BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
***
PHẠM THỊ THÙY
TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ KHU VỰC KINH TẾ
PHI CHÍNH THỨC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
SO SÁNH GIỮA HAI NHÓM NƯỚC: NHÓM CÁC NƯỚC
PHÁT TRIỂN VÀ NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN
TP. HỒ CHÍ MINH- 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Tác động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức đến
tăng trưởng kinh tế”. So sánh giữa hai nhóm nước: nhóm các nước phát triển và nhóm
các nước đang phát triển” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các tài liệu tham
khảo, số liệu thống kê trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của
luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018
Học viên
PHẠM THỊ THÙY
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Tóm tắt đề tài
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1
Lý do chọn đề tài: ............................................................................................... 1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1
1.3
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4
Phạm vi thu thập dữ liệu ..................................................................................... 2
1.5
Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 3
1.6
Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY... 6
2.1 Các khái niệm liên quan ......................................................................................... 6
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế .......................................................................................... 6
2.1.2 Khu vực kinh tế phi chính thức ........................................................................ 9
2.1.2.1 Khái niệm về khu vực kinh tế phi chính thức ............................................ 9
2.1.2.2 Tác động của khu vực kinh tế phi chính thức .......................................... 12
2.2 Tác động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức đến tăng trưởng kinh tế ... 16
2.3 Khảo lược các nghiên cứu cùng chủ đề…………………………………………17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 22
3.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 22
3.2 Mẫu nghiên cứu, dữ liệu và kỳ vọng dấu ............................................................. 24
3.2.1 Mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 24
3.2.2 Dữ liệu ............................................................................................................ 25
3.2.3 Kỳ vọng dấu ................................................................................................... 28
3.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 31
4.1 Thống kê mô tả ..................................................................................................... 31
4.2 Kiểm định mô hình tác động cố định một chiều theo đối tượng .......................... 31
4.3 Kiểm định mô hình tác động cố định một chiều theo thời gian ........................... 32
4.4 Kết quả hồi quy mô hình ...................................................................................... 34
4.5 Kiểm tra những hạn chế của mô hình và cách khắc phục .................................... 37
4.5.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi .................................................... 37
4.5.2 Kiểm định hiện tượng tự tương …………………………………………….38
4.5.3 Vấn đề nội sinh của mô hình……………………………………………….39
4.6 Hồi quy mô hình FEM hai chiều với biến phụ thuộc là các tài khoản con của tăng
trưởng kinh tế………………………………………………………………... 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 47
5.1 Kết luận chung ...................................................................................................... 47
5.2 Hạn chế của bài nghiên cứu .................................................................................. 48
5.3 Đề xuất hàm ý quản trị.......................................................................................... 49
5.4 Hướng phát triển của đề tài................................................................................... 51
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN
Doanh nghiệp
FEM
Fix effect model: Mô hình tác động cố định
GDP
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
GMM
General Method of Moments
GNI
Gross national income: Thu nhập quốc dân
KTPCT
Kinh tế phi chính thức
POLS
Pooled Ordinary Least Squares: phương pháp bình phương bé nhất gộp
PWT
Penn World Table
QMKVKTPCT
Quy mô khu vực kinh tế phi chính thức
REM
Random effect model: mô hình tác động ngẫu nhiên
SXKD
Sản xuất kinh doanh
WDI
World Development Indicators
WGI
The Worldwide Governance Indicators
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại các hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức
Bảng 3.1 mô tả các biến và kỳ vọng dấu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định mô hình theo chiều đối tượng
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định mô hình theo chiều thời gian
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mẫu cho nhóm các nước phát triển
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mẫu cho nhóm các nước đang phát triển
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy phương pháp GMM
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy của nhóm nước phát triển
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy của nhóm nước đang phát triển
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bài luận văn nghiên cứu tác động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức
đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình tác động cố định bảng động hai chiều được đề xuất là
mô hình chuẩn để tiến hành nghiên cứu. Để kiểm tra tính ổn định của kết quả, tác giả
sử dụng phương pháp POLS, REM bên cạnh kết quả hồi quy FEM. Phương pháp
GMM được sử dụng để xử lý các khuyết tật của mô hình. Tác giả tiếp tục phân rã tài
khoản tăng trưởng kinh tế thành ba tài khoản con và tiếp tục hồi quy theo mô hình
FEM. Kết quả cho rằng tác động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức đến tăng
trưởng kinh tế giữa hai nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển là khác
nhau. Đối với nhóm nước phát triển, mối quan hệ này là mối quan hệ phi tuyến có dạng
parabol hình chữ U ngược. Với một sự gia tăng trong quy mô khu vực kinh tế phi
chính thức thì tăng trưởng kinh tế cũng sẽ tăng, sự gia tăng này do TFP tăng mang lại.
