Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC KHU ĐO XÃ ĐỒNG NƠ HUYỆN BÌNH LONGTỈNH BÌNH PHƯỚC, TỶ LỆ 1:2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC KHU ĐO
XÃ ĐỒNG NƠ- HUYỆN BÌNH LONGTỈNH BÌNH PHƯỚC, TỶ LỆ 1:2000”

SVTH
MSSV
Lớp
Khóa
Ngành

:
:
:
:
:

Nguyễn Tiến Phát
05151045
DH05DC
2005-2009
Công nghệ địa chính



-Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC KHU ĐO
XÃ ĐỒNG NƠ- HUYỆN BÌNH LONGTỈNH BÌNH PHƯỚC, TỶ LỆ 1:2000”
SVTH: Nguyễn Tiến Phát
MSSV: 05151045
Lớp: DH05DC
Khóa: 2005-2009
Ngành: Công nghệ địa chính

-Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

NGUYỄN TIẾN PHÁT

ĐỀ TÀI:

“ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

BẰNG PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC KHU ĐO XÃ
ĐỒNG NƠ- HUYỆN BÌNH LONGTỈNH BÌNH PHƯỚC, TỶ LỆ 1:2000”

Giáo viên hướng dẫn: KS. Võ Thành Hưng
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
( Kí tên: …………………….)

-Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-


BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XN TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ 305

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------  ------TP.HCM, Ngày 21 Tháng 07 Năm 2009

GIẤY XÁC NHẬN
(V\v thực tập Báo cáo tốt nghiệp)
- Công ty Đo đạc Đòa chính và Công trình - XN Trắc đòa Bản Đồ 305 xác nhận :
Sinh viên : Nguyễn Tiến Phát
Lớp : Công Nghệ Đòa Chính K31
Khoa : Quản lí đất đai & Bất động sản
Trường : Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Đã thực tập tốt nghiệp tại XN Trắc đòa Bản đồ 305.
- Nội dung thực tập: Thực hiện đề tài “Đo đạc thành lập bản đồ đòa chính khu đo xã Đồng
Nơ, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước”.
- Thời gian thực hiện đề tài : Từ tháng 01/03/2009 đến 31/05/2009.

- Qua thời gian thực tập tại XN Trắc Đòa Bản đồ 305 để làm bài báo cáo tốt nghiệp, chúng tôi
có nhận xét về sinh viên Nguyễn Tiến Phát như sau :
+ Trong suốt thời gian thực tập anh Phát đã chấp hành tốt nội quy của XN, đã thực hiện
tốt các nội dung của đề tài. Có ý thức học tập và nghiêm túc, chòu khó nghiên cứu, tìm hiểu
các tài liệu chuyên môn và pháp lí có liên quan đến đề tài để hoàn thành tốt bài báo cáo.
+ Đảm bảo thời gian và chất lượng công việc. Thành lập bản đồ theo đúng với quy
phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Nắm vững quy trình công nghệ, trang thiết bò sử dụng (máy tính, phần mềm chuyên
ngành).
+ Bản đồ thành quả, các bảng biểu, số liệu, sơ đồ minh hoạ trong quá trình thực hiện
báo cáo có tính thực triễn cao, phục vụ tốt cho công tác đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất tại đòa phương.

Xác nhận của cơ quan thực tập


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho con được tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ, người đã có công
sinh thành và nuôi con khôn lớn, đó là công ơn mà suốt cuộc đời này con phải
trân trọng và đền đáp thật xứng đáng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô trường Đại học
Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian bốn năm học
tại trường.
Em xin gởi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô khoa Quản Lí Đất Đai và Bất
Động Sản trường Đại học Nông Lâm. Đặc biệt là thầy Võ Thành Hưng, là người
đã động viên, hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Xí nghiệp Trắc Địa Bản Đồ
305-Công ty Đo Đạc Địa Chính và Công Trình, các anh em trong tổ đo đạc địa
chính, đặc biệt là Anh Giáp Xuân Cảnh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em

hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót rất
mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị và các bạn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Kính chúc sức khỏe và công tác thật tốt.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tiến Phát


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Phát, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động
Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài thực hiện: “ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG
PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC KHU ĐO XÃ ĐỒNG NƠ, HUYỆN BÌNH LONG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC, TỶ LỆ 1:2000”.
Giáo viên hướng dẫn: KS.Võ Thành Hưng, Bộ môn Công nghệ Địa chính,
Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh.
Tóm tắt nội dung đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ quy trình, phương
pháp thành lập Bản đồ địa chính theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và ứng dụng các
trang thiết bị hiện đại, các phần mềm tiện ích biên tập thành lập Bản đồ địa chính để
đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo độ chính xác theo quy phạm hiện hành, mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Những phương pháp sử dụng chủ yếu:
-Thu thập và nghiên cứu số liệu, tài liệu.
-Phương pháp toàn đạc thành lập Bản đồ địa chính.
- Phương pháp thống kê.

- Phương pháp bản đồ.
Đề tài thực hiện trong vòng 04 tháng với nội dung nghiên cứu bao gồm:
-Xác định ranh giới hành chính xã.
-Xây dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ (đường chuyền kinh vĩ cấp 1,2 ), đường
chuyền toàn đạc.
-Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ địa chính.
-Xử lí, tính toán bình sai số liệu đo bằng các phần mềm chuyên dụng.
- Ứng dụng phần mềm MicrostationSE và Famis để biên tập thành lập bản đồ địa
chính.
-Kiểm tra nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm đạt được.
Kết quả đạt được:
- Khu đo xã Đồng Nơ đã bố trí mạng lưới kinh vĩ gồm 323 điểm kinh vĩ cấp 1 và 125
điểm kinh vĩ cấp 2.
- Toàn bộ khu đo xã Đồng Nơ đo được 4101 điểm mia chi tiết.
-Biên tập thành lập hoàn chỉnh 1 tờ Bản đồ địa chính số 21 theo đúng quy phạm của
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN...................................................................................... 3
I.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 3
I.1.1 Cơ sở khoa học ............................................................................................. 4
1. Định nghĩa bản đồ địa chính....................................................................... 4
2. Phân loại bản đồ địa chính ......................................................................... 5
3. Nội dung biểu thị của bản đồ địa chính ...................................................... 6
4. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính .......................................................... 9
a.Hệ quy chiếu trắc địa.................................................................................. 9
b.Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính.................................................................. 9

