BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGC HNG
Sử dụng di tích lịch sử địa phơng
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000
(Lớp 12 THPT - chơng trình Chuẩn) ở Hà Tĩnh
LUN VN THC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGC HNG
Sử dụng di tích lịch sử địa phơng
trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000
(Lớp 12 THPT - chơng trình Chuẩn) ở Hà Tĩnh
CHUYÊN NGàNH: Lý LUậN Và PPDH Bộ MÔN LịCH Sử
MÃ Số: 60.14.10
LUN VN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN VIẾT THỤ
NGHỆ AN - 2012
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Khoa
đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp
khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình... những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q
trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt với tình cảm chân thành và lịng kính trọng, tơi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Viết Thụ - người đã trực tiếp, tận
tình hướng dẫn tơi hoàn thành luận văn này.
Dù rất cố gắng, song luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong q thầy cơ, đồng nghiệp vui lịng góp ý, chỉ dẫn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.
Lý do chọn đề tài...................................................................................1
2.
Lịch sử vấn đề.......................................................................................3
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................6
4.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................7
5.
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..........................7
6.
Giả thuyết khoa học và đóng góp của luận văn.....................................8
7.
Bố cục luận văn.....................................................................................9
NỘI DUNG.....................................................................................................10
Chương 1. DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
THPT - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...........................................10
1.1.
Cơ sở lý luận.......................................................................................10
1.1.1. Quan niệm về di tích lịch sử................................................................10
1.1.2. Các loại di tích lịch sử.........................................................................12
1.1.3. Ý nghĩa của di tích trong dạy học lịch sử............................................14
1.2.
Thực trạng việc sử dụng di tích trong dạy học lịch sử ở trường
THPT Hà Tĩnh hiện nay......................................................................23
1.3.
Một vài nhận xét..................................................................................28
Chương 2. MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG SỬ DỤNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919
ĐẾN 2000 (LỚP 12 THPT - CHƯƠNG TRÌNH
CHUẨN) Ở HÀ TĨNH.............................................................30
2.1.
Mục tiêu và nội dung kiến thức cơ bản của khố trình Lịch sử
Việt Nam từ 1919 đến 2000 (lớp 12 THPT - chương trình Chuẩn)
.............................................................................................................30
1
2.1.1. Mục tiêu...............................................................................................30
2.1.2. Nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 2000
(lớp 12 THPT - chương trình Chuẩn)..................................................31
2.1.3. Các di tích lịch sử ở Hà Tĩnh sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt
Nam từ 1919 đến 2000 (lớp 12 THPT - chương trình Chuẩn) ở
Hà Tĩnh................................................................................................34
Chương 3. MỘT SỐ HÌNH THÚC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 2000 (LỚP 12 THPT - CHƯƠNG
TRÌNH CHUẨN) Ở HÀ TĨNH....................................................68
3.1.
Những yêu cầu cần quán triệt khi sử dụng di tích lịch sử trong
dạy học lịch sử ở trường THPT...........................................................68
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu bài học...................................................................68
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học - sư phạm.......................................................72
3.1.3. Đảm bảo tính Đảng.............................................................................73
3.1.4. Khai thác tính trực quan sinh động của di tích....................................74
3.1.5. Đảm bảo việc phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức
của học sinh khi sử dụng di tích trong dạy học lịch sử.......................75
3.1.6. Đảm bảo tính tiêu biểu và phù hợp thực tiễn địa phương...................77
3.2.
Các hình thức, biện pháp sử dụng di tích lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 đến 2000 (lớp
12 THPT - chương trình Chuẩn) ở Hà Tĩnh........................................78
3.2.1. Sử dụng tư liệu về DTLS trong bài học lịch sử nội khóa....................78
3.2.2. Bài học nội khóa tại di tích lịch sử......................................................81
3.2.3. Tổ chức tham quan di tích lịch sử trong hoạt động ngoại khóa..........83
3.2.4. Một số hình thức ngoại khóa lịch sử khác tại DTLS...........................85
3.3.
