Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.96 KB, 3 trang )

HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
Biến đổi khi hậu tác động tơi tất cả các vùng miền, các lĩnh vực. Tuy nhiên, vùng ven bi ển, đ ồng
bằng, các lĩnh vực tài nguyên nước, nông nghiệp và s ức kh ỏe sẽ b ị tác đ ộng m ạnh h ơn, trong đó
người nghèo sẽ chịu tác động trước tiên và nặng nề nhất.
1.Tài nguyên nước.
Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thi ếu n ước. D ưới tac đ ộng c ủa bi ến đ ổi khí h ậu, khi
nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời tiết, khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh
hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt.
Nhu cầu nước sinh hoạt cho con người, nước phục v ụ cho sản xu ất nông nghi ệp, công nghi ệp,
năng lượng, giao thông… đều tăng. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi nước của các hồ ao, sông, su ối…)
cũng tăng. Hậu quả dẫn đến là sự suy thoái tài nguyên n ước cả về l ượng và ch ất sẽ tr ở nên
trầm trọng hơn.
Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy cảu các con sông, c ường đ ộ các
trận lũ, tần suất và mức độ khắc nghiệt của hạn hán.
Khi băng tuyết ở các cực và đỉnh núi cao (dãy Hymalaya…) tan sẽ làm tăng dòng ch ảy ở các sông
và làm tăng lũ lụt. Khi các dòng sông băng trên núi c ạn, lũ l ụt sẽ gi ảm đi nh ưng khi đó các dòng
chảy cũng giảm đi, thậm chí cạn kiệt. Nạn thiếu nước sẽ trầm tr ọng h ơn. Đi ều này r ất đ ặc
trưng cho các nước châu Á với nguồn nước sông ngòi phụ thuộc nhiều vào nước thượng nguồn.
Một hậu quả nghiêm trọng khác của biến đổi khí hậu tới tài nguyên n ước là h ạn hán gia tăng.
Hạn hán không những dẫn tới hậu quả những làm giảm năng suất mùa màng, thậm chí m ất
trắng, mà còn là nguy cơ dẫn tới hoang mạc hóa, làm tăng nguy cơ cháy rừng gây thi ệt hại to l ớn
về nhiều mặt.
Nước cần cho sự sống (cho bản thân con người và thế gi ới sinh v ật), cho phát tri ển nông
nghiệp, công nghiệp v.v. Vì vậy, sự suy thoái tài nguyên n ước sẽ là y ếu t ố r ất quan tr ọng tác
động trực tiếp tới đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã hội.
2.Nông nghiệp.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 75% dân số sống bằng nghề nông và 70% lãnh th ổ là
nông thôn. Sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn ch ủ yếu d ựa trên các h ộ cá th ể, quy mô nh ỏ,
trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao và còn phụ thu ộc r ất nhiều vào th ời ti ết, khí h ậu. Khi nhi ệt
độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khi h ậu tăng sẽ ảnh h ưởng r ất l ớn t ới s ản xu ất
nông nghiệp, nhất là trồng trọt, làm tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng.


Sự gia tăng của thiên tai và các hiện t ượng c ực đoan c ủa th ời ti ết, khí h ậu nh ư bão, lũ l ụt, h ạn
hán, giá rét sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ t ới s ản xuất nông, lâm nghi ệp và th ủy h ải s ản.
Trong thời gian qua, nhiều địa phương, mùa màng đã bị thất bát ho ặc m ất tr ắng do thiên tai (lũ
lụt và hạn hán).


Mùa màng.

Mất đất canh tác do ngập lụt/ nước biển dâng.


Thiên tai làm mất hoặc thiệt hại cho mùa màng.
Sự bất thường về thời tiết (sinh khí hậu) làm giảm năng suất cây trồng.
Các hiện tượng cực đoan của thời tiết (rét hại) gây ra mất mùa.
Sâu bệnh gia tăng…


Chăn nuôi.

