Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của CTy CP sách và thiết bị thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.59 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ 2

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC THỪA THIÊN
HUẾ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHAN KHOA CƯƠNG

HỌC VIÊN: NGÔ NHẬT MINH
LỚP CAO HỌC: K18A1 QLKT UD HUẾ


Huế, 2018


MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CP SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
THỪA THIÊN HUẾ....................................................................................................4
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế.....4
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................................4
2.1.2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động......................................................................4


2.1.2.1. Chức năng...............................................................................................4
2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động.................................................................................5
2.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh.........................................................................5
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý..................................................................................5
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý..............................................................................5
2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng ban.......................................................6
2.2. Thực trạng về công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty CP sách và thiết
bị trường học Thừa Thiên Huế...................................................................................7
2.2.1. Phân tích đặc điểm cơ cấu lao động..............................................................8
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính.................................................8
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi....................................................8
2.2.1.3. Phân tích cơ cấu lao động theo nghiệp vụ...............................................9
2.2.1.4. Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo......................................9
2.2.1.5. Phân tích chất lượng thể chất nguồn nhân lực.......................................10
2.2.2. Phân tích công tác sử dụng nguồn lao động................................................10
2.2.2.1. Công tác tuyển dụng, bố trí nguồn nhân lực..........................................10
2.2.2.2. Công tác đào tạo nguồn nhân lực..........................................................15
2.2.2.3. Công tác duy trì nguồn nhân lực...........................................................16


2.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại côn ty cổ
phần sách và thiết bị Thừa Thiên Huế......................................................................18
PHẦN 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
THỪA THIÊN HUẾ..................................................................................................20
3.1. Đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần sách và
thiết bị trường học Thừa Thiên Huế.........................................................................20
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực........................................20
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chức năng tuyển dụng, bố trí nhân lực.......................20
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực............................25

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chức năng duy trì nguồn nhân lực.............................27
3.2.3.1. Áp dụng phương pháp phân tích định lượng đánh giá năng lực thực
hiện công việc của nhân viên.............................................................................27
3.2.3.2. Cần tổ chức tốt việc cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên
Cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên là việc làm cần thiết nhằm:...........27
3.2.3.3. Hoàn thiện chế độ tiền lương, thưởng...................................................28
3.2.3.4. Hoàn thiện việc đánh giá thi đua cho các phòng ban, đơn vị................29
3.3. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện công việc
tại công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế..............................29
PHẦN 4. KẾT LUẬN................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................32


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính qua 2 năm 2016 và 2017...............................8
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi qua 2 năm 2016 và 2017.................................8
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ qua 2 năm 2016 và 2017............................9
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo qua 2 năm 2016 và 2017...................9
Bảng 2.5: Số ngày nghỉ ốm của cán bộ công nhân viên...............................................10
Bảng 2.6: Thu nhập của người lao động qua 2 năm 2016 và 2017..............................17
Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực Công ty cổ phần
sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế...............................................18


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty..............................................................5
Sơ đồ 3.1: Quy trình tuyển dụng đề suất......................................................................22


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Lý do chọn đề tài
Yếu tố con người từ lâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá nhất của doanh
nghiệp. Nguồn lực mạnh không những tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà
còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đặc biệt trong
giai đoạn hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực được các doan
nghiệp đặc biệt quan tâm, trăn trở làm sao xây dựng được một đội ngũ cán bộ công
nhân viên có chất lượng, làm sao tuyển dụng, thu hút cũng như giữ được người tài,
tránh tình trạng “chảy máu chất xám”
Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế được thành lập từ
rất lâu, có phạm vi hoạt động rộng khắp tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh trong cả
nước. Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay trở thành một trong số
những đơn vị cung cấp sách và thiết bị trường học lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung.
Trong thời gian qua những thành tựu do Công ty đạt được đều to lớn. Phát triển
đúng mục tiêu đã đề ra và nhận nhiều sự động viễn kích lệ từ UBND tỉnh và các đơn vị
liên quan.
Tuy nhiên từ khi thành lập đến nay, vấn đề quản trị nguồn nhân lực của công ty
đang gặp phải những khó khăn, luôn có sự xáo trộn, côn ty đang phải đối mặt với tình
trạng “chảy máu chất xám”, người tài trẻ đến rồi đi, người có kinh nghiệm rời bỏ với
nhiều lý do dẫn đến ảnh hưởng các mục tiêu kinh doanh của công ty. Vì vậy việc xây
dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến lược phát
triển của công ty đang được ban lãnh đạo rất quan tâm.
Với kiến thức được trang bị qua khóa học và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn,
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân
lực của Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế”.
Trên cơ sở đó giúp Ban lãnh đạo Công ty xác định được những tồn tại trong
chính sách quản trị nguồn nhân lực, từ đó đề xuất các giải pháp đúng đắn và kịp thời
để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp với mục tiêu chiến
lược phát triển của công ty trong giai đoạn tới.



