Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.74 KB, 23 trang )

 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Danh sĩ Ngô Thì Nhậm từng nói "Muốn xây dựng đất nước trước hết phải
phát triển giáo dục”, Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cho rằng “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”, Đảng và Nhà Nước ta luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu” của dân tộc. Sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự
hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Như vậy có thể thấy từ
xưa đến nay đất nước ta luôn coi trọng vai trò của giáo dục đối với sự phát triển
của đất nước. Vì thế sự nghiệp “trồng người” là một sứ mệnh rất đỗi vinh quang
nhưng cũng không kém phần nặng nề đối với mỗi nhà giáo. Đặc biệt vai trò của
người giáo viên chủ nhiệm - người trực tiếp quản lí và dạy dỗ các em học sinh
được coi trọng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, thực trạng vi phạm đạo đức của học sinh
ngày càng trở nên trầm trọng. Việc học sinh gây gỗ đánh nhau, đánh nhau có hung
khí và vô lễ với giáo viên không còn xa lạ, nó đã trở thành vấn đề hết sức quan
ngại đối với ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Chính vì vậy giáo
dục học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước để các em trở thành những
con người vừa có tài vừa có đức là việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế
còn có rất nhiều giáo viên chưa có đầu tư đúng mực vào công tác chủ nhiệm, một
số giáo viên khác thì nhiệt tình quan tâm tới lớp nhưng lại chưa có phương pháp
quản lí thích hợp dẫn tới kết quả học tập và nề nếp của lớp ngày càng đi xuống.
Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi rất mong muốn học trò của mình là những
con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động,
bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Vì thế
bản thân cố gắng tìm ra những biện pháp phù hợp để học sinh phát triển một cách
toàn diện. Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tại trường Trung học cơ sở
Nguyễn Trãi, bản thân đã đúc rút được một số biện pháp giáo dục học sinh để chia
Giáo viên: Trịnh Thị Hằng



Trang: 1


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

sẻ cùng với các đồng nghiệp nhằm mục đích ngày càng hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả trong công tác chủ nhiệm đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 6.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu:
Giúp bản thân và đồng nghiệp có những phương pháp chủ nhiệm phù hợp
giúp nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục.
Giúp mỗi giáo viên thêm yêu thích công tác chủ nhiệm và thấy việc quản lí,
giáo dục học sinh không quá khó khăn.
- Nhiệm vụ:
Đưa ra những giải pháp cụ thể nhất để nâng cao chất lượng quản lí và giáo
dục học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 6A7 trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.
4. Giới hạn đề tài
Công tác chủ nhiệm lớp 6A7 trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi năm học
2016-2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin qua các bài tham
luận trên Internet.
Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học
sinh, hội cha mẹ học sinh, bạn bè của học sinh.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những kinh nghiệm của các
giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
Phương pháp thử nghiệm: Áp dụng các giải pháp vào công tác chủ nhiệm lớp

6A7 năm học 2016-2017 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang: 2


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
Ai đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp, chắc hẳn sẽ cùng có chung một suy
nghĩ là “Công tác chủ nhiệm rất khó”. Thật vậy, công tác chủ nhiệm gặp không ít
khó khăn, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm những lớp đầu cấp vì chủ nhiệm những lớp
này, người giáo viên phải chịu áp lực nhiều hơn. Áp lực từ Ban giám hiệu nhà
trường, đoàn thể, từ phụ huynh học sinh, từ gia đình, xã hội… Bởi nếu giáo dục
các em tốt, không đi vào nề nếp tác phong và không có tinh thần học tập thì sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả học tập và rèn luyện của những năm học tiếp theo.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm thì người giáo viên phải vững về chuyên môn
nghiệp vụ, phải yêu nghề đặc biệt là với “Nghề chủ nhiệm”. Ở Tiểu học, giáo viên
vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa giảng dạy hầu hết các môn trong lớp học vì vậy
giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi và theo dõi các em trong suốt thời gian ở trường
học. Còn đối với trường Trung học cơ sở, giáo viên chủ nhiệm chỉ gần gũi với lớp
chủ nhiệm trong những tiết dạy ở lớp, trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và
trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần... Thời gian còn lại, giáo viên phải tham gia giảng
dạy ở các lớp khác. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm không thể theo dõi, giám sát
thường xuyên lớp chủ nhiệm. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm của mình thì
người giáo viên phải biết cách xây dựng một lớp học đoàn kết, tự quản, có ý thức
kỉ luật, tự giác và biết nghe lời.
Từ khi ra trường đến nay, tôi thường xuyên được Ban giám hiệu nhà trường

giao cho công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt năm học 2016 – 2017, tôi được nhà
trường giao chủ nhiệm lớp 6A7, đây là lớp đầu cấp nên công tác chủ nhiệm càng
khó khăn hơn. Vì tôi được biết lớp 6 hàng năm có rất nhiều cái nhất: bỏ học nhiều
nhất, học sinh yếu nhiều nhất, vắng học vô lí do nhiều nhất, vi phạm nội quy nhiều
nhất... Để làm tốt nhiệm vụ bản thân luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp giáo dục
phù hợp với đối tượng các em học sinh lớp 6. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn
đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6”
2. Thực trạng
Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang: 3


