Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc điều trị vết thương tại xã ngọc thanh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 55 trang )

9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

======

CAO THỊ THANH HƯỜNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI
NGUYÊN CÂY THUỐC ĐIỀU TRỊ VẾT
THƯƠNG TẠI XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ
PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

9

KHOA SINH – KTNN

======

CAO THỊ THANH HƯỜNG

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI
NGUYÊN CÂY THUỐC ĐIỀU TRỊ VẾT


THƯƠNG TẠI XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ
PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THẾ CƯỜNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được những sự
giúp đỡ vô cùng quý báu của thầy giáo hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế
Cường và TS. Hà Minh Tâm, thầy đã tận tâm dìu dắt, hướng dẫn tôi trong quá
trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa
Sinh - KTNN và các thầy cô trong tổ Thực vật - Vi Sinh đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận của mình.
Do hạn chế về thời gian và bước đầu làm quen với nghiên cứu
khoa học mới nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2018
Sinh viên

Cao Thị Thanh Hường



LỜI CAM ĐOAN

Để đảm báo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn tài nguyên cây
thuốc điều trị vết thương tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thế Cườngvà TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả nghiên cứu trong
khóa luận là trung thực và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được
ghi rõ nguồn gốc.
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 4 năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................... 2
4. Điểm mới của đề tài......................................................................................... 2
5. Bố cục của khóa luận ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Sơ lược về đa dạng cây thuốc trên thế giới và trong khu vực....................... 3
1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở trong nước................. 4
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 8
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 8
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 8
2.2.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 8
2.2.2. Địa hình ...................................................................................................... 8
2.2.3. Khí hậu thủy văn ........................................................................................ 9

2.2.4. Tài nguyên động thực vật rừng ................................................................. 9
2.2.5. Thực trạng kinh tế - xã hội nơi nghiên cứu ........................................... 10
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 10
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 10
2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 13
3.1. Thành phần loài thực vật có tác dụng chữa lành vết thương tại xã
Ngọc Thanh ....................................................................................................... 13
3.2. Đa dạng theo bộ phận sử dụng.................................................................. 21
3.3. Đa dạng về công dụng ................................................................................ 23
3.4. Một số thông tin về phân loại .................................................................... 25


3.4.1. Lông cu li (Cibotium barometz (L.) J. Sm), họ Lông Cu Li .................. 25
3.4.2. Giần sàng (Cnidium monnierii (L.) Cusson, họ Hoa Tán .................... 25
3.4.3. Bùi xanh, Nhựa ruồi lá nhỏ, Cương mai, Giả thanh mai, Tam hoa
đông thanh (Ilex viridis Champ. ex Benth.), họ Trâm Bùi (Nhựa Ruồi)...... 26
3.4.4. Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms), họ Nhân Sâm .................. 26
3.4.5. Cứt lợn (Ageratum conyzoides L.), họ Cúc ............................................ 28
3.4.6. Đại bi (Blumea balsamifera (L.)) DC, họ Cúc ...................................... 30
3.4.7. Bứa (Garcinia oblongifolia Champ.), họ Bứa ....................................... 31
3.4.8. Vông đỏ quả tròn (Alchornea trevioides (Benth.) Muell. -Arg), họ
Thầu Dầu............................................................................................................ 32
3.4.9. Chòi mòi chùm đơn (Antidesma poilanei Gagnep.), họ Thầu Dầu ...... 33
3.4.10. Giâu da đất (Baccaurea ramiflora Lour.), họ Thầu Dầu .................... 34
3.4.11. Bọt ếch lưng bạc (Glochidion lutescens Blume), họ Rau Muối .......... 35
3.4.12. Bùng bục (Mallotus barbatus Muell. -Arg.), họ Thầu Dầu ............... 36
3.4.13. Si, Gừa, Si quả nhỏ (Ficus microcapa L.f.), họ Dâu Tằm ................... 37
3.4.14. Găng (Randia canthioides Champ.), họ Cà Phê .................................. 38
3.4.15. Cam thảo nam (Scoparia dulcis L.), họ Hoa Mõm Chó ...................... 39

