Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Các bước thực hiện MV ca nhạc chuyên nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.35 KB, 7 trang )

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT MV
“Hoà trộn phần nhìn và phần nghe lại với nhau.”
MV là viết tắt của Music Video. Là một sản phẩm nên có cho một bài nhạc hay, điều
này sẽ giúp đưa được những ý tưởng sâu xa nhất vào hình ảnh giúp người nghe dễ
hình dung hơn.
Điều đầu tiên và cần thiết nhất đó chỉnh là ý tưởng. Nó giống như cái xương sống
để có thể bám vào đó mà thực hiện MV mà ta muốn. Dù có kinh phí, có đội ngũ
production hùng hậu nhưng ý tưởng không hề tốt thì MV đó cũng không hẳn sẽ trở
thành một MV hay. Đôi khi chỉ cần một chiếc máy quay cũ từ thời xưa và một ý
tưởng hay thì cũng sẽ một MV thật chất, ý nghĩa và bám sát vào bài hát mà ta muốn
truyền tải đến mọi người.

Công cụ ghi chép (bút vở, điện thoại,..) :
Chỉ cần một cuốn sổ, cây viết để viết tất cả những gì ta có trong đầu ra giấy, tạo
những ý tưởng độc đáo nhất. Tất cả những gì phức tạp, sáng tạo nhất đều xuất phát
từ thứ đơn giản nhất.

Tính toán kinh phí:
Một bản nhạc hay và MV chất lượng không hẳn lúc nào cũng cần nhiều tiền và kinh
phí đắt đỏ. Nhưng không có nghĩa được quên đi bước này. BIết mình đang có gì là
điều cần thiết để dự toán tất cả những gì ta muốn thực hiện. Nó như việc biết được
đôi giày size mấy để chọn loại thật vừa và êm với chân mình.

Thống nhất ý tưởng:
Từ ý nghĩa ca khúc để đưa ra ý tưởng và kinh phí cũng như góp ý của giáo viên, các
thành viên trong team đưa ra kịch bản cốt lõi cuối cùng với khả năng thực thi cao

Triển khai ý tưởng:
Lựa chọn thể loại MV phù hợp nhất sau quá trình thống nhất ý tưởng

Tìm kiếm bối cảnh:


Khi có trong tay kịch bản gần như hoàn chỉnh, lựa chọn địa điểm cảnh quay phù
hợp, kiếm tra và xin phép trước với những khu vực tư nhân hoặc bị hạn chế để
nhanh chóng thay đổi địa điểm.

Thực hiện storyboard:
Đây là công cụ hoàn hảo để thực hiện một MV nói riêng cũng như phim nói chung.
Đây là bản chi tiết bằng hình ảnh nhất chuyển thể từ kịch bản, ý tưởng cho đến MV
thành phẩm. Ta sẽ không biết sẽ phải quay cảnh đó thế nào nếu như thiếu đi mất
storyboard.


CÁC DẠNG MV PHỔ BIẾN
NARRATIVE – TƯỜNG THUẬT:
Đây là dạng MV thường xuyên được thể hiện vì sự đơn giản, và nội dung thường xoay
quanh trong một cốt truyện. Đó cũng là, dạng MV thường xuyên thấy nhất trong các dạng
MV nói về các câu chuyện về tình yêu. Tất nhiên cũng có nhiều kiểu câu chuyện khác nhau
tùy thuộc vào ý nghĩa tác phẩm âm nhạc cũng như mong muốn từ nghệ sĩ, ekip thực hiện.
Nói đơn giản, Narrative là dạng MV kể lại một câu chuyện nào đó.

