Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NGHIÊN cứu THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.23 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
1.Sự ra đời của thị trường chứng khoán:
Tháng 7 năm 2000, thị trường chứng khoán ở Việt Nam được ra đời, đặt nền móng cho sự
hình thành và phát triển thị trường vốn.
Trái phiếu được coi là một công cụ nợ trong thị trường chứng khoán, TPDN đóng một vai trò
quan trọng cho nền kinh tế. Kể từ khi ra đời, sứ mệnh của nó là cung cấp nguồn vốn trung và dài
hạn cho chính doanh nghiệp. Hiện nay TPDN được phát hành với kì hạn lớn hơn 1 năm, thông
thường là 3 năm hoặc 5 năm, đây là khoảng thời gian đủ dài để doanh nghiệp xoay sở, làm ăn kinh
doanh, phát triển doanh nghiệp. Hơn thế nữa, TPDN cũng được xem là một mặt hàng “ an toàn ”cho
các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp. Ngoài ra, TPDN cũng đóng vai trò như là thước đo mức độ
uy tín, sức mạnh doanh nghiệp trong ngành cũng như trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam và toàn
cầu. Mức độ uy tín này được thể hiện thông qua các chỉ số như AAA, Aaa, BBb… do các tổ chức
xếp hạng tín nhiệm uy tín như Standard & Poor’s (S&P), Moody’s, và Fitch Group đánh giá. Những
đánh giá này gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng doanh nghiệp đó có thể phát hành cũng như chi phí
cho việc sử dụng trái phiếu của doanh nghiệp. Giả dụ như 2 doanh nghiệp cùng huy động vốn thông
qua phát hành trái phiếu, hai trái phiếu này đều giống nhau về kì hạn hay mệnh giá… nhưng nếu
một doanh nghiệp có mức xếp hạng tính nhiệm thấp hơn doanh nghiệp còn lại thì dĩ nhiên chi phí
(lãi suất) mà doanh nghiệp phải trả khi sử dụng đồng vốn này là cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần
cân nhắc trước khi ra quyết định lựa chọn nguồn tài trợ.
Thứ nhất về ưu điểm, so với vay ngân hàng, huy động vốn qua trái phiếu có một số ưu
điểm như không cần có tài sản thế chấp và được chủ động sử dụng số tiền huy động mà không
có sự giám sát của ngân hàng. Sau phát hành, doanh nghiệp chỉ phải trả lãi theo kỳ hạn 6
tháng ( trả lãi bán niên) hoặc 1 năm ( trả lãi thường niên) và chỉ trả gốc vào thời điểm đáo
hạn. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được giải ngân ngay và toàn bộ vốn thay vì việc giải ngân có
lộ trình, từng đợt như khi đi vay vốn ngân hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn
trong sử dụng vốn. Đặc biệt khi giai đoạn lãi suất thấp, doanh nghiệp có thể phát hành trái
phiếu kỳ hạn dài với lãi suất cố định để tận dụng nguồn vốn với chi phí thấp trong thời gian
dài hạn thay vì đi vay ngân hàng theo lãi suất thả nỗi, thay đổi định kì. Tuy nhiên, chi phí cho
việc sử dụng vốn từ trái phiếu không chỉ đến từ lãi suất coupon phải trả định kì mà doanh
nghiệp còn phải chịu thêm chi phí phát hành. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức huy
động vốn phù hợp nhất với lợi ích của chính doanh nghiệp đó tại một thời điểm xác định thay


vì chỉ đơn thuần dựa vào yếu tố lãi suất. Ngoài ra nếu so với hình thức huy động vốn bằng


