Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Gioi thieu chung ve the gioi song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.03 KB, 11 trang )

Lê Thị Vân Anh__10Sinh__chuyên Hùng Vương

Giới thiệu chung về thế giới sống
A, các cấp tổ chức của thế giới sống
I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
- Các cấp tổ chức của thế giới sống:
Nguyên tử  phân tử  bào quan  tế bào  mô  cơ quan  hệ cơ quan  cơ thể  quần thể  quần
xã  hệ sinh thái  sinh quyển.
- Các cấp tổ chức sống chính: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
Học thuyết tế bào: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách
phân chia tế bào.
Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự
sống.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
- Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà còn có những đặc tính
nổi trội hơn.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự
cân bằng trong hệ thống  hệ thống cân bằng và phát triển.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa.
- Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng luôn tiến hóa theo
nhiều hướng khác nhau  thế giới sống đa dạng và phong phú.

III. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý



Câu 1. Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào?
Mặc dù đuọc cấu taaoj từ các nguyên tố hóa học nhưng do thành phần các nguyên
tố ở sinh vật khác vật vô sinh nên sự tương tác của các nguyên tố hóa học trong cơ
thể sống đã cho sinh vật những đặc điểm mà vật vô sinh không có được như:
chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản,

Câu 2. Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điểu chỉnh? Cho ví dụ
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng
lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà
còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo
duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển.
- Ví dụ: khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao dẫn đến nhiệt độ cơ thể
nóng lên, cơ //thể sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách: lỗ chân lông mở ra
thoát hơi nước ( đổ mồ hôi) đồng thời tim đập nhanh hơn và thở mạnh hơn để nhiệt
độ cơ thể được điều hòa.
Câu 3. Tại sao khi ta ăn nhiều đường nhưng lượng đường trong máu vẫn luôn
giữ được ở mức ổn định?
Lượng đường huyết trong máu được điều hòa bởi nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do
cơ chế điều hòa của các hooc môn tiết ra từ các đảo tủy (đảo tủy có hai loại tế bào
là tế bào anpha tiết glucagon và tế bào bêta tiết insulin).
-Khi tỉ lệ đường huyết cao trên 0.12%, các tế bào bêta bị kích thích, tiết insulin.
Hooc môn này có tác dụng chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ.
-Khi tỉ lệ đường huyết giảm dưới 0.12%, các tế bào anpha tiết glucagon có tác dụng
biến glicogen có trong gan và cơ thành glucozo để nâng cao tỉ lệ đường huyết trở
lại.
Câu 4. Trình bày vai trò của gan trong việc điều hoà nồng độ Glucôzơ máu?
Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôxơ máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin.
Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm
cho các tê bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ

(rong máu trở lại ổn định, ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan
làm cho nồng độ glucozd máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn có tác


dụng chuyển glicôgen ở gan thành elucôzơ đưa vào máu làm cho nồng độ glucôzơ
trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.

Câu 5. Tại sao nói: thế giới sống liên tục tiến hóa?
Hiểu một cách đơn giản, tiến hóa là biến đổi theo hướng thích nghi
- Hệ sống có 2 đặc tính quan trọng là di truyền và biến dị:
+ Di truyền: Là khả năng bảo tồn những đặc điểm đã có ở thế hệ trước đó.
+ Biến dị: Là khả năng tạo ra những thay đổi so với thế hệ trước đó.
- Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ thông tin trên ADN được di truyền liên tục từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, các sinh vật trên trái đất đều mang những đặc
điểm của tổ tiên ban đầu. Tính di truyền đảm bảo duy trì các đặc tính đặc trưng của
sinh vật qua các thế hệ.
- Bên cạnh đó, các biến dị luôn phát sinh, tạo ra các đặc điểm mới. Sự thay đổi của
ngoại cảnh sẽ chọn lọc giữ lại các dạng sống thích nghi với các loại môi trường
khác nhau. Dần dần, từ một tổ tiên chung, sinh vật biến đổi thành nhiều dạng sống
khác nhau
- Tất cả các sinh vật trên trái đất đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung, do đó chúng
có nhiều đặc điểm giống nhau. Tuy nhiên, do được chọn lọc theo các hướng khác
nhau và lâu dần, tạo ra thế giới sinh vật đa dạng và phong phú.
Câu 6. Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống cơ
bản?
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặc chẽ.
- Gồm các cấp tổ chức cơ bản: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật
Câu 7. Nêu một số ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.
- Sau khi ăn nhiều tinh bột: nồng độ glucozơ trong máu cao gan sẽ đưa glucozơ về