Thực nghiệm sư phạm.........................................................................87
3.3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm...................................................87
3.3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm......................................................87
3.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành...................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................96
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Các môn học ở trường trung học phổ thơng nói chung, bộ mơn
Lịch sử nói riêng có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đào tạo
thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục của Đảng. Mục tiêu giáo dục nói chung và
bộ mơn Lịch sử nói riêng khơng chỉ cung cấp kiến thức, rèn luyện trí nhớ mà
nó cịn địi HS phải thơng qua đó học cách tự đánh giá, học cách sống, biết
độc lập suy nghĩ, biết tự làm chủ trong mọi tình hướng của cuộc sống. Khẳng
định ý nghĩa nói trên của bộ mơn NQ số 51/QH 10 đã nhấn mạnh: “Đào tạo
con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, có trí thức, sức khỏe,
thẩm mỹ nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH,
hình thành và bồi dưỡng năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Hiểu rõ và thấy được tầm quan trọng, Đảng và
Nhà Nước luôn luôn quan tâm, coi trọng giáo dục“Giáo dục là quốc sách hàng
đầu”. Giáo dục nói chung và ở trường THPT nói riêng đều quan tâm tới,
ngồi việc cung cấp kiến thức cịn nhằm mục đích đào tạo con người tồn
diện có ích cho xã hội, vì vậy cùng với tất cả các mơn học nói chung và bộ
mơn Lịch sử nói riêng ở các cấp học có nhiều ưu thế nhất là ở THPT.
Trong những năm gần đây, chất lượng dạy học mơn lịch sử ở THPT nói
chung và lớp 12 nói riêng giảm sút. Biểu hiện của tình trạng này là học sinh
không biết hoặc nhớ nhầm, lẫn lộn các sự kiện lịch sử, kể cả những sự kiện
đơn giản, phổ thông nhất. Quan trọng hơn, các em không hiểu lịch sử. Hậu
quả của tình trạng này là thế hệ trẻ sẽ khơng ham thích tìm hiểu, khơng hiểu
biết lịch sử. Thế hệ trẻ không biết và hiểu lịch sử dân tộc mình thì đó là điều
rất đáng lo ngại trong khi chúng ta hội nhập khu vực và thế giới nhưng vẫn
giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc, hội nhập nhưng khơng được hịa tan
“tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong thực tế việc các em không
1
thích tìm hiểu lịch sử dân tộc, học lịch sử dân tộc. Kết quả thi tốt nghiệp, thi
vào Đại học, Cao đẳng môn sử điểm rất thấp. Nhất là năm học 2005,
2006,2007, khối lượng thi vào khối C rất ít (chiếm khoảng 15 - 20%). Song
chỉ khoảng một nửa trong số đó có khả năng và hứng thú với các mơn học xã
hội, cịn lại đa phần là kém tồn diện, khơng có khả năng thi vào khối khác
đành thi khối C. Chính vì vậy mới có điểm 0 và những kết quả đáng buồn.
1.2. Để nâng cao chất lượng mơn học, khắc phục tình trạng nêu trên,
việc cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bộ mơn mang tính
cấp bách. Q trình này được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, trong đó
tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa quan trọng. Một
trong những loại phương tiện dạy học bộ môn hàng đầu là các di tích lịch sử.
Di tích lịch sử là một loại tài liệu lịch sử vật chất quý hiếm, một bằng chứng
khoa học, trung thực về quá khứ, ngoài ra đó cũng là một phương tiện dạy
học có hiệu quả cao. Như vậy, việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch
sử ở PTTH góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng mục tiêu giáo
dục của Đảng.
1.3. Di tich lịch sử là những di sản quý báu của dân tộc. Các nước trên
thế ngày càng chú ý đến việc khai thác, sử dụng di tích vào nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội. Lịch sử dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước, với chiều dài lịch sử đấu tranh oanh liệt, nên có rất nhiều di tích lịch
sử. Việc sử dụng di tích lịch sử địa phương vào dạy học lịch sử ở PTTH nói
chung và giai đoạn từ 1919 đến 2000 nói riêng góp phần quan trọng vào cơng
tác gìn giữ, tơn tạo những di sản q giá, một yêu cầu bức thiết, quan trọng
hiện nay.
Như vậy, qua nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử, ngồi việc
chúng ta nhìn nhận được phần nào đó q khứ hịa hùng của dân tộc nói
chung và của từng địa phương nói riêng, từ đó khơng những góp phần bảo
2
vệ những di sản văn hóa q giá mà cịn giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo
đức cho học sinh.
