Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Ảnh hưởng của lãi suất đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH MAI HÙNG CƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN
HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO
CỦA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH MAI HÙNG CƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN
HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO
CỦA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Ảnh hưởng của lãi suất đến hành vi chấp nhận rủi
ro của Ngân hàng tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của Luận văn
này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2018

Huỳnh Mai Hùng Cường


MỤC MỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2

1.5.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................2

1.6.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................3

1.7.

Ý nghĩa đề tài ..................................................................................................4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC ĐẾN
HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG .......................................5
2.1.

Ảnh hưởng của lãi suất đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng .....5


2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng khác lên hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng
27

2.2.1. Các yếu tố đặc thù ngân hàng .....................................................................27
2.2.1.1. Tỷ lệ vốn hóa (Capitalization) ............................................................27
2.2.1.2. Khả năng sinh lợi (Profitability) .........................................................28


2.2.1.3. Hiệu quả chi phí (Efficiency) ..............................................................29
2.2.1.4. Hoạt động ngoại bảng (Off-balance Sheet Items) ..............................30
2.2.1.5. Quy mô (Size) .....................................................................................31
2.2.1.6. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) .....................................................................33
2.2.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô.............................................................................33
2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) ................................33
2.2.2.2. Tầm quan trọng của ngân hàng (Importance of Banks)......................34
2.2.2.3. Mức độ tập trung ngành ngân hàng (Concentration) ..........................34
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................37
3.1.

Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................37

3.2.

Mô hình nghiên cứu .....................................................................................38

3.3.


Mô tả biến và các giả thuyết nghiên cứu....................................................39

3.3.1. Biến phụ thuộc: Hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng .........................39
3.3.2. Các biến độc lập và kiểm soát ....................................................................40
3.3.2.1. Tỷ lệ vốn hóa (Capitalization) ............................................................40
3.3.2.2. Quy mô (Size) .....................................................................................41
3.3.2.3. Khả năng sinh lợi (Profitability) .........................................................42
3.3.2.4. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) .....................................................................43
3.3.2.5. Hiệu quả chi phí (Efficiency) ..............................................................44
3.3.2.6. Hoạt động ngoại bảng (Off-balance Sheet Items) ..............................45
3.3.2.7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Economic Growh)..................................46
3.3.2.8. Mức độ tập trung ngành ngân hàng ....................................................47
3.3.2.9. Tầm quan trọng của ngân hàng ...........................................................47
3.3.2.10. Lãi suất ................................................................................................48
3.4.

Phương pháp hồi quy ...................................................................................50

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................52


4.1.

Mô tả thống kê và ma trận tương quan .....................................................52

4.2.

Kết quả hồi quy ............................................................................................57

4.2.1. Ảnh hưởng của lãi suất đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng ........57

4.2.2. Ảnh hưởng tương tác giữa các đặc điểm ngân hàng và lãi suất đến hành vi
chấp nhận rủi ro ngân hàng ...................................................................................62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ....................................................................................67
5.1.

Kết luận .........................................................................................................67

5.2.

Hàm ý chính sách .........................................................................................68

5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

Generalized method of

Phương pháp ước lượng

moments

moment tổng quát

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NPL

Non-performing loan

Tỷ lệ nợ xấu


OLS

Ordinary Least Square

Phương pháp ước lượng bình
phương nhỏ nhất

TCTD

Tổ chức tín dụng

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 3.1. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TRONG .......................................37
BẢNG 3.2. TÓM TẮT CÁC BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................49
BẢNG 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ .............................................................................53
BẢNG 4.2. MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VÀ BIẾN
RISKA .......................................................................................................................55
BẢNG 4.3. MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VÀ BIẾN
NPL ...........................................................................................................................56
BẢNG 4.4. TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO
CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2016 ..............................57
BẢNG 4.5. TÁC ĐỘNG TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM NGÂN HÀNG
VÀ LÃI SUẤT ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2016 ..........................................................................64



TÓM TẮT
Nhằm tìm hiểu tác động của lãi suất lên hành vi chấp nhận rủi ro ngân hàng
cũng như sự tương tác của các đặc điểm riêng biệt và các yếu tố kinh tế vĩ mô, luận
văn sử dụng một mẫu nghiên cứu gồm 214 quan sát thu thập từ 22 ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006-2016.
Luận văn sử dụng mô hình GMM kết hợp các kiểm định AR(2) và Sargan để
kết luận rằng, các kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy và có thể sử dụng được.
Kết quả luận văn cho thấy một tác động cùng chiều của lãi suất đến hành vi
chấp nhận rủi ro của ngân hàng bên cạnh các mối tương quan đa chiều của các biến
số kinh tế vĩ mô và đặc thù của mỗi ngân hàng, từ đó, đưa ra một số gợi ý nhằm hạn
chế và phòng ngừa rủi ro.
Bên cạnh đó, những hạn chế về mặt số liệu hi vọng sẽ được khắc phục trong
thời gian tới khi dữ liệu minh bạch và dễ tiếp cận hơn.
Từ khóa: hành vi chấp nhận rủi ro, tài sản rủi ro, nợ xấu, GMM…


