Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch nội địa tại bảo tàng cổ vật cung đình huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.56 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
-------------  -------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
NỘI ĐỊA TẠI BẢO TÀNG CỔ VẬT CUNG ĐÌNH HUẾ

Giảng viên hướng dẫn

: PGS. TS Trần Hữu Tuấn

Sinh viên thực hiện

: Ngô Thị Hương Giang

Lớp

: K48 Quản lí lữ hành 2

Huế, tháng 05 năm 2018


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài


2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.

Phương pháp thu thập số liệu

4.2.

Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

5. Cấu trúc nội dung của đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Du lịch
1.1.1.1.

Khái niệm

1.1.1.2.

Phân loại

1.1.2. Khách du lịch
1.1.2.1.

Khái niệm

1.1.2.2.


Phân loại

1.1.3. Bảo tàng
1.1.3.1.

Khái niệm

1.1.3.2.

Phân loại bảo tàng

1.1.3.3.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1.1.4. Mối liên hệ giữa bảo tàng và du lịch
1.1.4.1.

Tác động của bảo tàng đến phát triển du lịch

1.1.4.2.

Tác động của hoạt động du lịch đến bảo tàng

1.1.5. Điểm đến du lịch
1.1.5.1.

Khái niệm


1.1.5.2.

Đặc điểm của điểm đến du lịch

1.1.5.3.

Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch

1.1.6. Hình ảnh điểm đến

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

2

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

1.1.6.1.

Khái niệm

1.1.6.2.

Các yếu tố cấu thành hỉnh ảnh điểm đến

1.1.7. Phương pháp đánh giá khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch

1.1.7.1.

Khả năng thu hút của điểm đến du lịch

1.1.7.2.

Khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch

1.1.7.3. Các nhân tố tác động đến việc đánh giá của khách tham quan đối
với Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
1.1.7.4. Tầm quan trọng của vấn đề thu hút khách tham quan tại Bảo tàng
Cổ vật Cung đình Huế
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
1.2.2. Hoạt động thu hút khách du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế những năm
gần đây
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO TÀNG CỔ VẬT CUNG ĐÌNH
HUẾ VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH THAM QUAN TẠI BẢO TÀNG
2.1.

Tổng quan về Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huê
2.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức

2.1.3.


Chức năng của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

2.1.4. Hoạt động thu hút khách du lịch của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế
2.1.5. Thực trạng thu hút khách của Quần thể di tích cố đô Huế những năm gần
đây
2.2.

Giới thiệu chung về Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huê
2.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển

2.2.2.

Chức năng, nhiệm vụ

2.2.3.

Kiến trúc Điện Long An – Nhà trưng bày hiện vật Bảo tàng

2.2.4. Cơ sở vật chất và tư liệu hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình
Huế
2.3. Phân tích kêt quả hoạt động thu hút khách du lịch nội địa đên với Bảo tàng
Cổ vật Cung đình Huê
2.4. Tổng quan về mẫu điều tra
2.4.1.

Sơ lược về quá trình điều tra


SVTH: Ngô Thị Hương Giang

3

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

2.5.

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

2.4.2.

Thông tin chung về đối tượng điều tra

2.4.3.

Thông tin về chuyến đi của đối tượng điều tra

Phân tích đánh giá của khách tham quan nội địa tại Bảo tàng Cổ vật
Cung đình Huê
2.5.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

2.5.2. Phân tích đánh giá của du khách nội địa về mức độ hài lòng đối với Bảo
tàng Cổ vật Cung đình Huế
2.5.3. Phân tích phương sai một yếu tố
2.5.4. Đánh giá chung của khách du lịch nội địa

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VỚI
BẢO TÀNG CỔ VẬT CUNG ĐÌNH HUẾ
3.1. Đẩy mạnh xúc tiên, quảng bá du lịch và cung cấp thông tin
3.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.3. Nâng cao chất lượng trưng bày
3.4. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
3.5. Tăng cường hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch nội
địa
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

4

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Biến động số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế (2015 – 2017)
Bảng 2: Biến động số lượng khách du lịch lưu trú tại Thừa Thiên Huế
(2015 – 2017)
Bảng 3. Biến động doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn (2015 – 2017)
Bảng 4. Số lượng khách đến tham quan Quần thể di tích cố đô Huế (2015 – 2017)
Bảng 5. Số lượng khách đến tham quan Bảo tàng giai đoạn (2014 – 2016)

Bảng 6. Tổng hợp thông tin cơ bản về khách tham quan nội địa
của phiếu điều tra
Bảng 7. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Bảng 8. Đánh giá của du khách về các yếu tố trong bảo tàng
Bảng 9. Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về các tiêu chí thu hút
khách nội địa

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

5

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC BIỂU ĐÔ
Biểu đồ 1. Biến động số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế (2015 – 2017)
Biểu đồ 2: Biến động số lượng khách du lịch lưu trú tại Thừa Thiên Huế
(2015 – 2017)
Biểu đồ 3. Biến động doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 – 2017
Biểu đồ 4. Cơ cấu theo giới tính
Biểu đồ 5. Cơ cấu theo độ tuổi
Biểu đồ 6. Cơ cấu theo nghề nghiệp
Biểu đồ 7. Số lần đến với Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Biểu đồ 8. Mục đích đến tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Biểu đồ 9. Kênh thông tin tiếp cận
Biểu đồ 10. Mức đồ hài lòng của du khách về Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Biểu đồ 11. Dự định quay lại tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Biểu đồ 12. Dự định giới thiệu cho bạn be

DANH MỤC SƠ ĐÔ
Sơ đồ 1. Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của
điểm đến (TDCA, Vengesayi, S. (2003))

