Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÁO CÁO TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.31 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH CHÁNH
TRƯỜNG TH TÂN QUÝ TÂY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tân Qúy Tây, ngày 20 tháng 5 năm 2014

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO
XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC”
Năm học: 2013 – 2014 - KHỐI :1
Căn cứ chỉ thị 40/CT-BGD-ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo v/v
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
Căn cứ kế hoạch số 38/KH-SGD-ĐT ngày 09/09/2008 của SGD-ĐT TPHCM v/v
triển khai thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong các trường
Tiểu học năm học 2008 – 2009;
Căn cứ vào công văn số 286/PGDĐT-PTr ngày 20/9/2013 của Phòng GD&ĐT BC, về
việc đẩy mạnh triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” năm học 2013-2014;
Khối 1 báo cáo kết quả thực hiện từ đầu năm đến nay như sau:
I – CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiếp tục triển khai các văn bản nội dung phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” cho tất cả CBGV, học sinh
và Ban đại diện CMHS.
- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo thực hiện “Xây
dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, phối hợp với BCH công đoàn phát động
phong trào thi đua trong CBGV và tổ chức ký cam kết giữa Hiệu trưởng, Công đoàn và
CBGV trong trường.
- Tham mưu chính quyền địa phương, Ban đại diện CMHS xây dựng môi trường giáo
dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất để đáp ứng các tiêu chí


của “trường học thân thiện - học sinh tích cực”.
II - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ngành , chính quyền, đoàn thể địa phương, Ban đại diện
CMHS và được sự đồng tình của tập thể CBGV trong đơn vị.
- Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục nhà trường tương đối đầy đủ thuận lợi trong công việc dạy
và học.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn đạt hơn 100% và tỷ lệ giáo viên dạy
giỏi cấp trường đạt trên 10.0%.
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, các phòng chức năng chưa được xây dựng các phòng học bị xuống cấp
chưa được sửa chữa.
- Trường có 2 điểm nên trong việc thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh
tích cực” còn khó khăn.


III - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐẠT HIỆU QUẢ
- Triển khai thực hiện kế hoạch “trường học thân thiện - học sinh tích cực” và phân công
các thành viên trong tổ thực hiện.
- Hàng tuần tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trong các buổi sinh hoạt Đội. Đối với
giáo viên dạy thể dục đưa các trò chơi dân gian trong các tiết dạy thể dục (trò chơi tự chọn),
đối với GVCN lồng ghép vào các tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên âm nhạc tổ chức văn nghệ vào
buổi lễ nhà trường.
- Phối hợp với Ban đại diện CMHS hỗ trợ đơn vị về kinh phí để tạo cảnh quan nhà trường, ,
xây dựng hàng rào điểm phụ để đảm bảo an toàn cho học sinh.
- Trong năm xây dựng kế hoạch tổ chức cho các em học sinh tham gia các hoạt động vui
chơi, giải trí như: Tổ chức thi ATGT, vẽ tranh về môi trường, hội khỏe Phù Đỗng để cho các
em có sân chơi lành mạnh, tạo niềm tin cho các em trong học tập.
- Hàng tháng có báo cáo kết quả và đưa ra giải pháp tháo gỡ những mặt còn hạn chế.
Cuối học kì I tổ chức sơ kết kết quả thực hiện và đưa ra phương hướng học kỳ II để đảm bảo

