Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.36 KB, 38 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử hình thành và phát triển âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt
Nam, Ðờn ca tài tử được xem như là thể loại sinh ra muộn hơn cả. Tuy nhiên
cho đến giờ Đờn ca tài tử lại có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nền
âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam. Với việc được tổ chức UNESCO công
nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào hồi 15 giờ 47 phút (theo giờ Việt
Nam) ngày 05/12/2013 tại phiên họp của Uỷ ban liên Chính phủ về bảo vệ di
sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Bakunước Cộng hoà Azerbaijan, Đờn ca tài tử không chỉ khẳng định được chỗ
đứng vững chắc của mình trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam mà
còn tạo thêm sự đa dạng cho văn hóa Việt Nam.
Cùng với những loại hình nghệ thuật âm nhạc cổ truyền như Quan họ
Bắc Ninh, Hát xoan Phú Thọ, Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca - ví dặm,...
Đờn ca tài tử là loại hình âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã được biết đến rộng
rãi, khác với các loại hình nghệ thuật âm nhạc cổ truyền ở trên Đờn ca tài tử
đại diện cho khu vực Nam Bộ.
Em là một cư dân của đồng bằng Bắc Bộ cho nên Đờn ca tài tử vẫn là
một ẩn số với em, điều mà em biết về Đờn ca tài tử cũng chỉ là một phần của
bài “Dạ cổ hoài lang” và vùng đất quê hương của Đờn ca tà tử(một vùng mà
em chẳng biết gì nhiều ngoài việc đó là một vựa lúa, trái cây lớn nhất của đất
nước). Chính điều này đã thôi thúc em tìm hiểu về Đờn ca tài tử
2. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích, nhận định, tổng hợp rồi đưa ra nhận xét.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ Việt Nam
4. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Vài nét về nghệ thuật Đờn ca tài tử
1



Chương 3: Lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật Đờn ca tài tử
Chương 4: Toàn cảnh sống động của Đờn ca tài tử Nam Bộ - Việt Nam
Chương 5: Bảo tồn nghệ thuật Đờn ca tài tử
5. Đóng góp của người viết
Kiểm định nội dung, gắn kết các phần kết cấu lại với nhau.

2


NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Khái niệm văn hóa:
-Của UNESCO: Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và
vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của 1 xã hội hay của một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị,
những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng
suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh
vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo
lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành
tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩ mới mẻ, những
công trình vượt trội bản thân.
-Của Wikipedia: Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo
ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính
văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và
trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua
quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành
động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của
con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức

đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh
thần mà do con người tạo ra.
-Của giáo sư Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người
sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

3


-Của chuyên ngành văn hóa và phát triển – khoa tuyên truyền – Học viện
báo chí tuyên truyền: văn hóa là hệ thống những giá trị do con người sáng tạo
ra trong quá trình lao động và sản xuất!
2. Khái niệm nghệ thuật:
- Nghệ thuật là sản phẩm của sáng tạo thông qua hoạt động phát triển
hướng đến cái chân - thiện - mỹ nhằm thỏa mãn nhu cầu cảm thụ, thẩm mỹ,
giá trị, nhận thức, sáng tạo nhằm để hưởng thụ. Nghệ thuật ra đời song song
với văn hóa, nó ra đời từ khi con người xuất hiện.
-

Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng

những giá trị to lớn về tư tưởng, thẩm mỹ, có khả năng làm rung động cảm
xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức.
Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để con người có thể cảm nhận được qua
các giác quan từ đó tác động tới tâm lý, cảm xúc ngưỡng mộ đối vwois tác
phẩm nghệ thuật.
Như vậy ta có thể hiểu, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, một bộ
phận của văn hóa tinh thần , phản ánh nhận thức của con người về hiện thực
khách quan và tái hiện lại bằng hình tượng cụ thể thông qua ý thức của cá

nhân sáng tác. Giá trị của các tác phẩm nghệ thuật có khả năng tác động vào
tư tưởng, tình cảm, nhận thức của con người, thức tỉnh và phát triển năng lực
của con người.
- Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam thì: “Nghệ
thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động cụ thể và
gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm”.
Như vậy có thể hiểu chung nhất: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã
hội, một bộ phận của văn hóa tinh thần phản ánh nhận thức của con người về
hiện thực khách quan và tái hiện lại bằng hình tượng cụ thể thông qua ý thức
chủ quan của cá nhân. Kết quả của quá trình nhận thức ấy là các giá trị nghệ
thuật với những hình tượng cảm tính có khả năng tác động vào tư tưởng, tình

4


cảm của con người, thống nhất các tư tưởng, tình cảm và ý chí thức tỉnh và
phát triển năng lực sáng tạo của con người.
3. Khái niệm văn hóa nghệ thuật:
-Các nhà lý luận đã đưa ra một số quan điểm thống nhất về khái niệm
văn hóa nghệ thuật trên cơ sở những quan niệm và định nghĩa khác nhau trên
thế giới. Văn hóa nghệ thuật là một bộ phận của sản xuất tinh thần, là thành tố
trọng yếu của văn hóa thẩm mỹ, nó tuân thủ những quy luật chung của văn
hóa và văn hóa thẩm mỹ nhưng biểu hiện của những quy luật đó trong văn
hóa nghệ thuật có tính đặc thù.
- Văn hóa nghệ thuật là một thành tố của văn hóa .Nó là một hình thái ý
thức xã hội đặc thù vì nó tồn tại bởi những quy luật đặc trưng:chân - thiện mỹ. Nó có vai trò quan trọng giúp định hướng dư luận xã hội ,ý thức xã hội và
nó có tác động trên bề mặt.
- Văn hóa nghệ thuật là một bộ phận của sản xuất tinh thần,là thành tố
trọng yếu của văn hóa thẩm mỹ,nó tuân thủ những quy luật chung của văn hóa
và văn hóa thẩm mỹ nhưng bỉêu hiện của những quy luật đó trong văn hóa

nghệ thuật có tính đặc thù. Ví dụ,quy luật kế thừa,quy luật về sự phồn vinh và
xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa.
Văn hóa nghệ thuật là sự phát triển những năng lực nghệ thuật (thụ cảm,
nhận thức, sáng tạo nghệ thuật) của cá nhân và cộng đồng trong hoạt động
nghệ thuật nhằm sáng tạo, lưu truyền và thụ cảm các giá trị nghệ thuật. Hoạt
động này bao gồm quá trình sáng tạo, sản xuất, lưu giữ, bảo quản, truyền
thống, phổ biến, đánh giá và tiêu dùng các giá trị nghệ thuật.
Văn hóa nghệ thuật bao gồm những thành tố chính sau:
- Nghệ sĩ và quá trình sáng tạo nghệ thuật.
- Cơ quan tổ chức điều hành việc sáng tạo nghệ thuật, hội nghệ thuật,
ban văn hóa nghệ thuật và các chính sách, chế độ liên quan
- Các giá trị nghệ thuật, các tác phẩm nghệ thuật

