Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Bài tập Cơ sở ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 31 trang )

ĐỀ 1:
Theo anh/chị cuộc sống hiện đại ngày nay, con người (nhất là giới
trẻ) có sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để giải trí không? Hãy giải
thích để làm rõ hơn quan điểm của anh/chị?

A.

Đặt vấn đề:

Từ xưa ngôn ngữ đã được xem như là một phương tiện để giải trí.
Trước hết, trong cuộc sống hằng ngày con người đều sử dụng ngôn ngữ
như một phương thức liên lạc hay giao thiệp với nhau. Đó là nhu cầu tất
yếu. Và không chỉ thế ngôn ngữ còn được coi như là một phương tiện giải
trí, phương tiện mà được sử dụng nhằm đem đến sự thư giãn một cách mới
mẻ, khác lạ và sáng tạo.
Bởi vì ngôn ngữ là một hiện tượng đặc biệt của xã hội cho nên ngoài
chức năng dùng để giao tiếp ra ngôn ngữ còn đóng vai trò là một phương
tiện giải trí:
"Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?"
Qua câu ca dao trên, ta có thể thấy rằng đời sống con người Việt
Nam ta vô cùng phong phú. Trong hoàn cảnh lao động vất vả con người
vẫn lạc quan, vẫn có niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Hơn nữa, trong đó ta
còn có thể nhìn thấy được vẻ đẹp mỹ miều của cảnh sắc đồng quê, của
người lao động nông thôn.
Câu ca dao này được nhìn nhận và thấu hiểu theo nhiều góc độ khác
nhau:

1



Có người cho rằng đó là vẻ đẹp của đồng quê. Một bức tranh lao động nông
thôn xưa thanh bình.
Lại có ý kiến cho rằng, thực chất đây là lời tỏ tình kín đáo của một
chàng trai đối với cô gái. Là một lời tỏ tình tế nhị và đầy lãng mạn.
Tuy nhiên, cho dù nó được hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa thì câu
ca dao này, xét về góc độ ngôn ngữ thì nó chính là một phương tiện để giải
trí. Đây là một câu nói ngụ ý thể hiện vẻ đẹp của lao động, của đồng quê,
của con người. Đồng thời, nó cũng được coi là phương tiện để giải trí sau
những tháng ngày lao động vất vả, lam lũ của người lao động nông thôn. Ở
đây, người lao động thể hiện sự lạc quan, yêu cuộc sống qua câu ca dao
này. Nó ví như một phương tiện giải trí nhằm hướng tới, mơ ước một cuộc
sống tươi đẹp, an tĩnh, giúp con người xua đi bao khó khăn, mệt nhọc. Như
vậy, về bản chất ngôn ngữ là một phương tiện giải trí.
Phương tiện giải trí nói chung có thể là cách thức mà con người dùng
để tìm kiếm một trải nghiệm mới, những cảm giác mới và có thể giúp
chúng ta thoát ly khỏi hiện thực ở một giới hạn nào đó.
Cũng như các hình thức giải trí khác như âm nhạc, điện ảnh, hội
họa,... chúng đem đến một sự tươi mới trong cảm thức của con người, vì
chúng là hiện tượng xã hội. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt,
vậy thì không lý nào ngôn ngữ lại không phải là một phương tiện giải trí.
Ngôn ngữ tồn tại khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta, chỉ cần có
nhu cầu thì sẽ có ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ dưới sự sáng tạo của con
người trở thành một phương tiện như là một nhu cầu tất yếu khách quan.

2


B.

Giải quyết vấn đề:


I/ Cách sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giải trí của dân
gian:
1, Chơi chữ
Khái niệm: Chơi chữ là một biện pháp tu từ nghệ thuật dựa vào
những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, vận dụng linh hoạt đơn vị cơ bản
của tu từ học (là chữ hoặc tiếng) đặt nó trong mối quan hệ nhiều chiều,
nhiều phía với các đơn vị cùng bậc và khác bậc, nhằm khai thác tính chất
nước đôi của các đơn vị ngôn ngữ dựa vào sự hiện diện của văn cảnh.
Chơi chữ tạo nên những liên tưởng bất ngờ, thú vị về nhận thức,
đồng thời có tác dụng châm biếm, hài hước, thư giãn bằng chữ nghĩa, v.v…
a) Dùng từ ngữ đồng âm
- Hoa mua ai bán mà mua
Mẹ không ngã giá cho vừa lòng em.
- Bạn vàng chơi với bạn vàng
Đừng chơi bạn vện, ra đàng cắn nhau.
- Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói quẻ lấy chồng xem có lợi chăng,
Thầy bói gieo que nói rằng
Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn.
Lợi là 2 từ đông âm khác nghĩa: một từ là phần thịt bao giữ xung
quanh chân răng, một từ là chỉ lợi ích.Trong câu ca dao trên tác giả dân
gian đã sử dụng hai từ lợi đồng âm để tạo nên tiếng cười hóm hỉnh, phê
phán thói xấu.
- Không răng đi nữa cũng không răng,
Chỉ có thua người một miếng ăn.
Miễn đựơc nguyên hàm nhai tóp tép,
Không răng đi nữa cũng không răng.
Ý bài thơ nói về chiếc răng của tác giả bị rụng. Nhưng đựơc tin Triều
đình cho cho phục nguyên hàm tá lý, nhưng không hưởng lương. Không

