Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

DINH DƯỠNG ĐẠI CƯƠNG Đề tài: Khảo sát các nguy cơ của thực phẩm đường phổ biến đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 22 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN
Môn: DINH DƯỠNG ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Khảo sát các nguy cơ của thực phẩm đường
phổ biến đến sức khỏe người tiêu dùng.

GVHD: TS.HUỲNH THÁI NGUYÊN
Nhóm thực hiện: 7
Lớp: 07ĐHDD1
TP.HCM – 2018


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................... 3
PHẦN I . TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM ĐƯỜNG .............................................................. 5
Chương 1.Thành phần của đường trong thực phẩm ............................................................ 6
1.1Khái niệm đường sử dụng trong thực phẩm................................................................. 6
1.2. Thành phần đường trong thực phẩm .......................................................................... 6
Chương 2. Ảnh hưởng sức khỏe – tác hại của việc ăn nhiều thực phẩm chứa đường ....... 8
2. Ảnh hưởng sức khỏe ........................................................................................................ 8
2.1. Bệnh tim mạch ............................................................................................................... 8
2.2. Bệnh cao huyết áp ........................................................................................................ 10
2.3. Bệnh sâu răng .............................................................................................................. 11
2.4. Bệnh tiểu đường ........................................................................................................... 12
2.5. Bệnh béo phì ................................................................................................................. 14
CHƯƠNG 3.Các thực phẩm chứa nhiều đường.................................................................. 16
3.1. Trong nước giải khát ................................................................................................... 16
3.2. Trong trái cây .............................................................................................................. 16


3.3. Trong các loại sữa ........................................................................................................ 17
3.4. Rau củ quả .................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 4. Thực phẩm tốt cho sức khỏe .......................................................................... 18
4.1 Những thực phẩm tốt cho sức khỏe ............................................................................ 18
4.2. Thực phẩm tốt cho bệnh béo phì................................................................................ 18
4.3. Thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch ............................................................................ 19
4.4. Thực phẩm tốt cho bệnh huyết áp ............................................................................. 20
PHẦN II . Kết luận ................................................................................................................. 21

2


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, lối sống và nhịp độ nhanh của cuộc sống hiện đại có thể khiến chúng ta khó cân bằng
các dưỡng chất lành mạnh trong thực phẩm hằng ngày. Đường là một trong những chất dinh
dưỡng quan trọng, các tết bào trong cơ thể chúng ta nếu thiếu đường sẽ chết. Thức ăn thường
ngày của chúng ta luôn có đường, tùy vào các loại thực phẩm sẽ có nồng độ đường khác nhau.
Hằng ngày chúng ta đều nạp một lượng đường vào cơ thể dù ít hay nhiều thì nó cũng góp một
phần nuôi sống các tế bào trong cơ thể.
Đường là một trong những thành phần chính có trong rất nhiều loại thực phẩm như: gạo,
các loại trái cây, đồ uống có ga, đồ ăn vặt, đến những thực phẩm được coi là tốt cho sức khỏe,
hay trong những đồ ăn được coi là không ngọt. Chế độ ăn uống có hàm lượng đường cao sẽ làm
giảm cholesterol HDL ( High Density Lipoprotein ) tốt của cơ thể, vì người có nhiều HDL sẽ
giảm được nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não, nếu HDL ít thì khả năng mắc các bệnh
lý về tim mạch cao. Hơn nữa, theo hiệp hội tim mạch Mỹ, ngoài các bệnh về tim thì còn hấp thụ
hàm lượng đường cao gây nguy cơ tăng huyết áp, nồng độ đường trong máu cao sẽ dẫn đến mắc
bệnh đái tháo đường, béo phì, đột qụy.