1

CHƯƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU

Lý do chọn đề tài
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt trong nền kinh tế. Được xem

như một trung gian tài chính, ngân hàng có chức năng kết nối giữa những bên thừa
vốn và những bên thiếu vốn. Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Với một thị trường chứng khoán còn non trẻ và sơ khai, hệ thống

ngân hàng được xem như nơi cung ứng vốn kể cả nguồn vốn trung, dài hạn.
Ngày 07/09/2008, hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac
và Fannie Mae buộc được chính phủ tiếp quản để tránh rơi vào tình trạng phá sản.
Ngày 15/09/2008, Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước Mỹ đã
tuyên bố phá sản, kết thúc 158 năm tồn tại. Những sự kiện trên đã mở màn cho một
cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng những năm
thập niên 1930.
Khủng hoảng tài chính 2008 lan rộng từ nước Mỹ đi toàn thế giới, gây ra
những hậu quả nặng nề. Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ
cuộc khủng hoảng nhà đất và tín dụng ở Mỹ từ những năm 2000, nằm ở những món
cho vay dưới chuẩn.
Tại Việt Nam, mức tăng trưởng bình quân đạt 7.8% trong giai đoạn 20022007 đã bị chậm lại khi cuộc khủng hoảng nổ ra, mở theo hàng loạt các vấn đề cho
nền kinh tế những năm sau đó: Lạm phát lên tới 20% vào năm 2008 cùng với đó là
nạn thất nghiệp, kinh tế tăng trưởng chậm lại, hàng tồn kho tăng, sức mua giảm. Và
hơn hết là vấn đề nợ xấu ngân hàng. Đó thực sự là một vấn đề nan giải của nền kinh
tế, đặc biệt ở một nước còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng như Việt
Nam.
Như vậy có thể thấy rằng, một cuộc khủng hoảng từ hệ thống ngân hàng có
thể gây ra những ảnh hưởng to lớn cho cả nền kinh tế. Những hành vi chấp nhận rủi
ro gia tăng tại các ngân hàng có thể là mầm mống cho một cuộc khủng hoảng toàn
diện. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những bài nghiên cứu về rủi ro trong hệ thống ngân


2

hàng là chưa nhiều hoặc chưa đi sâu vào một yếu tố đặc biệt nào đó, cụ thể ở đây là
lãi suất, một thước đo quan trọng của nền kinh tế. Do đó, tôi chọn đề tài “Ảnh
hưởng của lãi suất đến hành vi chấp nhận rủi ro của Ngân hàng tại Việt Nam” cho
luận văn cao học của mình.
1.2.


Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa lãi

suất và hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, luận văn
cũng phân tích sự khác biệt trong từng yếu tố riêng biệt của mỗi ngân hàng và tình
hình kinh tế vĩ mô có tác động lên hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Những
kết quả đạt được sẽ góp phần gợi ý cho những nhà làm chính sách trong vấn đề hạn
chế và đề phòng rủi ro ngân hàng.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn này đưa ra câu hỏi nghiên cứu:
-

Liệu có tồn tại mối quan hệ thống kê giữa lãi suất với hành vi chấp

nhận rủi ro của ngân hàng? Nếu có, mối quan hệ này là cùng chiều hay ngược
chiều? Mức độ ra sao và mạnh yếu thế nào?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lãi suất và các biến đặc điểm cũng như kinh tế vĩ mô

tác động lên việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động tại Việt
Nam từ năm 2006 – 2016.
1.5.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu: Bộ dữ liệu gồm 214 quan sát từ 22 ngân hàng thương

mại cổ phần hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016. Dữ liệu được thu
thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên trên Website của các ngân hàng và


3

các trang web của các tổ chức như worldbank.org, imf.org hay các website chuyên
về tài chính, chứng khoán như cafef.vn, vietstock.vn
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân
tích hồi trên dữ liệu bảng. Luận văn sử dụng phương pháp GMM dưới sự hỗ trợ của
phần mềm Stata.
1.6.

Nội dung nghiên cứu
Luận văn trình bày theo năm phần:

Chương 1: Giới thiệu
Nhằm nêu rõ lý do chọn đề tài cũng như mục tiêu, đối tượng, phạm vi, dữ liệu và
phương pháp và các đóng góp của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây
Phần này tổng hợp những nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu và được
trình bày theo từng quan điểm tách biệt. Xem xét những yếu tố cụ thể tác động lên
hành vi rủi ro qua kết quả của những nghiên cứu trước đây, từ đó cung cấp các nhìn
đa chiều và là nền tảng để dự đoán mối quan hệ giữa các biến.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu chi tiết bộ dữ liệu cũng như lý giải lý do lựa chọn phương pháp và mô
hình nghiên cứu. Ngoài ra, chương này nêu cách tính các biến và kỳ vọng về dấu
đối với hành vi chấp nhận rủi ro ngân hàng.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong phần này, về mối tương quan
dấu và mức độ của các biến, đồng thời lý giải dựa trên các lý thuyết và các kết quả
thực nghiệm đã có.
Chương 5: Kết luận
Phần này tóm tắt lại toàn bộ luận văn, những kết quả nghiên cứu từ đó gợi ý chính
sách cũng như nhìn nhận những mặt hạn chế của luận văn và mở các hướng đi cho


4

các bài nghiên cứu sau này.
1.7.

Ý nghĩa đề tài
Về lý thuyết: Cung cấp một kết quả thực nghiệm đào sâu về tác động của lãi

suất cũng như các yếu tố khác lên rủi ro.
Về thực tiễn: Gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo liên quan đến chủ
đề và gợi ý cho các nhà làm chính sách quan tâm về vấn đề rủi ro ngân hàng cách
quản lý, hạn chế và phòng tránh rủi ro.


5

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC

NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ

KHÁC ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG
2.1.