răng " ( Không có răng ) đồng âm với " không răng " ( không sao - từ địa

3


phương ) . " Nguyên hàm " vừa có nghĩa là còn hàm răng nguyênvẹn để
nhai , vừa có ý chỉ cái hàm ( Chức) tá lý đựơc phục hồi sau khi bị tước đi.
- Một hôm, Trạng Quỳnh sai người ra bảo các hàng bán thịt: ngày
mai trạng có đãi tiệc, cần mua mỗi hàng một vài cân, những thịt phải thái
sắn để người nhà đỡ tốn công .Sáng hôm sau các hàng thịt thái sẵn để
chờ.Mãi không thấy người nhà trạng đến mua, họ đến nhà trạng thì thấy cả
nhà đi vắng. Hỏi trạng thì trạng bảo chắc đứa nào chọc phá bà con đấy. Cứ
gọi thằng nào bảo thái mà chửi. Những người bán thịt tức giận cứ chửi
đổng: Tiên sư đứa nào bảo thái! “Bảo thái” là bảo người ta xắt ra.Bảo Thái
là niên hiệu vua Lê Dụ Tông. Như vậy Trạng Quỳnh đã lợi dụng hiện tượng
đồng âm để dân chửi vua!
b) Dùng lối nói trại âm, gần âm
- Dở dang, dang dở vì sông
Ngày làm công nhật, đêm trông dạ chàng.
Trong câu ca dao trên, “dang” là từ gần âm với “giang”; “giang” là
yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với từ thuần Việt “sông”. “Ngày làm” trong
Hán Việt là “công nhật”, “đêm” trong Hán Việt là “dạ”. Tất cả kết hợp nhau
tạo nên một câu ca dao chơi chữ thú vị.
- Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Tài (tài năng) và tai (tai họa) là hai từ gần âm đứng trong câu thơ tạo
nên ý nghĩa sâu sắc. Nhờ nghệ thuật chơi chữ mà tư tưởng “Tài mệnh
tương đố” trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du được chuyển tải thật giản
dị, sâu sắc.
c) Dùng cách điệp âm

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mặt miên man mãi mịt mờ.
Điệp lại phụ âm đầu “m” tạo sự đặc sắc về ngữ âm cho câu thơ.
- Duyên duyên ý ý tình tình,
Đây đây, đó đó, tình tình ta ta.
- Năm năm tháng tháng, ngày ngày,
Chờ chờ đợi đợi, rày rày, mai mai.
- Con kiến mà leo canh đa
Leo phải cành cụt leo ra, leo vào

4


Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cảnh cụt leo vào, leo ra.
Với cách chơi chữ lặp đi lặp lại như thế, câu ca dao đã gợi nên cuộc
sống quẩn quanh bế tắc không lối thoát như số phận con kiến của người
nông dân ở xã hội ngày trước.
d) Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

Từ trái nghĩa
- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
Sầu riêng là một loại quả có vị ngọt thơm, trồng nhiều ở vùng Ngữ
Hiệp – Tam Bình. Sầu riêng còn là trạng thái tâm lí tiêu cực: buồn của cá
nhân. Sử dụng 2 từ trái nghĩa sầu riêng và vui chung – trạng thái tâm lí tích
cực, có tính tập thể.
- Làm người có dại mới nên khôn,