3



PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM ĐƯỜNG

Mục đích yêu cầu:
Trang bị cho mọi người các kiến thức tổng quan về các thành phần của đường có trong
thực phẩm của chúng ta hàng ngày và ảnh hưởng của đường đối với cơ thể có tác hại như
thế nào.
Giúp mọi người có thêm phần nào về sự hiểu biết các thực phẩm và tạo cho mình
nhưng thực đơn an toàn hơn trong cuộc sống.
Nội dung:được chia làm 4 chương.
Chương 1.Thành phần của đường trong thực phẩm
Chương 2.Ảnh hưởng sức khỏe - tác hại của việc ăn nhiều thực phẩm chứa đường
Chương 3.Các thực phẩm chứa nhiều đường
Chương4.Thực phẩm tốt cho sức khỏe

4


Chương1
Thành phần của đường trong thực phẩm.
1. Khái niệm đường sử dụng trong thực phẩm.
Đường có vị ngọt như đường mía lấy từ mía hoặc củ cải đường, fructose lấy từ trái
cây, mật ong... và trong nhiều nguồn khác. Đường ngọt là một loại thức ăn cơ bản, là
nguyên liệu chính để làm gia vị nêm cho các món ăn, làm mứt, kẹo và các món tráng
miệng. Các thợ nấu cũng dùng đường ngọt như một chất bảo quản.
1.1. Thành phần đường trong thực phẩm.
▪ Có 2 loại cacbonhydrate đơn giản:
+ Monosaccharide: glucose, galactose, fructose
+ Disaccharide: sucrose, lactose, maltose

+ Mỗi loại khá dễ dàng bị cơ thể phá tạo thành glucose cơ thể sử dụng cho năng
lượng.
▪ Monosaccharide: đây là hình thức đơn giản nhất của cacbonhydrate (“mono”
nghĩa là một, “saccharide” nghĩa là đường). Glucose, fructose, galactose là các
monosacaride có trong trái cây, rau và sữa, chiếm khoảng 10% cacbonhydrate
trong chế độ ăn của chúng ta.
+ Glucose thường được gọi là đường huyết vì nó là dạng cacbonhydrate chính đi
theo mạch máu cung cấp năng lượng cho các tế bào của cơ thể. Nó được tìm thấy
trong tự nhiên trong trái cây, rau và mật ong.
+ Fructose còn được gọi là đường hoa quả, được tìm thấy trong các loại trái cây khác
nhau cũng như trong mật ong.
+ Galactose là một mốnaccaride là kết quả cuối cùng thủy phân phá vỡ một
disaccaride tên gọi là lactose, một loại đường tìm thấy trong sữa.
▪ Disaccharide: Chúng được tạo thành từ hai đơn vị đường đơn (monosaccaride)
liên kết với nhau. Các loại của disaccharide (“di” có nghĩa là hai) khác nhau được
tạo ra qua sự kết hợp khác nhau củamonosaccaride. Dưới đây là một số ví dụ về
disaccharide bạn có thể đã biết và cách mà chúng được hình thành:
glucose + fructose = sucrose (disaccharide)
glucose + galactose = lactose (disaccharide)
glucose + glucose = maltose (disaccharide)
+ Sucrose là disaccharide phổ biến nhất, nó thường được gọi là đường ăn.
+ Lactose là disaccharide được tìm thấy trong sữa.

6


+ Maltose là disaccharide ít phổ biến nhất, nó được tạo ra trong quá trình thủy phân
bởi các enzym phá vỡ các phân tử lớn của tinh bột và là một sản phẩm của việc
nảy mầm hạt ngũcốc.
▪ Cacbonhydrat phức tạp : Polysaccharide (“poly” có nghĩa là nhiều hơn một) còn

được gọi là carbohydrate phức tạp bao gồm tinh bột, chất xơ, glycogen và dextrin.
Mặc dù carbohydrate phức tạp được xây dựng từ nhiều đơn vị đường đơn, chúng
không có vị ngọt. Các đơn vị đường này cùng nhau tạo ra carbohydrate hoặc tinh
bột, glycogen, hoặc cellulose (chất xơ) mới, phức tạp.
+ Tinh bột có trong thực vật (tinh bột là hình thức lưu trữ carbohydrate của thực
vật), glycogen là hình thức lưu trữ carbohydrate trong cơ thể người và động vật, và
cellulose một dạng carbohydrate không tiêu hóa được biết đến như chất xơ, cung
cấp kết cấu cho tất cả thực vật. Loại thứ tư của polysaccharide, dextrin, được sản
xuất như là một kết quả của việc phá vỡ chuỗi dài của tinh bột thành chuỗi ngắn
hơn trong quá trình thủy phân. Tất cả các carbohydrate phức tạp này ổn định hơn
và ít hòa tan hơn so với các carbohydrate đơn giản.
+ Tuy nhiên, cơ thể vẫn có thể phá vỡ chúng khá dễ dàng thành các loại đường đơn
và cuối cùng đã thành glucose, loại đường đơn mà cơ thể sử dụng trực tiếp cho
năng lượng.

