi màu xám trắng, màu xanh lam. Dày 40m.
4. Đá vôi có cấu tạo dạng kết hạch, dạng mấu trông giống như "cuội kết", trong
đó các hạt cuội là đá vôi dạng hình hạt đậu, đường kính từ 2-3cm xếp xít nhau. Xi
măng gắn kết là vôi sét nhiễm oxit sắt màu nâu nhạt. Dày 50m.
5. Đá vôi phân dải với các dải màu sáng và tối luân phiên. Dày 90m.
Bề dày chung của hệ tầng Tốc Tát ở mặt cắt này là 225m.
Ở mặt cắt sườn phía tây Tù Sán cũng lộ ra các đá tương tự của hệ tầng Tốc Tát
nhưng ranh giới trên của hệ tầng là không rõ ràng.

Ảnh 4. Đá vôi vân đỏ lộ tốt dọc đường từ

Ảnh 5. Đá vôi vân đỏ bị uốn ở khu vực

Thiên Hương đi Pố Lổ.

thôn Má Pắng.

1.2.4. Paleozoi thượng - Carbon hạ - Turnai-Vise - Hệ tầng Lũng Nậm (C1t-v ln)
Hệ tvg Nậm n hạhượị uốn ở khu vực thôn Má Pắng. Duy Thanh chủ biên)
thành lập năm 1995 đuy Thanh chủ biên). Sau này có các nghiên chủ biênĐoàn Nhiên
chủ biên) thành lập năm 1995á Pắng.ốoàn Nhiên chủ biên) Đàn Nhiên chủ biêurnai-Vise);
Đoàn Nhiên chủ biên) thành lập năm 1995á Pắng.à nnk., 2005).

Mặt cắt chuẩn - Holostratotyp: Mặt cắt Tốc Tát, đoạn tiếp bên trên hệ tầng Tốc
Tát của mặt cắt Bùng Ổ - Đỉnh 100. Toạ độ X = 22o50', Y = 106o54’5’’.
Hệ tầng Lũng Nậm được đặc trưng bằng hệ xen kẽ của các đá phiến silic, silic
và đá vôi Crinoidea ở bên dưới và đá vôi xám tối ở bên trên, phân bố ở Cao Bằng, Hà
Giang. Về mặt thạch địa tầng, các đá phiến silic xen đá vôi Crinoidea màu xám tối

hoàn toàn phân biệt với đá vôi dạng dải của hệ tầng Tốc Tát và đá vôi màu xám trắng
của hệ tầng Bắc Sơn.
Diện lộ hệ tầng Lũng Nậm luôn gắn liền với diện lộ hệ tầng Tốc Tát. Tại Đồng
Văn (Hà Giang) hệ tầng Lũng Nậm lộ ra ở đỉnh Tù Sán. Trật tự địa tầng của hệ tầng
Lũng Nậm ở mặt cắt này được mô tả theo thứ tự từ dưới lên như sau:
17


1. Tập silic, phiến silic, dày 5m
2. Nằm trên các lớp đá vôi vân đỏ của hệ tầng Tốc Tát với quan hệ kiến tạo là
đá vôi màu đen hạt mịn, phân lớp 10-15cm, xen các lớp silic mỏng (1-3cm). Bề dày lộ
ra 20-25m.
3. Silic, phiến silic, silic vôi, phân lớp mỏng, đôi khi xen kẹp các lớp vôi xám
tối hạt mịn. Các lớp đá silic vôi chứa phong phú hoá thạch gồm đốt thân Crinoidea,
Brachiopoda. Hoá thạch Brachiopoda tìm được gồm: Cyrtospisirifer cf. chaoi
(Grabau) đặc trưng cho Carbon sớm. Bề dày khoảng 40m.