Chớ dại ngây si, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng rẽ dại ,
Dại thì giữ phận chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hóa nên khôn.
Hai đơn vị trái nghĩa dại và khôn kết hợp với nhau theo lối bổ nghĩa
sóng kèm trong cùng một văn bản, tạo hai mặt nghĩa vừa tách bạch ,vừa
gắn kết, như hai mặt của một tờ giấy.
- Lươn ngắn mà chê trạch dài
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.
Trạch là loại cá trông giống lươn cỡ nhỏ, thân ngắn. Thờn bơn là loại
cá thân dẹt, miệng và mắt lệch lên phía trên đầu. Trai là loại động vật thân
mềm, vỏ cứng, gồm hai mảnh, thường há ra như cái miệng. Với nghệ thuật
chơi chữ để giễu nhại. Tác giả dân gian muốn châm biếm những người đem
chủ quan của mình gán ghép cho người khác mà không thấy được mình
cũng có khuyết điểm tương tự như thế, chả ai hơn ai.
- Anh mong làm bạn với trời,

5


Trời cao anh thấp, biết đời nào quen.

Từ đồng nghĩa
- Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
Chó với cầy là những từ cùng nghĩa, gần nghĩa được sử dụng chơi để
phê phán một hiện tượng "ngược đời".

- Chuồng gà kê sát chuồng vịt.
Từ “kê” là từ Hán – Việt cô nghĩa là gà. Nên kê và gà là hai từ đồng
nghĩa.
- Cha con thầy thuốc về quê
Hồi hương phụ tử thì chàng đối chăng?
Cái độc đáo ở nghệ thuật chơi chữ trong câu thơ này là vừa có hai từ
tương đương nghĩa "cha con" (thuần Việt) với "phụ tử" (Hán Việt); "về
quê" (thuần Việt) với "hồi hương" (Hán Việt). Rồi "thầy thuốc" để chỉ nghề
nghiệp của hai "cha con" mà "hồi hương", "phụ tử" là những vị thuốc nổi
tiếng trong đông y.
-Tám con tu hú kêu cây bát bát,
Mười con chuồng chuồng đỏ đít, lượn thập ác nhà.
- Kỳ sơn, kỳ thủy, kỳ phùng,
Lạ non, lạ nước, lạ lùng gặp nhau.

Từ gần nghĩa
- Con quạ nó ăn tầm bậy tầm bạ nó chết,
Con diều xúc nếp làm chay,
Tu hú đánh trống bảy ngày,
Con bịp nó dậy, nó bày mâm ra.
Con cuốc nó khóc u oa,
Mẹ nó đi chợ đàng xa chưa về.
Bài ca dao tập hợp những con chim sống trọng bụi quạ, diều, tu hú,
bìm bịp, cuốc, cho mỗi con đóng vai trò thích hợp với đặc điểm của chúng:
diều với quạ cùng loại nên đóng vai trò chính; tu hu đầu mùa hè hay kêu;
bìm bịp thường hay ở trong bụi rậm, ít bay đi đêm, như người nội trợ; cuốc
lủi trong bụi như tìm ai, tiếng kêu của nó sầu não như khóc như than. Đây
là cách chơi chữ dùng các từ cùng trường nghĩa để khắc hoạ lên những bức
tranh dân gian về một đám ma nghèo nhưng đầy đủ lễ thức. Vừa phản ảnh


6


một phong tục ngày trước với nhiều màu sắc độc đáo nhưng cũng không
giấu tính châm biếm sắc sảo.
- Giả đò neo chiếc thuyền tình,
Bạn bè mối lái, tơ mành gấp ghe.
- Bà già mặc áo bông chanh,
Ngồi trong đám hẹ, nói hành nàng dâu.
- Cha chài, mẹ lưới, con câu
Chàng rể đi tát, con dâu đi mò.
- Rú, rừng, núi, động, đèo, truông ,
Ngàn xanh cách trở, mấy luồng cũng theo.
- Bể, hồ, khe, hói, lạch, rào,
Sông sâu nước lội, ước ao kết nguyền.
e) Chơi chữ bằng cách dùng từ ngữ nhiều nghĩa.
- Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
Bài ca dao là lời tỏ tình của chàng trai với cô hàng rượu, từ say trong
câu ca là một từ nhiều nghĩa: say rượu hoặc say tình, hiểu nghĩa nào cũng
được; nhờ khéo vận dụng tính đa nghĩa của từ mà lời tỏ tình khó nói được
tỏ bày một cách tế nhị, hóm hỉnh, có duyên kèm theo lời thề rằng có trời
đất, nước, non chứng giám là anh say em thật lòng chứ chẳng phải đùa
chơi.
e) Hình thức chơi chữ theo cách nhại âm, phỏng theo âm thanh
- Bà già, bà giả, bà gia,
Bà ra kẻ chợ, con ma bắt bà.
- Bác gì, bác xác bác xơ ,
Bác chết bao giờ, bác chả bảo tôi.
f) Chơi chữ bằngviệc đảo trật tự từ ngữ để tạo ra nghĩa ngược với

thực tế
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi
Nắm xôi nuốt bé lên mười,
Con gà mâm rượu nuốt người lao đao
Lươn nằm cho trúm bò vào
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô

7


Lúa mạ nhảy lên ăn bò,
Cỏ năn, có lác rình mò bắt trâu
Gà con đuổi bắt diều hâu,
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.
Tất cả các sự việc, các hành động và chủ thể tạo nên hành động trong
bài ca dao trên đều ngược nghĩa so với hiện thực cuộc sống. Đều mà tác giả
dân gian muốn gửi gắm ở đây có lẽ với hai dụng ý rõ rệt: vừa mua vui với
chữ nghĩa, vừa muốn nói lên một sự bất công ngang trái trong xã hội ngày
trước!
g) Nói lái
Khái niệm: Nói lái là một trong những biện pháp tu từ trong tiếng
việt. Khi nói lái người ta tráo đổi vị trí của các thành phần của từ (âm đầu,
âm cuối, thanh điệu, ...) để tạo ra từ mới thường có nghĩa bất ngờ, dí dỏm,
khi hiểu ra thường làm bật cười. Nói lái thường đưọc dùng trong văn nói,
khẩu ngữ và trong văn học dân gian đê trêu đùa, đả kích hay thông báo với
ai đó một điều gì bí mật hoặc để tránh những tiếng thô tục. Như vậy nói lái
là một hình thức vô cùng độc đáo của ngôn ngữ Việt với khả năng nhạy bén

về tính trào phúng và châm chọc.
* Nói Lái trong Câu đố:
Cũng như Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ… Câu đố cũng là một hình
thái của Văn học dân gian Việt Nam. Người ta sử dụng Câu đố trong các
buổi họp mặt vui chơi hoặc trong lúc lao động chân tay để quên đi mệt
nhọc hay thử tài trí giữa hai bên nam nữ. Những câu đố Nói lái thường rất
dễ đáp nhưng vì bất ngờ hay bị chồng chéo chữ nghĩa mà đôi khi không
đáp được.
- Trong nhà chạy ra hỏi cái gì bán, là cái gì? (là cái giàn bí)
- Trên trời rơi xuống cái mau co, là cái gì? (là cái mo cau)
- Hít vào, hít ra, hít một là cái gì? (là hột mít)
Ngoài ra, còn có câu đố về các con vật, câu đố đặt ra là từ hai con vật
nầy khi nói lái sẽ thành hai con vật khác, đã được giải đáp như sau:

8


- Con Cua con Rồng lái là Con Công con Rùa
Con Cáo con Sóc lái là con Cóc con Sáo
Con Trai con Rắn lái là con Trăn con Rái (cá)
Con Cò con Báo lái là con Cáo con Bò
Con Sáo con Bò lái là con Sò con Báo
Con Sếu con Ngao lái là con Sáo con Nghêu.
* Nói Lái trong câu hò đối đáp:
Hò đối đáp vốn là một loại hình thức dân ca phổ biến khắp ba miền
đất nước. Nó thường xảy ra trên cánh đồng hay dòng sông, nam và nữ
thường hò đối đáp với nhau để xua đi nỗi mệt nhọc trong công việc. Điều
đáng ngạc nhiên là họ có thể dễ dàng sáng tạo và hò đối đáp ngay tại chỗ.
Những người này rất nhanh nhẹn và thông minh đến mức ngay cả những
người có học đôi khi cũng phải khâm phục họ và đôi khi phải bỏ cuộc.

Những câu hò đối đáp thông thường thì rất nhiều nhưng dùng cách
nói lái để hò đối đáp thì rất hiếm quý.
Thông thường thì bên con gái cất cao câu hò đối trước :
-“Hò hơ… Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Anh mà đối đặng… ơ.. ờ
Hò hơ…Anh mà đối đặng, dẫu nghèo em cũng ưng”.
Sau khi phân tách và tìm câu trả lời, bên con trai hò đáp :
-“Hò hơ… Chim mỏ kiến(g) đậu trên miếng cỏ,
Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.
Anh đà đối đặng ơ… ờ
Hò hơ…Anh đà đối đặng, hỏi nàng có ưng chưa?”
Bên cạnh đó còn có những câu nói lái mà đôi trai gái khéo léo gởi
gắm tình cảm cho nhau mà người ngoài vì vô tình không hiểu được. Trước
hết, người con gái thố lộ :
- Cam sành nhỏ lá thanh ương,
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ, bớ anh!
Cảm thương vì “thương anh” (thanh ương) mà “nhớ lắm” (nhắm lớ)
của nàng nên chàng hứa hẹn :
- Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn chà quơ, quơ chà.