Ảnh hưởng của lãi suất đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng
 Quan điểm tương quan nghịch
Chấp nhận rủi ro ngân hàng quá mức thì rất đáng lên án. Một hướng thảo

luận gần đây chú ý đến việc liệu lãi suất tương đối thấp liệu có làm gia tăng mức độ
chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Nói ngắn gọn, lý thuyết này đề xuất rằng môi
trường lãi suất thấp, trong khi các yếu tố khác không thay đổi, làm lợi nhuận ngân
hàng và sự không đối xứng về thông tin giảm xuống. Do đó, các ngân hàng phản
ứng bằng cách làm giảm các tiêu chuẩn cho vay của họ, do đó nâng cao mức tài sản
rủi ro trong danh mục đầu tư của họ và làm xấu đi sự cân bằng rủi ro phá sản. Sau
đây là một vài nghiên cứu nổi bật liên quan đến chủ đề này.
Dell’ Ariccia và Marquez (2006) xem xét sự phân phối thông tin về người đi
vay ngân hàng tương tác với hành vi chiến lược của ngân hàng trong việc xác định
các tiêu chuẩn cho vay (được thể hiện thông qua việc sử dụng các yêu cầu về yếu tố
đảm bảo tín dụng), khối lượng cho vay và tổng thể phân phối tín dụng. Trong bối
cảnh các ngân hàng nhận được thông tin riêng tư về mức độ tin cậy của khách hàng,
tác giả chỉ ra rằng các ngân hàng có thể nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay khi thông
tin không đối xứng các ngân hàng đối mặt ở mức thấp. Trong trạng thái cân bằng,
việc giảm các tiêu chuẩn dẫn đến giảm giá trị danh mục đầu tư của ngân hàng, giảm
lợi nhuận, và mở rộng tổng khối lượng tín dụng. Hơn nữa, tác giả thấy rằng mặc dù
các tiêu chuẩn thấp có thể làm tăng thặng dư chung, nhưng chúng làm tỷ lệ tài sản
rủi ro trên tổng tài sản của các ngân hàng tăng lên đáng kể, cũng là làm tăng nguy
cơ mất ổn định tài chính. Như vậy, thay đổi cấu trúc thông tin của thị trường có thể
có tác động đáng kể đến khả năng xảy ra khủng hoảng ngân hàng ngay cả khi không
có bất kỳ sự thay đổi nào trong nền tảng cơ bản của nền kinh tế. Tác giả tạo ra một
lời giải thích mới cho mối quan hệ giữa sự bùng nổ cho vay và những giai đoạn



6

căng thẳng về tài chính được nhấn mạnh trong các nghiên cứu thực nghiệm gần đây.
Tức là, tác giả đưa ra một giải thích cho chuỗi tự do hoá tài chính, bùng nổ tín dụng,
và khủng hoảng ngân hàng đã xảy ra ở nhiều thị trường mới nổi.
Mô hình của tác giả dự đoán mối quan hệ nghịch chiều giữa nhu cầu cho vay
mới và tiêu chuẩn cho vay. Điều này đã được xác nhận gián tiếp trong Asea và
Blomberg (1998), những người thấy rằng các tiêu chuẩn cho vay của Hoa Kỳ có
khuynh hướng thay đổi một cách có hệ thống theo chu kỳ kinh tế, với yêu cầu thế
chấp tăng trong suốt sự thu hẹp chu kỳ và giảm trong giai đoạn mở rộng chu kỳ.
Lown và Morgan (2003) cũng thấy rằng các tiêu chuẩn cho vay được các ngân hàng
áp dụng khác nhau trong chu kỳ. Gần đây hơn, Berger và Udell (2004) tìm thấy
bằng chứng cho chu kỳ của các tiêu chuẩn vay liên quan đến sự thay đổi trong việc
phân phối thông tin phù hợp với kết quả của Dell’ Ariccia và Marquez (2006). Mặc
dù các tác giả trước Dell’ Ariccia và Marquez (2006) tập trung vào giải thích ở cấp
độ ngân hàng, họ nhận thấy tầm quan trọng của một lý do thuộc về toàn hệ thống
làm giảm bớt các tiêu chuẩn cho vay, chẳng hạn như giả thuyết dựa trên thông tin
của tác giả.
Mô hình của tác giả cũng dự đoán rằng giai đoạn suy thoái tài chính có nhiều
khả năng xảy ra sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Chuỗi sự kiện này,
trong đó có Achentina năm 1980, Chile năm 1982, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan
năm 1992, Mexico năm 1994 và Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc năm 1997 là
những ví dụ quan trọng nhất, đã được chứng minh bằng sự gia tăng lý thuyết về
khủng hoảng ngân hàng. Ví dụ, Demirguc-Kunt và Detragiache (1998) tìm thấy
bằng chứng cho thấy rằng cho vay bùng nổ trước những đợt khủng hoảng ngân
hàng. Gourinchas, Valdes và Landerretche (2001) kiểm tra một số lượng lớn các
giai đoạn bùng nổ cho vay và thấy rằng xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng sẽ
tăng đáng kể sau những giai đoạn như vậy. Hơn nữa, điều kiện của việc có một cuộc
khủng hoảng ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của sự bùng nổ.

