Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quy chế hoạt động của MTTQ cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.6 KB, 4 trang )

ỦY BAN MTTQ XÃ
……………………
BAN THƯỜNG TRỰC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.........................; ngày 22 tháng 01 năm 2018

Số: 01/QC-MTTQ
QUY CHẾ
Hoạt động của Ủy ban MTTQ xã .........................
Năm 2018
(Ban hành kèm theo quyết định số 01 /QĐ/MTTQ
Ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban MTTQ xã .........................)
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này quy định nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc của Ủy ban MTTQ
xã .........................; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và các vị Ủy viên UBMTTQ xã,
cán bộ chuyên trách, không chuyên trách của MTTQ xã ..........................
CHƯƠNG I
CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC BAN
THƯỜNG TRỰC MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ
Điều 1: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã
- Là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, hoạt động dưới sự lãnh đạo của
thường trực Đảng ủy, sự chỉ đạo của Ủy ban MTTQ huyện .......................... lãnh đạo
Mặt trận Tổ quốc cấp xã thực hiện nhiệm vụ công tác mặt trận và các phong trào thi
đua yêu nước, các cuộc vận động.
Điều 2: Nhiệm vụ của ủy ban MTTQ
Tổ chức thực hiện Điều lệ , luật và Nghị quyết của Mặt trận ;nghiên cứu thi
hành các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa
thành Nghị quyết cấp mình tổ chức hướng dẫn các trưởng ban CTMT thực hiện.
Xây dựng hệ thống Mặt trận xã thực sự vững mạnh là lực lượng trung tâm đoàn kết và


nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương mình.
Phối hợp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể thực hiện có hiệu quả các
Nghị quyết liên tịch, tổ chức hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua phát triển
kinh tế xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng nông thôn
mới, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình
văn hóa, khu dân cư văn hóa.
Thực hiện tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện quy chế dân
chủ , giám sát chủ trương, chính sách pháp luât có liên quan đến công tác Mặt trận.
1


Tích cực khai thác nguồn tài chính, vận động các hộ gia đình, nhân dân để xây dựng
các nguồn quỹ của Mặt trận
Kiểm tra việc thực hiện luật MTTQ Việt Nam, Điều lệ và các Nghị quyết ,
Quyết định, thông tri của MTTQ. Sơ, tổng kết, báo cáo với Đảng ủy và Mặt trận cấp
trên.
Chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất công tác dân sự và các điều kiện cần thiết tổ chức
đại hội cấp mình khi hết nghiệm kỳ.
Điều 3: Nhiệm vụ của Ban Thường trực
Ban Thường trực là cơ quan đại diện thay mặt ủy ban MTTQ điều hành mọi
hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận giữa hai kỳ họp của ủy ban MTTQ , Ban
thường trực có nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức triển khai đến ban công tác MT thực hiện
các chương trình công tác, các chỉ thị ,Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nhiệm vụ của Đảng ủy HĐND – UBND, của các ban ngành theo chương trình phối
hợp, đề xuất với cấp ủy , phối hợp với các ngành để giải quyết các vấn đề liên quan
đến trách nhiệm và quyền hạn của MTTQ.
Chuẩn bị các nội dung kỳ họp ủy ban MTTQ, quyết định triệu tập họp thường
kỳ hoặc bất thường khi cần thiết.
Định kỳ báo cáo về kết quả hoạt động , phương hướng nhiệm vụ công tác đối

với ủy ban MTTQ huyện , Đảng ủy, các ban ngành phối hợp và ủy ban MTTQ xã theo
quy định.
Quyết định phân công các đồng chí ủy viên thường trực, ủy viên ủy ban MTTQ xã
khóa XVIII nhiệm kỳ (2014 – 2019).
Ban thường trực có trách nhiệm trực tiếp thực hiện, kiểm tra giám sát các mặt
công tác của Mặt trận từ cơ sở xã đến khu dân cư, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời
về công tác thực hiện.
Điều 4: Trách nhiệm quyền hạn của Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên ủy ban
MTTQ xã.
1. Chủ tịch
Chịu trách nhiệm trước Ủy ban MTTQ huyện, Đảng ủy về mọi mặt hoạt động
của Ủy ban MTTQ cấp xã. Chủ trì các Hội nghị Ban thường trực, Ủy viên, Ủy ban
MTTQ xã. Thay mặt ban thường trực ký các văn bản: báo cáo gửi lên Đảng ủy –
HĐND – UBND xã , ký các Nghị quyết chỉ thị và quyết định các công tác cán bộ Mặt
trận, ký các văn bản về công tác thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. phó chủ tịch.
Là người giúp việc của chủ tịch, được phân công phụ trách một số lĩnh vực
công tác Mặt trận. tham mưu đề xuất với chủ tịch về nội dung, biện pháp tổ chức triển
khai các Nghị quyết của Ban thường trực , Ủy ban MTTQ cấp mình.
Điều hành mọi hoạt động khi Ban thường trực đã thống nhất nội dung công tác.
Thay mặt chủ tịch Ủy ban MTTQ xã điều hành mọi công việc ( khi chủ tịch đi vắng).
có trách nhiệm báo cáo kết quả điều hành công việc với Ban thường trực Ủy ban
MTTQ xã.
2