Đối với nhóm nước đang phát triển, mối quan hệ này là mối quan hệ phi tuyến có dạng
parabol hình chữ U. Với một sự gia tăng trong quy mô khu vực kinh tế phi chính thức
thì tăng trưởng kinh tế cũng sẽ giảm, sự sụt giảm này bắt nguồn từ việc giảm tỷ lệ việc
làm, giảm vốn đầu tư đầu vào.
Từ khóa: Nền kinh tế phi chính thức, tăng trưởng kinh tế, các nước phát triển,
các nước đang phát triển.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong kinh tế là việc xác định các yếu tố
chính quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn. Mặc dù hiểu biết của chúng ta về chủ đề
này đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhiều câu hỏi về tăng trưởng kinh tế vẫn còn
chưa được nghiên cứu. Tài liệu hiện có cho thấy các nhà nghiên cứu thường tập trung
chủ yếu vào hai nhóm yếu tố tác động riêng biệt là yếu tố chất lượng thể chế và yếu tố
kinh tế vĩ mô. Gần đây, với tình hình diễn biến khá phức tạp của nền kinh tế- xã hội,
các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khu vực kinh tế phi chính thức,
đặc biệt là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế phi chính thức.
Tuy nhiên với đặc thù đề tài còn khá mới nên các nghiên cứu thường chỉ tập trung vào
một quốc gia cụ thể hoặc một nhóm quốc gia theo khu vực địa lý,… Điều này làm hạn
chế trong việc nhìn ra nguyên nhân cốt lõi về vấn đề này. Đó là lý do thôi thúc tác giả
thực hiện bài nghiên cứu “ Tác động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức
đến tăng trưởng kinh tế: So sánh giữa hai nhóm nước: nhóm các nước phát triển
và nhóm các nước đang phát triển” trong giai đoạn từ 1996-2013 nhằm phát họa bức
tranh toàn cảnh một cách rõ ràng hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này nghiên cứu tác động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức
đến tăng trưởng kinh tế giữa hai nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng khoa học
định lượng để các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn sát thực hơn về tác động của
quy mô khu vực kinh tế phi chính thức đến tăng trưởng kinh tế, từ đó đưa ra những
chính sách kinh tế đúng đắn hơn.
2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Việc so sánh tác động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức đến tăng trưởng
kinh tế giữa hai nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển nhằm tìm câu trả
lời cho hai câu hỏi nghiên cứu:
Tác động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức đến tăng trưởng kinh tế
(QMKVKTPCT) giữa hai nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển
là giống nhau hay khác nhau?
Nếu tác động này là khác nhau thì yếu tố nào quyết định điều đó?
1.4 Phạm vi thu thập dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng được thu thập trong khoảng thời gian từ 1996-2013
ở hai nhóm quốc gia khác nhau.
Nhóm 1: 28 quốc gia phát triển, bao gồm: Australia, Austria, Belgium, Canada,
Switzerland,Cyprus, Germany, Denmark, Spain, Finland, France, United Kingdom,
Greece, Ireland, Iceland, Israel, Italy, Japan, Republic of Korea, Luxembourg, Macao,
Netherlands, Norway, New Zealand, Portugal, Singapore, Sweden, United States.
Nhóm 2: 26 quốc gia đang phát triển, bao gồm: Bahrain, Bolivia, Brazil, Bulgaria,
Costa Rica, Croatia, Egypt, Fiji, India, Indonesia, Iran, Jamaica, Lao People's DR,
Malaysia, Mexico, Niger, Nigeria, Paraguay, Philippines, South Africa, Sri Lanka,
Thailand, Ukraine, Uruguay, Venezuela, Viet Nam.
Dữ liệu nghiên cứu về khu vực kinh tế phi chính thức (% so với GDP) sử dụng bộ
dữ liệu của bài nghiên cứu “Size and Development of the Shadow Economies of 157
Worldwide Countries: Updated and New Measures from 1999 to 2013” của Hassan
Mai và Schneider năm 2016.
3
Chuỗi dữ liệu về tăng trưởng, GDP bình quân đầu người, việc làm, độ mở thương
mại (được định nghĩa là tỷ lệ giữa tổng xuất khẩu và nhập khẩu vào GDP), và chi tiêu
chính phủ được lấy từ Penn World Tables 7.1 (PWT). Tương tự như vậy, tỷ suất đầu tư
và TFP được xây dựng sử dụng dữ liệu từ PWT.
Các chuỗi lạm phát, thâm hụt ngân sách được lấy từ Chỉ số Phát triển Thế giới
(WDI).