Theo Rajan (2006) sự phát triển trong lĩnh vực tài chính đã dẫn tới việc mở


7

rộng khả năng lan truyền rủi ro. Việc tăng khả năng chịu rủi ro của các nền kinh tế,
cũng như trong việc thực hiện rủi ro thực tế đã dẫn đến một loạt các giao dịch tài
chính mà trước đây không thể thực hiện và đã tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận tài chính
cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Trên tổng thể, điều này đã làm cho thế giới tốt
hơn nhiều. Đồng thời, chúng ta cũng thấy sự nổi lên của một loạt các trung gian tài
chính có quy mô lớn và bị hấp dẫn bởi rủi ro có thể lan rộng trong chu kỳ kinh tế.
Các trung gian này không những có thể làm bật lên sự biến động thực sự, mà còn
mạo hiểm với một số rủi ro xác suất nhỏ mà hành vi của họ có làm khả năng xảy ra
biến động lớn hơn. Do đó, trong một số điều kiện, các nền kinh tế có thể trong tình
trạng nguy hiểm nhiều hơn với những rối loạn do khu vực tài chính gây ra hơn
trước đây.
Các nhà đầu tư có thể có những lựa chọn sai lầm. Đầu tiên là người quản lý
che giấu động cơ chấp nhận rủi ro trước các nhà đầu tư - vì rủi ro và lợi nhuận có
liên quan, người quản lý trông như thể tạo ra kết quả tốt ngang với rủi ro. Thông
thường, các loại rủi ro có thể bị che giấu là những rủi ro tạo ra những hậu quả xấu
nghiêm trọng với xác suất nhỏ nhưng bù lại sẽ hứa hẹn lợi nhuận cao trong suốt thời
gian đầu tư còn lại. Những rủi ro này được gọi là rủi ro đuôi.
Hình thức thứ hai của hành vi lựa chọn sai lầm là động cơ bầy đàn chạy theo
các nhà quản lý đầu tư khác trong lựa chọn đầu tư, bởi vì bầy đàn mang đến sự bảo
hiểm cho người quản lý rằng sẽ không có kết quả thấp hơn so với những nhà quản
lý khác. Hành vi bầy đàn có thể đẩy giá tài sản ra khỏi nguyên tắc cơ bản.
Các nhà quản lý khác nhau có thể bị ảnh hưởng bởi những biến dạng này ở
một mức độ khác nhau - những người còn trẻ và chưa được trải nghiệm có thể sẽ
chấp nhận nhiều rủi ro đuôi, trong khi những người đã trải nghiệm thì có xu hướng
bầy đàn nhiều hơn. Nếu hành vi bầy đàn làm di chuyển giá tài sản đi xa khỏi

nguyên tắc cơ bản, thì khả năng tự sắp xếp lại lớn - chính xác là loại gây tổn thất
đuôi - tăng lên. Một thành phần cuối cùng có thể làm cho hỗn hợp trở nên bất ổn, đó
là lãi suất thấp sau một thời gian có lãi suất cao. Một môi trường có lãi suất thấp sau


8

một thời gian có lãi suất cao là một vấn đề đặc biệt khó giải quyết, vì không chỉ
khuyến khích một số người tham gia "tìm kiếm lợi nhuận" tăng lên mà còn cả giá
tài sản có thể dẫn đến tăng xoắn ốc, tạo ra một sự tự sắp xếp lại nhanh và lộn xộn.
Sau đây là một số ví dụ.
Ví dụ 1: Các công ty bảo hiểm có thể đã thực hiện các cam kết về lãi suất cố
định. Khi lãi suất giảm, họ có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài tìm kiếm các
khoản đầu tư có rủi ro hơn - nếu họ giữ lãi thấp nhưng đầu tư an toàn, họ có thể sẽ
không trả nợ đúng cam kết của mình, trong khi nếu họ chấp nhận đầu tư rủi ro cao
hơn, họ có cơ hội sống sót. Hiện tượng này, được gọi là chuyển dịch rủi ro (ví dụ,
Jensen và Meckling (1976)), có xu hướng khiến cho người tham gia bỏ qua loạt rủi
ro giảm (bao gồm cả sự thiếu thanh khoản) vì sự chú ý của họ tập trung vào xu
hướng tăng. Tất nhiên, nếu lãi suất phi rủi ro bắt đầu quay trở lại, các công ty bảo
hiểm có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ mà không chấp nhận rủi ro quá mức. Vì vậy,
họ có động lực để tìm kiếm rủi ro khi lãi suất thấp và trở nên bảo thủ hơn khi chúng
ở mức cao.
Ví dụ 2: Hình thức thứ hai của sự "chuyển hướng rủi ro" có thể được thấy
trong các quỹ đầu cơ. Hợp đồng hoa hồng điển hình cho một nhà quản lý quỹ đầu
cơ là 1% tài sản quản lý cộng 20% lợi tức hàng năm vượt quá lợi tức danh nghĩa tối
thiểu (thường là 0). Khi lợi nhuận phi rủi ro cao, mức hoa hồng cao ngay cả khi quỹ
này có ít rủi ro, trong khi nếu lợi nhuận phi rủi ro thấp thì quỹ thậm chí không thể
vượt quá mức lợi tức tối thiểu nếu không có nhiều rủi ro. Do đó lãi suất thấp sẽ làm
gia tăng động cơ của nhà quản lý quỹ chấp nhận rủi ro. Vì chi phí vay mượn cũng
có thể thấp trong những thời điểm đó, các nhà quản lý quỹ có thể tăng lợi nhuận

bằng cách tăng thêm đòn bẩy khi đi vay. Khi làm như vậy, họ cũng làm tăng rủi ro.
Bên cạnh động cơ của các nhà quản lý thay đổi, số lượng vốn đầu tư mạo hiểm cũng
có thể tăng lên khi lãi suất thấp. Các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và các khoản tài
trợ có thể xem xét đầu tư vào các quỹ đầu cơ nhằm tăng lợi nhuận. Các quỹ đầu tư
mạo hiểm có khả năng thu hút dòng chảy đáng kể, không chỉ bởi vì chúng cởi mở,
mà còn bởi vì mọi người đều biết rằng chúng sẽ chấp nhận rủi ro tăng thêm.