1.4. Hà Tĩnh là mảnh đất có bề dày lịch sử - văn hóa, trong lịch sử
chống ngoại xâm q trình xây dựng quê hương đất nước đã để lại cho nhân
dân Hà Tĩnh nói riêng cả dân tộc nói chung biết bao di sản văn hóa. Mỗi tên
gọi của vùng đất này gắn liền với những sự kiện lịch sử và văn hóa địa
phương mà khi tiếp cận khơng ai có thể qn được. Chính vì vậy, vùng đất Hà
Tĩnh vẫn cịn lưu giữ nhiều di tích lịch sử. Việc sử dụng các di tích này vào
dạy học lịch sử ở trường THPT sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của
Đảng. Bên cạnh đó nó cịn góp phần quan trọng vào cơng tác gìn giữ, bảo tồn,
tơn tạo những di sản quý của dân tộc.
Nhận thấy rõ việc tìm hiểu, nghiên cứu về các di tích lịch sử và đặc biệt
là địa phương nơi mình sinh ra và lớn lên, tơi mạnh dạn, tìm hiểu tham quan
về các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh nhà, là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử
như một minh chứng cho quá khứ hào hùng của mảnh đất “địa linh nhân kiệt”
có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Sử dụng di tích lịch
sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 (Lớp 12
THPT - chương trình Chuẩn) ở Hà Tĩnh làm đề tài luận văn, trước hết nhằm
góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở THPT đồng thời làm phong phú
thêm lý luận nghiên cứu của bộ môn về việc sử dụng di tích lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu các di tích lịch sử dưới những góc độ khác nhau đã
được giải quyết trong nhiều cơng trình khoa học, tập trung vào hai vấn đề:
2.1. Vấn đề thứ nhất
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã xác định Việt Nam nói chung và Hà
Tĩnh nói riêng có một kho tàng lịch sử phong phú, cần được bảo tồn, phát
triển, sử dụng trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay.
3
Trên các tạp chí: “Nghiên cứu Đơng Nam Á” [37], “Nghiên cứu giáo
dục” [14], “Xưa và nay” [37], đã đăng nhiều bài nghiên cứu, giới thiệu các di
tích lịch sử tiêu biểu của đất nước. Đặc biệt tạp chí “Nghiên cứu Đông Nam
Á” dành hẳn số 24 tháng 3 năm 1996 cho chuyên đề: “Sử dụng và khai thác di
tích”. Trong đó có các bài viết như: “Việc sử dụng và khai thác di tích trong
tình hình hiện nay ở Việt Nam”của Phó tiến sỹ Đặng Văn Bài [37; tr. 6];
“Đặc điểm địa lý, lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ với di tích”của Nguyễn
Quốc Hùng [37; tr.18]; “Các di tích khảo cổ học thời tiền sử. Giá trị - thực
trạng - lời bình của Nguyễn Khăc Sử [37; tr. 26]; “Đơi nét về các di tích nghệ
thuật kiến trúc Việt Nam” của Trần Lâm Biền [37; tr. 61]; “Đặc điểm của di
tích lịch sử - cách mạng Việt Nam (giai đoạn cận hiện đại) của Trần Kháng
[37; tr. 65]; “Việc sử dụng và bảo vệ di tích trong lịch sử Việt Nam thời xưa”
của Chu Quang Chữ [37; tr.76]; . Các tác giả đã tập trung nêu bật ý nghĩa
nhiều mặt đặc điểm, thực trạng nghiên cứu, sử dụng các di tích lịch sử hiện
nay ở nước ta.
Quyển “Bảo tàng, di tích, lễ hội” của Phan Khanh [22]; đã phân tích
những vấn đề cơ bản về lý luận của khoa học bảo tàng, di tích và lễ hội truyền
thống ở các di tích. Đặc biệt tác giả đã nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục truyền
thống dân tộc cho học sinh, sinh viên về các di tích lịch sử. Tác giả cũng nêu
rõ mối quan hệ giữa di tích, bảo tàng, lễ hội mà trong đó di tích đóng vai trị
là “trung tâm”.