Cuối cùng, hai chỉ số về chất lượng thể chế, đó là kiểm soát tham nhũng và chỉ thị
về luật pháp và trật tự được lấy từ WGI của World Bank. Đây là những biến được sử
dụng rộng rãi nhất trong lý thuyết tăng trưởng thực nghiệm.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên dữ liệu bảng động
hai chiều. Mô hình như sau:
𝑛
𝐺𝑅𝑖,𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝐼𝑆𝑖,𝑡 +
2
𝛽2 𝐼𝑆𝑖,𝑡
+ ∑ 𝛽𝑘 𝑋𝑘𝑖,𝑡 + 𝜃𝑖 + 𝛾𝑡 + 𝜀𝑖,𝑡
𝑘=3
Trong đó: GRi,t là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, ở nước i, trong năm t
ISi,t là quy mô khu vực kinh tế phi chính phủ, tính bằng % so với GDP
Xki,t biểu thị các biến giải thích (kiểm soát) khác không kể đến biến ISi,t
i,t là những tác động không thay đổi theo quốc gia và thời gian
i,t là sai số
Biến phụ thuộc trong mô hình là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
(GR).
Biến độc lập là quy mô khu vực kinh tế phi chính thức ( đo lường bằng % so với
GDP).
4
Biến kiểm soát trong mô hình bao gồm các biến sau: GDP bình quân đầu người
(GDPpc), độ mở thương mại (Open), chi tiêu chính phủ (Govexp), lạm phát (Inf),
thâm hụt ngân sách (Fiscdef), kiểm soát tham nhũng (Corrcont), chỉ thị luật phát và
trật tự (Law).
Biến tỷ lệ việc làm (Lab), tỷ lệ vốn đầu vào (K/Y), tốc độ phát triển của các yếu tố
năng suất tổng hợp (TFP) là 3 tài khoản con nằm trong biến GR. Các biến này lần
lượt sẽ là biến phụ thuộc ở giai đoạn sau.
Để kiểm tra tác động của QMKVKTPCT đến tăng trưởng kinh tế, tác giả tiến hành
các bước sau: Bước đầu tiên, tác giả hồi quy mô hình FEM (fix effect model) bảng
động 2 chiều. Để kiểm tra lại mức độ ổn định của kết quả hồi quy, tác giả tiếp tục
hồi quy mô hình ban đầu theo hai phương pháp nữa, đólà POLS (Pooled OLS) và
mô hình tác động ngẫu nhiên REM ( random effect model). Sau khi kiểm tra các
khuyết tật của mô hình, tác giả sử dụng phương pháp GMM để xử lý.
Bước qua giai đoạn 2, tác giả phân rã biến GR thành 3 tài khoản con, gồm: Biến tỷ lệ
việc làm (Lab), tỷ lệ vốn đầu vào (K/Y), tốc độ phát triển của năng suất các yếu tố tổng
hợp (TFP), sau đó tiền hành hồi quy mô hình với lần lượt biến phụ thuộc là 3 tài khoản
con này nhằm tìm ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tác động của QMKVKTPCT đến
tăng trưởng kinh tế.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa về mặt lý thuyết
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nền tảng kiến thức tổng quát và phương pháp
định lượng, bài nghiên cứu góp phần củng cố thêm bằng chứng khoa học thực nghiệm
và bổ sung thêm vào kho tài liệu về chủ đề nghiên cứu tác động của QMKVKTPCT
đến tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt hơn, bài nghiên cứu thực hiện so sánh tác động này
giữa hai nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển nhằm phác họa đậm nét
hơn bức tranh toàn cảnh về vấn đề này. Kết hợp kết quả nghiên cứu này cùng với việc
5
kế thừa các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu còn có ý nghĩa mở ra nhiều hướng nghiên
cứu mới cho các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kỳ vọng kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở đưa ra các hàm ý chính sách sau:
Chính phủ muốn thu hẹp QMKVKTPCT thì nên chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu
vực kinh tế phi chính thức sang khu vực chính thức. Để làm được điều này, trọng tâm
vẫn là nâng cao năng lực và tay nghề cho lao động.
Ngoài ra việc tạo một hành lang pháp lý thông thoáng, nhanh gọn, dễ dàng cũng giúp
các DN tham gia vào thị trường kinh tế chính thức, từ đó làm giảm QMKVKTPCT.
Bố cục đề tài
Bài nghiên cứu được chia làm 5 chương chính
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận, hướng phát triển của đề tài
6
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định.
Phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế, người ta thường sử dụng các thước đo sau:
Mức tăng trưởng tuyệt đối: là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
ΔY = YT – YT-1
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ
hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%)
Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh
tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc
GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì
sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế
7
dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh
tế thể hiện gần đúng nhất mức độ cải thiện đời sống của người dân. Do đó, để đo lường
tăng trưởng kinh tế có thể sử dụng GDP bình quân đầu người để tính toán.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Như ta đã biết, lý thuyết về tăng trưởng kinh tế rất phong phú, có nhiều trường phái
khác nhau. Có thể kể đến như:
Mô hình cổ điển
Các nhà học thuyết tiêu biểu của mô hình tăng trưởng kinh tế Cổ điển: Wiliam
Petty, Adam Smith, David Ricardo… Quan điểm chung về mô hình: 3 nguồn lực cơ
bản để tăng trưởng phát triển kinh tế là đất đai, lao động, vốn. Trong các yếu tố đó thì
đất đai là yếu tố quan trọng nhất.
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng cơ chế thị trường có khả năng giải quyết tốt
mọi vấn đề của nền kinh tế, từ việc nghiên cứu các nguồn lực, các nhà kinh tế cổ điển
khuyến nghị về chính sách: để mở rộng giới hạn tăng trưởng kinh tế, chính phủ phải
đẩy mạnh nhập khẩu lương thực. Nhưng nếu quốc gia nào cũng nhập khẩu lương thực
thì tăng trưởng kinh tế sẽ không thực hiện được.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes
Xuất hiện sau khi chủ nghĩa tư bản lâm vào đại khủng hoảng kinh tế. Nội dung của lý
thuyết tăng trưởng kinh tế này bao gồm:
Nền kinh tế thị trường có khả năng tự điều chỉnh, xác lập cân bằng, tạo việc làm
đầy đủ;
Tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sản lượng;
Để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cần có sự can thiệp của Nhà nước vào nền
kinh tế;
8
Sự can thiệp của Nhà nước thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bằng việc tăng cầu
có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư;
Ngân sách Nhà nước là công cụ quan trọng để kích thích đầu tư tư nhân;
Tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng mà
Nhà nước có thể sử dụng để tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Robert Solow (1956)
Vào cuối thế kỉ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ , trường phái
kinh tế tân cổ điển ra đời. Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương
đồng cùng trường phái cổ điển như sự tự điều tiết của bàn tay vô hình, mô hình này có
các quan điểm mới sau:
Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt
quan trọng của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm:
Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn
cho một đơn vị lao động
Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng
với sự gia tăng lao động
Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng hàm sản xuất
Cobb Douglass Y=F(k,l,,t). Sau khi biến đổi, Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ
theo tốc độ tăng trưởng các biến số: g=t+ak+bl
Trong đó:
G: tốc độ tăng trưởng GDP.
K,l,: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động.
T phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kỹ thuật.
9
Mô hình tăng trưởng nội sinh của Romer
Trong các mô hình tăng trưởng trình bày ở trên, yếu tố lao động hay rộng hơn là
yếu tố con người và tiến bộ công nghệ được xem là ngoại sinh. Tuy nhiên, nhiều nhà
kinh tế lại cho rằng các yếu tố này trong thực tế có thể là nội sinh. Các mô hình tăng
trưởng nội sinh có thể kể đến bao gồm:
Mô hình học hỏi (Learning-by-doing model) của Kenneth J.Arrow (1962)
Mô hình R&D (Research and Development Model)
Mô hình Mankiw-Romer-Weil
Mô hình AK
Mô hình “ Học hay làm” (Learning-or-doing model)
Mặc dù các mô hình tăng trưởng nội sinh vẫn đề cao vai trò của tiết kiệm đối với
tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng các kết luận của mô hình này có nhiều điểm trái
ngược với mô hình của Solow. Đặc biệt là ở chỗ mô hình này cho thấy không có xu
hướng các nước nghèo (ít vốn) có thể đuổi kịp các nước giàu về mức thu nhập bình
quân, cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không
chỉ là vốn vật chất, mà quan trọng hơn là vốn con người. Bởi vì tốc độ tăng trưởng là
nội sinh, mô hình chỉ ra một con đường thoát khỏi nghèo đói: một nước đầu tư nhiều
vào nguồn nhân lực hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
2.1.2 Khu vực kinh tế phi chính thức
2.1.2.1 Khái niệm về khu vực kinh tế phi chính thức
Khu vực kinh tế phi chính thức tồn tại như một tất yếu khách quan, luôn luôn chịu
sự tác động của các qui luật kinh tế, của chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng như
hiệu lực của hệ thống pháp luật ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước. Khu vực
này đã trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới,
10
đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Cho đến nay vẫn chưa có một tên gọi cũng
như chưa có một khái niệm thống nhất về khu vực kinh tế phi chính thức.
Do một định nghĩa ngắn gọn không thể diễn đạt hết được tính chất, đặc điểm của
khu vực này, nên các nhà kinh tế và tổ chức quốc tế thường chỉ nêu lên đặc điểm chính
để nhận dạng và qua đó giải thích cho tên gọi và khái niệm mà họ đưa ra. Ngày nay
trên thế giới đang phổ biến một số tên gọi như: khu vực phi chính qui (Informal
sector); kinh tế bóng đen (Shadow economy); kinh tế chìm (Underground economy);
kinh tế không được giám sát (Non-observed economy; unobserved economy) v.v….
