Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

THUYẾT MINH THIẾT kế bản vẽ THI CÔNG cầu tàu 5 000DWT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.38 KB, 25 trang )

SAIGON SHIPYARD LTD.
------o0o------

HỒ SƠ THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Dự án: Nhà Máy Sửa Chữa & Đóng Tàu Sài Gòn (Saigon Shipyard)
Công trình: Cầu Tàu Trang Trí Tàu 5.000 DWT và Kè Bảo Vệ Bờ
Hạng mục: Phân Đoạn III Cầu Tàu Trang Trí Tàu 5.000 DWT
Địa điểm: Phường Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh

TẬP 1: THUYẾT MINH
Số : ……………………………

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 01/2009


MỤC LỤC
1

CƠ SỞ PHÁP LÝ – KỸ THUẬT .................................................................................. 1

1.1

Cơ sở pháp lý .............................................................................................................. 1

1.2

Cơ sở kỹ thuật............................................................................................................. 2

1.2.1 Các tiêu chuẩn và qui phạm hiện hành .................................................................... 2
1.2.2 Các tài liệu liên quan khác ........................................................................................ 2
1.2.3 Các phần mềm sử dụng ............................................................................................. 3


2

QUY MÔ, NHIỆM VỤ THIẾT KẾ VÀ THÔNG SỐ DẦU VÀO ............................. 3

2.1

Vị trí công trình .......................................................................................................... 3

2.2

Đặc điểm mặt bằng xây dựng nhà máy .................................................................... 3

2.3

Quy mô và nhiệm vụ thiết kế hạng mục công trình ................................................ 3

2.3.1 Quy mô công trình ..................................................................................................... 3
2.3.2 Nhiệm vụ thiết kế ....................................................................................................... 4
2.4

Thông số đầu vào ........................................................................................................ 4

2.4.1 Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng ...................................................................... 4
2.4.2 Công nghệ khai thác và các thông số kỹ thuật của thiết bị khai thác ................... 8
3

GIẢI PHÁP KẾT CẤU CẦU TÀU PHÂN ĐOẠN III................................................ 9

3.1.1 Tính toán các thông số cơ bản................................................................................... 9
3.1.2 Các thông số cơ bản của .......................................................................................... 10

3.1.3 Tải trọng đưa vào tính toán kết cấu ....................................................................... 10
3.1.4 Mô tả phương án kết cấu ......................................................................................... 11
3.2

Khu nước trước bến ................................................................................................. 12

3.2.1 Nạo vét ....................................................................................................................... 12
3.2.2 Phao báo hiệu phạm vi khu nước trước bến.......................................................... 12
4
4.1

TRÌNH TỰ VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG CHUNG ................................................. 12
Trình tự và biện pháp thi công chủ đạo cho hạng mục Cầu Tàu ........................ 13

4.2
Trình tự và biện pháp thi công chủ đạo cho nạo vét khu nước và thả phao báo
hiệu hàng hải ........................................................................................................................ 13
4.3
5
5.1

Những điểm lưu ý trong quá trình thi công........................................................... 13
YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬT TƯ DÙNG TRONG THI CÔNG .................................. 14
Bêtông cho các cấu kiện đổ bêtông tại chỗ............................................................. 14

5.1.1 Bêtông thủy công: ..................................................................................................... 14


5.1.2 Xi măng: .................................................................................................................... 15
5.1.3 Cát: ............................................................................................................................ 15

5.1.4 Đá 1x2:....................................................................................................................... 15
5.1.5 Nước: ......................................................................................................................... 15
5.2

Cốt thép cho các cấu kiện đổ bêtông tại chỗ .......................................................... 15

5.3

Cọc ống bêtông cốt thép dự ứng lực ....................................................................... 15

5.4

Cừ thép ...................................................................................................................... 17

5.5

Đá hộc ........................................................................................................................ 17

5.6

Vải địa kỹ thuật ........................................................................................................ 17

5.7

Thép cho các cấu kiện thép ..................................................................................... 18

5.8

Que hàn ..................................................................................................................... 18


5.9

Lưu ý chung .............................................................................................................. 18

6

CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ..................................................................... 18

6.1

Cầu Tàu Trang Trí................................................................................................... 18

6.2

Khu Nước Trước Bến .............................................................................................. 18

7 TÍNH TOÁN KIỂM TRA ỔN ĐỊNH, KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CÁC CẤU KIỆN
CỦA CÔNG TRÌNH ........................................................................................................... 18
7.1

Phương pháp tính ..................................................................................................... 18

7.2

Sơ đồ tính .................................................................................................................. 19

7.3

Các trường hợp tải trọng và tổ hợp tải trọng ........................................................ 19


7.3.1 Tỉnh tải ...................................................................................................................... 19
7.3.2 Hoạt tải Đối với Phân Đoạn III ............................................................................... 19
7.3.3 Tổ hợp tải trọng ........................................................................................................ 20
7.4
8

Kiểm tra khả năng chịu lực và chuyển vị của các cấu kiện chính ....................... 20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 22


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐĨNG TÀU SÀI GỊN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

1

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CƠNG

CƠ SỞ PHÁP LÝ – KỸ THUẬT

1.1 Cơ sở pháp lý
-

-

Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khố XI, kỳ
họp thứ 4;
Căn cứ điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về qui chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về việc quản lý
chất lượng cơng trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình;
Căn cứ Thơng tư 02/2007/TT-BXD, ngày 14/02/2007 về hướng dẫn một số nội dung về:
lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình; giấy phép xây dựng và tổ
chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐCP ngày 07/02/2005 và nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơng trình;
Căn cứ cơng văn số 1751/BXD-VP về việc Cơng bố Định mức chi phí quản lý dự án và
tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình;
Căn cứ nghị định chính phủ số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng cơng trình;
Căn cứ nghị định chính phủ số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của nghị định 99/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Ban vật giá
Chính phủ về việc ban hành cước vận tải hàng hóa bằng ơ tơ;
Căn cứ Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Bộ tài chính
về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt;
Căn cứ giấy phép đầu tư số 1764/GP ngày 05/12/1996; 1764/GPĐC ngày 26/09/1997;
1764/GPĐC2 ngày 19/12/1997; 1764/GPĐC4 ngày 28/01/1999; và 1764/GPĐC3 ngày
09/01/2002 do Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp;
Căn cứ hợp đồng th đất số 8396/HĐTĐ-QHSDĐ ngày 13/12/2004 giữa Uỷ Ban Nhân
Dân Thành Phố Hồ Chí Minh và Nhà Máy Sửa Chữa & Đóng Tàu Sài Gòn;
Căn cứ cơng văn số 1556/BGTVT-KHĐT ngày 26/03/2007 của Bộ Giao thơng Vận Tải
về việc thoả thuận vị trí và quy mơ các hạng mục cơng trình thuỷ cơng;
Căn cứ vào bản vẽ tổng thể mặt bằng quy hoạch Nhà Máy Đóng Tàu Sài Gòn Shipyard
do Cơng Ty TNHH Tư Vấn và Đầu Tư Xây Dựng Quốc Tế cung cấp;
Căn cứ nội dung hợp đồng số 0806/51/PL-KHCIC giữa cơng ty Cổ Phần Tư Vấn và Đầu
Tư Xây Dựng KIẾN HƯNG và Công Ty TNHH Tư Vấn Và Đầu Tư Xây Dựng Quốc
Tế.



NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

1.2 Cơ sở kỹ thuật
1.2.1 Các tiêu chuẩn và qui phạm hiện hành
-

Qui chuẩn xây dựng Việt Nam.
Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (11 tập) - Bộ Xây Dựng – 1997.
Tuyển tập tiêu chuẩn Giao Thông Vận Tải (15 tập) - Bộ Giao Thông Vận Tải.
22TCN 207:1992 - Công trình bến cảng biển - Tiêu chuẩn thiết kế.
22TCN 219:1994 - Công trình bến cảng sông - Tiêu chuẩn thiết kế.
22TCN 222:1995 - Tải trọng và tác động lên công trình thủy - Tiêu chuẩn thiết kế.
22TCN 269:2000 - Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
TCVN 4116:1985 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 3994:1985 - Chống ăn mòn trong xây dựng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
20TCN 149:1986 - Bảo vệ kết cấu xây dựng khỏi bị ăn mòn.
TCXDVN 356:2005 - Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXDVN 338:2005 - Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
Các tiêu chuẩn, quy định hiện hành có liên quan.
Các tài liệu địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn tại khu vực xây dựng cảng.
Loại tàu ra vào cảng và các thiết bị khai thác tại cảng.