5


- Các thiết chế văn hóa: viện bảo tàng, rạp hát, cung văn hóa, đài phát
thanh, truyền hình, …
- Đối tượng thưởng thức các giá trị nghệ thuật.
- Các hoạt động đánh giá nghiên cứu, phê bình nghệ thuật.
- Các cơ quản lý lãnh đạo về văn hóa nghệ thuật

6


Chương 2: Vài nét về nghệ thuật Đờn ca tài tử:
1. Nghệ thuật Đờn ca tài tử là gì?
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu
UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía

nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ
nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại
hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình
nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông
thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100
năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò,
đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế
độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài
tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ
thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố
phía Nam Việt Nam là: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến
Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng
Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh
Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Trong đó,
Bạc Liêu, Bình Dương, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh là những tỉnh, thành
phố có nhiều người hát đờn ca tài tử nhất.
Nhạc cụ trong "Đờn ca tài tử" gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn
cò, đàn tam, sáo thường là sáo bảy lỗ (phụ họa). Hiện nay có một loại đàn mới do
các nghệ nhân Việt Nam cải biến là Guitar phím lõm. Loại nhạc cụ này được
khoét lõm các ngăn sao cho khi đánh lên nghe giống nhạc cụ Việt Nam nhất.

7


2. Trình diễn nghệ thuật Đờn ca tài tử:
Ban nhạc tường dùng năm nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn
tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, và đàn tam. Phụ họa thêm là
tiếng sáo thường là sáo bảy lỗ.
Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè,

chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia
trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các
trang phục biểu diễn.
Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các
nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính
bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có
yêu cầu.
Một số người nói rằng từ "tài tử" có nghĩa là nghiệp dư. Trong thực tế, từ
này có nghĩa là tài năng và ngụ ý rằng những người này không dùng nghệ
thuật để kiếm kế sinh nhai,mà chỉ để cho vui hoặc những lúc ngẫu hứng. Tuy
nhiên, điều này không có nghĩa là họ không phải là chuyên gia. Ngược lại, để
trở thành một nghệ sĩ trong ý nghĩa xác thực nhất của từ này, họ phải thực
hành trong một thời gian dài.
Đối với hình thức âm nhạc, vai trò của các ca sĩ và nhạc sĩ đều bình
đẳng. Ca trù hát và người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền
Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có
vai trò bình đẳng.
Đờn ca tài tử sử dụng dụng cụ như đàn cò, đàn nguyệt, đàn tranh, song
lan (nhạc cụ bằng gỗ để gõ nhịp) hoặc cả Ghita lõm.
Loại hình âm nhạc không chỉ ở các lễ hội và các bên mà còn trong thời
gian sau thu hoạch. Ngoài ra, nó có thể được chơi trong bóng mát của cây, con
thuyền hoặc trong đêm trăng sáng...

8


3. Cách biểu diễn, nghệ thuật biểu diễn Đờn ca tài tử
Bởi là một dòng nhạc có xuất phát từ cung đình do đó cách biểu diễn đờn
ca tài tử khá đặc biệt và đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tài năng, trình độ thực sự.
Tại Việt Nam có 3 loại hình nghệ thuật có xuất xứ từ nhạc cung đình đó là Nhã

nhạc Huế, Ca trù và Đờn ca tài tử. Nhưng khác với 2 loại hình Nhã nhạc và Ca
trù người hát chính thường là nữ, trong nghệ thuật đờn ca thì nam và nữ có vai
trò bình đẳng, người đàn và người hát có vị trí tương đương nhau.
Dàn nhạc của đờn ca tài tử có nhiều nhạc cụ hơn dàn nhạc của Ca trù và
ca Huế. Trước đây, dàn nhạc đờn ca tài tử sử dụng các loại nhạc cụ gồm đàn
kim, đàn cò, đàn tranh song lang, ống tiêu. Khoảng từ năm 1920, lục huyền
cầm ( đàn ghi ta ), hạ uy cầm và violon cũng được thêm vào trong dàn nhạc.
Cũng bởi lý do xuất phát từ cung đình do đó đờn ca xưa kia chủ yếu
được biểu diễn trong các tư gia hoặc phục vụ 1 số ít khán giả. Tuy nhiên theo
thời gian và sức hấp dẫn của dòng nhạc này mà ngày nay đờn ca đã được sân
khấu hóa để biểu diễn phục vụ công chúng.
Khi biểu diễn nhạc tài tử, các nghệ sĩ thường chú trọng đến sự kết hợp
của nhạc cụ có âm sắc khác nhau, ít thấy có sự kết hợp giữa các nhạc cụ cùng
âm sắc. Thường thấy nhất là song tấu đàn kim và đàn tranh, là sự kết hợp giữa
tiếng tơ và tiếng sắt, mà theo các chuyên gia thì được gọi là sắt cầm hảo hiệp.
Cũng có khi là tam tấu đàn kim – tranh – cò, kim – tranh – độc huyền, tranh –
cò – độc huyền mà giới chuyên gia gọi là tam chi liên hoàn pháp. Nếu một
ban nhạc tài tử có 3 nhạc công và 1 ca sĩ thì được gọi là ban tứ tuyệt, nếu có 4
nhạc công và 1 ca sĩ thì được gọi là ban ngũ nguyệt.
Vì đờn ca tài tử đặc biệt ở chỗ thường được biểu diễn ngẫu hứng, dựa
trên bản nhạc gốc truyền thống, người hát cải biên đi theo cách riêng của
mình. Sự khác biệt này khiến cho người nghe luôn cảm thấy mới lạ dù nghe
cùng một bài..
Phần hay nhất trong tài tử là ở phần rao của người đàn và nói lối của
người ca. Người đàn dùng rao - người ca dùng lối nói – để lên dây đàn và gợi
9


cảm hứng cho bạn diễn, tạo không khí cho dàn tấu. Ngoài ra khi trình diễn các
nghệ sĩ có thể dùng tiếng đàn của mình để “ đối đáp” hoặc “thách thức” với