CONCEPTUAL – KHÁI NIỆM, Ý TƯỞNG:
Conceptual là dạng video dựa trên các hình thức ẩn dụ. Các video phần lớn là trừu tượng,
khó hiểu và khó giải thích hết ý nghĩa. Các video dạng này thường kích thích sự liên tưởng
của người xem bằng nhiều yếu tốt như hình ảnh và âm thanh để kích thích sự liên tưởng
của người xem. Các video dạng conceptual này thường không kể một câu chuyện theo kiểu
thấy sao hiểu vậy mà thay vào đó, tạo ra các yếu tố tâm lý, cảm xúc để nhấn mạnh vào trải
nghiệm người xem. Các video dạng conceptual thường mang hàm nhiều ý nghĩa ẩn dụ,
hay các chuổi ẩn dụ nối tiếp, đôi khi nó tạo được sự cộng hưởng của người xem, người
nghe thông qua các nhịp điệu và vì thế chúng ta có thể cảm nhận và biểu đạt về nó.

PARODY/ COMEDY – NHÁI LẠI/HÀI:

Những MV này chủ yếu chỉ là những tác phẩm được coi là một thể loại nhái lại những tác
phẩm nguyên gốc nhằm mục đích gây hài, tạo tiếng cười, nhưng ẩn chứa trong đó là sự
châm biếm về thực trạng xã hội cũng như các tiêu cực trong cuộc sống. Chính vì sự đặc
biệt này mà thể loại parody được khán giản đón nhận rất tốt và nhiều khi còn được yêu
thích hơn cả bản gốc.. Parody là một thể loại "hài nhái" nhằm vào mục đích vui là chính.

DANCE/ CHOREOGRAPHY – NHẢY/MÚA:
Đây là thể loại MV lồng ghép rất nhiều các hình thức nhảy, múa. Các điệu nhảy có thể được
biểu diễn đơn hoặc đôi, nhưng nhiều nhất vẫn là một nhóm người cùng nhảy. Xu hướng này
có lẽ bắt phát triển mạnh nhất từ sau thời điểm huy hoàng của ông Hoàng nhạc pop –
Michael Jackson, xu hướng này ảnh hưởng lên nhiều thể loại và tầng lớp ca sĩ sau đó và
trở thành một xu hướng được dùng rộng rãi trong các MV ngày nay,dạng MV này thường
bắt gặp rất nhiều trọng các MV K-pop cover dance, hoặc các MV cover dance.

PERFORMANCE – BIỂU DIỄN:
Đây là dạng MV phổ biến nhất, được dùng nhiều bởi nghệ sĩ chuyên nghiệp và phần lớn
nghệ sĩ nghiệp dư, các nghệ sĩ hát cover. Mục đích của hình thức MV này nhằm truyền tải
cảm giác trải nghiệm bên trong một buổi biểu diễn âm nhạc. MV thường thể hiện hình ảnh
người ca sĩ đang hát hoặc các nghệ sĩ đang biểu diễn bản nhạc của mình. Bên cạnh đó
cũng có nhiều hình ảnh các nghệ sĩ đang thu âm trong phòng thu nhằm nhấn mạnh rằng,
những bản ghi âm vẫn luôn đóng vai trò quan trọng.
Có 3 dạng Performance Music Video chính:



Big stage – Trên sân khấu lớn: thường thấy trong các MV của các nghệ sĩ nổi tiếng
vì chỉ có họ mới có đủ tiềm lực tài chính cũng như tận dụng các video quay từ các
buổi biểu diễn live hoành tráng. Nếu là một ca sĩ, bạn cũng có thể tranh thủ các buổi







biểu diễn live ở các sự kiện lớn để lưu lại một vài video để dùng cho các MV sau này
nếu muốn nó sẽ có hình ảnh big stage.
Small stage – Sân khấu nhỏ: thường thấy trong các MV của nhiều ca sĩ cover bởi sự
đầu tư kinh phí thấp. Small stage có thể là một sân khấu tự dựng lên trong garage
hay sân vườn, trong phòng hoặc đôi khi chỉ cần có cây đàn và cái hậu cảnh
(background) đẹp tí là xong. Nếu bạn thích có thể tự décor lại căn phòng của mình
và làm một MV đơn giản đầy thú vị.
External view – Ngoại cảnh: một số nghệ sĩ thích quay cảnh biểu diễn ngoài trời, có
thể có hoặc không cần nhiều nhạc cụ, đôi khi có thể vừa đi vừa hát đến hết ca khúc.
Hình thức MV này có thể ít tốt kén hơn so với trên sân khấu lớn, nhưng chi phí đưa
cả một ekip đi khắp nơi cũng là một vấn đề cân nhắc. Tuy nhiên với công nghệ quay
phim di động siêu nhỏ gọn như hiện nay, một số nghệ sĩ cũng tự trang bị cho mình
các máy quay mini, vừa đi du lịch, vừa quay lại để lồng ghép vào các MV của mình.