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

6

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây du lịch đã trở thành một hiện tượng, và trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam
nói riêng. Du lịch Việt Nam đang không ngừng tăng trưởng và tác động mạnh mẽ đến
ngành kinh tế nước nhà, và từng bước khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế
đất nước cũng như đánh dấu dấu ấn của mình trên bản đồ du lịch thế giới. Du lịch
mang lại những tác động kinh tế to lớn cho mỗi địa phương, đặc biệt nguồn lợi mà du
lịch mang lại góp phần mang lại thu nhập, cải thiện đời sống và quảng bá hình ảnh,
văn hóa của quốc gia và địa phương đến bạn be khắp nơi trên thế giới.
Cùng với xu thế hiện nay của thế giới, du lịch Việt Nam trong những năm gần
đây được chú trọng và phát triển mạnh mẽ, khai thác những tiềm năng sẵn có và riêng

biệt của mình về lịch sử, văn hóa, con người, danh lam thắng cảnh,… tạo nên dấu ấn
riêng cho du lịch Việt Nam. Nói đến tiềm năng du lịch, với lịch sử hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước với nền những nền văn hóa bản sắc dân tộc của năm mươi tư
dân tộc anh em hòa chung tạo nên sự đặc sắc cho văn hóa Việt Nam thì việc phát huy
và phát triển du lịch lịch sử, văn hóa và con người là phần cực kì quan trọng cho du
lịch. Và một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hệ thống đó chính là những di
vật, hiện vật, bảo vật quốc gia mang tính vật thể trong đó bao gồm cả di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh hoặc phi vật thể được bảo tồn trong các bảo tàng, nơi chứa đựng
những vật chứng lịch sử, văn hóa, thực tế nhất và chính xác nhất và thông qua đó du
khách sẽ phần nào có được cái nhìn tổng quát hơn về văn hóa lịch sử, phong tục tập
quán nơi mình đang tham quan.
Ngày nay các bảo tàng dần dần được khai thác, xây dụng và phục vụ nhu cầu
tham quan và tìm hiểu cho du khách như một điểm đến không kém phần quan trọng.
Không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích tham quan nó còn đem lại các giá trị nhân văn
nhu phục vụ nhu cầu nhiên cứu, học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Bảo
tàng làm phong phú và ý nghĩa hơn đối với các tour du lịch hiện nay với các giá trị mà
nó mang lại, đặc biệt đối với giới trẻ hiện nay khi mà thành phần học sinh, sinh viên
dần lu mờ, mù quáng dần những kiến thức lịch sử nhân loại.
Sự tác động của công nghệ kĩ thuật ngày càng phát triển, công nghệ thông tin,
internet, mạng xã hội ảo dần như chiếm hết nửa đời của con người hiện nay. Nhu cầu
thưởng thức văn hóa và nhu cầu giải trí của con người ngày càng biến đổi lớn và cao
hơn. Khi mà con người có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, và sự lựa chọn trở nên đa
dạng thì việc đến tận nơi và tìm hiểu các giá trị lịch sử văn hóa tại các điểm di tích hay
bảo tàng ngày càng giảm đi mạnh mẽ. Sự thật lịch sử bị cân đo trên internet thì khi đó
chúng ta phải làm thế nào để xây dựng và phát triển chiến lược đưa các bảo tàng dễ
dàng tiếp cận với công chúng hơn, để du khách cũng như thế hệ trẻ hiểu và biết rõ hơn
về sự thật chính xác lịch sử văn hóa là cần thiết hơn khi nào hết. Đồng thời cũng là
một thách thức không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của các bảo tàng hiện nay. Để

SVTH: Ngô Thị Hương Giang


7

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

đáp ứng nhu cầu đó các bảo tàng cần làm thế nào để làm mới, thu hút, hấp dẫn tương
xứng với tiềm năng bảo tàng vì một thực tế hiện nay nguồn khách đến với bảo tàng
chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cũng như những lý do thiết thực nêu
trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch nội địa tại
Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huê” để làm nghiên cứu và tìm ra những giải pháp tốt
hơn cho du lịch Thừa Thiên Huế hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hóa các cơ sở lí luận và thực tiễn về bảo tàng và thực trạng thu hút
khách du lịch.

-

Đánh giá thực trạng khả năng thu hút khách du lịch và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

-


Đề xuất giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến với Bảo tàng Cổ vật Cung đình
Huế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách du lịch nội địa đến tham quan và sử dụng các chương trình du lịch có
tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

-

Về thời gian:
+ Tài liệu thứ cấp: nguồn từ Sở du lịch Thừa Thiên Huế, Trung tâm bảo tồn di
tích Cố đô Huế từ năm 2015 – 2017.
+ Tài liệu sơ cấp: từ 05/01 – 05/04/2018. Khảo sát trực tiếp ý kiến khách du lịch
đến với Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
-

Số liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập từ nguồn Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Trung
tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế (bao gồm thông tin từ thư viện và phòng kế hoạch
– tài chính).

-


Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng
vấn bằng bảng hỏi đối với khách du lịch quốc tế trên địa bàn thành phố Huế.



Phương pháp điều tra: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Mỗi đơn vị của tổng
thể được chọn với sự ngẫu nhiên như nhau, hay nói cách khác là các đơn vị tổng
thể được chọn vào mẫu với cơ hội bằng nhau.

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

8

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

4.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS phiên bản 20 để
phân tích số liệu thứ cấp.
+ Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài sử dụng thang điểm
Likert để lượng hóa các mức độ của du khách.
+ Phương pháp thống kê số liệu, so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối số liệu
thứ cấp.
+ Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
+ Phân tích phương sai một yếu tố (One – Way Anova) để xem xét sự khác biệt
về ý kiến đánh giá của du khách.