CHƯƠNG 2
Ảnh hưởng sức khỏe – tác hại của việc ăn
nhiều thực phẩm chứa đường.
2. Ảnh hưởng sức khỏe
Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tiềm tàng giữa sử dụng đường ngọt và các vấn đề
sức khỏe, bao gồm béo phì và sâu răng. Sử dụng quá mức đường có liên quan
đến bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, gia tăng bệnh tim và làm cho các tế bào ung thư
phát triển nhanh hơn.
2.1. Bệnh tim mạch
* Triệu chứng:






Đau tim
Đau thắt lồng ngưc
Đột quỵ
Sự cố đau tim sung huyết

7


* Tác hại:
− Theo WebMD – trang tin sức khỏe có tiếng của Mỹ cho biết trong thế kỷ 20,
các bác sĩ cho rằng cách phòng ngừa bệnh tim mạch là giảm tiêu thụ chất béo –
chất làm tăng mức cholesterol. Yếu tố đường được đánh giá ít nguy hiểm hơn
so với chất béo của động vật. Vì thế nhiều người giảm ăn chất béo nhưng lại
không giảm đường. Đến thế kỷ 21, các chuyên gia y tế đã phát hiện ra một sự
thật khác. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, đường làm tăng đáng kể mức
cholesterol, tăng tính kết dính ở thành mạch máu.



Tiêu thụ nhiều đường còn làm thay đổi việc chuyển hóa cholesterol và có thể
làm thay đổi lớp nội mạc của động mạch ảnh hưởng đến sự hình thành mảng
bám và đông máu.
− Tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim
*Chế độ ăn uống:
- Nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:
+ Các loại nước ngọc có gas
+ Bánh ngọt: tất cả thực phẩm chứa đường cát, đường nâu, sirô ngô, sirô lá
phong, mật ong và các chất làm ngọt khác đều có thể làm tăng căng thẳng
oxi hóa.


8


+ Tinh bột chế biến: Các loại này nhiều đường và chất phụ gia không tốt cho
tim. Các loại gia vị như tương ketchup hay tương dùng với xà lách, pasta,
bánh mì… cũng nhiều đường, tinh bột chế biến.
+ Các loại thực phẩm chứa nhiều natri

− Nên ăn các thực phẩm:
+ Chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ: chuối cũng
nhiều loại hoa quả khác chứa khá nhiều kali, đây là một loại khoáng chất
có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của
tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng
cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.

+ Đậu nành:Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành có chứa nhiều protein,
vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất…có tác dụng
rất tốt trong điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, duy trì các chỉ số ổn
định về đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu.
+ Các loại ngũ cốc, rau xanh và đặc biệt là cá.

9


2.2. Bệnh cao huyết áp

* Triệu chứng







Đau đầu
Chảy máu mũi
Buồn nôn và nôn
Tê cứng các chi
Chóng mặt

* Tác hại:
− Ăn nhiều đường gây căng thẳng nhịp tim, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
− Dùng quá nhiều thức ăn ngọt cũng sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, khiến
cho thận tái hấp thu natri và nước, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước và natri trong
cơ thể.
*Nên tránh các loại thực phẩm:
− Không ăn phủ tạng động vật, bởi các thức ăn này rất giàu cholesterol, làm tăng
huyết áp.
− Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng như đường glucô, đường mía, chocolate… sẽ
dẫn đến béo phì. Tỷ lệ người béo phì bị cao huyết áp nhiều hơn so với người có
huyết áp ở mức ổn định. Do đó, người cao huyết áp nên hạn chế ăn những thức ăn
nhiều năng lượng.
− Tránh ăn nhiều mỡ. Ăn nhiều thực phẩm chiên rán và thịt mỡ làm cho hàm lượng
mỡ trong máu tăng cao, từ đó khiến động mạch xơ cứng, gây tăng huyết áp.
− Không uống rượu..
− Tránh uống trà đặc .
* Nên ăn các loại thực phẩm: người bị cao huyết áp nên ăn nhiều thịt nạc, cá, dầu thực
vật và rau xanh, củ, quả, đậu, hạt.