Dù tên gọi được dùng khác nhau, chung quy lại các khái niệm trên đều phản ánh bản
chất các hoạt động kinh tế của một khu vực trái ngược với khu vực kinh tế chính thống
và nó là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong khuôn
khổ bài viết này tác giả gọi là khu vực kinh tế phi chính thức.
Thuật ngữ “Khu vực kinh tế phi chính thức” đầu tiên do Hart (1973) đề xuất để
mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển. Nguyên gốc,
sự phân biệt giữa khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức là dựa trên sự phân biệt
giữa lao động được trả lương và lao động tự làm.
Phạm trù này dần dần được mở rộng để bao quát tất cả các sự thay đổi về công việc
do toàn cầu hóa gây ra, do đó đã chuyển từ khái niệm “Khu vực KTPCT” sang khái
niệm “Kinh tế phi chính thức”. Một khái niệm bao trùm cả khu vực KTPCT và việc
làm phi chính thức - xuất hiện ở cả hai khu vực KTPCT và chính thức (ILO, 2002),
hay:
Kinh tế phi chính thức = Hoạt động kinh tế phi chính thức + Việc làm PCT
Trong nghiên cứu này, để đảm bảo tính thông nhất thì khái niệm về khu vực KTPCT sẽ
dựa trên khái niệm của (ILO, 2002).
11
Các hình thức hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức được tóm tắt trong bảng
2.1 sau:
Bảng 2.1: Phân loại các hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức
Loại hình
Giao dịch tiền tệ
Giao dịch không bằng tiền tệ
Mua bán các hàng hóa bị đánh Trao đổi các hàng hóa bị đánh cắp
Các hoạt động
bất hợp pháp
cắp, buôn bán ma túy, hoạt động hoặc sử dụng đồ trộm cắp cho
mại dâm, buôn lậu, cờ bạc, cá mục đích riêng; sản xuất ma túy
độ,…
phục vụ cho nhu cầu cá nhân hoặc
trao đổi,…
Trốn thuế
Thu
Tránh thuế
từ
động
Các hoạt động
hợp pháp
Tránh thuế
nhập Các hoạt động Trao đổi các Tự
không được báo không
cáo
Trốn thuế
tự
thực hàng
hoạt hiện ký hết hợp dịch
sản đồng lao động, pháp
xuất
kinh không
thực
doanh.
Tiền hiện các nghĩa
hóa
vụ
sản
xuất,
và nuôi trồng; các
hợp hoạt động sản
xuất mang tính
tự
cung
tự
cấp,…
lương, thưởng, vụ phúc lợi xã
tài sản không hội,…
được kê khai và
báo cáo từ các
hoạt động hợp
pháp,…
Nguồn: Roft Mirus & Roger S.Smith (1997); Schneider & Enste (2000,tr.79)
12
Chắt lọc từ các nghiên cứu kinh tế đã được thực hiện, có thể thấy có ba phương
pháp tiếp cận chủ đạo đã được sử dụng để tìm hiểu về nguồn gốc và nguyên nhân của
khu vực kinh tế phi chính thức (Roubaud, 1994; Bacchetta và cộng sự, 2009):
Phương pháp tiếp cận “hai mặt/kép” được sử dụng trong các nghiên cứu của
Lewis (1954) và Harris-Todaro (1970). Phương pháp này dựa trên mô hình thị
trường lao động kép, trong đó khu vực phi chính thức được coi như một thành
phần còn sót lại của thị trường lao động và không có liên hệ với khu vực kinh tế
chính thức; khu vực kinh tế mưu sinh này tồn tại chỉ bởi vì khu vực kinh tế
chính thức không có khả năng tạo đủ việc làm cho người lao động;
Phương pháp tiếp cận “cơ cấu”, khác với phương pháp thứ nhất, phương pháp
tiếp cận này nhấn mạnh quan hệ phụ thuộc qua lại giữa hai khu vực chính thức
và phi chính thức (Moser, 1978; Portes và cộng sự,1989), dựa trên tinh thần của
chủ nghĩa Marx, theo đó, khu vực phi chính thức tham gia vào hệ thống tư bản
chủ nghĩa theo quan hệ phụ thuộc. Khu vực này cung cấp lao động và sản phẩm
giá rẻ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, đồng thời làm tăng tính
linh hoạt và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế;
Phương pháp tiếp cận mang tính “pháp lý”, theo đó, khu vực phi chính thức
được tạo nên từ các doanh nghiệp siêu nhỏ, hoạt động phi chính thức nhằm
thoát khỏi các biện pháp điều chỉnh về kinh tế (de Soto, 1994). Cách tiếp cận
theo trường phái tự do này trái ngược với hai cách tiếp cận ở trên, vì cho rằng
việc lựa chọn vị thế phi chính thức là tự nguyện và có nguyên nhân là do chi phí
để chính thức hóa và đăng ký kinh doanh quá tốn kém.