3.4.16. Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.), họ Cà.................................. 40
3.4.17. Dung đất (Symplocos racemosa Roxb), HỌ DUNG ............................ 40
3.4.18. Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.), họ Cỏ Roi Ngựa........................ 42
3.4.19. Chìa vôi (Cissus repens Lank.), HỌ NHO ........................................... 42
3.4.20. Củ nâu (Dioscorea cirrhosa Lour.), họ Củ Nâu .................................. 43
3.4.21. Lan trúc (Arumdina graminifolia (D. Don) Hochr.), họ Lan ............ 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 46


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Ảnh 3.1. Cibotium barometz L. .......................................................................... 25
Ảnh 3.2. Polyscias fruticosa L. .......................................................................... 28
Ảnh 3.3. Ageratum conyzoides L. ...................................................................... 29
Ảnh 3.4. Blumea balsamifera L. ........................................................................ 31
Ảnh 3.5. Alchornea trevioides Benth ................................................................ 32
Ảnh 3.6. Antidesma poilanei Gagnep................................................................ 33
Ảnh 3.7. Baccaurea ramiflora Lour.................................................................. 34
Ảnh 3.8. Glochidion lutescens Blume ............................................................... 35
Ảnh 3.9. Mallotus barbatus Muell. -Arg. .......................................................... 36
Ảnh 3.10. Ficus microcapa L.f. ......................................................................... 37
Ảnh 3.11. Randia canthioides Champ. ............................................................. 38
Ảnh 3.12. Scoparia dulcis L. .............................................................................. 39
Ảnh 3.13. Symplocos racemosa Roxb ............................................................... 41
Ảnh 3.14. Cissus repens Lank ........................................................................... 43


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc hệ thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh(2001) .... 9

Bảng 3.1. Danh lục các loài thực vật có tác dụng chữa lành vết thương tại xã
Ngọc Thanh ........................................................................................................ 13
Bảng 3.2 Sự phân bố số loài trong các họ ........................................................ 20
Bảng 3.3. Mức độ sử dụng các bộ phận ở các loài ............................................ 22
Bảng 3.4. Đa dạng về cách sử dụng .................................................................. 23


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, cây thuốc dân gian luôn mang một giá trị to lớn. Đây là
nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương
trong việc trong việc phòng chữa bệnh. Ngoài ra, nó còn có giá trị bảo tồn nguồn
gen, cung cấp nguyên liệu dược cho công tác chế biến, sản xuất thuốc và diều trị
bệnh.
Con người trên thế giới hiện nay có xu hướng tìm đến các loại thảo mộc
thiên nhiên. Chúng không những chữa khỏi bệnh, ít gây hại cho cơ thể mà còn
rất dễ chế biến và sử dụng hàng ngày.
Vốn là một đất nước được thiên nhiên ưu ái, nằm trong vung nhiệt đới gió
mùa, Việt Nam có một thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với hơn
12.000 loài thực vật bậc cao khác nhau. Hiện đã tìm thấy được hơn 4.000 loại
thảo mộc có khả năng chữa bệnh.
Xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với tổng diện tích lên
tới 170,3 ha, thuộc địa phận. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái với thảm thực vật
khá đa dạng và phong phú.Tại địa phương có cộng đồng người bản địa (Kinh,
Sán Dìu…) sinh sống với tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc phong
phú. Tuy nhiên tìm hiểu và nghiên cứu vón tri thức quý báu này còn rất hạn chế.
Vì vậy để góp phần bổ sung thêm cho việc nghiên cứu về các loài thực vật
có tác dụng làm thuốc ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận
biết và sử dụng các loài thực vật có tác dụng làm thuốc ở Việt Nam, chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn tài nguyên