phát hành cổ phiếu thì phát hành cổ phiếu không phải lúc nào cũng có tính khả thi và còn chịu
biến động, rủi ro của thị trường. Thêm nữa, nguồn vốn huy động từ hình thức này đôi khi
chưa thể sinh lời ngay, gây áp lực lên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), ảnh hưởng đến cổ
đông và giá trị công ty trên thị trường.
Thứ hai là nhược điểm, kể từ khi thành lập thị trường TPDN đến nay vẫn còn nhiều hạn
chế. Chủ yếu TPDN tại Việt Nam hiện nay được phát hành theo hình thức riêng lẻ, chào bán
cho một số NĐT giới hạn, tính minh bạch chưa cao. Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu doanh
nghiệp chỉ diễn ra cho các công ty lớn, có vốn nhà nước, hay công ty cổ phần có vốn điều lệ
lớn uy tín trên thị trường hoặc các ngân hàng cổ phần mới phát hành TPDN. Các doanh
nghiệp nhỏ hầu như rất khó tiếp cận phương thức này, mà nếu tiếp cận được thì dĩ nhiên phải
trả một chi phí rất cao cho từng đồng vốn sử dụng. Đây cũng chính là nguyên nhân làm thị
trường trái phiếu Việt Nam vẫn chưa lớn.
2. Nghịch lý của việc phát triển thị trường trái phiếu tại Việt Nam.
Sau 8 năm ( kể từ thời điểm T7/2000), tháng 9 năm 2008, thị trường trái phiếu đã cơ bản đi
vào ổn định với cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Hiện tại, toàn bộ sản phẩm trái phiếu được giao
dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ( sàn HNX ) với quy mô đạt 22.11% GDP của Việt Nam (
năm 2016). Tuy nhiên, quy mô giữa TPCP và TPDN lại có sự chênh lệch rất lớn. Đây chính là điều
nghịch lý trong việc phát triển thị trường trái phiếu.
Ở các nước thế giới, thị trường trái phiếu đã được hình thành và phát triển từ rất lâu. Tuy thời gian
và mức độ có khác nhau, nhưng chúng đều có một điểm chung đó là: “ Quy mô TPDN luôn lớn hơn
quy mô TPCP”. Tại Việt Nam, tỷ trọng giữa TPDN so với TPCP lại đi ngược với xu hướng thế giới.
Chẳng hạn năm 2016, dư nợ TPDN/GDP là 5.25%, còn TPCP/GDP ở mức 18.75%, điều này thể
hiện tỷ trọng giữa TPDN và TPCP là 28.5% và 71.5%. Thế nhưng, nếu chỉ xét riêng TPDN thì tình
hình có thể khả quan hơn.
Những năm qua, quy mô thị trường TPDN được ngày càng được phát triển. Nếu chỉ tính
riêng giá trị của TPDN, giá trị này tăng qua các năm với quy mô gấp đôi hoặc hơn so với năm
trước. Mức cao nhất là năm 2016, quy mô thị trường TPDN đạt 129,636 tỷ đồng, cao gấp 3

lần năm 2015 và 2014. Qua đó, ta có thể tin tưởng rằng, thị trường trái phiếu ở Việt Nam sẽ
phát triển trong những năm tới, đặc biệt là TPDN.
3. Tình hình thị trường TPDN gần đây:


Năm 2018 nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch phát hành trái phiếu.
Mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm và dòng tiền dồi dào từ các nhà đầu tư là cơ hội
cho các doanh nghiệp tận dụng để huy động vốn từ phát hành TPDN. Thị trường TPDN đầu
năm 2018 khá sôi động, đặc biệt là nhóm công ty chứng khoán. Việc phát hành trái phiếu chủ
yếu phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ chứng khoán với kỳ hạn 1 - 2 năm.
Chứng khoán SHS đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ đợt 1 vào
tháng 2 vừa qua và dự định sẽ tiếp tục phát hành thêm tối đa 650 tỷ đồng trong quý II/2018.
Chứng khoán MB (MBS) dự kiến phát hành tối đa 200 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi
vào ngày 28/3. Ngày 15/1, HĐTV Chứng khoán ACB thông qua phương án phát hành 1.400
tỷ đồng trái phiếu thường, không có tài sản bảo đảm với kỳ hạn 1 năm (lãi suất do Hội đồng
Quản lý tài sản nợ và tài sản có quyết định linh hoạt trong từng thời kỳ)… Ngày 9/2, Chứng
khoán SSI đã phát hành thành công riêng lẻ 1.150 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi có kỳ hạn 3
năm với lãi suất phát hành 4%/năm.
SHS huy động 650 tỷ đồng bổ sung vốn cho vay ký quỹ.
Hoàng Quân phát hành tối đa 120 tỷ đồng trái phiếu đầu tư vào Paradise Plaza.
Trường Hải hoàn tất thương vụ mua 2,217 tỷ trái phiếu, cổ phiếu HNG quay đầu đi xuống.
“Ông lớn” Novaland với kế hoạch phát hành 300 triệu USD (6.825 tỷ đồng) trái phiếu
chuyển đổi. Giá chuyển đổi từ mức ấn định “tối thiểu 50.000 đồng/cổ phần và sẽ được điều
chỉnh theo các sự kiện pha loãng của công ty bảo đảm lợi ích của Công ty và nhà đầu tư”
thành mức linh hoạt là “do HĐQT quyết định theo phương án phát hành”.
VietinBank huy động 800 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), thông báo đã phát hành riêng
lẻ thành công trái phiếu tăng vốn cấp 2 năm 2018 vào ngày 13/6. Tổng giá trị phát hành là
800 tỷ đồng và có kỳ hạn 10 năm. Lãi suất được tính bằng lãi suất tham chiếu (lãi suất tiền
gửi tiết kiệm cá nhân 12 tháng) cộng biên độ 0,8%/năm. SAM dự kiến phát hành 100 tỷ đồng

trái phiếu Nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn lưu động, CTCP SAM Holdings sẽ phát hành
100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm vào tháng 06/2018.
Vingroup công bố cấp bảo lãnh để đảm bảo cho các nghĩa vụ thanh toán trái
phiếu quốc tế của CTCP Vinpearl
Tập đoàn Vingroup vừa công bố nghị quyết của hội đồng quản trị về việc cấp bảo lãnh
để đảm bảo cho các nghĩa vụ thanh toán trái phiếu quốc tế của CTCP Vinpearl - một công ty