dạng glycogen dự trữ.
- Xa bữa ăn: nồng độ glucozơ trong máu thấp gan sẽ chuyển glycogen dự trữ thành
glucozơ đưa vào máu.
Câu 8. Trình bày đặc điểm chung của các tổ chức sống.
a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc


- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc từ thấp đến cao: thấp nhất là
nguyên tử cao nhất là sinh quyển.
- Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
- Tổ chức sống cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp mà
còn có những đặc tính nổi trội hơn.
b. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng
lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà
còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo
duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển.
c. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa. Sự sống được
tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thong tin trên AND từ TB này Sang TB khác, từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
- Các sinh vật trên Trái Đất đều có đặc điểm chung do có chung nguồn gốc nhưng
luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau và thế giới sống đa dạng và phong phú.
Câu 9. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của cơ thể sống ?
Vì:
- Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong TB
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ Tb
- TB được cấu tạo bởi nguyên tử, phân tử, đại phân tử, bào quan và chúng chỉ thực
hiện chức năng sống khi chúng tướng tác lẫn nhau và nằm trong TB toàn vẹn.

Câu 10. Trình bày khái quát nhất các khái niệm sau: mô, cơ quan, hệ cơ quan,
cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái và Sinh quyển?
– Mô: là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất
định.
– Cơ quan: là tập hợp của nhiều mô khác nhau.
– Hệ cơ quan: là tập hợp của nhiều cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức
năng nhất định.
– Cơ thể: được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan.


– Quần thể: là một nhóm các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 khu phân bố xác
định, vào một thời điểm nhất định.
– Quần xã: gồm nhiều quần thể của các loài khác nhau.
– Hệ sinh thái: bao gồm quần xã và môi trường sống của chúng.
– Sinh quyển: là hệ sinh thái lớn nhất bao gồm tất cả các quần xã của Trái Đất và
sinh cảnh của chúng.
Câu 11. Tại sao TB vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đvị chức năng?
- Đvị cấu trúc:
+ Mọi sv đều được cấu tạo từ TB
+ MỖi TB đều có cấu trúc gồm: nhân, MSC,TBC,...Nhưng các bào quan này chỉ
thực hiện dưdợc chức năng của chúng khi chúng nằm trong mối tương tác lẫn nhau
trong tổ chức TB toàn vẹn.
- Đvị chức năng:
+ Tất cả các hoạt động sống của tb như: TĐC, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm
ứng,... đều được diễn ra rong tb, dù là cơ thể đơn bào or đa bào
+ Sự tổn thương của TB sẽ dẫn đến tổn thương mô, cq, hệ cq, cơ thể ( đối với sv đa
bào) và có thể gây chết ( đối vs cơ thể đơn bào )
Câu 12. Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh? Cơ quan
nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ đạo trong điều khiển cân bằng nội môi?
Gợi ý: cho ví dụ minh hoạ một số bệnh do ăn uông không hợp lí: ăn nhiều thịt

( giàu protein) thì cơ thể sẽ ko sử dụng hết các aa vào việc cấu tạo nên protein của
cơ thể mà lại phân huỷ chúng làm cho gan làm việc quá tải và thận phải làm việc
nhiều để loại bỏ bớt ure( sản phẩm độc của quá trình phân giải protein)
Trẻ em ăn nhiều thịt bị béo phì, hoặc thiếu ăn thì bị suy dinh dưỡng
Hệ nội tiết, hệ thần kinh điều hoà căn băng cơ thể