10



2.3. Bệnh sâu răng

* Dấu hiệu






Răng ngả màu sẫm và xuất hiện đốm trắng
Xuất hiện lỗ sâu trên răng
Đau nhức dữ dội
Hơi thở khó chịu
Răng nhạy cảm

* Tác hại: một số vi khuẩn có hại tồn tại trong miệng cả người lớn lẫn trẻ em có thể
tiêu thụ lượng đường mà chúng ta ăn. Kết quả là, hàm lượng axit mà chúng có thể sản
sinh ra một cách bình thường sẽ tăng, phá hủy men răng của trẻ. Việc tiếp xúc với đường
lâu ngày dẫn tới răng bị ăn mòn và thủ phạm chính là hàm lượng axit được tích tụ quá
nhiều.
*Chế độ ăn uống
− Nên tránh các loại thực phẩm: hạn chế ăn đường, kẹo ngọt, mứt vào buổi tối
− Nên ăn các loại thực phẩm

11


+ Bổ sung cá, thịt, trứng, các loại pho mát và chất béo vào khẩu phần ăn để tăng chất
đạm, bảo vệ cho răng không bị sâu.

+ Canxi rất tốt cho răng, chúng có trong sữa, tôm cua cá, rau câu, các loại đậu,..
+ Đường xyliton, sorbitol có trong rượu không lên men là các chất bảo vệ được
răng.
+ Ngoài ra, các loại thức phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ không gây hại cho răng như
rau diếp, cà rốt, dưa gang, lạc, bưởi, chanh, hạnh đào…có tác dụng làm sạch các
cặn bã thức ăn và đường ở bề mặt răng, làm giảm chất kiềm ở răng, có lợi cho tuần
hoàn máu quanh răng và chân răng, giúp răng chắc khoẻ.
2.4. Bệnh tiểu đường
▪ Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường: nhìn chung có thể thấy qua
một số yếu tố như thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều,… Tuy nhiên, mức độ
và các biểu hiện cụ thể còn phụ thuộc vào từng loại bệnh. Tùy theo đó là bệnh tiểu
đường type 1 hay type 2 mà có những biểu hiện khác nhau. Người bệnh có thể
phân biệt qua các triệu chứng dưới đây:

* Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 1:






Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khó chịu
Khát nước: xảy ra khi nhận thấy bị khát nước quá mức so với bình thường
Đi tiểu nhiều vào ban đêm
Cảm giác đói quằn quại
Giảm cân đột ngột mà không rõ lý do
* Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 2: bệnh tiểu đường type 2 là một
bệnh khá nghiêm trọng. Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường khó nhận biết và

12









phân biệt được. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh này thường nhận biết bệnh khi tình cờ
đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh đã chuyển biến tới giai đoạn rõ rệt. Ở
người bị bệnh tiểu đường type 2 cũng thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự với
tiểu đường type 1 như luôn cảm thấy mệt mỏi do cơ thể không còn khả năng sử
dụng glucose để tạo năng lượng mà phải dùng tới mỡ; người bệnh bị giảm cân
nhanh mà không rõ lý do. Ngoài ra, bệnh còn được biểu hiện bằng các dấu hiệu
đặc trưng sau:
Ăn nhiều cùng cảm giác nhanh đói: đây là một biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu
đường type 2 do nồng độ insulin cao trong cơ thể gây ra cảm giác nhanh đói.
Vết thương lâu lành: do lượng đường trong máu cao khiến cho hoạt động của bạch
cầu bị bất thường và giảm đi khả năng tự bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, vi
trùng xâm nhập gây hại.
Nhiễm trùng: do hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng bởi bệnh tiểu đường
khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nấm sinh dục, nhiễm trùng da,…
Rối loạn tình dục: biểu hiện qua các chứng bệnh ở cả nam và nữ như xuất tinh
sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục,…
Nhìn mờ
* Nguyên nhân

− Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển
hóa chất đường trong máu khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao.
Bệnh có 2 dạng là tiểu đường type 1 và tiểu đường type. Đây là một trong số các

căn bệnh phổ biến hiện nay ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của
người bệnh, nhất là khi đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch,
huyết áp, suy thận… Để thoát khỏi căn bệnh này không còn cách nào khác là phải
nhận biết được nguyên nhân và triệu chứng để có cách phòng tránh và điều trị kịp
thời.
▪ Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1
Dạng bệnh này phụ thuộc vào lượng insulin do cơ thể không tự sản xuất được bởi
hệ thống miễn dịch của cơ thể bởi tuyến tụy bị tấn công và phá hủy. Bệnh thường
xảy ra ở đối tượng là trẻ em và những người dưới 30 tuổi. Các yếu tố nguyên nhân
gây nên bệnh tiểu đường type 1 được xác định bao gồm:
− Nguyên nhân do di truyền: gen là yếu tố quan trọng làm phát triển bệnh tiểu đường
type 1. Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thì tỉ lệ con cái sinh
ra có nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ khá cao. Tuy nhiên, không thể không loại
trừ nguyên nhân này vì có thể có trường hợp không có sự tác động của các yếu tố
gen gây bệnh lên hệ miễn dịch làm phá hủy các tế bào tạo ra insulin trong cơ thể
người con.

13


− Nguyên nhân do hệ miễn dịch: khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm sẽ khiến
cho tế bào bạch cầu tấn công tế bào beta. Từ đó khiến cho tuyến tụy bị suy giảm
và mất dần khả năng sản xuất insulin ổn định trong cơ thể.
− Nguyên nhân do yếu tố bên ngoài môi trường: các yếu tố về môi trường, thực
phẩm, chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn hay độc tố nhiễm vào cơ thể cũng là nguyên
nhân gây nên bệnh tiểu đường type 1.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2
Khác với bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2 không phụ thuộc vào insulin.
Bệnh chuyển biến khá phức tạp, gây nguy hiểm cho người bệnh.Đối tượng bị bệnh tiểu

đường type 2 thường ở độ tuổi trên 40.Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng trẻ hóa gây
ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt và cả tính mạng người bệnh. Các nguyên nhân gây
bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
− Nguyên nhân do di truyền: cũng như bệnh tiểu đường type 1, gen đóng vai trò
quan trọng trong việc phát triển bệnh tiểu đường type 2 làm giảm khả năng sản
xuất insulin của tuyến tụy.
− Nguyên nhân do béo phì và ít vận động: đây là nguyên nhân chính và chủ yếu gây
bệnh tiểu đường type 2. Nếu trong cơ thể có nhiều lượng calo dư thừa sẽ gây ra
tình trạng kháng insulin. Thêm vào đó, nếu người bệnh lười vận động sẽ tác động
tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài
tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu
đường.
→ Để giảm và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, chúng ta nên có chế độ ăn hợp lý.
Ngoài hạn chế thức ăn nhanh và chứa nhiều đường thì cần bổ sung nhiều
rau xanh, salast, trái cây tươi. Ngoài ra bữa ăn sáng cũng rất quan trọng, chỉ

14


cần giảm tinh bột trong bữa ăn sáng như bánh mì, bún, phở,...Uống nhiều
ngũ cốc, uống nhiều nước.
2.5. Bệnh béo phì

* Dấu hiệu








Khó ngủ
Ngưng thở khi ngủ (thở không đều và dừng lại theo định kỳ trong lúc ngủ)
Hơi thở ngắn
Suy tĩnh mạch
Vấn đề về da do hơi ẩm tích tụ trong các nếp gấp của da
Sỏi mật

* Béo phì dễ dẫn đến :
− Cao huyết áp

− Tăng đường trong máu
− Lượng cholesterol cao
− Mức triglyceride (chất mỡ trung tính) cao
* Tác hại:
− Đau tim và cao huyết áp: Bệnh béo phì và thừa cân có liên quan đến một số yếu tố
làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (đau tim).
− Tăng nguy cơ ung thư: Nam giới béo phì dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng, còn nữ
giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng.
− Tăng khả năng đột quỵ: Khả năng dẫn đến đột quỵ ở người béo phì cũng cao hơn
nhiều lần người binh thường.