9


Có nghĩa là: Anh muốn “nhắn lại” (nhái lặn) với nàng là nếu “thương
anh” (thanh ương) mà nàng “chờ qua” thì “qua chờ” nàng.
* Nói Lái trong câu đối:
Câu đối là cách chơi chữ và là một trong những thú tiêu khiển của
người xưa. Người ta thường viết câu đối trong dịp Tết hay trong các lễ

mừng thượng thọ, thăng quan tiến chức, đỗ đạt hay tân hôn, sinh nhật….
Người viết câu đối phải là người văn hay, chữ tốt và nhất là ý nghiã của câu
đối phải phù hợp với trọng tâm của buỗi lễ. Cho nên, viết câu đối rất khó
mà nói lái trong câu đố thì lại càng khó hơn nữa. Vậy mà trong dân gian
Việt Nam vẫn có nhiều câu đối nói lái.
- Thảm thương cho cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo của nghề giáo,
người ta than thở qua bài “Buồn đời giáo-chức”:
Thảm kịch của thầy giáo, phải tháo giầy,
Tháo luôn cả ủng, thủng luôn cả áo.
Làm giáo chức, nên phải giứt cháo,
Thảo chương rồi, để được thưởng chao,
Lấy giáo án đem dán áo.
Cùng với một câu đối bất hủ như sau:
Thầy giáo tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, đem giáo án ra dán áo.
Mèo con còn meo, còn léo nhéo, kéo lòn nhòn, ngậm xương cá về ca
xướng.
- Còn đây là câu đối Tết dành tặng cho những tên keo kiệt, coi trọng
đồng tiền hơn bất cứ mọi thứ trên đời:
Thiên tường, tác biệt,
Hiền tạ, thu sương.
(Thương tiền, tiếc bạc
Hà tiện, thương xu.)
Các câu khác như:
- Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấỵ
Thầy tu thù Tây, cầu đạo cạo đầu.
- Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông.
* Nói lái trong các giai thoại:

10



Giai thoại được hiểu là câu chuyện thú vị làm cho người nghe phải
hào hứng, vui thích. Từ xưa, có rất nhiều giai thoại, đặc biệt là giai thoại
trong văn chương thì không những được người đời truyền tụng qua những
cuộc trao đổi trong giới Văn gia, trí thức mà còn được ghi vào sách vở. Tuy
nhiên, có những giai thoại Nói lái thì ít người quan tâm, thỉnh thoảng họ
cũng có nghe qua nhưng rồi bỏ, xem đó như là những câu chuyện dân gian.
Vì vậy, những giai thoại nầy trở thành loại văn chương truyền khẩu, mặc ai
muốn kể sao thì kể, muốn thêm thắt thế nào cũng được miễn đáp ứng được
sự cảm nhận của người nghe là được.
Chuyện Đại phong :
Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, sinh quán Nghệ An dưới
thời Lê Trung Hưng (1530-1540), là người hay chữ, thông minh xuất
chúng, với bản tính nói ngông hay châm chọc vua chúa quan quyền thời
bấy giờ. Một hôm Quỳnh dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn khoác lác là
một món ăn tuyệt hảo, ngoài có đề hai chữ Đại Phong. Sau khi ăn thử, chúa
Trịnh vì bị Trạng lừa bỏ đói, ăn rất ngon miệng nên cật vấn về món ăn lạ,
thì Trạng giải thích rằng Đại Phong là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa thì
tượng lo, tượng lo nói lái là lọ tương.
*Nói lái trong ngôn ngữ hàng ngày
- Hạ cờ Tây (cầy tơ), Mống chuồn (muốn chồng), đồng chòi (đòi
chồng), chin bến đò (chó bến đình), con cháu nhà giò (con chó nhà giàu)
- Nói lái về các loại canh ăn uống trong dân gian: câu lái đùa về
canh:
Anh Câu Bành đánh lộn với anh Kí Banh, ông Cai Cảnh làm biên
bản,giải lên ông Cai Khoanh để thụ lý. Các câu trên thật ra là tên của bốn
loại canh: canh bầu, canh bí, canh cải và canh khoai.
- Nói lái về các địa danh:
Chợ Thủ Đức năm canh thức đủ

Chợ Đồng Tranh năm canh đành trông
Đi chợ Búng coi chừng chúng bợ
Đến Hạ Long rát cổ họng la.