2.1.2.2 Tác động của khu vực kinh tế phi chính thức
Tác động tiêu cực
Thất thoát nguồn thu từ thuế
13
Trong nghiên cứu của World Bank (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến việc không
tuân thủ và thất thoát nguồn thu chỉ ra rằng, bên cạnh các yếu tố mang tính chủ quan
(chính sách thuế, năng lực của cơ quan thuế, chi phí tuân thủ), các yếu tố khách quan
(tham nhũng, quy mô khu kinh tế phi chính thức) cũng có tác động đáng kể đến nguồn
thu thuế của một quốc gia.
Tham nhũng và quy mô khu vực kinh tế không chính thức- cả hai yếu tố này đều có
xu hướng làm giảm cơ sở thuế, tạo ra nhiều méo mó hơn trong chế độ thuế và làm thất
thoát nguồn thu. Các nhà kinh tế học nghiên cứu về thuế và những người hoạt động
trong thực tiễn lĩnh vực thuế từ lâu đã nhận định rằng khu vực kinh tế phi chính thức có
liên quan đến việc tránh và trốn thuế, bởi mọi hoạt động kinh tế trong khu vực này đều
không được thống kê và khai báo cho cơ quan quản lý. Do vậy, tỷ lệ thất thoát số thu
thuế từ khu vực kinh tế phi chính thức là tương đối cao. Schneider (2002) cho rằng,
một sự tăng lên về quy mô ở khu vực kinh tế không chính thức sẽ dẫn đến một sự sụt
giảm chi tiêu của chính phủ và kéo theo đó là tình trạng giảm sút về chất lượng và số
lượng của các tiện ích và dịch vụ công cộng. Nguy hại hơn, nó có thể dẫn đến tình
trạng thâm hụt ngân sách quốc gia.
Sự suy giảm về số lượng và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ công
Như đã nói, khu vực kinh tế phi chính thức sẽ làm giảm nguồn thu của chính phủ và
làm cho khả năng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công bị giảm đi. Để bù đắp cho sự
thất thoát này, chính phủ sẽ có động cơ tăng thuế suất. Thuế suất cao, đi kèm với sự
suy giảm chất lượng trong các hàng hóa, dịch vụ công sẽ tạo ra động cơ khuyến khích
các cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức. Cứ như thế,
nó lặp lại như một “ vòng luẩn quẩn”, tác động tiêu cực lên tổng thể nền kinh tế
(Loayza, 1997; Schneider & Enste, 2002; Johnson & Kaufman, 1998).
Giảm tính hiệu quả trong các quyết định chính sách và phân bổ nguồn lực
14
Các hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức thường nằm ngoài tầm kiểm
soát của những người làm thống kê; thiếu sự quan tâm của các cơ quan quản lí do đây
là khu vực hoạt động nằm ngoài lề nền kinh tế và không đóng thuế; khó khăn trong
việc đo lường bởi đây là khu vực nằm ngoài lề nền kinh tế; và cuối cùng là định kiến
cho rằng khu vực phi chính thức là biểu hiện của tình trạng kém phát triển và cần phải
dần dần biến mất khỏi nền kinh tế khi đất nước phát triển, dẫn đến tình trạng trên thực
tế số liệu thống kê ở khu vực này thường thiếu chính xác, nên thường phát đi những tín
hiệu sai. Từ đây, những quyết sách đưa ra cũng kém hiệu quả vì “xa rời thực tế”.
Suy giảm tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong dài hạn
Lao động trong khu vực phi chính thức thường có thu nhập thấp và không thường
xuyên, giờ làm việc dài và ít tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng nghề. Các DN
hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận
đất đai, vốn và các nguồn lực cốt yếu khác. Do vậy, quy mô của các DN thường nhỏ và
siêu nhỏ, sử dụng các lao động phổ thông, kỹ năng thấp. Cơ hội và động cơ để cải thiện
năng suất, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hay gia tăng quy mô rất là thấp.
Như vậy, nếu QMKVKTPCT ngày càng lớn sẽ có nguy cơ kìm hãm sự phát triển dài
hạn của nền kinh tế, làm suy giảm năng suất và khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh
tế. Theo Nikopour (2009), DN trong nền kinh tế chính thức phải đối mặt với sự cạnh
tranh không lành mạnh từ khu vực phi chính thức do giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ thấp
hơn bởi họ không đóng bảo hiểm xã hội, thuế cũng như phải gánh chịu các chi phí
hành chính khác. Chính vì vậy, nó sẽ tạo ra những bóp méo trên thị trường, làm sai
lệch tín hiệu của thị trường và ảnh hưởng đến sức sản xuất của khu vực chính thức.