15


− Giảm khả năng sinh sản: Ngoài tăng khả năng mắc những căn bệnh nguy hiểm
trên thì béo phì còn dẫn đến giảm khả năng sinh sản.
− Gout: Một người bị bệnh béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần
so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường.
− Tiểu đường type 2: Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh

tiểu đường loại 2. Nói đơn giản hơn thì những người có trọng lượng cơ thể nặng
hơn bình thường sẽ tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
− Thoái hóa khớp, đau thắt lưng: Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các
khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp
này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn
trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
* Chế độ ăn uống:







Hạn chế các loại nước ngọt có gas, bánh kẹo, snack,...
Hạn chế ăn thức ăn nhanh (fast food)
Không ăn đồ ăn chiên xào, nướng mà thay vào đó là ăn đồ ăn hấp luộc
Hạn chế ăn khuya, ăn vặt
Uống rượu bia
Ăn quá nhanh
→ Nên có chế độ ăn uống hợp lý, chia nhỏ bữa ăn chứa đủ chất dinh dưỡng để
thức ăn được hấp thụ từ từ. Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng chất xơ cho
cơ thể. Tập thể dục đều đặn là một phương pháp hữu ích cho người béo phì
và sử dụng các thực phẩm giúp giảm cân.

CHƯƠNG 3
Các thực phẩm chứa nhiều đường
3.1. Trong nước giải khát:
Sản phẩm
Nước


Lượng đường / đơn vị sp

Hàm lượng g / 100 ml
Hàm lượng g / 100 ml
0.0 g / 100 ml

0.0 g

Sữahương sôcôla

11 g / hộp 200 ml

5.5 g /100 ml

Nước hoa quả dứa
kiwi cam
Nước ngọt hương
cam
Nước tăng lực Red

11 g / hộp 200 ml

12 g / 100 ml

27 g / hộp 200 ml

12 g / 100 ml

27 g / hộp 250 ml


11 g / 100 ml

16

0.0 g / 100 ml


Bull
Trà chanh Nestea

36 g / chai 500 ml

7.2 g / 100 ml

Coca cola

36g/ lon

10.6 g / 100 ml

− Ảnh hưởng của nước giải khát đến sức khỏe người tiêu dùng:
• Gây bệnh ung thư
• Giảm trí nhớ
• Nhiều axit gây hại
• Làm béo phì
• Tăng nguy cơ sỏi thận
• Làm hỏng hệ tiêu hóa
• Gây bệnh tiểu đường
3.2. Trong trái cây

− Lượng đường vừa phải
Nước hoa quả dứa kiwi
11 g / hộp 200 ml
cam

12 g / 100 ml

− Ảnh hưởng của trái cây tươi tới sức khoẻ
• Giàu vitamin và chất xơ
• Giàu khoáng chất và protein
• Cân bằng dinh dưỡng
• Dễ tiêu hóa
• Ít chất béo
• Dinh dưỡng không bị mất
• Tốt cho tim mạch
3.3. Trong các loại sữa:
− Lượng đường vừa phải
Sữa

11 g / hộp 200 ml

− Ảnh hưởng của sữa đến sức khoẻ:
17

5.5 g /100 ml


• Bên trong sữa có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe,
như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, cùng hơn 50
loại hormone trợ giúp tăng trưởng.

• protein của sữa là casein và whey - 2 dạng protein có chất
lượng tuyệt vời, với nhiều axit amin thiết yếu góp phần tăng
cường cho tiêu hóa.
• Sữa giúp xương chắc khỏe, ngăn tình trạng loãng xương về
sau.
3.4. Rau củ quả
− Lượng đường thấp
− Ảnh hưởng của sữa đến sức khoẻ:
• Tránh được các bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết áp và ngăn
ngừa một số bệnh ung thư
• Hạn chế hiệu quả các bệnh liên quan đến đường ruột đặc biệt là
viêm ruột thừa
• Bảo vệ mắt khỏi bị 2 loại bệnh thoái hóa rất phổ biến, đó là đục nhân
mắt và chấm đen trong mắt.