cây thuốc điều trị vết thương tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc”.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về xác định thành phần các loài thực vật
có tác dụng làm thuốc ở xã Ngọc Thanh một cách hệ thống, làm đầy đủ thêm
cho việc nghiên cứu các loài thảo mộc có tác dụng làm thuốc ở Việt Nam và cho
những nghiên cứu có liên quan.
Là nguồn tư liệu cho các nghiên cứu khác về cây thuốc khi thực hiện trên
địa phận Ngọc Thanh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Kết quả của đề tài góp phần bổ sung kiến thức về tài nguyên thực vật.
Kết quả của đề tài phục vụ cho các ngành ứng dụng, y - dược, sinh thái, tài
nguyên sinh vật, đa dạng sinh học, bảo tồn các loài thuốc và chuẩn bị cho việc
đánh giá toàn diện về giá trị làm thuốc của hệ thực vật xã Ngọc Thanh.
Ý nghĩa thực tiễn:
Phục vụ trực tiếp việc sử dụng và bảo tồn các loài nghiên cứu.
Kết quả của đề tài phục vụ cho việc khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài
nguyên cây thuốc xung quanh khu vực con người sinh sống, mang lại lợi ích
chung cho cộng đồng, sử dụng các bài thuốc góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống.
4. Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu xác định tổng quan các loài thực vật
có tác dụng chữa lành vết thương ở khu vực xã Ngọc Thanh.
5. Bố cục của khóa luận
Gồm 54 trang, 4 bảng, 2 biểu đồ và 14 ảnh được chia thành các phần

chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 9 trang), chương
2 (Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 6 trang), chương 3 (Kết quả nghiên
cứu: 38 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo (20 tài liệu).

2


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về đa dạng cây thuốc trên thế giới và trong khu vực
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 1985 trên thế
giới đã có khoảng 20.000 loài thực vật được sử dụng trực tiếp làm thuốc chữa
bện, hoặc được sử dụng làm nguyên liệu để cung cấp các hoạt chất tự nhiên
dùng làm thuốc. Cho đến nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới chưa
có con số cụ thể, số lượng các loài cây thuốc và cây có độc ước tính từ 30.000
đến 70.000 loài. Nguồn tài nguyên cây thuốc và cây có độc trên thế giới tập
trung chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu
Mỹ, khu vực Đông Nam Á, khu vực Ấn Độ - Malaixia, khu vực Tây Phi. Vùng
nhiệt đới châu Á ước tính có khoảng gần 10.000 loài thực vật có hoa được dùng
làm thuốc [12, 14].
Lịch sử nghiên cứu về sử dụng cây thuốc trên thế giới được ghi nhận có từ
rất lâu. Theo “Thần nông bản thảo”, khoảng 5.000 năm trước đây người Trung
Quốc cổ đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc để phòng và chữa bệnh. Đến
thời nhà Hán (năm 168 trước CN) trong cuốn sách “Thủ Hậu cấp phương” đã
thống kê 52 đơn thuốc trị bệnh từ các loài cây cỏ. Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời
Trân đã thống kê 1.200 vị thuốc trong có nguồn gốc từ thực vật và động vật
trong tập“Bản thảo cương mục”. Hiện nay, tại Trung Quốc đã thống kê được
khoảng 8.000 loài cây, Ấn Độ đã nghiên cứu và sử dụng khoảng 7.500 loài cây
thuốc trong điều trị bệnh trực tiếp hoặc cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc.
Tại khu vực Đông Nam Á có khoảng 9.000 loài [11].
Tại các quốc gia đang phát triển và chưa phát triến, có tới 80% dân số tỏ ra

tín nhiệm với việc chăm sóc sức khoẻ bằng y học cổ truyền, mà trong đó cây cỏ là
nguồn thuốc chủ yếu được sử dụng. Trung Quốc có nền y học dân tộc phát triển,
nên trong số các loài cây thuốc đã biết hiện nay có đến 80% số loài là được sử dụng
theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc. Chỉ riêng ở Trung Quốc, nhu cầu sử

3


dụng cây thuốc vào khoảng 1.600.000 tấn/năm, với tỷ lệ gia tăng hàng năm
khoảng 9%. Tỷ lệ này ở châu Âu và Bắc Mỹ khoảng 10%/ năm.
Theo một hướng khác, nghiên cứu cây thuốc trên thế giới được tập trung
theo các mục đích ứng dụng cụ thể. Nhiều công trình theo hướng này đã được
công bố trong những năm gần đây: các loài cây thuốc chữa bệnh ung thư, các
loài cây thuốc chữa bệnh tiểu đường, v.v.... Tài nguyên thực vật là đối tượng
quan trọng để sàng lọc tìm ra các thuốc mới. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã sàng
lọc đến trên 35.000 trong số trên 250.000 loài thực vật đã biết trên khắp thế giới
để tìm và đã phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư,
25% đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng chế phẩm có dược tính mạnh có nguồn gốc từ
thực vật. [11, 12, 14].
1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở trong nước
Tình hình điều tra, thống kê nguồn tài nguyên cây dược liệu ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có địa
hình và thổ nhưỡng rất đa dạng, có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, là một
trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa dạng sinh học cao trên thế
giới. Theo các tài liệu đã công bố gần đây, Việt Nam có khoảng trên 15000 loài
thực vật, trong đó ngành Tảo có khoảng gần 2200 loài, ngành Rêu khoảng 480
loài, ngành Khuyết lá Thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút
2 loài, ngành Dương xỉ khoảng gần 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành
Hạt kín khoảng trên 12000 loài. Trong đó, có rất nhiều loài đã và đang có triển
vọng được sử dụng làm thuốc.