c.Chia mảnh và đánh số mảnh, ghi tên gọi mảnh bản đồ ............................... 9
d.Độ chính xác trong thành lập bản đồ địa chính ........................................... 12
I.1.2 Cơ sở pháp lí ................................................................................................ 12
I.1.3 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 13
I.2 Tình hình đặc điểm khu đo .............................................................................. 13
I.2.1 Đặc điểm tự nhiên......................................................................................... 13
I.2.2 Đặc điểm xã hội............................................................................................ 14
I.2.3 Tình hình quản lí và sử dụng đất................................................................... 14
I.2.4 Tình hình tư liệu trắc địa bản đồ ................................................................... 15
I.3. Nội dung, phương tiện và phương pháp nghiên cứu........................................ 17
I.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 17
I.2 Phương tiện nghiên cứu ................................................................................... 17
I.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 21
II.1 Xác định ranh giới hành chính xã ................................................................... 21
II.2 Thành lập lưới khống chế đo vẽ...................................................................... 21
II.2.1 Khảo sát thiết kế.......................................................................................... 22
II.2.2 Thi công ...................................................................................................... 24
II.2.3 Đo đạc đường chuyền kinh vĩ ...................................................................... 24
II.2.4 Tính toán bình sai và đánh giá độ chính xác ................................................ 25
II.3 Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ ....................................................... 27
II.3.1 Xác định tỷ lệ bản đồ đo vẽ ......................................................................... 27
II.3.2 Quy định chung khi đo vẽ chi tiết ................................................................ 28
II.3.3 Đo vẽ chi tiết ............................................................................................... 28
II.4 Biên tập thành lập bản đồ địa chính................................................................ 31
II.4.1 Các quy định về biên tập bản đồ địa chính................................................... 31
II.4.2 Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis ........................................ 34
II.5 Kiểm tra nghiệm thu thành quả, đánh giá chất lượng và giao nộp sản phẩm ... 47
II.6 Đánh giá phương pháp và quy trình công nghệ .............................................. 49



PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 50
Kết luận .............................................................................................................. 50
Kiến nghị .............................................................................................................. 50

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
-Sơ đồ 1: Sơ đồ chia mảnh đánh số hiệu bản đồ địa chính cơ sở.
-Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập BĐĐC theo Quy phạm do Tổng cục địa
chính ban hành năm 2008
-Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập BĐĐC tại khu đo xã Đồng Nơ, huyện
Bình Long, tỉnh Bình Phước
-Sơ đồ 4: Sơ đồ các bước biên tập Bản đồ địa chính khu đo xã Đồng Nơ bằng Famis.

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
-Bảng biểu 1: Hệ thống chia mảnh Bản đồ địa chính cơ sở.
-Bảng biểu 2 : Các thông số chủ yếu của máy toàn đạc điện tử GTS-226.
-Bảng biểu 3: Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới kinh vĩ cấp 1, 2.
-Bảng biểu 4: Sản phẩm giao nộp.


ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động hết sức cần thiết của mỗi quốc gia, đặc
biệt là trong điều kiện hiện nay khi đất đai có nhiều biến động mạnh. Để đảm bảo lợi
ích của Nhà nước cũng như người sử dụng đất đòi hỏi Nhà nước phải có những công
cụ phục vụ hiệu quả cho việc quản lý đất đai, một trong những công cụ quan trọng
hàng đầu đó là bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính là tài liệu rất quan trọng trong bộ hồ
sơ địa chính, được xây dựng nhằm phục vụ công tác thống kê đất đai, giao đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo dõi biến động đất đai, lập quy hoạch kế

hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy họach giao
thông thủy lợi…Do đó việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính là yêu cầu cấp thiết của
mỗi địa phương, đòi hỏi việc đo đạc phải được tiến hành theo đúng quy trình, quy
phạm của Nhà nước, sử dụng các phần mềm chuyên dụng và các thiết bị hiện đại.
Trong những năm qua, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước có nhiều biến động
về ranh giới hành chính. Trong các năm trước đây, do điều kiện kinh phí khó khăn nên
một số xã trong huyện chưa được đầu tư đo vẽ bản đồ địa chính chính quy. Công tác
cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất chủ yếu đều dựa vào
việc trích đo từng hộ và một phần là đo đạc bản đồ địa chính chính quy. Các tài liệu
này đáp ứng được phần nào nhu cầu của người sử dụng đất song công tác quản lý Nhà
nước về đất đai của các cấp gặp nhiều khó khăn do chưa có hệ thống bản đồ chính quy
hoàn chỉnh.
Được sự đồng ý của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường, Xí nghiệp
Trắc địa Bản đồ 305- Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình kết hợp với Phòng
Đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Bình Long tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu, lập phương án kinh tế kỹ thuật “
Đo vẽ bản đồ địa chính và lập bộ hồ sơ địa chính khu đo các xã thuộc huyện Bình
Long” phần diện tích chưa đo vẽ bản đồ địa chính chính quy.
Xuất phát từ thực tiễn và trước sự phân công của khoa Quản Lí đất Đai và Bất
Động Sản, tôi quyết định thực hịên đề tài: “Đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng
phương pháp toàn đạc khu đo xã Đồng Nơ, Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước, tỷ lệ
1:2000”.
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng và đo đạc lưới khống chế đo vẽ, từ đó phục vụ đo vẽ chi tiết để thành lập
bản đồ địa chính.
- Ứng dụng công nghệ tin học vào thực tế xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính phục
vụ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.
- Giúp Nhà nước thường xuyên nắm chắc quỹ đất tạo cơ sở quản lý, phân bố sử dụng
đất thống nhất theo quy hoạch, có hiệu quả, đặc biệt tránh tình trạng cấp trùng giấy
CNQSDĐ, dễ dàng thống kê được diện tích đất qua từng thời kỳ quản lý.

