Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

10 bai giang internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.16 KB, 48 trang )

Bài giảng: Sử dụng Internet.
CHƯƠNG 1:

1.

TỔNG QUAN VỀ INTERNET

Giới thiệu & định nghĩa về Internet

Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý
dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm
đầu tiên vào tháng 7 năm 1968 bao gồm:
Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Tổng
hợp Utah và Đại học California, Santa Barbara . Đó chính là mạng liên khu vực
(Wide Area Network-WAN) đầu tiên được xây dựng.
Thuật ngữ Internet xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng
vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi
như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với
ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia ra
thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên
cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục
đích quân sự.
Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng
nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính điều
này cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên
cứu và thương mại kết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu
mạng (SuperNetwork). Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của
Internet.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập kỷ 1980 khi
tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy
tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET


sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu
quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.
Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác
đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995,
NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát
triển.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất
trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại,
chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch

1

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ
nguyên thương mại điện tử trên Internet.
Internet là mạng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên nó không phải là một mạng dữ
liệu lớn duy nhất. Cũng có những mạng dịch vụ lớn khác.
Internet ngày nay là phương tiện thông tin phát triển mạnh không thể thiếu
trong giao tiếp, liên lạc trong mỗi quốc gia cũng như trong phạm vi toàn thề giới.
Internet đã làm cho khoảng cách địa lý thu hẹp lại và mở ra những ứng dụng
mới to lớn cho con người.
Giáo trình này nhằm mục đích trang bị một số kiến thức cơ bản cho sinh viên
về Internet và cách ứng dụng của nó. Qua đó, giúp cho sinh viên tiếp cận với
những phương thức học tập, tìm kiếm những kiến thức mới có sự hổ trợ của
Internet.
Internet Là sự kết hợp của các máy tính trên phạm vi toàn cầu. Những máy
tính được liên kết với nhau thông qua một mạng lớn của hệ thống viễn thông.

Internet cho phép bạn có khả năng truy cập các nguồn tài nguyên dữ liệu và
thông tin nằm ở những máy tính ở những vị trí khác nhau trên toàn thế giới. Các
máy tính có thể kết nối nhau thông qua một giao thức truyền dữ liệu gọi chung là
giao thức TCP/IP.

2.

Các lợi ích của Internet (*)

a/ Lợi ích công nghệ của Internet.
- Các máy tính tham gia mạng có thể chia sẻ hay gửi thông tin cho nhau.
- Các máy tính tham gia mạng có thể khác kiểu, khác loại.
- Các ứng dụng trên Internet như thư điện tử, Web, FTP v.v.. cũng như các
phần mềm đã có sẵn và đã được thực tế chứng minh.
- Đường nối theo kiểu siêu văn bản (Hypertext link) rất dễ dàng cho người
sử dụng tra cứu, tìm kiếm hay lấy thông tin trên một diện rất rộng (đến phạm vi
toàn cầu).
- Kết nối dễ dàng với các cơ sở dữ liệu sẵn có, các văn bản đã được soạn
thảo trên máy tính.
Là phương tiện trao đổi thông tin tiện lợi và nhanh chóng.
Là một kho thông tin khổng lồ, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học và
giáo dục đào tạo
Hỗ trợ một cách hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh ( thương mại điện tử)
Nguồn cung cấp thông tin phong phú và được cập nhật thường xuyên
b/ Lợi ích kinh tế.
- Internet là cơ sở để tiến tới một mô hình cơ quan mới "Cơ quan không
giấy tờ công văn" (paperless office), có nghĩa các thông tin trao đổi cho nhau chỉ
thông qua máy tính không theo đường công văn. Hiện tại chúng ta đang làm việc
trong môi trường mà hầu như mọi thông tin văn bản pháp quy đều được trao đổi
bằng giấy tờ công văn kéo theo sự chậm trễ, sai lệch và phiền phức của nó. Mô

hình cơ quan không giấy tờ công văn rất có thể là một cuộc cách mạng, đánh

2

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
dấu một bước tiến hoá mới trong lịch sử văn minh nhân loại vì để thực hiện
được nó không chỉ phải hoàn thiện công nghệ, giải pháp mạng, trình độ năng lực
tin học của từng người lao động mà còn phải xoá bỏ được cả một hệ thống làm
việc theo kiểu hành chính giấy tờ truyền thống ở quy mô toàn cầu (mặc dù mức
độ của các quốc gia có thể khác nhau) để thiết lập một "quan hệ sản xuất" mới
trên một phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Tăng năng suất lao động, có nghĩa tăng lợi nhuận kinh doanh vì có thông
tin nhanh chóng được cặp nhật và thông báo hàng ngày, giảm đáng kể bộ phận
hành chính trung gian cũng như lượng đầu tư khổng lồ cho nó.

3.

Mô hình kết nối và các thành phần trên Internet (*)

3.1. Máy trạm: Truy cập Internet từ nhiều quốc gia, dùng các phần mềm và môi
trường truy cập đa dạng thông qua các nhà cung cấp kết nối. Chất lượng máy
trạm, mạng nội bộ mà máy trạm hoạt động, các phần mềm chạy trên máy trạm
có thể ảnh hưởng đến kết quả truy cập Internet và không thuộc quản lý của nhà
cung cấp dịch vụ hosting hay làm Web.
3.2. Nhà kết nối dịch vụ ADSL: Đảm bảo dịch vụ để máy trạm thông với
Internet. Thông thường không đảm bảo có truy cập domain đúng DNS hay không
hay Website truy cập đến được hay đúng domain không.

3.3. Các máy chủ DNS của nhà kết nối dịch vụ ADSL: Lưu trữ một phần thông
tin DNS của các domains. DNS là Domain Name System – danh mục chia sẻ
trên toàn cầu thông tin về DNS của các domain .COM, .NET… Chúng là thông
tin trung gian cập nhật thường xuyên vào database DNS của domains. Chúng
cung cấp thông tin hoặc tra cứu tức thì DNS từ các server gốc lưu DNS của

3

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
domains. Có thể chặn, lọc hoặc chuyển hướng truy cập, giảm tốc độ truy cập
một số domains.
- Trong các hệ thống từ 1,2, 3, 4,4’ thì 3 thường xuyên hoạt động liên quan đến
thông số DNS
- Trường hợp không muốn sử dụng hệ thống DNS của nhà cung cấp ADSL
người ta thường dùng Proxy nhờ server khác truy cập và gửi Web pages về máy
trạm.
Gần đây, việc sử dụng chạy trên server DNS ứng dụng lọc Web xấu DWK có
chặn những site công việc do lỗi chương trình
3. Máy chủ gốc lưu
DNS của domains:
Mỗi máy chủ lưu
thông tin DNS của 1
số domains do mình
quản lý. Mỗi domain
có duy nhất 1 DNS
và 1 IP, và có duy
nhất 1 máy chủ gốc

quản lý. Các thông
số DNS và IP do
phần mềm quản lý
domain thiết đặt.
3.4. Máy chủ hosting:




Setup hệ điều hành, database, website.
Đảm bảo hoạt động website trên server (cho cơ chế client / server)
Nếu có máy trạm truy cập được website thì chứng tỏ máy chủ hosting có
làm việc.



Thường kết quả quản lý
được việc truy cập và kết
quả truy cập của 1 máy trạm
cụ thể.

4.

Các dịch vụ quan
trọng trong Internet
4.1 Mô hình Client/server

Máy trạm (Client): Không cung
cấp tài nguyên mà chỉ sử dụng tài
nguyên từ mạng.

Máy chủ (Server): Cung cấp tài
nguyên và các dịch vụ cho các
máy trên mạng.
Peer : Sử dụng tài nguyên và đồng thời cũng cung cấp tài nguyên cho mạng.

4

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
Dựa vào cách mà các máy tính được nối vào mạng cũng như cách mà chúng
tương tác với mạng và với nhau, mạng máy tính được chia làm ba mô hình cơ
bản như sau:
Mô hình trạm-chủ (Client-Server):
Các máy trạm được nối với các máy chủ, nhận quyền truy nhập mạng và tài
nguyên mạng từ các máy chủ. Đối với Windows NT các máy được tổ chức thành
các miền (domain). An ninh trên các domain được quản lý bởi một số máy chủ
đặc biệt gọi là domain controller. Trên domain có một master domain controller
được gọi là PDC (Primary Domain Controller) và một BDC (Backup Domain
Controller) để đề phòng trường hợp PDC gặp sự cố.
Mô hình lai (Hybrid) tham khảo
Mô hình này là sự kết hợp giữa Client-Server và Peer-to-Peer. Phần lớn các
mạng máy tính trên thực tế thuộc mô hình này.

