Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG của CHỦ NGHĨA xã hội HIỆN THỰC và PHONG TRÀO CỘNG sản CÔNG NHÂN QUỐC tế HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.85 KB, 16 trang )

THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
HIỆN THỰC VÀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN – CÔNG NHÂN
QUỐC TẾ HIỆN NAY
MỤC LỤC
Tran
g
1
.

Tình hình ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại

1

2
.

Tình hình các đảng cộng sản và công nhân ở các khu vực khác
trên thế giới

6

3
.

Về quan hệ giữa các đảng cộng sản và công nhân quốc tế

12

4
.


Từ tình hình phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, có thể
rút ra một số điểm về thực trạng và triển vọng của phong trào

14

5
.

Vị trí, vai trò của phong trào cộng sản và công nhân trên trường
quốc tế hiÖn nay

15


THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ PHONG TRÀO
CỘNG SẢN – CÔNG NHÂN QUỐC TẾ HIỆN NAY
1. Tình hình ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại:
Khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ,
Đảng ta đã nhận định: chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào khủng hoảng. Từ đó (1989-1991)
đến nay đã gần 20 năm.
Từ thực tiễn những năm qua của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại
(Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên và Lào) chúng ta có thể thấy khá
rõ 3 nét chủ yếu như sau:
Một là, mặc dù còn có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các nước
xã hội chủ nghĩa còn lại đã vượt qua được cơn chấn động chính trị do sự sụp
đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô gây ra, kiên
cường đấu tranh để trụ vững và phát triển. Những mưu toan muốn xoá bỏ chế
độ xã hội chủ nghĩa trước khi bước sang thế kỷ XXI của các thế lực đế quốc,

phản động (như nguyên Tổng thống Mỹ Ních-xơn tuyên bố) đã bị thất bại.
Nhìn chung, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân các nước Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên và công cuộc
phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân
Lào đều đang tiến triển tốt đẹp. Đặc biệt công cuộc cải cách, mở cửa của
Trung Quốc và đổi mới của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử. Nghị quyết Đại hội X của Đảng ta chỉ rõ: “Hai mươi năm
qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc
đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử”.
2


Hai là, rút kinh nghiệm từ những bài học thành công và thất bại của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu và những kinh nghiệm xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình, các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước
xã hội chủ nghĩa còn lại đang tích cực tìm tòi sáng tạo, cả về lý luận và thực
tiễn, mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình nhằm khắc phục những
khuyết tật của mô hình Xô viết trước đây; khai phá con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước mình, dân tộc mình,
phù hợp với những biến đổi diễn ra trên thế giới.
Nét cơ bản và mang tính đột phá trong phát triển lý luận và thực tiễn xây
dựng chủ nghĩa xã hội của các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội
chủ nghĩa là sử dụng kinh tế thị trường kết hợp với mở cửa, hội nhập kinh tế
quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ khi bước vào cải cách, mở cửa hay đổi mới, Trung Quốc, Việt
Nam và Lào đều chủ trương phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế. Trung Quốc gọi là “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”; Việt
Nam gọi là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; còn Lào là
“nền sản xuất hàng hoá đi lên chủ nghĩa xã hội”. Cách gọi tuy có khác nhau,

nhưng về phương hướng và nội dung đều là sử dụng kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Còn về bước đi thì ở ba nước là khác nhau.
Trung Quốc và Việt Nam có những bước đi rất mạnh, chuyển hẳn nền kinh tế
phát triển theo hướng thị trường, còn Lào do nhiều nguyên nhân khác nhau
nên ở mức độ khiêm tốn hơn.
Đối với Triều Tiên và Cu Ba thì tình hình có khác so với ba nước Trung
Quốc, Việt Nam và Lào. Từ tháng 7/2002, Triều Tiên cũng bắt đầu tiến hành
cải cách theo hướng kinh tế thị trường, đột phá vào lĩnh vực giá - lương - tiền
và cơ chế phân phối. Đến tháng 9/2003, tại phiên họp để thông qua kế hoạch
2003-2008, Quốc hội Triều Tiên đã quyết định thực hiện chế độ khoán trong
nông nghiệp (giao đất cho hộ nông dân canh tác những gì họ thấy có hiệu
quả); xoá bỏ bao cấp, giao quyền tự chủ kinh doanh cho các xí nghiệp công
nghiệp; sửa đổi luật đầu tư để thu hút FDI, phát triển nhanh một số khu công