1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực
- Phân tích thực trạng về quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần sách và
thiết bị trường học Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó giúp Ban lãnh đạo Công ty xác định
được những tồn tại trong chính sách quản trị nguồn nhân lực.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhan lực để giúp Ban lãnh
đạo công ty nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực sao cho chất lượng, phù hợp
với mục tiêu chiến lực phát triển của công ty trong giai đoạn tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần sách và
thiết bị trường học Thừa Thiên Huế
- Phạm vi nghiên cứu: Tại trụ sở của Công ty – 76 Hàn Thuyên, Thành phố Huế.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn nhân lực từ năm 2016 đến
năm 2017. Từ thực trạng đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực đến
năm 2020.
- Về nội dung: Nghiên cứu về quy trình thực hiện công tác quản trị nguồn nhân
lực, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực và đưa ra giải pháp
hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học
Thừa Thiên Huế
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Thông quan việc đọc tài liều để
phân tích và tổng hợp lý thuyến có liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc về bản chất hơn
những dấu hiệu đặc thù của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành một
hệ thống trong mối quan hệ biện chứng để hình thành giải thuyến khoa học
- Phương pháp phân loại và thống kê hóa lý thuyết: Phương pháp này nhằm sắp
xếp các thông tin lý luận thu được thành những đơn vị kiến thức có cùng bản chất từ
đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, cho phps thấy được toàn cảnh hệ thống tri thức
khoa học thuộc vấn đề nghiên cứu.


1


- Phương pháp mô hình hóa: Phương pháp này nhằm để giải định (mô hình lý
thuyết và thực tiễn) về vấn đề nghiên cứu từ đó tìm ra bản chất vấn đề mà đề tài
nghiên cứu cần đạt được.
- Phương pháp giải thuyết: Sau khi nghiên cứu sâu sắc các vấn đề bằng lập luận
và suy đoán, phương pháp này nhằm xây dựng giải thuyết và định hướng cho quan
trình nghiên cứu.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp này
nhằm tìm ra những thông tin thực tế có ý nghĩa.

2


PHẦN 2.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CP SÁCH VÀ THIẾT BỊ
TRƯỜNG HỌC THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường
học Thừa Thiên Huế
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty CP sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế được thành lập theo
quyết định số 64/QĐ-UB ngày 10/01/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và khuôn dấu riêng.
- Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế
- Tên giao dịch đối ngoại: Thua Thien Hue Books and school equipment company.

- Trụ sở văn phòng đóng tại: 76 Hàn Thuyên, Thành phố Huế.
- Có tài khoàn giao dịch số: 1201000359496 tại chi nhánh ngân hàng công
thương Thừa Thiên Huế
- Số điện thoại: 0543.523976
- Fax: 0543.277986
- Vốn điều lệ: 3.000.000 VND (ba tỷ đồng)
- Mã số thuế: 3300101396
Sau chiến thắng lịch sử 30/04/1975 công ty phát hành sách của ba tỉnh Quảng
Bình, Quản Trị, Thừa Thiên Huế được sát nhập với tên gọi là công ty sách và thiết bị
trường học Thừa Thiên Huế. Được thành lập cho chủ trương chia cách địa giới hành
chính của ba tỉnh. Từ năm 1995 do doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng SXKD
và có đẩy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, vốn lao động nên được UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế xếp hạng doanh nghiệp loại II.
2.1.2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động
2.1.2.1. Chức năng
Công ty CP sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế có chức năng là cung
ứng các hàng hóa của ngành giáo dục và đào tạo cho tất cả các trường học

3


2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động
Mua bán sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo mở rộng và nâng cao
kiến thức, giấy vở học sinh, văn phòng phẩm,... Bên cạnh đó, sản xuất và cung ứng
thiết bị cho phòng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn, phương
tiện bảo quản cho phòng thực hành, thí nghiệm, phòng học, ...
2.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Tổ chức và cung ứng để học sinh có đủ 100% sách giáo khoa để học tập, giáo
viên có đủ sách để giảng dạy bằng nguồn kinh phí từ ngân sách và mua các sản phẩm
riêng cho học sinh và giáo viên.

Tổ chức và cung cấp thiết bị dạy học bằng nguồn kinh phí TT30/LB cho tất cả
đơn vị trường học trên địa bàn Tỉnh.
Quản lý các mặt hàng sản xuất kinh doanh, tài chính, nhân sự, không ngừng nâng
cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD.
Đảm bảo thu nhập và thực hiện các chế độ của Nhà nước liên quan đến cán bộ
công nhân viên công ty.
Nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nược, bảo đảm
các nhu cầu về an ninh, tuân theo mọi phương pháp qui định của Nhà nước trong lĩnh
vực hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức quản lý
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc

Phòng
kinh doanh

Phòng kế
toán tài vụ

Phòng tổ
chức hành
chính

Bộ phận
kho

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty


4

Nhà sách
Hàn
Thuyên


2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng ban
 Hội đồng quản trị: Bao gồm 05 thành viên, hoạt động kinh doanh và các công
việc của công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của hội đồng quản trị.
Quyết định phát triển chiến lược công ty.
Quyết định huy động vốn, chính sách đầu tư, thị trường tiếp thị và công nghệ
của công ty.
Bổ nhiệm, bãi nhiệm giám đốc và các vị trị chủ chốt trong công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức, nội quy, chế độ.
Quyết định mức cổ tức, thủ tục và thời gian hạch toán cổ tức, thủ tục và thời
gian hạch toán cổ tức đồng thời xử lý các khoản lỗ xảy ra trong quá trình hoạt động
kinh doanh.
 Ban kiểm soát:
Bao gồm 03 thành viên có nhiệm vụ kiểm tra các báo cáo tài chính theo từng đợt
để trình lên hội đồng quản trị. Kiểm tra các hoạt động của công ty và nhân viên.
 Giám đốc
Giám đốc công ty là người có thẩm quyền cao nhất điều hành chung các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện cho toàn bộ công nhân viên,
đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, đông thời cùng kế toán trưởng chịu
trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
 Phòng kinh doanh
 Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về việc lập kế hoạch kinh doanh tất cả
các mặt hàng.
 Tổ chức giới thiệu các thiết bị dạy học để các đơn vị trường học tổ chức đặt

mua bằng nhiều nguồn kinh phí.
 Thống kê phân tích và đánh giá về hoạt động giao dịch.
 Thực hiện hoạt động kinh doanh, tiếp thị tại từng đơn vị trường học và các
trung tâm giáo dục.
 Nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh.
 Phòng tài vụ
 Tham mưu cho giám đốc về xây dựng kế hoạch và kiểm tra giám sát các hoạt
động tài chính của công ty lẫn nhà sách Hàn Thuyên.
5


 Tham mưu cho giám đốc về sử dụng vốn cho đạt hiệu quả cao trong hoạt động
kinh doanh, bảo tồn và phát triển công ty trong hoạt động kế toán và phân tích tài
chính của công ty.
 Hướng dẫn các bộ phận khác về sổ sách, chứng từ hóa đơn, xuất nhập hàng.
 Quản lý nhân viên thu ngân của nhà sách Hàn Thuyên.
 Phòng tổ chức hành chính
 Công tác tổ chức cán bộ, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy cho công ty
 Các tổ hợp hành chính và lưu chuyển thông tin
 Công tác tiền lương của cán bộ công nhân viên
 Thanh tra, giải quyết khiếu nại cho cán bộ công nhân viên
 Công tác bảo vệ an ninh, phòng chánh chữa cháy
 Nhà sách
 Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác kinh doanh bán lẻ, công tác tài
chính theo chế độ hạch toán sổ sách
 Tổ chức bán lẻ các mặt hàng đang kinh doanh
2.2. Thực trạng về công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty CP sách và
thiết bị trường học Thừa Thiên Huế
Trong điều kiện hiện tại của Công ty CP sách và thiết bị trường học Thừa Thiên
Huế và định hướng phát triển trong tương lai đòi hỏi phải sắp xếp, bố trí nguồn lao

động theo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ
công nghệ hiện tại không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Công tác quản trị nguồn nhân lực gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau như: Lập kế
hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân
lực, đánh giá kết quả làm việc của nhân vien, trả công lao động, đảm bảo các chế độ
đãi ngộ khác,... Do đó trước khi đề xuất các giải pháp hoàn thiện cần phân tích tổng
thể nguồn nhân lực tại Công ty CP sách và thiết bị Thừa Thiên Huế.

6


2.2.1. Phân tích đặc điểm cơ cấu lao động
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính qua 2 năm 2016 và 2017
2016
Nội dung

Tổng
số

Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)

Nam

Nữ


10

12

22
100

So sánh

2017

45,45 54,54

Tổng
số

Nam

Nữ

8

7

15
100

2016 - 2017
Tổng
Nam

Nữ
số
(7)

53,33 46,67 (31,82)

(2)

(5)

(20)

(41,67)

(Nguồn: Phòng hành chính)
Số lượng lao động năm 2016 so với năm 2017 giảm 31.82% tương ứng 7 nhân
sự. Việc giảm nhân sự nằm trong kế hoạch cắt giảm trong chiến lược của công ty vì
nhận thấy một số vị trí thừ thãi có sự nhà rỗi cao và công việc đơn giản. Các vị trí của
nữ được cắt giảm nhiều với 41.67% tương ứng 5 nhân sự còn vị trí của nam giảm ít
20% tương ứng 2 nhân sự. Vì tính chất công việc văn phòng ít còn các công việc cần
di chuyển và bóc vác sản phẩm nhiều nên sau khi cắt giảm số lượng nhân sự nam
chiếm tỷ lệ 53.33% còn nữ chiếm 46.67%.
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi qua 2 năm 2016 và 2017
2016
Nội dung

2017

So sánh 2016 - 2017

Số
Tỷ lệ
lượng
-

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

18 - 30

11

50

11

73.33

31 – 45

10

45.45

3


20

(7)

(70)

Trên 45

1

4.54

1

6.67

-

-

Tổng

22

100

15

100

(7)
(31.82)
(Nguồn: Phòng hành chính)