- Nhằm đảm bảo các yếu tố nội dung bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng, quản lý
đất theo thời gian và phù hợp với hồ sơ địa chính.
- Đánh giá về tính khả thi về phương pháp, quy trình, thiết bị, phần mềm được
sử dụng trong quá trình thành lập bản đồ.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
+Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài
thực địa.
+Xây dựng các thông tin hình học và thuộc tính của bản đồ địa chính gồm ranh
giới thửa đất, vị trí thửa đất, diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng, số hiệu thửa và các
thông tin về thửa đất.
- Phạm vi nghiên cứu: khu đo xã Đồng Nơ, Huyện Bình Long, Tỉnh Bình Phước. Diện
tích toàn khu đo là 1374.5 ha, gồm: 674.5 ha đo vẽ ở tỷ lệ 1:5000 và 700 ha đo vẽ ở tỷ
lệ 1:2000, giới hạn thực hiện của đề tài là khu đo 700 ha đo vẽ ở tỷ lệ 1:2000.
Bản đồ được thành lập không có độ cao.
-Thời gian thực hiện từ 10/03/2009 đến 10/06/2009.

PHẦN I:TỔNG QUAN


I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Định nghĩa bản đồ địa chính
-Bản đồ địa chính là thể loại bản đồ chuyên đề thuộc nhóm kỹ thuật do mang
tính đo đạc nên thể hiện độ chính xác cao (vị trí thửa đất), ranh giới, hình dạng, diện
tích. Đồng thời phải phản ánh chính xác các thông tin địa lý của thửa đất
-Bản đồ địa chính là sự thể hiện bằng số hoặc trên các vật liệu như giấy, điamat,
hệ thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố khác được quy định cụ thể

theo hệ thống không gian, thời gian nhất định và theo sự chi phối của pháp luật.
*Các khái niệm liên quan Bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính gốc: là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện
trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa
đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập theo khu
vực trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả
đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một
thành phố trực thuộc Trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai
cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo
đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm
đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố
địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực
hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Thửa đất: là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực
địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng
các cạnh thửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới
hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh
giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh thửa là đường
ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định.
Loại đất: là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính
loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng đất. Một thửa đất
trên bản đồ địa chính chỉ thể hiện loại đất chính của thửa đất.
Mã thửa đất (MT): được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất, là một bộ gồm
ba số được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm (.) ngăn cách (MT=MX.SB.ST )
-Trong đó số thứ nhất là mã số đơn vị hành chính cấp xã (MX); số thứ hai (SB) là số
hiệu và số thứ tự tờ bản đồ địa chính (có thửa đất) của đơn vị hành chính cấp xã; số
thứ ba (ST) là số thứ tự thửa đất trên tờ bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn.
Diện tích thửa đất: được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn

số đến một (01) chữ số thập phân.
Hồ sơ địa chính: là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo
từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính), sổ
địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.


2. Phân loại bản đồ địa chính.
BĐĐC có nhiều dấu hiệu để phân loại bao gồm:
* Theo vật liệu làm bản đồ.
- BĐĐC giấy.
- BĐĐC bằng điamat.
- BĐĐC số
* Theo tỷ lệ BĐĐC.
- Tỷ lệ 1:200, 1:500 dùng đo vẽ khu vực đô thị.
- Tỷ lệ 1:1000 dùng cho khu vực đất ở nông thôn.
- Tỷ lệ 1:2000, 1:5000 dùng cho đất canh tác.
- Tỷ lệ 1:10000, 1:25000 dùng cho đất lâm nghiệp.
* Theo phương pháp thành lập.
- Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa bằng máy toàn đạc điện tử.
- Phương pháp sử dụng ảnh máy bay.
- Phương pháp đo bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS.
* Tính chất của bản đồ đo vẽ
- Bản đồ gốc đo vẽ (BĐĐC cơ sở, bản đồ gốc đo vẽ): BĐĐC cớ sở là bản đồ được lấy
từ mảnh cắt trong hồ sơ chia mảnh BĐĐC cấp xã phường, thị trấn có các thửa đất nằm
trên biên chưa được khép kín, các số thứ tự được đánh tạm thời.
- Bản đồ địa chính: là bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ
địa chính cho phép nới rộng khung từ 6-10 cm về mỗi phía sao cho thửa đất trọn vẹn
khép kín.

- Bản đồ trích đo: là tên gọi chung của bản vẽ có tỉ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ
BĐĐC cơ sở. Bản đồ trích đo có thể là một thửa hoặc nhiều thửa.
3. Nội dung biểu thị của bản đồ.
Nội dung bản đồ phải thể hiện các yếu tố sau :
+ Điểm tọa độ các cấp gồm: điểm toạ độ các cấp hạng Nhà nước, điểm địa chính
cơ sở, điểm địa chính .
+ Địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới hành chính.
+ Mốc quy hoạch; chỉ giới quy hoạch; ranh giới hành lang an toàn: giao thông,
thủy văn, hành lang an toàn lưới điện cao thế, ranh giới quy hoạch sử dụng đất. Các
thửa đất có phần diện tích nằm trong phạm vi quy hoạch không đánh số thửa nhưng
vẫn phải ghi diện tích để trong ngoặc trên lớp 61, màu 5, Font 154, kích cỡ 1.5mm
trên bản đồ.
Hành lang an toàn giao thông, sông, suối lấy theo quyết định 110/2004/QĐ-UB
ngày 22 tháng 11 năm 2004 của chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước. Hành lang an toàn
lưới điện cao áp lấy theo quy định của nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của
Chính phủ.
Đơn vị thi công phải lập sơ đồ thể hiện mốc giới, chỉ giới quy hoạch và các hành
lang an toàn công trình. Sơ đồ phải có xác nhận của UBND xã và Phòng Tài nguyên
và Môi trường.