Ảnh 6. Đá vôi xám đen xen các lớp silic
mỏng hệ tầng Lũng Nậm tại đông nam Pố Lổ

Ảnh 7. Đá vôi dolomit của hệ tầng Bắc Sơn
nằm không chỉnh hợp trên đá silic - vôi
của hệ tầng Lũng Nậm tại đỉnh Tù Sán [4]

18

Hình 6. Cột địa tầng mặt cắt hệ tầng
Lũng Nậm tại núi Tù Sán [4]



Tột địa tầng mặt cắt hệ tầng Lũng Nậm tại núi Tù Shột địa tầng mặt cắt hệ
tầng Lũng Nậm tại núi Tù Sán [4]xen kẹp các lớp vôi xám tối hạt mịn. (t địa) [4].
Ngoài ra, trong khu vhệ tầng Lũng Nậm tại núi Tù Sán còn lộ ra ở sườn đông nam
núi Pố Lổ.
1.2.5. Paleozoi thượng - Carbon - Permi - Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs)
Hệ tầng Bắc Sơn do Nguyễn Văn Liêm, thành lập năm 1978, đặt theo tên
khối đá vôi Bắc Sơn ở Đông Bắc Bộ.
Trong mô tả đầu tiên (Nguyễn Văn Liêm, 1974), Bắc Sơn là tên của phân vị
địa tầng cấp loạt, bao gồm các trầm tích chủ yếu là carbonat, phân bố ở Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ. Loạt bao gồm cả các hệ tầng Đồng Đăng, Bãi Cháy, Yên Duyệt,…
Năm 1989, Lê Hùng (trong Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ chủ biên, 1989) sử dụng
hệ tầng Bắc Sơn với khối lượng không bao gồm hệ tầng Đồng Đăng, Bãi Cháy, Yên
Duyệt,… và phân bố chỉ ở phạm vi Bắc Bắc Bộ và một phần hạn chế ở phức nếp lồi
Sụng Mó.
Năm 1995, Đoàn Nhật Trưởng (trong Tống Duy Thanh chủ biên) sử dụng hệ
tầng Bắc Sơn với khối lượng như khối lượng hệ tầng Bắc Sơn của Lê Hùng (trong
Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ chủ biên, 1989) nhưng diện phân bố mở rộng ra toàn bộ khu
vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. [4]
Mặt cắt chuẩn (Holostratotyp): do khối lượng lớn, chưa tìm được mặt cắt
nào có đầy đủ khối lượng của hệ tầng.
Thành phần thạch học của hệ tầng gồm đá vôi, đá vôi dolomit hóa, đá vôi
sinh vật, thường có màu xám, xám sáng, phân lớp chủ yếu dày và khối.

Ảnh 8. Đá vôi màu xám sáng phân lớp dày của hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) khu vực
Quán Xín Ngài.
19


Trong khu vực nghiên cứu, mặt cắt núi Đá Pháp lộ ra ở phía bắc thị trấn
Đồng Văn theo hướng đông - tây, bắt đầu từ điểm nằm ở đông nam đỉnh Pố Lổ