5. Cấu trúc nội dung của đề tài
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
• Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
• Chương 2: Giới thiệu chung về bảo tàng cổ vật cung đình Huế và thực trạng
thu hút khách tham quan tại bảo tàng
• Chương 3: Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến với Bảo tàng
cổ vật Cung đình Huế
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHỤ LỤC

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

9

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Du lịch
1.1.1.1. Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch, nó tùy thuộc vào quan điểm của
nhà nghiên cứu, quốc gia, và các tổ chức khác nhau.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là hành động
rời khỏi nơi cư trú để đi đến một nơi khác, một môi trường khác trong thời gian ngắn
nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng. Du lịch bao gồm
mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá
và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không vượt
quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các dù hành mà có
mục đích là thu lợi nhuận.”
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…”
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng các
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định.”
1.1.1.2.

Phân loại du lịch

Việc phân loại các loại hình du lịch có ỹ nghĩa to lớn, cho phép xác định được cơ
cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch. Các loại hình du lịch được phân theo
các tiêu thức sau:
• Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi:
o

o

Khách đi du lịch có tổ chức:

-

Du lịch theo tour trọn gói

-

Du lịch theo tour không trọn gói

Khách tự tổ chức chuyến đi

• Phân loại theo môi trường tài nguyên

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

10

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

-

Du lịch văn hóa

-

Du lịch thiên nhiên

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn


• Phân loại theo nơi tham quan du lịch
- Du lịch nghỉ biển
- Du lịch nông thôn
- Du lịch vùng núi
- Du lịch tham quan thành phố
•Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
-

Du lịch quốc tế

-

Du lịch nội địa

• Phân loại theo động cơ của khách du lịch
-

Du lịch văn hóa

-

Du lịch lịch sử

-

Du lịch sinh thái

-


Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

-

Du lịch công vụ

-

Du lịch mang tính chất xã hội

-

Du lịch quá cảnh

-

Du lịch thăm thân
Các loại hình thuần túy về nhu cầu và thể chất của khách du lịch gồm:
o Du lịch thể thao
o Du lịch chữa bệnh
o Du lịch hành hương, tôn giáo
o Du lịch hoài niệm

• Phân loại theo phương tiện đi lại
- Du lịch bằng ô tô
- Du lịch bằng máy bay
- Du lịch bằng tàu thủy
- Du lịch bằng các phương tiện khác: xe đạp, xe máy, xe xích lô,…
• Phân loại theo độ tuổi


SVTH: Ngô Thị Hương Giang

11

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

- Du lịch công đoàn tập thể
- Du lịch thanh thiếu niên
- Du lịch gia đình
- Du lịch dành cho người cao tuổi, về hưu
1.1.2. Khách du lịch
1.1.2.1.

Khái niệm khách du lịch

Theo Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ chức du lịch thế
giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí,
nghỉ ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công việc”
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2006) định nghĩa về khách du lịch: “Khách du lịch
là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.”
1.1.2.2.

Phân loại khách du lịch


a. Khách du lịch quốc tế
Theo Luật du lịch Việt Nam (2006) định nghĩa về khách du lịch gồm khách du
lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.”
b. Khách du lịch nội địa
Theo Luật du lịch Việt Nam (2006) định nghĩa về khách du lịch gồm khách du
lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.”
1.1.3. Bảo tàng
1.1.3.1.

Khái niệm bảo tàng

Theo định nghĩa của Luật Di sản Văn hóa đã sửa đổi ngày 25/12/2011: “Bảo tàng
là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu
di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của
con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn
hóa của công chúng”
Trong luật Di sản văn hóa của Việt Nam, bảo tàng được định nghĩa “Là nơi bảo
quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu
nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.”
Theo Hội đồng Bảo tàng thế giới, Bảo tàng được định nghĩa: “Bảo tàng là một tổ
chức (cơ quan) không có lợi nhuận, tồn tại lâu dài để phục vụ cho sự phát triển của xã
hội, mở rộng đón nhận công chúng. Bảo tàng thu nhận, bảo quản, nghiên cứu, trưng
bày bằng chứng vật chất xác thực về con người và môi trường xung quanh con người.”
SVTH: Ngô Thị Hương Giang

12


Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

1.1.3.2.

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Phân loại bảo tàng

• Phân theo các sưu tập
-

Bảo tàng tổng hợp

-

Bảo tàng chuyên ngành

• Phân theo đối tượng chủ quan
-

Bảo tàng trung ương

-

Bảo tàng địa phương

-


Bảo tàng của trường Đại học

-

Bảo tàng quân đoàn

-

Bảo tàng tư nhân hoặc hoạt động độc lập

-

Bảo tàng cơ quan thương mại

• Phân loại theo phạm vi mà bảo tàng bao quát
-

Bảo tàng quốc gia

-

Bảo tàng vùng

-

Bảo tàng địa phương

• Phân loại theo đối tượng khách tham quan
-


Bảo tàng chuyên ngành

-

Bảo tàng giáo dục

-

Bảo tàng phục vụ khách tham quan nói chung

• Phân loại theo các phương pháp, trưng bày bộ sưu tập của bảo tàng

1.1.3.3.

-

Bảo tàng truyền thống

-

Bảo tàng ngoài trời

-

Bảo tàng là các tòa nhà, các di tích lịch sử

Nhiệm vụ và quyền hạn

Theo điều 48 Luật Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng có các nhiệm vụ và quyền

hạn sau:
• Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập
• Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa
• Tổ chức phát huy giá trị các di sản văn hóa phục vụ lợi ích toàn xã hội
• Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ
• Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật
SVTH: Ngô Thị Hương Giang

13

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

• Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật
1.1.4. Mối liên hệ giữa bảo tàng và du lịch
1.1.4.1.