WOMAN/SEX – PHỤ NỮ:
Các video này thường đơn giản về nội dung, chủ yếu chỉ có mấy cô gái đẹp khoe dáng
gợi cảm hoặc mặc đồ sexy, đi lắc qua lắc lại hoặc nằm ưỡn ẹo từ đầu đến cuối video.
Nữ ca sĩ huyền thoại Madona từng là người đi đầu với “Justify my love” vào những năm
1908 – 1990 và tạo ra một làn sóng video sexy. Ngày nay, các video sexy này dường
như hết sức bình thường và suất hiện đều đặn trên bảng xếp hạng Billboard.

POLICITAL/SOCIAL – CHÍNH TRỊ/XÃ HỘI:
Đây là những dạng video mang chủ đề chính trị, xã hội, nói lên ý kiến cá nhân, sự phân
biệt đối xử…nhằm hướng đến người xem, giúp họ có những nhận thức xa hơn và bắt
tay vào hành động.


FACE/BODY – GƯƠNG MẶT/CƠ THỂ:
Đây là thể loại mà người nghệ sĩ trình diễn phải tập trung nhiều nhất. Vì mọi thứ khán
giả nhìn thấy chỉ là gương mặt hoặc cơ thể họ. Họ phải dùng gương mặt/cơ thể mình để
biểu đạt cảm xúc nội tâm, ý nghĩa ca khúc và truyền tải đến khán giả. Điều này nghe thì
đơn giản nhưng lại không dễ dàng và đôi khi, người nghệ sĩ cần phải được huấn luyện
qua một khóa diễn xuất mới thể hiện được hết những gì cần bày tỏ.

DREAMY/ SURREALISTIC – MƠ MÀNG/KÌ QUÁI:
Đây là dạng MV theo chủ nghĩa siêu thực, những hình ảnh, bố cục, góc máy, cảnh quay
mơ hồ, kì quái. Là một sự pha trộn nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên không khí, tâm
trạng, cảm xúc cho người xem.

STOPMOTION/ANIMATION – VIDEO TĨNH VÀ HOẠT HÌNH:
Dạng MV này cần đầu tư nhiều cho giai đoạm tiền kì và hậu kì trong sản xuất, tất nhiên
với những ý tưởng như vậy, chi phí đầu tư cũng như thời gian đều khiến người thực
hiện phải cân nhắc. Nhưng nghệ thuật cần những điều như thế.


LỜI BÀI HÁT RHYTHM OF THE RAIN:
Một bài hát trong trẻo và mát lành như cơn mưa mùa hạ. Ca từ buồn nhưng lại làm
ngân vang trong lòng người ta những thanh âm reo vui rộn rã theo nhịp điệu của
cơn mưa. Mưa như người bạn nhí nhảnh vô tư lự của chàng trai, để chàng trút bao
nỗi lòng về cuộc tình vừa tan vỡ. Cái cách chàng "kể tội" cô gái đã mang trái tim
chàng ra đi thật trẻ con: "Mưa ơi, hãy nói cho tôi nghe xem như thế có công bằng
không khi cô ấy đã đánh cắp trái tim tôi mà không hề mảy may bận tâm" và nỗi
ngậm ngùi của chàng cũng thật dễ thương "Làm sao tôi có thể yêu được một người
con gái khác khi trái tim tôi đang ở tận nơi xa nào". Bài hát hết rồi mà tiếng mưa vẫn
như còn reo vang tí tách tựa những giọt pha lê, bởi tình yêu trong sáng như cơn
mưa nên nỗi niềm đau khổ cũng trở nên nhẹ nhàng trong vắt.
The Cascades