Trong các mô hình mạng nói trên, mỗi mô hình có những ưu, nhược điểm riêng
đối với từng chỉ tiêu đánh giá như: tính bảo mật thông tin, sự cài đặt, khả năng mở
rộng mạng .....Sự so sánh giữa các mô hình mạng trên đối với một số chỉ tiêu đánh
giá phổ biến được cho trong bảng sau:
Mô hình mạng Client-Server

Chỉ tiêu đánh

Peer-to-Peer

Hybrid

giá
Độ an toàn và

Có độ an toàn và

Độ an toàn và bảo mật Độ an toàn và bảo mật cao

tính bảo mật

bảo mật thông tin

kém, phụ thuộc vào

thông tin.

cao nhất. Quản trị

mức truy nhập được

mạng có thể điều

chia sẻ.

gần như Client-Server.


chỉnh quyền truy
Khả năng cài

nhập thông tin.
Khó cài đặt.

Dễ cài đặt.

Khó cài đặt.

đặt.
Đòi hỏi về phần Đòi hỏi có máy chủ, Không cần máy chủ, hệ Như Client-Server.
cứng và phần

hệ điều hành mạng điều hành mạng, phần

mềm.

và các phần cứng bổ cứng bổ sung rất ít.

Quản trị mạng.

sung.
Phải có quản trị

Không cần có quản trị Như Client-Server.

mạng.
Xử lý và lưu trữ Có.


mạng.
Không.

Không.

tập trung.
Chi phí cài đặt.

Thấp.

Cao.

Cao.

5

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
Trong mô hình mạng có máy chủ (server) không phải mọi máy chủ đều hoạt
động như nhau mà chúng được dành riêng để thực hiện những nhiệm vụ chuyên
biệt nhằm hỗ trợ các máy trạm trên mạng, một máy chủ có thể thực hiện toàn bộ
các nhiệm vụ này hoặc cũng có thể có một số máy chủ sẽ thực hiện mộ nhiệm
vụ riêng biệt nào đó, v í d ụ như: Web server, FTP server, File server, Printer
server…
4.2 Các dịch vụ quan trọng trong Internet
Các dịch vụ của Internet: Là liên mạng máy tính rộng khắp thế giới tuân
thủ chuẩn TCP/IP. Các dịch vụ cơ bản của Internet gồm:

a. Các dịch vụ tìm kiếm thông tin gồm: Wide Area Information Servere
(WAIS), Gopher, World-Wide-Web (WWW). cho phép tìm kiếm thông tin từ
nhiều cơ sở dữ liệu trên mạng.
b. Dịch vụ truyền File (File Transfer Protocol/FTP) cho phép gửi/nhận
thông tin dạng file bất kỳ giữa các máy tính được nối mạng với nhau.
c. Dịch vụ thư điện tử E-MAIL.
d. Dịch vụ telnet: Cho phép thuê bao truy nhập các máy tính khác trên
mạng Internet để chạy các chương trình hoặc truy nhập các cơ sở dữ liệu
trên máy đó.

e. Dịch vụ thư điện tử VNMAIL: Là dịch vụ thư điện tử (E-MAIL)
công cộng trên mạng truyền số liệu. Khách hàng được dành riêng một hộp
thư điện tử để lưu giữ các tin tức, File số liệu hoặc các dạng thông tin số
hoá khác được chuyển đến từ máy tính của người gửi hoặc từ hộp thư
của mình, người dùng có thể chuyển tin tức đến một hộp thư khác hay
đến các đầu cuối số liệu ở mạng khác kể cả Fax, Telex...
5.

Các thành phần trên Internet (*)
a. Nhà cung cấp truy cập (IAP-Internet Access Provider) và dịch vụ
(ISP-Internet Service Provider) Internet

ISP là viết tắt của Internet Service Provider, có nghĩa là nhà cung cấp dịch
vụ Internet. ISP là nơi chúng ta đăng ký để có quyền gia nhập vào Internet
và sử dụng những dịch vụ mà ISP đó cung cấp như e-mail, Web.
IAP từ chữ Internet Access Provider - nhà cung cấp khả năng truy cập
Internet. Nếu hiểu Internet như một siêu xa lộ thông tin thì IAP là phương
tiện để đưa chúng ta vào xa lộ, hay nói cách khác là kết nối chúng ta trực
tiếp với Internet. IAP có thể làm luôn chức năng của ISP nhưng ngược lại thì
không. Một IAP thường phục vụ cho nhiều ISP khác nhau. Hình minh họa

trang bên cho ta thấy sơ đồ của Internet.
Các máy chủ chứa đựng những thông tin mà ISP có thể cung cấp. Một khi
đã nằm trong Internet, các máy chủ được kết nối với nhau, thường là qua hệ
thống cáp tốc độ cao như cáp quang. Mỗi máy có địa chỉ riêng gọi là URL
(Uniform Resource Locator) người dùng có thể truy cập trực tiếp đến máy
chủ thông qua cáp mạng. Nhưng phần lớn đều truy cập từ xa thông qua

6

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
đường dây điện thoại. Các ISP lại nối vào IAP để giao tiếp với Internet. Việc
kết nối này có thể thông qua cáp quang hoặc vệ tinh viễn thông.
Một số đơn vị của nhà nước hiện nay cũng đã triển khai dịch vụ e-mail của
Internet như VAREnet của Viện Công Nghệ Thông Tin Quốc Gia, Vietnet của
Teltic - Bưu Điện Khánh Hòa - Nha Trang, Toolsnet của Trung Tâm Thông
Tin KH và CN Quốc Gia, và một số dịch vụ mạng khác mà về chức năng có
thể coi như là các ISP của Việt Nam.
Tuy nhiên, ta có thể đăng ký với bất kỳ ISP nào để có được dịch vụ Internet,
bất kể ISP đó ở đâu, trong nước hay ngoài nước. Trên thực tế, nhiều cơ
quan nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam vẫn truy cập bình thường vào
Internet bởi họ thực hiện kết nối thông qua các ISP ở nước ngoài. Vấn đề là
nếu làm như vậy, chúng ta phải chịu cước phí điện thoại từ Việt Nam ra
nước ngoài và chi phí này rất đáng kể khi ta truy cập thường xuyên.
ISP cho chúng ta những gì?
Khi đã đăng ký với một ISP nào đó, bất kể tại Việt Nam hay ở nước ngoài,
ISP đó sẽ cho phép ta truy cập vào những dịch vụ mà nó cung cấp.
Trước hết, ISP có nhiệm vụ cung cấp cho ta những phần mềm cần thiết (giải

thiết chúng ta đã có đầy đủ phần cứng) và chỉ dẫn để chúng ta có thể truy
cập tới ISP đó thông qua đường điện thoại, hoặc đường dây riêng nối trực
tiếp.
Một số nhà cung cấp (provider) gửi cho chúng ta đầy đủ phần mềm, trong
khi số khác chỉ đưa ra lời khuyên về cách tải xuống (download) phần mềm
Internet bằng các truyền thông kiểu như Telex, Procomm, Telemate hoặc
Unicomm.
Dù bằng cách nào, chúng ta cũng cần phải chạy chương trình cài đặt nhằm
tạo thư mục cần thiết và các biểu tượng trên Windows desktop. Nhà cung
cấp có những hướng dẫn đầy đủ. Thường trong Windows, cần khởi động
install.exe hoặc setup.exe. Thì chúng ta có thể nhận được những tập tin văn
bản như README.TXT hoặc README.DOC. Hãy dùng Windows Notepad
hoặc MS Word để xem.
Trong quá trình cài đặt, có thể cần phải gõ vào những thông tin liên quan
đến móc nối Internet. Nếu nhà cung cấp dùng giao thức điểm-nối-điểm
(PPP), những gì cần nhập là User ID, mật khẩu và có thể cả số điện thoại
của máy tính dịch vụ. Tất nhiên, nếu dùng giao thức tuyến tuần tự, được biết
dưới tên SLIP account, phải gõ thêm số giao thức Internet (IP) - một lý do để
chọn PPP nếu có.
Tùy biến chương trình tham khảo