Trong lịch sử, Việt Nam đã có nhiều danh y nghiên cứu, thống kê về các
loài cây thuốc. Đáng chú ý nhất là Tuệ Tĩnh, (vào thế kỷ XIV) đã biên soạn bộ
“Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam, trong đó có 241 vị
thuốc có nguồn gốc thực vật. Nhưng các nghiên cứu về các loài cây thuốc ở Việt
Nam thực sự có nhiều ghi nhận từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong số

4


các công trình đã được công bố đáng chú ý là bộ sách “Dược liệu học và các vị
thuốc Việt Nam”,gồm 3 tập do Đỗ Tất Lợi biên soạn năm 1957, năm 1961 tái
bản in thành 2 tập. Trong đó tác giả mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây
thuốc Nam . Từ 1962 - 1965 Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc
và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Lần tái bản thứ 7 (1995) số loài cây thuốc
được nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái bản thứ 13, năm
2005. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây
thuốc, trong đó có 150 loài mới phát hiện trong“Sổ tay cây thuốc Việt Nam”,...
[13, 18, 20].
Viện Dược liệu cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở
2.795 xã, phường, thuộc 351 Huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Kết quả được đúc kết trong “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”, “Danh
lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Atlas (bản đồ) cây thuốc”,.... đã xác định ở Việt
Nam hiện có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ, của 9 ngành và nhóm thực vật
bậc cao cũng như bậc thấp. Năm 2012, trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt
Nam” (bộ mới), Võ Văn chi giới thiệu 4.472 loài cây thuốc thuộc 1.862 chi,
trong 338 họ, của 9 nhóm, ngành từ sinh vật tiền nhân đến ngành Ngọc lan [19].
Những nghiên cứu, đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của
nguồn tài nguyên cây thuốc
Việt Nam là ngôi nhà chung của 54 dân tộc, trong đó cộng đồng người
Kinh (Việt) có tỷ lệ dân số lớn nhất, chủ yếu phân bố ở các vùng châu thổ.Các

dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở các khu vực đồi núi, có thành phần đa dạng,
bao gồm các nhóm dân tộc Tày-Thái, Hmông-Dao, Tạng - Miến ở miền núi phía
Bắc; các nhóm dân tộc sinh sống ở miền Trung và miền Nam chủ yếu thuộc
nhánh ngôn ngữ Môn-Khmer; nhóm các dân tộc Cơ tu, Ê đê – Gia Rai – Mơ
nông… sinh sống dọc ven biển miền Trung và Tây Nguyên. Mỗi dân tộc có tập
quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc khác nhau.

5


Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc ở Việt
Nam,….Nhiều công trình điều tra về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các
dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những năm vừa qua. Trong
thời gian 2000 - 2016, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã triển khai
nghiên cứu tại các cộng đồng dân tộc người H'mông, Dao, Tu Dí, Mường, Thái,
Khơ Mú, Tày, Nùng, Hoa tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà
Giang . Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự nghiên cứu khá chi tiết thành phần loài
cây thuốc của dân tộc Thái tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An,...
Các nghiên cứu trên cho thấy, cộng đồng các dân tộc ở nước ta có nhiều
tri thức quý giá và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc độc đáo để phòng và chữa
bệnh. Nhiều bài thuốc dân tộc có hiệu quả điều trị cao đã được thu thập và đưa
vào nghiên cứu thực nghiệm. Đồng thời, đã phát hiện nhiều loài cây thuốc mới,
đặc biệt là các công dụng mới của nhiều loài cây thuốc. Như vậy, nghiên cứu tri
thức sử dụng cây thuốc trong truyền thống của các dân tộc thiểu số còn góp phần
sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên cây thuốc nước ta.
Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc đã được biết đến ở Việt Nam hiện nay,
phần lớn được sử dụng theo kinh nghiệm trong nhân dân. Số loài được xác minh
khoa học về giá trị, cơ chế chữa bệnh (kể cả nguồn tài liệu của nước ngoài) chỉ
chiếm khoảng 20 - 30%. Chúng được sử dụng để điều trị từ các chứng bệnh
thông thường mắc phải trong cuộc sống hàng ngày, như: Cảm sốt, cảm lạnh,