B. Các giới sinh vật
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
1. Khái niệm giới:


- Giới ( regnum) là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung
những đặc điểm nhất định.
- VD: giới động vật, thực vật
- Đơn vị phân loại nhỏ dần: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
2. Hệ thống phân loại 5 giới:
- Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh( monera) ( TB
nhân sơ), Nguyên sinh(protista), Nấm(fungi), Thực vật(plantae) và Động
vật(animalia)( TB nhân thực)
- Cơ sở: Loại tế bào( đơn bào hay đa bào), cấp độ tổ chức cơ thể( nhân sơ hay nhân
thực), phương thức dinh dưỡng ( tự dưỡng hay dị dưỡng)
3. Hệ thống phân loại 3 lãnh giới:=> 6 giới:
-vi khuẩn ( prokaryot)
-vi khuẩn cổ( archir )
-eurkaryot : vi sinh vật, thực vật, nấm, động vật
4. Các cấp độ phân loại
Loài

->


Chi

->

họ

->

bộ

->

lớp ->

ngành ->

giới

Đặt tên loài: tên chi viết hoa, loài viết thường
II. Đặc điểm chính của mỗi giới:
1.

Giới Khởi sinh: (Monera)

- Bao gồm: vi khuẩn và vi khuẩn cổ
- kích thước hiển vi từ 1-3 micromet, cấu tạo bởi tế bào nhân sơ
-phương thức dinh dưỡng : + tự dưỡng: hóa tự dưỡng và quang tự dưỡng
+ dị dưỡng: hóa dị dưỡng và quang dị dưỡng
-


Phân bố: khắp mọi nơi: đất nước không khí

Vi khuẩn cổ có nhiều đặc điểm riêng biệt:
-Khác vi khuẩn về thành tế bào và tổ chức bộ gen
-Có khả năng sống trong những môi trường khắc nhiệt về nhiệt độ ( 0-100 độ )


Và độ muối rất cao(20-25%)
-Về mặt tiến hóa chúng tách thành nhóm riêng và đứng gần với sinh vật nhân thực
hơn là vi khuẩn
2. Giới Nguyên sinh: (Protista)
- khái niệm: là nhóm sinh vật thuộc dạng tế bào nhân thực chủ yếu là đơn bào
-đa dạng về cấu tạo và phương thức din dưỡng
-chia làm 3 nhóm: đv nguyên sinh, tv nguyên sinh, nấm nhầy
a.Tảo

b.Nấm nhầy

c.Động vật nguyên sinh

- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn
bào hay đa bào
- Phương thức dinh dưỡng:
tự tổng hợp chất hữu cơ –
quang tự dưỡng
- Đại diện: tảo lục, nâu, đỏ
- Đặc điểm khác: sống trong
nước
-có lục lạp

-có thành phần xenlulozo

- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn
bào và hợp bào
- Phương thức dinh dưỡng:
dị dưỡng, hoại sinh
- Đại diện: nấm nhầy
-không có lục lạp
-

- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn
bào
- Phương thức dinh dưỡng:
dị dưỡng, tự dưỡng
- Đại diện: Amip, trùng roi,
bào tử....
- khong có xenlulozo
-không có lục lạp
- vận động bằng lông, roi

3. Giới Nấm: (Fungi)
- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào hoặc đa bào
- Phương thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh
- Đại diện: men, sợi, đảm, địa y
-có thành kitin( trừ 1 ít có thành xenlulozo)
- không có lục lạp
- sinh sản chủ yếu bằng bào tử không có lông, roi

-nấm sợi: đa bào hình sợi, sin sản vô tính và hữu tính(nấm mốc, nấm đản)