7

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
Thủ tục cài đặt tự động định hình máy tính của bạn để truy cập được
Internet và không cần phải điều chỉnh lại. Khi cần thiết, có thể tùy biến theo ý
muốn của mình. Hãy sử dụng trợ giúp trực tuyến để xác định chính xác các

tùy chọn (options) cần thiết.
Netscape
Netscape đưa ra các tùy chọn định hình và cho phép thay đổi chúng. Các
tùy chọn này có thể truy cập được qua menu Options.
Eudora
Được định hình bằng cách chọn Special, sau đó là các mục của menu
Configuration hoặc Switches.
Free Agent
Được định hình bằng cách chọn Options, sau đó là các mục của menu
Preferences.
Chú ý rằng trước khi thay đổi hãy ghi lại các xác lập trước đó để dự phòng
trường hợp tùy biến ngoài ý muốn.
Trumpet Winsock
Đây là chương trình dùng để kiểm soát công việc của modem và quá trình
truyền dữ liệu giữa thiết bị này với phần mềm Internet đang vận hành.
Trumpet có biểu tượng trên desktop và thường được khởi động tự động
bằng Netscape hoặc mọi trình khác khi cần móc với dịch vụ Internet của
bạn. Nếu gặp rắc rối khi móc nối và thấy nó có biểu tượng Winsock trên
desktop, hãy nhấn kép vào đó để kiểm tra điều gì đã xãy ra.

b. ISP dùng riêng
ISP dùng riêng không cung cấp dịch vụ Internet với mục đích kinh
doanh. Là loại hình dịch vụ Internet của các cơ quan hành chính, các trường đại
học hay viện nghiên cứu. Tại Việt Nam có hai ISP dùng riêng: mạng của Trung
Tâm khoa học và Kỹ thuật hạt nhân; mạng Khoa học giáo dục VARENET.
Để sở hữu dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng (ISP dùng riêng)
chúng ta phải đăng ký với Bộ Thông tin và truyền thông. Các thủ tục như
sau:
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng
(ISP dùng riêng):

2. Điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng (ISP
dùng riêng):

8

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
3. Hồ sơ xin bổ sung, sửa đổi giấy phép cung cấp vụ dịch truy nhập Internet
dùng riêng (ISP dùng riêng)
4. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng
(ISP dùng riêng)
5. Thời gian xử lý và địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:
6. Thu hồi giấy phép
Tham khảo chi tiết phần này ở trang web:
www.mic.gov.vn/print_preview.asp?news_ID=11540675
Xem Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Công an số 71/2004/qđ-bca (a11)
ngày 29 tháng 1 năm 2004 về việc ban hành quy đỊnh về đảm bảo an toàn, an
ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam tại
trang web www.spt.vn/vi/vbpq/vanban_phapqui_10_new.htm

c. Nhà cung cấp thông tin trên mạng Internet (ICP-Internet Content
Provider).
ICP cung cấp thông tin trên mạng Internet, tập hợp và soạn thảo tin để
tuyên truyền hay bán thông tin.
ICP cũng có thể là ISP, có thể là một máy chủ riêng. Việt Nam có mạng
của Bộ văn hóa thông tin là CINET, cung cấp các thông tin về văn hóa Việt Nam
và các nước ASEAN.


d. Công dân Internet
Là những người sữ dụng các dịch vụ của Internet. Những người này cũng
phải đăng ký với một ÍP hay ÍP dùng riêng, với mọt tài khoản (Account) để truy
cập. Mỗi tài khoản bao gồm một tên và một mật khẩu (password) đăng nhập. Tài
khoản này cũng được dùng để tính toán chi phí mà người sử dụng phải trả cho
ISP.

6.

Mô hình Internet Việt Nam VNN

Cách đây hơn mười năm, ngày 19/11/1997, dịch vụ Internet chính thức có
mặt tại Việt Nam. Lúc đó, nó được xem là dịch vụ cao cấp dành cho một nhóm
cá nhân, tập thể thật sự có nhu cầu. Vì là dịch vụ mới nên cước phí cao, thủ tục
đăng ký phức tạp... Còn bây giờ, dịch vụ Internet không chỉ có mặt ở các đô thị
mà đã lan tỏa rộng khắp 64 tỉnh thành, từ những khu dân cư đông đúc đến các
bản làng xa xôi...
Dù dịch vụ Internet chính thức khai trương vào cuối năm 1997 nhưng từ đầu
năm 1996, hạ tầng mạng Internet đã được xây dựng. Ban đầu, hạ tầng Internet
Việt Nam chỉ là một hệ thống thiết bị nhỏ, được một đối tác của Tổng công ty
Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT) lúc bấy giờ (nay là Tập đoàn Bưu chínhViễn thông Việt Nam) “tặng” thêm một dự án tổng đài dữ liệu.

9

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.

Cáp quang


Hà Nội

TP HCM

Cổng Quốc tế

Cổng Quốc tế

Bộ chọn đường

Bức tường lửa

PSDN

Bộ chọn đường

Mạng chuyển mạch gói

Cáp quang

Bức tường lửa

Hub

Hub

Máy chủ
truy cập


Mạng điện thoại

Máy chủ
truy cập

Người sử dụng
Người thuê bao đến
ISP, ICP (Leased Line)

Người thuê bao đến
ISP, ICP (Leased Line)

Cấu trúc mạng Internet Việt Nam VNN
Hạ tầng ban đầu ấy có tốc độ 64Kbps khi kết nối quốc tế, dung lượng chỉ đủ
cho khoảng 300 người sử dụng. Khách hàng đầu tiên là những cán bộ cao cấp
của các cơ quan ban ngành, sử dụng với mục đích là giới thiệu với các cấp lãnh
đạo cao hơn để vận động “mở cửa” cho Internet.
Lúc đó, chỉ có một DN cung cấp hệ thống đường trục kết nối trong nước và
quốc tế (IXP) là VNPT cùng bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là VNPT,
FPT, SPT và Netnam được phép kinh doanh dịch vụ này.

10

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
Năm 2002, để tạo động lực cạnh tranh, nhà nước không còn cho phép VNPT
độc quyền khai thác hạ tầng kỹ thuật và cho phép thành lập các IXP khác. Quy
định này đã làm thị trường Internet Việt Nam có sự đột phá mới. Giá cước ngày

càng rẻ. Thủ tục ngày càng đơn giản. Từ một nhà IXP và bốn ISP thuở ban đầu,
đến lúc đó, số lượng nhà kinh doanh dịch vụ Internet đang hoạt động thực tế
trên thị trường gồm có bốn IXP và tám ISP. “Thời sơ khai” của Internet Việt Nam
chỉ có các dịch vụ cơ bản: thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền dữ liệu, truy
nhập từ xa. Thì nay, các loại hình dịch vụ đã rất đa dạng và phong phú.
Năm 2003, với các quyết định cho giảm cước truy cập sử dụng Internet
ngang với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước còn rẻ hơn, đồng
thời cho phép các DN tự mình áp dụng các chính sách quản lý và ấn định mức
cước, số khách hàng thuê bao của các ISP tăng đột biến. VNPT tăng 258%, SPT
- 255%, NetNam - 227%, Viettel - 184% và FPT - 174%. Tuy nhiên, đến nay chất
lượng dịch vụ vẫn còn là nỗi khổ của khách hàng lẫn nhà cung cấp. Vấn đề chất
lượng chỉ được “cải thiện” bằng thiện chí chăm sóc khách hàng của các ISP chứ
chưa có một cuộc thay đổi toàn diện, mà điều dễ thấy nhất là ở tốc độ truy cập.
a. ADSL- cuộc “cách mạng” trong công nghệ!
Không thể không nhắc đến một công nghệ mà chính nó đã làm thị trường
Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, đó là: ADSL, ra đời vào cuối năm 2003
với nhà cung cấp đầu tiên là FPT (dù rằng VNPT giới thiệu thí điểm công nghệ
này trước).
Tháng 5/2003, dịch vụ Internet băng thông rộng, gọi tắt là ADSL, được chính
thức có mặt ngoài thị trường cũng ngay từ buổi ban đầu dịch vụ này luôn trong
tình trạng cung không đủ cầu. Các nhà cung cấp lắp đặt cáp tới đâu, khách hàng
đăng ký tới đó. Có nhiều khu vực, dù chưa có cáp nhưng đã có khách hàng
đăng ký “chờ”. Sau năm tháng triển khai, số khách thuê bao dịch vụ ADSL của
VNPT và FPT đã đạt đến gần 20.000, và sau một năm, số khách thuê bao đã
tăng lên đến 71.000.
Ban đầu, dịch vụ này chỉ được cung cấp cho người sử dụng tại Hà Nội và
TP.HCM. Đến nay, ADSL đã phủ khắp 64 tỉnh thành, từ đô thị cho đến các vùng
nông thôn với các nhà cung cấp VNPT, Viettel và EVN. Netnam, SPT và FPT chỉ
triển khai dịch vụ tại Hà Nội và TP.HCM. Riêng FPT, trong năm 2007 đã bắt đầu
mở rộng dịch vụ ADSL đến các tỉnh thành có số dân đông như Hải Phòng, Đà

