Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi qua một số di tích lịch sử địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.86 KB, 33 trang )

UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS
NGUYỄN TRÃI QUA DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Lĩnh vực: Môn Lịch sử
Họ và tên: Nguyễn Thị Tài
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi

Krông Ana, tháng 3 năm 2018

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

1


I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nước ta đang phấn đấu
tiến lên bắt kịp bạn bè khắp năm châu để khẳng định vị trí Việt Nam trên trường
quốc tế. Đảng và nhà nước ta một mặt vừa xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao
mức sống người dân, xây dựng nền quốc phòng an ninh bảo vệ vững chắc tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mặt khác Đảng và nhà nước ta luôn xem giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là bệ phóng để đưa dân tộc ta bước vào
kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của văn minh truyền thông và tin học. Đây là phương
hướng quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, kế tục và phát triển sự nghiệp cách
mạng để đưa đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ
kính yêu của chúng ta đã lựa chọn.


Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có
tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ
truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức
khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng, cao
hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên, của dân tộc.
Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn lịch sử nói riêng có
vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh
và tư duy của con người. Bác Hồ kính yêu từng dạy “Dân ta phải biết sử ta. Cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, do vậy dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh
nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em
lòng tự hào để từ đó các em thêm tình yêu đối với quê hương, đất nước mình hơn.
Có thể nói, lịch sử dân tộc hay lịch sử địa phương đều là dựng lại quá khứ về lòng
yêu nước, về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta trong dựng nước và
giữ nước, ghi lại những nét văn hóa truyền thống, tinh thần nhân đạo sâu sắc của
dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển. Do đó, giáo dục đạo đức
cho học sinh thông qua môn học lịch sử sẽ rất đa dạng và phong phú. Bởi qua mỗi
bài học, mỗi sự kiện lịch sử, học sinh sẽ có thêm niềm tin vững chắc vào lý tưởng
cách mạng. Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình dựng
nước và giữ nước, các em sẽ tự hào và ý thức hơn về tình yêu quê hương, đất nước.
Qua đó, các em ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích góp
phần xây dựng quê hương, đất nước trong thời kì mới.
Môn lịch sử từ lâu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình
giáo dục phổ thông với nội dung vô cùng phong phú và có tác dụng to lớn trong
việc góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh, bởi nó chính là bức
tranh tái hiện sinh động về cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu của xã hội loài
người trong quá khứ. Đối tượng của lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái
hiện, không thể trực quan sinh động, cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch
sử được phản ánh qua các nguồn sử liệu. Thông qua bộ môn lịch sử không chỉ cho
học sinh thấy được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc mà còn giáo dục
cho các em lòng yêu nước, biết ơn các tiền nhân, biết ơn các anh hùng đã hy sinh

quên mình cho Tổ Quốc, giáo dục hoài bão và ý chí xây dựng đất nước cho thế hệ
trẻ. Tuy nhiên trong thời kì hiện nay thì quá trình xuống cấp về đạo đức của học
sinh ngày càng trầm trọng, trong đó có một phần sự bao dung vô lối của các bậc
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

2


phụ huynh, sự thờ ơ của gia đình đối với con em mình, sự lệch lạc về tư tưởng
ngày càng nhiều trong thời đại công nghệ thông tin, những tệ nạn xã hội thâm nhập
sâu vào lứa tuổi học đường, sự suy thoái về đạo đức ở lứa tuổi học sinh ngày càng
trầm trọng. Đó là hồi chuông báo động quá trình tha hóa về đạo đức, nhân cách, sự
hủy hoại các giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã gây dựng bao đời nay.
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch
sử nói chung và bộ môn lịch sử địa phương nói riêng, giáo dục cho học sinh lòng
biết ơn đối với những người đã hy sinh quên mình cho đất nước,. Bản thân tôi đã
chọn đề tài“Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn
Trãi qua một số di tích lịch sử địa phương”trong chương trình lịch sử địa phương
nhằm giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về quá trình đấu tranh của thế hệ ông cha
ta, đồng thời giúp học sinh hướng đến sự biết ơn vô hạn đối với những người anh
hùng đã ngã xuống vì sự bình yên của đất nước.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi thông qua
một số nội dung trong chương tình lịch sử địa phương tỉnh Đăk Lăk.
- Giúp học sinh biết được ông cha ta đã bị kẻ thù đàn áp, chèn ép, áp bức và tinh
thần chiến đấu anh dũng của thế hệ cha ông, từ đó giáo dục các em lòng căm thù
đối với giặc ngoại xâm.
- Thể hiện lòng biết ơn với những người có công với dân tộc, với đất nước bằng
những việc làm và hành động cụ thể tại địa phương. Đồng thời xác định rõ vai trò
trách nhiệm của mình với đất nước quê hương.

