Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH SX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.47 KB, 14 trang )

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QTNNL tại công ty Quang Long
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH SX-TM QUANG LONG
3.1 Mục tiêu phát triển của công ty từ năm 2011- 2015
3.1.1 Mục tiêu tổng quát.
Trong điều kiện hiện nay công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và điều
chỉnh lại chi phí ở mọi ngành nghề, tạo tiền đề hoàn thành các mục tiêu chiến lược đến
năm 2015. Đảm bảo uy tín trong kinh doanh, tạo bước chuyển tích cực về năng lực cạnh
tranh của công ty. Chú trọng đầu tư phát triển kinh doanh đảm bảo thu nhập của người
lao động năm sau cao hơn năm trước.
3.1.2 Kế hoạch phát triển của công ty.
Theo kế hoạch của Ban Giám Đốc công ty đến cuối năm 2011 công ty TNHH
Quang Long sẽ trở thành công ty Cổ phần Quang Long. Dự kiến công ty sẽ mở thêm 02
xưởng sản xuất tủ bảng điện công nghiệp. Với kế hoạch đó công ty sẽ phải phát huy hơn
nữa những gì đạt được và có sự thay đổi trong nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức cho phù
hợp với tình hình mới, nhằm nâng cao doanh thu và xây dựng công ty ngày càng vững
mạnh. Dự kiến tổ chức của công ty sẽ thay đổi như sau:
STT Phòng, Ban STT Phòng, Ban
1 Hội đồng quản trị 6 Phòng nhân sự
2 Ban Giám Đốc 7 Phòng Hành chính quản trị
3 Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh 8 Ban thi công công trình
4 Phòng kỹ thuật sản xuất 9 Phòng Y Tế
5 Phòng tài chính kế toán
Trước mục tiêu phát triển của công ty và những nhược điểm mà công ty còn
vướng mắc, cần có một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc nâng cao hiệu quả quản lý và
sử dụng nguồn nhân lực tại công ty.
1
GVHD: TS. Nguyễn Văn Trãi SVTH: Lê Thị Loan Phương
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QTNNL tại công ty Quang Long
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực của công
ty Quang Long


3.2.1 Hoàn thiện công tác tuyển dụng.
Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và khuyến khích cá nhân có đủ tiêu
chuẩn cả bên trong lẫn bên ngoài công ty tham gia tuyển chọn vào vị trí còn trống của
doanh nghiệp. Những ứng viên có đầy đủ tiêu chuẩn mà yêu cầu công việc đòi hỏi thì
được tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng mang ý nghĩa quan trọng đối với người lao động
và công ty. Thành công trong công tác này thì công ty sẽ có được nguồn nhân lực thích
hợp để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào sự tồn tại và phát triển của công ty.
Về phía người lao động công việc phù hợp với khả năng, sở trường của họ giúp họ có
hứng thú, thoải mái trong công việc, hoàn thành tốt công việc được giao, từ đó công ty
cũng sẽ giảm bớt được chi phí đào tạo, hạn chế tai nạn trong sản xuất kinh doanh, đảm
bảo chất lượng công trình, sản phẩm.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và tương lai của công ty, công tác tuyển chọn
lao động cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Để làm tốt công tác này công ty
nên làm các biện pháp sau:
• Đối với công tác tuyển mộ
Bộ phận quản lý của các phòng ban, phải tiến hành xây dựng kế hoạch nhân sự
của bộ phận mình. Bộ phận nhân sự của công ty sẽ đưa ra nhu cầu nhân sự là bao nhiêu
và vào những vị trí nào.
Tiếp đó, phải đưa ra bản mô tả công việc của vị trí đó, xem xét tình hình nhân sự
chung hiện tại của mình để có hướng giải quyết. Công ty tiến hành đưa ra những giải
pháp trước mắt như điều động, thuyên chuyển… Nếu các giải pháp đó không hiệu quả
thì công ty tiến hành tuyển mộ từ bên ngoài. Nếu các bộ phận trong công ty vẫn còn hiện
tượng dư thừa lao động thì công ty thông báo nội bộ để những bộ phận nhàn rỗi có thể
kiêm nhiệm. Công ty theo dõi khả năng làm việc của nhân viên, niêm yết lên bảng những
chức danh còn trống, mới để người lao động đăng ký đảm nhận chức năng đó, hoặc
2
GVHD: TS. Nguyễn Văn Trãi SVTH: Lê Thị Loan Phương
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QTNNL tại công ty Quang Long
thông qua sự giới thiệu của công nhân viên phát hiện những người có năng lực phù hợp
với công việc.