3


nghiệp, đặc khu kinh tế v.v... Chủ tịch Kim Châng In của Triều Tiên đã nhiều
lần đi thăm Trung Quốc trong những năm gần đây mà một trong những nội
dung chính là tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa và cải cách mở cửa của Trung Quốc. Mức độ thành công của Triều Tiên
đến đâu trong việc sử dụng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế là
vấn đề còn phải tiếp tục theo dõi, nhưng hướng đi cũng đã thấy được.
Riêng Cu Ba là trường hợp đặc biệt. Trong hoàn cảnh đặc thù của Cu Ba,
bạn coi cơ chế thị trường, quan hệ hàng hoá - tiền tệ, hội nhập kinh tế quốc tế
là các yếu tố mà Cu Ba buộc phải vận dụng để chủ nghĩa xã hội có thể tồn tại
được. Báo cáo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cu Ba tại Hội nghị Trung
ương 5 khoá IV (tháng 3/1996) viết: “Chúng ta đang có và sẽ có chủ nghĩa xã
hội, nhưng để chủ nghĩa xã hội có thể tồn tại được, chúng ta buộc phải vận
dụng nhiều hơn các yếu tố rất khó điều khiển như quan hệ hàng hoá - tiền tệ,

và cả một số yếu tố tư bản chủ nghĩa”. Về cơ bản, bạn tiếp tục duy trì mô hình
kinh tế trước đây. Tuy vậy, những năm gần đây nhất là sau khi có sự thay đổi
nhà lãnh đạo đứng đầu Đảng Cộng sản thì Cu Ba đã mạnh dạn hơn trong phát
triển một số yếu tố của kinh tế thị trường kết hợp với mở cửa, hội nhập trong
khu vực và trên thế giới.
Tại các cuộc trao đổi, làm việc với Đảng, Nhà nước ta, cũng như tại đại
hội của các đảng và tại một số cuộc gặp gỡ quốc tế, có nhiều đảng cộng sản
và công nhân trên thế giới (như Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Nhật
Bản, Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Đảng Cộng sản Hy Lạp, Đảng Cộng sản
Mỹ, Đảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Cộng sản Ấn Độ - Mácxít, Đảng Lao động
Mêhicô...) đã bày tỏ với ta ý kiến đánh giá rằng, con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội có sử dụng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế là một hướng
đi có tính quy luật và nhiều triển vọng. Chẳng hạn như Đại hội XXIII Đảng
Cộng sản Nhật Bản (1/2004) đã đánh giá: “Quá trình tìm tòi mới tiến lên chủ
nghĩa xã hội thông qua kinh tế thị trường ở Việt Nam, Trung Quốc đang trở
thành một hướng đi quan trọng của thế giới trong thế kỷ XXI”; “tiến lên chủ
nghĩa xã hội thông qua kinh tế thị trường là phương hướng phát triển có tính
quy luật của chủ nghĩa xã hội”. Gần đây, cuộc hội thảo quốc tế về “Triển vọng
của chủ nghĩa xã hội” với sự tham gia của 39 đảng cộng sản, công nhân và
cánh tả từ 34 nước trên thế giới (họp tại Praha từ 23-24/41/2005) đã “đánh giá
4


cao s phỏt trin nn kinh t th trng xó hi ch ngha v vic gn nhng u
vit ca chớnh quyn nhõn dõn vi nhng thnh tu mi nht ca khoa hc k
thut, vi s tham gia tớch cc vo th trng quc t... ca Trung Quc v
Vit Nam, coi ú l s b sung c ỏo vo lý lun ca ch ngha xó hi.
Qua nhng ỏnh giỏ ny ca cỏc ng cng sn, cụng nhõn, chỳng ta cng tin
tng vo s nghip i mi do ng ta khi xng v lónh o l ỳng n.
Ba l, th v lc ca ch ngha xó hi hin ó khỏc so vi thi k nhng