11


2, Nói lóng
Khái niệm: Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không
chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường
ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích
che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới
hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ
phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thấy một trong những đoạn hay
nhất chính là lời thoại độc địa phát ra từ miệng Tú Bà lúc mụ nổi tam bành
mụ lên trước giai nhân Thúy Kiều:
Này này sự đã quả nhiên,
Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi!
Bảo rằng đi dạo lấy người,
Đem về rước khách kiếm lời mà ăn.
Tuồng vô nghĩa ở bất nhân,
Buồn mình trước đã tần mần thử chơi.
Màu hồ đã mất đi rồi,
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!
Con kia đã bán cho ta,
Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây.
Lão kia có giở bài bây,
Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe.
Cớ sao chịu tốt một bề,

Gái tơ mà đã ngứa nghề lắm sao!
Đó là tiếng lóng của giới buôn phấn bán son ở Việt Nam thế kỷ XIX:
đi dạo, rước khách, buồn mình, màu hồ, bài bây, chịu tốt, ngứa nghề, chơi,

II/ Việc sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện giải trí của
giới trẻ hiện nay:
1, Các biểu hiện sử dụng ngôn ngữ để giải trí:
* Điển hình có thể nói đến là khẩu ngữ, tiếng lóng. Đây một thực tế
đầy sinh động mà hầu như bất kỳ ngôn ngữ nào trên trái đất đều có, dù
muốn hay không. Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không

12


chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường
ngày. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, tiếng lóng được
sử dụng ngày càng rộng rãi bởi không chỉ giới trẻ mà với mọi thành phần
trong xã hội, và ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
Ví dụ:

Đây là một cách chơi chữ khá hay khi liên tưởng con gà luộc với
trạng thái “khỏa thân” vô cùng sinh động. Con gà luộc thì thường được đặt
lên bàn thờ vào những ngày giỗ, cúng. Vì thế, nơi để “ngắm gà khỏa thân”
chính là…bàn thờ. Khi có ai nói đến câu này, tức là muốn nói đến việc
“chầu Diêm Vương”. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng cụm từ này, chỉ nên
dừng lại ở mức trêu đùa bạn bè chứ không nên sử dụng trong những trường
hợp mang tính trang nghiêm và cần sự tôn trọng.

13



Bánh bèo là một loại bánh nổi tiếng của miền Trung, đặc biệt là xứ
Huế. Từ ngữ này đang được các bạn trẻ sử dụng khá nhiều, từ trên phương
tiện thông tin đại chúng cho đến trò chuyện ngoài đời thực. “Bánh bèo” ở
đây còn để chỉ những cô gái nhàm chán, thực dụng, nhõng nhẽo, tiểu thư và
có phần… vô tích sự.

Dựa trên câu thành ngữ “Kỳ đà cản mũi”, “kỳ đà” được sử dụng với
ý nghĩa để chỉ những người vô duyên vô cớ xuất hiện, làm phiền hoặc cản
trở người khác và làm tình hình trở nên tệ hơn. Những “vị khách không

14


mời mà đến” này đích thực là những con “kỳ đà cản mũi”, đúng không
nào?
Ngoài ra, còn rất nhiều tiếng lóng được sử dụng trong giao
tiếp khác nữa. Ví dụ như:
Cạ cứng: bạn thân
Chém gió: nói phét, nói xạo
Cục gạch: điện thoại di động đời cũ
Cùi bắp, cùi mía: chỉ người/vật cùi, dở, kém chất lượng
Cưa bom: nói xạo
GATO: (viết tắt) ghen ăn tức ở
Não phẳng: chỉ những kẻ ngu ngốc không biết suy nghĩ
Ném đá: chỉ sự tấn công tập thể vào một đối tượng cụ thể, có những
hành động làm trái ý, chướng mắt (thông thường là ở trên mạng) bằng cách
nói móc mỉa, miệt thị, chửi bới
Tám: ngồi nói chuyện, nhiều chuyện
Trùm sò: keo kiết, bủn xỉn