người đồng diễn. Đây cũng là điểm tạo sự mới lạ, hấp dẫn, cuốn hút của loại
hình nghệ thuật dân tộc này.
4. Đặc điểm của nghệ thuật Đờn ca tài tử
Các bài bản của Đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ,
nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải
biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu
(hơi), gồm: 06 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 07 bài Hạ (dùng
trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh
thoát) và 04 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).
Nhạc cụ được sử dụng trong Đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn
cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan...
Từ khoảng năm 1930 có thêm đàn ghita phím lõm, violon, ghita Hawaii
(đàn hạ uy cầm).
Người thực hành Đờn ca tài tử gồm: người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ
thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người
đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản
mới; người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu
luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến,...; người đờn (Danh cầm) là người chơi
nhạc cụ và người ca (Danh ca) là người thể hiện các bài bản bằng lời.
Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình, ít khi
nhạc công độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu. Dàn nhạc thường
cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong cách thảnh thơi,
lãng đãng, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”. Khán giả có thể
cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo.
Đờn ca tài tử được truyền dạy theo hai hình thức: truyền ngón, truyền
khẩu trực tiếp tại nhà, câu lạc bộ, gia đình, dòng họ; truyền ngón, truyền khẩu
kết hợp với giáo án, bài giảng tại một số trường văn hóa nghệ thuật địa phương
10



và quốc gia. Người học đàn cần ít nhất 3 năm để học những kỹ năng cơ bản
như: rao, rung, nhấn, khảy, búng, phi, vê, láy, day, chớp, chụp…; học chơi độc
chiếc, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, lục tấu với các nhạc cụ khác nhau.Người học ca
(đơn ca, song ca) học những bài truyền thống, trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn
nhá, luyến láy tinh tế theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc.
Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không
thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Lễ giỗ Tổ
được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm.
5. Đặc trưng của Đờn ca tài tử: Tính ngẫu hứng, tự nhiên của Đờn
ca tài tử
Đờn ca tài tử là nghệ thuật duy nhất không phụ thuộc vào không gian
văn hóa, hoặc các không gian trình diễn theo mùa vụ, cứ hứng lên thì chơi,
gặp nhau thì chơi và hội hè, ma chay, cưới hỏi cũng đều chơi. Đó là một lối
hòa đàn trác tuyệt mà ở đấy tính ngẫu hứng được đặt lên trên hết. Tính ngẫu
hứng ấy, thú vị ở chỗ mỗi lần đánh một bản đàn thì hầu như đó là những
cuộc đối thoại bằng âm thanh. Có lẽ đây là một trong những nghệ thuật ngẫu
hứng gần như duy nhất ở nước ta. Chính cách thể hiện tự nhiên, bình dị và
hết sức ngẫu hứng tạo thành cốt cách riêng có của loại hình nghệ thuật này.
Mất tính ngẫu hứng sẽ làm cho Đờn ca tài tử trở nên nhạt nhẽo .
Theo GS.TS Trần Văn Khê, người ta nói chơi Đờn ca tài tử chứ không
nói biểu diễn Đờn ca tài tử. Nó là một nghệ thuật tức hứng, chơi không có
tính trước, không ai nói trước với ai, khi những người có cùng sở thích ngồi
lại với nhau cùng chơi, cùng tức hứng tại chỗ thì họ bắt đầu thả hồn, hòa
nhịp vào tiếng đàn, lời ca đầy phấn khích. Họ không câu nệ trang phục, lễ
nghi, có gì dùng nấy. Thế mới là Đờn ca tài tử! Trên thực tế ở vùng sông
nước miền Tây đã và đang xuất hiện nhiều nhóm Đờn ca tài tử, câu lạc bộ
Đờn ca tài tử… Các nghệ sĩ ăn mặc chỉnh tề, đờn có bài bản chính xác, hát
đúng nhịp, đúng hơi. Chính cái khuôn phép, gò bó ấy đã khiến nghệ sĩ chỉ
dám biểu diễn những bài “tủ” mà không dám ngẫu hứng, không dám thả hồn
11



vào từng giai điệu của lời ca, tiếng hát, cho nên Đờn ca tài tử bị lạc điệu, xa
dần nguyên gốc và trở nên khách sáo. Nghệ sĩ nhân dân (NSND), soạn giả
Viễn Châu phàn nàn:
- Nhiều nghệ sĩ chơi Đờn ca tài tử hiện nay trên khuôn mặt buồn rười
rượi, vô hồn, vô cảm! Dường như họ không có cái gốc tự nhiên, mộc mạc,
hát cho vui như của Đờn ca tài tử ngày xưa mà đã thành một thứ nghề kiếm
sống. Điều này làm cho cái hồn của nghệ thuật Đờn ca tài tử bị đánh mất.
Mà đánh mất cái linh hồn, cái ngẫu hứng, cái bình dị, chân chất trong Đờn
ca tài tử là đánh mất giá trị nguyên gốc đích thực, rất đáng lo ngại, bởi khi
thiếu những đặc điểm này thì nghệ thuật Đờn ca tài tử khó lòng được truyền
bá rộng rãi.
Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu Đờn ca tài tử đã trở nên
quen thuộc, nhà nhà đều biết chơi, người người đều biết hát. Nó trở thành
món ăn tinh thần hết sức bình dị của bà con miền sông nước. Vào những
đêm trăng sau mùa gặt, trên chiếc chiếu trước sân nhà, bà con vui mừng vụ
mùa bội thu đã nhóm lại chơi Đờn ca tài tử thâu đêm suốt sáng. Điều đó
chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của loại hình cổ nhạc độc đáo vừa mang tính
bình dân, vừa mang tính bác học này. Người dân Nam Bộ không chỉ là chủ
thể sáng tạo, biểu diễn, mà còn là đối tượng thưởng thức Đờn ca tài tử. Tuy
nhiên, trên thực tế, khi những câu lạc bộ Đờn ca tài tử chuyên nghiệp ra đời
đã kéo theo sự chỉn chu, khuôn sáo vào nghệ thuật Đờn ca tài tử. Điều này
vừa có tác dụng tích cực lại vừa tiềm ẩn những tiêu cực. NSND Ngọc Giàu
bộc bạch:
- Đi theo con đường chuyên nghiệp, mỗi nghệ sĩ phải cố gắng tìm hiểu
để hoàn thiện bản thân, nắm bắt quy luật âm điệu của Đờn ca tài tử. Một bản
nhạc có thể chơi hàng nghìn lần mà không lần nào giống lần nào. Sự chuyên
nghiệp sẽ nâng tầm hiện đại của Đờn ca tài tử nhưng nhất thiết phải đề cao
tính ngẫu hứng, nếu không nó sẽ mất cái cốt cách tự nhiên vốn có.