Nhằm giới thiệu các di tích lịch sử chủ yếu của q hương Hà Tĩnh,
nhiều cơng trình có giá trị đã được xuất bản:
Cuốn Lịch sử Hà Tĩnh dạy và học trong trường Trung học (Phan Đình
Bưởi, 2000, Nxb Giáo dục) [8] Là tài liệu lịch sử địa phương dùng trong
PTTH trong đó có giới thiệu một số di tích lịch sử tiêu biểu của Hà Tĩnh được
đưa vào tiết dạy lịch sử địa phương.
4
Một số tác phẩm khác như Lịch sử Hà Tĩnh (Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2000) [23]. Danh nhân Hà Tĩnh (Sở Văn hóa Thơng tin, 1998) [11].
Địa chí Hà Tĩnh, Ban chấp hành Đảng Bộ, UBND tỉnh Hà Tĩnh, 1996 [9] đã
phân tích nguồn gốc, vị trí, ý nghĩa của các di tích lịch sử tiêu biểu ở Hà
Tĩnh mà chương trình lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ở trường THPT đã
đề cập đến chẳng hạn như: Khu di tích mộ Trần Phú, Đình Đỉnh Lữ, Nhà Cụ
Mai Kính, Miếu Biên Sơn, Đền Đơ Đài, Nhà Thờ Hà Huy Tập, Tượng đài
Phan Đình Giót, Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc… Đây là những tài liệu qúy
báu có thể sử dụng trong dạy học lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương ở
trường THPT.
2.2. Vấn đề thứ hai
Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học của Liên Xô
(cũ) như: “Tư duy học sinh” của M.N Sacđacốp [34], “Phát triển tư duy học
sinh” của M.Aleep [1]…đã khẳng định cơ sở tâm lý của nhận thức trực quan
sinh động trong học tập lịch sử khi “tạo biểu tượng trong sáng và muôn màu,
muôn vẻ về các sự vật và hiện tượng đang học. Có thể thực hiện nhiệm vụ này
bằng cách tổ chức cho học sinh tri giác các di tích lịch sử và các di sản văn
hóa” [34; tr. 53], đồng thời xem công tác tham quan, học tập tại các di tích
lịch sử là một trong những cơng việc quan trọng trong nhà trường.
Các cơng trình trên đã dành một số chương để phân tích các nguyên
tắc, phương pháp tiến hành học tập tại di tích lịch sử. Đây là một trong
những tài liệu quý giúp cho việc dạy học lịch sử nói chung và xác định
những nguyên tắc, phương pháp hình thức học tập tại tại các di tích lịch sử
nói riêng.
Tiến sĩ N.G. Đairi với cơng trình “Chuẩn bị giờ học như thế nào?”
[12] đã trình bày vấn đề quan trọng của việc dạy học bộ môn theo hướng đổi
mới của lý luận dạy học Xô Viết (cũ). Tác giả nhấn mạnh: “Tính cụ thể, tính
5
hình ảnh của sự kiện có giá trị lớn lao, bởi vì chúng cho pháp hình dung lại
quá khứ” [34; tr.25] và quan niệm về tổ chức công tác thực tế, nghiên cứu
tại nới xảy ra các sự kiện lịch sử là một trong những điều kiện hiện có của
hoạt động dạy và học để hình thành tư duy độc lập và tính tự lập sáng tạo
của học sinh.
Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học Việt Nam với các cơng trình
“Phương pháp dạy học lịch sử” (do Giáo sư tiến sỹ Phan Ngọc Liên chủ biên
xuất bản vào các năm 1972, 1979, 1992, 1998, 2000, 2002) có đề cập đến
việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử. Trong các chương “Hệ
thống các phương pháp dạy học lịch sử” “Bài học lịch sử”, “Cơng tác ngoại
khóa lịch sử”… đã nêu những hình thức và phương pháp sử dụng di tích lịch
sử như việc tổ chức bài học thực địa, ttham quan ngoại khóa, cơng tác cơng
ích tại các khu di tích lịch sử…ngồi ra cịn phân tích ý nghĩa của di tích lịch
sử trong dạy học lịch sử, coi nó là tài liệu, đồ dùng trực quan hàng đầu trong
các các đồ dùng dạy học. Nó góp phần rất lớn trong mục tiêu giáo dục: có ý
nghĩa bổ sung, cụ thể hóa, minh họa sinh động cho các sự kiện lịch sử mà học
sinh THPT được học.