+ Ranh giới các thửa đất.
+ Hệ thống giao thông: Bao gồm đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường đất lớn,
đường đất nhỏ. Biểu thị tên đường, chất liệu rải mặt, lề đường, cầu cống trên đường
(chỉ biểu thị loại cầu cống khi ô tô qua được), mốc lộ giới. Không biểu thị đường vào
các gia đình riêng biệt, chỉ biểu thị những đường dùng chung cho các khu dân cư thuộc
đất công. Trên bản đồ số, hệ thống giao thông đều phải vẽ bằng 2 nét nhưng khi biên
tập để in bản đồ thì những đường có độ rộng từ 0.2 mm (tính theo tỷ lệ bản đồ) trở lên
vẽ bằng 2 nét theo tỷ lệ, khi độ rộng nhỏ hơn 0.2 mm thì vẽ một nét theo ký hiệu quy
định và phải ghi chú độ rộng.

+ Hệ thống thủy văn: Đối với hệ thống thủy văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ
ổn định và mép nước ở thời điểm đo vẽ. Khi đường bờ trùng với đường mép nước, thì
dùng nét màu ve đậm của đường bờ nước thay thế và coi đây là ranh giới của các thửa
đất. Đối với hệ thống thủy văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổn định. Các kinh,
mương có độ rộng từ 0.2 mm (tính theo tỷ lệ bản đồ) trở lên vẽ bằng 2 nét theo tỷ lệ,
khi độ rộng nhỏ hơn 0.2 mm thì biểu thị 1 nét nhưng phải ghi chú độ rộng. Độ chính
xác xác định độ rộng theo quy định ở khoản 2.19 tài liệu [1].
+ Chỉ chọn lựa biểu thị các địa vật bên trong ranh giới sử dụng đất mang tính
chất đặc trưng trong khu đo như : chùa, miếu, nhà thờ và phải biểu thị các công trình
xây dựng chính, các công trình phụ không biểu thị. Khi biểu thị các địa vật đặc trưng
dùng nét đứt để vẽ. Các địa vật quan trọng trong khu vực như : Tháp nước, trạm biến
thế, các cột điện cao thế .v.v.nếu chiếm diện tích cần phải trừ vào diện tích thửa đất
mới biểu thị. Khi vẽ các yếu tố trên vận dụng các ký hiệu tương ứng để vẽ.
+ Đối với thửa đất có vườn hoặc các loại cây lâu năm trong khu dân cư gắn liền
với nhà ở nếu không tách đất ở ra được thì phải ghi theo thực tế cộng với đất ở, ví dụ “
ONT+LNC “, “ONT+LNQ ” , “ONT +LNK” . . ..
+ Đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thửa đất được ghi theo từng loại đối
tượng với thứ tự tăng dần từ đối tượng thứ nhất đến đối tượng cuối cùng khi biên tập
trên tờ bản đồ địa chính và bản đồ địa chính cơ sở, cụ thể như sau:
Đường giao thông: D1, D2, D3 . . . ;
Hệ thống thủy lợi dẫn nước phục vụ cấp nước, thoát nước, tưới nước theo tuyến:
T1, T2, T3 . . . ;
Các công trình khác theo tuyến: K1, K2, K3 . . .;
Sông, ngòi, kênh, rạch, suối: S1, S2, S3 . . .;
Khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín trên tờ bản đồ: C1,
C2, C3 . . .
Trong bản thông tin cơ sở dữ liệu thì đánh số thửa theo thứ tự tương đương như
trên là: 3001, 3002. . . ; 4001, 4002 . . .; 5001, 5002 . . . ; 6001, 6002 . . .; 7001, 7002 .
. .;



Các đối tượng chiếm đất mà không tạo thành thửa, nhưng khi cắt các tờ bản đồ
thì phải tạo ranh thửa theo khung trong của tờ bản đồ địa chính cơ sở cắt qua các đối
tượng chiếm đất nêu trên và được thể hiện trên lớp 62, màu 96, nét đứt (nétnhà).
* Lưu ý: Khi đánh số thửa của các đối tượng chiếm đất mà không tạo thành
thửa cần lưu ý đối tượng quản lý và tên đối tượng của các thửa đất đó để tách thửa đất
ra.
+ Đối với các ranh thửa có tranh chấp hoặc chưa xác định rõ ràng (do vắng chủ
hoặc chủ nhà không xác định được chính xác ranh đất giữa thửa đất đang sử dụng với
thửa kế cận) mà không giải quyết ngay được trong quá trình đo vẽ bản đồ thì vẫn vẽ
các ranh thửa này lên bản đồ bằng màu đỏ, nét đứt (nét nhà), vẫn đánh số thửa, điều tra
chủ sử dụng, mục đích sử dụng đất, nhưng không tính diện tích. Sau này khi giải quyết
tranh chấp xong, hoặc trong quá trình đăng ký sẽ bổ sung đầy đủ theo quy định.
Một số lưu ý khi biểu thị nội dung bản đồ :
+ Thửa đất là yếu tố chính trên bản đồ được biểu thị bằng đường viền khép kín,
nét liền. Mỗi thửa đất phải thể hiện 3 yếu tố : Số thửa, diện tích và mục đích sử dụng
đất. (Mục đích sử dụng đất theo thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm
2007).
+ Mồ mả rải rác của gia đình trong khuôn viên đất của 1 chủ, không biểu thị mà
được coi là mục đích sử dụng đất như xung quanh, không tách riêng thửa. Các kênh
rạch dẫn nước, thoát nước để làm kinh tế riêng trong từng thửa đất, cùng chủ sử dụng,
không biểu thị mà vẽ gộp vào thửa đất đó.
+ Không vẽ các yếu tố đắp cao, xẻ sâu nhưng phải vẽ đúng diện tích của các yếu
tố cần biểu thị. Không vẽ các cầu nhỏ khi chúng không nằm trên đường giao thông
+ Trường hợp ranh giới thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản là
bờ thửa dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0.5m thì ranh giới thửa đất
là tâm bờ (diện tích bờ chia đều cho các bên), nếu từ 0.5m trở lên thì ranh thửa đất là
mép bờ .
+ Khi vẽ bờ nét đôi cần vẽ đúng ranh chủ sử dụng đất , ví dụ :
Bờ ruộng là của chung 2 chủ sử dụng : vẽ nét liền ở trung tâm bờ, 2 mép bờ vẽ

nét đứt :
Chủ A

Chủ B
Bờ ruộng là của 1 chủ sử dụng : vẽ nét liền ở mép ngoài bờ của thửa đất của
chủ có quyền sử dụng, mép còn lại bên trong vẽ nét đứt :
Chủ A