Nẵng, Bình Dương và Đồng Nai.
Chính nhờ công nghệ băng thông rộng ADSL ra đời mà dịch vụ nội dung trên
môi trường mạng cũng phong phú hơn lúc ban đầu rất nhiều. Nhiều dịch vụ cao
cấp hơn như VoIP, Wi-Fi, các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng (chat, trò chơi
trực tuyến, blog...) ngày càng nhộn nhịp. Nhưng quan trọng hơn là khi băng
thông lớn, tốc độ truy cập nhanh, Internet Việt Nam đã có sự phát triển đột biến.
Bên cạnh các tờ báo điện tử lớn như VietNamNet, VnExpress,... các trang web
thông tin của các báo, doanh nghiệp và cá nhân đều phát triển rất mạnh. Đây
không chỉ là nơi cung cấp thông tin cho người đọc mà còn là nơi trao đổi kinh
nghiệm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người trong môi trường ảo.
b. Kết nối với thế giới

11

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
Khi mới kết nối, hạ tầng Internet Việt Nam chỉ có cổng kết nối đi Mỹ và Úc với
băng thông nhỏ, mức dự phòng thấp. Tháng 5/2005, hạ tầng Internet Việt Nam
kết nối với quốc tế đã phát triển đa hướng. Hướng đi quốc tế lên đến 12 hướng
qua tám quốc gia và lãnh thổ có lưu lượng trao đổi Internet lớn gồm Mỹ, Nhật,
Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Malaysia.
Với vai trò điều phối, tháng 10/2003, Bộ Bưu chính-Viễn thông (nay là Bộ
Thông tin-Truyền thông) đã tạo sự thống nhất giữa các IXP trong vấn đề kết nối
Internet trong nước bằng việc thành lập hệ thống VNIX - hệ thống mạng trung
chuyển lưu lượng Internet quốc gia. VNIX đã góp phần làm giảm sự quá tải, tăng
băng thông Internet trong nước, tránh lãng phí thuê kênh Internet quốc tế.
Việt Nam hiện nay có hai tuyến cáp quang biển là TVH và SMW3. Tuyến cáp
quang TVH được đưa vào khai thác từ năm 1995, kết nối với Thái Lan và Hồng

Kông để từ đó kết nối tiếp với hơn 30 hướng trên thế giới. Dung lượng mỗi
hướng là 560Mbps, sử dụng công nghệ PDH. Ngoài chức năng chuyển tải thông
tin, hệ thống TVH còn đảm đương nhiệm vụ phục hồi cho hệ thống SMW3.
Tuyến cáp quang SMW3 được đưa vào khai thác từ năm 1999, nối liền Việt Nam
với 35 điểm cập bờ trên thế giới, sử dụng công nghệ WDM, khai thác 16 bước
sóng với tốc độ 2.5Gbps trên mỗi bước sóng. Tuyến cáp quang SMW3 có trạm
cập bờ Đà Nẵng nối một bước sóng với Trung Quốc, một bước sóng với Hồng
Kông và hai bước sóng với Singapore.
c. Vẫn còn những điểm yếu
Theo nhiều chuyên gia của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), mặc dù
các ISP, IXP được cấp phát địa chỉ IP đủ cho mọi yêu cầu phát triển, nhưng khả
năng hoạch định của họ để sử dụng hợp lý địa chỉ vẫn còn ở mức hạn chế. Hiện
nay chỉ có ba trong số các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng định tuyến động để
thực hiện định tuyến, các ISP còn lại vẫn sử dụng định tuyến tĩnh thông qua một
nhà cung cấp nên không bảo đảm khả năng phòng chống lỗi. Những điểm yếu
của Internet Việt Nam còn thể hiện ở việc chưa quản lý tốt tài nguyên, chưa áp
dụng công nghệ IP thế hệ mới (IPv6). Hiện nay chỉ có VNPT đã đăng ký sử dụng
IPv6 nhưng cũng chưa sử dụng rộng rãi.
Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khai thác Internet đang là vấn đề nan
giải trong tình hình chung của ngành công nghệ thông tin hiện nay. Đội ngũ kỹ
thuật viên, lập trình viên có chất lượng luôn là nỗi khao khát của các nhà khai
thác. Bên cạnh đó, một vấn đề đang làm đau đầu các cơ quan chức năng là
chưa tìm ra cách để quản lý nội dung thông tin trên mạng như hiện tượng blog,
tung tin và hình ảnh phản cảm lên mạng mà thời gian qua làm xôn xao dư luận,
chưa ngăn chặn được những hành vi kinh doanh lậu thẻ điện thoại Internet trả
trước, khai thác trái phép hạ tầng Internet với mục đích ăn cắp cước viễn
thông…
Nhìn lại mười năm, ngỡ rằng quá dài nhưng ngần ấy thời gian thật ra chỉ mới
là bước khởi đầu cho một công nghệ chứa đựng biết bao điều kỳ diệu. Tin rằng,
Internet Việt Nam sẽ còn phát triển khi nhà nước, doanh nhgiệp và người dân

cùng hợp sức để phát triển dịch vụ này. Tương lai của Internet Việt Nam còn ở
phía trước... Sau đây là một vào số liệu thống kê (tham khảo) được về quá trình
phát triển Internet ở Việt Nam:

12

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
• Tình hình phát triển Internet tháng 9-2003.
Số lượng thuê bao quy đổi : 603.641
Số người sử dụng : 2.334.634
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : 2.86%
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 658Mbps
Tổng số địa chỉ IP đã cấp : 133.632
Tổng thuê bao băng rộng : 4.275
• Tình hình phát triển Internet tháng 9-2006.
- Số lượng thuê bao quy đổi : 3.860.264
- Số người sử dụng : 14.006.747
- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : 16.85%
- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 6.325Mbps
- Tổng số địa chỉ IP đã cấp : 798.464
- Tổng thuê bao băng rộng : 375.069
• Tình hình phát triển Internet tháng 9-2007
- Số lượng thuê bao quy đổi : 4.914.466
- Số người sử dụng : 17.546.488
- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : 20.85%
- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 12.115Mbps
- Tổng số địa chỉ IP đã cấp : 3.799.808

- Tổng thuê bao băng rộng : 1.036.883
-

Thị phần các ISP tại VN
(Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam-VNNIC )

Tổng số thuê bao quy đổỉ

Đơn vị
Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HPT)

Thị
phần
(%)

643

0,01

Tổng công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL)

810638

16,49

Công ty cổ phần dịch vụ Một kết nối (OCI)

130309

2,65


Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gòn (SPT)

203540

4,14

Công ty NETNAM - Viện CNTT (NETNAM)

78345

1,59

Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT)

910791

18,53

Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT)

2532108

51.52

1035

0,02

247057


5,02

Công ty SAXKD XNK điện tử Q.10 (TIE)
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN)

7.