Nhìn vào bảng 2.2 ta nhận thấy: Số lượng nhân sự từ 31-45 tuổi chiếm 45.45%
nhưng sau khi cắt giảm còn 20%. Vì các công việc nhàn rỗi tập trung vào độ tuổi này
cho nên chỉ giữ lại những cán bộ có thâm niên trong công ty để đào tạo các nhân viên
mới. Năm 2017 công ty bổ sung nhân sự trẻ độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm 73.33%. Độ

7


tuổi này có sức khỏe và năng lượng sống cao phù hợp với các vị trí phát triển thị
trường và kinh doanh trong nhà sách Hàn Thuyên.
2.2.1.3. Phân tích cơ cấu lao động theo nghiệp vụ
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ qua 2 năm 2016 và 2017
2016
Nội dung

Số

So sánh

2017

2016 - 2017
Số
Tỷ lệ
lượng
(7)

(31.82)

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Lao động hợp đồng

lượng
22

64.71

15

42.85

Lao động thời vụ

12

35.29

20

57.15

Tổng


34

100

35

100
1
(2.94)
(Nguồn: Phòng hành chính)

8

66.66

Tính chất hoạt động kinh doanh của Công ty CP sách và thiết bị trường học Thừa
Thiên Huế là thời vụ. Nên khi vào mùa vụ công ty tuyển các lao động thời vụ nhằm
đám ứng hoạt động SXKD kịp tiến độ đem đến hiệu quả cao giúp tăng doanh thu cho
công ty. Vì năm 2017 đã cắt giảm số lượng nhân viên nên phải tăng số lao động thời
vụ lên 66.66% so với năm 2017 tương ứng 8 nhân sự. Đây là các nhân sự lao động phổ
thông làm các công việc sử dụng sức lực như đóng gói, bóc xếp, vận chuyển hàng hóa
theo các đơn hàng.
2.2.1.4. Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo qua 2 năm 2016 và 2017
2016
Nội dung
Sau Đại học
Đại học
Trung cấp

Lao động phổ thông
Tổng

Số
lượng
12
6
4
22

So sánh
2016 - 2017
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
lượng
6.6
1
100
66.67
(2)
(16.67)
13.33
(4)
(66.67)
13.33
(2)
(50)
100
(7)

(31.81)
(Nguồn: Phòng hành chính)

2017

Tỷ lệ
54.54
27.27
18.19
100

Số
lượng
1
10
2
2
15

Dựa vào bảng 2.4 ta nhận thấy: Công ty đang có xu hướng xây dựng nhân sự chất
lượng cao khi tuyển dụng thêm 1 nhân sự có trình độ sau đại học và số lượng nhân sự

8


trình độ đại học chiếm đến 66.67% tương ứng 10 nhân sự. Đây là chiến lược nhằm tối
đa hóa trình độ chuyên mô nghiệp vụ để có được bộ máy hoạt động hiệu quả nhất.
2.2.1.5. Phân tích chất lượng thể chất nguồn nhân lực
Bảng 2.5: Số ngày nghỉ ốm của cán bộ công nhân viên
Năm

Số ngày nghỉ ốm

2016

2017

56

32
(Nguồn: Phòng hành chính)

Số ngày nghỉ ốm năm 2017 so với năm 2016 giảm 42.86% tương ứng là 24 ngày.
Vì sau khi công ty cắt giảm nhân sự và bố trí công việc hiểu quả cho từng nhân viên
đồng thời tuyển thêm các lao động thời vụ thì số ngày nghỉ ốm của các nhân viên đã
giảm đi rất nhiều. Sức khỏe là yếu tố quan trọng để người lao động có thể hoàn thành
tốt công việc với chất lượng và năng suất cao. Trông thời kỳ hội nhập hiện này thì sức
ép từ công việc là rất lớn nếu không muốn bị chiếm thị phần điều đó đòi hỏi toàn bộ
CBCNV phải có sức khỏe thật tốt để duy trì mọi hoạt động SXKD giúp cho công ty
lớn mạnh.
2.2.2. Phân tích công tác sử dụng nguồn lao động
2.2.2.1. Công tác tuyển dụng, bố trí nguồn nhân lực
Có thể nói tại Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế sử
dụng nguồn tuyển dụng chủ yếu là qua sự giới thiệu của nhân viên trong công ty, ban
lãnh đạo của CBCNV trong đơn vị. Trong khi tuyển dụng từ quảng cáo bên ngoài
Công ty còn rất hạn chế.
Nguồn tuyển dụng tại Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế
hiện nay chủ yếu là nguồn tuyển dụng nội bộ. Chính sách này mang lại những hạn chế
rất lớn đối với việc cạnh tranh trong tuyển dụng, nhiều ứng viên bên ngoài mất cơ hội
tìm việc đồng thời công ty cũng bỏ qua cơ hội tuyển chọn được những ứng viên tốt nhất.
 Ưu nhược điểm của nguồn tuyển dụng từ nội bộ:

- Ưu điểm: Rất dễ nắm bắt được lý lịch của các ứng viên, dễ trao đổi, gần gũi.
- Hạn chế:
 Làm cho một số người bên ngoài mất đi cơ hội xin việc, còn công ty cũng bỏ
qua dịp để có thể tuyển chọn người giỏi