Những cơng trình nói trên tơi được tiếp cận nghiên cứu để xác định
những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với việc: Sử dụng di tích lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 (Lớp 12 Trung học
phổ thơng - chương trình Chuẩn) ở Hà Tĩnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là q trình sử dụng di tích lịch
sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT nói chung
giai đoạn 1919 - 2000 (Lớp 12 THPT - chương trình Chuẩn) ở Hà Tĩnh
nói riêng.
6
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với việc xác định đối tượng nghiên cứu như trên, luận văn không đi
sâu nghiên cứu hệ thống các di tích lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh mà sử dụng
những kết quả nghiên cứu về các di tích để vận dụng trong dạy học lịch sử ở
trường THPT nói chung giai đoạn 1919 - 2000 nói riêng lớp 12 THPTchương trình Chuẩn, chủ yếu bài lịch sử nội khóa nhằm nâng cao hiệu quả bài
giảng lịch sử. Việc điều tra khảo sát thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở
một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất các biện pháp sử dụng các di tích lịch sử trong dạy học lịch
sử Việt Nam ở trường THPT, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch
sử ở THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tỉnh.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những nội dung lịch sử liên quan với các di tích lịch sử địa
phương có ở Hà Tĩnh phù hợp trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ
1919 đến 2000 lớp 12 THPT - chương trình Chuẩn.
- Đề xuất những nguyên tắc, các trường hợp và phương pháp sử dụng
di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác giáo dục, nghiên cứu lịch sử dan
tộc và văn hóa dân tộc…
- Đọc, phân tích các tài liệu về lý luận dạy học lịch sử bộ môn, tâm lý
học, giáo dục học và các tài liệu lịch sử, văn hóa…liên quan.
7
- Đọc chương trình, nội dung sách giáo khoa Lịch sử ở THPT liên quan
đến nội dung các di tích lịch sử ở Hà Tĩnh.
- Đọc các tài liệu có liên quan đến việc dạy học lịch sử địa phương ở
Hà Tĩnh.
5.2. Phương pháp điều tra sư phạm
- Điều tra bằng phiếu đối với giáo viên giảng dạy sử, các em học
sinh…để tìm hiểu thực trạng sử dụng các di tích lịch sử Hà Tĩnh trong dạy
học lịch sử ở trường THPT trong tỉnh.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyêt của luận văn va
rút ra kết luận khái quát để khẳng định tính khả thi của đề tài.
6. Giả thuyết khoa học và đóng góp của luận văn
6.1. Giả thuyết khoa học
- Nếu các hình thức và biện pháp sử dụng di tích lịch sử địa phương Hà
tĩnh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 2000 (lớp 12 THPT chương trình Chuẩn) xác định trong luận văn được giáo viên phổ thông sử
dụng sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở THPT.
6.2. Đóng góp của luận văn
- Xác định hệ thống di tích lịch sử ở Hà Tĩnh có thể sử dụng trong dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 đến 2000 ở THPT (lớp 12 THPT
chương trình Chuẩn).
- Xác định những nguyên tắc, trường hợp sử dụng di tích lịch sử vào
dạy học lịch sử Việt Nam nói chung đoạn từ 1919 đến 2000 nói riêng ở THPT
nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
- Đề xuất một số biện pháp sư phạm mang tính khả thi để sử dụng di
tích lịch sử Hà Tĩnh một cách hợp lý, khoa học phù hợp với yêu cầu đổi mới
việc dạy học lịch sử hiện nay.
8
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT - Lý
luận và thực tiễn.
Chương 2. Một số di tích lịch sử địa phương sử dụng trong dạy học
lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 (lớp 12 THPT chương trình Chuẩn) ở Hà Tĩnh.
Chương 3. Một số hình thức và biện pháp Sử dụng di tích lịch sử địa
phương trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000
(Lớp 12 THPT - chương trình Chuẩn) ở Hà Tĩnh.