cầm máu - làm lành vết thương, ăn uống khó tiêu, bong gân - sai khớp do ngã,
bó - nắn gãy xương,… cho đến cả một số bệnh nan y khó chữa như bệnh tim
mạch, gan, thần kinh, tiểu đường,…. Trong một số công bố gần đây về 920 loài
cây thuốc, các tác giả của công trình đã liệt kê ra được 64 loại bệnh chứng đã
được điều trị bằng cây thuốc theo cách cổ truyền. Đối với một số loại bệnh nan
giải về: Gan, thận, đau dạ dày, thấp khớp, gãy xương, rắn cắn,… Nhìn chung,

6


người dân tỏ ra có tín nhiệm hơn khi điều trị bằng cây thuốc theo kinh nghiệm
của Y học cổ truyền.
Số liệu thống kê của ngành Y tế (giai đoạn trước 2010), mỗi năm ở Việt
Nam tiêu thụ từ 30.000 - 50.000 tấn các loại dược liệu khác nhau. Trên 2/3 khối
lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong
nước. Riêng từ nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi
năm. Tuy vậy, khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ 200 loài
được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó,
còn nhiều loài cây thuốc khác vẫn được thu hái sử dụng tại chỗ trong cộng đồng,
hiện chưa có con số thống kê cụ thể,..v.v. Mặt khác, nghiên cứu về giá trị kinh tế
của cây thuốc ở Việt Nam (trước 2010), cho thấy dược liệu để xuất khẩu mỗi
năm từ 5.000 đến gần 10.000 tấn, với giá trị khoảng 15 triệu USD,..v.v. Việt
Nam còn xuất khẩu một số bán thành phẩm thuốc dưới dạng hoạt chất như:
Berberin, palmatin, rotundin, rutin,… Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu được
thuốc hoạt chất như: Artemisinin, Artesunat,… và nhiều dạng thuốc Đông dược
khác. Trong khối công nghiệp dược, cả nước có 286 cơ sở sản xuất dược phẩm
(bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty, tổ hợp sản xuất, tư nhân) đang
sản xuất 1.294 loại dược phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thực vật hoặc chất
chiết xuất từ thực vật, chiếm 23% số loại dược phẩm được phép sản xuất và lưu
hành từ năm 1995 - 2000, sử dụng 435 loài cây cỏ. Nhu cầu dược liệu cho khối

công nghiệp dược khoảng 20.000 tấn/năm và cho xuất khẩu khoảng 10.000
tấn/năm. Theo số liệu năm 1998, Tổng Công ty Dược Việt Nam đã xuất khẩu
được 13 triệu USD, trong đó dược liệu, tinh dầu và các hoạt chất từ cây thuốc
chiếm 74%. Tiềm năng xuất khẩu dược liệu có thể đạt 40 - 50 triệu USD [15,
16].

7


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật có tác dụng làm thuốc chữa vế thương tại xã Ngọc Thanh,
thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Theo vũ xuân phương
2002. [13].
2.2.1. Vị trí địa lí
Khu vực xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc cách trung tâm thị xã
Phúc Yên khoảng 35 km về phía Bắc.
Với diện tích 170,3 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều rộng
trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng
300 m).
Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Phía Đông và phía Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, thị
xã Phúc Yên.
Phía Tây giáp vùng ngoại vi Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Tam Đảo,
tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.2. Địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông Nam dãy núi Tam Đảo thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc. Đây thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh, là phần kéo

dài về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp với xu
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam.
Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với
nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính, độ dốc trung bình từ 15-300,
nhiều nơi dốc đến 30-350, điểm cao nhất là 520 m (điểm cực đông thuộc đỉnh
núi Đá trắng).