Tác động của bảo tàng đến phát triển du lịch

Từ bao đời nay, bảo tàng luôn được coi là một thiết chế văn hóa đặc thù trong hệ
thống văn hóa xã hội, đồng thời là nền tảng và động lực phát triển của xã hội, góp
phần vào việc giải quyết những thách thức trong xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, bảo
tàng còn góp phần quan trọng cho nhận thức của xã hội đối với những vấn đề thuộc về
lịch sử, truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, bảo tàng có một vai
trò quan trọng trong việc truyền tải lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của đất
nước đến đông đảo khách tham quan, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Vì vậy mối

quan hệ giữa bảo tàng với du lịch là một mối quan hệ cộng sinh cần được chú trọng để
phát huy tối đa tiềm năng của cả hai phía.
Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng dần. Theo
thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2017, Việt Nam đón được 12,9 triệu
lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016 và phục vụ hơn 73 triệu lượt khách
nội địa. Lần đầu tiên, Việt Nam lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng
du lịch nhanh nhất thế giới. Cùng với đó, nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm về thiên nhiên,
đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam cũng có xu hướng tăng cao.
Xuất phát từ nhu cầu đó, xu hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái đang dần
được phát triển mạnh mẽ. Du lịch văn hóa được kết nối với di sản văn hóa bởi sự hòa
quyện của văn hóa, con người và cộng đồng. Sự kết nối đó có thể coi là duy nhất và
đặc biệt để khai thác nguồn tài nguyên du lịch. Trong đó, hệ thống bảo tàng, di tích nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô giá, đóng vai trò quan trọng bởi bảo tàng, di tích
cũng là điểm du lịch văn hóa, du lịch di sản đặc biệt khác biệt với các loại hình du lịch
khác. Nếu chúng ta biết khai thác, phát huy chúng một cách khoa học và đúng cách thì
sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng, thích hợp, hấp dẫn. Với việc nâng
cao hiểu biết về những yếu tố hoàn toàn mới lạ và độc đáo, khách du lịch sẽ thích đi
đến các bảo tàng, di tích hơn vì ở đó họ có thể tìm hiểu, trải nghiệm về lịch sử, văn hóa
và truyền thống của một địa phương, quốc gia mà họ đặt chân tới.
Bảo tàng và du lịch văn hóa, du lịch di sản khẳng định rõ vai trò của các di sản
văn hóa đối với du lịch. Bảo tàng gắn với du lịch, phục vụ du lịch là một trong những
phương thức quan trọng để thực hiện xã hội hóa và trở thành thiết chế văn hóa, giáo
dục đặc biệt, vừa là nơi lưu giữ, tuyên truyền, quảng bá các giá trị di sản văn hóa vừa
là tiềm năng du lịch đặc biệt góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Đó là
hình mẫu gắn kết liên ngành vì sự phát triển bền vững.
Hiện nay, hệ thống bảo tàng của Việt Nam cũng như trên thế giới đã và đang phát
triển mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên
hiệp quốc (UNESCO), thế giới hiện có hơn 49.000 bảo tàng. Ở Việt Nam, tính đến
nay đã có 134 bảo tàng (gồm bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tỉnh, bảo tàng chuyên

SVTH: Ngô Thị Hương Giang


14

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

ngành, bảo tàng ngoài công lập) và 3.165 di tích cấp quốc gia. Tỉ lệ thuận với sự phát
triển nhanh của các bảo tàng là mức độ tăng về số lượng khách tham quan bảo tàng
(đặc biệt là đối tượng khách du lịch, học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu). Điều đó
đã phần nào khẳng định tính phổ biến và vai trò thiết yếu của bảo tàng trong đời sống
xã hội.
Bảo tàng là một bộ phận tài nguyên nhân văn quan trọng, là nơi bảo tồn các giá
trị di sản văn hóa dân tộc đồng thời cũng là nơi thu hút số lượng đông đảo khách tham
quan du lịch. Hệ thống bảo tàng Việt Nam với những bộ sưu tập hiện vật phong phú đã
cung cấp cho khách tham quan du lịch những giá trị về văn hóa, lịch sử, phong tục tập
quán, đất nước và con người ở nhiều vùng miền khác nhau. Bảo tàng giúp cho ngành
du lịch tổ chức các tour tham quan bổ ích, lý thú đầy giá trị nhân văn trên cơ sở các tài
nguyên do bảo tàng đem lại. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Du lịch thì số lượng
khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng tăng, có năm lên tới hơn 7 triệu lượt khách.
Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Bảo tàng còn phụ thuộc vào nhiều vào quy mô,
bản sắc và cá tính riêng của mỗi bảo tàng. Một bảo tàng có quy mô càng lớn cùng với
bộ sưu tập độc đáo phong phú được đánh giá có sức hấp dẫn, lôi cuốn không chỉ khách
du lịch trong nước mà còn thu hút một lượng lớn khách du lịch nước ngoài.
1.1.4.2.

Tác động của hoạt động du lịch đến bảo tàng


Bảo tàng không chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn là nguồn tài nguyên
du lịch có thể khai thác tạo nên những sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, giàu bản sắc
văn hóa. Song hoạt động du lịch vừ có tác động tích cực vừa tiêu cực tới bảo tàng.
 Tác động tích cực
Một trong những ý nghĩa của du lịch là góp phần giáo dục con người ý thức bảo
vệ môi trường, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, gìn giữ các giá trị văn hóa
truyền thống. Nhu cầu nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc
đẩy nhà cung cấp sản phẩm du lịch quan tâm đến việc khai thác có hiệu quả các tài
nguyên du lịch nhân văn, trong đó các nhà bảo tàng có thể thu hút du khách. Du lịch là
phương tiện quảng bá tốt nhất hình ảnh các bảo tàng đến với công chúng. Và hình thức
quảng bá hữu hiệu nhất là quảng cáo qua truyền miệng của du khách.
Sự phát triển của hoạt động du lịch thúc đẩy bảo tàng luôn cố gắng hoàn thành cơ
sở vật chất và các tiện nghi để phục vụ cho việc tiếp đón du khách, đồng thời kích
thích nghiệp vụ bảo tàng ngày càng nâng cao hơn nữa.
Không một bảo tàng nào cô lập với thế giới bên ngoài. Hiệu quả của việc hợp tác
với các công ty du lịch là đôi bên cùng có lợi và đây cũng là phần quan trọng thiết yếu
của hoạt động bảo tàng. Hoạt động du lịch phát triển sẽ kích thích và thúc đẩy hoạt
động của các nhà bảo tàng, việc khai thác có hiệu quả các bảo tàng để thu hút khách
mang lại nguồn lợi cho người dân địa phương, đưa lại cho công ăn việc làm và thu
nhập cho cộng đồng dân cư.