Đối với động vật nuôi, tac động của biến đổi khí hậu cũng rất rõ rệt:
Trong những năm gần đây, cac vụ dịch gia cầm, gia súc (cúm lợn, lợn ngh ệ,…), dịch th ủy h ải s ản
(tôm cá) đã gây ra thiệt hại đáng kể ở nhiều địa phương.
Nắng nóng, rét hại ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất c ủa mùa màng và v ật
nuôi, thậm chí gây chết hàng loạt. Các đợt rét hại ở vùng nui phía Bắc đã làm ch ết nhi ều trâu bò
(33.000 con năm 2007-2008 và hơn 12.000 con năm 2010-2011).
3. Sức khỏe.
Biến đổi khí hậu gây ra chết chóc và bệnh tật thông qua:
Hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt/n ắng nóng, rét hại, bão, lũ l ụt, s ạt l ở đ ất đá,
hạn hán…
Do nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác động của sự thay đổi chế đ ộ nhi ệt, đ ộ ẩm và môi tr ường,

nhât là các bệnh truyền qua vật trung gian nh ư sốt rét, s ốt xu ất huy ết, viêm não, qua môi
trường nước (các bệnh đường ruột) và các bệnh khác (suy dinh d ưỡng, bệnh về ph ổi…). Nh ững
bệnh này đặc biệt có cơ hội bùng phát tới các vùng kém phát triển, đông dân và có t ỉ l ệ đói
nghèo cao.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua cũng xuất hiện một số bệnh m ới ở người và đ ộng v ật (H1N1,
H7N9, dịch lợn tai xanh,dịch tay chân miệng), m ột s ố b ệnh cũ quay tr ở l ại (t ả), nhi ều b ệnh có
diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết), gây ra những thiệt hại đáng kể.
4. Biến đổi khí hậu tác động đến vùng ven biển.
Vùng ven biển là vùng chịu tác động nặng nề nh ất của biến đ ổi khí h ậu theo c ả hai h ướng: t ừ
biển vào (bão tố, nước biển dâng, xâm nhập mặn…) và t ừ đ ất li ền ra (lũ sông, ô nhi ễm theo l ưu
vực sông).
Nước biển dâng cao gây ra ngập lụt, ảnh hưởng đ ến cơ sở hạ tầng, các ho ạt đ ộng kinh t ế bi ển
và ven biển, mất đất ở và đất canh tác.
Xói lở bờ biển.
Xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng, ảnh hưởng tới trồng tr ọt, nuôi tr ồng th ủy s ản và đ ời
sống.


Các hệ sinh thái biển (san hô, cơ biển) và ven biển (r ừng ngập mặn) bị ảnh hưởng.
5. Biến đổi khí hậu tác động đến vùng núi.
Tình hình và nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ bùn đá tr ượt l ở di ễn ra ngày càng nghiêm tr ọng. T ại các
tỉnh miền Bắc, những nơi bị lũ quét nặng nề nhất là Lai Châu, Sơn La và Hà Giang.
Hạn hán cũng đã xuất hiện nhiều hơn, một số vùng đã xuất hiện dấu hiệu hiện tượng hoang
mạc hóa và chắc chắn sẽ trầm trọng hơn trong những thập kỷ tới.
Đất bị xói mòn, rửa trôi: các vùng đồi núi miền Bắc và mi ền Trung có nguy c ơ xói mòn m ạnh
hơn do chịu tác động của mưa bão tập trung, địa hình d ốc và chia c ắt m ạnh, có nhi ều di ện tích
đất tầng mỏng. lớp thực bì bị tàn phá mạnh trong thời gian dài.
Sạt lở đất: không chỉ làm lấp đất đang sản xuất mà còn làm cho vi ệc đ ịnh hình m ột s ố khu s ản
xuất ở miền đồi núi trở nên thiếu ổn định. Ở Mường Tè (Lai Châu), Yên Châu (S ơn La) và Tr ạm
Tấu (Hoàng Liên Sơn) các trận mưa rào đầu vụ đã làm trượt cả tầng đất mặt l ẫn cây lúa, cây

ngô non xuống chân dốc. Sạt lở còn làm hư hại đường giao thông, công trình xây d ựng và có
những đợt đã vùi lấp cả bản làng, cả những đoạn sông suối.
Nguồn: GS. TSKH Trương Quang Học (chủ biên), Hỏi đáp về biến đ ổi khí h ậu, Trung tâm Phát
triển Nông thôn bền vững, Hà Nội, 2001.



×