8


2.2.3. Khí hậu thủy văn
Đây là vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng khí hậu chung của đồng
bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22-230C, tập trung không đều,
tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Còn mùa lạnh vào các
tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ cao điểm trong các tháng nóng nực lên
đến 400 C, nhiệt độ lạnh nhất tới 40 C. Nhìn chung nhiệt độ trung bình vào mùa
hè từ 27-290 C, trung bình vào mùa đông là 16-170 C.
Lượng mưa từ 1.100-1.600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào
mùa hè từ tháng 6-8 hàng năm, ở đây có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa Đông
Bắc (từ tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng
9). Độ ẩm trung bình là 80%. Là khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đổ vào
hồ Đại Lải.
2.2.4. Tài nguyên động thực vật rừng
Khu hệ động vật: theo kết quả điều tra năm 2003 của phòng động vật có
xương sống - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, đã xác định thành phần
phân loại của 5 lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng thuộc 25 bộ, 99 họ,
461 loài.
Khu hệ thực vật: được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1.1. Cấu trúc hệ thực vật tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh(2001)
Ngành


Số họ

Số chi

Số loài

Thông đất (Lycopodiophita)

2

3

6

Cỏ tháp bút (Equisetophyta)

1

1

1

Dương xỉ (Polypodiophyta)

19

35

67


Thông (Pinophyta)

2

2

4

Ngọc Lan (Magnoliophyta)

147

628

1148

Tổng

171

669

1226

9


Hiện trạng thảm thực vật: thảm thực vật trên khu vực hoàn toàn là trạng
thái thảm thực vật thứ sinh nhân tác từ trảng cỏ, trảng cây bụi đến rừng thứ sinh

phục hồi tự nhiên hay rừng trồng.
2.2.5. Thực trạng kinh tế - xã hội nơi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh nơi có diện tích đất
lâm nghiệp chiếm 51,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã, với mật độ dân số
139 người/km2, dân tộc Kinh chiếm khoảng 53%, dân tộc thiểu số chiếm 47%,
thu nhập bình quân trên đầu người 3,5 triệu đồng/người/năm.
Trong khu vực nghiên cứu không có dân sinh sinh sống, tuy nhiên do tập
quán của người dân quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu
những tác động tiêu cực như: thả gia súc sau mùa vụ, lấy củi, lấy măng và khai
thác lâm sản ngoài gỗ.
Những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội
của Nhà nước nên đã có những tác động tích cực đến đời sống của nhân dân
trong xã; tổng giá trị thu nhập tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán sinh
sống của nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong
rừng đã có từ lâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của người dân vẫn chưa cao: rừng
bị chặt phá để lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng,... Các nguyên nhân này đã làm cho
diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, tính đa dạng của sinh vật giảm sút, hệ
thực vật rừng bị suy thoái (nhiều cây gỗ lớn, quý hiếm không còn) tạo nên nhiều
thảm cỏ, thảm cây bụi.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2016 đến tháng 5/2017.
2.4. Nội dung nghiên cứu
a. Điều tra, khảo sát thực địa thu mẫu vật. Xử lý mẫu trong phòng thí
nghiệm.

10


b. Xác định tên khoa học của các mẫu thu được. Tìm hiểu thông tin thực vật
và giá trị làm thuốc của các loài.

c. Đánh giá đa dạng cây thuốc.
d. Đánh giá đặc điểm phân bố và nơi sống của các loài cây thuốc bị đe dọa,
quý hiếm, có giá trị bảo tồn và các loài đặc hữu.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu xác định thành phần các loài thực vật có tác dụng làm
thuốc chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp phổ biến hiện nay, theo
Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [18] và Gary. J Martin [9], cụ thể như sau :
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những
tư liệu, kết quả liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã báo cáo
tổng kết công khai, công bố, đăng tải trên các phương tiện thông tin chính thức.
Trên cơ sở các thông tin và số liệu thu thập được, đánh giá hiện trạng thảm
thực vật.
Điều tra, thống kê, phân tích: Đánh giá thực trạng tình hình kinh tế-xã
hội tác động đến tính đa dạng thực vật của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên ở nơi
nghiên cứu.
Điều tra thực địa: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập các dữ liệu về phân loại (thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép
các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi,… và các đặc điểm khác); thu thập số
liệu về đa dạng sinh học (số lượng, chất lượng, diễn biến về số lượng và chất
lượng), tình trạng suy thoái trong những vùng tiểu sinh thái cụ thể về các loài ở
nơi nghiên cứu để làm tốt công tác điều tra thực địa.
Phân tích và xử lý số liệu:
Để tra cứu nhận biết các họ, chúng tôi căn cứ vào Cẩm nang tra cứu và
nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1]
và Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [17].