12


Như vậy, tính ngẫu hứng, tự nhiên chính là đặc trưng nguyên gốc làm
nên giá trị độc đáo của nghệ thuật Đờn ca tài tử được hầu hết các nhà nghiên
cứu, các soạn giả, nghệ sĩ nổi tiếng thừa nhận.
6. Giá trị của Đờn ca tài tử
Có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa
dạng của miền Trung và miền Nam Việt Nam, Đờn ca tài tử luôn khẳng định
rõ vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống xã hội người Việt, được
cộng đồng cư dân ở vùng miệt vườn, sông nước Nam bộ tự nguyện chấp
nhận, tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên sự đa dạng của
văn hóa Việt Nam.
Đờn ca tài tử luôn được bổ sung, làm mới bằng cách kế thừa, kết hợp giá
trị âm nhạc Cung đình, dân gian; đồng thời giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn
hóa của người Khmer, Hoa và phương Tây.
Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh
tâm tư, tình cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và
can trường của người dân Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử,
các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,…
cũng được bảo tồn và phát huy.
7. Sức sống lan tỏa mãnh liệt của Đờn ca tài tử
Theo một số nhà nghiên cứu như GS. TSKH Tô Ngọc Thanh, nhạc sĩ
Đặng Hoành Loan, nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền đều có chung
nhận định, Đờn ca tài tử hơn trăm năm qua đã được người dân yêu mến. Vì
yêu mến loại hình nghệ thuật này, nên cho đến nay, dù chưa nhận được nhiều
cơ chế, chính sách từ các cấp quản lý văn hóa, nhưng Đờn ca tài tử vẫn luôn
được người dân bảo tồn và phát huy tốt.
Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cũng cho biết, trong quá trình điều tra điền

dã, nhóm lập hồ sơ đã phát hiện và phân loại được 24 CLB và 4 dàn nhạc chơi
Đờn ca tài tử xuất sắc, trong đó dàn nhạc tài tử của Tòa thánh Cao Đài (Tây
Ninh) là chơi chuẩn nhất. Đặc biệt hơn, các nhà sưu tầm tìm được 8 tập tài
liệu của 8 danh cầm và tìm được bài Ngũ châu, bài Tứ bửu bằng chữ nhạc cổ

13


truyền. Đó là những tư liệu quý giá của Đờn ca tài tử góp vào những hạng
mục quan trọng của việc lập hồ sơ.
Ban đầu, việc lập hồ sơ Đờn ca tài tử khiến nhiều nhà nghiên cứu e ngại,
bởi nó là loại hình “âm nhạc cổ truyền muộn”, lan rộng ở nhiều địa phương,
nên khá nhiều ý kiến trái chiều, rằng lối chơi Đờn ca tài tử chỉ là ngẫu hứng,
không chuyên nghiệp. Nhưng qua quá trình nghiên cứu, lý giải khoa học, “tài
tử” có nghĩa là người có tài; chữ “tài tử” còn hàm chỉ việc không dùng nghệ
thuật của mình làm kế sinh nhai.
GS Trần Văn Khê cho hay, nhạc tài tử chơi ngẫu hứng, nhưng phải ghi
nhớ trong đầu để chơi. Ví dụ như “xàng” trong Đờn ca tài tử không dùng ký
âm của phương Tây để diễn tả được, không ký âm được, mỗi lần chơi đều
khác nhau, nếu ký âm thì cũng chỉ ghi lại một giai đoạn thôi. Không thể nhìn
vào ký âm để chơi, vì Đờn ca tài tử từ tĩnh sang động… Tuy chỉ có khoảng 20
“bản tổ” - bản do các bậc thầy sáng tạo, có niêm luật chặt chẽ, nhưng trong
mỗi câu, nhịp điệu của Đờn ca tài tử người diễn có thể thêm thắt các âm, thoải
mái sáng tạo… “Nói một cách nào đó, Đờn ca tài tử là một loại hình âm nhạc
cần “tri thức thưởng thức”, người chơi phải thả hồn vào từng âm giai, người
nghe phải hiểu tiếng lòng của ngón đờn. Càng nghe càng hiểu thì thấy càng
hay và say mê là như thế. Nghe để buồn, để vui với một loại hình âm nhạc
dân gian độc đáo này đã gắn kết với những thân phận đi mở cõi” - GS Trần
Văn Khê khẳng định.
Theo ông Lê Toàn, Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam, từ năm 1997,

khởi nguồn từ liên hoan Đờn ca tài tử được Viện Âm nhạc tổ chức tại phía
Nam đã góp phần khơi thông mạch nguồn của loại hình nghệ thuật độc đáo
này. Đến việc nghiên cứu, lập hồ sơ di sản, Đờn ca tài tử đã được thổi bùng
lên, lan rộng khắp thôn, ấp, làng, xã các tỉnh phía Nam. Liên tiếp sau đó, các
tỉnh, thành phố phía Nam đã có ý thức tổ chức các cuộc liên hoan, thành lập
các CLB Đờn ca tài tử, tạo nên “sân chơi” nghệ thuật cổ truyền rộn ràng trong
dân. Và việc Đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh khẳng định giá trị truyền
thống của cha ông đã, đang và sẽ luôn được người dân gìn giữ và phát huy.

14


Chương 3: Lịch sử hình thành và phát triển của
nghệ thuật Đờn ca tài tử:
Vào đầu thế kỷ thứ XIX ở Nam Bộ đã có hai hình thức nghệ thuật đó là
Tuồng và Nhạc lễ. Tuồng là sân khấu diễn tích, âm nhạc lấy trống, kèn làm
nòng cốt, Nhạc lễ là ban nhạc chơi nhạc phục vụ hành lễ tín ngưỡng, lấy nhạc
cụ dây kéo và bộ gõ làm nòng cốt. Từ nhu cầu chơi nhạc, các nhạc công hoạt
động trong hai hình thức nghệ thuật này, cùng với những người yêu nhạc dựa
vào âm nhạc của hai hình thức nghệ thuật trên để sáng tạo ra phong trào “đờn
cây” (tức hòa đờn không có bộ gõ) để thoả mãn nhu cầu chơi nhạc trong
những lúc nông nhàn, trong những ngày rảnh rỗi. Phong trào đờn cây nhanh
chóng lan tỏa khắp các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
Đến cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhiều quan viên phụ trách các
ban nhạc triều đình nhà Nguyễn vào Nam theo phong trào Cần vương. Họ là
những người sớm biết kết hợp âm hưởng nhạc Nam Bộ với nhạc Huế để sáng
tác ra những bản nhạc Tài tử và mở các lớp dạy đờn khắp khắp hai miền
Đông, Tây Nam Bộ. Một số nhạc sư tiêu biểu thời bấy giờ là nhạc sư:
Nguyễn Quang Đại (tức Ba Đợi) (1880) ở Long An, nhạc sư Trần Quang
Diệm (1853 -1927) ở Mỹ Tho, là nội tổ của GS. Trần Văn Khê. Lê Bình An