nm 90 ca th k XX v ang cú chiu hng tng lờn.
Qua 20 nm i mi, GDP ca Vit Nam tng gp 3,5 ln; GDP bỡnh
quõn u ngi tng hn 3 ln. Nm 2008, mc dự b tỏc ng bi cuc
khng hong ti chớnh ton cu nhng chỳng ta vn t c tng trng
GDP khong 6%; i sng ca nhõn dõn c gi vng v ci thin; chớnh tr
n nh; quc phũng an ninh c tng cng. Trong quan h quc t, t
ch b bao võy, cm vn, chỳng ta ó bỡnh thng hoỏ, phỏt trin quan h a
phng, a dng vi tt c cỏc nc trờn th gii theo tinh thn i hi IX
ca ng ó khng nh: Vit Nam sn sng l bn, l i tỏc tin cy ca cỏc
nc trong cng ng quc t, phn u vỡ ho bỡnh, c lp v phỏt trin".
30 nm qua, Trung Quc luụn duy trỡ tc tng trng kinh t cao nht
nhỡ th gii. Nm 2005, GDP ca Trung Quc tng 9,9%, t 2.420 t USD,
ng th 4 th gii (sau M, Nht Bn v c). GDP bỡnh quõn u ngi
trờn 1.700 USD. Trong cỏc nm tip theo Trung Quc vn gi vng, t v
vt cỏc ch s ny. Vi s dõn trờn 1,3 t ngi, thnh tu kinh t ca Trung
Quc l rt ln. Tỡnh hỡnh chớnh tr - xó hi ca Trung Quc tip tc n nh.
V th trong quan h quc t tng cao, cng c nim tin ca nhõn dõn th gii
vo tin tng lai ca ch ngha xó hi. ỏnh giỏ v nhng thnh tu t
c trong ci cỏch, m ca, nguyờn Tng Bớ th ng Cng sn Trung Quc
Giang Trch Dõn khng nh: Ch ngha xó hi ca Trung Quc khụng nhng
tip tc tn ti, m cũn phỏt trin tt hn thụng qua ci cỏch.
Tc tng trng kinh t ca Lo 5 nm qua (2001-2005) t bỡnh
quõn khong 7%/nm. Chế độ dân chủ nhân dân đợc củng cố
và phát triển. Quan hệ quốc tế của Lào ngày càng mở rộng
trong khu vực và trên thế giới.
5


Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do bị bao vây, cấm vận, song kinh tế của
Cu Ba vÉn gi÷ ®îc æn ®Þnh vµ cã bíc ph¸t triÓn ®¸ng kÓ.

Năm 2005 GDP của Cu Ba tăng 11,8. Các năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng
GDP của Cu Ba vẫn ở mức cao. Sự trụ vững và phát triển của Cu Ba củng cố
niềm tin và tạo chỗ dựa cho phong trào Cánh tả Mỹ La tinh hướng tới chủ
nghĩa xã hội.
Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, tỷ trọng GDP của 5 nước Trung
Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên và Lào đã tăng hơn 2 lần trong vòng 15
năm qua, từ 1,7 % lên 4,1 % và chiều hướng là đang tiếp tục tăng lên.
Nhìn chung, có thể khẳng định rằng những thành quả quan trọng đã đạt
được của các nước xã hội chủ nghĩa trong những năm qua, nhất là của công
cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam là một thực tế lịch sử chứng
minh cho sức sống và khả năng tự đổi mới để phát triển chủ nghĩa xã hội hiện
thực; trở thành nguồn cổ vũ, động viên rất lớn cho các đảng cộng sản và công
nhân, củng cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đóng góp tích cực
vào phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội.
2. Tình hình các đảng cộng sản và công nhân ở các khu vực khác
trên thế giới:
2.1. Nhìn chung, tình hình các đảng còn nhiều khó khăn, thể hiện trên
hai mặt chủ yếu sau:
- Thực lực các đảng còn yếu, số lượng đảng viên của nhiều đảng, nhất là
các đảng cộng sản và công nhân ở khu vực châu Âu giảm sút nghiêm trọng,
công tác phát triển đảng gặp nhiều khó khăn, điều kiện hoạt động rất eo hẹp
(thiếu tài chính, phương tiện hoạt động, ít khả năng tiếp cận các phương tiện
truyền thông hiện đại...).
- Không gian chính trị của các đảng ở mỗi nước đều trở nên khắc nghiệt
hơn, bởi mấy nhân tố:
+ Chính sách chống cộng của chính quyền (ngày 25/1/2006, Uỷ ban
chính trị Hội đồng Nghị viện châu Âu đã thông qua Nghị quyết số 1481 “Về
sự cần thiết lên án quốc tế đối với tội ác của chủ nghĩa cộng sản”; Tổng thống
Bush so sánh cuộc chiến chống khủng bố với chống chủ nghĩa cộng sản...).