Chủ B ( Bờ thuộc quyền sử dụng của chủ B )
Bờ ruộng sử dụng vào mục đích giao thông công cộng thì vẽ 2 nét liền :

4 Cơ sở toán học bản đồ địa chính.
a. Hệ quy chiếu trắc địa
Bản đồ địa chính gốc, bản đồ địa chính được thành lập ở múi chiếu 3, trên hệ toạ
độ VN-2000 ( Điểm gốc toạ độ tại Viện Nghiên Cứu Địa Chính và điểm gốc độ cao tại
Hòn Dấu-Đồ Sơn-Hải Phòng)
- Hệ quy chiếu Elipsoid WGS-84 với các thông số như sau:
+Bán kính trục lớn: 6.378.137 m.
+Bán kính trục bé: 6.356.752,3 m.
+ Độ dẹt: 1: 298,257223563.
+Tốc độ góc quay quanh trục: 7292115,0.10-11 rad/s.
-Lưới chiếu UTM, kinh tuyến trung ương 10615’.
b.Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính:
Tỷ lệ cực lớn : 1 : 200, 1: 500
Tỷ lệ lớn trung bình: 1 : 1000, 1 : 2000, 1 : 5000
Tỷ lệ trung bình: 1 : 10000, 1 : 25000
Cơ sở để xác định tỷ lệ đo vẽ thành lập BĐĐC phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Mật độ thửa / ha. Nếu mật độ điểm càng dày thì tỷ lệ đo vẽ bản đồ càng lớn và
ngược lại.

- Giá trị kinh tế của thửa đất.
- Đặc điểm địa hình, địa vật khu đo.
Ở trung du:
1 : 2000 đối với đất ở nông thôn.
1 : 5000 đối với đất canh tác.
1 : 10000 đối với đất rừng.
Địa vật:
Nhà cửa thưa thớt: 1 : 1000
Địa vật dày đặc: 1 : 200
-Các yếu tố cần quản lý đối với đất đai:
Đất ở đô thị độ chính xác tính diện tích thửa đất tới 0.1m2.
Đất ở nông thôn và đất canh tác độ chính xác tính diện tích tới 1m2.
- Độ chính xác của bản đồ địa chính
Độ chính xác cao thì đo vẽ ở tỷ lệ lớn.
Độ chính xác thấp đo vẽ ở tỷ lệ nhỏ.
- Khả năng kinh tế – kỹ thuật của chủ đầu tư và đơn vị thi công đo vẽ.
Trang thiết bị hiện đại.
Trình độ chuyên môn cao.
c. Chia mảnh và đánh số mảnh, ghi tên gọi mảnh bản đồ.


BĐĐC được chia mảnh và đánh số hiệu mảnh theo hệ thống tọa độ vuông góc
phẳng và phải dựa vào sơ đồ hệ thống chia mảnh của dự án xây dựng hồ sơ địa chính
của mỗi tỉnh đã được phê duyệt ở tỷ lệ 1:100.000.
*Chia mảnh bản đồ địa chính dựa vào những nguyên tắc sau:
-Dựa vào đồ hình phạm vi lãnh thổ của đơn vị hành chính đo vẽ.
-Dựa vào kinh tuyến trục được quy định cho mỗi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung
ương.
-Dựa vào bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100000.
-Dựa vào đường khung giới hạn phạm vi lãnh thổ đơn vị hành chính tỉnh.

* Cách chia:
a) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000
Dựa vào lưới kilômet (km) của hệ toạ độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho
từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6
x 6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000. Kích thước hữu ích của bản đồ
là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600 ha.
Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là
dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilômet (km) của toạ độ X, 3 chữ số sau là 3 số
chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của điểm góc trái trên của mảnh bản đồ (xem phụ lục
2). Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục toạ độ Y có giá trị Y =
500km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh( xem sơ đồ) .
Sơ đồ 1: Sơ đồ chia mảnh đánh số hiệu bản đồ địa chính cơ sở.


b) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản
đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha.
Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10 (xem phụ lục 2).
c) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của bản đồ
là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số
hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (xem sơ đồ).


Bảng

1: Hệ thống chia mảnh bản đồ địa chính.
Kích
Cơ sở
Diện
Tỷ
lệ thước
Kích thước
để chia
tích đo
bản đồ
bản vẽ thực tế (m)
mảnh
vẽ (ha)
(m)


hiệu
thêm
vào

(
Ký hiệu

Khu đo

1:25000

48x48

12000x12000 14400


25-300206

1:25000

1:10000

60x60

6000x6000

3600

10-300206

1:10000

1:5000

60x60

3000x3000

900

300206

1:5000

1:2000


50x50

1000x1000

100

1:2000

1:1000

50x50

500x500

25

1:2000

1:500

50x50

250x250

6,25

1:2000

1:200


50x50

100x100

1,0

1 ÷9
300206-9
a, b, c,
300206-9-d
d
300206-91÷16
(16)
300206-91 ÷100
100

Ngu
ồn:
Quy
phạ
m
thàn
h
lập

ĐC
năm
200
8)


Cơ sở chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 tại khu đo xã Đồng Nơ
Căn cứ vào việc chia mảnh bản đồ phủ trùm tỷ lệ 1:5000 theo Dự án Tổng thể xây
dựng hệ thống hồ sơ địa chính của tỉnh Bình Phước để chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1/5000 gồm 6 số, 3 số đầu là 3 số chẵn Km của toạ độ X
(4 số chẵn km) chia chẵn cho 3, tiếp theo là 3 số chẵn Km của toạ độ Y ( 3 số chẵn
Km) cũng chia chẵn cho 3.
Ví dụ góc trái trên của khu đo có toạ độ là:
X = 1284000 m (số chẵn km là: 1284 chia chẵn cho 3)
Y = 555000 m