CHƯƠNG 4
Thực phẩm tốt cho sức khỏe
4.1 Những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Hiện nay, có nhiều loại nước uống cũng như thức ăn đa dạng hơn, phong phú hơn giúp
cho người bị tiểu đường có thể thay đổi và có nhiều sự lựa chọn hơn trước. Ví dụ như:
trái cây, sữa chua không đường giúp hệ miễn dịch tốt, sữa ít béo, sữa không đường, bánh
yến mạch... Cùng với đời sống sung túc hơn trước đây thì người bị tiểu đường sẽ có nhiều
cơ hội dùng nhiều loại thực phẩm tốt hơn cho có thể mình. Ví dụ như: các loại đậu, cải
xoăn, khoai lang, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu, thịt nạc bò,...

18


4.2. Thực phẩm tốt cho bệnh béo phì.
Còn với người bị béo phì thì nên chọn những thực phẩm có giàu protein như: tôm,

cua, cá, sữa đậu nành, trứng, đậu đỗ. Ngoài ra còn có những thực phẩm giàu chất xơ
như: bánh mì đen, ngũ cốc, khoai củ. Bên cạnh đó, người bị tiểu đường nên cung cấp
đủ vitamin và muối khoáng.

4.3. Thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch.

19


Đối với những người bị bệnh tim mạch thì ngũ cốc, trà, nấm, rau xanh là những lựa chọn
tốt nhất.

4.4. Thực phẩm tốt cho bệnhhuyết áp.
Ăn nhiều đồ ngọt có thể khiến huyết áp tăng cao. Đồ ngọt là một trong những thực phẩm
người bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn. Chế độ ăn của người cao huyết áp nên ăn nhạt
muối, ít đường, ít chất béo, tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ví dụ như: Các
loại rau củ như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương,
tỏi, mộc nhĩ, cá, thịt nạc, dầu thực vật, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất.

20


PHẦN II
Kết luận
Qua khảo sát, có180 người làm về bài khảo sát của thực phẩm đường đến sức khỏe
người tiêu dùng. Độ tuổi người làm bài khảo sát từ 17 đến 69 tuổi, trong đó tỉ lệ học
sinh, sinh viên chiếm 72,2%, còn 27,8% là người đang đi làm và đã nghỉ hưu. Phần
lớn là tập trung ở thành thị chiếm 90,6%, một phần nhỏ 9,4% là ở nông thôn.
Theo đánh giá chung, hầu như mọi người đều mơ hồ về các bệnh liên quan đến thực
phẩm đường, một số người biết đến các bệnh như tiểu đường, béo phì là chính, còn

các bệnh về tim mạch hay sâu răng và đặc biệt là bệnh ung thư được mọi người biết
đến chiếm tỉ lệ thấp.

21


Theo tự đánh giá sức khỏe của mỗi người thì mọi người đều cho rằng sức khỏe cả họ ở
mức trung bình, tốt, việc đánh giá sức khỏe rất tốt chiếm tỉ lệ thấp vì mỗi người đều hiểu

rằng thực phẩm hiện tại có chứa nhiều chất độc hại, thực phẩm nhiễm bẩn, chất hóa học
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của họ nên phần lớn đánh giá về sức khỏe ở mức
trung bình.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước giải khát, ngoài nước giải khát có gas thì
còn nhiều loại như trà đào, trà chanh, nước mía và món đặc biệt thu hút giới trẻ là trà sữa
trân châu. Các loại nước này đều chứa một lượng đường khá lớn, chưa kể đến trong các
loại nước này có đường hóa học. Trà sữa trân châu được rất nhiều người biết đến, không
chỉ ở Việt Nam mà có ở các nước Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan,...xuất xứ của
trà sữa trân châu là ở Trung Quốc. Thực tế, món trà sữa bán tràn lan ngoài thị trường, ở
các quán vỉa hè không có chứa sữa cũng không chứa trà, thành phần chính là kem béo
pha với bột trà nên giá thành nó rất thấp. Những chất dinh dưỡng có ở trong sữa thì trà
sữa đều không có mà ngược lại trà sữa chứa đựng một lượng đường, chất béo bão hòa và
acid béo chuyển hóa lớn, những thành phần này đều rất không tốt cho sức khỏe. Ngoài
các thức uống trên thì sinh tố, nước ép trái cây, đến cả thức uống có hại cho gan như rượu
bia cũng được mọi người sử dụng phổ biến.
Đối với mỗi vùng miền sẽ có một cách ăn khác nhau, theo đánh giá chung thì người miền
Nam và miền Tây đa phần là ăn ngọt. Bài khảo sát này phần lớn là người miền Nam,
miền Tây làm nên qua biểu đồ dưới đây thì lượng người thích ăn ngọt chiếm tỉ lệ cao.