tốt các tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong năm học 2013 –
2014.
IV - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Xây dựng trường lớp Sạch - Đẹp:
- Lớp học được trang trí phù hợp, có các khẩu hiệu và cây xanh. Lớp học đẹp thoáng mát, có
đủ ánh sáng.
- Sân trường có cây xanh.
- Có khu vệ sinh đáp ứng đủ cho học sinh, giáo viên.(Riêng Nam và Nữ)
- Xây dựng và trang bị thùng đựng rác hợp vệ sinh.
Hạn chế: Sân trường chưa đủ bong mát nên ảnh hưởng nhiều đến việc học sinh vui chơi và
ngoại khóa.
2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh địa phương, giúp các
em tự tin trong học tập.
- 100% giáo viên thay đổi phương pháp dạy học, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập nhằm
khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động sáng tạo và có ý thức vươn lên.
- Giáo viên không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao tay nghề qua việc tự học nghiên cứu
tài liệu, và chuyên đề do PGD, nhà trường tổ chức, thường xuyên dự giờ thao giảng, hội
giảng chuyên môn nhằm nâng cao tay nghề.
Hạn chế:
- Một số gia đình học sinh chưa có sự quan tâm sâu sắc nên chất lượng học tập của học sinh
ở cuối kỳ 2tỷ lệ học sinh yếu vẫn còn 2em.
- Còn một số giáo viên chưa tích cực nâng cao tay nghề qua tự trao dồi, học hỏi kinh nghiệm
chuyên môn.
3. Tổ chức hoạt động tập thể:
- Tổ chức hoạt động TDTT và các phong trào thi đua trong học tập như: Thi tìm hiểu ATGT,
vẽ tranh môi trường, viết chữ đẹp, kể chuyện về Bác Hồ, thi tiếng hát tuổi thơ, hội khỏe phù
Đổng, ngày hội giao lưu học sinh Tiểu học… tạo điều kiện cho các em có sân chơi lành
mạnh, tạo niềm tin cho các em học tập. Bên cạnh đó thông qua các môn thể dục, hát, gắn nội
dung bài học giáo dục các em yêu thích các môn thể thao, văn nghệ.



- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt đội gắn với các trò chơi dân gian như: bịt mắt, đập nồi,
kéo co…. Và các tiết sinh hoạt lớp, tiết thể dục.
- Vào các buổi chào cờ hàng tuần tổ chức cho các em kể chuyện về Bác Hồ để giáo dục các
em học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
4. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
- Giáo viên các lớp lồng ghép các môn học như: Đạo Đức, TNXH giáo dục cho học sinh có
kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống và sinh hoạt hàng tuần của học sinh.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt các phong trào như: Xây dựng trường học
ATGT, phòng chống tệ nạn xã hội, thương tích trong trường học, phòng chống tội phạm …
đến giữa kỳ II không có xảy ra một vụ tai nạn nào TNGT, thương tích… đối với giáo viên,
học sinh trong nhà trường.
- Trong các giờ học GVCN tổ chức các lớp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài bằng
nhiều biện pháp, nhằm hình thành cho mỗi em có thói quen mạnh dạn khi phát biểu.
5. Học tập tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa
cách mạng:
- Nhà trường có tổ chức học sinh thăm hỏi gia đình chính sách trong dịp lễ, Tết.
- Thông qua các môn học TNXH, giáo dục học sinh truyền thống dân tộc, văn hóa ở địa
phương.
V – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thời gian thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích
cực” rút ra các bài học kinh nghiệm như sau:
- Phải được sự đồng thuận, quan tâm từ nhiều cấp, đặc biệt là chính quyền, đoàn thể địa
phương , CMHS và tập thể CBGV.
- Phải xây dựng kế hoạch cụ thể theo đặc điểm của đơn vị mình có những giải pháp phù hợp
để đạt được theo từng tiêu chí không nên đưa ra nhiều mà kết quả không đạt được bao nhiêu.
- Thường xuyên theo dõi và có kiểm tra đánh giá theo từng thời điểm.
VI - KIẾN NGHỊ:
Cần hỗ trợ kinh phí sửa chữa và xây dựng thêm các phòng chức năng, .
VII – PHƯƠNG HƯỚNG:

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” của đơn
vị đề ra.
- Hàng tháng kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các thành viên để thực hiện tốt kế hoạch “trường
học thân thiện - học sinh tích cực”.
- Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống và giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh

Tổ trưởng Tổ 1

Ngô Thị Nga



×