Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Những vấn đề đặt ra trong sự phát triển của ĐBSCL dưới tác dụng của biển đổi khí hậu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.08 KB, 7 trang )

Câu hỏi:
Những vấn đề đặt ra trong sự phát triển của ĐBSCL dưới tác dụng của
biến đổi khí hậu?
Bài làm:
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc dài hơn.
Những biểu hiện của hiện tượng biến đổi khí hậu còn gồm có:
- Mực nước biển dâng cao khi các tấm băng ở hai cực tan dần
- Lượng mưa thay đổi thất thường, nhiều vùng trên thế giới sẽ có hạn hán
kéo dài, nhiều vùng khác lại bị lũ lụt trầm trọng.
- Lưu lượng nước trên các sông ngòi thay đổi thất thường , khi thì quá cao
trong mùa mưa và khi thì quá thấp trong mùa khô.
- Các hiện tượng cực đoan như bão, lũ sẽ tăng cao cả về tần suất và về
cường độ.
- Và nhiều hiện tượng kácthường khác…
khoảng thời gian dài, thờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
1
Nước biển dâng cao lấn chiếm các vùng đất ven biển
1. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam và tại
ĐBSCL.
1.1. Trên phạm vi cả nước:
Theo Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi
trường, trong 70 năm (1931 - 2000), nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng lên
0,7
0
C và mực nước biển dâng cao thêm 20 cm. Nhiệt độ trung bình 4 thập kỷ
gần đây (1961 - 2000), cao hơn 3 thập kỷ trước đó (1931 - 1960). Trong khi đó,
các cơn bão có xu hướng dịch chuyển vào phía Nam và mùa bão cũng chuyển
dần về cuối năm; nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã xuất hiện, gây hậu quả
nặng nề về người và tài sản ở các địa phương trong cả nước (GS.TSKH Nguyễn


Đức Ngữ).
Số lượng những đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ
rệt trong 2 thập niên gần đây, như năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15 - 16 đợt
không khí lạnh (bằng 56% trung bình nhiều năm).
2
Đo bằng cột mốc thuỷ triều
Đo bằng vệ tinh
Năm
1880 1900 1920 1940 1960 1980 2000
100
50
0
-50
-100
-150
-200
Mực nước biển
(mm)
NƯỚC BIỂN DÂNG QUA CÁC NĂM
1888 - 2000
Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về
các vĩ độ phía nam, mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di
chuyển dị thường hơn. Sau bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống.
Nhiều hiện tượng thiên nhiên trái với quy luật đã diễn ra. Triều cường,
mưa bão xảy ra nhiều hơn tại TPHCM, Hà Nội Miền Trung liên tục trải qua
những đợt nắng nóng kéo dài. Những cơn bão, lũ quét ở các vùng núi phía Bắc
diễn ra bất ngờ với sức tàn phá ngày càng ác liệt.
Theo tính toán, dự báo xu thế BĐKH ở Việt Nam những năm tới như sau:
+ Nhiệt độ trung bình có thể tăng lên 3
0

C vào năm 2100;
+ Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có thể
tăng từ 0% đến 10% vào mùa mưa và giảm từ 0% đến 5% vào mùa khô, tính
biến động của mùa tăng lên;
+ Mực nước biển trung bình trên dải bờ biển có thể dâng lên 1m vào năm
2100.
1.2. Tại ĐBSCL:
ĐBSCL thường xuyên chịu tác động của BĐKH với sự tác động kép của
nước ở thượng nguồn đổ về và tác động từ biển. Trong đó sự hoạt động của biển
ảnh hưởng vô vùng to lớn đến diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất phù sa bị
chìm ngập trong nước sẽ tăng lên gây nên nhiều khó khăn cho việc phát triển
kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.
3
Các vùng ngập
nước khi
nước biển dâng
Bản đồ đồng bằng sông Cửu
Long khi nước biển dâng (Dự
đoán 2100)
Theo nghiên cứu của Phân viện Khí tượng thủy văn và môi trường phía
Nam, kết quả quan trắc tại các trạm ở ĐBSCL cho thấy: từ năm 1960 - 2000,
lượng mưa có sự gia tăng khoảng 200 - 400 mm. Trong suốt 87 năm (1884 -
1970), chỉ có 0,75% số cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Thái Bình Dương có
ảnh hưởng đến ĐBSCL. Nhưng con số này đã tăng lên tới 2,88% trong thời gian
gần đây (1956 - 1997). Tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền càng phổ
biến. Mùa khô 1998, nước mặn với độ mặn 4% đã tràn vào đất liền, có nơi vào
sâu tới 45 km, 2/3 diện tích bán đảo Cà Mau bị nhiễm mặn, hơn 200 ngàn ha lúa
hè thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 32% trong số đó bị mất trắng.
Những ảnh hưởng của BĐKH có tác động to lớn tới các ngành nông
nghiệp, thủy sản, cung cấp và xử lý nước, năng lượng, giao thông và quy hoạch