(số chẵn km là: 555 chia chẵn cho 3)

Mảnh bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/5000 khu này có phiên hiệu là : 284555
Mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1:5000 chia làm 9 mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000, được đánh số bằng số Ả Rập từ 1 đến 9 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên

*


xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ
địa chính tỷ lệ 1/5000 gạch nối “ -“ số thứ tự mảnh.Ví dụ 284555-2.
d. Độ chính xác trong thành lập bản đồ địa chính
-Độ chính xác của bản đồ :
Sai số trung phương về vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ mặt phẳng sau
bình sai so với điểm khống chế tọa độ nhà nước gần nhất không vượt quá 0.1 mm tính
ra tỉ bản đồ thành lập, ở vùng khuất sai số nói trên không vượt quá 0.15 mm.
Sai số trung bình vị trí của các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị thêm bản đồ
địa chính so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ gần nhất không đuợc vựơt quá
0.3mm. Đối với địa vật thứ yếu không đuợc vượt quá 0.7 mm trên bản đồ.

Sai số tương hổ giữa các địa vật không được vượt quá 0.4 mm trên tỉ lệ bản đồ.
Sai số diện tích giữa hai lần tính không vượt quá đại lượng tính theo công thức:
∆pgh = 0,0004 x M x p
Trong đó: M là mẫu số tỷ lệ bản đồ.
P là diên tích thửa đất tính bằng m2
-Độ chính xác cạnh thửa .
+ Đối với tỷ lệ 1/2000 và 1/5000: Sai số trung bình tương hỗ giữa các ranh giới
thửa đất, giữa các điểm trên cùng ranh giới thửa, sai số độ dài cạnh thửa đất khi đo
kiểm tra không vượt quá 45cm (đối với bản đồ tỷ lệ 1:2000), không được vượt quá
225cm (đối với bản đồ tỷ lệ 1:5000).
+ Khi đo vẽ yêu cầu trên tất cả các góc ranh đều phải đóng cọc ranh sơn đỏ để
đánh dấu. Các cọc ranh phải được lưu giữ đến hết thời gian kiểm tra nghiệm thu.
I.1.2 Cơ sở Pháp lý
Các văn bản pháp quy của vấn đề nguyên cứu:
[1] Qui phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000,
1/5000 và 1/10000 của Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành năm 2008.
[2] Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000 và 1/5000 do tổng cục
Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên & Môi trường) ban hành năm 1999.
[3] Thông tư số: 02/2007/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên & Môi trường ban
hành ngày 12/2/2007 về việc Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công
trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
[4] Quyết định số 658 QĐ/ĐC ngày 04/11/1997 của Tổng cục địa chính(Nay là
Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc ban hành hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, nghiệm
thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ (áp dụng phần qui định mức độ kiểm tra
của Đơn vị thi công và chủ đầu tư khi thành lập bản đồ địa chính, mục 8 và mục 14 –
phụ lục 1 của hướng dẫn do không có quy định trong thông tư 02/2007/TT-BTNMT).
[5] Luật đất đai 2003.
[6] Nghị định số : 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/10/2004
về thi hành Luật Đất đai.



[7] Nghị định số : 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25/5/2007 Quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
[8] Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/8/2005 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luạt Điện lực về bảo vệ an toan
công trình lưới điện cao áp
[9] Thông tư số : 01/2005/TT- BTNMT do Bộ Tài nguyên & Môi trường ban
hành ngày 13/4/2005 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004.
[10] Thông tư số : 08/2007/TT- BTNMT do Bộ Tài nguyên & Môi trường ban
hành ngày 02/8/2007 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
[11] Thông tư số : 09/2007/TT- BTNMT do Bộ Tài nguyên & Môi trường ban
hành ngày 02/8/2007 về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
[12] Thông tư số : 06/2007/TT- BTNMT do Bộ Tài nguyên & Môi trường ban
hành ngày 15/6/2007 về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai.
[13] Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006 do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
[14] Dự án Tổng Thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính tỉnh Bình Phước.
[15] Quyết định 110/2004/QDD-UB ngày 22/11/2004 của UBND tỉnh Bình
Phước về việc ban hành quy định bảo vệ đường bộ.
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
Đo đạc thành lập bản đồ là hoạt động điều tra cơ bản phải được đi trước một
bước nhằm bảo đảm hạ tầng thông tin địa lý cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,

quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất đai. Bản đồ địa chính là tài
liệu phục vụ đắc lực cho công tác quản lí nhà nước về đất đai thông qua việc hỗ trợ
cho công tác lập và lưu trữ hồ sơ địa chính. Để cho công tác quản lí đất đai được chặt
chẽ thì cần phải lập đầy đủ hồ sơ địa chính và luôn tăng cường chỉnh lí biến động.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cho phép chúng ta
thành lập được các bản đồ địa chính dạng số dưới sự trợ giúp của các phần mềm đồ
họa chuyên dụng với tầm hoạt động rộng hơn, đầy đủ hơn, chi tiết hơn, chính xác hơn,
kịp thời hơn. Cho nên, sau khi đề tài được thực hiện sẽ giúp các độc giả có thể tìm hiểu


sâu sắc hơn về toàn bộ quy trình công nghệ thành lập Bản đồ địa chính bằng phương
pháp toàn đạc.
I.2.TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM KHU ĐO
I.2.1. Đặc điểm tự nhiên:
- Vị trí khu đo xã Đồng Nơ :
+ Vị trí địa lí: Từ 106025’ đến 106032’ kinh độ Đông.
Từ 11028’ đến 11032’ vĩ độ Bắc.
+Ranh giới hành chính:
- Đông giáp xã Tân Khai và xã Minh Hưng – huyện Chơn Thành.
- Tây giáp xã Tân Hiệp.
- Nam giáp tỉnh Bình Dương.
- Bắc giáp xã Minh Đức.
- Đặc điểm địa hình: Địa hình khu đo tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình khoảng
140 m. Tuy nhiên, trong từng khu vực, ở các vùng giáp suối thường có độ cao thay đổi
cục bộ nên rất khó khăn trong thi công.
- Đặc điểm thủy văn: có các con suối nhỏ lượng nước không đáng kể, về mùa khô
thường cạn.
- Đất đai: Trong khu đo chủ yếu là đất đỏ bazan lẫn sỏi nền cứng và đất thịt thuận tiện
cho chôn mốc, bảo quản mốc song vào mùa mưa đất thường dẻo, dính thi công ngoài
trời đi lại gặp nhiều khó khăn.

