Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đạo đức kinh doanh nhóm 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.06 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
**

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đề Tài:

ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÃNH ĐẠO
TRONG KINH DOANH

Nhóm: 9
Lớp: DHQT13BTT
GVHD: Nguyễn Việt Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
1


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
**

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đề Tài:

ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÃNH ĐẠO
TRONG KINH DOANH
Lớp: DHQT13BTT
Nhóm:9


STT
1
2
3

HỌ VÀ TÊN
Trần Hưng Tân
Nguyễn Thị Vân Anh
Lâm Văn Song Nhị

MÃ SỐ SINH VIÊN
17096241
17084461
17094041

CHỮ KÝ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2018

Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………….
2


Chương 1: KHÁI NIỆM ……………………………………………………….
1.1 Khái niệm nhà lãnh đạo là gì? ………………………………………………..
1.2. Đạo đức kinh doanh là gì? ……..…………………………………………….
1.3. Đạo đức nhà lãnh đạo …………………………………………………..…...
Chương 2: ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG KINH DOANH…….
2.1. Lợi nhuận tăng theo đạo đức …………..……………..…………………….

2.2. Đạo đức của người lãnh đạo ………………………………..…...
2.3. Thực trạng đạo đức kinh doanh ở việt nam ……………………………….
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:
3


- Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó”
- Trong kinh doanh cũng thế muốn công ty phát triển và trụ vững trong thị
trường thì đòi hỏi người chủ quản lý phải có tài điều hành có đức vận dụng ,
chính vì thế đối với chúng e những nhà Quản trị tương lai muốn đào sâu vào
cái Tâm với nghề nghiệp và đạo đức trong người lãnh đạo
 Đó là những lý do để chúng tôi quyết định chọn vấn đề " ĐẠO ĐỨC
NHÀ LÃNH ĐẠO TRONG DOANH NGHIỆP " làm tiểu luận cho môn
học “đạo đức kinh doanh “
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích: tìm hiểu và nghiên cứu các hành vi cũng như những vấn đề trong
cách hành xử và đối đãi cũng như trong kinh doanh của nhà lãnh đạo
- Nhiệm vụ: vận dụng những tìm hiểu học tập để áp dụng cho bản thân sau này
3 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lí luận: thông qua các báo chí đưa tin và các hành vi của chủ doanh
nghiệp
- Phương pháp nghiên cứu: tìm ra những đặc thù và phân biệt những điều sai lẽ
phải trong kinh doanh đối với nhà lãnh đạo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: học sinh -sinh viên và mọi người muốn tìm hiểu về
Đạo Đức nhà lãnh đạo trong kinh doanh
- Phạm vi nghiên cứu:
4


+ Không gian: trong trường học, họp nhóm và tại nhà
+ Thời gian: sau giờ học và thời gian rảnh của nhóm
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Giúp các em hình thành nhân cách và nhận định đúng trong cách hành xử và
vận dụng cho bây giờ cũng như về sau .
6 Cấu trúc của tiểu luận:
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cám ơn, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu
luận gồm gồm 2 chương:

Chương 1: KHÁI NIỆM
1.1

Khái niệm nhà lãnh đạo là gì?
5


Nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và
biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực
hiện tầm nhìn đó.
Nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà
họ đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám
đốc hoặc giám đốc. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi
ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Họ duy
trì và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến

tính hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng…

Các yếu tố để trở thành nhà thành đạo tài giỏi :


Yếu tố:
o khả năng tầm nhìn.
6


o
o

khả năng truyền cảm hứng.
khả năng gây ảnh hưởng.

1.2. Đạo đức kinh doanh là gì?
Khái niệm đạo đức thương trường đã có nền móng tự hàng nghìn năm trước. Aristotle
đã từng nói không ít điều có thể coi là cơ sở của đạo đức kinh doanh thời hiện đại.
Theo Giáo sư James O'Toole của trường Đại học Tổng hợp Nam California, chính
triết gia thời Hy Lạp cổ đại này là người thực tế nhất và có "tâm hồn doanh nhân"
nhất trong lịch sử triết học của loài người.