1.2.2 Các tài liệu liên quan khác
-


Cảng chuyên dụng - Trần Minh Quang - Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
Công trình bến - Phạm Văn Giáp, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Ngọc Huệ - Nhà xuất bản
xây dựng.
Thi công công trình bến - NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh - Lâm Văn Phong.
Thiết kế nền và móng - Lê Đức Thắng, Bùi Anh Định, Phan Trường Phiệt – Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội, 1998.
Cấu tạo bê tông cốt thép – Bộ xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng.
Bowles, J.E. (1997) – Foundation analysis and design – Mc. Grawhill – 4th edition.
Coduto D.P. (1994) – foundation design: Principles and practies – pretice hall Inc.
Robert wade Brown, 2001, “Practical Foundation Engineering Handbook”. Mc – graw
Hill Publication.
Embankment on organic soil – 1996 – Elsevier publication.
Embankment on soft clays – 1990 – Ellis Horwood publication.
Soil reinforcement with geotextile – CIRIA special publication 123 – 1996.
Ground improvemnt, ground reinforcement, ground treatment, developments, 1987 –
1997, geotechnical special publication No.69 (ASCE).
Soft ground improvement, D.T bergado, L.R. Anderson, N.Miura, A.S.balasubramniam
– ASCE press.


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

1.2.3 Các phần mềm sử dụng
2

Phần mềm hỗ trợ tính toán thiết kế: Microsoft Office, AutoCad, Sap 2000, Slope/w,
Plaxis, Prosheet…

Phần mềm tính dự toán: DKT 2006 Professional và phần mềm Ecxel.
Một số chương trình nhỏ tính toán khả năng chịu lực của kết cấu và ổn định công trình
do các kỹ sư của Công Ty Cổ phần Tư Vấn và Đầu Tư Xây Dựng KIẾN HƯNG lập.
QUY MÔ, NHIỆM VỤ THIẾT KẾ VÀ THÔNG SỐ DẦU VÀO

2.1 Vị trí công trình
Dự án Nhà Máy Sửa Chữa & Đóng Tàu Sài Gòn thuộc cụm cảng Cát Lái trên sông
Đồng Nai, phía hạ lưu là cảng Sài Gòn Petro, thuộc bờ phải sông Đồng Nai, phường Thạnh
Mỹ Lợi, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà máy đã có danh mục trong Quy hoạch tổng
thể phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 11/11/2002 với quy mô tiếp nhận,
đóng và sửa chữa tàu có tải trọng đến 5.000 DWT.
2.2 Đặc điểm mặt bằng xây dựng nhà máy
Mặt bằng tổng thể Nhà Máy Sửa Chữa Và Đóng Mới Tàu Thủy Sài Gòn Shipyard có
diện tích 97069 m2 được quy hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên của khu đất, dây chuyền
công nghệ của nhà máy. Quy mô quy hoạch nhà máy bao gồm các công trình phục vụ cho
việc đóng mới, sửa chữa tàu như: nhà xưởng, đường bãi, trang thiết bị, dây chuyền công
nghệ lắp ráp tàu. Ngoài ra còn có các công trình thủy công như: cầu tàu trang trí để hoàn
thiện tàu sau khi lắp ráp tổng đoạn và hạ thủy, kè bảo vệ bờ khu đất của nhà máy.
Mặt bằng tổng thể nhà máy được bố trí dựa trên các nguyên tắc chủ yếu như sau:
+ Đơn giản, an toàn, linh hoạt, hiệu quả và khả năng khai thác cao.
+ Bố trí mặt bằng nhà máy dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại
phù hợp với tính năng hoạt động của trang thiết bị của nhà máy.
+ Bảo đảm đầy đủ các hạng mục công trình, các tuyến vận chuyển trang thiết bị,
nguyên vật liệu có cự ly ngắn nhất, không giao cắt nhau nhằm giải quyết những
hoạt động trên nền bãi, nhà xưởng đạt năng suất cao.
+ Tuyến mép bến cầu tàu trang trí phải đảm bảo khoảng cách an toàn tuyến luồng
trên sông, sự cho phép của Cục Hàng Hải và Luật Hàng Hải Việt Nam.
+ Bố trí mặt bằng sau bến trên cơ sở đảm bảo khai thác hiệu quả và tiết kiệm chi phí
đầu tư xây dựng.

2.3 Quy mô và nhiệm vụ thiết kế hạng mục công trình
2.3.1 Quy mô công trình
Bến được thiết kế dạng bến liền bờ, kết cấu dạng cầu tàu cừ sau, có tổng chiều dài là
159,0m, bề rộng bến là 10,0m; 15,0m và 25,0m. Bến gồm 03 phân đoạn, giữa các phân
đoạn có khe lún rộng 2,0cm.
Phân đoạn I dài 69,0m rộng 25,0m, Phân đoạn II dài 67,0m rộng 15,0m chịu tải hạ
thủy tàu 5.000 DWT và có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 5.000 DWT. Ngoài khu
vực hạ thủy, cầu tàu chịu tải phân bố đều của hàng hoá thiết bị là 5,0T/m².


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

Phân đoạn III dài 38,0m rộng 15,0m và 10,0m chịu tải phân bố đều của hàng hoá thiết
bị là 5,0T/m². Có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 5.000 DWT.
Trên bến có 02 cần cẩu cố định sức nâng 5,0T được bố trí trên các Phân đoạn I, và III.
2.3.2 Nhiệm vụ thiết kế
Dự án Nhà Máy Sửa Chữa & Đóng Tàu Sài Gòn bao gồm nhiều hạng mục công trình
nhằm đáp ứng nhu cầu đóng mới, sửa chữa và có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng đến
5.000 DWT. Nhiệm vụ thiết kế của đồ án này là:
- Lập thiết kế bản vẽ thi công hạng mục Phân đoạn III Cầu Tàu Trang Trí Tàu 5.000
DWT với thông số như sau:
+ Chiều dài Phân đoạn: L = 38,0m.
+ Chiều rộng bến: B1 = 10,0m; B2 = 15,0m.
+ Cao trình mặt bến +2,40m (hệ cao độ Hòn Dấu).
+ Dạng bến: Bến liền bờ, kết cấu dạng cầu tàu cừ sau.
2.4 Thông số đầu vào
2.4.1 Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng

a) Các đặc trưng khí tượng thủy văn
Khu vực xây dựng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm được chia
làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ trung tuần tháng 5 cho đến
thượng tuần tháng 11 với hướng gió thịnh hành là Tây–Nam (SW), gió mùa Tây–Nam
thường đi kèm với giông và mưa lớn vào buổi chiều. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm đến
85% của tổng lượng mưa cả năm, mưa lớn thường xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10.
Mùa khô thường bắt đầu từ trung tuần tháng 11 cho đến hạ tuần tháng 4 năm sau với
hướng gió thịnh hành là hướng Đông – Bắc (NE), lượng mưa trong mùa này rất ít và thậm
chí có những tháng không có mưa.
Các đặc trưng khí tượng khu vực cảng được đề cập trong thuyết minh này là sử dụng
tài liệu của Trạm khí tượng Tân Sơn Nhất (Tp. Hồ Chí Minh) một trạm chính, đại biểu cho
khu vực Nam Bộ, có tài liệu quan trắc từ năm 1907 và đã qua xử lý, chỉnh lý.

Nhiệt độ không khí tại khu vực xây dựng tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm là
0
27 C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 03/1980 khoảng 37,90C và thấp nhất vào tháng 12/1981
đạt 17,20C, dao động nhiệt độ cao tuyệt đối của từng tháng trong năm từ 25,60C – 29,30C
(tài liệu thống kê từ 1973 – 1981). Nhìn chung không có sự sai lệch lớn về biên độ dao động
nhiệt độ ngày và đêm trong cả năm, độ chênh trung bình giữa tháng nóng nhất (tháng 4) và
tháng lạnh nhất (tháng 12) khoảng 3,6-40C.

Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa. Trong các tháng mùa mưa độ ẩm trung bình
81,5%, có tháng đạt đến 85%(tháng 9). Trong thời gian mùa khô độ ẩm bình quân 76%, có
tháng chỉ khoảng 70% (tháng 2,3). Các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là từ tháng 8 đến
tháng 10 và nhỏ nhất lá từ tháng 1 đến tháng 3. Trong ngày độ ẩm không khí biến thiên
nghịch với nhiệt độ, thấp nhất vào khoảng 13-14h trưa, cao nhất vào lúc 7h sáng.

Tốc độ gió bình quân nhiều năm với giá trị trung bình là 2,8m/s. Tốc độ gió bình
quân nhiều năm với giá trị lớn nhất là 3,8m/s thường vào tháng 8, còn tốc độ gió bình quân
với giá trị bé nhất là 2,0m/s thường vào tháng 12. Tốc độ gió lớn nhất là 36,0m/s xuất hiện

vào tháng 6/1972 với hướng Tây – Tây – Nam (WSW).