Các phương pháp kết nối với Internet

7.1 Kết nối dạng cuộc gọi: Các phương pháp chính để tạo nối kết theo dạng
cuộc gọi gồm: Nối kết dạng máy chủ / Terminal (Host/Terminal Connection). Liên
kết dạng một máy tính TCP/IP riêng biệt (Individual Computer TCP/IP Link). Liên
kết TCP/IP thông qua mạng cục bộ.
a) Nối kết dạng máy chủ/Terminal
Cơ chế hoạt động:

13

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
* Máy tính của người sử dụng hoạt động như một Terminal được nối kết trực
tiếp với một máy tính chủ Internet (Internet Host)
* Người sử dụng dùng một chương trình mô phỏng Termial để thực hiện kết
nối.
* Chương trình thường dùng là VT100 Termial. Chương trình này có nhiệm
vụ báo cho modem để làm nhiệm vụ dial nếu cần; Quản lý việc truyền các ký tự
giữa máy tính của người

b) Liên kết dạng một máy tính TCP/IP riêng biệt.
Cơ chế hoạt động:
Máy tính của người sử dụng hoạt động như một máy chủ Internet. Các giao
thức này thường dùng giao thức SLIP (serial link internet protocol) hoặc PPP
(point to point protocol)
Máy tính của người sử dụng trở thành một máy chủ Internet ngang hàng với
máy chủ internet mà ta đã nối vào.
Những công việc có thể thực hiện:
Dowload tập tin đến chính máy của người sử dụng thay vì lên máy chủ
internet. Phụ thuộc vào phần mềm đang chạy trên máy tính mà đôi lúc có những
việc chúng ta không thực hiện được trên internet. Ví dụ: để nghe được các tin
tức oline thì máy tính của chúng ta phải có card âm thanh, loa (phần cứng), cài
chương trình Windows madia player….
Đôi khi có một vài thông tin mà người đưa lên internet không cho phép chúng
ta dowload bình thường mà cần phải hỗ trợ thêm phần mềm dowload….
7.2 Kết nối dạng liên kết tận hiến
Nối kết thường trực thông qua một đường dây điện thoại giữa hai modem
hay hai router. Với tốc độ đường truyền duwói 56kps thì dùng modem, còn tốc độ
>= 56kps thì dùng router. Kết nối theo kiểu này thì máy tính cá nhân hay một
mạng LAN sẽ được kết nối thường trực với internet.
CHƯƠNG 2:

1.

ĐỊA CHỈ TRÊN INTERNET

Địa chỉ nguồn tài nguyên thông tin Internet

Cuộc cách mạng CNTT-TT bùng nổ, với sự phổ cập của máy tính cá nhân
(PC) và sự ra đời của siêu xa lộ thông tin toàn cầu (Internet) nhân loại được

bổ sung thêm nguồn tài nguyên mới đó là thông tin. Cùng với 4 nguồn tài
nguyên truyền thống (con người, máy móc, nguyên liệu và đồng vốn), thông
tin đang dần khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển của nhân
loại.
1.1 Thông tin đang làm thay đổi cuộc sống

14

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
Cuộc cách mạng thông tin – truyền thông & Internet đang tạo ra hết những
bất ngờ này đến sự kỳ thú khác. Nó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng
về kỹ thuật công nghệ, về máy móc, về phần mềm hay tốc độ lưu chuyển và
xử lý dữ liệu, mà là cuộc cách mạng về xã hội và đổi mới tư duy. Con người
đang sinh sống trong một biển cả thông tin, và trong từng giây, từng phút đều
tiếp xúc với thông tin. Những khái niệm mới trong cuộc sống: không gian ảo,
cửa hàng ảo, ngân hàng ảo,… người tình ảo hay là chính phủ điện tử, tiền
điện tử và cao hơn là mọi giao dịch xã hội, kinh tế và quản lý nhà nước đều
được thực hiện trực tuyến trên không gian mạng.
Khi thông tin được xác định là nguồn tài nguyên mới nó đã và đang tác
động tích cực đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, làm thay đổi cả lối
sống, phong cách làm việc, tư duy của con người. Nhờ các phần mềm máy
tính, các mạng máy tính nội bộ, mạng diện rộng và mạng Internet hình thành
với công nghệ tiên tiến, khiến cho việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân
được thực hiện theo thời gian thực. Sự ngăn cách về không gian và thời gian,
sự cách trở do yếu tố văn hoá, bị lu mờ trong không gian số hoá. Tất cả mọi
hoạt động của các tổ chức, mọi giao tiếp, giao dịch của từng cá nhân và xã hội
được thực hiện trực tuyến trên không gian mạng với các tín hiệu thông tin số

hoá: thông qua Internet các dịch vụ y tế chất lượng cao và loại hình chữa
bệnh từ xa ra đời; Đào tạo từ xa xuất hiện, cung cấp dịch vụ giáo dục trực
tuyến cho mọi người; Thương mại điện tử với các siêu thị điện tử đầy ắp mọi
loại hàng hoá dịch vụ, cùng các xe mua hàng điện tử giúp mọi người thực hiện
việc mua hàng từ xa; Ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử, thanh toán từ xa
phát triển; Báo chí điện tử phát triển, mọi diễn biến trên phạm vi toàn thế giới
đều được cập nhật đầy đủ trên Internet giúp cho việc tiếp cận thông tin không
bị hạn chế…; rồi dịch vụ chính phủ điện tử ra đời, cung cấp các dịch vụ quản
lý hành chính thuận tiện đến mọi người dân, người dân có phương tiện và
công cụ hữu hiệu để phản ánh, để bầy tỏ chính kiến của mình với cơ quan
công quyền Nhà nước; căn bệnh cửa quyền, quan liêu có tính cố hữu của nhà
nước sẽ dần bị loại bỏ vì mọi thông điệp, thông tin về hoạt động quản lý của
nhà nước đều được phổ biến một cách rộng rãi đến toàn thể dân chúng.
Chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức cũng như cá nhân người tiêu
dùng dựa vào các nguồn tài nguyên thông tin mà mình sở hữu được để ra
các quyết định quản lý, kinh doanh và tiêu dùng. Các giao dịch kinh doanh,
trao đổi giữa các thành viên của xã hội đều dựa trên kết quả phân tích khách
quan từ các nguồn thông tin thu được. Để quyết định cho vay, hay cấp tín
dụng cho một khách hàng, các ngân hàng sẽ căn cứ vào các thông tin trong
quá khứ đã được lưu trữ. Để chọn một trường đại học, các sinh viên sẽ căn
cứ vào các thông tin xếp hạng của các tổ chức chuyên nghiệp. Còn các
trường lại dựa vào kết quả thi SAT, TOEFL, GRE của từng sinh viên do ETS
cung cấp để chọn sinh viên. CNTT đã tạo nên những thay đổi mang tính
cách mạng trong mọi lĩnh vực hoạt động. Việc ứng dụng CNTT làm thay đổi
sâu sắc vai trò của lực lượng lao động xã hội. CNTT được ứng dụng vào các
lĩnh vực hoạt động đã tạo nên một phương thức hoạt động mới hiệu quả cao.
1.2 Máy tính & mạng máy tính – Nền tảng Hệ thần kinh kỹ thuật số
Mạng không chỉ nối máy tính lại với nhau, còn hơn thế, thông qua máy
tính, chúng nối kết con người. Chính chức năng nối kết các cá nhân, các


15

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
nhóm trong một tổ chức khiến mạng máy tính cùng các thiết bị truy cập đầu
cuối đã trở thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trong mỗi tổ chức. Từ những
thông tin thu nhận được giúp từng cá nhân hiểu rõ được vấn đề, từ đó có thể
lựa chọn giải pháp hành động tối ưu cho từng vấn đề cụ thể phát sinh trong
công việc và sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
Nhờ những công cụ kết nối và tìm kiếm dữ liệu cho phép dễ dàng thu
thập, chia sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông tin này. Với việc,
tất cả mọi loại thông tin – số liệu, âm thanh, hình ảnh – đều có thể được đưa
về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và gửi
chuyển tiếp cho nhiều người; cùng sự ra đời các phần cứng tiêu chuẩn kế
hợp với phần mềm linh hoạt đã tạo điều kiện cho phép thiết lập những giải
pháp máy tính mạnh mẽ nhưng rẻ tiền, thích hợp với mọi loại tổ chức thuộc
mọi tầm cỡ, quy mô. Tận dụng ưu thế đặc điểm này của máy tính, các nhà
quản lý đã biến mỗi cá nhân với những công cụ – máy tính - trở thành một
trạm làm việc hiệu quả.
Dưới sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật số, việc phân phối thông tin cho
từng cá nhân trong cộng đồng ngày càng được đơn giản hoá (thuận tiện nhanh chóng – chính xác). Hệ thống thư điện tử với dung lượng hộp thư lên
100Mb, 250Mb (tương đương 500.000 trang text A4) và 1 Gb đã giúp việc trao
đổi thông tin với chất lượng ngày càng cao. Qua hệ thống E-Mail những cuộc
thảo luận, trao đổi liên quan đến mọi vấn đề, từ thư từ trao đổi công tác,
mệnh lệnh quản lý hành chính,…đến các lời tỏ tình riêng tư. Trong cuộc tái
cấu trúc lại hoạt động những năm đầu thập kỷ 90, Tập đoàn máy tính IBM đã
thông qua Internet và E-Mail để thu thập ý kiến của toàn thể nhân viên IBM
làm việc trên toàn thế giới. Kết quả, sau 1 tuần đã có 54 nghìn ý kiến của nhân