(1862-1924) là cha của nhạc sư Lê Tài Khị (Hậu Tổ Nhạc Khị) ở Bạc Liêu,
Kinh lịch Trần Quang Quờn ở Vĩnh Long … Các Ông đã có nhiều năm
nghiên cứu, chỉnh sửa các bản đờn cổ, sáng tác các bản mới, rồi “tập hợp
thống nhất được những ban, nhóm đờn ca của hai vùng Đông-Tây Nam Bộ,
dựng nên dòng nhạc Tài tử”. là những người có công sáng tác bài bản, truyền
dạy đờn ca tài tử khắp Nam Bộ. Như vậy, từ phong trào đờn cây nhờ có các
nhạc sư từ kinh đô Huế vào đã tạo ra sự biến đổi về chất để âm nhạc đờn cây
trở thành hình thức âm nhạc cổ truyền mới: Đờn ca tài tử.
Để chơi đờn ca tài tử, người ta phải theo học các nhạc sư một thời gian
rất dài, thường phải mất hai đến ba năm mới thông thạo các bản đờn, các kỹ

15


thuật chơi đờn như: rung, nhấn rung, nhấn mổ, nhấn mượn hơi, mổ đơn, mổ
kép, mổ kềm dây; các cách đổ hột, rung cung của đờn dây cung kéo; các cách
chầy, hưởng, mổ bấm, bịt, day, chớp, búng, phi, rải của đờn tỳ bà. Nhờ vào
các ngón kỹ thuật này, người chơi mới chơi được các điệu và hơi trong bài
nhạc tài tử.
Đến nay, bài bản tài tử đã lên tới vài trăm bản. Trong vài trăm bản đó,
giới nhà nghề nhạc tài tử đã gút lại được 20 bản nhạc tiêu biểu đại diện cho
các làn hơi, Bắc, Hạ, Nam, Oán (Gồm hai thang âm: thang âm bắc và thang
âm nam) và được gọi là 20 bản tổ, như sau: trong làn hơi Bắc (thang âm
bắc)có các bài :Lưu Thủy, Phú lục, Bình Bán , Cổ bản, Xuân tình , Tây Thi.
Trong làn hơi hạ (Thang âm Bắc) có các bài: Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ
đối hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn giá, Tiểu khúc, trong làn hơi nam (thang
âm nam) có các bài: Nam Xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung, trong làn hơi oán
(thang âm nam) có các bài:Tứ đại oán, Phụng hoàng, Giang Nam, Phụng cầu.
Khi chơi 20 bản tổ cũng như chơi những bản đờn tài tử khác, người chơi
được phép ngẫu hứng sáng tạo, để sáng tác ngay khi trình diễn những nét giai

điệu mới mẻ trên cơ sở nhịp, câu, lớp, điệu (giọng), hơi, đã được quy định bởi
lòng bản.
Tất cả các nhạc sĩ chơi nhạc tài tử phải thuộc thấu đáo lòng bản của từng
bản nhạc tài tử. Có vậy khi hòa đờn họ mới nhanh chóng thoát khỏi sự ràng
buộc của lòng bản để ngẩu hứng trong “sáng tác” các câu đờn, chữ đờn mà
vẫn bảo đảm sự toàn vẹn bản hòa tấu nhạc tài tử.
Dàn nhạc hòa tấu nhạc tài tử truyền thống thường có có nhạc cụ: đờn
kìm, đờn tranh, đờn tỳ bà, đờn cò, đờn bầu, ống tiêu và song loan. Khoảng
nửa cuối thế kỷ XX có thêm hai nhạc cụ phương Tây là guitare và violon
tham gia vào dàn nhạc tài tử. Để hai nhạc cụ này tương thích với nhạc đàn tài
tử người ta đã cải tiến bằng cách khoét phím đàn guitare lõm xuống, gọi là
guitare phím lõm và thay đổi cách lên dây của cả hai cây đờn.

16


Trên cơ sở các bản nhạc tài tử, người ta viết lời ca để các ca sĩ hát. Lời ca
ra đời đã nhanh chóng trở thành công cụ đắc lực phát huy giá trị nghệ thuật và
chức năng giáo dục của Đờn ca Tài tử đối với công chúng - một công chúng
dân ca vốn có truyền thống tiếp nhận nội dung âm nhạc thông qua lời hát.
Không bao lâu sau, các ca sĩ trình diễn nhạc tài tử có lời đã thay đổi lối
ngồi ca (ca “salon”) bằng cách ca có diễn điệu bộ gọi là “Ca ra bộ”. Ban nhạc
tài tử biểu diễn Ca ra bộ được biết đến sớm nhất là ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho
của ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều) với cô Ba Đắc, người ca sĩ diễn ba vai
Bùi Kiệm, Bùi Ông và Kiều Nguyệt Nga trong bài ca Tứ đại oán tại hội chợ
đấu xảo ở Paris vào năm 1910. Ca ra bộ ra đời là tiền đề cho việc hình thành
sân khấu Cải lương Nam Bộ. Đến năm 1917, vở diễn Lục Vân Tiên của soạn
giả Trương Duy Toản được trình diễn ở Sa đéc. Nhiều người coi đây là vở Cải
lương đầu tiên. Vở Cải lương đã đánh dấu sự ra đời loại hình sân khấu truyền
thống thứ ba của Việt Nam sau sân khấu Tuồng và sân khấu Chèo. Nhờ vào

biểu mục nhạc tài tử phong phú, nhờ vào những giọng ca tài tử điêu luyện,
sân khấu Cải lương đã nhanh chóng phát triển và trở thành sân khấu ăn khách
nhất trong các loại hình nghệ thuật biểu diễn ở Nam Bộ suốt thế kỷ XX.
Ngược lại, sân khấu Cải lương cũng là tác nhân tích cực làm cho nhạc tài tử
lan tỏa tới mọi lớp người từ thành thị đến nông thôn Nam Bộ.
Nói đến sân khấu Cải lương, không thể không nhắc tới một bản nhạc có
tính chất sự kiện, đó là bản Vọng cổ. Tiền thân bản Vọng cổ là bản “Dạ cổ
hoài lang” do nhạc sĩ Sáu Lầu (Cao Văn Lầu) sang tác năm 1919 ở Bạc Liêu.
Hơn một năm, từ sân chơi Đờn ca tài tử, bản Dạ cổ hoài lang bước lên sân
khấu Cải lương. Kể từ đấy, nhờ vào những sáng tạo của nhiều danh ca, danh
cầm, khắp Nam Bộ. Đặc biệt là người Bạc Liêu như các nghệ sỉ Lư Hòa
Nghĩa, Nghệ sỉ Bảy cao, Nhạc sỉ Trần Tấn Hưng… bản Dạ cổ hoài lang đã
dần lột xác từ nhịp đôi đến nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nghịp 32 nhịp 64. cho đến
khi các danh ca , danh cầm xác định điểm thăng hoa của bài vọng cổ là đến
nhịp 32. một điểm đến vừa đủ để bản vọng cổ tỏa sáng và phát huy hết công
suất vừa đủ để các tác giả cổ nhạc gởi gấm lòng mình vào 6 câu vọng cổ.
17