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

15

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch cũng có những tác động tiêu
cực đến bảo tàng.
Do bản chất của du lịch có tính thời vụ khá rõ rệt, gây ra khá nhiều khó khăn
trong việc tổ chứ kinh doanh của ngành du lịch và để lại những bất lợi cho hoạt động
của bảo tàng. Sự tập trung một lượng khách khá đông trong khoảng thời gian ngắn có
thể gây quá tải làm giảm khả năng cảm nhận giá trị các hiện vật bảo tàng của du
khách.
Bản chất của hoạt động du lịch là giao lưu tiếp xúc giữa các cá thể, giữa các cộng
đồng có thế giới quan không phải luôn luôn đồng nhất. Quá trình giao tiếp này cũng là
môi trường để các ảnh hưởng tiêu cực xâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng và
ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động của bảo tàng.
Bảo tàng ngày càng thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, tuy nhiên ý thức
bảo vệ của du khách là một điều đáng bàn. Dù có biển bảng về việc không sờ vào hiện
vật nhưng rất nhiều du khách vô tư sờ, ngồi lên hiện vật, sử dụng máy chụp ảnh, quay
phim trong khu vực cấp chụp ảnh, quay phim. Việc xả rác bừa bãi khắp nơi không
đúng nơi quy định gây ra những tác động tới các địa điểm du lịch và môi trường. Do
đó, việc giáo dục ý thức khách du lịch của các tổ chức du lịch, cơ quan chức năng là
rất quan trọng để bảo vệ bảo tàng cũng những các tàng nguyên du lịch, điểm đến du
lịch phát triển bền vững.
1.1.5. Điểm đến du lịch
1.1.5.1.

Khái niệm

Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến
du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du

lịch(Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du
lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài
nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện
về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”
Một khái niệm khác trong du lịch, đó là điểm tham quan du lịch, trong tiếng Anh
gọi là tourist attraction.
” Tourist attraction là một điểm thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch tham
quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa
lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơi
giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ”
1.1.5.2.

Đặc điểm của điểm đến du lịch

Được thẩm định về mặt văn hóa: các du khách thường cân nhắc điểm đến để đầu
tư thời gian, tiền bạc đến viếng thăm hay không do đó có thể nói rằng điểm đến là kết
quả của những thẩm định về văn hóa của khách tham quan.
SVTH: Ngô Thị Hương Giang

16

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

- Tính đa dạng: các tiện nghi ở điểm đến thường phục vụ cho cả dân địa phương
và khách tham quan. Tính đa dạng ở điểm đến phụ thuộc vào sự phân biệt tiện nghi chỉ

phục vụ khách du lịch, dân cư địa phương hay hỗn hợp cả hai đối tượng trên.
- Tính bổ sung: thực tế cho thấy các yếu tố cấu thành điểm đến có mối quan hệ
mật thiết với nhau ở hầu hết các điểm đến du lịch. Chất lượng mỗi yếu tố này và sự
cung cấp dịch vụ của chúng cần có sự tương đồng với nhau một cách hợp lý.
1.1.5.3.

Các yếu tố cấu thành điểm đến

• Điểm hấp dẫn du lịch: các điểm hấp dẫn của một điểm đến du lịch mang đặc
điểm nhân tạo, đặc điểm tự nhiên hoặc là các sự kiện thì cũng đều gây ra động lực ban
đầu cho sự thăm viếng của du khách.
• Giao thông đi lại: rõ ràng giao thông và vận chuyển khách ở điểm đến sẽ làm
tăng thêm chất lượng của các kinh nghiệm sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu
quả nối liền với các thị trường nguồn khách là điểm căn bản cho sự thành công của các
điểm đến. Sự sáng tạo trong việc tổ chức giao thông du lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho các du khách trong việc tiếp cận điểm đến và là một yếu tố quan trọng thu hút
khách du lịch.
• Nơi ăn nghỉ: các dịch vụ lưu trú của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn nghỉ
mang tính chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi cuồng nhiệt và ấn
tượng khó quên về món ăn và đặc sản địa phương.
• Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: du khách đòi hỏi một loại các tiện nghi,
phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ tại điểm đến du lịch. Bộ phận này có đặc điểm là
mức độ tập trung về sở hữu thấp. Hỗn hợp các cấu thành của điểm đến kết hợp theo
nhiều cách khác nhau, tất nhiên để sử dụng có hiệu quả hơn thời gian của mình, góp
phần làm tăng sự hấp dẫn du khách.
• Các hoạt động: các yếu tố cấu thành của một điểm đến du lịch trên phương diện
khác phương diện vật chất, đó là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của điểm đến.
Cơ sở hạ tầng biểu thị tất cả các dạng của công trình xây dựng trên hoặc dưới mặt đất
cần thiết cho một khu vực dân cư sinh sống bao gồm cả hệ thống thông tin liên lạc mở
rộng ra hệ thống bên ngoài. Cơ sở vật chất kĩ thuật của điểm đến du lịch bao gồm toàn

bộ những tiện nghi vật chất và phương tiện kỹ thuật của điểm đến du lịch bao gồm các
cơ sở lưu trú và ăn uống, các điểm hấp dẫn được xây dựng, các khu vui chơi, giải trí,
các cơ sở thương mại và các dịch vụ khác.
1.1.6. Hình ảnh điểm đến
1.1.6.1.