Viện Đạo đức kinh doanh quốc tế (International Business Ethics Institute) ở Mỹ đã
từng xác định 4 công việc mà các công ty cần phải thực hiện để củng cố và gia tăng
uy tín cho thương hiệu của mình.
Thứ nhất, trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
7



Thứ hai, cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ hãng bằng cách gia tăng tinh
thần trách nhiệm và lợi ích của các nhân viên, giảm biến động đội ngũ cán bộ, tăng
năng suất lao động.
Thứ ba, đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất.
Cuối cùng, xử lý một cách bài bản những việc liên quan tới cổ phiếu và tài chính - chỉ
có ứng xử thật đàng hoàng với luật pháp thì mới có thể tạo dựng tương lai lâu dài và
bền chắc cho hãng.
1.3. Đạo đức nhà lãnh đạo.
Là người đứng đầu tổ chức, nhà lãnh đạo đương nhiên phải là tấm gương tỏa sáng về
mặt đạo đức để nhân viên noi theo. Đạo đức chính là kim chỉ nam cho nghệ thuật lãnh
đạo. Nói cách khác, nhà lãnh đạo đích thực trước hết phải là nhà lãnh đạo đức độ. mọi
thành công chỉ là tạm bợ nếu người lãnh đạo vịn vào lý do hoàn cảnh để làm ăn chụp
giựt. Chỉ có đạo đức và kỷ cương mới xây dựng hoàn hảo thương hiệu doanh nghiệp,
củng cố niềm tin từ khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, xã hội.
Phẩm chất nào là quan trọng nhất của nhà lãnh đạo? Suốt 80 năm qua, đã có gần 120
nghiên cứu khác nhau để tìm câu trả lời cho thắc mắc “ tthees nào là nhà lãnh đạo có
đạo đức” . Rất nhiều thuộc tính đã được đưa ra, như khôn ngoan, sáng tạo, quyết đoán,
kiên định, chớp thời cơ nhanh, biết lắng nghe, thuyết phục, truyền cảm hứng, có tinh
thần học hỏi, cầu tiến… Điều đáng ngạc nhiên rằng, đáp án được nhiều người đồng
thuận nhất lại là những phẩm chất thuộc phạm trù đạo đức như liêm chính, trung thực.

Các nguyên tắc đạo đức kinh doanh :
1.

Tính trung thực

2.

Tôn trọng con người

8


3.

Tôn trọng nhu cầu, sở thích, tâm lí khách hàng

4.

Tôn trọng lợi ích của đối thủ

5.

Tuân thủ pháp luật

Chương 2: ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG KINH DOANH
2.1. Lợi nhuận tăng theo đạo đức

Có không ít người làm giàu nhanh tới chóng mặt nhờ những sự "xập xí xập ngầu" của
cơ chế. Trong những xã hội đang nằm ở giai đoạn chuyển tiếp giữa các hình thái xã
hội, ăn gian nói dối đôi khi dễ dàng mang lại những khoản thu khổng lồ. Tuy nhiên,
bạo phát thì rất có thể cũng sẽ bạo tàn. Kết cục của một số nhà tài phiệt Nga
(Oligarkh) hiện nay là một thí dụ nhỡn tiền. Họ đã kiếm được những gia sản nhiều
triệu USD trong thời kỳ Moskva dưới sự lãnh đạo của ông Boris Yeltsin phát tán tài
9


sản thừa kế từ Liên bang Xôviết và trở thành những cự phú có máu mặt trên quy mô
toàn cầu.
Rồi thế thời thay đổi, khi ông Vladimir Putin lên làm Tổng thống Nga, một số nhà tài

phiệt dạng kiểu Khodokovsky đã phải vào tù. Cơ quan lập pháp rất dễ dàng tìm ra đủ
các thứ tội của những nhà tài phiệt dạng này để họ phải "mùa đông sẵn có hỏa lò,
mùa hè nhà đá tha hồ nghỉ ngơi"...
Hai Giáo sư John Kotter và James Heskett ở trường đào tạo quản lý kinh doanh thuộc
Harvard, tác giả cuốn sách "Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích", đã phân
tích những kết quả khác nhau ở các công ty với những truyền thống đạo đức khác
nhau.
Công trình nghiên cứu của họ cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức
cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ
thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu
của những công ty "đạo đức cao" trên thị trường chứng khoán tăng tới 901% (còn ở
các đối thủ "kém tắm" hơn, chỉ số này chỉ là 74%). Lãi ròng của các công ty "đạo đức
cao" ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756% (1%).
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, hai vị Giáo sư khả kính trên khẳng định, gian
manh chẳng lọ thật thà!
Nhận thức được vai trò quan trọng của gương mặt đạo đức đối với công việc kinh
doanh, người Mỹ đã bỏ khá nhiều công sức ra nghiên cứu về vấn đề này. Chỉ tính
riêng trong năm 2000, theo Trung tâm vì một nền văn hóa kinh doanh có đạo
đức (Center for Ethical Business Culture), đã có tới 52 công trình nghiên cứu hàn lâm
được xuất bản tại Mỹ viết về ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tới thu nhập tài
chính của các công ty.