Thay mặt chủ tịch ký các văn bản thuộc lĩnh vực công tác được phân công và
các văn bản được chủ tịch ủy quyền. phụ trách về công tác tổng họp các loại báo cáo,
công tác tổ chức, theo dõi công tác thi đua khen thưởng của Ủy ban MTTQ xã.
3. Ủy viên, ủy ban Mặt trận tổ quốc xã .........................

Ủy viên UBMTTQ xã là những người được Đại hội đại biểu MTTQ xã khóa
XVIII (nhiệm kỳ 2014 - 2019) hiệp thương cử ra.
Ủy viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ủy ban MTTQ xã, nêu
cao tinh thần trách nhiệm, tự giác tích cực góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động cao
nhất trong các kỳ họp Ủy ban cũng như trong chương trình phối hợp thống nhất hành
động của UBMTTQ xã.
Ủy viên Ủy ban với tư cách cá nhân hoặc thay mặt đoàn thể, tổ chức, tầng lớp
xã hội, UBMTTQ ở bản khi được phân công phát biểu ý kiến tại các kỳ họp của Mặt
trận hoặc phản ánh, kiến nghị vào Nghị quyết của Mặt trận, nếu ý kiến có tính chất
quan trọng, cần gửi trước cho Ban Thường trực bố trí chương trình, hoặc có phương
án giải trình để cùng thảo luận. Đặc biệt là đối với những vấn đề xét thấy cần thiết
phải thống nhất hành động.
CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
Điều 5: Nguyên tác làm việc.
1. Ủy ban MTTQ làm việc theo nguyên tác tập chung dân chủ, tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách khi bàn bạc thì dân chủ công khai, khi biểu quyết thì thiểu số phụ
tùng đa số, cấp đưới phụ tùng cấp trên, cá nhân phụ tùng tổ chức, (quyết định phân
công một số tiểu ban để giúp việc ban thường trực khi cần thiết).
2. Hội nghị Ban thường trực MTTQ xã họp ít nhất ba tháng một lần, khi cần
thiết có thể họp bất thường, thời gian mỗi kỳ họp được bố trí nội dung công việc.
3. Ủy viên, ủy ban MTTQ họp ít nhất 6 tháng một lần, khi cần có thể họp bất
thường.
4. Ban công tác Mặt trận họp ít nhất ba tháng một lần, có thể họp bất thường
cần thiết .
Điều 6 công tác kiểm tra giám sát .
1. Ban thường trực MTTQ xã kiểm tra chấp hành điều lệ của MTTQ, Nghị
quyết đại hội, Nghị quyết họp Ban thường trực và kiểm tra , giám sát hoạt đông của
các Ban, ngành, thực hiện chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, Nghị
quyết của MTTQ xã và chỉ thị Nghị quyết của MTTQ cấp trên, những vấn đề có liên

quan đến thẩm quyền của MTTQ.
2. Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành kỷ luật trong hệ thống thuộc
thẩm quyền quản lý giải quyết.

3


3. kiểm tra việc thực hiện quỹ, các chương trình dự án, và các nguồn thu khác
theo quy định. Các đồng chí trong BTT tăng cường xuống cơ sở củng cố các Ban
công tác MT yếu, kém.
4. kiểm tra thường xuyên, định kỳ ba tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc kiểm tra đột
xuất khi có đơn thư khiếu nại, có dấu hiệu vi phạm.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7: Bản quy chế này có hiệu lực từ ngày được Ban thường trực thông qua.
Điều 8: Các ủy viên, ủy ban, Ban thường trực UB MTTQ xã, Ban công tác Mặt
trận các bản phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc quy chế này.
Điều 9: Ban thường trực, trực tiếp là đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch, các ủy
viên, ủy ban có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc thi hành bản quy chế này.
Nơi nhận:

TM.BAN THƯỜNG TRỰC
Chủ tịch

- UBMTTQ huyện;
- TT Đảng uỷ;
- Lưu.

4




×