Vọng cổ ra đời là một sự kiện âm nhạc lớn làm thay đổi diện mạo âm
nhạc của sân khấu cải lương. Dần dà, bản Vọng cổ cũng được giới chơi nhạc
tài tử yêu mến và trở thành bản nhạc không thể thiếu trong mỗi cuộc đờn ca
tài tử. Đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX các tác giả lồng ghép bản vọng cổ
vào tân nhạc và tạo nên mối lương duyên giửa Tân và cổ nhạc mà ta thường
gọi là Tân cổ giao duyên nghỉa là: trong bản vọng cổ từ 6 câu nhịp 32, tác giả
rút lại còn 4 câu 1-2 và 5-6 thêm vào đó 1 đoạn tân nhạc trước sau đó ca 2 câu
vọng cổ 1-2 kế tiếp 1 đoạn nhạc và ca 5 -6. củng có bài tác giả đưa 1 đoạn
nhạc vào hẳn 1 câu vọng cổ, thay gì mổi câu vọng cổ có 32 nhịp thì người ta
giành 16 nhịp để ca nhạc và 16 nhịp ca trở về vọng cổ. Tân cổ giao duyên ra
đời làm cho bản vọng cổ thêm mền mại tạo một luồng sinh khí mới trong bài

vọng cỏ.
Trong giới đờn ca tài tử, những người chơi phải thuộc làu lòng bản các
bản đàn. Khi chơi, họ được phép tự do sáng tạo ngẫu hứng thêm bớt các âm,
biến hóa tiết tấu, thay đổi cường độ, tạo chỗ ngưng nghỉ để cho ra một bè đàn
có tính cách rêng, kỹ thuật riêng của người nhạc sĩ chơi Đờn ca tài tử. Và cứ
như vậy, nếu có 4 người hòa tấu 4 nhạc cụ khác nhau trên cùng một lòng bản
họ sẽ cho ra 4 giai điệu có tánh cách khác nhau nhưng lại hợp thành “một tác
phẩm hoàn hảo”. Lối hòa đàn của Đờn ca tài tử được các nhà nghiên cứu âm
nhạc Việt Nam gọi là lối “hòa tấu biến hóa lòng bản”. PGS-Nhạc sĩ Hoàng
Đạm cho rằng “ “Biến hóa lòng bản” là một trong nhiều cách viết âm nhạc
khác nhau, mà từ lâu danh từ âm nhạc thế giới đã gọi là hétérophonie (hétéro
là dị dạng, biến hóa khác nhau; phonie là âm điệu, giai điệu)… Trung Quốc
gọi cách viết này là “chi thanh” hoặc “phức điệu chi thanh”.
Trước khi vào bản đờn chính, người chơi đờn tài tử phải chơi câu rao.
Câu rao là câu nhạc khởi đầu, rất ngẫu hứng của người chơi đờn. Câu Rao
không có nhịp phách cố định, không có lòng bản như bản đờn, người chơi câu
rao dựa trên cơ sở điệu và hơi của nhạc tài tử mà sáng tác. Câu rao “chẳng
những tạo một bầu không khí phù hợp với bản đờn, vui tươi cho bản Bắc,
nghiêm trang cho bản Nhạc, êm ả cho bản Xuân, buồn dịu cho bản Ai, mà còn
là một dịp để nhạc công thử dây đờn như người chơi kỵ mã thử ngựa, và lúc
18


đó người nhạc công có thể phô tài của mình hay tùy hứng sáng tác những
khúc mới lạ”.
Trước kia những người chơi Đờn ca tài tử là những nhạc sĩ tài tử, họ
không sống bằng nghề đàn hát. Họ chơi đờn một mình hoặc hòa đờn với nhau
chỉ nhằm mục đích tiêu khiển khi nhàn rỗi. Khi chơi họ phải chọn những
người bạn tri âm, tri kỷ, hiểu nhau từ cuộc sống đến nghệ thuật; hiểu nhau từ
ngón đờn, chữ đờn đến tài năng nghệ thuật. Bởi với họ, lối chơi nhạc tài tử là

đánh lên những âm thanh từ “tâm thức” để tạo ra một bản nhạc của “tâm thế”.
Vì vậy chơi nhạc tài tử chính là chơi “tâm tấu”, chơi nhạc bằng cả lòng mình.
Để có được điều đó, việc chọn bạn đờn và nơi để chơi đờn là điều vô cùng
quan trọng.
Về sau, khi phong trào chơi Đờn ca tài tử lan rộng, quần chúng có nhu
cầu thưởng thức, nhiều nhạc sĩ bậc thầy đã đứng ra thành lập các “ban nhạc
tài tử” để đi trình diễn các nơi. “Ban nhạc tài tử” ra đời đã tạo ra lối chơi nhạc
tài tử khác với lối chơi tiêu khiển trước đấy. Đó là lối biểu diễn nhạc tài tử
trên bục diễn trước khán giả. Người ta còn biết “Vào năm 1915 Nguyễn Tống
Triều và ban nhạc tài tử ở Mỹ Tho lên trình diễn ở nhà hàng Cửu Long Giang
bên cạnh chợ Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên nhạc tài tử lên sân khấu chuyên
nghiệp ở Sài Gòn”.
Song song với việc thành lập các ban nhạc tài tử, sân khấu Cải lương ra
đời đã sản sinh ra nhiều nhạc sư, nhiều danh cầm chơi nhạc tài tử lừng danh.
Họ là những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, họ luôn luôn phải
khổ luyện, phải sáng tạo, phải làm mới ngón đờn, chữ đờn của mình trong
từng đêm diễn. Sự khổ luyện, sự sáng tạo nghệ thuật ấy đã biến họ thành
những người điêu luyện trong trình diễn và nhạy bén trong sáng tạo các ngón
đờn, chữ đờn mới, bổ sung, làm phong phú nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.