khoảng 700m [4], theo thứ tự từ dưới lên lộ ra như sau:
1. Nằm trên đá vôi đá vôi xám đen, hạt mịn, phân lớp từ 10-15cm, xen các
lớp silic mỏng (1cm) của hệ tầng Lũng Nậm là đá vôi dolomit màu xám trắng, trắng
đục, bên dưới phân lớp dày, bên trên chuyển thành dạng khối. Bề dày lộ ra khoảng
300m.
2. Đá vôi sinh vật màu ghi xám, hạt thô, phân lớp dày và khối, chuyển lên
trên có màu xám sáng, đôi khi có màu phớt hồng. Bề dày lộ ra khoảng 400m.
Phần tiếp theo của mặt cắt không lộ.
Ngoài ra, còn bắt gặp một khối sót đá vôi của hệ tầng Bắc Sơn trên đỉnh Tù
Sán, nằm chỉnh hợp trên đá vôi sét thuộc hệ tầng Tốc Tát (D3 tt) tuy nhiên không
xác định được ranh giới chính xác.
1.2.6. Mesozoi - Trias hạ - Hệ tầng Sông Hiến (T1 sh)
Hệ tầng được chuyển từ “điệp” cùng tên do Vaxilevskaja A.D. đề nghị trên
cơ sở “Đá phiến Sông Hiến” được Bourret R. (1922) mô tả. Tên hệ tầng Sông Hiến
được đặt theo tên địa danh sông Hiến ở tỉnh Cao Bằng, là nơi mặt cắt chuẩn có đoạn
khảo sát theo sông.
Hệ tầng Sông Hiến phân biệt với các đá cổ hơn - đó là các lớp đá vôi của hệ
tầng Bắc Sơn (C-P bs) mà hệ tầng Sông Hiến phủ bất chỉnh hợp trên. Hệ tầng Sông
Hiến chỉ phát triển trong phạm vi của đới tướng - cấu trúc Sông Hiến, phát triển khá
rộng rãi ở các vùng Đồng Văn, Yên Minh, Cao Bằng, Tĩnh Túc, Nguyên Bình và
kéo xuống phía nam tới Bình Gia.
Mặt cắt chuẩn (Holostratotyp): Từ Pắc Giài đến Mã Phục (X = 22o35'; Y =
106o14') được Phạm Đình Long và đồng nghiệp, 1976 đo vẽ lại trong quá trình lập
bản đồ địa chất tờ Long Tân - Chinh Si tỷ lệ 1/200.000 và nó được Nguyễn Kinh
Quốc hiệu chỉnh lại trong công trình "Địa chất Việt Nam, T.1, Địa tầng" (Vũ Khúc,
Bùi Phú Mỹ chủ biên, 1989). Toàn bộ mặt cắt theo trật tự địa tầng được mô tả từ
dưới lên trên như sau:
1. Các đá núi lửa thành phần phức tạp gồm ryolit porphyr, felsit, variolit,
spilit hạnh nhân xen các lớp cát kết, phủ bất chỉnh hợp trên đá vôi Carbon - Permi
của hệ tầng Bắc Sơn. Bề dày 100-250m.

2. Cát kết tuf xen kẽ đá phiến sét, bột kết màu xám đen. Bề dày 300m.
3. Bột kết xen kẽ đá phiến sét màu xám vàng. Bề dày 100m.
20


4. Tuf ryolit, cát kết tuf xen kẹp lớp mỏng đá phiến sét màu xám lục. Dày 125m.
5. Bột kết xen kẽ đá phiến sét phân lớp mỏng màu xám, phong hóa loang lổ.
Bề dày 75m.
6. Cát kết, bột kết xen ít lớp kẹp cuội kết (1-2m). Thành phần hạt cuội là cát
kết, đá phiến sét, silic và đá phun trào. Bề dày 150m.
7. Đá phiến sét, bột kết, cát kết, thấu kính cuội kết, cát kết chứa cuội. Dày
120m.
8. Sỏi kết, cát kết, tuf xen kẽ ít bột kết, đá phiến sét. Đá có màu xám, xám
vàng, thường có dạng dải. Bề dày 190m.
9. Đá phiến sét, bột kết màu xám, vàng lục xen kẽ cát kết hạt nhỏ. Dày
110m.
10. Cát kết, cát kết tuf xen kẽ bột kết, đá phiến sét và thấu kính cuội kết. Đá
có màu xám, phân lớp mỏng đến trung bình. Bề dày 180m.
Bề dày chung của mặt cắt xấp xỉ 1600m.
Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng Sông Hiến xuất hiện ở phía nam thị trấn
Đồng Văn, chạy dài theo phương TB-ĐN và phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Bắc Sơn.

Ảnh 9. Đá phiến sét xen bột kết màu nâu vàng đỏ thuộc hệ tầng Sông Hiến (T1 sh) ở
phía nam TT. Đồng Văn - Ảnh TĐA.
1.3. Bối cảnh kiến tạo và đặc điểm cấu trúc - kiến tạo khu vực nghiên cứu
1.3.1. Bối cảnh kiến tạo
Trên cơ sở phân vùng kiến tạo do A.E.Dovjikop và nnk (1965) [24], Trần
Văn Trị và nnk (1977, 1986, 2014) [15], v.v. CNĐ Đồng Văn nằm về phía đông
nam lục địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, đã được cố kết hóa vào Caledoni
muộn và bị rift hóa tạo trũng Sông Hiến vào đầu Mesozoi và được nâng lên tạo núi

vào Trias muộn [10]. Khu vực CNĐ Đồng Văn đã trải qua lịch sử phát triển kiến tạo
21


×