viên IBM làm việc tại 163 quốc gia khắp địa cầu đề xuất sáng kiến của mình.
Chính từ nguồn trí tuệ tập thể này, mà IBM đã vượt qua khủng hoảng, xác lập
lại vị thế của mình trên thương trường.
Kỹ thuật số không những có thể làm thay đổi quy trình sản xuất, kinh
doanh, thậm chí nó còn có thể giải phóng nhân viên khỏi những quy trình
chậm chạp, cứng nhắc của việc xử lý giấy tờ hành chính. Với văn phòng số
hoá - văn phòng không giấy tờ ra đời, con người dần thoát ly khỏi đống văn
bản giấy đồ sộ: không phải lục lọi hàng đống giấy tờ để tìm được thứ mình
cần; không còn phải bới hàng núi sách vở, tài liệu để tìm một bản báo cáo
khoa học năm trước; không còn cảnh những hồ sơ gửi lầm địa chỉ, hoá đơn bị
mất, những số liệu ghi sai, những dòng chữ nhập nhèm vì lão hoá do thời
gian. Máy tính với giao diện đồ hoạ và các công cụ phân tích dữ liệu đã làm
cho việc phối hợp nhiều loại dữ kiện khác nhau trở nên dễ dàng. Với mọi cá
nhân, tổ chức đều có thể dễ dàng truy cập Internet khai thác sử dụng nguồn
tài nguyên số hoá của toàn nhân loại.
1.3 Thông tin vũ khí cạnh tranh lợi hại
Sự phát triển dồn dập cùng tính năng dễ vận chuyển (thông qua Modem)
khiến thông tin nhanh chóng giành lấy quyền chiếm hữu những phương tiện
sản xuất mới. Thông tin đang ngày càng trở thành một phương tiện sản xuất
mới thay thế tư bản và đất đai. Mâu thuẫn mới xuất hiện giữa “người giàu
thông tin” và “kẻ nghèo thông tin”. Hố ngăn cách số dẫn đến sự xung đột

16

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
quyền lợi trên phạm vi toàn cầu: Đại bộ phận dân chúng trên thế giới bị khống
chế về mặt thông tin bởi một thiểu số ít người.

Thông tin ngày càng trở thành loại vũ khí cạnh tranh lợi hại, là nguồn lực
quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của một tổ chức. CNTT-TT thúc
đẩy sự đổi mới, phát triển của các doanh nghiệp, kéo theo nó là sự thịnh
vượng của quốc gia và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được nâng cao.
Cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, tương lai gần sẽ không còn công
nghệ hay sản phẩm quốc gia, công ty quốc gia hay các ngành kinh doanh
quốc gia, mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những kỹ năng và sáng kiến riêng của
các thành viên của nó. Trong bối cảnh đó, các tổ chức, nhất là các doanh
nghiệp cần hoạch định chiến lược và đổi mới liên tục để thích nghi và phát
triển bền vững.
Với việc “bùng nổ thông tin” cùng sự bao trùm của việc ứng dụng CNTTTT trong mọi lĩnh vực khiến cho việc lựa chọn thông tin tránh việc “nhiễu thông
tin” là một vấn đề nan giải đối với mọi cá nhân và tổ chức. Đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT-TT trở thành một phần không thể thiếu trong các
chiến lược cạnh tranh của các tổ chức, các doanh nghiệp và quốc gia. Chỉ có
sự trợ giúp của các thiết bị CNTT mới đảm bảo cho họ có phản ứng kịp thời
với mọi thay đổi của môi trường xung quanh, giúp họ có những quyết định
đúng đắn trong điều hành hoạt động của tổ chức. Xác định được tầm quan
trọng của CNTT-TT và nguồn lực thông tin, ngay từ những năm 1990 hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều hoạch định chiến lược phát triển CNTT-TT, xây
dựng và phát triển một nền tảng hạ tầng kỹ thuật thông tin hiện đại. Ngành
công nghệ mới mẻ này đã không ngừng lớn mạnh. Nếu như năm 1995, giá trị
sản xuất công nghiệp CNTT chiếm 6% GDP của thế giới, đến nay đã chiếm
hơn 15%.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, khai thác và phát huy nguồn lực thông tin
trong mọi hoạt động văn hoá – xã hội, kinh tế - chính trị đang là vấn đề thời sự
trên phạm vi toàn thế giới. Ứng dụng CNTT-TT để phát triển một cách nhanh
chóng mọi năng lực, nguồn lực của xã hội, đổi mới hoạt động sản xuất kinh
doanh đang trở thành yêu cầu bắt buộc có tính chất sống còn đối với mọi quốc
gia trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.


2.

Hệ thống địa chỉ IP

Trong mạng, thiết bị nào cũng phải có địa chỉ riêng cho mỗi kết nối. Nhờ địa
chỉ này, các gói tin trao đổi giữa hệ thống máy tính (máy chủ, máy khách) mới
được nhận biết để chuyển đi, cũng như anh bưu tá phải biết số nhà để gửi thư.
IP là chữ viết tắt của Internet Protocol (giao thức Internet). Mỗi gói tin IP sẽ
bao gồm một địa chỉ IP nguồn và một địa chỉ IP đích. Tất nhiên, hệ thống "số
nhà" trên Internet phức tạp và thú vị hơn nhiều so với nhà cửa trong thực tế.
Địa chỉ IP bao giờ cũng gồm 4 nhóm số, các con số này được biểu diễn như
đã trình bày: 4 phần giá trị thập phân được phân cách bởi các dấu chấm. Mỗi

17

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
phần của địa chỉ IP là một giá trị trong khoảng 0 và 255, nó được biểu diễn bằng
1 byte trên bộ nhớ máy tính. Như thế địa chỉ IP về mặt lý thuyết có thể chạy từ
0.0.0.0 đến 255.255.255.255.
 Địa chỉ IP được chia thành nhiều loại. Cụm số bên trái của địa chỉ IP xác
định lớp.
 Lớp A gồm những số từ 0 đến 127. Về mặt lý thuyết mạng lớp A có thể có
16.777.216 máy chủ.
 Mạng lớp B gồm những số từ 128 đến 191. Về mặt lý thuyết mạng lớp
này có thể có 65.536 máy chủ.
 Mạng lớp C gồm những số từ 192 đến 223 và mỗi mạng có thể có 254
máy chủ.