9


 Không có tính cạnh tranh, phỏng vấn tuyển dụng chỉ là hình thức, có những lúc
phải tuyển dụng cả những người không đạt yêu cầu do mối quan hệ tình cảm gia đình,
dòng họ,...
 Quan hệ trong doanh nghiệp trở nên phức tạp có thể gây khó khăn trong quản lý
điều hành,...
Nguyên nhân: Các mối quan hệ trong nội bộ Công ty vốn dĩ khá phức tạp từ
trước đến nay.
 Tiêu chuẩn tuyển dụng:
Tiêu chuẩn tuyển dụng mang tính chủ quan hoặc theo các mối quan hệ. Hầu như
chưa có trường hợp tuyển dụng nào vì không đáp ứng được yêu cầu thử việc mà bị sa
thải. Một số tiêu chuẩn tuyển dụng thường được công ty sử dụng trong thời gian qua:

- Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn.
- Giới tính, sức khỏe, nơi thường trú.
- Chấp nhận làm việc theo ca kíp,...
Các tiêu chuẩn khác gần như không áp dụng:

- Kinh nghiệm làm việc.
- Có khả năng làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm.
- Am hiểu về ngành và lĩnh vực xây dựng, sự nhiệt tình và đam mê công việc,
tính trung thực, ham học hỏi và cầu tiến,...
Do đó tiêu chuẩn tuyển chọn hiện nay tại công ty cũng chưa đầy đủ hoàn chỉnh

và cụ thể.
• Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn tuyển dụng hiện nay tại Công ty cổ phần sách và
thiết bị trường học Thừa Thiên Huế:

- Ưu điểm: Dễ dàng tuyển chọn được các ứng viên và cũng thuận lợi cho cả hai
phía (nhà tuyển dụng và ứng viên xin việc) khi hầu hết các ứng viên đều do CBCNV
trong Công ty giới thiệu, bảo lãnh hoặc là người thân của họ.

- Hạn chế: Rất có thể xảy ra hiện tượng tuyển dụng vào nhưng không đáp ứng
được yêu cầu công việc và buộc phải bố trí sang việc khác hoặc phải được đào tạo,
kèm cặp thêm một thời gian mới làm được việc.

10


- Nguyên nhân:
+ Yêu cầu của đội ngũ NNL cũng như chiến lược phát triển NNL chưa được xác
định rõ ràng.
+ Những người trực tiếp làm công tác tuyển dụng chưa được trang bị những kiến
thức chuyên sâu về quản trị NNL.
+ Khả năng đáp ứng của các ứng viên từ nguồn nội bộ còn nhiều hạn chế.
 Các bước của quy trình tuyển dụng:
• Các bước của quy trình tuyển dụng được thể hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng
Bước 2: Thu nhận, sơ tuyển hồ sơ.
Bước 3: Phỏng vấn.
Bước 4: Ra quyết định tuyển dụng.
- Bước chuẩn bị tuyển dụng:
Để chuẩn bị tuyển dụng, Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên
Huế cho thành lập Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng này sau đó sẽ tiến hành xác định

các tiêu chuẩn tuyển chọn cho từng đối tượng tuyển chọn. Cơ cấu Hội đồng gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc
+ Thường trực Hội đồng: Trưởng Phòng TCHC
+ Các ủy viên: Chủ tịch Công đoàn, Trưởng phòng ban hoặc đơn vị trực thuộc
đang có nhu cầu được bố trí thêm lao động.
- Bước thu nhận và sơ tuyển hồ sơ:
Tất cả các hồ sơ đều được chuyển về Phòng TCHC, tại đây chủ yếu kiểm tra tính
đầy đủ của hồ sơ: Đơn xin việc, Bản khai lý lịch có chứng thực của địa phương, Giấy
khám sức khỏe của các cơ quan y tế có thẩm quyền và bản sao có công chứng các
bằng cấp, Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tất cả bộ hồ sơ đều theo
mẫu chung thống nhất của Nhà nước, Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học
Thừa Thiên Huế chưa có bộ mẫu hồ sơ riêng cho từng loại ứng viên vào các chức vụ
và cho công việc khác nhau.
- Bước phỏng vấn:

11


Phỏng vấn được tiến hành rất hình thức, chủ yếu để hỏi thêm các thông tin về
ứng viên vì đa phần các hồ sơ xin việc đều do CBCNV trong Công ty “gửi” chưa chú
trọng vào các kiến thức và kỹ năng liên quan đến khả năng thực hiện công việc.
- Bước ra quyết định tuyển dụng:
Các hồ sơ sau khi phỏng vấn gần như được Hội đồng tuyển dụng ra quyết định
tuyển dụng tất cả, có rất ít các ý kiến trái ngược nhau trong Hội đồng tuyển dụng vì
không có tiêu chuẩn rõ ràng. Trong quyết định tuyển dụng có nêu rõ: Chức vụ, nơi làm
việc, lương bổng, thời gian thử việc theo quy định (thường là 06 tháng),... Khi đã có
quyết định tuyển dụng, ứng viên tiến hành thử việc và được hưởng 85% hệ số lương
cấp bậc. Trong thời gian này, người lao động được giới thiệu sơ lược về công việc và
Công ty, nội quy lao động,... Khi hết thời gian thử việc, nếu không có gì trở ngại,
người lao động được ký hợp đồng lao động với thời hạn 12 tháng, sau 12 tháng sẽ