6


+ Sự gia tăng kiểm soát từ phía chính quyền các nước trong “cuộc chiến
chống khủng bố”. Sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ, các nước tư bản chủ nghĩa
đều ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hạn chế các quyền dân chủ,
gia tăng kiểm soát hoạt động của các đảng phái chính trị, tổ chức xã hội...
+ Sự cạnh tranh từ phía các lực lượng chính trị khác, như các lực lượng
xã hội - dân chủ, dân tộc, tôn giáo...
+ Sự phát triển của các tổ chức “xã hội dân sự” ở các nước châu Âu, Bắc
Mỹ và khu vực SNG cũng tác động phức tạp đến hoạt động của các đảng ở
những nước này.
2.2. Tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhưng các đảng cộng sản và công
nhân trên thế giới đều có những bước hồi phục rõ rệt:
Từ thực tiễn tình hình của các đảng cộng sản và công nhân ở từng khu
vực có thể thấy .
- Ở các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông ¢u: Sau một thời gian ngắn bị tê
liệt, thậm chí bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, bị cấm hoạt động, từ năm 19931994 các đảng cộng sản đã sớm khôi phục, đấu tranh giành lại được quyền
hoạt động công khai, hợp pháp. Nhiều đảng đã tham gia tranh cử trong các
cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử Tổng thống, bầu cử địa phương ở các nước. Có
thời kỳ qua bầu cử, một số đảng đã giành được vị trí quan trọng trong Quốc
hội các nước, như các đảng cộng sản ở Nga, Ucraina, Tátgikitan đã giành
được đa số ghế tại Hạ viện các nước này ở thời kỳ 1995-1999; riêng đảng của
những người cộng sản Mônđôva đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc
hội năm 2000 và năm 2005 , Chủ tịch đảng được bầu làm Tổng thống. Tuy
nhiên, phần lớn các đảng ở khu vực này vẫn ở vị thế là đảng đối lập, chiếm
thiểu số trong Quốc hội. Tại nhiều nước ở khu vực này vẫn còn tình trạng
trong một nước, tồn tại nhiều đảng cộng sản, đảng công nhân (như ở Nga có
hơn 10 đảng); qua đó thấy rằng, phong trào cộng sản và công nhân ở các nước
trên đã có bước hồi phục nhưng còn khó khăn, chưa ra khỏi khủng hoảng.

Ở các nước Tây Bắc ¢u, Bắc Mỹ, quá trình hồi phục của các đảng cộng
sản và công nhân rất rõ. Khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và
Liên Xô sụp đổ, nhiều đảng ở Tây Âu, Bắc Mỹ bị phân liệt, vị trí, vai trò và

7


ảnh hưởng bị giảm sút mạnh. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990 của thế kỷ
XX, các đảng đã dần lấy lại vị trí của mình, thể hiện qua việc các đảng tham
gia tranh cử và giành được sự ủng hộ của các cử tri và lập được đảng đoàn
trong Quốc hội các nước (như các đảng ở Hy Lạp, Síp, Pháp, Italia, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch...). Tại Nghị viện châu Âu,
trong tổng số 372 ghế nghị viện, đảng cộng sản, công nhân và cánh tả hiện
giành được 36 ghế, lập được nhóm nghị sĩ cánh tả.
- Ở Nam Á, một số đảng cộng sản và công nhân đã trở thành lực lượng
chính trị quan trọng trên chính trường các nước. Hai đảng cộng sản ở Ấn Độ
là CPI và CPI – M (Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ Mácxít) giữ vai trò nòng cèt trong Mặt trận cánh tả đang cấm quyền nhiều
năm nay ở 3 bang Tây Bengan, Kêrala và Tripura; gần đây đã giành thắng lợi
quan trọng trong bầu cử Quốc hội, hiện có 61 ghế tại Hạ viện Ấn Độ.
- Ở Mỹ Latinh, mấy năm gần đây đã xuất hiện trào lưu cánh tả. Thông
qua thực tế đấu tranh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản, cánh tả
họp hàng năm ở khu vực (“Diễn đàn Xao Paolô” do Đảng Cộng sản Cu Ba,
Đảng Lao động Braxin, Đảng Cách mạng Dân chủ Mêxicô và Mặt trận rộng
rãi Urugoay phối hợp tổ chức hàng năm từ năm 1990 đến nay; hội thảo quốc
tế “Các đảng chính trị và một xã hội mới” do Đảng Lao động Mêhicô tổ chức
hàng năm, bắt đầu từ năm 1998; hội thảo quốc tế “Toàn cầu hoá và những vấn
đề của sự phát triển” do Đảng Cộng sản Cu Ba tổ chức hàng năm, bắt đầu từ
năm 1998) cũng như Diễn đàn xã hội thế giới với khẩu hiệu “Một thế giới tèt
đẹp hơn là có thể!”, các đảng cộng sản và cánh tả Mỹ Latinh đã làm cho quần
chúng nhân dân các nước thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện

những cải cách sâu rộng, từ bỏ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới , thực
hiện dân chủ và tiến bộ xã hội...; dấy lên phong trào nhân dân mạnh mẽ đánh
đổ các chính phủ cánh hữu, đưa các lực lượng cánh tả lên cầm quyền thông
qua các cuộc bầu cử, như: các chính phủ Hugô Chavêt ở Vênªzuêla (năm
1998), Lagốt ở Chilê (năm 2000), Lula ở Brazil (năm 2002), Kitxnơ ở
Achentina (năm 2003), Mactin Tôrigốt ở Panama (năm 2004), Tabarê Vatxkê
ở Urugoay (năm 2004), Êvô Môralet ở Bôlivia và Baselét ở Chilê (năm 2006).
Có thể nói, phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh đang có những bước phát triển
mạnh mẽ.
8