10


33 công trình phát hiện sự tỉ lệ thuận các phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo
cũng như nhân viên và thu nhập của các công ty. 5 công trình lại phát hiện ra mối
quan hệ tỉ lệ nghịch giữa hai yếu tố trên. 14 công trình còn lại không tìm thấy sự liên
hệ gì giữa hai yếu tố trên với nhau. Thế là rõ, đại bộ phận các nhà nghiên cứu đều cho
rằng, công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn.

Theo công trình nghiên cứu do hãng tiếp thị Environics tiến hành tại 20 quốc gia trên
thế giới, uy tín xã hội của công ty có vai trò vô cùng to lớn đối với các nhà đầu tư.
Thí dụ như ở Mỹ, hiện đang có khoảng 60% dân số đang sở hữu cổ phiếu của các
hãng tư nhân. 28% trong số này khi quyết định làm như vậy đã dựa vào những thông
tin thu thập được về hình ảnh của công ty trong con mắt xã hội.
Tại Italia, tỉ lệ những nhà đầu tư như thế vào khoảng 33%, còn tại Canada - 26%, tại
Nhật Bản - 22%, tại Anh, Pháp, Đức - 21%... Cũng công trình nghiên cứu trên cho
thấy, uy tín xã hội ngày càng có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của các công ty, lớn
hơn cả quảng cáo và chính sách tài chính...
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh là thái độ của
lãnh đạo công ty đối với các nhân viên. Theo một công trình nghiên cứu do Tạp
chí Fast Company tiến hành năm 2001, 26% số nhân viên Mỹ tuyên bố rằng, họ quan
tâm thực sự tới thành công của công ty mà họ làm việc. 55% hoàn toàn đánh đồng lợi
ích cá nhân của mình với lợi ích của các ông chủ. Chỉ có 19% không yêu công ty mà
họ phục vụ... Chỉ vì đối xử không thỏa đáng với nhân viên mà đại đa số các doanh
nghiệp bị mất vô ích tới hai phần ba thời gian làm việc của các nhân viên..(Theo An
Ninh Thế Giới)
11


2.2. Đạo đức của người lãnh đạo.

1. Sự nhiệt tình
Chúng ta đồng ý rằng sự nhiệt tình khi làm một việc gì đó là một trong những đặc điểm
hàng đầu. Không ai có thể tạo ra sự nhiệt tình ở những người khác cho một điều gì đó
mà chính bản thân họ cũng không nhiệt tình. Nhiệt tình thực sự không phải là một kiểu
hành vi liến thoắng, ồn ào, nhanh nhảu cố tình tạo ra, mà nó giống sự tĩnh lặng tự nhiên
hơn. Nó được thể hiện bằng thái độ mà mọi người làm việc. Thái độ giải quyết công
việc dường như nói với mọi người rằng: “Điều nay là quan trọng, nó cần được làm
ngay. Và bạn có thể làm nó”.


12


Trừ khi một người cảm thấy công việc họ đang làm có giá trị, họ sẽ không bao giờ nỗ
lực làm tốt. Vì thế, nếu một người có bất kỳ cảm xúc nào hoặc nghi ngờ gì về tầm quan
trọng của công việc của họ và không thể thể hiện sự nhiệt tình về điều này, người đó
đang có vấn đề. Dù họ có nhận ra hay không thì những người xung quanh cũng biết
được cảm xúc, thái độ họ đang thể hiện.
2. Sự can đảm
Nhà lãnh đạo thực sự có khả năng đảm nhận khi mọi thứ trở nên biến động. Nhà lãnh
đạo phải can đảm để toàn bộ tổ chức giữ được tinh thần. Họ phải đối mặt với những vấn
đề mới.
Sự can đảm trong lãnh đạo đôi khi nghĩa là chấp nhận những phần không được mong
đợi, tiếp cận với một ý tưởng mới – để hỗ trợ cho những điều mà bạn nghĩ là có giá trị.
Nó có nghĩa là trung thành với những điều đã thuyết phục được bạn.
3. Tự tin
Một đòi hỏi quan trọng cho nhà lãnh đạo hôm nay là sự tự tin. Tuy nhiên, quá trình ra
quyết định về nhân lực, cách làm việc hoặc phản ứng, không phải lúc nào lãnh đạo cũng
đúng hoàn toàn. Điều tốt nhất mà họ có thể làm là tạo ra một loại “phỏng đoán có giáo
dục” dựa trên thực tế họ có thể ước định và sau đó dựa vào kinh nghiệm và kiến thức để
phỏng theo chúng.
Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo có thể tự tin. Họ biết điều gì họ có thể tự làm và điều gì họ
không thể. Họ sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác, đánh giá họ và thừa nhận
những người hướng dẫn thậm chí nếu các ý kiến này không phù hợp với suy nghĩ ban
đầu của bạn.