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

-

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu ít chịu ảnh hưởng của gió bão, nếu có
cũng chỉ là bão cuối mùa. Theo báo cáo kết quả tổng hợp qua các năm của các thời kỳ
khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu tồn tại 3 hệ thống gió chính như sau:
+ Hướng Tây – Nam tần suất 63,0%, xuất hiện từ tháng 7-10. Tốc độ gió trung bình
từ 4,0-8,0m/s. Tốc độ lớn nhất 28,0m/s.
+ Hướng Đông – Nam tần suất 30%, xuất hiện từ tháng 2-6. Tốc độ gió trung bình
từ 1,0-12,0m/s. Tốc độ lớn nhất 24,0m/s.
+ Hướng Đông – Bắc tần suất thấp nhất chiếm 7% thời gian xuất hiện từ tháng 11
năm trước đến tháng 1 năm sau. Tốc độ trung bình từ 1,0-8,0m/s, tốc độ gió lớn
nhất đạt 24,0m/s.
- Vận tốc gió thiết kế: V = 28,0m/s.

Lượng mưa trung bình năm tại Tân Sơn Nhất là 1.900,30mm, năm có lượng mưa
lớn nhất là 2.550,90mm (năm 1977), lượng mưa nhỏ nhất là 1.391,40mm (năm 1977). Số
ngày mưa trung bình trong năm là 159 ngày. Tổng lượng mưa bình quân năm của nhiều năm
là 1.931mm, tháng có lượng mưa lớn nhất là 327mm (tháng 9) và tháng có lượng mưa bé
nhất là 4mm (tháng 2). Số ngày có mưa bình quân của nhiều năm là 159 ngày, tháng có số
ngày nhiều mưa nhất là 23,1 ngày (tháng 9) và tháng có số ngày mưa ít nhất là 1 ngày
(tháng 2) và phù hợp với lượng mưa bình quân tháng, năm của nhiều năm.


Lượng bức xạ mặt trời trong năm phụ thuộc vào số giờ nắng trung bình, cực đại,
cực tiểu. Số giờ nắng trung bình tăng lên trong các tháng ở mùa khô từ 222,7 giờ đến 272
giờ (tháng 12 đến tháng 3) và vào mùa mưa số giờ nắng trung bình giảm từ 195,4 (tháng 5)
xuống 162 giờ (tháng 9). Số giờ nắng trung bình cả năm 2.488,9 giờ.

Tầm nhìn xa Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu hiện tượng sương
mù rất ít khi xảy ra, nếu có thời gian duy trì cũng rất ngắn, theo số liệu thống kê từ năm
1.952 – 1.981: sương mù thường xuất hiện từ 5h - 8h, thời gian duy trì sương mù thường
không quá 60 phút, sau khi có mặt trời lên sương mù tan rất nhanh. Tổng số cả năm trung
bình có từ 10 - 12 ngày sương mù.

Chế độ thủy văn:
- Cảng nằm trên sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng chủ yếu chế độ bán nhật triều biển Đông,
biên độ giao động triều khoảng 3,5m. Diễn biến dòng chảy khá phức tạp vì gần ngã ba
phân lưu, chia dòng chảy nguồn sông và là ngã ba hội lưu dòng triều biển, thường xuyên
chịu tác động luân phiên của 2 hướng chảy của dòng triều từ biển lên và từ thượng
nguồn xuống.
+ Vận tốc dòng chảy dọc là 2,20m/s.
+ Vận tốc dòng chảy ngang là 0,60m/s.
- Do vị trí xây dựng cảng nằm sâu trong đất liền, sóng ở trong sông Đồng Nai nhỏ. Tại vị
trí ngã ba sông, chiều cao sóng khoảng 0,5m.
+ Chiều cao sóng ảnh hưởng đến công trình chọn là 0,50m.
- Trong khu vực này về phía thượng lưu trên sông Nhà Bè có trạm mực nước Nhà Bè và
trên sông Sài Gòn có trạm nước Phú An là các trạm mực nước do Tổng Cục Khí Tượng
Thủy Văn quản lý có tài liệu quan trắc nhiều năm.
- Mực nước bình quân tính toán tại Cát Lái là 294cm, (ứng với tần suất bảo đảm 50%, hệ
cao độ Hải Đồ), cao nhất là 411cm và thấp nhất là +6cm.


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐĨNG TÀU SÀI GỊN

CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

-

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CƠNG

Các mực nước với các tần suất bảo đảm xác định (cm) tại Cát Lái căn cứ Trạm Nhà Bè
(1981 - 1988), hệ cao độ Hải Đồ.
Cao độ Hải Đồ = Cao độ Hòn Dấu +2,88m
+ Trị số mực nước Hmax năm ( theo hệ Hải Đồ):
Hp 1%
= 4,20m.
Hp 5%
= 4,11m.
Hp 10%
= 4,06m.
+ Trị số mực nước Hmin ngày ( theo hệ Hải Đồ):
Hp 95%
= 1,28m.
Hp 98%
= 1,00m.
Hp 99%
= 0,6m.
+ Theo tiêu chuẩn ngành 22 TCN 219-94 và 22 TCN 207-92 đối với cơng trình cấp
III và tiêu chuẩn kiểm tra ( H 50% - Hmin = 286 cm), chọn mực nước thấp thiết
kế P = 99% (tần suất đảm bảo mực nước ngày), mực nước cao thiết kế P = 5%
(tần suất đảm bảo mực nước cao nhất hàng năm).
Mực nước cao thiết kế MNCTK:
+4,11m, P = 5% (Hệ Hải Đồ).
Mực nước thấp thiết kế MNTTK:

+0,60m, P = 99% (Hệ Hải Đồ).
Mực nước cao thiết kế MNCTK:
+1,23m, P = 5% (Hệ Hòn Dấu).
Mực nước thấp thiết kế MNTTK:
-2,28m, P = 99% (Hệ Hòn Dấu).
b) Các đặc trưng địa hình tại khu vực xây dựng

-

Sài Gòn Shipyard thuộc cụm cảng Cát Lái trên sơng Đồng Nai, phía hạ lưu là cảng Sài
Gòn Petro, thuộc quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích khu đất xây dựng cảng
khoảng 10ha, chiều rộng sơng khu vực xây dựng khoảng 700m.
Theo tài liệu khảo sát địa hình khu vực xây dựng do Cơng Ty TNHH Tư Vấn Và Đầu
Tư Xây Dựng Quốc Tế lập tháng 03/2007, bình đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500, hệ cao
độ sử dụng là hệ cao độ Hòn Dấu.
Địa hình trên bờ: Khu đất trên bờ thuộc dự án có diện tích khoảng 9,94ha. Địa hình
tương đối bằng phẳng với cao độ trong khoảng từ 0,5m đến 2,0m (Hệ cao độ Hòn Dấu).
Địa hình dưới nước: Từ bờ ra khoảng 100m địa hình lòng sơng tương đối thoải độ dốc
chỉ khoảng 1,5% đến 2,0%, cao độ đáy sơng chỉ từ -5,0m đến -1,2m (Hệ cao độ Hòn
Dấu). Ra xa trên 100m, địa hình lòng sơng rất dốc, cao độ thay đổi từ -18,0m ÷ -5,0m
(Hệ cao độ Hòn Dấu). Do đó, với quy mơ cơng trình là bến liền bờ cho tàu 5.000 DWT
thì khối lượng nạo vét khu nước là khá lớn.

c) Các đặc trưng địa chất tại khu vực xây dựng
Số liệu địa chất phục vụ cho cơng tác thiết kế hạng mục Cầu Tàu Trang Trí Tàu 5.000
DWT được tham khảo tài liệu báo cáo khảo sát địa chất phần dưới nước do Cơng Ty TNHH
Tư Vấn Và Đầu Tư Xây Dựng Quốc Tế lập tháng 03/2007. Sử dụng các hố khoan BH1,
BH3, BH4, BH5 và BH6 để tính tốn thiết kế cơng trình. Từ trên xuống dưới, địa tầng tại
các hố khoan này như sau:
Ø Lớp 1: Bùn sét lẫn hữu cơ, màu xám xanh, xám đen, trạng thái chảy:

+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
1,55


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

+ Tỷ trọng ∆
:
2,64
+ Độ sệt B
:
0,93
+ Góc ma sát trong ϕ
:
22059’
+ Lực dính C (Kg/cm²)
:
0,074
Ø Lớp 2a: Sét lẫn sỏi sạn laterit, màu nâu đỏ, xám trắng, trạng thái nửa cứng:
+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
2,04
+ Tỷ trọng ∆
:
2,70
+ Độ sệt B

:
0,18
+ Góc ma sát trong ϕ
:
24028’
+ Lực dính C (Kg/cm²)
:
0,104
Ø Lớp 2b: Cát pha bụi, sét, màu xám trắng, trạng thái dẻo mềm:
+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
2,03
+ Tỷ trọng ∆
:
2,67
+ Độ sệt B
:
0,55
Ø Lớp 2c: Sét lẫn hữu cơ, màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẻo mềm:
+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
1,78
+ Tỷ trọng ∆
:
2,66
+ Độ sệt B
:
0,61
+ Góc ma sát trong ϕ
:

25032’
+ Lực dính C (Kg/cm²)
:
0,152
Ø Lớp 3: Cát hạt mịn lẫn sỏi sạn, màu xám trắng, xám vàng, kết cấu rời rạc đến chặt
vừa:
+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
1,86
+ Tỷ trọng ∆
:
2,64
+ Góc ma sát trong ϕ
:
28053’
Ø Lớp 4a: Sét lẫn hữu cơ, màu xám xanh, trạngt hái dẻo mềm:
+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
1,70
+ Tỷ trọng ∆
:
2,65
+ Độ sệt B
:
0,70
+ Góc ma sát trong ϕ
:
24008’
+ Lực dính C (Kg/cm²)
:

0,131
Ø Lớp 4b: Sét màu xám xanh, xám trắng, trạng thái dẻo mềm:
+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
1,94
+ Tỷ trọng ∆
:
2,69
+ Độ sệt B
:
0,39
+ Góc ma sát trong ϕ
:
26034’
+ Lực dính C (Kg/cm²)
:
0,050
Ø Lớp 4c: Sét màu xám trắng, nâu vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng:


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
2,09
+ Tỷ trọng ∆
:

2,70
+ Độ sệt B
:
0,08
+ Góc ma sát trong ϕ
:
23029’
+ Lực dính C (Kg/cm²)
:
0,142
Ø Lớp 5a: Cát hạt mịn lẫn sỏi sạn, xám vàng, nâu đỏ, kết cấu chặt vừa đến chặt:
+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
1,98
+ Tỷ trọng ∆
:
2,65
+ Góc ma sát trong ϕ
:
30029’
Ø Lớp 5b: Cát hạt mịn lẫn sỏi sạn, xám vàng, nâu đỏ, kết cấu rất chặt:
+ Dung trọng tự nhiên γ (g/cm³)
:
1,95
+ Tỷ trọng ∆
:
2,64
+ Góc ma sát trong ϕ
:
32035’

2.4.2 Công nghệ khai thác và các thông số kỹ thuật của thiết bị khai thác
a) Thông số kỹ thuật và kích thước của tàu
Phân đoạn III phụ vụ cho cập tàu có tải trọng đến 5.000 DWT, hoàn thiện tàu sau khi
hạ thủy, thông số của tàu dùng trong tính toán được cho trong bảng sau:
Bảng 1-1.

THÔNG SỐ TÀU THIẾT KẾ

Trọng tải
DWT

Chiều
Dài (m)

Chiều
rộng (m)

Chiều
cao (m)

Mớn không
tải (m)

Mớn đầy
tải (m)

Tàu 5.000

108,0


15,0

9,0

3,2

5,5

b) Công nghệ khai thác trên bãi sau bến
Phân đoạn III phục vụ cho bãi sau bến tập kết nguyên vật liệu đóng tàu và thiết bị làm
việc khác như: xe nâng hàng, tải trọng xe H30 … ; đóng mới và sửa chữa xà lan trọng tải
5.000DWT, nền bãi chịu được tải trọng phân bố đều 25,0T/m2 (hạng mục nhà xưởng, nền
xưởng, nền bãi sau bến không nằm trong phạm vi thiết kế của đồ án này).
c) Công nghệ bốc xếp trên bến
Mục tiêu chủ yếu của Dự án là sửa chữa và đóng mới các phương tiện nổi có trọng tải
đến 5.000 DWT trên xưởng và bãi (bố trí ngay sau Phân đoạn I và III) sau đó hạ thuỷ bằng
hệ dầm ray trượt kết hợp với ụ nổi. Sau khi hạ thuỷ, tàu sẽ neo đậu tại bến trang trí để tiến
hành công tác hoàn thiện. Vật tư cung cấp cho nhu cầu sửa chữa, đóng mới cũng như hoàn
thiện được vận chuyển bằng xe tải H30. Cấu kiện nặng nhất là block máy tàu có trọng
lượng từ 5,0÷15,0T.
Trên Phân đoạn III có bố trí cần trục cố định với sức nâng của cẩu từ 5,0÷15,0T để bốc
xếp các phụ kiện phục vụ công tác hoàn thiện tàu.
d) Số lượng và chủng loại thiết bị bốc xếp và máy móc hoạt động trên bến trên bến
Bảng 1-2.
STT

THIẾT BỊ PHỤC VỤ BỐ XẾP TRÊN BẾN

Thiết bị


Đơn vị

Số lượng


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

1
2
3
4
5
7
8
9

Cần trục cố định
Cần cẩu vạn năng 40T
Cần cẩu bánh hơi 25T
Cần cẩu bánh hơi 12T
Xe nâng
Rơ moóc
Xe con
Xe ca

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

chiếc
cái

cái
cái
cái
cái
cái
cái

01
04
01
02
04
08
03
04

e) Các thông số kỹ thuật của thiết bị bốc xếp
i.
Cần trục cố định trên bến.
-

Phần chân đế:
+ Chiều cao gầm khung
+ Cung cấp điện
+ Trọng lượng kết cấu thép
+ Trọng lượng đối trọng
+ Tiết diện chân cần trục
- Phần giàn cẩu:
+ Sức nâng max/tầm với
+ Sức nâng min/ tầm với

+ Chiều cao nâng
+ Trọng lượng giàn cẩu
+ Góc quay của cẩu
+ Nguồn điện cung cấp
ii.
Xe vận chuyển và thiết bị nâng hoạt động trên bến
-

-

3

Xe H30:
+ Khoảng cách trục bánh xe theo phương ngang
+ Khoảng cách trục bánh xe theo phương dọc
+ Tải trọng trục xe
Thiết bị nâng:
+ Khoảng cách trục bánh xe theo phương ngang
+ Khoảng cách trục bánh xe theo phương dọc
+ Tải trọng trục lớn nhất

:
:
:
:
:

20m
3pha/380V-50Hz
15T

20T
5x5m

:
:
:
:
:
:

5T/20m
5T/7,5m
20m
15T
3600
3 pha/3800V-50Hz

:
:
:

1.9m
1,6-6m
6T – 12T – 12T

:
:
:

1,4m

2,2m
6T

GIẢI PHÁP KẾT CẤU CẦU TÀU PHÂN ĐOẠN III

3.1.1 Tính toán các thông số cơ bản
(Chi tiết xem Phụ lục 1)
a) Cao độ mặt Cầu Tàu
Theo quy trình thiết kế công nghệ cảng biển:
CĐMB = MNCTK + 1,2 = 1,23 +1,0 = +2,23m (Hòn Dấu)


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

Hiện nay tại khu vực dự án có một cầu tàu hiện hữu với cao độ mặt bến là +2,40m (hệ
cao độ Hòn Dấu). Để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của dự án đồng thời vẫn đảm
bảo khả năng cập, neo tàu, chọn độ cao đỉnh bến là +2,40m (Hòn Dấu).
b) Cao độ đáy Cầu Tàu
Cao độ đáy bến được tính toán dựa trên cơ sở điều kiện thủy văn, mớn nước của tàu
5.000 DWT và ụ nổi trọng tải 5.000 DWT. Theo 22TCN 207-92 – Công trình bến cảng biển
- Tiêu chuẩn thiết kế, độ sâu trước bến được xác định theo công thức:
H0 = T0 + Z1+Z2+Z3+Z0 +Z4
CĐĐB = MNTTK – H0
Trong đó:
+ To: Mớn nước đầy tải của tàu tính toán,
+ Z1: Dự phòng chạy tàu tối thiểu, Z1 = 0,04T,
+ Z2: Dự phòng cho sóng,

+ Z3: Dự phòng vận tốc chạy tàu,
+ Z0: Dự phòng cho sự nghiên lệch tàu,
+ Z4: Dự phòng cho sa bồi,
+ Mực nước thấp thiết kế MNTTK = - 2,28m (Hòn Dấu).
Do tàu trang trí và sửa chữa có trọng tải đến 5.000 DWT ra vào cảng thường xuyên và
để tận dụng hết khả năng khai thác toàn tuyến bến từ kết quả tính toán chọn cao trình đáy
bến và khu nước trước bến là: - 10,00m (Hòn Dấu).
c) Chiều dài và Chiều rộng
Căn cứ bản vẽ Quy hoạch tổng thể mặt bằng, ranh xin phép xây dựng, khu nước trước
bến, Phân đoạn III có chiều dài 38,0m; chiều rộng 10,0m và 15,0m.
3.1.2 Các thông số cơ bản của
-

Chiều dài
Chiều rộng mặt cầu tàu Phân đoạn III
Cao trình đỉnh (kể cả lớp bê tông nhựa nóng dày 5cm)
Cao trình đáy
Mực nước cao thiết kế
Mực nước thấp thiết kế

: 38,0 m
: 10,0m và 15,0 m
: + 2,40 m (Hòn Dấu)
: - 9,00 m
: + 1,23 m
: - 2,28 m.