9
NỘI DUNG
Chương 1
DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong chương này, chúng tơi trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử Việt Nam ở THPT tỉnh
Hà Tỉnh.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm về di tích lịch sử
Lịch sử là bản thân của hiện thực khách quan, với tất cả những sự kiện
lớn nhỏ đã xảy ra tạo nên một quá khứ nối tiếp nhau qua các thời kỳ lịch sử
của xã hội loài người. Lịch sử lồi người có từ lâu đời, nó bắt đầu từ khi con
người xuất hiện. Trải qua một thời gian dài hàng triệu năm đấu tranh vì sự
sinh tồn và phát triển, con người đã để lại những vết tích, dấu vết về cuộc
sống của mình và chính điều đó đã minh chứng cho q khứ có thật của xã
hội lồi người. Một trong những dấu vết, vết tích quan trọng cịn lại đó là di
tích lịch sử. Vậy di tích lịch sử là gi?
Theo “Từ điển tiếng Việt” của viện Ngơn ngữ học thì “di tích là dấu
vết của q khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về
mặt lịch sử hoặc văn hóa” [39; tr. 254].
Trong “Từ điển thuật ngữ phổ thông”các tác giả định nghĩa: “Di tích
lịch sử là dấu vết cịn lại của một thời kỳ lịch sử đã qua” di tích lịch sử là đối
tượng nghiên cứu của sử học, khảo cổ học [27; tr. 138].
Di là sót lại. Tích là vết tích. Khái niệm di tích là là chỉ những vết tích
cịn sót lại của một thời đã qua. Thời đã qua nói chung khơng để lại cho
chúng ta hơm nay một cái gì cịn ngun vẹn” [31; tr12]. Như vậy, di tích là
10
những dấu vết của dĩ vãng còn để lại một cách tự nhiên nhưng khơng cịn
ngun vẹn, trên cơ sở đó nhằm lưu giữ những vết tích của q khứ, hay chỉ
dẫn cho thế hệ sau biết về quá khứ của xã hội lồi người. Và qua đó giúp
chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu các thời kỳ lịch sử đã qua. Trong quá trình
sống, tồn tại và phát triển, con người đã sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa
tượng trưng cho thời đại mình hoặc tạo dựng lên nhằm tưởng niệm, ghi nhớ
những gì đã là quá khứ đã qua nhưng những quá khứ đó thường có ý nghĩa
giáo dục rất lớn và chính những sản phẩm đó được coi là di tích lịch sử mang
tính chất là bằng chứng lịch sử. Bằng chứng của lịch sử có nhiều như: lăng
tẩm, đình chùa, tượng đài. Di tích ngồi những hiện vật vật chất như nhà cửa,
thành quách, tượng đài, y phục, cơng cụ lao động. Di tích là dấu vết của quá
khứ nên có tác dụng giáo dục cho thế hệ sau biết những điều xảy ra trong quá
khứ. Với quan niệm như vậy, di tích lịch sử có thể do con người xây dựng
nhằm tưởng niệm những sự kiện, những nhân vật lịch sử đã qua để ghi lại
những biến cố, những mốc lịch sử quan trọng và có ý nghĩa hoặc củng có thể
do đương thời để lại. Nó có thể hiện hữu trên mặt đất hoặc khơng hiện hữu
như trong lịng đất hoặc ngập sâu trong nước.
Di tích lịch sử là những dấu vết lịch sử cịn lưu lại cho đến ngày nay,
nó phản ánh những hoạt động, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục
tập quán của con người qua các thời đại. Di tích lịch sử phản ánh cả một thời
kỳ lịch sử dài như các di tích Đền Hùng, Thành cổ Loa…
Ngồi ra di tích lịch sử cịn là nơi, lưu niệm các nhân vật lịch sử, có
cơng với nước trong các cuộc chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, các danh
nhân văn hóa…Đó là những tượng đài, đền thờ, bia mộ…Ví dụ: Khu di tích
mộ Trần phú, Ngã Ba Nghèn, Nhà cụ Mai Kính…
Như vậy, “tiêu chí đầu tiên để xác định một di tích lịch sử là nó phải có
thực từ trước và được lưu giữ cho đến ngày nay, bao giờ củng gắn liền, phản
ánh, ghi nhận minh chứng một sự kiện, nhân vật lịch sử đặc biệt những sự kiện
11
lớn, quan trọng” [15; tr. 16]. Quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh nghệ An về
việc phân cấp, quản lý các di tích, thắng cảnh. Sở văn hóa thơng tin xuất bản
1997. Có nói rõ hơn về “Di tích lịch sử - văn hóa là những cơng trình xây
dựng,địa điểm, đồ vật, vật liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ
thuật củng như giá trị văn hóa khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch
sử, q trình phát triển văn hóa, xã hội”.Có định nghĩa khác về di tích lịch sử
văn hóa “Di tích lịch sử - văn hóa là những khơng gian vật chất cụ thể, khách
quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá
nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [35; tr 8-9].