được xem xét ký lại hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng, sau 36 tháng sẽ được
xem xét ký lại hợp đồng không xác định thời hạn. Kể từ khi ký hợp đồng lao động,
người lao động được hưởng 100% hệ số lương cấp bậc, được tham gia BHXH, BHYT
theo quy định.
• Ưu nhược điểm của quy trình tuyển dụng của Công ty cổ phần sách và thiết bị
trường học Thừa Thiên Huế:

- Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn thời gian và có thể sớm tuyển dụng
được ngay một ứng viên xin việc.

- Hạn chế:
+ Khó có thể sàn lọc để chọn ra được ứng viên tốt nhất.
+ Nhiều khâu trong quy trình tuyển dụng mang nặng tính hình thức, chưa căn cứ
vào tiêu chuẩn cụ thể, chưa thực hiện bước kiểm tra trắc nghiệm do đó chưa đánh giá
được năng lực của ứng viên một cách chính xác.

- Nguyên nhân:
+ Các thành viên tham gia quy trình tuyển dụng gần như chưa từng được huấn
luyện về kỹ năng có liên quan: Kỹ năng phân tích, kỹ năng phỏng vấn,...
+ Chưa nhận thấy hết tầm quan trọng của một quy trình tuyển dụng nhân lực đối
với doanh nghiệp.

12


+ Chưa tổ chức phân tích công việc nên chưa có Bảng tiêu chuẩn công việc để
làm căn cứ cho tuyển dụng.
 Phân công, bố trí và đề bạt nhân viên
• Phân công, bố trí nhân viên:
Đối với những người lao động mới vào làm việc được phân công, bố trí công

việc phù hợp với khả năng; đối với những người đang làm việc, thỉnh thoảng cũng
được phân công thêm, giảm bớt hay hoán chuyển công việc trong nội bộ một phòng
ban, đơn vị. Tất cả động thái này đều do trưởng phòng ban, đơn vị tự quyết định. Tuy
nhiên nhìn chung toàn Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế
tồn tại nhiều tầng quản lý, bộ máy cồng kềnh, vấn đề giải quyết nhân viên dôi dư hoặc
không phù hợp với vị trí đang đảm nhận gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không
nhỏ đến năng suất lao động cũng như nghị lực làm việc, khả năng cống hiến, ý chí
phấn đấu của những CBCNV khác có tâm và có tầm.
Điều động CBCNV từ phòng ban, đơn vị này sang phòng ban, đơn vị khác đôi
khi cũng diễn ra. Việc điều động do Giám đốc Công ty ra quyết định mà nguyên nhân
có thể xuất phát từ:

- Điều phối lại lao động giữa nơi này với nơi khác cho phù hợp hơn.
- Một số CBCNV thông qua tự học tập từ bên ngoài hoặc Công ty cổ phần sách
và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tay nghề sẽ được điều động sang nơi khác đảm trách công tác mới.

- Do mắc phải sai phạm nên thuyên chuyển công tác, điều động sang nơi khác.
- Điều động vì lý do tổ chức cán bộ, điều này có nghĩa các cán bộ trong diện quy
hoạch được điều động kinh qua nhiều vị trí khác nhau trước khi được đề bạt, bổ nhiệm.

- Một ít trường hợp giải quyết theo nguyện vọng của người lao động (để làm
việc gần nhà, để thuận đường đưa đón con đi học,...).

- Điều động lao động tạm thời đến một nơi để hỗ trợ nơi này giải quyết các công
việc trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ trả về lại nơi cũ.
Như vậy việc phân công hợp lý hay không hợp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả thực hiện công việc của nhân viên, đến hiệu quả làm việc của cả một phòng ban,
đơn vị và sau cùng là ảnh hưởng đến thành quả của toàn Công ty.