19


Chương 4: Toàn cảnh sống động của
Đờn ca tài tử Nam Bộ - Việt Nam
1. Chân dung và “chủ nhân” của Đờn ca tài tử
1.1.Chân dung của Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử vừa bình dân, vừa bác học, ra đời ở miền Nam Việt Nam
vào cuối thế kỷ XIX, được sáng tạo trên cơ sở nhạc lễ, nhạc cung đình, nhạc
dân gian miền Trung và miền Nam. Đờn ca tài tử được sáng tạo không ngừng

nhờ tính “ngẫu hứng”, “biến hóa lòng bản” theo cảm xúc trên cơ sở 20 bài
gốc (bài tổ) và 72 bài nhạc cổ.
Đờn ca tài tử thực hành theo nhóm, câu lạc bộ (CLB) và gia đình. Người
chơi Đờn ca tài tử say mê hát, biểu đạt tâm tư, tình cảm và đờn “ngẫu hứng”
âm trang sức, sắc thái, nhịp điệu luôn được biến đổi mà vẫn đảm bảo tính
thống nhất khi cả nhóm hợp vào âm, nhịp chính ở giữa hay cuối câu nhạc.
Đờn ca tài tử được thực hành ở lễ hội, ngày giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt.
Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo. Người miền
Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu và di sản
quý giá của chính họ. Lễ giỗ Tổ được duy trì hàng năm vào ngày 12/8 âm
lịch.
Theo kết quả kiểm kê năm 2011, Việt Nam có hơn 29.000 người đang
thực hành nghệ thuật Đờn ca tài tử ở 21 tỉnh, thành miền Nam, gồm: An
Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước,
Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP. HCM,
Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà
Vinh, Vĩnh Long. Trong đó, những tỉnh, thành có nhiều người thực hành là
Bạc Liêu, Bình Dương, TP. HCM, Tiền Giang.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử chịu ảnh hưởng giao thoa với một số loại hình
di sản văn hóa khác ở miền Trung, miền Nam như nhạc lễ, hát bội, dân ca và
được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2012.
20


1.2.“Chủ nhân” của Đờn ca tài tử
“Chủ nhân” của nghệ thuật Đờn ca tài tử là những người thuộc nhiều
thành phần xã hội khác nhau như nông dân, ngư dân, công nhân, trí thức…,
họ thực hành theo nhóm, CLB và gia đình.
Người chủ nhân trực tiếp nắm giữ, thực hành và có trách nhiệm lưu
truyền di sản được đề cập bao gồm người dạy đờn (thầy đờn) là người có kỹ

năng, kỹ thuật đờn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy chơi các nhạc cụ;
người đặt lời (thầy tuồng) là người nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo
những bài bản mới; người dạy ca (thầy ca) là người nắm giữ tri thức, thông
thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân,
luyến; người đờn (danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca (danh ca) là
người thể hiện các bài bản bằng lời.
Những nghệ nhân nổi tiếng được liệt kê trong hồ sơ khoa học này là các
nghệ nhân Vĩnh Bảo (96 tuổi), Bạch Huệ (78 tuổi) ở TP. HCM, Tám Kỳ (68
tuổi) ở tỉnh Long An, Thanh Hiền (70 tuổi) ở tỉnh Tây Ninh, Nguyễn Thiện
Vũ (34 tuổi) ở tỉnh An Giang…
Ông Nguyễn Quang Đại, ông Lê Tài Khí (Nhạc Khị) được coi là hậu tổ những bậc thầy nổi tiếng, sau khi mất được cộng đồng tôn vinh, lập đền thờ.
Đầu thế kỷ XX, tại Bạc Liêu, ông Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã sáng tác bản Dạ
cổ hoài lang (vọng cổ) - bài hát nổi tiếng và phổ biến nhất của Đờn ca tài tử,
được cộng đồng tiếp nhận, phát triển từ nhịp 2 đến các nhịp 4, 16, 32 đến 64…
2. Đờn ca tài tử - loại hình sinh hoạt gắn kết cộng đồng
Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng bằng nghệ
thuật, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, trở thành cầu nối
cho sự giao tiếp của các cộng đồng, nhóm người và cá nhân; tạo nên sự hài
hòa, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững; đó là đờn ca tài tử Nam bộ Việt Nam

21


2.1.Bắt nguồn từ truyền thống
Đờn ca tài tử có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống
văn hóa đa dạng các cộng đồng miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đờn ca
tài tử là sự kế thừa, tích hợp giá trị âm nhạc Cung đình, dân gian; giao lưu,
tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Khmer, Hoa và phương Tây.
Trên bước đường tiếp biến, dung nạp nhiều giá trị văn hóa, Đờn ca tài tử
luôn khẳng định vai trò không thể thiếu trong đời sống xã hội người Việt

Nam, được cộng đồng các dân tộc trong khu vực tự nguyện chấp nhận; tự do,
bình đẳng tham gia thực hành, sáng tạo; góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa
Việt Nam. Mặt khác, Đờn ca tài tử luôn được bổ sung, làm mới bằng việc tích
hợp, tiếp thu giá trị văn hóa của những tộc người khác. Việc thực hành, sáng
tạo, thưởng thức, trao truyền Đờn ca tài tử giữa các thế hệ không vi phạm
quyền con người, vì mọi người đều có thể tự nguyện, bình đẳng tham gia,
không phân biệt dân tộc, tôn giáo, trình độ, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp…
Đờn ca tài tử phục vụ nhu cầu thực hành các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa
của cộng đồng, do đó bản thân Đờn ca tài tử đã mang tính gắn kết cộng đồng.
Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, cộng đồng còn giới thiệu và bảo tồn
các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công…
2.2.Gắn kết trong cách chơi
Có một minh chứng sống động nhất về tính gắn kết cộng đồng của Đờn
ca tài tử là những người chơi luôn tôn trọng, quý mến, học hỏi nhau không chỉ
ở tài năng nghệ thuật mà cả trong văn hóa ứng xử, đạo đức, góp phần gắn kết
cộng đồng, xã hội hướng tới cái đẹp, cái thiện. Và vì Đờn ca tài tử là loại hình
nghệ thuật trình diễn phổ biến, bình dân phản ánh tâm tư, tình cảm của người
dân miền Nam Việt Nam ở miệt vườn, sông nước với lối sống cần cù, phóng
khoáng, cởi mở và can trường, nên Đờn ca tài tử khuyến khích được sự sáng
tạo và thưởng thức nghệ thuật, không chỉ với những người chơi mà cả đối với
công chúng nói chung.
22


Đờn ca tài tử gắn kết cộng đồng từ chính bản chất của mình, ngoài ra còn
thể hiện ở cách truyền dạy. Đờn ca tài tử được truyền dạy theo hai hình thức,
thứ nhất là truyền ngón, truyền khẩu trực tiếp kỹ thuật đờn, ca của thầy cho
học trò tại nhóm, câu lạc bộ hoặc tại nhà thầy; đặc biệt rất phổ biến là hình
thức truyền dạy trong gia đình, dòng họ; thứ hai là truyền ngón, truyền khẩu
kết hợp với giáo án, bài giảng (nốt ký âm theo kiểu phương Tây và chữ nhạc