Tóm lại, di tích lịch sử là một trong những di sản vật chất quý giá, là
những cơng trình sống động phản ánh cuộc chiến đấu với tự nhiên, với các thế
lực xâm lược của nhân dân ta để bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì vậy mà di tích lịch
sử có những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn. Chúng có ý nghĩa to lớn về nhiều
mặt từ việc tìm hiểu lịch sử, giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức, giáo dục
lịng u nước, giáo dục truyền thống, tham quan du lịch, truyền bá kiến thức
khoa học….
Ngày nay, bước vào thời kỳ CNH - HĐH, giao lưu và hợp tác với các
quốc gia trên thế giới nên việc gìn giữ bảo tồn các di tích lịch sử củng góp
phần khơng nhỏ việc gìn giữ các giá trị văn hóa - lịch sử dân tộc. Bộ mơn lịch
sử nói chung, di tích lịch sử địa phương nói riêng có ưu thế và nhiệm vụ to
lớn trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc. Song để làm
được điều đó cần phải nhận thức đúng vị trí, ý nghĩa củng như tầm quan trọng
của việc dạy lịch sử dân tộc nói chung và di tích lịch sử địa phương nói riêng.
1.1.2. Các loại di tích lịch sử
Di tích lịch sử là những gì mà con người sáng tạo của các nền văn hóa,
văn minh trong các thời kỳ của lịch sử, trong quá khứ còn được lưu giữ lại
cho đến ngày nay dưới lòng đất hoặc hiện hữu trên những vùng đất cụ thể.
12
Theo điều 4 Luật di sản văn hóa và điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ CP ngày 11.11.2002 của Chính phủ, các di tích được phân loại như sau:
- “Di tích lịch sử - văn hóa: Là cơng trình được xây dựng, địa điểm và
các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia của cơng trình, địa điểm có giá trị lịch sử,
văn hóa khoa học”. Cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi Đảng ra đời cho đến nay đã ghi
lại dấu ấn ở nhiều địa danh, những vết tích lịch sử minh chứng cho quá khứ
hào hùng của dân tộc, thường là các di tích cánch mạng. Ví dụ: Nhà Cụ Mai
Kính, chùa Chân Tiên, Ngã ba Đồng Lộc, Di tích cách mạng Tân Trào, địa
đạo Củ Chi…
- “Di tích kiến trúc nghệ thuật: Là cơng trình kiến trúc nghệ thuật, tổng
thể kiến trúc đơ thị và đơ thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển
nghệ thuật kiến trúc của dân tộc”. Các di tích kiến trúc nghệ thuật của nước ta
rất phong phú, có hầu hết ở các địa phương. Ví dụ. Thành Nhà Hồ, Thành Cổ
Loa, Thành Huế…Đây là những di tích có ý nghĩa giá trị lịch sử, khoa học và
nghệ thuật.
- “Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh
dấu giai đoạn phát triển của các nền văn hóa khảo cổ”. Là nơi diễn ra các sự
kiện quan trọng trong cuộc đấu tranh và sản xuất của con người và xã hội lồi
người. Ví dụ: Di chỉ khảo cổ Đơng Sơn
- “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự
kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ, khoa học” [32; 127 - 128].
- Di tích là tấm gương phản ánh truyền thống lịch sử - văn hoá của địa
phương. Truyền thống lịch sử - văn hố có phong phú, đa dạng thì mới có sự
đa dạng, phong phú về loại hình di tích. Điều đó cho phép giáo viên ở các
trường phổ thông trong tỉnh khai thác tại chỗ nguồn tư liệu quý giá này vào
13