Các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ Latinh đã tiến hành các cải cách
kinh tế - xã hội sâu rộng, theo hướng từ bỏ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do
mới, thực hiện dân chủ hoá và kinh tế thị trường đi đôi với giải quyết các vấn
đề xã hội (như cải cách ruộng đất, xoá đói giảm nghèo, xoá nạn mù chữ, tạo
công ăn việc làm, cung cấp vốn, tín dụng cho người có thu nhập thấp, xây
dựng nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế gia đình...; cải thiện
các lĩnh vực y tế, văn hoá cộng đồng; đấu tranh chống phân biệt màu da; điều
chỉnh một số luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi cho người
lao động .v.v.) và thu được những kết quả bước đầu tích cực: kinh tế phục hồi
và có mức tăng trưởng khá (toàn khu vực Mỹ Latinh tăng trưởng kinh tế năm
2005 là 5,5%, năm 2006 là 5,3%); chính trị đi dần vào ổn định; đời sống nhân
dân được cải thiện; tỷ lệ mù chữ giảm mạnh... Braxin và Achentina đã trả
xong các khoản nợ nhiều chục tỷ USD cho Quỹ tiền tệ quốc tế.
Về đối ngoại, các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh thể hiện khuynh hướng
độc lập hơn đối với Mỹ (không ủng hộ kế hoạch hình thành khu vực mậu dịch
tự do toàn châu Mỹ FTAA của Mỹ; Tổng thống Vênêzuêla Hugô Chavêt đưa
ra sáng kiến “Giải pháp Bôliva cho châu Mỹ” (ALBA) thay cho FTAA...);
thúc đẩy liên kết Mỹ Latinh (trong khuôn khổ MERCOSUR và CAN); tăng

cường hợp tác với Cu Ba; mở rộng hợp tác với EU, Trung Quốc, Nhật Bản,
mới đây là Nga, Việt Nam và các nước khác. Các nhà nghiên cứu trên thế giới
đang đặt ra vấn đề phải theo dõi, phân tích, đánh giá là liệu những chuyển
biến đang diễn ra ở Mỹ Latinh có dẫn đến triển vọng khu vực này thoát khỏi
vị thế là “sân sau của Mỹ” hay không. Đây cũng là vấn đề mà dư luận quốc tế
đang quan tâm và theo dõi.
Phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh nổi lên một hiện tượng đặc biệt là
Vênêzuêla. Chính phủ của Tổng thống Hugô Chavêt đã lựa chọn con đường
đẩy mạnh cải cách với các bước đi ngày càng triệt để hơn, tách khỏi quỹ đạo
gắn với Mỹ trước đây, xích gần hơn với cách mạng Cu Ba, tiến tới một liên
minh chiến lược với Cu Ba. Các chính sách cải cách của Tổng thống Hugô
Chavêt và Chính phủ Vênêzuêla được đông đảo các tầng lớp nhân dân lao
động và dân nghèo nước này ủng hộ. Chính phong trào quần chúng đã bảo vệ
thành công chính quyền của Tổng thống Hugô Chavêt trong cuộc đảo chính
tháng 4/2002, buộc phe đối lập phải trả tự do cho ông sau 3 ngày bị bắt; cũng
9


như trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2004 mà Vênêzuêla buộc phải tổ chức
dưới áp lực của Mỹ.
Trong năm 2005 và các năm tiếp theo, Tổng thống Chavêt nhiều lần
tuyên bố Vênêzuêla đang quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế ông đã
đề ra và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, dự án cải cách kinh tế - xã hội
nhằm hướng tới chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề mới mà chúng ta cần tiếp tục
nghiên cứu. Hiện nay Vênêzuêla đã thiết lập quan hệ chiến lược với Cu Ba.
Cu Ba đã cử gần 40.000 bác sĩ, giáo viên tình nguyện sang giúp Vênêzuêla về
y tế, văn hoá - xã hội... Vênêzuêla đang giúp Cu Ba về dầu lửa, mỗi ngày
cung cấp cho Cu Ba hơn 90.000 thùng dầu với giá chỉ bằng một nửa giá thị
trường thế giới. Một số nhà kinh tế cho rằng, năm 2005 Cu Ba đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế 11,8 % có phần quan trọng là nhờ việc Vênêzuêla đã cung cấp