Việt Nam) tại một số trường văn hóa - nghệ thuật ở một số địa phương và
quốc gia. Tính gắn kết cộng đồng thể hiện đậm nét ở chỗ, người học ca học
những bài truyền thống trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn nhá, luyến láy tinh tế
theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc cho phù hợp với bạn diễn và thẩm mỹ
cộng đồng. Người đờn dạo nhạc mở đầu (rao), người ca mở đầu bằng lối nói
để tạo không khí, gợi cảm hứng cho bạn diễn và người thưởng thức. Họ dùng
tiếng đờn và lời ca để “đối đáp”, “phụ họa” tạo sự sinh động và hấp dẫn của
dàn tấu.
Ngày nay, Đờn ca tài tử vừa là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng
vừa là hoạt động văn hóa góp phần phục vụ du lịch bền vững ở các địa
phương.
3. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Đờn ca tài tử
Một trong những tiêu chí Tổ chức UNESCO quy định đối với một di sản
văn hóa là quốc gia thành viên phải chứng minh được rằng: Việc ghi danh di
sản này sẽ góp phần đảm bảo tầm nhìn rõ ràng hơn về di sản và nhận thức về
tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể và các đối thoại, qua đó phản
ánh tính đa dạng của văn hóa trên thế giới và chứng minh được sự sáng tạo
của nhân loại…
3.1.Nhìn đúng tầm một di sản văn hóa
Trước mắt, việc ghi danh di sản vào danh sách đại diện sẽ có đóng góp
đặc biệt vào tầm nhìn đối với di sản văn hóa phi vật thể nói chung và nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của nó ở cấp độ địa phương, quốc gia và
quốc tế. Nhìn đúng tầm không chỉ có ý nghĩa tôn vinh giá trị di sản mà còn
23


khuyến khích thúc đẩy sự gìn giữ và phát huy, đề xuất kịp thời những biện
pháp cấp thiết bảo vệ di sản.
Đờn ca tài tử được ghi danh sẽ góp phần nhận diện một loại hình nghệ
thuật trình diễn độc đáo mang tính sáng tạo, ngẫu hứng; tôn vinh giá trị sáng

tạo nghệ thuật của những người lao động, khuyến khích cộng đồng nhận diện
giá trị di sản, tự nguyện tham gia thực hành, sáng tạo, truyền dạy và bảo vệ.
Việc ghi danh Đờn ca tài tử còn có ý nghĩa gắn kết cộng đồng thông qua
các hình thức bảo vệ, lưu truyền và gìn giữ, phát huy những giá trị độc đáo
của Đờn ca tài tử, tạo cơ sở khẳng định bản sắc văn hóa của cư dân các cộng
đồng, nhóm và cá nhân; ghi nhận khả năng gắn kết yếu tố văn hóa bác học và
dân gian - một đặc trưng độc đáo được nhìn nhận của loại hình di sản văn hóa
này; từ việc công nhận đến những giai đoạn tiếp sau là phổ biến rộng rãi loại
hình di sản này đến khắp quốc gia, vùng miền, rộng hơn là phạm vi quốc tế sẽ
thúc đẩy quá trình tiếp thu và sáng tạo yếu tố văn hóa quốc tế, góp phần tạo
nên sự da dạng văn hóa của quốc gia, quốc tế.
3.2.Tôn trọng tính đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của nhân loại
Trước mắt, việc ghi danh Đờn ca tài tử vào danh sách di sản văn hóa đại
diện của nhân loại sẽ khuyến khích sự đối thoại giữa các cộng đồng, nhóm
người và cá nhân. Cụ thể, việc ghi danh sẽ tạo điều kiện giao lưu, giới thiệu,
chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi giữa các thành viên trong gia đình, nhóm, câu
lạc bộ; tăng cường sự hiểu biết, tôn trọng sự sáng tạo, tính đa dạng trong nghệ
thuật trình diễn, gắn kết các cá nhân, nhóm, câu lạc bộ, tạo thành mạng lưới
những người thực hành Đờn ca tài tử trong khu vực. Ngoài ra, việc ghi danh
Đờn ca tài tử còn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng và chính
quyền địa phương, quốc gia trong việc nghiên cứu, tư liệu hóa, thực hành,
trao truyền và giáo dục di sản.
Ở tầm quốc tế, việc ghi danh Đờn ca tài tửsẽ nâng cao sự tôn trọng đối
với tính đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của nhân loại. Đó là khẳng định sự
đánh giá cao của quốc tế đối với Đờn ca tài tử, là sự khích lệ tinh thần để
24


cộng đồng chủ động tham gia thực hành truyền dạy và phát huy giá trị di sản
của chính mình.

Bằng việc ghi nhận và khẳng định những giá trị độc đáo, mang tính đặc
trưng; Đờn ca tài tử khi gia nhập vào danh sách di sản văn hóa đại diện sẽ
thúc đẩy giao lưu, hội nhập, tiếp biến, bản địa hóa văn hóa thế giới một cách
sáng tạo và phù hợp với truyền thống văn hóa, thẩm mỹ nghệ thuật của các
cộng đồng cư dân bản địa. Sự nhìn nhận đúng tầm và tôn vinh kịp thời một di
sản văn hóa thế giới mới còn có ý nghĩa quốc tế là khuyến khích các cộng
đồng, dân tộc khác quan tâm nhận diện rõ hơn về giá trị di sản của mình để có
biện pháp bảo vệ phù hợp; đồng thời khuyến khích sự hợp tác quốc tế trong
việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của nhân loại.
Nhìn từ bản chất nghệ thuật và quá trình sáng tạo nên một di sản văn hóa
được thế giới công nhận, việc ghi danh Đờn ca tài tử nói riêng và những loại
hình di sản văn hóa thế giới khác nói chung còn thể hiện rõ nét sự tôn trọng
quyền sáng tạo và thụ hưởng văn hóa, tính ngẫu hứng của cá nhân và cộng
đồng trong quá trình thực hành nghệ thuật.
Đánh giá đúng bản chất, nâng cao nhận thức và nhận diện được tầm quan
trọng của một loại hình di sản có ý nghĩa đặc biệt trong nhiệm vụ đề ra những
biện pháp cấp thiết và lâu dài để bảo vệ di sản đó.
4. Các biện pháp bảo vệ di sản
Việc giới thiệu và tôn vinh đờn ca tài tử đã được các tỉnh, thành phố có
nghệ thuật Đờn ca tài tử quan tâm với nhiều hình thức. Khi được công nhận là
di sản văn hóa thế giới, những nỗ lực bảo vệ di sản như đã qua chưa đủ; cần
phải có thêm nhiều biện pháp bảo vệ rộng hơn, sâu hơn để Đờn ca tài tử xứng
tầm được tôn vinh, đồng thời có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc lưu
truyền cho hậu thế…
4.1.Những nỗ lực bảo vệ di sản
Để giới thiệu và tôn vinh Đờn ca tài tử, nhiều chương trình biểu diễn,
sáng tạo đã được cộng đồng nhiệt tình hưởng ứng như: Liên hoan Đờn ca tài
25



×