IP tĩnh và động
Mỗi thiết bị trong một mạng IP được chỉ định bằng một địa chỉ vĩnh viễn (IP
tĩnh) bởi nhà quản trị mạng hoặc một địa chỉ tạm thời, có thể thay đổi (IP động)
thông qua công cụ DHCP (giao thức cấu hình host động sẽ tự động xác định địa
chỉ IP tạm thời) ngay trên Windows Server.
Các router (bộ định tuyến), firewall (tường lửa) và máy chủ proxy dùng địa chỉ
IP tĩnh còn máy khách có thể dùng IP tĩnh hoặc động.
Thường thì các nhà cung cấp Internet DSL hay cáp sẽ chỉ định loại IP động
cho bạn. Trong các router và hệ điều hành, cấu hình mặc định cho các máy
khách cũng là IP động. Loại địa chỉ này hay được dùng cho máy tính xách tay
kết nối Wi-Fi, PC truy cập bằng Dial-up hay mạng riêng.
Phân phối địa chỉ IP
Trên thế giới có hàng chục triệu máy chủ và hàng trăm nghìn mạng khác
nhau. Do đó, để quản lý sao cho địa chỉ IP không trùng nhau, một tổ chức mang
tên Network Information Center (NIC) ra đời với nhiệm vụ phân phối Net ID (địa
chỉ mạng) cho các quốc gia. Ở mỗi nước lại có một trung tâm quản lý Internet
làm công việc phân phối Host ID (địa chỉ máy chủ). Tại Việt Nam, nếu muốn thiết
lập một hệ thống máy chủ, khách hàng có thể tới VNNIC để đăng ký IP tĩnh với
mức phí từ 1 đến 285 triệu đồng, tùy theo quy mô sử dụng. (Xem chi tiết tại đây)
Cấu trúc và phân lớp địa chỉ IP
Các địa chỉ này được viết dưới dạng một tập hợp bộ số (octet) ngăn cách
nhau bằng dấu chấm (.). Nếu biết địa chỉ IP của một website, bạn có thể nhập
vào trình duyệt để mở mà không cần viết tên miền. Hiện nay có 2 phiên bản là

18

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.

IPv4 và IPv6, trong đó IPv4 là chuẩn đang dùng rộng rãi với độ dài 32 bit. Nhưng
trong tương lai, khi quy mô của mạng mở rộng, người ta có thể phải dùng đến
IPv6 là chuẩn 128 bit.
Xét trong phiên bản IPv4, địa chỉ 32 bit này được chia làm 4 bộ, mỗi bộ 8 bit
(viết theo dạng nhị phân gồm các số 0 và 1) được đếm thứ tự từ trái sang phải.
Bạn đọc có thể dùng trang web này để chuyển đổi giữa hai hệ đếm.

Nếu viết theo dạng thập phân (thường dùng để dễ nhận biết), địa chỉ IP có
công thức là xxx.xxx.xxx.xxx, trong đó x là số thập phân từ 0 đến 9. Tuy vậy, khi
0 đứng đầu mỗi bộ số, bạn có thể bỏ đi, ví dụ 123.043.010.002 được viết thành
123.43.10.2.
Cấu trúc trên thể hiện 3 thành phần chính là
Class bit

Net ID

Host ID

Phần 1 là bit nhận dạng lớp, dùng để xác định địa chỉ đang ở lớp nào.
Địa chỉ IP được phân thành 5 lớp A, B, C, D, E, trong đó lớp D, E chưa dùng
tới. Ta xét 3 lớp đầu với hệ đếm nhị phân.
Lớp A:

Như vậy, bit nhận dạng thứ nhất của lớp A bằng 0, 7 bit còn lại dành cho địa
chỉ mạng Net ID, phần tiếp theo dành cho địa chỉ máy chủ Host ID. Vùng số của
mạng được gọi là tiền tố mạng (network prefix). Lớp A áp dụng khi địa chỉ
network ít và địa chỉ máy chủ nhiều. Tính ra, ta được tối đa 126 mạng và mỗi
mạng có thể hỗ trợ tối đa 167.777.216 máy chủ. Vùng địa chỉ lý thuyết tính theo
hệ đếm thập phân từ 0.0.0.0 đến 127.0.0.0 (thực tế ta không dùng các địa chỉ
đều có giá trị bit bằng 0 hay 1).

Lớp B:

Bit nhận dạng của lớp B là 10, 14 bit còn lại dành cho Net ID. Lớp này áp
dụng khi địa chỉ mạng và địa chỉ máy chủ ở mức vừa. Tính ra, ta được tối đa
16.382 mạng, mỗi mạng phục vụ tối đa 65.536 máy chủ. Vùng địa chỉ lý thuyết từ
128.0.0.0 đến 191.255.0.0.

19

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
Lớp C:

Bit nhận dạng của lớp C là 110, 21 bit còn lại dành cho Net ID. Lớp này áp
dụng khi địa chỉ mạng nhiều và địa chỉ máy chủ ít. Tính ra, ta được tối đa
2.097.150 mạng, mỗi mạng phục vụ tối đa 254 máy chủ. Vùng địa chỉ lý thuyết từ
192.0.0.0 đến 223.255.255.0.
Địa chỉ IP cho mạng riêng
Trên thực tế, khi phạm vi hoạt động mạng mở rộng, nếu công ty phải đi xin
thêm địa chỉ thì sẽ tốn kém. Hơn nữa, có khi một mạng nhỏ chỉ gồm vài chục
máy chủ và điều này gây lãng phí rất nhiều địa chỉ còn lại. Do đó, người ta nghĩ
đến mạng riêng (private network) để tận dụng nguồn tài nguyên. Các thiết bị
trong một mạng nội bộ sẽ dùng địa chỉ IP riêng mà không kết nối trực tiếp với
Internet.
Các mạng riêng này trở nên phổ biến với thiết kế LAN vì nhiều tổ chức thấy
rằng họ không cần địa chỉ IP cố định trên toàn cầu cho mỗi máy tính, máy in,
máy fax... Các router trên Internet thường được định cấu hình để từ chối kết nối
dùng địa chỉ IP riêng. Chính sự "cách ly" này đã khiến mạng riêng trở thành hình

thức bảo mật cơ bản vì người ngoài không kết nối trực tiếp được với máy trong
network đó. Cũng vậy, do các mạng riêng này không thể kết nối trực tiếp với
nhau nên chúng có thể dùng một vùng địa chỉ IP con giống nhau mà không gây
xung đột gì.
Cách phân chia địa chỉ mạng con như sau:
Về bản chất, ta sẽ tận dùng các bộ số không dùng đến của địa chỉ máy chủ
để mở rộng quy mô cho mạng. Subnet Mask (giá trị trần của từng mạng con) cho
phép bạn chuyển đổi một mạng lớp A, B hay C thành nhiều mạng nhỏ, tùy theo
nhu cầu sử dụng. Với mỗi giá trị trần này, bạn có thể tạo ra một tiền tố mạng mở
rộng để thêm bit từ số máy chủ vào tiền tố mạng. Việc phân chia này sẽ dễ hiểu
hơn khi bạn dùng hệ đếm nhị phân.
- Các bit được đánh số 1 nếu bit tương ứng trong địa chỉ IP là một phần của
tiền tố mạng mở rộng.
- Các bit được đánh số 0 nếu bit là một phần của số máy chủ.
Ví dụ tiền tố mạng lớp B luôn bao gồm 2 bộ số đầu của địa chỉ IP, nhưng tiền
tố mạng mở rộng của lớp B lại dùng cả bộ số thứ 3.
Ví dụ 1: Nếu có địa chỉ IP lớp B là 129.10.0.0 và bạn muốn dùng cả bộ số
thứ 3 làm một phần của tiền tố mạng mở rộng thay cho số máy chủ, bạn phải

20

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
xác định một giá trị trần của mạng con là: 11111111.11111111.11111111.00000000
(255.255.255.0). Như vậy, giá trị trần này chuyển địa chỉ của lớp B sang địa chỉ
lớp C, nơi số máy chủ chỉ gồm bộ số thứ 4. Ký hiệu /24 thể hiện bạn đã dùng 24
bit đầu để làm tiền tố mạng mở rộng.
Ví dụ 2: Nếu ta chỉ muốn dùng một phần của bộ số thứ 3 cho tiền tố mạng

mở rộng, hãy xác định giá trị trần của địa chỉ mạng con là
11111111.11111111.11111000.00000000 (255.255.248.0), trong đó chỉ có 5 bit của
bộ số thứ 3 được đưa vào tiền tố mạng mở rộng. Lúc này ta có ký hiệu /21.

