Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Hóa học 11 bài 26: Xicloankan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.25 KB, 4 trang )

HÓA HỌC 11

XICLOANKAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết :
- Cấu trúc , công thức chung , đồng đẳng , đồng phân , danh pháp của một số mono xicloankan
- Tính chất vật lý , tính chất hoá học và ứng dụng của xiclo ankan
- So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo , tính chất của xicloankan với ankan .
HS hiểu :
- Vì sao cùng là hiđrocacbon no nhưng xicloankan lại có một số tính chất khác vơi ankan ( cộng mở
vòng đối với xicloankan có 3 , 4 vòng )

2. Kỹ năng
- Quan sát mô hình phân tử và rút ra được nhận xét về cấu tạo của phân tử xicloankan.
- Từ cấu tạo phân tử dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của xicloankan.
- Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hóa học của
xicloankan.
- Giải được một số bài tập liên quan.
- Rèn luyện học sinh kỹ năng viết đồng phân cấu tạo và gọi tên các monoxicloankan, viết
phương trình phản ứng.
II. PHƯƠNG PHÁP
Dạy học nêu vấn đề
Quy nạp- đàm thoại- trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Tranh vẽ công thức cấu tạo, mô hình phân tử của một số monoxicloankan. Bảng 5.3 tính
chất vật lí của một vài xicloankan.
2. Học sinh
Đọc trước bài ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC


1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
HS1: Hãy gọi tên các ankan sau:
a) CH3-CH2-CH(CH3)-CH(CH2(CH3))-CH3
b) CH3-CH(CH3)-CH(CH2(CH3))-CH(CH3)-CH3
HS 2: Hãy viết CTCT của các ankan có tên sau:
a) 3-Etyl-2,4-đimetylhexan
b) 3- Metylpentan
HS 3: Nêu tính chất hoá học của ankan. Vì sao các ankan không phản ứng với axit, bazờ và
chất ôxi hoá mạnh (như KMnO4)?
3. Giảng bài mới

Thời
gian

Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học
sinh


HÓA HỌC 11

HĐ1
phút

Vào bài :
Ở tiết trước các em đã học

một hợp chất hữu cơ no mạch
thẳng đó là ankan. Hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu một hợp
chất hữu cơ no nữa, nhưng
mạch vòng đó là xicloankan.
Vậy xicloankan là gì, có tính
chất ra sao ta cùng nghiên cứu
bài mới.
I. Cấu trúc, đồng phân, danh
pháp:
1/Cấu trúc phân tử một số
monoxicloankan
- Xicloankan là những
hidrocacbon no mạch vòng.
- Xicloankan có một vòng gọi là
monoxicloankan

- GV yêu cầu học sinh quan sát
mô hình phân tử và cấu trúc của
một số xicloankan và trả lời các
câu hỏi sau:
- Trong phân tử xicloankan chứa
loại liên kết nào? (đơn, đôi, ba),
mạch hở hay mạch vòng?

- Học sinh quan sát
mô hình phân tử
xicloankan, và đọc
thêm trong sgk trả
lời câu hỏi của GV.



HÓA HỌC 11

- Xicloankan có nhiều vòng gọi
là polixicloankan
- Monoxicloankan có công
thức chung là CnH2n (n 3).

HĐ2
phút

2/Đồng phân và danh pháp
a) Danh pháp
Tên monoxicloankan = Số chỉ
vị trí- tên nhánh + xiclo + tên
mạch chính+ an
* Chú ý:
- Chọn mạch chính là mạch
vòng.
- Đánh số sao cho số chỉ vị trí
của các nhánh là nhỏ nhất.
b) Các ví dụ
Đọc tên các monoxicloankan
sau:

- GV gợi ý vì xicloankan chỉ chứa
liên kết đơn nên chú ý là hợp chất
hữu cơ no.
Vậy:

- Xicloankan là gì? Có mấy loại
xicloankan? CTTQ của
monoxicloankan là gì?
- GV thông báo:
Xicloankan là những
hidrocacbon no mạch vòng.
Xicloankan có một vòng gọi là
monoxicloankan.
Xicloankan có nhiều vòng gọi là
polixicloankan.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại
quy tắc đọc tên ankan.
- GV đưa ra quy tắc đọc tên
monoxicloankan và hướng dẫn
học sinh cách đọc tên.
- GV lưu ý:
. Chọn mạch chính là mạch vòng.
. Đánh số sao cho số chỉ vị trí
của các nhánh là nhỏ nhất.
- Cho ví dụ, yêu cầu học sinh lên
bảng viết tên .

- Học sinh nhắc lại
quy tắc đọc tên
ankan.
- Chú ý theo dõi GV
hướng dẫn cách đọc
tên
monoxicloankan.
- Áp dụng quy tắc,

đọc tên các ví dụ
của GV.

Xiclopropan

1,2- đimetylxiclobutan

xiclohexan

Metylxiclopentan

1,1,2-Trimetylxiclopropan

II. Tính chất:
1. Tính chất vật lí

-Yêu cầu học sinh nghiên cứu
Br

- HS đọc sgk và nêu


HÓA HỌC 11

4. Củng cố (3 phút)
Viết các công thức cấu tạo và gọi tên xicloankan C6H12.
5. Dặn dò (2 phút)
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 4, 5, 6 (SGK, trang 151)
- Ôn lại bài ankan và học bài xicloankan chuẩn bị cho tiết luyện tập.




×