Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.51 KB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2017 - 2018

1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận
“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho
học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.” (Theo Điều 23 - Luật Giáo dục - 1998)
Bám sát mục tiêu của giáo dục bậc Tiểu học thì mỗi giáo viên phải nhận
thức rõ vai trị của mình. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí
vơ cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu đảm
bảo cho sự phát triển tồn diện.
Sự thay đổi tích cực hay không của một tập thể lớp là sự kết hợp của
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Và một trong những yếu tố quan trọng đó
chính là sự nỗ lực hết mình của người giáo viên chủ nhiệm. Cơ (thầy) nào có
tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra
được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm
ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1
đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của
mình từ lớp này lên lớp khác. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ
nhiệm, xây dựng tốt nền nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự
học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm
lớp khơng duy trì, khơng phát huy thì nền nếp lớp học và chất lượng học tập của
học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ
từ lớp Một đến lớp Năm.


1.1.3. Năng lực bản thân
Bản thân tơi với tuổi nghề cịn q ngắn, tuổi đời cịn trẻ nên việc nắm bắt
tâm sinh lí học sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì lí do đó nên bản thân tôi
càng cố gắng nghiên cứu, học tập các kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ
nhiệm để làm tốt vai trị, trách nhiệm của mình.
Trong sự nghiệp trồng người thiêng liêng, đặc biệt là trong công tác chủ
nhiệm lớp, chắc hẳn mỗi thầy cô giáo đều rút ra được những điều mình tâm
huyết qua những việc làm cụ thể. Có những việc làm để lại cho mỗi thầy cô
những ấn tượng sâu sắc. Cũng là kinh nghiệm quý báu, là động lực to lớn để mỗi
chúng ta vững bước, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó là lí do tơi chọn để
viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số kinh nghiệm trong công tác
chủ nhiệm lớp 3”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình
từ q thầy giáo, cơ giáo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
GV: Trần Thị Kim Hiền

1

Trường Tiểu học Hải Khê


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2017 - 2018

- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc
kết thành kinh nghiệm của bản thân nhằm thực hiện tốt hơn trong công tác chủ
nhiệm.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp đồng thời nhận được những lời góp ý,

nhận xét để tơi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót
cho hồn thiện hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng vào công tác chủ nhiệm lớp 3
với 2 nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng nền nếp lớp học.
- Tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Kinh nghiệm, biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh, phụ huynh học sinh.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp chính
Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
1.5.2. Phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Đọc tài liệu.
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm
* Trước hết, giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học
sinh một lớp.
Cần hiểu quản lý giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản
lý hành chính như là tên, tuổi, số lượng, hồn cảnh gia đình, trình độ học lực và
hạnh kiểm của học sinh... mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách
của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học
phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh. Muốn thực hiện chức năng
quản lý giáo dục tồn diện, giáo viên chủ nhiệm phải có những trí thức cơ bản
về tâm lý học, giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ năng sư phạm như: kỹ năng
tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội, kỹ năng

đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có tính nhạy cảm sư phạm
để có dự đốn đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh... định
hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự
định để chúng tự hoàn thiện về mọi mặt.
* Hai là, giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức tập thể học sinh tự quản
nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh.
Đây là một đặc điểm riêng biệt của giáo viên chủ nhiệm mà các giáo viên
khác (Giáo viên chuyên, Đoàn Đội...) khơng có. Giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý
GV: Trần Thị Kim Hiền

2

Trường Tiểu học Hải Khê


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2017 - 2018

xây dựng đội ngũ tự quản xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ từng năm học và tính
chất phát triển của từng tập thể học sinh. Nhiều giáo viên chủ nhiệm chỉ căn cứ
vào một số tiêu chuẩn cán bộ lớp như: học giỏi, đạo đức tốt... mà ít để ý đến các
yếu tố quan trọng khác như: có uy tín với bạn bè, biết quan tâm đến người khác,
gương mẫu, biết cảm hóa các bạn...
* Ba là, giáo viên chủ nhiệm lớp là chiếc cầu nối giữa tập thể học sinh với
các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực
lượng giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà sư phạm, nhận nhiệm vụ từ Hiệu
trưởng, truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh, với phương pháp thuyết
phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức đầy đủ trách

nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người đại
diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi
mặt một cách hợp lý, phản ánh với Hiệu trưởng, với các giáo viên khác (nếu có),
với gia đình và đồn thể trong hoặc ngồi nhà trường về nguyện vọng chính
đáng của học sinh, để có giải pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo
dục. Huy động có hiệu quả tiềm năng của xã hội vào giáo dục là công việc
không đơn giản, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp chẳng những phải có trách
nhiệm cao, say sưa với nghề nghiệp, yêu thương học sinh mà còn đòi hỏi giáo
viên chủ nhiệm là một nhà hoạt động xã hội, có hiểu biết rộng, biết vận động
quần chúng, có năng lực thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục. Giáo viên
chủ nhiệm phải là người có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, biết
tự kiềm chế, có ý chí vượt khó, kiên định thực hiện hồi bão, ước mơ, lý tưởng
giáo dục thế hệ trẻ.
* Bốn là, giáo viên chủ nhiệm phải là người đánh giá khách quan kết quả
học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp.
Thực hiện theo tinh thần của thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, giáo viên chủ
nhiệm cần tránh cách nhìn thiên vị và chỉ chú ý đến một số nội dung nhất định.
“Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan
sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học
sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng
về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm
chất của học sinh tiểu học”.
Giáo viên đánh giá học sinh cần đảm bảo các nguyên tắc:
- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến
khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học
sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, cơng bằng, khách quan.
- Đánh giá tồn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục
tiêu giáo dục tiểu học.
- Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó

đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
GV: Trần Thị Kim Hiền

3

Trường Tiểu học Hải Khê


Sáng kiến kinh nghiệm

Năm học: 2017 - 2018

SKKN đầy đủ ở file: SKKN Full

GV: Trần Thị Kim Hiền

4

Trường Tiểu học Hải Khê


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Trần Thị Kim Hiền

Năm học: 2017 - 2018

5

Trường Tiểu học Hải Khê



Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Trần Thị Kim Hiền

Năm học: 2017 - 2018

6

Trường Tiểu học Hải Khê


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Trần Thị Kim Hiền

Năm học: 2017 - 2018

7

Trường Tiểu học Hải Khê


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Trần Thị Kim Hiền

Năm học: 2017 - 2018


8

Trường Tiểu học Hải Khê


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Trần Thị Kim Hiền

Năm học: 2017 - 2018

9

Trường Tiểu học Hải Khê


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Trần Thị Kim Hiền

Năm học: 2017 - 2018

10

Trường Tiểu học Hải Khê


Sáng kiến kinh nghiệm

GV: Trần Thị Kim Hiền


Năm học: 2017 - 2018

11

Trường Tiểu học Hải Khê



×