con của Vingroup. Theo đó, bên mua trái phiếu quốc tế do Vinpearl phát hành có quyền hoán
đổi thành cổ phần của Vingroup do Vinpearl sở hữu. Tổng giá trị phát hành là 325 triệu đô la
Mỹ.
Các công ty có quy mô nhỏ hơn như: Bamboo Capital thông qua phương án phát hành
280 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với lãi suất 5%/năm, kỳ hạn 3 năm vào ngày 12/3; Đại hội
đồng cổ đông Công ty CP Thiết bị Bưu điện thông qua phương án phát hành 200 tỷ đồng trái
phiếu không chuyển đổi, có bảo đảm bằng tài sản và không kèm chứng quyền kỳ hạn 3 năm,
lãi suất thỏa thuận theo thị trường...
Phát hành trái phiếu thành công sẽ giúp các doanh nghiệp có được nhiều lợi ích như: Cổ
phiếu không bị pha loãng, chỉ số tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) không bị ảnh
hưởng, trong khi lại có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhanh
chóng hơn khi huy động vốn từ ngân hàng.
4. Chính sách khuyến khích của Chính phủ thúc đẩy thị trường TPDN.
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 15/2018/TT-NHNN.
Vào ngày 18 tháng 6 năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số
15/2018/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30
tháng 6 năm 2016 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam quy định việc tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư sẽ có hiệu lực
từ ngày 02/08/2018
Đã có 1 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm Việt Nam.
Liên quan đến hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 88/2014/NĐ-CP ngày 26/09/2014 quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, Thủ

tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 507/QĐ-TTg về quy hoạch dịch vụ xếp hạng tín
nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thành lập và
hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam.
Bộ Tài chính cho biết, hiện nay có một doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, có 3 doanh nghiệp nước ngoài
đang nghiên cứu thị trường Việt Nam và thể hiện sự quan tâm trong thời gian tới.
Theo lộ trình phát triển thị trường trái phiếu, thời gian tới dự kiến sẽ nghiên cứu yêu cầu
trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng thực hiện xếp hạng tín nhiệm khi điều kiện


thị trường cho phép. Nội dung này đang được nghiên cứu để quy định cùng với việc dự thảo
Luật Chứng khoán. Còn đối với trái phiếu riêng lẻ, sẽ khuyến khích các doanh nghiệp xếp
hạng tín nhiệm để tăng cường công khai, minh bạch về thông tin.
Để phát triển thị trường này trong thời gian tới, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ,
ngành triển khai đồng bộ một số giải pháp. Trước hết là hoàn thiện khung pháp lý về phát
hành trái phiếu doanh nghiệp theo hướng tách bạch phương thức phát hành ra công chúng và
phát hành riêng lẻ. Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 90/CP về phát hành
trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó nới lỏng điều kiện phát hành để tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp huy động vốn trái phiếu gắn với việc tập trung vào nhà đầu tư có tổ chức, tăng
cường cơ chế công bố công khai thông tin của doanh nghiệp phát hành để bảo vệ quyền lợi
của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng Luật Chứng khoán
thế hệ 2, trong đó đánh giá khả năng gắn xếp hạng tín nhiệm vào phát hành trái phiếu doanh
nghiệp ra công chúng. Đồng thời với cơ chế phát hành, sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ
chế, chính sách về đầu tư, nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo đồng bộ với các cơ chế,
chính sách hiện hành trên thị trường tiền tệ nhằm tạo sự liên thông, giữa phát triển thị trường
trái phiếu doanh nghiệp và thị trường tiền tệ - tín dụng.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu cơ chế, chính sách đầu tư của Bảo hiểm
xã hội để trình cấp có thẩm quyền cho phép Bảo hiểm xã hội đầu tư một phần vào các trái
phiếu doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm cao.
Thực hiện đồng bộ chính sách tín dụng theo hướng có lộ trình giảm tỷ lệ tối đa nguồn

vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; hạn chế tối đa cho vay vượt quá 15%
vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng đối với một khách hàng để giảm bớt rủi ro về kỳ hạn,
nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng và thúc đẩy việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu
doanh nghiệp.
Thiết lập chuyên trang thông tin tập trung về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch
Chứng khoán đồng thời với việc cải tiến cơ chế công bố thông tin về phát hành trái phiếu
doanh nghiệp để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái
phiếu.
Trong những năm tới đây, trước áp lực hội nhập và cạnh tranh gây gắt trên thị trường,
thị trường vốn tại Việt Nam phải có những bước đi cụ thể và rõ ràng hơn. Đặc biệt, Chính phủ


cần có những biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy thị trường TPDN phát triển, đồng thời cố gắng nâng
cao hạng mức tín nhiệm của quốc gia trên trường quốc tế. Quốc gia có xếp hạng cao thì doanh
nghiệp mới cải thiện được mức độ xếp hạng trên trường quốc tế. Điều này sẽ giúp doanh
nghiệp tốt hơn trong việc huy động vốn thông qua trái phiếu hay bất kỳ hình thức nào kể cả
trong và ngoài nước.

/> /> />%20trai%20phieu%20thang%206.pdf
/>


×