22



Cuộc sống ngày càng phát triển, thức ăn chế biến cũng nhiều dạng, mỗi người đều có một
cách ăn khác nhau. Người thì thích ăn các đồ ăn chiên xào, có người thì thích ăn đồ hấp
luộc, đồ nướng và các đồ ăn làm sẵn, thức ăn nhanh. Theo các bác sĩ dinh dưỡng thì đồ
ăn hấp hay luộc tốt hơn các loại chiên xào hoặc nướng, vì khi hấp luộc thì thức ăn giữ lại
các chất dinh dưỡng nhiều hơn, còn khi chiên xào thì thực phẩm tiếp xúc với nhiệt độ cao
sẽ làm cho thực phẩm mất chất cũng như biến đổi từ chất tốt sang có hại cho cơ thể, khi
chiên xào cũng cần có lượng dầu lớn dẫn đến mắc các bệnh béo phì, tim mạch.
Hầu hết các thực phẩm tự nhiên cũng như thức ăn đều chứa đường, dù tốt hay không tốt
thì khi sử dụng một khoảng thời gian dài sẽ tích tụ dần trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh.
“Đường – thức ăn yêu thích của bệnh ung thư” theo số đông mọi người chọn sai. Vượt
quá 25gram/ ngày là rất nguy hiểm.Một số người nói rằng, đường sẽ “nuôi dưỡng” tế bào
ung thư, mặc dù điều này không hoàn toàn chính xác, nhưng chế độ ăn uống nhiều đường
thực sự có liên quan tới bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đường làm
tăng nguy cơ ung thư cũng như tắc mức độ di căn của ung thư.
Theo lối sống hiện nay thì bệnh tiểu đường, béo phì hay tim mạch,... không chỉ xảy ra ở
người ngoài 55 tuổi mà còn có thể có ở trẻ em và người trẻ. Giới trẻ hiện nay được vỗ
béo bằng các thức ăn nhanh, thức ăn đường phố, các món khoái khẩu như trà sữa thì
không sớm cũng mắc phải các căn bệnh mãn tính do thực phẩm mang lại. Đáng lo ngại
hơn là trẻ em dưới 10 tuổi mắc căn bệnh béo phì rất nhiều, vì các thực phẩm như bánh
kẹo, sữa, nước ngọt rất cuốn hút trẻ em, làm cho chúng rất thích và ăn rất nhiều.
Mọi người cần có một cái nhìn tổng quát về thực phẩm đường để hạn chế cũng như loại
bỏ các thực phẩm không lành mạnh trong cuộc sống của mình. Rau và trái cây là thực
phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng bên cạnh cũng có rau bẩn, trái cây bơm thuốc, thì người
mua cần lựa chọn những nơi bán uy tín để sử dụng. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng rượu
bia, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Những người
đang mang trong mình bênh tiểu đường, béo phì hay tim mạch thì cần tập thể dục thường
xuyên, có chế độ ăn hợp lý, thường xuyên đến các cơ sở y tế để thăm khám và uống
thuốc đều đặn. Trên thị hiện nay có nhiều loại sản phẩm hỗ trợ cho từng bệnh, các thực

phẩm dành riêng cho từng bệnh. Nên mọi người cần hiểu biết rõ các loại sản phẩm nào có
lợi để sử dụng cũng như tránh các sản phẩm có hại trong cuộc sống của mình.

23



×