Khái niệm

Theo Pike (2004), có một sự đồng thuận toàn diện rằng “Hình ảnh điểm đến là
một cấu trúc tổng hợp trong đó bao gồm sự liên kết giữa đánh giá về mặt nhận thức và
tình cảm tạo nên toàn bộ ấn tượng của cá nhân về điểm đến”.

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

17

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Định nghĩa được chấp nhận hơn đó là của Cronptom (1979): “Hình ảnh điểm đến
là một hệ thống niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà người ta có về một nơi hay một
điểm đến nào đó”.
1.1.6.2.

Các yếu tố cấu thành hình ảnh điểm đến


Theo Beerli (2004), hình ảnh điểm đến bao gồm 9 thuộc tính sau:
o Nguồn lực tự nhiên: như khí hậu, địa hình, sự giàu có của hệ động - thực vật...
o Hạ tầng du lịch: là những cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu của khách du lịch như
nhà hàng, khách sạn, quán ăn, thông tin du lịch, phương tiện...
o Hạ tầng chung: bao gồm sự phát triển về hệ thống giao thông như đường sá, sân
bay, bến cảng; các dịch vụ vận chuyển công cộng và cá nhân; dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, các trung tâm mua sắm thương mại.
o Văn hóa, lịch sử, nghệ thuật: bao gồm các lễ hội; các buổi hòa nhạc; thủ công
mỹ nghệ; nghệ thuật ẩm thực; văn hóa dân gian; tín ngưỡng; tôn giáo; tập quán; phong
cách sống; bảo tàng lịch sử; những tòa nhà; đài tưởng niệm.
o Tiêu khiển và giải trí: những sản phẩm phục vụ vui chơi, giải trí của du khách
như đánh golf; câu cá; trượt tuyết; săn bắn; trò chơi; lặn ngắm biển; leo núi; mua sắm;
công viên nước; vườn thú; sòng bạc; cuộc sống về đêm…
o Bầu không khí: là cảm giác mà điểm đến mang lại cho du khách như sự sang
trọng, thời trang, danh tiếng tốt, không khí gia đình, kỳ diệu, thư giãn, xả stress, dễ
chịu, hấp dẫn, thích thú...
o Môi trường tự nhiên: phong cảnh đẹp, sức hấp dẫn điểm đến, độ sạch của bầu
không khí, nước biển…
o Yếu tố kinh tế, chính trị: ảnh hưởng đến sự an toàn và các hoạt động chi tiêu
khi đi du lịch của du khách như ổn định chính trị, tấn công khủng bố, tỷ lệ tội phạm, sự
phát triển kinh tế, giá cả…
o Môi trường xã hội: là mối quan hệ giữa con người tại điểm đến với nhau và với
du khách như chất lượng cuộc sống; hoàn cảnh sống sung túc hay ngheo khổ; rào cản
về ngôn ngữ; sự hiếu khách, thân thiện của người dân.
1.1.7. Phương pháp đánh giá khả năng thu hút khách của điểm đến du lịch
1.1.7.1.

Khả năng thu hút của điểm đến du lịch

Theo Hu và Ritchie (1993), khả năng thu hút của điểm đến “phản ảnh cảm nhận,

niềm tin và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của
điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Có thể nói một điểm
đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để
được du khách lựa chọn. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Mayo và Jarvis
(1981) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là “khả năng của điểm đến mang lại

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

18

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

các lợi ích cho du khách”. Các khả năng này phụ thuộc vào các thuộc tính của điểm
đến và cũng là những yếu tố thúc đẩy du khách đến với điểm đến (Vengesayi, 2003,
Tasci et al., 2007). Như vậy khả năng thu hút của điểm đến có thể được nhận thức bởi
du khách mỗi khi họ được tiếp cận thông tin về điểm đến mà không nhất thiết phải có
trải nghiệm thực tế ở điểm đến.
1.1.7.2.

Khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch

Trên thực tế không ít người nhầm lẫn giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh
tranh của điểm đến. Theo Buhalis (2000), khả năng cạnh tranh và khả năng thu hút
xem xét một điểm đến từ hai phương diện khác nhau. Khả năng thu hút của điểm đến
như đã nêu trên là những yếu tố nhận thực của du khách đánh giá về các thuộc tính yếu

tố của điểm đến. Đó là phương diện cầu của một điểm đến hay phương diện du lịch.
Trong khi đó khá năng cạnh trạng nhìn nhận từ phương diện cung của điểm đến đó là
các yếu tố phản ánh khả năng của điểm đến mang lại những trải nghiệm cho du khách
khác với các điểm đến tương đồng (Vengesayi, 2003).
Mặc dù những khác biệt về mặt khái niệm và ứng dụng trong nghiên cứu khả
năng thu thút và khả năng cạnh tranh của điểm đến là khá rõ ràng, nhưng mối liên hệ
giữa các yếu tố của hai khái niệm này vẫn có thể phân biệt rạch rời. Theo Vengesayi
(2003) đã đề xuấ mô hình TDCA (Tourism Destination Competitiveness and
Attractiveness) để khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố của cung điểm đến và các
yếu tố cầu du lịch – Sơ đồ 1