9

Borio và Zhu (2012) đưa ra một số phản ánh rộng hơn về các đặc tính của cơ
chế truyền dẫn dưới sự tiến hóa của cơ chế truyền dẫn hệ thống tài chính. Tác giả
cho rằng các lý thuyết cho đến nay vẫn chưa tập trung đủ vào cái gọi là "kênh chấp
nhận rủi ro" (được giới thiệu lần đầu vào năm 2008) trong cơ chế truyền dẫn của
chính sách tiền tệ, được định nghĩa là ảnh hưởng của những thay đổi trong lãi suất
chính sách tiền tệ tác động lên cả khẩu vị rủi ro hoặc khả năng chấp nhận rủi ro và
do đó lên mức độ rủi ro trong danh mục đầu tư. Có nhiều cách trong đó kênh chấp
nhận rủi ro có thể hoạt động.
Kênh đầu tiên là một tập hợp ảnh hưởng thông qua tác động của lãi suất lên
việc định giá rủi ro, thu nhập và dòng tiền. Ví dụ như lãi suất thấp hơn, làm tăng giá
trị tài sản và giá trị thế chấp cũng như thu nhập và lợi nhuận, từ đó có thể làm giảm
nhận thức về rủi ro và / hoặc tăng khả năng chịu rủi ro. Việc giảm lãi suất sẽ làm
tăng giá trị ròng của người vay, làm giảm xác suất vỡ nợ dự kiến và cho phép khách
hàng vay nợ nhiều hơn và mở rộng đầu tư. Một loại hiệu ứng cấp số nhân phát sinh,
kể từ khi đẩy mạnh đầu tư làm tăng giá tài sản, tiếp tục đẩy mạnh giá trị ròng và đầu
tư. Thêm vào đó, sự mất cân bằng giá tài sản tăng dần phụ thuộc vào mức độ nhận
thức và định giá rủi ro không đầy đủ, có xu hướng gia tăng cùng với cường độ giảm
lãi suất cũng như thời gian duy trì môi trường lãi suất thấp.
Một tập hợp ảnh hưởng thứ hai hoạt động thông qua mối quan hệ giữa lãi
suất thị trường và lãi suất lợi nhuận mục tiêu (BIS, 2004, Rajan, 2005). Ví dụ, việc

giảm lãi suất có thể tác động tới các mục tiêu sinh lợi cao đặc biệt dưới con số danh
nghĩa, như với các quỹ hưu trí hoặc công ty bảo hiểm có nghĩa vụ nợ danh nghĩa
theo lãi suất cố định dài hạn được xác định trước, và để gia tăng mức độ chịu đựng
rủi ro, ảnh hưởng “tìm kiếm lợi nhuận” phát sinh, chấp nhận rủi ro cao hơn để sinh
lợi cao hơn. Tác động của kênh này có thể sẽ mạnh hơn khi khoảng cách giữa lãi
suất thị trường và mục tiêu là rất lớn. Trong trường hợp lãi suất danh nghĩa rất thấp
càng có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của các mục tiêu sinh lợi trên.
Theo Hà Thị Sáu và Phạm Thị Hoàng Anh (2014), cơ chế truyền dẫn của


10

CSTT là một tập hợp những phản ứng dây chuyền các biến số vĩ mô khởi đầu từ
những thay đổi của các điều kiện tiền tệ. Những phản ứng này tạo nên hệ thống
“kênh” tác động đa phương tới nền kinh tế, trong đó có 2 mục tiêu cuối cùng trong
điều hành CSTT đó là ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế. Nếu như cơ chế kiểm
soát điều kiện tiền tệ chịu sự chi phối trực tiếp của NHTW thông qua việc lựa chọn
hệ thống mục tiêu trung gian và công cụ CSTT thì cơ chế truyền dẫn tác động của
CSTT mang tính khách quan. Theo Mishkin (2011), cơ chế truyền dẫn CSTT
thường bao gồm các kênh đó là: kênh tín dụng, kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá
tài sản và kênh kỳ vọng. Kênh chấp nhận rủi ro là một kênh mới, bên cạnh các kênh
truyền thống, trong việc giải thích tác động truyền dẫn của CSTT đến các mục tiêu
cuối cùng của nền kinh tế, được hiểu theo cơ chế như sau: Khi lãi suất được duy trì
ở mức thấp trong một khoảng thời gian đủ dài, các TCTD mở rộng tín dụng và tăng
đầu tư, từ đó tác động tới các chủ thể khác trong nền kinh tế và làm nền kinh tế tăng
trưởng. Lãi suất thấp được duy trì trong thời gian dài thông qua nới lỏng CSTT
không những khuyến khích ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng như mô tả trong
kênh cấp tín dụng truyền thống mà còn khuyến khích các ngân hàng chấp nhận mức
rủi ro cao hơn (Altunbas và cộng sự, 2010). Hành vi này của các ngân hàng nếu
không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới sự mất cân bằng giữa khả năng và mức độ chấp

nhận rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với hệ thống. Đây chính là nguyên nhân dẫn
tới sự ra đời của kênh chấp nhận rủi ro, một kênh mới trong truyền dẫn CSTT. Cụm
từ “chấp nhận rủi ro” hàm ý ngân hàng đã chấp nhận một mức rủi ro cao hơn trong
việc cung cấp tín dụng ra nền kinh tế. Đối với quốc gia có nền kinh tế chủ yếu phụ
thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng thì vai trò của hệ thống tổ chức tín dụng trong
việc truyền dẫn CSTT qua các kênh chấp nhận rủi ro là rõ ràng. Với sự lý giải đó,
kênh chấp nhận rủi ro vừa có thể coi là một kênh độc lập, vừa có thể coi là một
nhánh phụ thuộc của kênh tín dụng hoặc kênh lãi suất trong cơ chế truyền dẫn
truyền thống của CSTT.
Jimenez, Ongena, Peydro và Saurina (2008) xác định tác động của lãi suất
ngắn hạn lên chấp nhận rủi ro tín dụng bằng cách phân tích Tây Ban Nha, một quốc