dầu lửa giá thấp cho Cu Ba.
Còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu tiếp về trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh,
song những diễn biến mấy năm gần đây là những nét mới thể hiện sự hồi phục
của các lực lượng cộng sản, cánh tả ở khu vực này.
Ngoài tình hình của các đảng cộng sản và công nhân ở các khu vực khác
nhau trên thế giới như nêu trên, gần đây có nhiều đảng đã thông qua cương
lĩnh chính trị của mình. Việc một chính đảng thông qua được cương lĩnh, đề
ra đường lối chiến lược là sự kiện đánh dấu sự thoát ra khỏi khủng hoảng về
đường lối.
Trong các cương lĩnh do các đảng thông qua, nổi lên mấy điểm đáng
chú ý sau:
Thứ nhất, các đảng đều thống nhất đánh giá bản chất về sự sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu không phải là sự cáo chung của
chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình cụ thể về xây dựng
chủ nghĩa xã hội (mô hình Xô viết). Về nguyên nhân dẫn đến thất bại này, tuy
ý kiến của các đảng còn có chỗ khác nhau nhưng đánh giá bản chất sự vật thì
thống nhất.
Thứ hai, các đảng thừa nhận có nhiều mô hình xây dựng chủ nghĩa xã
hội và mỗi đảng phải tự lựa chọn mô hình phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện
cụ thể của nước mình, dân tộc mình. Đây là một nét rất mới, rất quan trọng
10


của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở giai đoạn trước đây, khi tuyệt
đối hoá mô hình Xô viết. Việc ngày nay các đảng thừa nhận có nhiều mô hình
xây dựng chủ nghĩa xã hội giúp cho nhiều người nhớ lại một quan điểm rất cơ
bản của Lê nin rằng: “Tất cả các dân tộc sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội, đó là điều
không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội
không phải một cách hoàn toàn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của
mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này

hay loại khác của chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của
việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”.
Thứ ba, các đảng cho rằng sự phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, đặc
biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, đã và đang tạo ra các tiền đề cho
chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, các đảng cho rằng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải
qua nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn hiện nay là tiến hành cách mạng dân
chủ hoặc dân tộc - dân chủ, giành thắng lợi trong bầu cử và lên nắm chính
quyền; tiếp theo là sử dụng chính quyền nhà nước để tổ chức nhân dân lao
động tiến hành các cải biến xã hội, cải tạo nhà nước và hệ thống chính trị; tiến
tới xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm của một số đảng:
Đảng Cộng sản Liên bang Nga cho rằng quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Nga hiện nay phải qua 3 giai đoạn. Nhiệm vụ của giai đoạn thứ nhất là tổ
chức và dẫn đầu cuộc đấu tranh của quần chúng vì quyền lợi của người lao
động; từ đó giành thắng lợi trong bầu cử ở các địa phương và ở cấp liên bang.
Giai đoạn thứ hai là phục hồi đất nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Giai
đoạn thứ ba mới đi vào xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản Pháp xác định cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội trải
qua hai giai đoạn. Giai đoạn một là làm cách mạng dân chủ, giành thắng lợi
trong bầu cử, tham gia chính quyền, tiến hành những cải tạo dân chủ đối với
Nhà nước và mọi mặt của xã hội tư bản chủ nghĩa. Giai đoạn hai là trực tiếp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của Đảng không phải là giành chính
quyền, không phá vỡ thể chế tư bản hiện tại (không đập tan nhà nước tư bản
như quan niệm trước đây), không thủ tiêu đột ngột xã hội tư bản, mà là tạo
11


điều kiện để mọi công dân thực thi chính quyền, “vượt qua” chủ nghĩa tư bản,
từ đó chuyển lên giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, có kế thừa những