Chym lợn: chỉ ai đó hay thọc mũi vào chuyện người khác, bàn ra tán
vào, theo kiểu không mang tính chất xây dựng mà chỉ mang tính chất phá
hoại
* Bên cạnh tiếng lóng, thành ngữ tục ngữ cũng được giới trẻ sáng tạo
một cách thú vị và được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp:

15


Nói đến thành ngữ, tục ngữ của giới trẻ, không thể không nhắc đến
cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” gồm 2 tập NXB Mỹ thuật, do công ty
phát hành sách nhã Nam phát hành vào năm 2011, 2013. Cuốn sách tập

16


hợp "những câu nói phổ biến trong "xã hội" của một thời, nhưng dưới hình
thức vui vẻ nhất. Những câu nói ấy hầu hết đều có chung đặc điểm là dễ
nói, có vần điệu, hình ảnh dù đôi lúc hình ảnh không hợp logic lắm.

Cuốn Sát thủ đầu mưng mủ (2011)

Cuốn Phê như con tê tê

(2013)
Một số câu nói “nổi tiếng” trong cuốn sách:

17



Gái gú là phù du, thầy u là vĩnh cửu Lớn phải có lông nách, sống phải
có tư cách

18


Thần kinh giẫm phải đinh
trục

19

Nhục như con trùng


Trên đồng can, dưới đồng sâu
hổ
Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi nằm

20

Đau khổ như con


Nhan sắc có hạn, thủ đoạn vô biên

21


Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu
nản


Xinh như con tinh tinh
Có thể thấy, các câu thành ngữ này thường sử dụng biện pháp nghệ

thuật chơi chữ, đối hai vế rất cân chỉnh hay biện pháp nhân hóa, ẩn dụ,…
Tất cả tạo nên những câu thành ngữ, tục ngữ rất thú vị.

22


Chẳng hạn câu:
- Xinh như con tinh tinh nói bóng gió thật ra người được nói đến rất
xấu. Đây là hình thức đồng âm chơi chữ được dũng khá phổ biến trong các
thành ngữ, mà cụ thể ở đây : “xinh” và “tinh tinh” cùng âm với nhau.
- Câu: “Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản” phát triển từ
câu tục ngữ: “Vạn sự khởi đầu nan” Câu này mang ý nghĩa nản lòng trước
những khó khăn thử thách lúc ban đầu. Câu cải biên trên đã mở rộng ý đó,
nói rõ hơn về tama lý thông thường của con người đặc biệt là giới trẻ . Câu
cải biên tạo sự mới mẻ và thú vị đối với người nghe.
- Câu “đau khổ như con hổ”: dùng biện pháp đồng âm, so sánh
nhưng không có nghĩa, tức là sự không có mối liên hệ gì giữa hai vế .
* Slogan cũng là một cách thể hiện của phương thức giải trí ngôn
ngữ:
Ví dụ: “Dù bạn không cao nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn.”
Đây là một câu slogan nổi tiếng của hãng Heniken, nó đã sử dụng
thủ pháp đối lập: “không cao” và “ngước nhìn” tạo sự mới lạ và thu hút
người tiêu dùng.
2, Ngôn ngữ là một phương tiện giải trí.
Bởi vì:
* Do ảnh hưởng của thuyết tiến hóa Đacuyn mà nhiều người cho

rằng ngôn ngữ giống như một thực thể sống có quá trình nảy sinh, trưởng
thành, hưng thịnh, suy tàn và diệt vong. Tuy nhiên thực tế cho thấy ngôn
ngữ không giống quy luật phát triển của tự nhiên ngôn ngữ mới ra đời luôn
có sự kế thừa của cái cũ. Điều này hoàn toàn đúng trong bối cảnh xã hội
ngày nay. Nhiều người cho rằng giữa ngôn ngữ tuổi teen và ngôn ngữ
Tiếng Việt truyền thống có quá nhiều điểm khác nhau nhưng nếu xem xét