11

gia mà trong 20 năm qua, chính sách tiền tệ lệ thuộc vào bên ngoài. Tác giả sử dụng
Spanish Credit Register, một bộ số liệu duy nhất và toàn diện bao gồm hầu hết các
hợp đồng cho vay kinh doanh từ 23 năm qua, và sử dụng lãi suất ngắn hạn do Ngân
hàng Bundesbank mà đứng đằng sau đó có ảnh hưởng chính là ECB, do đó ngoại
sinh, đo lường lập trường của chính sách tiền tệ.
Lãi suất thấp hơn có thể giảm thiểu nguy cơ rút tiền gửi (Diamond and Rajan
(2006)), giảm bớt các vấn đề lựa chọn bất lợi trên thị trường tín dụng (Dell'Ariccia
and Marquez (2006)) hoặc nâng cao giá trị ròng của ngân hàng (Stiglitz and
Greenwald (2003)), cho phép các ngân hàng nới lỏng điều kiện cho vay và gia tăng
mức độ chấp nhận rủi ro tín dụng. Các mức lãi suất ngắn hạn thấp có thể làm cho tài
sản phi rủi ro ít hấp dẫn hơn đối với các tổ chức tài chính và dẫn đến việc tìm kiếm
mục tiêu sinh lời “search-for-yield” (Rajan (2006)). Mặt khác, lãi suất cao hơn làm
tăng chi phí cơ hội cho các ngân hàng nắm giữ tiền mặt, do đó làm cho các lựa chọn
thay thế nhiều rủi ro hấp dẫn hơn (Smith (2002)), hoặc có thể làm giảm giá trị tài
sản hoặc giá trị điều lệ của ngân hàng đủ để làm một chiến lược "ván cờ phục hồi"

(Kane (1989) và Hellman, Murdock và Stiglitz (2000)), do đó ảnh hưởng của lãi
suất ngắn hạn đối với rủi ro tín dụng nưhư thế nào - cuối cùng là một câu hỏi thực
nghiệm quan trọng chưa được nêu ra.
Kiểm soát các điều kiện kinh tế vĩ mô và các đặc điểm của ngân hàng, cho
vay và khách hàng vay, tác giả tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng trước
khi cho vay, lãi suất ngắn hạn thấp hơn thúc đẩy các ngân hàng giảm bớt tiêu chuẩn
cho vay của họ và cho vay nhiều hơn đối với người vay có lịch sử tín dụng xấu hoặc
không có. Quan trọng hơn, sau khi mở rộng tiền tệ, các ngân hàng cũng muốn chấp
nhận nhiều rủi ro tín dụng hơn (Smith (2002), Stiglitz và Greenwald (2003),
Diamond and Rajan (2006), Dell'Ariccia và Marquez (2006), Rajan (2006) và Borio
và Zhu (2007).
Trường hợp khoản vay đã được cấp, lãi suất thấp hơn hàm ý rủi ro tín dụng
thấp hơn, tức là lãi suất thấp hơn làm giảm rủi ro tín dụng của các khoản vay còn dư


12

nợ, vì chi phí tái cấp vốn thấp hơn và giá trị tài sản của người đi vay cao hơn và do
đó rủi ro tín dụng thấp hơn. Do đó, có một tác động hoàn toàn khác của việc giảm
lãi suất lên rủi ro tín dụng đối với các khoản vay còn dư nợ.
Tóm lại, trong ngắn hạn, lãi suất ngắn hạn thấp hơn làm giảm tổng rủi ro tín
dụng của các ngân hàng do khối lượng dư nợ đã cho vay lớn hơn khối lượng cho
vay mới. Về trung hạn, lãi suất thấp hơn có thể làm tăng rủi ro tín dụng trong nền
kinh tế. Đặc biệt, thời kỳ lãi suất thấp (mở rộng tiền tệ) theo sau bởi một sự thu hẹp
tiền tệ nghiêm ngặt làm tăng tối đa rủi ro tín dụng. Mặt khác, nếu theo sau bởi một
sự sụt giảm mạnh về lãi suất sẽ làm giảm tổng rủi ro tín dụng do đó có thể giảm tình
trạng khủng hoảng tín dụng.
Tác động của chính sách tiền tệ lên việc chấp nhận rủi ro không giống nhau
đối với tất cả các ngân hàng: Các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng có thanh khoản và
các ngân hàng thương mại gặp nhiều rủi ro hơn khi lãi suất thấp. Ngoài ra, nhiều

công ty mới và cạnh tranh gay gắt trên thị trường tăng cường ảnh hưởng của lãi suất
đối với chấp nhận rủi ro tín dụng ngân hàng (Dell'Ariccia và Marquez (2006) và
Keeley (1990)).
Tác giả cũng thấy rằng lãi suất dài hạn có ảnh hưởng yếu hơn đến chấp nhận
rủi ro tín dụng hơn là lãi suất ngắn hạn, có thể bởi vì các ngân hàng cho vay chủ yếu
dựa vào nợ ngắn hạn (Diamond và Rajan (2006).
Ioannidou, Ongena và Peydro (2009) nghiên cứu kênh chấp nhận rủi ro của
chính sách tiền tệ ở Bolivia, một quốc gia có thu nhập thấp, nơi những thay đổi về
tiền tệ được truyền dẫn ngoại sinh từ Mỹ. Tác giả thấy rằng một lãi suất chính sách
thấp hơn khuyến khích việc cho vay rủi ro hơn đối với khách hàng vay với lịch sử
tín dụng xấu hơn, xếp hạng tín dụng thấp hơn và hiệu quả sau cho vay yếu hơn (đặc
biệt khi lãi suất tăng lên sau đó). Ảnh hưởng sẽ cao hơn đối với các doanh nghiệp
nhỏ vay vốn từ nhiều ngân hàng (phát sinh vấn đề đại diện). Để xác định duy nhất
việc chấp nhận rủi ro, tác giả đánh giá mức độ thế chấp, lợi nhuận kỳ vọng và phí
thưởng rủi ro (chênh lệch lãi suất giữa người vay có rủi ro cao hơn và người vay có