Được thành lập vào cuối những năm 50 tại San Diego, California, USA, The
Cascades được biết đến nhiều nhất với hit đứng thứ 3 tại Mỹ năm 1963 Rhythm of
the Rain. Nhóm gồm có John Gummoe (ca sĩ, ghita), Eddy Snyder (piano), Dave
Stevens (bass), Dave Wilson (saxophone) và Dave Zabo (trống). Họ được phát hiện
ở một câu lạc bộ tên là Peppermint Stick vào năm 1962 và ký hợp đồng với hãng
Valiant Records. Đĩa đơn đầu tiên Second Chance của họ thất bại nhưng Rhythm Of
The Rain trở thành một bản soft-rock kinh điển và vẫn được phát trên sóng radio vào
những năm 90.
Nhóm ra một đĩa đơn khác cho Valiant và một cho RCA Records nhưng không thể
lặp lại thành công trước đó. Hai album nữa thu âm vào cuối những năm 60 cũng
không làm sống lại vận may của nhóm. Nhóm tan rã vào năm 1969 với chỉ một
thành viên còn lại vào thời điểm đó.

 Lời gốc:
Listen to the rhythm of the falling rain
Telling me just what a fool I've been
I wish that it would go and let me cry in vain
And let me be alone again
The only girl I care about has gone away
Looking for a brand new start
But little does she know
That when she left that day
Along with her she took my heart
Rain please tell me now does that seem fair
For her to steal my heart away when she don't care
I can't love another when my hearts somewhere far away
The only girl I care about has gone away
Looking for a brand new start



But little does she know that when she left that day
Along with her she took my heart
[Instrumental Interlude]
Rain won't you tell her that I love her so
Please ask the sun to set her heart aglow
Rain in her heart and let the love we knew start to grow
Listen to the rhythm of the falling rain
Telling me just what a fool I've been
I wish that it would go and let me cry in vain
And let me be alone again
Oh, listen to the falling rain
Pitter pater, pitter pater
Oh, oh, oh, listen to the falling rain
Pitter pater, pitter pater
Nhạc sĩ: John C. Gummoe

 Lời dịch:

Hãy lắng nghe nhịp điệu của tiếng mưa rơi
Nó đang bảo tôi rằng tôi chỉ như một kẻ khờ
Tôi ước rằng nó sẽ tạnh và để tôi khóc trong vô vọng
Và bỏ lại tôi cùng nỗi cô đơn thêm lần nữa
Người con gái duy nhất tôi quan tâm đã rời xa tôi
Đi kiếm tìm một khởi đầu mới
Nhưng nàng nào hay biết chăng
Rằng khi nàng ra đi ngày ấy
Nàng đã mang con tim tôi đi cùng với mình
Mưa ơi! Xin hãy nói với tôi rằng như thế là phải chăng
Với việc nàng đánh cắp con tim tôi về nơi xa khi nàng không bận tâm
Tôi không thể yêu một ai khác khi con tim mình ở đâu đó nghìn trùng xa

Người con gái duy nhất tôi quan tâm đã rời xa tôi
Đi kiếm tìm một khởi đầu mới
Nhưng nàng nào hay biết chăng
Rằng khi nàng ra đi ngày ấy
Nàng đã mang con tim tôi đi cùng với mình
[Instrumental Interlude]
Mưa ơi! Sao cậu không nói với nàng rằng tôi yêu nàng nhiều lắm?


Xin nhắn nhủ ánh mặt trời hãy soi sáng con tim nàng
Mưa trong tim nàng và để tình yêu chúng tôi đã từng biết đâm chồi nảy lộc
Hãy lắng nghe nhịp điệu của tiếng mưa rơi
Nó đang bảo tôi rằng tôi chỉ như một kẻ khờ
Tôi ước rằng nó sẽ tạnh và để tôi khóc trong vô vọng
Và bỏ lại tôi cùng nỗi cô đơn thêm lần nữa
Ô, hãy lắng nghe nhịp điệu của tiếng mưa rơi
Tí tách, tí tách
Ô, ô, ô, hãy lắng nghe nhịp điệu của tiếng mưa rơi
Tí tách, tí tách




×