- Góp phần thực hiện việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối với bộ
môn lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng tại trường THCS Nguyễn
Trãi.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi qua quá
trình trải nghiệm, tham quan một số di tích lịch sử tại Nhà đày Buôn Ma Thuột và
Bảo tàng Đăk Lăk.
4. Giới hạn của đề tài
- Để thực hiện được đề tài này, bản thân tôi đã nghiên cứu một số nội dung bài học
trong chương trình Lịch sử địa phương khối 6,7,8,9.
- Đối tượng là học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Nguyễn Trãi
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015-2016, 2016-2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu (đọc tài liệu, sách giáo khoa phân tích
nội dung từng phần, từng bài để phát hiện ở nội dung nào có thể giáo dục cho học
sinh)
- Nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ của Đăk Lăk
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, trải nghiệm thực tế tại nhà đày Buôn Ma Thuột, bảo tàng
Đăk Lăk
c. Phương pháp thống kê toán học
II. PHẦN NỘI DUNG
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

3


1. Cơ sở lý luận.
Bác Hồ chúng ta đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích

nước nhà Việt Nam” Đó là lời căn dặn và cũng là tâm huyết của Bác luôn mong
muốn thế hệ trẻ không chỉ hiểu Lịch sử mà còn phải “tường” hiểu sâu sắc Lịch sử
truyền thống của ông cha ta. Tuy nhiên việc dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường
phổ thông của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, cũng
như chưa làm tròn trách nhiệm của một bộ môn tưởng chừng như đơn giản nhưng
rất quan trọng đối với học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh
dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học luôn cứng
nhắc, khô khan. Giáo viên luôn có tâm lí làm sao cho hết được nội dung bài học,
chưa hướng học sinh đến việc chủ động học tập mà học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thụ động. Giáo viên cũng không dám mạnh dạn đổi mới phương pháp trong
dạy học Lịch sử. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây chất lượng bộ môn
Lịch sử rất thấp, học sinh thậm chí thờ ơ với lịch sử nước nhà. Đặc biệt trong
chương trình lịch sử địa phương thì hầu như chúng ta còn xem nhẹ, chưa tổ chức
học tập một cách chu đáo như chương trình học thông thường, do vậy kiến thức về
lịch sử địa phương của đa số học sinh cũng như một bộ phận nhỏ giáo viên còn mơ
hồ, mong manh. Thông qua chương trình lịch sử địa phương cho học sinh thấy
được vai trò cũng như tinh thần đấu tranh của đồng bào địa phương trong quá trình
đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, giáo dục đến học sinh lòng tự
hào dân tộc về mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, ý thức được tinh
thần trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quê hương trong giai đoạn hiện nay.
Vì thế ngoài việc tổ chức dạy kiến thức cho học sinh trên lớp thì cho học sinh
tham quan, thực địa nơi những di tích lịch sử địa phương là phương pháp dạy học
đem lại hiệu quả nhất bởi tại nơi đây học sinh được nhìn thấy những hiện vật lịch
sử, những dấu tích lịch sử còn lưu lại, học sinh được trải nghiệm những điều mình
đã học và các em có thể cảm nhận về lịch sử đã diễn ra như thế nào trong quá khứ.
Học sinh thấy được trong thời chiến thế hệ cha ông ta đã trải qua muôn vàng khó
khăn gian khổ, đấu tranh kiên trì bền bỉ, hy sinh xương máu của mình để đổi lấy sự
bình yên mà chúng ta có được như hôm nay.
Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân
tộc, việc nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực bổ sung sử