13

rủi ro thấp) của các khoản cho vay rủi ro hơn mới được cấp, nhận thấy rằng lợi
nhuận và phí thưởng rủi ro từ các người vay này thực sự thấp hơn, đặc biệt là tại các
ngân hàng gặp phải vấn đề đại diện.
Tác giả phân tích tác động của chính sách tiền tệ lên việc chấp nhận rủi ro
cho vay, định giá rủi ro tăng thêm (phí thưởng rủi ro) và lợi nhuận kỳ vọng của
ngân hàng bằng cách truy cập vào trang đăng ký tín dụng duy nhất, chi tiết của
Bolivia từ năm 1999 đến năm 2003. Trong thời kỳ này, đồng peso của Bolivia được
gắn với đồng đô la Mỹ, hiếm có hạn chế nào trong tài khoản vốn Bolivia, và hệ
thống ngân hàng gần như hoàn toàn bị đô la hóa. Ngoài ra, chu kỳ kinh doanh
Bolivia và lãi suất quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ không tương quan nhau. Lãi suất
quỹ dự trữ liên bang Mỹ do đó là một thước đo chính xác về lập trường chính sách

tiền tệ ở Bolivia và ngoại sinh với điều kiện kinh tế địa phương. Do đó, sử dụng lãi
suất quỹ dự trữ liên bang Mỹ và trang đăng ký tín dụng Bolivian chi tiết, tác giả có
thể kiểm tra xem liệu rằng và bằng cách nào lãi suất chính sách tiền tệ ảnh hưởng
đến chấp nhận rủi ro cho vay của ngân hàng, định giá rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng.
Tác giả thấy rằng lãi suất chính sách tiền tệ thấp hơn làm tăng mức độ chấp
nhận rủi ro của các ngân hàng. Kiểm soát các đặc tính của ngân hàng và công ty và
sự không đồng nhất không quan sát được, mối quan hệ giữa ngân hàng-doanh
nghiệp, các khoản vay, và các đặc điểm thị trường ngân hàng và các điều kiện kinh
tế vĩ mô, sự giảm lãi suất quỹ dự trữ liên bang Mỹ khiến các ngân hàng cho vay mới
với các người vay có rủi ro hơn với lịch sử không tốt trong quá khứ hoặc xếp hạng
tín dụng thấp mà ngân hàng đã biết về những điều này.
Thời điểm có rủi ro tín dụng cao nhất là khi lãi suất của chính sách tiền tệ
thấp và tăng đáng kể trong suốt thời gian cho vay, như trường hợp ở Hoa Kỳ và
Châu Âu trong giai đoạn 2002-2007 trước khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính
tồi tệ nhất kể từ những năm 1930, ở Nhật Bản vào những năm 1980, hoặc ở Mỹ
trong những năm 1920. Do đó, những phát hiện của tác giả có những hệ lụy quan
trọng đối với rủi ro tín dụng ngân hàng khi Mỹ và châu Âu để lại mức lãi suất chính


14

sách tiền tệ cực thấp đã được áp dụng từ năm 2008 và trở lại mức bình thường trong
lịch sử.
Tác giả nhận thấy rằng đặc biệt là các ngân hàng có nhiều tài sản thanh
khoản, ít tài trợ từ các tổ chức tài chính nước ngoài, tỷ lệ vốn thấp hơn và nợ xấu thì
có rủi ro nhiều hơn các ngân hàng khác và định giá rủi ro tăng thêm thậm chí thấp
hơn những ngân hàng khác, và còn thấp rõ ràng hơn đối với các ngân hàng có nhiều
rủi ro đạo đức khi giao dịch với các công ty nhỏ có nhiều quan hệ với các ngân hàng
khác, cho thấy một mối liên hệ nhân quả từ lãi suất chính sách thấp lên việc chấp
nhận rủi ro quá mức.

Brissimis và Delis (2009) quan tâm nhiều hơn đến việc liệu các biến động
chính sách tiền tệ có làm sai lệch hành vi của ngân hàng đối với việc cho vay và
quyết định rủi ro dựa trên đặc điểm nội bộ ngân hàng. Tính không đồng nhất trong
phản ứng của các ngân hàng đối với một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ là một
yếu tố quan trọng trong việc truyền tải chính sách này qua các ngân hàng. Tác giả
xem xét vai trò của tính thanh khoản, vốn hóa và sức mạnh thị trường của các ngân
hàng như là các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến phản ứng của các ngân hàng trong
việc cho vay và chấp nhận rủi ro đối với các động thái của chính sách tiền tệ. Tác
động cuối cùng của việc thay đổi chính sách tiền tệ đối với hoạt động của ngân hàng
cũng được xem xét. Phân tích thực nghiệm, sử dụng bộ dữ liệu bảng lớn cho Hoa
Kỳ và khu vực đồng euro, làm sáng tỏ các nguồn gốc khác biệt trong phản ứng của
các ngân hàng đối với những thay đổi trong lãi suất chính sách bằng cách phân tách
xuống cấp độ ngân hàng riêng lẻ. Điều này đạt được bằng cách sử dụng kỹ thuật
Local GMM cũng cho phép định lượng mức độ không đồng nhất trong cơ chế
truyền dẫn. Kết quả của tác giả như sau:
- Tác động của thay đổi chính sách tiền tệ đối với cho vay, rủi ro và khả năng
sinh lời của ngân hàng sẽ giảm (tăng) với mức thanh khoản ngân hàng cao hơn
(thấp hơn).
- Tác động của thay đổi chính sách tiền tệ đối với cho vay ngân hàng, chấp