Để xác định Subnet Mask dựa trên số máy chủ mình muốn, bạn có thể tham
khảo bảng sau:
Số máy chủ

Số bit sử dụng cho mạng
mở rộng

Giá trị trần

16.777.216

/8

255.0.0.0 Mạng lớp A

65.536

/16

255.255.0.0 Mạng lớp B

32.768

/17

255.255.128.0


16.384

/18

255.255.192.0

8.192

/19

255.255.224.0

4.096

/20

255.255.240.0

2.048

/21

255.255.248.0

1.024

/22

255.255.252.0


512

/23

255.255.254.0

256

/24

255.255.255.0 Mạng lớp C

128

/25

255.255.255.128

64

/26

255.255.255.192

32

/27

255.255.255.224


16

/28

255.255.255.240

8

/29

255.255.255.248

4

/30

255.255.255.252

Không sử
dụng

/31

255.255.255.254

1

/32


255.255.255.255 Địa chỉ máy chủ
duy nhất

21

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
Chú ý: Địa chỉ đầu tiên và cuối cùng của mạng con được giữ lại, trừ /32 vì
đây là địa chỉ máy chủ duy nhất.
Xác định địa chỉ để sử dụng với giá trị trần của mạng con
Địa chỉ cho lớp C
Đối với một mạng có từ 2 đến 254 máy chủ, bộ số thứ 4 sẽ được dùng đến,
bắt đầu từ 0. Ví dụ, mạng con 8 máy chủ (/29) sẽ có vùng địa chỉ như sau:
Mạng con /29 (255.255.255.248)

Vùng địa chỉ

192.168.0.0

192.168.0.0 - 192.168.0.7

192.168.0.8

192.168.0.8 - 192.168.0.15

192.168.0.16

192.168.0.16 - 192.168.0.31


...

...

192.168.0.248

192.168.0.248 -192.168.0.255

Chú ý: địa chỉ đầu tiên và cuối cùng của mạng con được giữ lại. Bạn không
dùng được 192.168.0.0 hay 192.168.0.7.
Nói tóm lại, các vùng địa chỉ sau được chỉ định cho mạng riêng:




10.0.0.0 - 10.255.255.255 (lớp A)
172.16.0.0 - 172.31.255.255 (lớp B)
192.168.0.0 - 192.168.255.255 (lớp C)

Thiết lập và xem địa chỉ IP trên máy tính
Khi xây dựng một mạng
nội bộ gồm máy chủ và máy
khách, bạn sẽ phải vào hệ
thống để lập địa chỉ IP. Nhấn
chuột phải vào biểu tượng My
network
places,
chọn
Properties. Tiếp tục nhấp

chuột phải vào biểu tượng
Local Area Connection >
Properties > chọn Internet
Protocol
(TCP/IP)
>
Properties. Một bảng sau hiện
ra:

22

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
Muốn xem địa chỉ này, bạn vào menu Start > All Programs > Accessories >
Command Prompt. Khi màn hình Dos hiện ra, gõ ngay vào vị trí con trỏ chữ
"ipconfig". Cách khác: Start > Run > gõ ipconfig > OK.

Khi một thiết bị nào đó trên network riêng cần liên hệ với các mạng
khác, người dùng phải đảm bảo mạng ngoài có dùng địa chỉ IP thực để
các router chấp nhận kết nối. Thường thì "cánh cổng" router này chính là
thiết bị dịch địa chỉ mạng (NAT - network address translation) hoặc công
đoạn đó được thực hiện nhờ một máy chủ proxy.
3.

Hệ thống tên miền (DNS)

DNS (Domain Name Server) hay còn gọi là máy chủ tên miền - là một trong
những khâu vô cùng quan trọng trong tiến trình duyệt web của bạn.

Mỗi máy tính trên Internet được đánh dấu bằng một địa chỉ IP, là một mớ số.
Tuy nhiên, không thể bắt người dùng nhớ cái mớ số đó, nhất là trong tương lai
địa chỉ IP sẽ dài gấp bốn lần địa chỉ IP hiện nay (IPV6, 128 bits).

3.1 DNS làm việc như thế nào?
DNS (Domain Name System) là một hệ cơ sở dữ liệu phân tán dùng để ánh
xạ giữa các tên miền và các địa chỉ IP. DNS đưa ra một phương pháp đặc biệt để
duy trì và liên kết các ánh xạ này trong một thể thống nhất.
Trong phạm vi lớn hơn, các máy tính kết nối với internet sử dụng DNS để tạo
địa chỉ liên kết dạng URL (Universal Resource Locators). Theo phương pháp
này, mỗi máy tính sẽ không cần sử dụng địa chỉ IP cho kết nối mà chỉ cần sử
dụng tên miền (domain name) để truy vấn đến kết nối đó. Với mô hình phân cấp
như hình dưới đây :
3.2 Mô hình phân cấp tên miền
Để hiểu rõ hơn về hoạt
động của DNS chúng ta xét
ví dụ và tham khảo hình vẽ
dưới đây:
Giả sử PC A muốn truy
cập
đến
trang
web
www.yahoo.com và server
vvn chưa lưu thông tin về
trang web này, các bước
truy vấn sẽ diễn ra như
sau:

23


Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.











Đầu tiên PC A gửi một request hỏi server quản lý tên miền vnn hỏi thông
tin về www.yahoo.com.
Server quản lý tên miền vnn gửi một truy vấn đến server top level domain.
Top level domain lưu trữ thông tin về mọi tên miền trên mạng. Do đó nó sẽ
gửi lại cho server quản lý tên miền vnn địa chỉ IP của server quản lý miền
com (gọi tắt server com).
Khi có địa chỉ IP của server quản lý tên miền com thì lập tức server vnn
hỏi server com thông tin về yahoo.com. Server com quản lý toàn bộ
những trang web có domain là com, chúng gửi thông tin về địa chỉ IP của
server yahoo.com cho server vnn.
Lúc này server vnn đã có địa chỉ IP của yahoo.com rồi. Nhưng PC A yêu
cầu dịch vụ www chứ không phải là dịch vụ ftp hay một dịch vụ nào khác.
Do đó server vnn tiếp tục truy vấn tới server yahoo.com để yêu cầu thông
tin về server quản lý dịch vụ www của yahoo.com.

Lẽ đương nhiên khi nhận được truy vấn thì server yahoo.com gửi lại cho
server vnn địa chỉ IP của server quản lý />Cuối cùng là server vnn gửi lại địa chỉ IP của server quản lý
www.yahoo.com. cho PC A và PC A kết nối trực tiếp đến nó. Và bây giờ
thì server vnn đã có thông tin về www.yahoo.com cho những lần truy vấn
đến sau của các client khác.

24

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Bài giảng: Sử dụng Internet.
CHƯƠNG 3:

1.

DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ

Giới thiệu

Dịch vụ thư điện tử cung cấp một phương pháp trao đổi thông điệp với nhau
một cách nhanh chóng và tin cậy. Đầu tiên cho phép chuyển các thông điệp là
các thư tín dạng văn bản (ASCII), sau đó cho phép gữi kèm vào các tập tin có
những kiểu dữ liệu khác nhau.
2.

Mô hình tổ chức của dịch vụ thư điện tử (*)

Dịch vụ thư điện tử có thể được tổ chức theo các mô hình sau:
Hệ thống thư cục bộ (Local mail system)

Hệ thống thư dạng UUCP (Unix to Unix Copy)
Hệ thống thư Internet.
2.1 Hệ thống thư cục bộ: Hệ thống thư được sữ dụng bên trong một mạng
cục bộ, cho phép người sữ dụng trong mạng có thể trao đổi thông điệp với
nhau.
2.2 Hệ thống thư dạng UUCP (Unix to Unix Copy Protocol). Các hệ thống
dựa trên các máy chạy hệ điều hành Unix. Các máy Unix lúc bấy giờ được nối
nhau tạo thành một chuổi. Địc chỉ nơi nhận mô tả đường đi của thông điệp gọi là
địa chỉ theo đường dẫn bang (bang path).
Computer3! Computer2! Computer1! Người nhận
2.3 Hệ thống thư Internet.
a) Mô hình khác hàng - phục vụ của hệ thống Internet. Hệ thống Internet
được tổ chức theo dạng khách – phục vụ (client/server). Thành phần khách hàng
được gọi là UA (User Agent). Phần phục vụ được gọi là MTA (Message Transport
Agent) hay TA (Transport Agent). Mô hình của hệ thống thư dạng này được mô
tả như sau :
Thông điệp đi (Outgoing Message)
Thông điệp đến (Incomming Message)
a.1) User Agent (UA): là một chương trình khách hàng, thực hiện các công
việc sau: Tạo ra thông điệp hay thư điện tử; đóng gói thư theo một qui cách; gửi
thư tới MTA để chuyển đi; kiểm tra và nhận các thông điệp; đọc các thông tin đã

25

Biên soạn: Nguyễn Thị Như Quyến


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×