liệu cho việc dạy học lịch sử dân tộc, làm phong phú lịch sử đất nước, làm nổi rõ
mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương. Lịch sử địa phương là một bộ phận của
chương trình dạy học lịch sử ở trường THCS. Đây là một trong những nguồn quan
trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình.
Giảng dạy lịch sử địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng
đạo đức tình cảm và ý thức lao dộng của học sinh, góp phần hình thành lòng yêu
nước, bởi lẽ nguồn gốc yêu nước bắt đầu từ lòng yêu quê hương của tuổi ấu thơ.
Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam cũng bắt nguồn từ lòng tự hào về
những chiến công của cha ông mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu.
Hơn nữa việc dạy học lịch sử địa phương trong giảng bộ môn lịch sử sẽ góp phần
rèn luyện kỹ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa
phương.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana


* Thực trạng học tập bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông:
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp khối lượng kiến
thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cần đặt ra yêu cầu
cao mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác do đặc trưng của bộ môn lịch sử nó
gây ra nhiều khó khăn cho quá trình nhận thức của các em học sinh. Vì đối tượng
lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “trực quan sinh động”,
cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử
liệu, vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận thức được lịch sử một cách chính xác,
chân thực như nó đã tồn tại. Chất lượng dạy học môn lịch sử hiện nay đặt ra vấn đề
cần suy nghĩ, số lượng học sinh yêu thích môn lịch sử rất ít, nhiều phụ huynh, học
sinh coi lịch sử là môn học “phụ”, nhận thức của các em về môn lịch sử sai lệch,
các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, địa điểm, tính chất của các
sự kiện và hiện tượng lịch sử.

Trong những năm gần đây, chất lượng bộ môn lịch sử rất thấp. Theo tôi nguyên
nhân của những tình trạng trên có thể được xác định là do:
+ Một là: Trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải giáo viên nào cũng
tâm huyết với nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng
dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng.
+ Hai là Giáo viên chưa mạnh dạn trong quá trình đổi mới phương phương pháp
dạy học.
+ Ba là: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở nhà trường còn thiếu,
không đủ lược đồ, bản đồ để phục vụ cho tiết học, bài học.
+ Bốn là: Giáo viên chưa bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn do Bộ Giáo dục
ban hành dẫn đến sai lệch về kiến thức.
+ Kiến thức lịch sử địa phương chưa được đưa vào sách giáo khoa, tài liệu biên
soạn viết rất khó dạy, nội dung còn sơ sài và nói chung chung, nội dung chưa
phong phú, chưa có sự bổ sung, điều chỉnh cập nhật điều này cũng khiến cho giáo
viên và học sinh ít có sự hiểu biết về địa phương nơi mình sinh sống.
Đối với học sinh ý thức học tập môn sử chưa cao, đa phần các em chưa xác
định rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong học tập và làm bài tập,
đang còn đối phó, chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi, chỉ
lược đồ, bản đồ. Đặc biệt quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ huynh và học
sinh môn sử chỉ là môn học phụ, không quan trọng nên có thái độ thờ ơ với lịch sử
dẫn đến một thực tế đau lòng là học sinh không hiểu gì về lịch sử Việt Nam, hàng
ngàn bài thi lịch sử của học sinh những năm vừa qua bị điểm 0. Qua tìm hiểu của
bản thân tôi và đồng nghiệp trên địa bàn huyện tôi nhận thấy một số nguyên nhân
chủ yếu sau:
- Môn sử có đặc thù riêng, nhiều sự kiện, khó nhớ.
- Học sinh luôn quan niệm là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng khi lựa
chọn ôn thi.
- Phụ huynh thờ ơ và hướng con em mình học các môn tự nhiên.
- Giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên không thu hút được các em trong
giờ học.

Việc vận dụng đề tài này vào việc giảng dạy lịch sử tại trường THCS Nguyễn
Trãi bản thân tôi đã có những thành công nhất định, học sinh giờ đây đã ý thức
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

5


SKKN đầy đủ ở File : SKKN Full

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

6


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

7


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

8


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

9


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana


10


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

11


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

12


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

13


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

14


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

15


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana


16


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

17


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

18


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

19


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

20


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

21


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana


22


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

23


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

24


Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

25


×