Tác động tích cực
15
Bên cạnh những tác động tiêu cực, các tác động tích cực của khu vực kinh tế phi
chính thức cũng đã được thảo luận rất nhiều trong các nghiên cứu. Trong ngắn hạn, nền
kinh tế phi chính thức lại cho thấy những tác động tích cực sau:
Giải quyết công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động thu nhập
thấp.
Đối với các nước đang phát triển thì khu vực kinh tế phi chính thức được xem là
nơi tạo cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập. Quá trình đô thị hóa, cùng với sự gia tăng
dân số nhanh chóng ở các quốc gia này đã khiến cho nền kinh tế chính thức không có
khả năng hấp thụ hết lực lượng lao động, hoặc không kịp tạo ra các cơ hội việc làm
mới. Lúc này, khu vực phi chính thức đóng vai trò như một kênh quan trọng để chuyển
đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và góp phần giải quyết số lao
động dư thừa trong kinh tế nông thôn khi tốc độ công nghiệp hóa diễn ra ngày càng
nhanh. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống, buộc người lao động phải
tìm kiếm công việc để có thu nhập và nền kinh tế phi chính thức thường là sự lựa chọn
dễ dàng hơn. Nghiên cứu của Mara (2011) chỉ ra rằng, khu vực kinh tế phi chính thức
có thể đóng vai trò như là “chất hấp thụ” trước những cú sốc kinh tế và chính trị của
nền kinh tế chính thức. Khi nền kinh tế chính thức đối mặt với suy thoái, thất nghiệp,…
kéo theo đó là tình trạng phá sản và cần phải có thời gian đủ dài để phục hồi thì lúc này
khu vực kinh tế phi chính thức sẽ là bộ đệm giúp giảm thiểu các tác động từ nền kinh tế
chính thức.
Góp phần vào tăng trưởng kinh tế chính thức trong ngắn hạn
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng như lý thuyết đã không đưa ra được một kết
luận thuyết phục và nhất quán về tác động của khu vực kinh tế phi chính thức lên sự
tăng trưởng của nền kinh tế chính thức. Mặc dù xét về dài hạn, khu vực kinh tế phi
chính thức có những tác động tiêu cực lên tổng thể nền kinh tế, thế nhưng trong ngắn
16
hạn nhiều nghiên cứu chỉ ra những đóng góp tích cực của khu vực này. Schneider &
Enste (2000) nhận thấy rằng, hơn 66% thu nhập từ khu vực kinh tế phi chính thức được
chi tiêu ở nền kinh tế chính thức, do vậy nó có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh
tế. Nghiên cứu của Mara (2001) được thực hiện ở Áo và Đức kết luận rằng, 2/3 giá trị
sản xuất gia tăng được tạo ra trong khu vực kinh tế phi chính thức đóng góp vào nền
kinh tế chính thức. Nếu không có khu vực phi chính thức, nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch
vụ, phân phối trong nền kinh tế sẽ bị tê liệt. các hộ gia đình, hay các đơn vị kinh doanh
nhỏ lẻ sẽ mất đi một nguồn cung ứng thực phẩm, hàng hóa nhanh, rẻ và tiện lợi từ các
gánh hàng rong và các chợ cóc trên vỉa hè. Xét ở khía cạnh này, rõ ràng khu vực kinh
tế phi chính thức mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế chính thức.
2.2 Tác động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức đến tăng trưởng kinh tế
Xem xét các nghiên cứu trước đây, có hai quan điểm trái ngược về tác động của quy
mô khu vực kinh tế phi chính thức đến tăng trưởng kinh tế.
Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng khi quy mô khu vực kinh tế phi chính thức càng
lớn thì mức tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn. Nguyên nhân có thể là:
-
Do yếu tố thứ ba tác động. Sarte, Pierre-Daniel G. (2000) nghiên cứu về tác
động của quy mô khu vực kinh tế phi chính thức và chính quyền quan liêu tìm
kiếm đặc lợi tới tăng trưởng kinh tế dài hạn. Tác giả cho rằng khi quan chức tìm
thấy đặc lợi trong khu vực kinh tế phi chính thức sẽ có xu hướng đưa ra các quy
định nhằm hạn chế doanh nghiệp gia nhập vào nền kinh tế chính thức dẫn đến
tốc độ tăng trưởng kinh kế chậm lại.