3.1.3 Tải trọng đưa vào tính toán kết cấu
a) Loại tàu tính toán cho Cầu Tàu Phân đoạn III và kho bãi liên quan
Tàu trọng tải đến 5.000 DWT; với các thông số kỹ thuật chủ yếu như sau:

- Tàu trọng tải 5.000 DWT
: L x B x T = 108,0 x 15,0 x 5,5 m.
b) Tải trọng khai thác trên Cầu Tàu Phân đoạn III
-

Các tải trọng phân bố đều lên các phân đoạn tương ứng như mục 2.3.1

-

Các tải trọng và yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình
như mục 2.4.1

-

Các tải trọng của các thiết bị khai thác trên cầu tàu như mục 2.4.2.c); 2.4.2.d); 2.4.2.e).
c) Tải trọng ảnh hưởng lên Cầu Tàu Phân đoạn III


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

-

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

Các tải trọng phân bố đều 1 T/m2 sau bến tác dụng lên cầu tàu trong quá trình thi công
cầu tàu.

3.1.4 Mô tả phương án kết cấu
Bến dạng cầu tàu liền bờ cừ sau tổng chiều dài 159,0m; rộng 15,0m (Phân đoạn II và

III); rộng 25,0m (Phân đoạn I). Kết cấu cầu tàu là hệ dầm sàn bêtông cốt thép toàn khối trên
nền cọc ông bêtông cốt thép Ø600-t100 và Ø700-t120 dự ứng lực, ngay sau cầu tàu là hệ
tường cừ thép chắn đất để có thể nâng chiều cao đáy bến.
Kết cấu Phân đoạn III như sau:
-

Nền cọc: cọc ống bêtông cốt thép dự ứng lực có cấp độ bền B40 (M600), tiết diện có
Ø600-t100 dự ứng lực, dài 40,0m. Cọc được đóng đứng và đóng xiên (độ xiên 8 : 1) để
chống lại các lực đứng và lực ngang trong quá trình khai thác. Tất cả các đầu cọc đều có
mũ mở rộng dưới đáy dầm để đảm bảo cọc được ngàm vào dầm.

-

Dầm ngang: kết cấu bêtông cốt thép có cấp độ bền chịu nén B25 (M350), cốt thép loại
AI và AII. Dầm ngang có tiết diện bxh = 100x120cm (kể cả bản), chiều dài dầm ngang
bằng chiều rộng bến. Đoạn dầm ngang phía ngoài trong phạm vi từ hàng cọc thứ 02 trở
ra mép bến có đáy dầm được hạ thấp xuống để liên kết bản chắn tàu, gắn đệm tựa tàu và
tăng độ cứng cho cầu tàu.

-

Dầm dọc: kết cấu bêtông cốt thép có cấp độ bền chịu nén B25 (M350), cốt thép loại AI
và AII, dầm dọc có tiết diện bxh = 100x120cm (kể cả bản).

-

Bản sàn cầu tàu: kết cấu bêtông cốt thép có cấp độ bền chịu nén B25 (M350), cốt thép
loại AI và AII, bản dày 55cm ở khu vực chịu tải khai thác 5,0T/m2 (không chịu tải trượt
tàu), dưới chân cần cẩu bản có chiều dày 135cm. Bản cầu tàu được bảo vệ bằng lớp phủ
bê tông nhựa nóng dày trung bình 5cm, các lỗ thoát nước PVC Ø60mm đặt xuyên sàn

trong phạm vi giới hạn bởi các dầm dọc và dầm ngang để thoát nước mặt cầu tàu (không
bố trí ở khu vực có bản dày >= 55cm).

-

Bản chắn tàu: kết cấu bêtông cốt thép có cấp độ bền chịu nén B25 (M350), cốt thép loại
AI và AII, bản dày 60cm bố trí trước bến, suốt chiều dài và dưới các trụ tựa tàu.

-

Gờ chắn xe: kết cấu bêtông cốt thép có cấp độ bền chịu nén B25 (M350), cốt thép loại
AI và AII, tiết diện hình thang vuông có đỉnh gờ rộng 20cm, đáy rộng 30cm, cao 30cm.
Gờ chắn xe bố trí trước bến, dọc 2 biên cầu tàu và được đổ toàn khối với bản mặt cầu
tàu. Gờ chắn xe được sơn phản quang 2 màu trắng đỏ.

-

Giá đỡ hệ thống kỹ thuật: được bố trí bên hông cầu tàu, dùng để đở các đường ống cấp
nước cứu hỏa và sinh hoạt, cấp điện, ống luồng dây điện cấp điện cho bến, kết cấu bằng
thép hình V 100x100x10 được chôn sẵn khi đổ bêtông.

-

Thiết bị đệm tàu: dọc theo trụ tựa tàu, bản tựa tàu bố trí các bộ đệm tàu hình lamda dài
300cm cao 25cm cho Phân đoạn III. Liên kết đệm tàu với cầu tàu bằng bulông (đồng bộ
với đệm tàu).

-

Thiết bị neo tàu : trên Phân đoạn III bố trí các bích neo 50T ở vị trí đầu mở rộng của

dầm ngang, bích neo liên kết với bến bằng bulông (đồng bộ với bích neo) được chôn sẵn
khi đổ bêtông.

-

Tường cừ chắn đất sau bến: kết cấu cừ là cừ thép dạng AU 21, dài 19,0m đóng đứng.
Trên đầu tường cừ có dầm mũ đầu cừ là dầm dọc của cầu tàu, kết cấu bêtông cốt thép có


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

cấp độ bền chịu nén B25 (M350), cốt thép loại AI và AII dầm mũ có tiết diện bxh =
100x120cm (kể cả bản).
3.2 Khu nước trước bến
3.2.1 Nạo vét
Để đảm bảo cho việc lưu thông tàu và dock, khu nước trước bến có chiều sâu nạo vét
đến cao trình nạo vét -9,00m.
Phạm vi nạo vét: khu nước trước bến tính từ đường đồng mức có cao trình <= -9,00m
của khu nước trước bến đến mép bến, và mái dốc m = 3 từ mép bến đến mặt đất tự nhiên
khu đất phía sau bến.
Qua tài liệu địa chất và căn cứ vào kinh nghiệm thiết kế nạo vét các công trình có điều
kiện địa chất tương tự, tạm tính mái dốc nạo vét m = 3. Sau khi thi công sẽ căn cứ vào số
liệu thực tế để tính toán mái dốc nạo vét và khối lượng thực tế.
3.2.2 Phao báo hiệu phạm vi khu nước trước bến
Phạm vi khu nước trước bến và phạm vi khu nước neo dock để nâng hạ thủy tàu được
giới hạn bởi hệ thống phao neo báo hiệu hang hải chuyên dụng gồm: phao có đèn báo hiệu,
xích, rùa bêtông cốt thép. Phao được bố trí tại các vị trí P1, P2, P3, P4, và P5.

-

Phao P1, P2, P5 dùng để báo hiệu phạm vi khu nước trước bến của nhà máy.
+ Phao P1 nằm trên đường thẳng B5-B6 và cách B6 một đoạn 40,0m.
+ Phao P2, P5 được đặt tại vị trí cách mép ngoài công trình 120,0m. Đường thẳng
P2-P1 hợp với phương dọc bến một góc α >= 1200.

-

Phao P3, P4 báo hiệu phạm vi khu nước neo đậu dock trong quá trình nâng hạ thủy tàu.
+ Điểm V1, V2 nằm trên đường thẳng P2-P5; V1 cách P5 một đoạn 54,0m; V2 cách
V1 một đoạn 120,0m.
+ Phao P3, P4 cách mép bến 240,0m. đường thẳng P3-V2 và P4-V1 hợp với
phương dọc bến một góc α = 900.
Tọa độ các vị trí bố trí phao như sau:
Bảng 1-3.
ĐIỂM
V1
V2
P1
P2
P3
P4
P5

4

BẢNG TỌA ĐỘ ĐỊNH VỊ PHAO BÁO HIỆU
TOẠ ĐỘ X
1189633.90

1189572.23
1189657.21
1189518.66
1189469.30
1189530.90
1189661.65

TOẠ ĐỘ Y
613143.46
613040.52
612948.85
612951.07
613102.16
613205.14
613189.83

TRÌNH TỰ VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG CHUNG

Phương pháp thi công sẽ do đơn vị thi công chọn, phù hợp với điều kiện, khả năng của
đơn vị thi công sao cho công trình được xây dựng đúng với thiết kế, đảm bảo an toàn, chất


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

lượng cao, đảm bảo tiến độ… Ở đây, đơn vị thiết kế đề xuất phương án thi công với trình tự
chung như sau:
4.1 Trình tự và biện pháp thi công chủ đạo cho hạng mục Cầu Tàu