13


• Vấn đề đề bạt, bổ nhiệm trong Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học
Thừa Thiên Huế:
- Đề bạt, bổ nhiệm trong công ty do Phòng TCHC tham mưu, Ban giám đốc
quyết định, trên nguyên tắc, qua quá trình làm việc những người có trình độ chuyên
môn cao, tay nghề giỏi, phấn đấu tốt, có năng lực lãnh đạo, có đạo đức lối sống lành
mạnh,... tức hội đủ các điều kiện trong Quy chế này sẽ được đưa vào diện cán bộ quy
hoạch. Đến thời điểm thích hợp, cán bộ trong diện quy hoạch sẽ được đề bạt, bổ
nhiệm. Tuy nhiên thực tế đôi khi không diễn ra như vậy, những người trong diện quy
hoạch không phải lúc nào cũng “vừa hồng vừa chuyên”, danh sách cán bộ quy hoạch
hết sức kín đáo, tế nhị và là việc “rất riêng” của Ban giám đốc và Phòng TCHC.
- Xem xét quy trình đề bạt, bổ nhiệm trong Công ty cổ phần sách và thiết bị
trường học Thừa Thiên Huế cho thấy Công ty đã có một bước tiến trong quy trình này
bằng việc mạnh dạn xây dựng Quy chế về công tác cán bộ. Tuy nhiên thực tế thực hiện
chưa thực sự công khai và minh bạch để mọi người cùng phấn đấu, còn nghiêng về hồ
sơ lý lịch, thâm niên công tác,... đã ảnh hưởng đến động cơ phấn đấu của những người
giỏi, tạo ra rào cản đối với họ, nặng nề hơn làm cho họ nản chí, thậm chí rời bỏ Công
ty. Lý giải cho vấn đề này có thể do:
+ Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế chưa thực hiện
việc phân tích chi tiết vị trí công việc và năng lực cán bộ ở từng vị trí để từ đó có thể
quy hoạch cán bộ một cách khoa học.
+ Việc đề bạt, bổ nhiệm còn bị tác động, chi phối bởi nhiều phía.
2.2.2.2. Công tác đào tạo nguồn nhân lực
 Phân tích quy trình đào tạo
Việc đào tạo nhân viên trong một doanh nghiệp có thể thực hiện theo ba giai
đoạn: Lúc mới đầu nhận việc, trong thời gian nhận việc và để chuẩn bị cho những
công việc mới. Nội dung đào tạo có thể liên quan đến khía cạnh nghiệp vụ cuả công
việc hoặc có thể về quan hệ con người trong công việc hoặc nâng cao trình độ nhận

thức và xử lý vấn đề:

- Đào tạo lúc mới bắt đầu nhận việc: Đây là việc Công ty cổ phần sách và thiết bị
trường học Thừa Thiên Huế đang thực hiện. Các nhân viên mới đều được hướng dẫn
hay giới thiệu (về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, chức năng nhiệm vụ,
mục tiêu hoạt động, nội quy lao động, các chính sách và chế độ,...) để họ làm quen với
14


môi trường hoạt động mới, tạo tâm trạng thoải mái, an tâm trong những ngày đầu tiên
làm việc.

- Đào tạo trong lúc làm việc: Việc đào tạo này có thể tiến hành theo hai
cách. Vừa làm vừa học hoặc tạm ngưng công việc để học. Công ty cổ phần sách
và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế đang áp dụng phổ biến cách vừa làm vừa học,
đề cao việc thực tập, học bằng thực hành tại chỗ. Còn tạm ngưng công việc để học
được vận dụng ít hơn, đa số CBCNV học ở các trường, các lớp đào tạo bên ngoài đều
vào buổi tối hoặc ngày nghỉ.

- Đào tạo cho công việc tương lai. Đây là cách thức đào tạo cho đội ngũ CBCNV
trong diện quy hoạch cán bộ nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để
họ không những làm tốt công việc hiện tại mà còn làm tốt công việc tương lai khi
được thăng chức. Công tác này thực sự chỉ được Công ty cổ phần sách và thiết bị
trường học Thừa Thiên Huế thực hiện từ 2008 trở lại đây.
Nhìn chung quy trình đào tạo tại Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học
Thừa Thiên Huế cơ bản đáp ứng được hoạt động SXKD. Vấn đề còn lại là tính hiệu
quả trong đào tạo ra sao và làm gì để hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển NNL
cho Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế. Tất cả sẽ được trình
bày trong phần tiếp theo.
 Các hình thức đào tạo:

Công ty tổ chức đào tạo theo hai hình thức:
+ Do công ty chủ động tổ chức.
+ Cán bộ công nhân viên tự đăng ký học các lớp đào tạo dài hạn.
Hiện tại công ty chú trọng nhiều hơn hình thức chủ động đào tạo.
Trong thời gian qua công ty tổ chức các lớp học ngắn hạn (Từ 5 đến 6 ngày), đào
tạo mang tính chất theo chiều rộng, chưa hướng đến công tác chuyên sâu phù hợp.
Đối với nhân viên mới tuyển dụng, trong thời gian thử việc, họ được đào tạo tại
chỗ do người có thâm niên và kinh nghiệm tại đơn vị hướng dẫn quy trình làm việc và
tính chất công việc thực hiện.
Đối với cán bộ công nhân viên ký hợp đồng lao động với công ty từ
một năm trở lên, hàng năm công ty cử đi tham gia các lớp đào tạo bổ sung kiến
thức cho cán bộ công nhân viên về các lĩnh vực: kế hoạch vật tư, quản lý nhân sự,

15


quản lý cửa hàng, quản trị hành chính, marketing...theo chương trình đào tạo chung
của toàn công ty.
2.2.2.3. Công tác duy trì nguồn nhân lực
Chế độ tiền lương
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, Phòng Tổ chức tổng hợp số liệu chuyển
lên Phòng Kế toán để lập bảng thanh toán tiền lương. Bảng chấm công được gửi kèm
các chứng từ khác như giấy tờ nghỉ phép(nghỉ việc riêng có hưởng lương); biên bảng
thỏa thuận làm thêm giờ; báo cáo giám đốc về việc điều động làm thêm giờ;... để làm
căn cứ chứng thực cho chấm công. Bảng châm công ghi rõ số công làm việc trong
tháng, số ngày nghỉ, số công làm thêm để làm căn cứ tính lương. Sau đó chuyển đến
giám đốc xét duyệt. Sau khi giám đốc xét duyệt, kế toán có nhiệm vụ tiến hành tính
lương và các khoản trích theo lương cho toàn bộ CNV của các phòng ban, phân xưởng
trong công ty, đồng thời lập bảng thanh toán tiền lương. Cuối cùng kế toán tiến hành
chuyển khoản tiền lương cho toàn bộ CNV.