11


Để xác định giới hạn và vị trí phân loại của các họ và loài, chúng tôi dựa

vào Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của
Nguyễn Tiến Bân (1997) và các công trình của Takhtajan (1997, 2009) [1].
Để xác định tên khoa học các loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt Nam
của Phạm Hoàng Hộ (1999-2003) [1, 2]. Nếu vẫn còn nghi ngờ kết quả, chúng
tôi tiến hành thu mẫu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại.
Để chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực vật
Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003, 2005) [2] và Trung tâm
nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học quốc gia Hà Nội công bố năm
2001 [20].
Để đánh giá về giá trị tài nguyên (khoa học và giá trị sử dụng), chúng tôi
căn cứ vào điều tra thực địa và tài liệu: Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và Sách đỏ
Việt Nam (2007) do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, Từ điển cây thuốc của
Võ Văn Chi (1997) [12, 15].
Các loài được định loại theo phương pháp hình thái so sánh.
Danh pháp và sắp xếp các taxon được xử lý theo www.theplantlist.org và
www.tropicos.org.
Hiện trạng của các loài đánh giá theo tiêu chí của Nghị định 32/2006-CP,
Danh lục đỏ cây thuốc (2006), Sách đỏ Việt Nam (2007) [15], The criteria for
Critically Endangered, Endangered and Vulnerable (IUCN); Nghị định số
32/2006-CP của Chính phủ về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm; Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT: Thông tư Ban hành danh mục
các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước
về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

12


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần loài thực vật có tác dụng chữa lành vết thương tại xã
Ngọc Thanh

Qua điều tra thực địa kết hợp tham khảo tài liệu, chúng tôi đã xác định
được 22 loài có tác dụng chữa lành vết thương tại xã Ngọc Thanh. Kết quả đươc
thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Danh lục các loài thực vật có tác dụng chữa lành vết thương
tại xã Ngọc Thanh
Bộ

S
T

Tên phổ

Tên khoa học

thông

T

Công dụng

Cách sử dụng

phận
sử
dụng

POLYPODIOPHYTA – NGÀNH DƯƠNG XỈ
1. DICKSONIACEAE - HỌ LÔNG CU LI
Gốc và
1


1 Cibotium barometz
(L.) J. Sm.

Lông cu li

Cầm máu, có

phần

tác dụng

lông

mạnh gân

bao

xương.

xung
quanh.

Thu hái quanh năm,
đào lấy toàn bộ phần
bẹ và những vùng có
lông vàng, sau đó rửa
sạch, cắt lát phơi khô.

MAGNOLIOPHYTA – NGÀNH NGỌC LAN

MAGNOLIOPSIDA – LỚP NGỌC LAN
2. APIACEAE - HỌ HOA TÁN
2 Cnidium monnierii

Giần sàng

Ổn thận, tráng
dương, táo

13

Quả.

Sắc uống.


thấp, khư

(L.) Cusson.

phong, sát
trùng.
3. AQUIFOLIACEAE - HỌ TRÂM BÙI
Thanh
3

Ilex viridis Champ.
ex Benth.

Bùi xanh


nhiệt

giải độc, tan Rễ và
máu ứ, tiêu lá.
sưng.

20-40g khô, 40-80g
tươi. Sắc uống hoặc
đắp ngoài da.

4. ARALIACEAE - HỌ NHÂN SÂM
Bổ ngũ tạng,
bổ huyết, tăng

4

Polyscias fruticosa
(L.) Harms

sữa, tiêu độc,
Đinh lăng

tiêu

sưng,

tăng

lực,


không

làm

Rễ,
thân, lá.