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

19

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Sơ đồ 1. Khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh của
điểm đến (TDCA, Vengesayi, S. (2003))
Theo Vengesayi (2003), các yếu tố tài nguyên của điểm đến và hỗn hợp các hoạt
động là những yếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến. Cụ thể đó là các yếu tố
tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự kiện và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm đến.
Các yếu tố tài nguyên của điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du
khách có thêm nhiều lựa chọn và đó chính là yếu tố “kéo” đối với du khách. Tương tự,
Ritchie và Crouch (2003) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến được nâng cao một

phần nhờ khả năng của nó cung cấp các phương diện, dịch vụ mà du khách có thể sử
dụng khi họ ở điểm đến. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của điểm đến lại phụ thuộc
vào việc cung cấp các phương tiện, dịch vụ này nổi trội hơn so với các điểm đến có
tính thay thế được (các đối thủ).
1.1.7.3. Các nhân tố tác động đến việc đánh giá của khách tham quan đối với Bảo
tàng Cổ vật Cung đình Huế
Theo Ritchie và Crouch, sức hút của điểm đến có 7 yếu tố chính: văn hóa và lịch
sử, các hoạt động hỗn hợp, các sự kiện đặc biệt, giải trí, kiến trúc thượng tầng, các mối
quan hệ môi trường, Ritchie và Crouch (2005). Qua tổng lược các tài liệu tham khảo
cho thấy yếu tố an ninh, an toàn có vai trò rất quan trọng trong việc việc cấu thành nên
khả năng thu hút du khách tại điểm đến – là một trong năm áp lực có tính toàn cầu của
du lịch quốc tế hiện nay. Đồng thời căn cứ vào mức độ phù hợp với quy mô, đặc điểm
của điểm đến được nghiên cứu là điểm di tích Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tôi đã
xác định được 7 nhân tố gồm: giá trị của bảo tàng; cơ sở vật chất của bảo tàng; cảnh
quan môi trường; khả năng tiếp cận đội ngũ nhân viên; giá cả; yếu tố an ninh, an toàn.

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

20

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

1.1.7.4.

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Tầm quan trọng của vấn đề thu hút khách tham quan tại Bảo tàng Cổ vật

Cung đình Huế

Sự ra đời và hoạt động của bất kì một bảo tàng nào cũng phải xuất phát từ nhu
cầu của xã hội. Bảo tàng tồn tại và phát triển được dựa trên cơ sở nguồn hiện vật gốc –
sưu tập hiện vật gốc có giá trị bảo tàng và phải hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu
của công chúng. Công chúng chính là đối tượng hưởng thụ các giá trị văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần của xã hội; đó cũng là đối tượng mà bảo tàng hướng tới. Trong đó,
khách tham quan tới bảo tàng được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu
quả hoạt động của bảo tàng, là thước đo tính hấp dẫ của bảo tàng đối với công chúng.
Nhận thức được tầm quan trọng của khách tham quan đối với hoạt động của bảo
tàng, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế luôn xem vấn đề thu hút khách tham quan là một
trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong các định hướng chiến lược phát triển
bảo tàng.
Thu hút khách tham quan là một nhiệm vụ chiến lược bởi vì nó tác động to lớn
đến hiệu quả hoạt đồng của các khâu công tác khác trong bảo tàng. Lượng khách tham
quan ngày càng đông sẽ là một động lực thức đẩy sự phát triển của bảo tàng về mọi
mặt, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng các khâu công tác chuyên môn nghiệp
vụ của bảo tàng.
Khi công chúng quan tâm đến bảo tàng với những nhu cầu khác nhua thì bảo
tàng phải thường xuyên đổi mới hoạt động để có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu
ấy. Như đối với vấn đề cơ sở vật chất của bảo tàng: khi lượng khách tham quan đông,
đòi hỏi bảo tàng phải có bãi đỗ xe rộng rãi, có đầy đủ các dịch vụ trong bảo tàng như
khu giải khát, quầy hàng lưu niệm, khu vệ sinh,… Đó cũng là một động lực lớn để bảo
tàng ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng thời, tầm quan trọng của vấn đề thu hút khách
tham quan đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả là qua các khâu hoạt động
nghiệp vụ bảo tàng bao gồm: nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng
bày, tuyên truyền giáo dụ.
Khi nhu cầu tìm hiểu của khách đối với các hiện vật trưng bày trong bảo tàng trở
nên cấp thiết sẽ thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học của bảo tàng phát triển hơn.
Cán bộ nghiên cứu khoa học phải không ngừng tìm tòi, khám phá thêm nhiều khía

cạnh khác liên quan đến hiện vật, phải có các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm
túc, sâu sắc để có thể mang lại những hiểu biết chính xác nhất, đầy đủ nhất cho công
chúng tham quan bảo tàng. Từ kết quả nghiên cứu đó có thể tiến hành xuất bản các tập
sách giới thiệu hiện vật, tờ rơi, catalogue,… Nhằm mang thông tin của bảo tàng đến
với công chúng, quảng bá rộng rãi hình ảnh của bảo tàng. Mặt khác, từ đó vận dụng
các khâu công tác như trong định hướng sưu tầm, trong các giải kiểm kê – bảo quản,
trong hoạt động trưng bày,… để ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách tham
quan.
Đối với công tác sưu tầm, khách tham quan cũng là một động lực to lớn để Bảo
tàng Cổ vật Cung đình Huế đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động công tác này. Liên quan
SVTH: Ngô Thị Hương Giang

21

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

đến cổ vật Cung đình triều Nguyễn, hiện ở bảo tàng vẫn còn những sưu tập hiện vật
chưa hoàn chỉnh. Trong khi đó, cổ vật vốn có một giá trị về nhiều mặt, nhất là ở tính
quý hiếm và độc đáo nên việc sưu tập cho bảo tàng gặp nhiều khó khăn. Nếu lượng
khách tham quan đến với Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngày càng đông thì nhu cầu
cũng đa dạng hơn. Như vậy, bảo tàng phải đẩy mạnh hơn nửa hoạt động sưu tầm để
hoàn chỉnh bộ sưu tập đang còn dang dở, chưa đủ bộ nên vẫn chưa đưa ra trưng bày
phục vụ khách tham quan. Thậm chí nhiều trường hợp bảo tàng sẽ có được nhiều
thông tin liên quan đến những cổ vật đang bị thất lạc trong nhân gian thông qua việc
tiếp xúc, trao đổi với khách tham quan.