thành quả của nhân dân lao động sáng tạo ra dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Đảng Cộng sản Nhật Bản xác định hai giai đoạn cách mạng: tiến hành
cuộc cách mạng dân chủ chống lại sự thống trị của đế quốc Mỹ và tư bản lũng
đoạn Nhật Bản nhằm mục tiêu trước mắt là xây dựng một nước Nhật Bản độc
lập, dân chủ và hoà bình; tiếp đó, tuỳ theo tình hình và yêu cầu của quần
chúng nhân dân, đang phấn đấu phát triển cuộc cách mạng dân chủ thành
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Về quan hệ giữa các đảng cộng sản và công nhân quốc tế:
Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quan hệ giữa các đảng cộng sản và
công nhân trên thế giới có một thời kỳ bị gián đoạn. Từ giữa những năm
1990, các đảng đều tích cực phục hồi và đổi mới các mối quan hệ đoàn kết,
hữu nghị và sự hợp tác, phối hợp hoạt động giữa các đảng, trên cơ sở độc lập
tự chủ, bình đẳng, khắc phục tình trạng “đảng lớn, đảng nhỏ”, “trung tâm”
lãnh đạo, can thiệp vào công việc nội bộ đảng khác, cũng như tình trạng đảng
này cắt đứt quan hệ với đảng khác...
Có thể khái quát ba nét lớn về quan hệ giữa các đảng hiện nay:
Thứ nhất, ngày nay các đảng đều thống nhất tăng cường quan hệ trên cơ
sở 5 nguyên tắc: độc lập, tự chủ; bình đẳng; tôn trọng lẫn nhau; không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau; đoàn kết và hữu nghị.
Thứ hai, các hình thức quan hệ chủ yếu giữa các đảng vẫn là trao đổi
đoàn, trao đổi thông tin, tài liệu, dự đại hội, tổ chức hội thảo, diễn đàn, nghiên
cứu tham khảo kinh nghiệm của nhau... Gần đây một số đảng quan tâm đến
việc trao đổi về mặt lý luận. Giữa một số đảng cũng đã hình thành cơ chế trao
đổi thường kỳ về lý luận.
Đầu năm 2006, Đảng ta cử đoàn đại biểu do đồng chí Nguyễn Khoa
Điềm dẫn đầu đi dự Đại hội XXIV Đảng Cộng sản Nhật Bản. Bạn cho biết,
Đảng Cộng sản Nhật Bản đã tiến hành trao đổi lý luận với Đảng Cộng sản
Trung Quốc và một số đảng ở châu ¢u. Bạn cũng đặt vấn đề có hình thức hợp
tác, trao đổi lý luận với Đảng ta.


12


Thứ ba, trong thời gian qua, nhất là từ năm 1998 đến nay, đã hình thành
một số diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế thường niên giữa các đảng cộng
sản, công nhân và cánh tả trên thế giới, như “Diễn đàn Xao Paolô”, do Đảng
Cộng sản Cu Ba, Đảng Lao động Braxin, Đảng Cách mạng Dân chủ Mêhicô
và Mặt trận rộng rãi Urugoay phối hợp tổ chức hàng năm từ năm 1990 đến
nay; “Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản và công nhân” do Đảng Cộng sản
Hy Lạp tổ chức hàng năm, bắt đầu tõ năm 1995; cuộc hội thảo quốc tế “Các
đảng chính trị và một xã hội mới” do Đảng Lao động Mêhicô tổ chức hàng
năm, bắt đầu tư năm 1998. Từ năm 1999, Đảng Cộng sản Hy Lạp phối hợp
với một số đảng khác tổ chức Website SOLIDNET.ORG và xuất bản tạp chí
Information Bulletin (ra 3 kỳ/năm) làm diễn đàn trao đổi thông tin giữa các
đảng. Từ năm 1998 đến nay, Cu Ba đã đứng ra tổ chức hội nghị quốc tế
thường niên với chủ đề: “Toàn cầu hoá và các vấn đề phát triển”, cũng là một
diễn đàn của các đảng cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả, các tổ chức
quốc tế và các nhà nghiên cứu có quan điểm tiến bộ.
4. Từ tình hình phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, có thể rút
ra một số điểm về thực trạng và triển vọng của phong trào:
Một là, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vẫn chưa ra khỏi
khủng hoảng, nhưng đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất kể từ đầu thập
kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, bắt đầu hồi phục và có những bước phát triển
mới.
Hai là, sự vận động trong những năm tới của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế vẫn còn quanh co và không đồng đều; về tổng thể sẽ có
những bước tiến mới trong khi vẫn có thể xảy ra những bước lùi bộ phận (như
Đảng Cộng sản Liên bang Nga bị phân liệt năm 2004). Các nước xã hội chủ
nghĩa đứng trước cả thời cơ cũng như thách thức.
Ba là, quá trình tự đổi mới của các đảng, đổi mới các mối quan hệ đoàn

kết, hữu nghị giữa các đảng và tăng cường sự hợp tác, phối hợp hành động
giữa các đảng trên trường quốc tế chính là những xu hướng vận động chủ yếu
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong thời gian tới. Các đảng
đều nhấn mạnh yêu cầu cấp bách ở giai đoạn đấu tranh hiện nay là. mở rộng
ảnh hưởng của mình trong nhân dân lao động, các tổ chức thanh niên, công
13