- Thực vật: Thực vật khu đo tương đối đa dạng, chủ yếu là trồng cao su, tiêu, điều, còn
lại là mì và một ít lúa. Trong khu dân cư thường là các vườn tạp trròng xen canh tiêu,
điều với các cây ngắn ngay, diện tích thực phủ chiếm hơn 80% nên công tác đo đạc
thông hướng đo chi tiết gặp nhiều khó khăn.
- Khí hậu: trong vùng phân chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong mùa mưa
khoảng 280 C, mùa khô khoảng 320 C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1870
mm. Số giờ nắng trong năm đạt trên 2600 giờ.
I.2.2. Đặc điểm xã hội:
Xã Đồng Nơ có 5 ấp (ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5). Dân số chủ yếu là người Kinh,
một ít dân tộc Stiêng sống ấp 2.
Dân cư phân bố chủ yếu dọc đường liên huyện 245 và dọc theo các tuyến đường trong
xã. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Stiêng .
* Đặc điểm kinh tế: Kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp
chủ yếu là chế biến nông sản. Mức sống của người dân ở mức trung bình. Ở khu vực
trung tâm thị trấn, người dân sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, còn lại các khu vực
khác người dân sống bằng nghề làm vườn mà chủ yếu là ngành trồng cây công nghiệp
dài ngày như cây cao su, cây điều.
* Đặc điểm dân cư: Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, còn lại là dân tộc
STiêng, Tày.


*Đặc điểm giao thông: - Trong khu đo ngoài các đường tỉnh, đường huyện, đường liên
xã được trải nhựa, còn lại chỉ có các đường đất, đường lô, đường sỏi chạy từ trung tâm
về các ấp và liên ấp.
I.2.3.Tình hình quản lí và sử dụng đất
Hiện nay xã đã có hệ thống hồ sơ địa chính góp phần rất lớn cho công tác quản lý
đất đai đi vào nền nếp. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện tại các cơ quan chuyên môn,
các cấp chính quyền tập trung cho mục tiêu cấp giấy chứng nhận nên nội dung theo dõi
và cập nhật các biến động vào hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức. Các

biến động chưa được cập nhật đầy đủ trên hồ sơ địa chính, mặt khác về phía chủ sử
dụng đất cũng chưa tự giác để khai báo các biến động với UBND địa phương nên số
biến động này cũng không được thể hiện trên sổ bộ địa chính.
Khu vực dọc đường liên huyện 245 có biến động lớn, tình hình mua bán, sang nhượng
bất hợp pháp nhiều nên công tác tác đăng ký, lập hồ sơ địa chính gặp rất nhiều khó
khăn.
Ngoài ra còn có tình trạng phổ biến là việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép nên còn nhiều trường hợp giấy chứng
nhận chưa được chỉnh lý, thậm chí giấy chứng nhận còn đứng tên của chủ sử dụng cũ
trong khi thủa đất đó lại do chủ khác sử dụng.
I.2.4.Tình hình tư liệu trắc địa bản đồ:
1.Tư liệu trắc địa:
Lưới tọa độ Nhà nước :
Trong khu đo có 2 điểm, vùng phụ cận có 2 điểm( phục vụ đo nối vào điểm hạng
cao) toạ độ Nhà nước là các điểm ĐCCS thuộc mạng lưới ĐCCS các tỉnh Bình Phước,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu do Tổng cục Địa chính xây dựng năm
1999. Tọa độ của các điểm này đã được tính lại về hệ tọa độ VN-2000.
Số hiệu các điểm ĐCCS:
-02 điểm trong xã: 622513, 622516.
-02 điểm lân cận: 622514, 622532.
2.Tư liệu bản đồ:
+ Bản đồ tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000 lưới chiếu UTM do cục Bản đồ Bộ Tổng
Tham Mưu xuất bản .
+ Bản đồ tỷ lệ 1/25000 lưới chiếu GAUSS do Tổng cục Địa chính xuất bản năm
1999 theo tài liệu điều vẽ thực địa năm 1997 và tài liệu bản đồ 364/CT.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25000
lưới chiếu Gauss đã được số hóa.
+ Bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 thi công năm 2007, bản đồ này có mức
độ tin cậy cao.
+ Ngoài ra còn có bản đồ địa giới hành chính của các xã, huyện thành lập theo Chỉ thị

364.


Tóm lại: Tình hình tư liệu như trên cho thấy để có thể xây dựng được một hệ
thống bản đồ thống nhất theo hệ tọa độ nhà nước, cần phải phát triển một mạng lưới
tọa độ địa chính, khởi từ các điểm địa chính cơ sở trong khu đo và vùng phụ cận.
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.1 Nội dung nghiên cứu.
-Xác định ranh giới hành chính xã.
-Xây dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ (đường chuyền kinh vĩ cấp 1,2 ), đường
chuyền toàn đạc.
-Đo vẽ chi tiết các yếu tố nội dung bản đồ địa chính.
-Xử lí, tính toán bình sai, biên vẽ biên tập bản đồ bằng các phần mềm chuyên dụng.
-Kiểm tra nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm đạt được.
I.2 Phương tiện nghiên cứu.
I.2.1 Các trang thiết bị đo
-Máy dùng trong đo ngắm lưới khống chế đo vẽ: sử dụng máy toàn đạc điện tử
GTS-226.
-Máy dùng trong đo chi tiết: Sử dụng máy toàn đạc điện tử GTS-226.
Bảng 2:Các thông số chủ yếu của máy toàn đạc điện tử GTS-226:
Tên máy

Độ chính xác đo Độ chính xác đo
góc
cạnh

GTS-226

5”