nông thôn…
Vì vậy, vấn đề thích ứng và đối phó với BĐKH ở Việt Nam noi chung và
ĐBSCL nói riêng là vấn đề cấp thiết.
2. Những vấn đề đặt ra trong phát triển ĐBSCL dưới tác động của BĐKH.
2.1. Những vấn đề đặt ra.
a. Vấn đề kinh tế.
- Nông nghiệp: Nếu như dự báo thì trong vài chục năm tới sẽ có khoảng
90% diện tích trồng lúa ĐBSCL bị ngập hoàn toàn (không sản xuất được).
Diện tích đất phù sa ngọt phân bố chủ yếu dọc sông Tiền và sông Hậu sẽ
chịu tác động thường xuyên và mạnh mẽ của hai con sông này do lưu lượng
nước từ thượng nguồn đổ về sẽ lớn hơn và thất thường hơn. Một diện tích không
nhỏ đất phù sa sẽ không thể tiến hành canh tác các loại cây trồng.
=> Khó khăn sẽ tác động to lớn đến nông nghiệp do đất đai sản xuất bị
thu hẹp. Vì vậy một yêu cầi đặt ra là phải làm sao trong điều kiện diện tích đất
nông nghiệp bị thu hẹp do nước biển xâm lấn những vẫn không ảnh hưởng lớn
đến sản xuất nông nghiệp, không để sản xuất nông nghiệp ở đây bị ngưng trệ.
- Thủy sản: Diện tích mặt nước phục vụ cho ngành thủy sản sẽ có sự biến
đổi to lớn. Nhiều diện tích đang sử dụng có thể không tiếp tục hoạt động, đồng
thời nhiều diện tích mới được mở ra do sự xâm nhập của nước biển. Các diện
4
tích đất nông nghiệp trước đây bị ngập nước có thể chuyển sabg phát triển nuôi
trồng thủy sản.
b. Vấn đề xã hội:
- Nhà ở: Một vấn đề đi liền với việc đất nông nghiệp bị thu hẹp đó chính
là sự thu hẹp của diện tích đất thổ cư. Hiện nay một bộ phận rất đông người dân
của ĐBSCL đang sinh sống trong những phạm vi chịu ảnh hưởng nặng nề từ
việc nước biển dâng.
=> Vì vậy cần phải có những biện pháp đối phó với viễn cảnh không xa
này để làm sao ổn định cư trú và sản xuất.
- Dich bệnh: Trong khoảng 25-30 năm trở lại đây, đã có khoảng 30 bệnh

mới xuất hiện tại Việt Nam, một số bệnh cũ cũng đã xuất hiện trở lại do những
biến đổi của khí hậu.
c. Vấn đề môi trường và bảo tồn sự đa dạng sinh học:
BĐKH là hậu quả của sự ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn cầu, do
đó các tác động của hiện tượng nước biển dâng đến ĐBSCL sẽ làm cho môi
trường nơi đây bị tác động theo nhiều hướng tiêu cực, mà trước hết là sự thay
đổi của các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển từ cửa sông Sài Gòn đến Kiên
Giang.
2.2. Những giải pháp.
Đây là một vấn đề mang tính chất toàn cầu rất khó để có thể đưa ra được
những giải pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu hoá. Tuy nhiên với nhiều cố
gắng của nhà nước, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, các cơ quan chức
năng sau nhiêu kỳ hội thảo, đưa ra các kịch bản về BĐKH ĐBSCL bước đầu đã
đư ra được một số giải pháp để đối phó với BĐKH tại khu vực ĐBSCL.
Thứ nhất, cần tiến hành các biện pháp bảo vệ đất, nhất là đối với các vùng
đất thấp, đất ven biển, những vùng đất này sẻ bị ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẻ
nhất có thể bị ngập nước hoặc xói mòn.
Thứ hai, chuyển đổi mục đích sản xuất cho phù hợp với những vùng đất
bị ngập chìm trong nước biển như phát triển ngành thủy sản, phát triển các hệ
sinh thái rừng ngập nước, …
5
Thứ ba, thực hiện các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu như sống
chung với nước bằng cách nâng cao kết cấu hạ tầng hoặc tạo ra các kết cấu nổi
hoặc có thể di chuyển được.
Thứ bốn, di dời dân ra khỏi vùng bị ảnh hưởng, đồng thời thực hiện việc
tái định cư đối với các khu vực bị tác động của lũ lụt, của nước biển bằng cách
di dân ra khỏi khu vực ảnh hưởng. Sau khi di dời, có thể tận dụng các vùng đất
này làm đất nông nghiệp, thủy sản hoặc dùng vào các mục đích khác phù hợp
hơn.
Thứ năm, phải không ngừng nâng cao nhận thức cộng đồng, cần phải tạo

một sự thức tỉnh mới trong cộng đồng xã hội về thực trạng của biến đổi khí hậu
ĐBSCL hiện nay, để từ đó có kinh nghiệm ứng phó với những diễn biến mới
xuất hiện như bão, lũ lụt, nước biển dâng… Bên cạnh đó cần đào tạo nâng cao
kỹ năng, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ để có thể tiếp nhận và ứng dụng thành
công sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong
lĩnh vực lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
từng địa phương.
6
Mục lục
7

×