Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

BÀI GIẢNG CHÍNH TRỊ HỌC TRONG QUẢN LÝ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.09 KB, 60 trang )

BÀI GIẢNG
CHÍNH TRỊ TRONG QUẢN LÝ CÔNG
Chương trình: Cao học Quản lý công


NỘI DUNG
• Chương I: Đối tượng, nhiệm vụ của môn học
• Chương II: Quyền lực chính trị và tổ chức
thực hiện quyền lực chính trị
• Chương III: Ảnh hưởng của đảng chính trị và
các tổ chức quần chúng tới hoạt
động của nhà nước
• Chương IV: Văn hóa chính trị với quản lý
công
• Chương V: Chính trị quốc tế với quản lý công


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN
CỨU MÔN HỌC CHÍNH TRỊ TRONG
QUẢN LÝ CÔNG


ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
• Môn học Chính trị trong quản lý công
nghiên cứu ảnh hưởng và phương thức
tác động của các chủ thể chính trị lên
quá trình tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước  ảnh hưởng của chính
trị lên hoạt động quản lý nhà nước


• 2 khái niệm chủ yếu: chính trị và quản lý
công/quản lý nhà nước


CHÍNH TRỊ
• Chính trị là một lĩnh vực phức tạp và
biểu hiện rất đa dạng trong cuộc sống
• Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã
hội gắn liền với quan hệ giữa các cá
nhân, giai cấp, dân tộc, quốc gia xung
quanh vấn đề giành, giữ và sử dụng
quyền lực nhà nước.


CHÍNH TRỊ
• Chính trị gắn liền với chính quyền, với nhà
nước và quyền lực nhà nước
• Yếu tố trung tâm của chính trị là quyền lực
nhà nước  nghiên cứu chính trị là nghiên
cứu cách thức giành, giữ và sử dụng quyền
lực nhà nước
• Chủ thể chính trị: đảng chính trị, nhà nước,
các tổ chức quần chúng, các quốc gia, dân
tộc,...


QUẢN LÝ CÔNG
• Theo nghĩa rộng, quản lý công là hoạt
động của các chủ thể nhằm duy trì trật
tự và bảo đảm sự phát triển của xã hội

theo một định hướng thống nhất
• Theo nghĩa hẹp, quản lý công là hoạt
đông quản lý của nhà nước đối với xã
hội  quản lý nhà nước


QUẢN LÝ CÔNG
• Xét về bản chất, đó là hoạt động quản lý
của nhà nước đối với xã hội để duy trì
trật tự xã hội và bảo đảm sự phát triển
của xã hội theo định hướng thống nhất
• Xét về hoạt động, đó là hoạt động thực
thi quyền lực nhà nước
• Hiểu theo nghĩa hẹp hơn, quản lý công
có thể hiểu là hoạt động thực thi quyền
hành pháp


THỰC THI QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

LẬP PHÁP

LẬP QUY

HÀNH PHÁP

TƯ PHÁP

ĐIỀU HÀNH HC



CHÍNH TRỊ VÀ NHÀ NƯỚC
• Nhà nước là một công cụ chính trị  Bộ máy
hành chính nhà nước là một bộ phận của hệ
thống chính trị  có nhiệm vụ hiện thực hóa
đường lối của đảng cầm quyền
• Hoạt động của Nhà nước phụ thuộc vào
chính trị về bản chất  Nhà nước là công cụ
để thực hiện mục đích chính trị của giai cấp
cầm quyền  phục vụ và phục tùng chính trị
• Chức năng và cách thức thực hiện chức năng
của Nhà nước có tính độc lập tương đối


MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC
• Làm rõ những vấn đề lý luận về vị trí,
vai trò của yếu tố chính trị tác động
đến hoạt động quản lý công (quản lý
của nhà nước) của mỗi quốc gia


NHIỆM VỤ CỦA MÔN HỌC
• Làm rõ cấu trúc và cơ chế thực thi quyền
lực chính trị trong xã hội;
• Làm rõ sự tác động của đảng chính trị và
các tổ chức quần chúng đến quản lý công;
• Làm rõ sự tác động của yếu tố văn hóa
chính trị đến quản lý công;
• Làm rõ sự tác động của chính trị quốc tế

đến quản lý công


CHƯƠNG II

QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ
QUẢN LÝ CÔNG


NỘI DUNG
• Quyền lực và quyền lực chính trị
• Thực thi quyền lực chính trị
• Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị


QUYỀN LỰC
Quyền lực là khả năng tác động của
một người tới người khác, chi phối
hành vi của người khác, có thể buộc
người khác hành động theo ý chí
của mình


PHƯƠNG THỨC ĐẠT TỚI
QUYỀN LỰC
• Các quan hệ quyền lực thể hiện trong
xã hội rất đa dạng và phụ thuộc vào
tính chất của quan hệ xã hội
• Do tính đa dạng của quyền lực nên các
phương thức để đạt quyền lực cũng

khác nhau


QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
• Là loại hình quyền lực gắn liền với quan
hệ và hoạt động chính trị tức là gắn liền
với chính quyền nhà nước
• Là quyền lực của một giai cấp, liên minh
giai cấp, tập đoàn xã hội hay của nhân
dân thực hiện ý chí của mình trong chính
trị tức là khả năng của giai cấp, liên minh
giai cấp hay tập đoàn ấy thực hiện lợi ích
của mình trong mối quan hệ với các giai
cấp hay tập đoàn khác.


CÁC BỘ PHẬN CỦA QUYỀN LỰC
CHÍNH TRỊ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
• Quyền lực của các đảng chính trị
(trước hết là đảng cầm quyền)
• Quyền lực của nhà nước (lập pháp,
hành pháp, tư pháp)
• Quyền lực của quần chúng (với tư
cách cá nhân hay tập hợp lại thành tổ
chức)


THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
• Quyền lực chính trị trong một quốc gia
được thực hiện thông qua một hệ thống

gồm nhiều bộ phận có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau là hệ thống chính trị


HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
• Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, các thiết
chế chính trị-xã hội và các mối quan hệ qua lại giữa
chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một
chế độ xã hội tham gia vào thực hiện quyền lực
chính trị
• Cách thức tổ chức và mối quan hệ giữa các bộ phận
cấu thành hệ thống đó ở các nước khác nhau không
giống nhau


HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

ĐẢNG CHÍNH TRỊ

NHÀ NƯỚC

TỔ CHỨC
QUẦN CHÚNG

LẬP PHÁP

HÀNH PHÁP

TƯ PHÁP


CẤP ĐỊA PHƯƠNG

NHÂN DÂN


THẢO LUẬN
• Vai trò của các bộ phận cấu thành
HTCT là gì?


CHƯƠNG III

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ
VÀ CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG TỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC


ĐẢNG CHÍNH TRỊ
• Đảng chính trị là một tổ chức chính trị bao
gồm những đại diện tiêu biểu của một giai
cấp hay tầng lớp xã hội, dựa trên một hệ tư
tưởng hay quan điểm chính trị nhất định
phản ánh lợi ích của giai cấp hay tầng lớp
xã hội đó


CÁC ĐẶC ĐIỂM
• Tính giai cấp
• Có hệ tư tưởng (quan điểm chính trị)

• Hoạt động hướng tới giành, giữ và sử
dụng quyền lực nhà nước
• Có cấu trúc rõ ràng


×