-

Bước 1: Đơn vị thi công cùng Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế xác định vị trí các mốc
chuẩn, hệ trục tọa độ giả định, cốt cao độ giả định ±0,00m;
Bước 2: Định vị công trình căn cứ theo bản vẽ thiết kế và hiện trạng; chuẩn bị mặt bằng
khu vực xây dựng (dọn vệ sinh, xây dựng công trình tạm,…), chuẩn bị nguồn điện,
nguồn nước … phục vụ thi công;
Bước 3: Nạo vét khu nước trước bến theo cao độ và mái dốc thiết kế đến cao độ mặt
đất tự nhiên cho khu nước và khu đất sau bến;
Bước 4: Đúc (mua) và đóng cọc thử bằng tàu đóng cọc;
Bước 5: Đúc (mua) và đóng cọc đại trà bằng tàu đóng cọc sau khi có kiến nghị chiều
dài cọc đại trà của Đơn vị thiết kế;
Bước 6: Sản xuất (mua) và đóng cừ thép sau bến;
Bước 7: Thi công hệ sàn đạo khung thép hình kẹp vào đầu cọc;
Bước 8: Gia công, lắp dựng cốp pha, cốt thép và đổ bêtông các cấu kiện bêtông cốt
thép đổ tại chỗ: mũ cọc, bản chắn tàu, trụ tựa tàu, dầm ngang, dầm dọc, bản sàn cầu tàu
…;
Bước 9: Lắp đặt bích neo, đệm tựa tàu;
Bước 10: Thi công thảm bêtông nhựa nóng dày 5cm trên mặt bản sàn cầu tàu;
Bước 11 : Lắp đặt bản quá độ (sau khi công tác xử lý nền đoạn chuyển tiếp cầu tàu và
nền bãi sau bến hoàn thành);
Bước 12: Hoàn thiện, nghiệm thu và bàn giao công trình.

4.2 Trình tự và biện pháp thi công chủ đạo cho nạo vét khu nước và thả phao báo
hiệu hàng hải
-

-

Bước 1: Dùng máy đào gầu ngoạm đặt trên ponton để nạo vét. Theo chiều sâu tiến hành

nạo vét theo từng lớp, chiều dày mỗi lớp từ 0,5÷1,0m, không được nạo vét thành hố sâu
trước bến nhằm đảm bảo ổn định chung cho toàn bộ công trình;
Bước 2: Theo chiều dài tiến hành nạo vét từ một đầu (thượng hoặc hạ lưu) theo từng
lớp nạo vét tiến dần về đầu kia và ngược lại.

4.3 Những điểm lưu ý trong quá trình thi công
-

Đảm bảo an toàn lao động, nhất là các công tác thi công trên hệ sàn đạo.
Trước khi thi công cần phải có sự thống nhất với các cơ quan quản lý Nhà nước về vị trí
đổ đất và các thông báo hàng hải để đảm bảo an toàn hàng hải trong suốt quá trình thi
công; vị trí đổ đất sau khi nạo vét được tạm tính cách công trình 15km.
Tuân thủ theo các quy trình, quy phạm thi công và nghiệm thu hiện hành của Việt Nam;
Các quy trình, quy phạm thi công và nghiệm thu, công nghệ thi công của nước ngoài cần
có sự chấp thuận của Chủ đầu tư và cơ quan chức năng có liên quan.


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

-

-

-

-

5


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

Khi đổ bê tông dầm bản, nếu chia làm hai đợt (đợt 1 đổ bê tông dầm dọc - dầm ngang,
sau đó lắp đặt cốt thép phần còn lại của dầm, bản và đổ bê tông tiếp phần còn lại) thì đợt
1 chỉ được phép đổ bê tông đến cao độ cách mép dưới bản 2 ÷ 3 cm.
Khi đổ bê tông dầm, bản nên đổ liền một đợt. Nếu buộc phải chia nhiều đợt đổ, mạch
ngừng khi đổ bê tông phải được bố trí tại điểm 1/4 nhịp dầm, độ nghiêng của mạch
ngừng >=450 so với mặt phẳng thẳng đứng, bê tông tại vị trí mạch ngừng vẫn phải được
thi công đúng kỹ thuật và quy định (đầm, bảo dưỡng trong khi chờ đổ đợt mới, …). Khi
bắt đầu đợt đổ bêtông mới mạch ngừng cần phài được tạo nhám và xử lý bằng phụ gia
kết dính.
Đặc biệt lưu ý đảm bảo độ xiên của các cọc xiên. Nếu không đảm bảo độ xiên (sai số
theo quy phạm quy định) thì hoặc phải nhổ cọc lên đóng lại hoặc phải đóng bổ sung cọc
khác, vị trí đóng bổ sung do kỹ sư thiết kế chỉ định tại hiện trường, mọi phí tổn phát sinh
do đơn vị thi công chịu trách nhiệm.
Sau khi đóng cọc đến cao độ thiết kế, đơn vị thi công phải có biện pháp gông đầu cọc,
bảo vệ cọc, tránh hư hỏng cọc khi chưa thi công hệ dầm, bản, …
Trong suốt quá trình thi công cầu tàu, phải đảm bảo tường cừ thép sau bến không chịu
bất kỳ tác động tải trọng nào của quá trình thi công xử lý nền bãi sau bến. Công tác xử
lý nền đoạn chuyển tiếp cầu tàu và nền bãi sau bến chỉ được thực hiện sau khi các cấu
kiện bêtông cốt thép cầu tàu và dầm mũ đầu cừ đạt cường độ thiết kế.
Tất cả các chủng loại vật tư, thiết bị trước khi đưa vào thi công phải có chứng chỉ kiểm
tra chất lượng đặt yêu cầu thiết kế của đơn vị kiểm tra có tư cách pháp nhân.
Tất cả các yêu cầu thay đổi chủng loại vật tư, thiết bị trong hồ sơ thiết kế quy định đều
phải được sự châp thuận của chủ đầu tư.
Trong quá trình thi công nạo vét nếu gặp các vỉa đá ong, đá mồ côi hoặc các lớp đất
cứng, cần phải dùng giải pháp gầu cuốc có răng để đào phá các lớp đất này rồi mới nạo
vét các lớp dưới.
Trong quá trình thi công có những vấn đề vướng mắc hay thay đổi cần phải báo cáo cho
Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế biết để cùng nhau phối hợp giải quyết.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬT TƯ DÙNG TRONG THI CÔNG

5.1 Bêtông cho các cấu kiện đổ bêtông tại chỗ
Bêtông các cấu kiện chịu lực chính công trình gồm: dầm ngang, dầm dọc, bản mặt cầu,
bản tựa tàu, … đá 1x2, cấp độ bền chịu nén B25 (Mác 350) có các thông số kỹ thuật sau:
-

Cường độ chịu nén tính toán gốc (TTGH 1) Rb = 14,50 Mpa.

-

Cường độ tiêu chuẩn (TTGH 2) Rbn = Rb,ser = 18,50 Mpa.

-

Môdun đàn hồi Eb = 30000 Mpa.

-

Số ngày đạt cường độ thiết kế là >= 28 ngày.

5.1.1 Bêtông thủy công:
-

Mác chống thấm B6;
Theo 14TCN 63-2002 Bêtông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật.
Theo 14TCN 64-2002 Hỗn hợp Bêtông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật.


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN

CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

-

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

Theo 14TCN 65-2002 Hỗn hợp Bêtông thủy công và Bêtông thủy công – Phương pháp
thử.

5.1.2 Xi măng:
-

Ximăng sử dụng loại PC40;
Theo 14TCN 66-2002 Xi măng dùng cho bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật.
Theo 14TCN 67-2002 Xi măng dùng cho bê tông thủy công – Phương pháp thử.

5.1.3 Cát:
-

Cát dùng để chế tạo các cấu kiện bêtông và bêtông cốt thép dùng loại có mô đun độ lớn
2,0÷2,5.
Theo 14TCN 68-2002 Cát dùng cho bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật.
Theo 14TCN 69-2002 Cát dùng cho bê tông thủy công – Phương pháp thử.

5.1.4 Đá 1x2:
-

Theo 14TCN 70-2002 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ
thuật.
Theo 14TCN 71-2002 Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho bê tông thủy công – Phương

pháp thử.

5.1.5 Nước:
-

Theo 14TCN 72-2002 Nước dùng cho bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật.
Theo 14TCN 73-2002 Nước dùng cho bê tông thủy công – Phương pháp thử.

5.2 Cốt thép cho các cấu kiện đổ bêtông tại chỗ
-

-

-

Cốt thép tính toán loại AII có thông số kỹ thuật:
+ Cường độ chịu kéo tính toán gốc (TTGH 1)
+ Cường độ tính toán khi tính cốt đai (TTGH 1)
+ Cường độ tiêu chuẩn về kéo (TTGH 2)
+ Môdun đàn hồi

:
:
:
:

Ra = R'a = 280 MPa.
Rsw = 225 MPa.
Rsn = Rs,ser = 295 Mpa.
Es = 210.000 MPa.