Sắc uống.

tăng huyết áp.
5. ASTERACEAE - HỌ CÚC
Thanh nhiệt,
giải độc,lợi
5

Ageratum

Cứt lợn

conyzoides L.

Cỏ cứt lợn

yết, tiêu
thũng,dùng
làm thuốc

Lá và
thân

non.

Giã nhỏ, vắt lấy nước
uống.

chống viêm.
6

Blumea
balsamifera (L.)

Đại bi

Ôn trung hoà

Lá,

huyết, khư

cành

14

Sắc uống.


DC.

phong trừ


non, rễ

thấp, tán ứ

và mai

tiêu thũng, sát hoa
trùng.

băng
phiến.

6. CLUSIACEAE - HỌ BỨA
Tiêu viêm, hạ

Garcinia
7

oblongifolia

Bứa

Champ. ex Benth.

nhiệt, làm săn
da, hàn vết

Vỏ.

Sắc nước hoặc dùng

ngoài da.

thương.
7. EUPHORBIACEAE - HỌ THẦU DẦU
Trị lỵ, viêm
phế quản mãn
tính, bệnh
đường tiết

Alchornea
8 trevioides (Benth.)
Muell.-Arg.

Vông đỏ quả
tròn

niệu, đái ra
máu, xuất
huyết tử cung,

Rễ và

Dùng rễ 15-30g, lá 10-

lá.

15g. Sắc uống

Lá.


Đắp ngoài da.

bạch đới, đau
lưng đùi, đòn
ngã tổn
thương.

9

Antidesma

Chòi mòi

poilanei Gagnep.

chùm đơn

Đắp vết
thương, chỗ
sưng đau.

15


Sưng tấy,
mụn nhọt, lở
10

Baccaurea
ramiflora Lour.


Giâu da đất

loét dị ứng. trị
hương cảng
cước,viêm

Vỏ,
thân, lá, Sắc uống.
quả.

đan điền bì.

11

Glochidion

Bọt ếch lưng

lutescens Blume

bạc

Mạnh gân
xương, hàn

Lá.

vết thương.


Sắc uống hoặc đắp
ngoài da.

Hoạt huyết,

12

Mallotus barbatus
Muell.-Arg.

Bùng bục

bổ vị tràng,

Rễ, vỏ

thu liếm, tiêu

cây và

viêm, cầm

lá.

Sắc nước hoặc đắp
ngoài da.

máu.
8. MORACEAE - HỌ DÂU TẰM
Trị liệt nửa

người, trị cảm
13

Ficus microcapa
L.f.

Gừa

cúm, ho, đau
mắt,vết

Rễ, lá.

Sắc uống hoặc ngâm
rượu uống.

thương do
đâm chém.
9. RUBIACEAE - HỌ CÀ PHÊ
14

Randia
canthioides

Găng

Trị đòn ngã

Thân,


tổn thương.

lá.

16

Sắc uống.


Champ.
10.SCROPHULARIACEAE - HỌ HOA MÕM CHÓ
Bổ tỳ, nhuận
phế, thanh

Sắc uống với: 1. Trị lị

nhiệt giải độc,

trùng: Cam thảo đất,

lợi tiểu, ngăn
15 Scoparia dulcis L.

Cam thảo
nam

rau má, địa liền, mỗi vị

cản sự tiêu


Toàn

hao mô, giảm

cây.

mỡ trong mô

30g sắc uống.
2. Cảm cúm ho: Cam
thảo 30g, diếp cá 15g,

và thúc đẩy

bạc hà 9g.

hàn vết
thương.
11. SOLANACEAE - HỌ CÀ
Phong thấp,

16

Solanum
procumbens Lour.

tiêu độc, tiêu
Cà gai leo

đờm, trừ ho,

giảm đau,

Rễ và

Giã nước hoặc sắc

cành lá. uống.

cầm máu.
12. SYMPLOCACEAE - HỌ DUNG
Chữa rong
kinh, đau
17

Symplocos
racemosa Roxb.

Dung đất

bụng, đau
ruột, bệnh về
mắt, loét,
chữa lợi răng

17

Vỏ cây,
vỏ rễ,
lá.


Sắc uống.


×