Công tác chi trả tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng thu hút sự quan
tâm của cán bộ nhân viên trong Công ty. Nhằm động viên, khuyến khích người lao
động phát huy tinh thần dân chủ cơ sở, tạo sự hăng say, sáng tạo nâng cao năng suất
lao động.
Vì công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế là công ty thương
mại do đó công ty áp dụng hình thức trả lươn như sau:
Công thức:

Hệ số lương *
Lương cơ bản
Số ngày làm việc
*
Tổng số ngày làm việc trong tháng
thực tế
Công ty tương đối hoàn chỉnh chặt chẽ về quản lý lao động. Việc sử dụng lao

Lương thời gian =

động ở doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định lao động, bố trí đảm bảo các
chế độ theo luật lao động, đồng thời lao động phải có năng lực để hoàn thành công
việc được phân công. Tất cả mọi người trong công ty phải có trách nhiệm thực hiện tốt
nhiệm vụ của doanh nghiệp. Những lao động có thành tích tố và chưa tốt thì doanh
nghiệp sẽ có chế độ thương và phạt thõa đáng.
Bảng 2.6: Thu nhập của người lao động qua 2 năm 2016 và 2017
Nội dung

Đơn vị tính

16


Năm
2016

2017


Tổng tiền lương, tiền thưởng
Tổng số CBCNV
Thu nhập bình quân

Triệu đồng

1.533

1.258

Người
Tr.đồng/người/tháng

22
5,8

15
6,9

(Nguồn: Phòng kế toán)
2.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại côn ty
cổ phần sách và thiết bị Thừa Thiên Huế
Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực
Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Thừa Thiên Huế

So sánh 2016/2017
Tỷ lệ
Số lượng
(%)
3.212
12,31

Năm

Năm

2016

2017

Triệu đồng

26.096

29.309

Số lượng lao động

Người

22

15

(7)


(31,81)

Lợi nhuận sau thuế

Triệu đồng

(1.240)

1.004

2.244

180,97

Hiệu suất sử dụng lao động

Triệu đồng

1.186

1.953

767

64,67

(56)

67


123

219,64

0,0008

0,0005

0,0003

37,5

Nội dung
Doanh thu

Đơn vị tính

Người
Hiệu quả sử dụng lao động

Triệu đồng
Người

Mức đảm nhiệm lao động

Người
Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán)

Dựa vào bảng 2.7 ta nhận thấy:
Hiệu suất sử dụng lao động: Năm 2016 là 1.186 triệu đồng/người/năm, điều này
chứng tỏ trong năm 2016 một lao động của công ty đã tạo ra 1.186 triệu đồng đoanh
thu. Đến năm 2017 con số này tăng lên 1.953 triệu đồng. Đây là tín hiệu đáng mừng về
chiến lược kinh doanh của công ty, và không thể không kể đến công tác quản trị nhân
sự khi đã giảm nguồn lực từ 22 nhân sự xuống còn 15 nhân sự nhưng vẫn đảm bảo
hoạt động SXKD tăng trưởng 12,31% tương ứng 3.218 triệu đồng doanh thu.
Hiệu quả sử dụng lao động: Năm 2016 là âm 56 triệu đồng/người/năm, điều này
chứng tỏ trong năm 2016 một lao động không tạo ra được doan thu mà còn làm âm 56
triệu đồng lợi nhuận đây là hệ quả của quan lý nhân lực không hiệu quả khiến chi phí
tăng lên. Nhưng năm 2017, sau khi đã cải tổ lại bộ máy và có các chiến lược cắt giảm
chi phí nên lợi nhuận sau thuế đã tăng lên 180,97% tương ứng 2.244 triệu động. Nâng
17


hiệu quả sử dụng lao động lên 67 triệu đồng/người/năm tức so với năm 2016 là
219,64% tương ứng 123 triệu đồng.
Mức đảm nhiệm lao động: Năm 2016 là 0,0008 người/triệu đồng/năm, con số
này nói lên cho chúng ta biết trong năm 2016 để tạo ra một triệu đồng thì cần 0,0008
lao động. Đến năm con số này đã giảm xuống 0,0005 người/triệu đồng/năm tương ứng
tăng 37,5%. Mức lao động có xu hướng giảm đồng nghĩa với việc để tạo ra một đồng
doanh thu công ty cần ít lao động hơn so với trước. Nếu xét riêng chỉ tiêu này ta thấy
chính sách sử dụng lao động của công ty đã có hiệu quả nhưng chưa đáng kể.

18


×