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm chủ nhiệm lớp, đặc biệt với một lớp
đầu cấp bản thân nhận thấy một số thực trạng như sau:
Giáo viên chủ nhiệm gặp khó khăn trong việc tìm hiểu đối tượng học sinh,
nắm bắt cụ thể từng đối tượng học sinh về điểm mạnh, điểm yếu, về hoàn cảnh gia
đình cũng như tính cách mỗi học sinh để có biện pháp quản lí tốt học sinh ngay từ
đầu năm học. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải dành nhiều thời gian và tâm
huyết để gần gũi và uốn nắn kịp thời đưa học sinh vào nề nếp và chấp hành tốt nội
quy của trường lớp.
Học sinh phải học ở trường mới, bạn mới, thầy cô giáo mới nên việc chấp
hành nề nếp của một số học sinh chưa thực sự tốt, vắng học còn nhiều và chưa có lí
do, thường xuyên đi học trễ, và vi phạm nội quy, quy định của trường, lớp.
Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của các em nhưng vẫn còn một số
phụ huynh phó mặc việc giáo dục học sinh cho giáo viên chủ nhiệm. Điều này gây
khó khăn không nhỏ tới quá trình phối hợp để giáo dục học sinh của giáo viên chủ
nhiệm.

3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Trước những thực trạng trên đây bản thân mạnh dạn đưa ra các giải pháp, biện
pháp đã rút ra được từ nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tại trường Trung học cơ
sở Nguyễn Trãi, đặc biệt trong năm học 2016-2017. Nhằm mục đích trao đổi với
đồng nghiệp để cùng nhau tháo gỡ những mặt còn hạn chế của công tác chủ nhiệm
lớpvà từng bước đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên mà đặc biệt là giáo dục
đạo đức cho học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện
* Đối với bản thân giáo viên chủ nhiệm
Nhà giáo dục Nga Usinxki từng nói “Nhân cách của người thầy là sức mạnh
có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ
cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ
thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Đúng vậy bản thân mỗi giáo viên
chủ nhiệm phải thể hiện được tư cách của người thầy, luôn tận tâm trong công việc
Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang: 4


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

chuyên môn, tận tâm trong công tác chủ nhiệm, có tấm lòng độ lượng, bao dung
đối với học sinh. Không thể giáo dục học sinh nếu như người thầy thiếu sự độ
lượng và thiếu lòng vị tha, đặc biệt là cách cư xử thiếu văn hóa của giáo viên đối
với học sinh. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, người giáo viên chủ nhiệm cũng phải
luôn bình tĩnh, gần gũi với học sinh để học sinh luôn tin tưởng, kính trọng.
Người giáo viên chủ nhiệm phải luôn là tấm gương để học sinh noi theo. Bởi
vì để giáo dục học sinh tốt nhất không phải chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng hành
động, bằng việc làm của chính bản thân người giáo viên. Cử chỉ giao tiếp của giáo

viên với học sinh, giáo viên với đồng nghiệp và với mọi người xung quanh cũng là
tấm gương để học sinh học tập.
Đặc biệt với đối tượng là học sinh đầu cấp, các em còn gặp khó khăn, bỡ ngỡ
trong việc thích ứng với môi trường mới, tâm lí lo lắng sợ hãi khi được học với
nhiều thầy cô giáo mới, bạn bè mới, quy định mới và áp lực từ việc phải học nhiều
môn học và đòi giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy, vừa là người bạn, có khi là
người cha, người mẹ, người anh, người chị của học sinh, phải xem học sinh như
con, em của mình, phải biết chia sẻ và “chăm sóc” học sinh một cách chu đáo, đặc
biệt là “chăm sóc” về mặt tinh thần để các em luôn thoải mái, yên tâm khi đến lớp.
* Tìm hiểu đối tượng và phân loại học sinh
Với đối tượng là học sinh đầu cấp, việc tìm hiểu đối tượng học sinh là rất
quan trọng. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học khi được phân công chủ nhiệm lớp,
tôi nhanh chóng tìm hiểu ý thức đạo đức, hoàn cảnh gia đình, tâm lý của từng học
sinh trong lớp thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: quan sát, trò chuyện
với các em và các bạn xung quanh các em. Đồng thời điều tra thông tin, lý lịch của
các em qua “Phiếu điều tra thông tin”. Phiếu điều tra này tôi phát ngay trong buổi
tựu trường, sau đó hướng dẫn học sinh về điền thông tin để hôm sau nộp lại để kịp
thời nắm bắt thông tin của các em. Những thông tin này sẽ giúp tôi phân loại đối
tượng học sinh và định hướng xây dựng được ban cán sự lớp, sắp xếp chỗ ngồi
hợp lí cho học sinh và để thuận tiện cho công tác quản lý giáo dục. Đồng thời
những thông tin chính xác này sẽ giúp tôi lưu vào sổ đăng bộ, trao đổi với bộ phận
Phổ cập giáo dục trong nhà trường nắm bắt kịp thời và phối hợp với giáo viên chủ
nhiệm khi cần thiết và dễ dàng liên hệ với phụ huynh học sinh.
Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang: 5


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6


SKKN đầy đủ ở file: SKKN Full

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang: 6


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang: 7


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang: 8


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang: 9


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6


Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
10


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
11


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
12


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
13



 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
14


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
15


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
16


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
17



 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
18


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
19


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
20


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng


Trang:
21


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
22


 Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6

Giáo viên: Trịnh Thị Hằng

Trang:
23



×