Cốt thép tính toán loại AI có thông số kỹ thuật:
+ Cường độ chịu kéo tính toán gốc (TTGH 1)
+ Cường độ tính toán khi tính cốt đai (TTGH 1)
+ Cường độ tiêu chuẩn về kéo (TTGH 2)
+ Môdun đàn hồi

:
:
:
:

Ra = R'a = 225 MPa.
Rsw = 175 Mpa.
Rsn = Rs,ser = 235 MPa.
Es = 210.000 MPa.

Cốt thép phải đặt đúng vị trí trên toàn chiều dài thanh thép, cốt thép phải sạch, không bị
giảm tiết diện thiết kế, không rỉ, không dính: dầu, vật chất hữu cơ, vật chất làm giảm sự
bám dính giữa bêtông và cốt thép mới được tiến hành thi công bêtông cấu kiện.

5.3 Cọc ống bêtông cốt thép dự ứng lực
-

Cọc ống bêtông cốt thép dự ứng lực được chế tạo sẵn.

-

Sản xuất theo tiêu chuẩn (JIS 5337 – 1982) có xem xét tham chiếu theo các tiêu chuẩn
BS 8004:1986 – Móng công trình và BS 8110:1997 – Kết cấu bê tông.



NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

Bảng 1-4.

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

THÔNG SỐ VẬT LIỆU CHẾ TẠO CỌC DỨL

Vật liệu

Tiêu
chuẩn

Chi tiết

Xi măng

BS 12

Xi măng Porland thường

Cốt liệu

BS 882

Đá thô và sạch, khai thác từ các nguồn thiên nhiên.


BS 812

Thử mẫu và kiểm tra các loại cát, đá, bụi vô cơ

Phụ gia:

BS 5075

Thép dự ứng lực

BS 4486

Thép hợp kim cán nóng cường độ cao

CP 115

Thép cường độ cao

JIG 3190
JI3137
Dây thép đai

JIG 3532

Dây thép cường độ cao

Bản thép nối và
đầu

BS 4360


Các loại thép có thể hàn chịu lực theo tiêu chuẩn
Phương pháp kiểm tra cường độ kim loại theo tiêu
chuẩn.

BS 18

-

Mối nối được thiết kế để có moment chống uốn tương đương với moment chống uốn
thân cọc.

-

Tiêu chuẩn hàn: BS 5135 "Specification for arc welding of carbon and carbon
manganese steels".

Bảng 1-5.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CỌC DỨL
( Theo tiêu chuẩn JIS 5337)

Ø
CỌC

CHIỀU
DÀY
THÀNH
CỌC


CHIỀU
DÀI
CỌC
PHỔ
BIẾN

TRỌNG
LƯỢNG

(MM)

(MM)

(M)

(KG/M)

1

Ø600

100

8-->22

393

2

Ø700


120

8-->22

546

STT

MÁC

TÔNG
(15x15
x15)

THÉP CHỦ
(PC WIRE)

CỐT
ĐAI

TOLE
MẶT
BÍCH

TOLE THÀNH

MOMENT
NỨT
TÍNH

TOÁN

TẢI
TRỌNG
DỌC
TRỤC
TỐI ĐA
(DẠNG
THANH
NGẮN
y = 1)

TẢI
TRỌNG
SỬ
DỤNG
PHÙ
HỢP
CHO
CÔNG
TRÌNH

SỐ
LƯỢNG

Ø
(MM)

(MM)


(MM)

CHIỀU
DÀI
(MM)

CHIỀU
DÀY
(MM)

(T.M)

(TẤN)

(TẤN)

600

19

7

4

20

100

1,5


14.2

367

<=183

600

30

10,7

5

22

100

1,5

38

479

<=240


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT


THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

5.4 Cừ thép

-

Thông số kỹ thuật cừ thép AU 21
Chiều dày thân cừ
Chiều cao thân cừ
Chiều dài cừ
Bề rộng thân cừ
Tiết diện mặt cắt ngang trên 1 mét dài
Trọng lượng thân cừ
Mômen quán tính trên 1 mét dài
Mômen kháng uốn trên 1 mét dài
Cường độ thép cừ

:
:
:
:
:
:
:
:
:

e = 12,5mm, a = 10,3
H = 445 mm
L = 16,5m

b = 685 mm
A = 169 cm2
Wt = 99,7 kg/m
I = 46.180 cm4
Z = 2,075 cm3
G = 355 N/mm2

5.5 Đá hộc
-

Đá hộc là loại đá không có vết nứt, không bị phong hóa hay có nguồn gốc thuộc phun
xuất, trầm tích hay biến chất. Kích cỡ trọng lượng viên đá phải đảm bảo yêu cầu của
thiết kế và có cường độ chịu nén ít nhất phải là 300KN/cm².
Trọng lượng riêng của đá từ 2,2T/m³ trở lên.
Độ bền gãy (KTC): giá trị trung bình phải lớn hơn 1,4 Mpa.m1/2. Với giá trị trung bình
từ độ lệch chuẩn nhỏ nhất là 1,2 Mpa.m1/2.

-

5.6 Vải địa kỹ thuật
Bảng 1-6.
TT
1
2
3

4

5
6


CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
Thuộc tính

Trọng lượng
Khổ vải
Cường độ chịu kéo
• Chiều cuộn
• Chiều khổ
Độ dãn
• Chiều cuộn
• Chiều khổ
Khả năng chông xuyên thủng CBR
Cường độ chịu kéo giật
• Chiều cuộn

Phương pháp
Kiểm tra
ASTMD3776
ASTMD4595

Đơn vị

Giá trị

Gr/m²
M
KN/m

380

2,05/4
65
80

ASTMD4595

BS6906Part4
ASTMD4632

%

N
N

27
20
7500
1900


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

7
8
9

• Chiều khổ
Kích thước lổ vải O95
Độ thấm ứng với 100mm cột nước

Chất liệu

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

ASTMD4751
BS6906 Part3

Micro
x10-4m/s

1800
150
10,15
PP

5.7 Thép cho các cấu kiện thép
-

Thép dùng cho các cấu kiện chịu lực của công trình Mac CCT42 có cường độ tiêu chuẩn
fy = 260 N/mm2, cường độ tính toán f = 245 N/mm2. Bề mặt thép không được rỗ, rỉ sét,
tiết diện không bị móp méo do vận chuyển hoặc bảo quản không tốt gây ra.

5.8 Que hàn
- Que hàn sử dụng loại N42 có cường độ kéo đứt tiêu chuẩn fwun = 450N/mm2, cường độ
tính toán fwn = 200N/mm2.
-

Đường hàn phải liên tục theo đường tiếp giáp giữa 2 cấu kiện, đồng đều; đường hàn
không được: vặn vẹo, chảy loang, lõm, rổ khí, lẫn xỉ, nứt dọc nứt ngang, …


5.9 Lưu ý chung
Trường hợp Đơn vị thi công không đáp ứng được các yêu cầu về vật liệu như đã nêu
trên do các điều kiện khách quan (nguồn cung cấp bị gián đoạn, …) hoặc muốn sử dụng
loại khác có nhiều ưu việt hơn (về kỹ thuật, về kinh tế, …) phải được sự chấp thuận của
Đơn vị thiết kế và Chủ đầu tư bằng văn bản.
6

CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
Hàng năm Chủ đầu tư cần tiến hành khảo sát công trình để phát hiện các dấu hiệu
xuống cấp, từ đó có kế hoạch khắc phục sớm, cụ thể:

6.1 Cầu Tàu Trang Trí
-

Kiểm tra độ mở rộng vết nứt các cấu kiện chịu lực chính của Cầu tàu: dầm, sàn, đệm va,
bích neo. Phần cừ thép của Tường cừ sau bến do nhà sản xuất, cũng là đơn vị thi công
thực hiện công tác bảo trì.

6.2 Khu Nước Trước Bến
7

Kiểm tra độ bồi lắng khu nước trước bến, tiến hành nạo vét đảm bảo độ sâu mực nước
khu nước trước bến.
Kiểm tra độ sai lệch của rùa neo, mức độ rỉ sét của các cấu kiện thép để có biện pháp
duy tu sửa chữa.
TÍNH TOÁN KIỂM TRA ỔN ĐỊNH, KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CÁC CẤU KIỆN
CỦA CÔNG TRÌNH

7.1 Phương pháp tính
Kết cấu chịu lực chính của công trình dạng dầm sàn bêtông cốt thép trên hệ cọc ống

bêtông cốt thép dự ứng lực.
Đơn vị thiết kế chọn mô hình tính mô tả kết cấu theo mô hình không gian, trong đó
các cấu kiện chịu lực như dầm, sàn, cọc ống và cừ thép sau bến đều được xét trong mô hình
tính.