13



Nhà lãnh đạo tự tin không bao giờ thỏa mãn với những thành tích hiện tại, không dành
thời gian vô ích cho những điều họ không thể có được. Hơn thế, họ thiết lập và thừa
nhận những mục tiêu hiện thời và thực tế.

4. Sự liêm chính
Một nhà lãnh đạo luôn giữ lời hứa. Họ giữ lời hứa với nhân viên như giữ lời hứa với
cấp trên. Họ giữ lời hứa với chính mình. Họ không bao giờ cam kết bừa bãi, mà luôn
trong giới hạn thực tế và khả năng hiện tại của họ.
Một phần của sự liêm chính là sự trung thành không nghi ngờ với tổ chức – cũng như
với danh tiếng của nó. Họ cũng phải có lòng trung thành với sản phẩm, với tổ chức
cũng như với ngành nghề của mình. Trung thành với nhân viên là điều đặc biệt quan
trọng với bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Họ không bao giờ cho phép mình hoặc những người
khác trong nhóm nhạo báng hoặc hạ thấp những người khác trong ngành nghề vì ghen
tị. Một phần của sự trung thành này là cảm giác về trách nhiệm cho lợi ích, sự tiến bộ
14


và an toàn của công việc và với những người điều hành tổ chức một cách có đạo đức,
với mọi người trong tổ chức, khách hàng và gia đình của họ nữa.
5. Yêu quý
Một nhà lãnh đạo phải yêu quý thực sự, thông cảm và tôn trọng mọi nhân viên. Nhà
lãnh đạo phải dành phần lớn thời gian trong ngày để liên hệ một cách trực tiếp với các
cá nhân.
Hãy cẩn thận – đừng đi quá giới hạn. Đây có thể là một tín hiệu nguy hiểm. Dù thích
thú và thân thiện, các nhà lãnh đạo thực sự vẫn không bao giờ can thiệp vào cuộc sống
cá nhân của những người mà họ lãnh đạo.
6. Hài hước
Ai cũng yêu quý người hài hước. Do vậy, khi thích hợp, hãy kể những câu chuyện hài,
để thư giãn hơn và động viên mọi người nhiều hơn.
2.3. Thực trạng đạo đức kinh doanh ở việt nam.

Ở Việt Nam hiện nay, ngoài tình trạng không ổn định của một nền kinh thị trường đang
hoàn thiện, kéo theo nó là tình trạng tham nhũng, lạm phát, thì vấn đề thiếu vốn của các
doanh nghiệp là khá phổ biến, sự thiếu minh bạch trong đầu tư, trong cơ chế giám sát
hoạt động kinh doanh và đặc biệt là sự thiếu thông tin ở tầm vĩ mô trong những lĩnh vực
liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự phiền hà của những thủ tục
hành chính và gắn liền với nó là “chế độ bôi trơn” mà các doanh nghiệp muốn nhanh
chóng thủ tục phải tiến hành là những cản trở rất lớn cho việc người kinh doanh thực
hiện đạo đức kinh doanh. Đó là những hạn chế lớn cho kinh doanh của các doanh
nghiệp trong việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức kinh doanh của mình.

15


Nhìn chung, để thực hiện đạo đức kinh doanh đối với nước ta hiện nay, cần có sự
giáo dục các doanh nghiệp và cho cả cộng đồng ý thức rõ về vai trò của đạo đức
kinh doanh trong hoạt động kinh doanh. Bởi vì, khi nói về kinh doanh hiện nay
không chỉ theo ý nghĩa sản phẩm, việc làm và lợi nhuận chỉ của doanh nghiệp đó,
mà còn theo nghĩa một doanh nghiệp kinh doanh là một thành viên trong cộng
đồng. Vì vậy, việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và phát triển kinh tế không có
nghĩa là doanh nghiệp được phép bỏ qua các quy chuẩn, giá trị, những chuẩn mực
tôn trọng con người. Một doanh nghiệp thành đạt không chỉ hoạt động tuân thủ
pháp luật, mà còn phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức chung của xã hội và của
đạo đức kinh doanh.

Vd: Thông tin nước giải khát C2 và Rồng
đỏ của Công ty URC Việt Nam nhiễm chì
16


vượt mức cho phép khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang, theo kết quả của Viện

Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (NIFC, Bộ Y tế) thì hàm lượng chì
là 0,84mg/l. Trong khi đó, hàm lượng chì cho phép là không quá 0,05mg/l trong thành
phẩm và 0,5mg/l trong nguyên liệu, có nghĩa là hàm lượng chì của C2 vượt tới 9 lần,
Rồng đỏ vượt tới 4 lần mức chuẩn theo quy định.
KẾT LUẬN
Làm thêm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> />
17



×