đoàn; tăng cường hơn nữa tình đoàn kết, sự hợp tác và phối hợp trên trường
quốc tế, phối hợp tích cực hơn trong việc phát triển lý luận về chủ nghĩa xã
hội, nâng cao hiệu quả công tác lý luận, cùng nhau đề ra những quan điểm
chung cho phong trào.
Bốn là, triển vọng chung của phong trào sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự
phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại (Trung Quốc, Việt Nam,
Triều Tiên, Cu Ba và Lào), vào việc chủ nghĩa xã hội thể hiện được đến đâu
bản chất nhân đạo và giải phóng của mình, cũng như vào khả năng chủ nghĩa
xã hội biết sử dụng các thành tựu văn minh nhân loại vì sự tự do và bình đẳng
của con người, vì dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội. Những thành tựu cải
cách, đổi mới ở Trung Quốc,Việt Nam, Lào và sự phát triển của Cu Ba, Triều
Tiên là nguồn cổ vũ lớn lao, thúc đẩy quá trình hồi phục, ra khỏi khủng
hoảng, nhưng đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất kể từ đầu thập kỷ 90
của thế kỷ XX đến nay, bắt đầu hồi phục và có những bước phát triển mới.
5. Vị trí, vai trò của phong trào cộng sản và công nhân trên trường
quốc tế hiên nay:
Hội nghị 81 đảng cộng sản và công nhân họp tại Matxcơva năm 1960 đã
từng nhận định phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là lực lượng quyết
định sự phát triển của thế giới. Hiện nay, chưa thể nói như vậy bởi vì xét về so
sánh tương quan lực lượng quốc tế vẫn còn đang nghiêng về phía các thế lực
tư bản, đế quốc, nhưng sự hồi phục của các đảng cộng sản và công nhân trên
thế giới, đặc biệt những thành tựu đã đạt được của các nước xã hội chủ nghĩa

còn lại, nhất là của Trung Quốc và Việt Nam, cho thấy rõ ràng, phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế đang có một vai trò rất quan trọng trong đời
sống chính trị của mỗi nước cũng như đối với sự phát triển của thế giới. Trong
các vấn đề lớn của thế giới đương đại, như chiến tranh và hoà bình, thì những
người cộng sản vẫn là những người đi tiên phong trong cuộc đấu tranh bảo vệ
hoà bình. Hay trên vấn đề phát triển thì những người cộng sản cũng là những
người đi tiên phong trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển bền vững của mỗi
dân tộc và của cả loài người, vì dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội, vì một
trật tự thế giới mới công bằng và dân chủ với sự tham gia của tất cả các nước,

14


không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ, nước giàu hay nước nghèo trong
việc giải quyết các vấn đề của thế giới.
Đối với cách mạng Việt Nam, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những lực lượng chủ yếu
cấu thành, hậu thuẫn chính trị quốc tế cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân
ta, cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Ngay từ khi thành lập Đảng ta luôn xác định cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của cách mạng thế giới. Suốt trong những năm tháng đấu tranh
giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn coi trọng và tranh
thủ được sự ủng hộ chí tình, sự giúp đỡ quý báu của các lực lượng cách mạng
và tiến bộ, của bạn bè quốc tế khắp năm châu. Do vậy, toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta cần chăm lo củng cố sự ủng hộ và hậu thuẫn chính trị quốc tế cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, cả trước mắt, cả lâu dài, cả
lúc thuận lợi lẫn khi gặp khó khăn.
Để thực hiện tốt việc này, trong xử lý các vấn đề quốc tế và quan hệ đối

ngoại, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần nắm vững phương châm bảo
đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và
chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đảng ta đã xác định lợi ích cao
nhất của dân tộc và cũng là giai cấp công nhân Việt Nam là độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước, chủ nghĩa xã hội, dân giầu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Mọi hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và
nhân dân phải phục vụ lợi ích chân chính đó của dân tộc ta. Việc chúng ta xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng chính là nghĩa vụ quốc tế và là sự đóng góp
lớn nhất của ta đối với sự nghiệp cách mạng thế giới. Đồng thời toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta luôn luôn phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị và
hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, phong trào độc lập dân tộc, phong trào không liên kết và các lực
lượng hoà bình, tiến bộ khác trên thế giới, theo khả năng thực tế của ta, phù
hîp với sự chuyển biến của tình hình thế giới.

15


Đất nước ta rất tự hào về những thành tựu đã đạt được qua 20 năm đổi
mới. Những thành tựu đó cũng được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhiều đảng
cộng sản và công nhân trên thế giới đã đánh giá rằng, đường lối đổi mới của
Đảng ta là sự sáng tạo cả về lý luận và thực tiễn trong việc tìm tòi con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước lạc hậu, kinh tế kém phát triển, đặc biệt là
trong bối cảnh có những đảo lộn lớn xảy ra trên thế giới và là sự cổ vũ to lớn
đối với toàn bộ phong trào cộng sản, công nhân và cánh tả quốc tế. Từ đó,
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thấy rõ trách nhiệm tham gia đóng góp cho
phong trào chung bằng những việc làm cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời, thực hiện tốt một trong
những nhiệm vụ quan trọng của công tác đối ngoại là góp phần tích cực vào

cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội, vì chủ nghĩa xã hội.

16



×