Cùng với việc sưu tầm thì hoạt động kiểm kê – bảo quản của bảo tàng sẽ không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động để đạt được mục tiêu bảo quản hiện vật tốt nhất,
kéo dài tuổi thọ hiện vật nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu tham quan của du khách.
Như vậy có thể thấy rằng việc thu hút khách tham quan là một vấn đề hết sức
quan trọng đối với Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Do đó phải xác định việc thu hút
khách du lịch là nhiệm vụ chiến lược trong việc phát triển bảo tàng.
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua du lịch Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, lượng khách
hằng năm tăng dần, Huế càng được biết đến hơn là một cố đô của Việt Nam, thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế.
*Lượt khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế những năm gần đây và biến động
của nó:
Bảng 1: Biên động số lượng khách du lịch đên Thừa Thiên Huê (2015 – 2017)
Năm

2015

2016

2017

Nội địa

2103480

2205175

2298786


Quốc tê

1023015

1052952

1501226

Tổng

3126495

3258127

3800012

Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

22

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Biểu đồ 1. Biên động số lượng khách du lịch đên Thừa Thiên Huê (2015 – 2017)


Nhìn chung so với tổng thể lượng khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế thì tổng
lượt khách nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn. Từ năm 2015 đến năm 2017 số lượt khách
nội địa có xu hướng tăng dần mạnh từ 2103480 lượt khách tăng lên tới 2298786 lượt
khách, cụ thể tăng 195306 lượt khách, tương ứng tăng 9,28%. Về tổng lượt khách quốc
tế và nội địa có xu hướng tăng mạnh từ 3126495 lượt khách trong năm 2015 tăng lên
3800012 lượt khách trong năm 2017, cụ thể tăng 673517 tương ứng tăng 21,54%.
*Lượt khách du lịch lưu trú tại Thừa Thiên Huế những năm gần đây và biến động
của nó:
Bảng 2: Biên động số lượng khách du lịch lưu trú tại Thừa Thiên Huê
(2015 – 2017)
2015

2016

2017

Nội địa

998868

1015179

1032635

Quốc tê

778245

728700


815245

Tổng

1777113

1743879

1847880

Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

23

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Biểu đồ 2: Biên động số lượng khách du lịch lưu trú tại Thừa Thiên Huê
(2015 – 2017)

Tổng thể khách du lịch lưu trú tại Thừa Thiên Huế có xu hướng tăng nhẹ, cụ thể
tăng 70767 lượt của năm 2017 so với 2015 tương ứng tăng 3,98%. Lượng khách du
lịch nội địa lưu trú tại Thừa Thiên Huế chiếm tỷ trọng cao hơn. Từ năm 2015 đến năm

2017 số lượt khách nội địa có xu hướng tăng nhẹ từ 99868 lượt tăng lên 1032635 lượt
cụ thể tăng 33767 lượt tương ứng tăng 3,38%.
*Biến động doanh thu du lịch Thừa Thiên Huế 2015 – 2017:
Bảng 3. Biên động doanh thu du lịch Thừa Thiên Huê giai đoạn 2015 – 2017
Doanh thu

2015

2016

2017

2985295

3203823

3520006

Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
Biểu đồ 3. Biên động doanh thu du lịch Thừa Thiên Huê giai đoạn 2015 – 2017

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

24

Lớp: K48 QLLH2


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã có
sự tăng trưởng đáng kể về tổng lượng khách du lịch đến với Thừa Thiên Huế, tổng
lượng khách lưu trú tại Thừa Thiên Huế làm cho doanh thu về du lịch của tỉnh Thừa
Thiên Huế cũng tăng trưởng đáng kể, cụ thể tăng 17,91% (2017/2015) tương ứng tăng
534711 triệu đồng.
Năm 2015, Thừa Thiên Huế đón nhận 3126495 tổng lượt khách trong đó có
2103480 lượt khách nội địa và 1023015 lượt khách quốc tế. Khách lưu trú đón
1777113 lượt, mang lại 2985295 triệu đồng doanh thu.
Năm 2016, Thừa Thiên Huế đón nhận 3258127 tổng lượt khách tương ứng tăng
4,21% so với cùng kì, trong đó có 2205175 lượt khách nội địa và 1052952 lượt khách
quốc tế. Khách lưu trú đón 1743879 lượt tương ứng giảm 1,87% so với cùng kì mang
lại 3203823 triệu đồng doanh thu tương ứng tăng 7,32% so với cùng kỳ.
Năm 2017, Thừa Thiên Huế đón nhận 3800012 tổng lượt khách tương ứng tăng
16,63% so với cùng kì, trong đó có 2298786 lượt khách nội địa và 1501226 lượt
khách quốc tế. Khách lưu trú đón 1847880 lượt tương ứng tăng 5,96% mang lại
3520006 triệu đồng doanh thu tương ứng tăng 9,87% so với cùng kỳ.
1.2.2. Hoạt động thu hút khách du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế những năm gần
đây
Gần đây, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế rất tích cực đẩy mạnh hoạt động
quảng bá hình ảnh và các sản phẩm du lịch ra các địa phương trong và ngoài nước;
trong đó tập trung vào các thị trường như: Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Anh,
Australia, New Zealand...

SVTH: Ngô Thị Hương Giang

25

Lớp: K48 QLLH2



×