Khi cần thiết phải tuyển mộ bên ngoài do thiếu người, do nhân viên trong công ty
không đủ khả năng, điều kiện thay thế công việc đòi hỏi chuyên môn cao để tạo ra
những sáng kiến mới.
Vấn đề tuyển mộ từ bên ngoài chỉ mới dán thông báo trước cổng công ty và đăng
trên báo Lao động, Tuổi trẻ. Trong thời gian tới khi công ty mở rộng thêm xưởng sản
xuất thì công ty cần phải thông tin thêm ở các trường Đại học, trung tâm dạy nghề, hay
các trung tâm giới thiệu việc làm để thu hút đúng nhân lực cho công ty.
Hoàn thành tốt công tác tuyển mộ, công ty sẽ có được đội ngũ đông đảo người
lao động có chất lượng cao tham gia dự tuyển từ đó giúp công ty có khả năng lựa chọn
những người lao động thích hợp nhất với yêu cầu của công việc.
Hình 3.1: Quá trình tuyển mộ nhân sự
3
GVHD: TS. Nguyễn Văn Trãi SVTH: Lê Thị Loan Phương
Kế hoạch nhân sự
Các giải pháp
Tuyển mộ
Tuyển mộ bên ngoài
công ty
Tuyển mộ bên trong
công ty
Các phương pháp
tuyển mộ bên trong
Các phương pháp
tuyển mộ bên ngoài
Người được tuyển
mộ
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QTNNL tại công ty Quang Long
• Đối với công tác tuyển chọn
Làm tốt công tác này giúp cho công ty chọn đúng người cho đúng việc. Công ty
có thể sử dụng một số phương pháp tuyển chọn như: phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp,

thi thử tay nghề, tiến hành thi tuyển…
Đối với bộ phận quản lý, việc lựa chọn người thay thế sao cho phù hợp về trình
độ và năng lực là điều rất cần thiết vì chất lượng của họ quyết định đến chất lượng đội
ngũ nhân viên trong công ty, ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
công ty. Để chủ động trong vấn đề nhân sự, công ty cần có biện pháp nắm bắt thông tin
về đội ngũ nhân viên quản lý như: định kỳ hàng năm Ban Giám Đốc yêu cầu các phòng
ban dự báo tình hình làm việc của mình và tình hình của từng cá nhân trong bộ phận
quản lý thuộc cấp dưới mình, xây dựng sơ đồ nhân sự để tiện theo dõi.
Đối với lực lượng công nhân sản xuất, công ty nên xây dựng một mẫu chung nhất
cho khâu tuyển chọn vị trí làm việc, tức là ở bất cứ bộ phận nào các ứng viên được chọn
phải được qua các bước:
- Nhận hồ sơ xin việc bao gồm: đơn xin việc, lý lịch, văn
bằng, giấy chứng nhận.
- Tiến hành nghiên cứu, phân loại hồ sơ nếu hợp lệ thì chấp
nhận, không hợp lệ thì loại bỏ ngay.
- Phỏng vấn sơ bộ nếu được thì phỏng vấn lần hai.
- Phỏng vấn sâu: có thể gặp trực tiếp hoặc gián tiếp ứng
viên để trao đổi với họ. Ở bước này công ty nên kiểm tra hiểu biết của ứng viên
về công ty, về vị trí mà họ làm việc. Chỉ khi nào người lao động hiểu rõ về công
ty, hiểu rõ về công việc của mình thì họ mới tận tâm tận lực với công việc. Phỏng
vấn sâu giúp công ty hiểu rõ tính cách, bản chất của ứng viên.
- Kiểm tra trình độ chuyên môn: các vị trí khác nhau có thể
đưa ra một công việc nào đó mà ứng viên bằng chuyên môn của mình đã học có
thể làm được.
4
GVHD: TS. Nguyễn Văn Trãi SVTH: Lê Thị Loan Phương
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QTNNL tại công ty Quang Long
- Kiểm tra khả năng phán đoán, xử lý tình huống, nhà quản
trị đưa ra tình huống cụ thể thường gặp trong công việc xem ứng viên đó giải
quyết như thế nào.

- Khả năng hội nhập vào môi trường mới: xem ứng viên đó
có phải là người cởi mở, dễ hòa nhập hay không. Nếu không, có thể hướng cho
họ nên làm thế nào để bắt tay vào công việc.
- Thử việc: công ty tiến hành cho người đó thử việc trong
vòng một hoặc hai tháng tùy vào từng vị trí công việc. Sau giai đoạn này, nếu đáp
ứng được yêu cầu của công việc thì sẽ nhận bố trí vào vị trí còn trống.
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng rất tốn kém nên tùy vào mức độ phức tạp của vị
trí làm việc mà có thể tiến hành tuyển dụng theo đúng các bước trên có những bước
trung gian khác nhau hoặc bỏ bớt một số bước.
5
GVHD: TS. Nguyễn Văn Trãi SVTH: Lê Thị Loan Phương
Nhận hồ sơ dự tuyển
Ứng
Viên
Bị
Phỏng vấn sơ bộ
Kiểm tra sức khỏe
Trắc nghiệm
Phỏng vấn sâu
Thẩm tra hồ sơ
Quyết định tuyển
Nhận vào làm việc

×