Độ phóng đại

tầm ngắm
trung
bình(m)
-6
2mm+2D*10
30x
1400
( Nguồn: Hướng dẫn sử dụng các loại máy toàn đạc )

I.2.2 Các trang thiết bị dùng để xử lí tính toán và biên tập bản đồ
- Máy vi tính Intel: 512 DDRAM, Ổ cứng 80 GB, Màn hình 17 inch, Chuột, Bàn
phím.
- Hệ điều hành Window XP.
- Hệ thống phần mềm MicroStation SE và phần mềm Famis.
- Một số phần mềm khác như: phần mềm bình sai Binhsai.exe, phần mềm xử lí số
liệu đo chi tiết Norton Commander.
Phần mềm:
a. Microstation:
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) là môi trường đồ họa rất
mạnh cho phép xây dựng, quản lí các đối tượng đồ họa và thể hiện các yếu tố bản đồ.
Microstation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như : GEOVEC,
IRAB, IRAC, MSFC, Mrfclean, Mrfflag, Famis… chạy trên đó.
Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền
ảnh (Raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp công cụ nhập xuất (Import, Export) dữ liệu đồ họa từ
các phần mềm khác qua các file (DXF), DWG
b. Famis:



Là phần mềm tích hợp đo vẽ và lập Bản Đồ Địa Chính, là một phần mềm nằm
trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong nghành Địa Chính, phục vụ lập Bản
Đồ và hồ sơ Địa Chính, phần mềm có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây
dựng, xử lý Bản Đồ Địa Chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn sau khi đo vẽ
ngoại nhiệp, cho đến hoàn chỉnh một Bản Đồ Địa Chính Số. Cơ sở dữ liệu bản đồ Địa
Chính kết hợp với cơ sở dữ liệu Hồ Sơ Địa Chính để thành một cơ sở dữ liệu về Bản
Đồ và Hồ Sơ Địa Chính thống nhất.
Phần mềm này có hai chức năng chính:
Các nhóm chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo.
Quản lý khu đo: Famis quản lý các số liệu đo theo khu đo.
Thu nhận số liệu trị đo:
Từ các sổ đo điện tử của Topcon, Pentax,…
Từ Card nhớ
Từ các số liệu trong sổ đo chi tiết.
Xử lý hướng đối tượng: Cho phép bật/ tắt hiển thị các thông tin của trị đo lên
màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn. Bộ mã bao gồm hai loại mã: mã định nghĩa đối
tượng và mã điều khiển. Phần mềm có khả năng tự động tạo bản đồ qua quá trình xử lý
mã.
Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: gồm giao diện tương tác đồ
họa màn hình và bảng danh sách các trị đo.
Công cụ tính toán: giao hội, vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng,
cắt cạnh thửa,…
Xuất số liệu: các số liệu có thể in ra bằng máy in, máy vẽ hoặc xuất ra dưới
dạng các file số liệu khác nhau để trao đổi với các phần mềm khác.
Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: cung cấp các công cụ chọn lựa và sửa
chữa trên các lớp thông tin bản đồ.
Các nhóm chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính.
Quản lý bản đồ: cho phép quản lý, lựa chọn bản đồ cần đưa vào xử lý.
Nhập số liệu: cho phép nhập/ xuất dữ liệu với hệ thống các phần mềm khác như

AutoCad, Mapinfo,…
Tạo vùng, tự động tính diện tích: tự động sửa lỗi, phát hiện các lỗi còn lại cho
người dùng tự sửa. Cho phép đóng vùng các thửa từ các cạnh thửa đã có.
Gán thông tin địa chính ban đầu: các thông tin hồ sơ địa chính ban đầu: loại đất,
tên chủ sử dụng, địa chỉ được gán cho các thửa trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh
bản đồ địa chính.
Xử lý bản đồ: Famis cung cấp một số phép xử lý và thao tác thông dụng trên
bản đồ số như: nắn bản đồ, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu.
Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: đây là nhóm chức năng thực hiện
việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ địa chính. Chức năng
này cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa hai cơ sở dữ liệu là cơ sở dữ liệu bản đồ
địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
I.3 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập và nghiên cứu số liệu, tài liệu: tiến hành thu thập
những số liệu, tài liệu, thông tin liên quan đến khu vực đo vẽ: các điểm khống chế, các
tư liệu bản đồ đã có từ trước…


- Phương pháp bản đồ: Phương pháp bản đồ được sử dụng để biên tập bản đồ địa
chính và bảng chỉ dẫn chuyển vẽ bằng cách chọn lọc, tổng hợp, lấy bỏ và dùng các ký
hiệu đã được quy định để biểu thị các yếu tố địa hình, địa vật trên bản đồ cần thành
lập. Ứng dụng các phần mềm để biên tập thành lập bản đồ địa chính: số liệu sau khi đo
trực tiếp ngoài thực địa tiến hành bình sai và sau đó ứng dụng phần mềm
MicroStationSE và Famis để biên tập thành lập bản đồ địa chính.
- Phương pháp thống kê: thống kê diện tích các loại đất, diện tích đất của từng
đơn vị hành chính…
-Phương pháp toàn đạc thành lập Bản đồ địa chính.
BĐĐC xã Đồng Tiến được thành lập bằng phương pháp toàn đạc kết hợp với máy
toàn đạc điện tử đo đạc trực tiếp ngoài thực địa.
Nội dung của phương pháp toàn đạc là sử dụng các máy toàn đạc điện tử để xác

định đồng thời vị trí mặt bằng các điểm địa hình, địa vật trên mặt đất tại khu vực đo
vẽ. Đặt máy toàn đạc tại các điểm trạm đo như điểm địa chính, điểm khống chế đo vẽ,
điểm tăng dày trạm đo tiến hành xác định các toạ độ điểm mia bằng phương pháp toạ
độ cực.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp dóng hướng, phương pháp toạ độ vuông
góc, phương pháp giao hội để bổ sung và kiểm tra.
Quy trình thực hiện:
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập BĐĐC theo Quy phạm do Tổng cục địa
chính ban hành năm 2008


×