23


một cách kỹ lưỡng thì ta vẫn có thể nhận ra điểm tương đồng, kế thừa ở
đây. Người xưa dùng ngôn ngữ như một phương tiện giải trí mua vui và
giới trẻ hiện nay cũng vậy, tuy nhiên chúng cũng có những nét khác biệt.
Nếu người xưa nói “mặt xanh như đít nhái” thì giới teen bây giờ lại chọn
cho mình một cách nói khác như “mặt xanh như nồi canh” hay câu “thất bại
vì ngại thành công” là một câu nói mang tính chất bông đùa được hình
thành trên câu thành ngữ “thất bại là mẹ thành công”. Mặc dù có những sự
khác biệt nhưng đọc ngôn ngữ teen chúng ta vẫn có thể nhận ra được chút
hơi hướng của ngôn ngữ cha ông.
* Ngôn ngữ không phải là bản năng vốn có của con người. Ngôn ngữ
không thể tự sinh ra và cũng không thể phát triển một cách cô độc ngoài xã
hội được. Một đứa trẻ bị tách ra khỏi xã hội không được tiếp xúc với con
người thì đúa trẻ đó cũng không thể nói được ngôn ngữ của con người. Bởi
vậy ngôn ngữ phải được phát sinh, phát triển và biến đổi theo cộng đồng xã
hội. Vì cuộc sống trong xã hội nên con người mới nảy sinh ra nhu cầu giải
trí, từ đó tạo nên một phương tiện giải trí là ngôn ngữ. Nếu không có xã hội
thì sẽ không có chức năng giải trí của ngôn ngữ.
Do ngôn ngữ không phải là một đặc điểm di truyền bởi vậy trong
mỗi giai đoạn đặc điểm ngôn ngữ của cộng đồng đó lại có sự khác nhau.
Cũng chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ giớ trẻ hiện nay có một sức lan truyền

mãnh liệt trong cộng đồng. Cách dùng ngôn ngữ như là một phương tiện
giải trí của giới trẻ hiện nay vẫn dựa vào hệ thống ngôn ngữ của cha ông,
bên cạnh đó có những biến tấu, những phát triển riêng của mình. Những
câu nói như “xấu nhưng kết cấu nó đẹp”, “chán như con gián”,… đều dựa
trên ngôn ngữ của cha ông. Chúng được tạo nên thông qua việc sử dụng các
biện pháp như chơi chữ, đồng âm, vần,… cũng giống như những biện pháp
mà dân gian ta đã sử dụng khi giải trí bang ngôn ngữ. Giới trẻ cũng dựa vào

24


những câu nói sẵn có của dân gian mà tạo ra nét riêng biệt của mình như
“thất bại vì ngại thành công”.
* Ngôn ngữ không chịu ảnh hưởng của màu da, sắc tộc bởi nếu một
đứa trẻ có bố mẹ người Việt nhưng khi sang nước Anh mà không được bất
kỳ ai dạy học tiếng Việt thì đứa trẻ đó chỉ có thể nói tiếng Anh mà thôi. Giả
sử như ngôn ngữ mang tính di truyền màu da sắc tộc thì giữa màu da và
ngôn ngữ của đứa trẻ đó đã có sự mâu thuẫn. Hơn thế nữa ta còn bắt gặp rất
nhiều ngườicó khả năng nói được nhiều loại ngôn ngữ khác nhau thì ta sẽ
không khỏi băn khoăn về quốc tịch , màu da của người này nếu thực sự
ngôn ngữ có tính di truyền theo màu da, dân tộc. Như vậy có thể nói giưa
chủng tộc và ngôn ngữ không có bất kỳ mối quan hệ di truyền nào mà tất
cả là do xã hội, môi trường quyết định. Cũng do xu hướng toàn cầu chung
về việc áp những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhịp sống công nghệ nhanh và
sôi động mà giới trẻ ngày càng có xu hướng “teen hóa” ngôn ngữ để phục
vụ nhu cầu giao tiếp, giải trí, khẳng định cá tính của mình…Hiện nay ngôn
ngữ teen đã phủ sóng toàn cầu xuất hiện ở tất cả nước trên thế giới không
riêng gì Việt Nam . Tuy nhiên mỗi quốc gia các bạn trẻ lại có những cách
sáng tạo và vận dụng ngôn ngữ teen khác nhau để phù hợp hơn với nhu cầu
của mình đặc biệt là nhu cầu giải trí.

* Tiếng kêu của con người và động vật chỉ là hệ thống tín hiệu ngôn
ngữ một còn tiếng nói của con người lại thuộc hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
thứ hai, tức tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất. Hệ thống tín hiệu hai này
gắn liền với tư duy trừu tượng, với việc tạo ra các khái niệm chung của từ.
Ngôn ngữ không phải là của riêng cá nhân ai mà ngôn ngữ là của cộng
đồng. Nếu như ngôn ngữ của cá nhân và như vây không có điểm chung
thống nhất thì con người cũng không thể hiểu được nhau. Mác Ăngheen
từng viết ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn. Ngôn ngữ cũng tồn tại cho

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×