Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Lê Văn Tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.6 KB, 28 trang )

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người
giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác này.
Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích
luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với
sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế,… rộng rãi như đã nói ở trên thì
vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề
cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được
quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm
tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện
các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người lao động “vừa
hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai. Công tác chủ nhiệm
quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ
nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ
chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường THCS,
vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm
thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức,
hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia
đình, nhà trường và xã hội.
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp thành
công cũng có, thất bại chua cay cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, một buổi tập thể
lớp nó có đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là
học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó
khăn về kinh tế, con mồ côi vv… Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô
giáo trăn trở nhiều nhất là lười học, thiếu ý thức đạo đức.
Thực tế là như vậy cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ
nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên
thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được
tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày


công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi
tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu
sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho
nhà trường.Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho
công tác chủ nhiệm lớp mình. Qua thực tiễn công tác, học tập tìm tòi và học hỏi
1


nhiều ở các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số kinh nghiệm
trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Lê Văn Tám” đúc kết kinh
nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong những năm học vừa qua,
đặc biệt là năm 2016-2017.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Nghiên cứu vấn đề này, trên cơ sở thực tiễn tôi hướng đến mục tiêu cải thiện
công tác chủ nhiệm lớp, đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần giúp giáo viên
làm công tác chủ nhiệm lớp có những cách làm hay, hiệu quả góp phần giáo dục
học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Lê
Văn Tám được áp dụng với đối tượng học sinh lớp 9a1 trong năm học 2016-2017.
4. Giới hạn của đề tài.
Trong phần nghiên cứu này tôi tập trung tổng kết, trình bày những kinh
nghiệm, sáng kiến của bản thân trong công tác chủ nhiệm lớp mà bản thân đã thực
hiện tại trường THCS Lê Văn Tám trong năm học 2016-2017, trên cơ sở đó đưa ra
những giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học
trong nhà trường.
5. Phương pháp nghiên cứu.
*Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
*Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm.
- Phương pháp thử nghiệm để kiểm nghiệm một số kết quả mà đề tài đề
xuất.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục
đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người
được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là
quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành
niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã
hội. Giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần
tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp,
xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân ta. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là
“quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một
con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc
vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ
thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế
nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để
sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn
xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo

viên chủ nhiệm lớp. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, luôn ở
bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, không ai khác chính là
người giáo viên chủ nhiệm.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là
những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng
động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít
những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của
Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc
dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho
trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão
của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và
phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết
3


trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên
trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng
thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày
càng trở nên chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ
nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học
công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang
đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng
học sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn
viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những
vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo
đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công
tác giáo dục đạo đức học sinh. Hiện tượng học sinh bỏ học cũng đã diễn ra.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công nghệ kinh doanh chỉ chú ý đến lợi
nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực thu
hút học sinh. Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền đóng học để chơi game là điều
không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những tác động của những trò
chơi nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường.
Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc đồng ruộng nên thời
gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường
và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ
huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh trong một năm
học. còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Trẻ
thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã.
Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích
kỉ, ương bướng, khó bảo. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm,
thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì
vậy, GVCN chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi
học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4
tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm,
dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm.
Hơn nữa học sinh ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển
mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao
lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình,
sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện
tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của
người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần tiến tới
4


“ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn. Điều đó đã tác động
ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta dễ dàng

nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết
hơn. Tuy nhiên ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi
đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải
băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy có một số học sinh có dấu hiệu xuống
cấp về đạo đức; truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ. Đau lòng
hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô
giáo đang dạy mình …. Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho những
người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ là
quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt học tập, đạo đức
của các em. Tôi thường nói với các em rằng: Các em là những cái cây còn non, còn
người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường (cùng với cha mẹ các em) là
người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên thẳng thớm, đủ độ cứng
cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời.
Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc khó khăn nhưng vô cùng nghiêm túc.
Trường THCS Lê Văn Tám nằm trên địa bàn xã Bình Hòa, huyện Krông
Ana, tỉnh ĐăkLăk. Năm học 2016-2017, trường có tổng số 427 học sinh trên tổng
số 12 lớp (mỗi khối có 3 lớp). Nhà trường phân công mỗi lớp có 1 giáo viên chủ
nhiệm chính và 1 phó chủ nhiệm.
Ở trường THCS Lê Văn Tám, công tác chủ nhiệm lớp, có những thuận lợi và
khó khăn nhất định:
* Thuận lợi: Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát
của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các
ban ngành trong nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo là người trực tiếp
giảng dạy môn Ngữ Văn nên thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm rất nhiều (4 tiết/
1 tuần)
Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao,
chuyên môn vững vàng.
Hầu hêt các phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của các em.

Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạt động,
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu, chăm chỉ học tập..
* Khó khăn:
5


SKKN đầy đủ ở file: SKKN Full

6


7


8


9


10


11


12


13



14


15


16


17


18


19


20


21


22


23



24


25


×