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (thông qua phần mềm SAP2000) để giải tĩnh
lực kết cấu, xác định nội lực và chuyển vị của các phần tử, từ đó kiểm tra ứng xử đất nền,
ổn định, khả năng chịu lực và biến dạng của toàn công trình.
7.2 Sơ đồ tính
Sơ đồ tính được chọn là mô hình hệ khung không gian.
Thay cọc và cừ thép bằng các phần tử thanh đứng (frame), thay các dầm ngang và dầm
dọc bằng các phần tử thanh ngang (frame). Chúng được giả thiết liên kết cứng với nhau
thông qua các nút.
Bản sàn cầu tàu được tính toán chung trong hệ khung, chúng được chia thành các phần
tử tấm (shell). Các nút của tấm liên kết cứng với nhau.
Các cấu kiện có kích thước cạnh nhỏ nhất lớn hơn 2,0m được thay bằng phần tử khối
(solid).
Các phần tử thanh, tấm và khối này có các đặc trưng cơ lí tương ứng với các cấu kiện
mà nó thay thế.
Các nút, các phần tử thanh, tấm và khối được đánh số để nhận diện, mỗi phần tử và
mỗi nút đều có số khác nhau.
Hệ khung không gian gồm các phần tử thanh, tấm và khối liên kết cứng với nhau
thông qua các nút và được xét làm việc chung với đất nền tự nhiên.
Đất nền xung quanh cừ thép được mô tả thay thế bằng các lò xo phân bố đều có độ

cứng K (tương ứng với các chỉ tiêu cơ lý của đất theo kết quả báo cáo khảo sát địa chất do
công ty Công Ty TNHH Tư Vấn Và Đầu Tư Xây Dựng Quốc Tế Tế thực hiện tháng
3/2007.
7.3 Các trường hợp tải trọng và tổ hợp tải trọng
7.3.1 Tỉnh tải
DEAD: gồm có:
-

Tải trọng bản thân các cấu kiện dầm, sàn, trụ, bệ và cọc ống … được thay thế bởi các
phần tử thanh, tấm và khối do chương trình tự xác định.

-

Tải trọng lớp phủ bêtông nhựa dày 5cm trên mặt cầu tàu (các giá trị tải trọng này đã có
kể tới hệ số vượt tải).

-

Áp lực đất chủ động và bị động tác dụng lên tường cừ sau bến.

-

Tải trọng cần cẩu cố định trên bến.

-

Trọng lượng của các cấu kiện treo trên trên bến như bích neo, đệm va, thép chữ V bảo
vệ cạnh, giá đỡ hệ thống kỹ thuật … không đáng kể.

7.3.2 Hoạt tải Đối với Phân Đoạn III

(Chi tiết xem Phụ lục 2)
SAN1, SAN2: hoạt tải cách ô của hàng hóa, thiết bị, ô tô tương đương H30 trên mặt
Bến.
VA: lực va của tàu trọng tải 5.000 DWT khi cập bến.
NEO: tải trọng neo tàu 5.000 DWT neo đậu.
TUA: tải trọng tựa tàu 5.000 DWT neo đậu.


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

CANCAU: tải trọng cần cẩu cố định trên bến như mục 2.4.2).
7.3.3 Tổ hợp tải trọng
COMB1 = DEAD + SAN1.
COMB2 = DEAD + SAN2.
COMB3 = DEAD + SAN1 + SAN2.
COMB4 = COMB3 + CANCAU.
COMB5 = COMB4 + VA1.
COMB6 = COMB4 + NEO1.
COMB7 = COMB4 + TUA1.
BAO = [MAX;MIN]{COMB1÷COMB7}.
7.4 Kiểm tra khả năng chịu lực và chuyển vị của các cấu kiện chính
a) Cọc:
-

-

Lực nén lớn nhất trong cọc (có xét thêm trọng lượng bản thân cọc) Nn,max và lực kéo lớn

nhất trong cọc (có xét trừ trọng lượng bản thân cọc) Nk,max từ kết quả của sơ đồ tính so
với các thông số ở Bảng 1-5 đều không vượt quá so với các thông số ở Bảng 1-5 (chịu
nén và chịu nhổ) của cọc.
Tương tự đối với lực cắt, moment uốn, moment xoắn… Ta có thể kết luận cọc đưa vào
thiết kế đảm bảo khả năng chịu lực.
b) Tính toán các cấu kiện bêtông cốt thép
Tính toán mở rộng vết nứt của các cấu kiện bê tông thuỷ công:
a tt = k .C d .η .

σa −σ0
.7.(4 − 100 µ ). Φ
Ea

Trong đó:
+ K: Hệ số đối với cấu kiện chịu uốn nén lệch tâm, lấy K=1,0 khi đặt nhiều lớp cốt thép
lấy K=1,2
+ Cd: Hệ số khi tính toán với tải trọng ngắn hạn lấy Cd = 1,0 khi tính toán với tải trọng
thường xuyên và tải trọng tạm thời dài hạn lấy Cd = 1,3
+ η: Hệ số với thép gờ lấy η=1,0 thép trơn lấy η=1.4
+ σa: Ứng suất chịu kéo trong cốt thép
+ σ0: Ứng suất khi cấu kiện làm việc trong nước lấy σ0 = 200Kg/cm², cấu kiện không
thường xuyên làm việc trong nước lấy σ0 = 0
+ Ea: Mô đuyn đàn hồi của thép
+ µ: Hàm lượng cốt thép ở mặt cắt cấu kiện
+ Ø: Đường kính thanh thép
Tính toán khả năng chịu lực cắt của cấu kiện:
- Trên cở sở tính toán cốt thép cốt thép dầm từ điều kiện hình thành vết nứt, ta kiểm tra lại
khả năng chịu lực của dầm với hàm lượng cốt thép đã tính toán theo 2 điều kiện:
Điều kiện 1: Kiểm tra kích thước tiết diện
knncQ ≤ 0,25mb3Rnbho



NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

Trong đó:
kn: Hệ số cấp công trình lấy 1,15
nc: Hệ số tổ hợp tải trọng lấy 1,0
Q: Lực cắt trên dầm
mb3: Hệ số điều kiện làm việc lấy 1,15 với dầm có H > 60 cm
Rn: Cường độ chịu nén của bê tông
b: Chiều rộng dầm
ho: Chiều cao vùng làm việc
Điều kiện 2:
knncQ ≤ mb3.Qb + ΣmaRađFđ
Trong đó:
Qb = k Rk b h0 tgβ
K = 0,5+2ξ
Cấu kiện chịu uốn:

Fa
R
× a
b × h0 R n
2
tgβ =
M
1+

Q × h0
ξ=

với M.Q là moment và lực cắt tương ứng thẳng góc tại điểm cuối mặt cắt nghiêng
tại vùng chịu nén.
Rađ: Cường độ chịu thép đai
Fđ: Diện tích thép đai
ma: hệ số làm việc của cốt thép
i.

-

Dầm: (theo tiêu chuẩn TCVN 4116:1985 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 356:2005 – Kết cấu bê tông cốt thép
– Tiêu chuẩn thiết kế)

Dầm được tính theo cấu kiện tiết diện chữ nhật chịu uốn xoắn đồng thời (không xét uốn
dọc vì không đáng kể) để xác định cốt thép chịu lực và cốt đai, bỏ qua phần tham gia
của bản (thiên về an toàn).
ii.

Bản: (theo tiêu chuẩn TCVN 4116:1985 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 356:2005 – Kết cấu bê tông cốt thép
– Tiêu chuẩn thiết kế)

Bản được tính theo cấu kiện tiết diện chữ nhật chịu uốn ngang, chiều cao tiết diện bằng
chiều dày bản, chiều rộng tiết diện bằng 1m.
(Chi tiết xem Phụ lục 5)
iii.


-

Dầm: (theo tiêu chuẩn TCVN 4116:1985 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 356:2005 – Kết cấu bê tông cốt thép
– Tiêu chuẩn thiết kế)

Dầm được tính theo cấu kiện tiết diện chữ nhật chịu uốn xoắn đồng thời (không xét uốn
dọc vì không đáng kể) để xác định cốt thép chịu lực và cốt đai, bỏ qua phần tham gia
của bản (thiên về an toàn).
(Chi tiết xem Phụ lục 6)


NHÀ MÁY SỬA CHỮA VÀ ĐÓNG TÀU SÀI GÒN
CẦU TÀU TRANG TRÍ TÀU 5.000DWT

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

8

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

-

Thiết kế bản vẽ thi công hạng mục Phân đoạn III Cầu Tàu Trang Trí Tàu 5.000DWT
thuộc Dự án Nhà Máy Sửa Chữa & Đóng Tàu Sài Gòn do Công ty Cổ Phần Tư Vấn và
Đầu Tư Xây Dựng Kiến Hưng lập đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu chủ đầu tư đặt ra, thuận
tiện và phù hợp để tiến hành các bước tiếp theo.
Kết quả tính toán kiểm tra cho thấy kết cấu ổn định, đảm bảo khả năng chịu lực và
chuyển vị thoả các điều kiện cho phép.
Kính trình Chủ đầu tư và Cơ quan chức năng xem xét phê duyệt.


-


×