15

nhận rủi ro và khả năng sinh lợi sẽ giảm (tăng) với mức vốn hóa ngân hàng cao hơn
(thấp hơn).
- Tác động của thay đổi chính sách tiền tệ lên cho vay, rủi ro và khả năng
sinh lợi của ngân hàng sẽ giảm (tăng) với mức độ sức mạnh thị trường ngân hàng
cao hơn (thấp hơn)
Khi các ngân hàng có vai trò đặc biệt trong việc tài trợ cho các hoạt động
kinh tế (Ashcraft, 2005), hành vi không đồng nhất của họ có tầm quan trọng đặc

biệt đối với các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Phân tích hiện tại
cho thấy các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh hơn và có sức mạnh thị
trường theo các chiến lược khác với những ngân hàng có tình hình tài chính yếu
hơn, và trong một số trường hợp, họ dường như có lợi thế từ thị trường. Tuy nhiên,
khi nói về chấp nhận rủi ro và khả năng sinh lợi, người ta thường biết rằng trong
những giai đoạn bất ổn định về tài chính, sức mạnh của ngay cả các ngân hàng lành
mạnh cũng nhanh chóng xấu đi và các ngân hàng có rủi ro cao có thể trở nên mất
khả năng thanh toán.
Theo Altunbas, Gambacorta và Marqués (2010) nhận định, cuộc khủng
hoảng tín dụng hiện nay đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu và các nhà
hoạch định chính sách đến một khía cạnh mới của cơ chế truyền dẫn tiền tệ, kênh
chấp nhận rủi ro (Rajan, 2005; Borio và Zhu, 2008). Cơ chế qua đó chính sách tiền
tệ có thể tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro của các bên tham gia thị trường là
phức tạp và bao gồm ít nhất hai khía cạnh. Khía cạnh đầu tiên là khuếch đại "gia tốc
tài chính" vì chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến việc định giá tài sản thế chấp,
giá tài sản và dòng tiền, do đó tăng khả năng chịu rủi ro và khuyến khích các ngân
hàng cho vay các khách hàng nhiều rủi ro hơn. Khía cạnh thứ hai là quá trình "tìm
kiếm lợi nhuận", đặc biệt là trong trường hợp các thành viên tham gia thị trường
phải đối phó với lợi nhuận mục tiêu danh nghĩa cứng nhắc. Hai yếu tố này có thể
được khuếch đại nếu các bên nhận thức rằng chính sách tiền tệ được nới lỏng.
Sự mở rộng kinh tế bắt đầu vào năm 2002 được mô tả bởi sự tồn tại của lãi


16

suất chính sách tiền tệ thấp, giá tài sản rất cao và nhận thức rủi ro ngắn hạn thấp, ba
điều kiện có thể làm tăng hiệu quả của "gia tốc tài chính". Thêm vào đó, nhiều bằng
chứng cho thấy "quy trình tìm kiếm lợi nhuận " có thể làm tăng nhu cầu của các
ngân hàng đối với tài sản rủi ro hơn với lợi nhuận dự kiến cao hơn (Panetta và
Angelini, 2009).

Tác giả nghiên cứu kênh chấp nhận rủi ro của chính sách tiền tệ ở cấp độ
toàn cầu bằng cách sử dụng một cơ sở dữ liệu toàn diện của các ngân hàng được
niêm yết. Mẫu của tác giả bao gồm thông tin hàng quý cho tất cả các ngân hàng
được niêm yết hoạt động tại Liên minh châu Âu (EU15) và Hoa Kỳ trong và trước
giai đoạn khủng hoảng tài chính. Tác giả tìm thấy bằng chứng của một liên kết có ý
nghĩa giữa sự nới lỏng chính sách tiền tệ và chấp nhận rủi ro ngân hàng. Lãi suất
thấp được duy trì trong thời gian dài thông qua nới lỏng chính sách tiền tệ không
những khuyến khích ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng có nhiều rủi ro hơn mà
còn khuyến khích các ngân hàng chấp nhận mức rủi ro cao hơn trong việc tìm kiếm
lợi nhuận. Ý nghĩa chính sách chủ yếu của kết quả này là các hoạt động của ngân
hàng trung ương có ảnh hưởng đến thái độ của ngân hàng và chính sách tiền tệ
không hoàn toàn trung lập từ quan điểm ổn định tài chính.
Sử dụng một bộ số liệu các tiêu chuẩn cho vay của khu vực Euro và ngân
hàng Mỹ, Maddaloni và Peydro (2010) nhận thấy rằng các mức lãi suất ngắn hạn
(chính sách tiền tệ) thấp làm giảm tiêu chuẩn cho vay hộ gia đình và doanh nghiệp.
Sự giảm tiêu chuẩn - đặc biệt đối với các khoản thế chấp - được khuếch đại bởi hoạt
động chứng khoán hóa, giám sát vốn ngân hàng yếu kém và lãi suất chính sách tiền
tệ quá thấp trong thời gian quá dài. Ngược lại, lãi suất dài hạn thấp không làm giảm
tiêu chuẩn cho vay. Cuối cùng, các quốc gia giảm tiêu chuẩn cho vay trước cuộc
khủng hoảng có kết quả kinh tế tồi tệ hơn sau đó. Những kết quả này giúp làm sáng
tỏ nguồn gốc của cuộc khủng hoảng và có ý nghĩa chính sách quan trọng
Phân tích tiêu chuẩn cho vay của cả khu vực đồng Euro và Hoa Kỳ, tác giả
thấy có bằng chứng rõ ràng rằng lãi suất ngắn hạn chính sách tiền tệ thấp làm giảm


×