Quy mô khu vực kinh tế phi chính thức lớn có thể làm thất thoát nghiêm trọng tài
nguyên của chính phủ để tài trợ cho một số hàng hóa và dịch vụ công cộng như giáo
dục, y tế hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng,..., qua đó làm giảm sự tăng trưởng tiềm năng dài
hạn.
17
-
Quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức phụ thuộc khá nhiều vào các hộ gia
đình về gánh nặng thuế cũng như những hạn chế khi gia nhập vào thị trường lao
động chính thức do trình độ tay nghề kém, và chất lượng thể chế chính phủ cũng
có tác động ngược chiều đến quy mô khu vực kinh tế phi chính thức. Quan trọng
hơn, các kết quả thực nghiệm cho thấy sự gia tăng về quy mô của khu vực kinh
tế phi chính thức sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng, trước hết là giảm sự sẵn
có của các dịch vụ công cho mọi người trong nền kinh tế, và thứ hai là gia tăng
các hoạt động sử dụng một số dịch vụ công kém hiệu quả hơn.
Luồng quan điểm thứ hai cho rằng có trường hợp quy mô khu vực kinh tế phi chính
thức lớn hơn có thể mang lại một số lợi ích cho tăng trưởng kinh tế.
-
Có đến hàng triệu người trên thế giới sống nhờ vào những công việc lặt vặt mà
các nhà Kinh tế học vẫn thường xếp vào khu vực kinh tế phi chính thức. Tại
nhiều nước đang phát triển, khu vực này đang phát triển mạnh. Thu nhập từ khu
vực phi chính thức sẽ được tiêu dung ngược lại vào nền kinh tế chính thức, từ đó
giúp tăng trưởng kinh tế.
2.3 Khảo lược các nghiên cứu cùng chủ đề
Các nghiên cứu thực nghiệm theo luồng quan điểm thứ nhất, cho rằng khi quy mô khu
vực kinh tế phi chính thức càng lớn thì mức tăng trưởng kinh tế sẽ thấp hơn
Loayza (1997) nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng bộ dữ liệu từ các quốc gia
châu Mỹ Latinh vào đầu những năm 1990 để kiểm định mô hình của Barro và Shin-iMartin (1992) và cung cấp cách ước lượng về quy mô của khu vực kinh tế phi chính
thức trên khắp các quốc gia này. Tác giả trình bày quan điểm rằng các khu vực kinh tế
phi chính thức phát sinh khi các chính phủ áp đặt các loại thuế và quy định mà họ
không thể thực thi được. Kết quả cho thấy: quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức
18
phụ thuộc tích cực vào các biện pháp gia tăng gánh nặng thuế và các hạn chế về thị
trường lao động; nó phụ thuộc tiêu cực chất lượng thể chế của các tổ chức chính phủ.
Tương tự, Johnson et al. (1997) cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tăng
trưởng kinh tế và quy mô khu vực kinh tế phi chính thức bằng cách đưa ra bằng chứng
thực nghiệm cho 25 nền kinh tế chuyển đổi.
Bên cạnh những bằng chứng vĩ mô kể trên, một số nghiên cứu cấp vi mô cho
thấy rằng nền kinh tế phi chính thức là một trở ngại cho tăng trưởng kinh tế do một số
lý do khác nhau
De Soto (1989) tuyên bố rằng tâm lý sợ hãi của sự phát hiện của các cơ quan
chức năng buộc các doanh nghiệp không chính thức hoạt động trên quy mô nhỏ hơn,
ngăn cản họ đạt được hiệu quả quy mô và do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Raj và Seethamma (2007) nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng dữ liệu của 6797
doanh nghiệp từ bang Kerala của Ấn Độ, phân tích cho năm nhóm ngành công nghiệp.
Bài nghiên cứu nhận định rằng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò
quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội của các quốc gia. Nhưng có
bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp trong ngành này kém hiệu quả hơn so với các
doanh nghiệp trong khu vực doanh nghiệp lớn. Do đó, bắt buộc phải kiểm tra tính xác
thực của thông tin này để xác định các yếu tố góp phần không hiệu quả trong các
doanh nghiệp này và tạo ra thông tin để thiết kế chính sách hỗ trợ cho họ. Các phát
hiện cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật thấp làm giảm đáng kể tiềm năng của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, điển hình là các doanh nghiệp sản xuất phi chính thức ở Kerala. Về
các yếu tố góp phần không hiệu quả, cần phải kể đến đó là quy mô, quyền sở hữu, vùng
(vị trí) và tính chất mùa vụ ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ở hầu hết các nhóm
ngành. Đặc biệt, việc tuyển dụng lao động không chính thức vào làm việc ở các DN
phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích lý do hiệu quả kỹ thuật
thấp. Trong một nghiên cứu liên quan, Benjamin và Mbaye (2010) khảo sát sự khác