-nấm men: đơn bào, sinh sản bằng nảy chồi hoặc phân cắt, đôi khi các tế bào dính
nhau tạo sợi nấm giả
4. Giới Thực vật: (Plantae)
- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đa bào
- có thành xenlulozo là polime của glucozo không tan trong nước
-có sắc tố quang hợp clorophyl, phicobilim, carolenoit
- có lục lạp
- Phương thức dinh dưỡng: tự quang, tự dưỡng
- Đại diện: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
- Đặc điểm khác: có diệp lục tố, có thành xenlulozo, phần lớn sống cố định, phản
ứng chậm, môi trường sống đa dạng( đất, nước,...)
- Tổ tiên: tảo lục đa bào nguyên thủy tiến hóa theo 2 hướng:
+ thể giao tử chiếm ưu thế hơn bào tử, hình thành ngành rêu
+ thể bào tử chiếm ưu thế hơn hình thành ngành quyết, hạt trần,kín
- Vai trò: cung -cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ
nguồn nước ngầm,… cho con người.
- đầu đi vào của chu trình sinh địa hóa và dòng nguyên liệu trong hệ
sinh thái tổng hợp chất hữu cơ
5. Giới Động vật: (Amialia)
- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đa bào
- cấu tạo cơ quan, hệ cơ quan phức tạp
- Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng
- Đại diện: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân
khớp, Da gai, Động vật có xương sống.
- Đặc điểm khác: không sắc tố QH, không thành xenlulozo, di chuyển, phản ứng

nhanh
- Tổ tiên: tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy.


- Có vai trò quan trọng với tự nhiên và con người, cân bằng hệ sinh thái, cung cấp
nguyên liệu
- phân loại: đv có sương sống và đv không sương sống
6.Các nhóm vi sinh vật
- kn: là các sinh vật nhỏ bé có kích thước hiển vi
- đặc điểm: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích ứng cao
- gồm: vi khuẩn, đv nguyên sin và tảo đơn bào, nấm men, virut
-có vai trò quan trọng trong đời sống con người
ÔN TẬP
Câu 1. Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực?
Gồm: Giới Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.
Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và
giới Nấm.
a.Giới Khởi sinh: (Monera)
- Đại diện: vi khuẩn
- Tế bào nhân sơ
- Cơ thể đơn bào, kích thước rất nhỏ (1-5 µm)
- Môi trường sống: đất, nước, không khí, sinh vật
- Hình thức sống: tự tự dưỡng dị dưỡng hoại sinh, kí sinh.
b. Giới Nguyên sinh: (Protista)
- Đại diện: Tảo đơn bào, trùng roi, nấm nhầy,…
- Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh.
- Cơ thể gồm những tế bào nhân thực, đơn bào.
- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh.
c. Giới Nấm: (Fungi)
- Đại diện: nấm rơm, nấm mốc, nấm men,…

- Tế bào nhân thực.


- Cơ thể đơn bào và đa bào dạng sợi.
- Cấu tạo cơ thể có thành tế bào là kitin, không có lục lạp.
- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
Câu 3. Nguyên nhân làm cho độ đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng
độ ô nhiễm môi trường, chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
Nguyên nhân:
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi
trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi tường sống của động vật.
- Săn bắt buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu,
việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao
thông trên biển.
Biện pháp bảo vệ:
- Cần có những biện pháp cấm đốt , phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán
động vật.
- Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

Câu 4. Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng?
- Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ
nguồn nước ngầm, chống sạt lỡ, sói mòn, lũ lụt, hạn hán.… cho con người.
Câu 5. Sự khác biệt cơ bản giữa giới Động vật và giới Thực vật
Đại diện

Giới Thực vật: (Plantae)

Giới Động vật: (Amialia)

Gồm 4 ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần,

Hạt kín.

Gồm 9 ngành sinh vật: Thân lỗ,
Ruột khoang, Giun dẹp, Giun
tròn, Giun đốt, Thân mềm,
Chân khớp, Da gai, Động vật
có xương sống.


Cấu tạo

Kiểu dinh
dưỡng

- Cơ thể đa bào, nhân thực, có thành
Xenlulôzơ, có bào quan là lục lạp.

- Cơ thể đa bào, nhân thực,
không có thành tế bào, không
có bào quan là lục lạp.

- Là sinh vật tự dưỡng sống cố định,
phản ứng chậm .

- Sống dị dưỡng, có khả năng di
chuyển, phản ứng nhanh

Tự dưỡng

Dị dưỡng


Câu 6. Thực vật có nguồn gốc từ đâu?
Tảo lục đơn bào nguyên thủy.
Câu 7. Hãy trình bày hệ thống phân loại 5 giới sinh vật của Whittaker. Dựa
vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật?
Dựa vào 3 tiêu chí;
- Loại tế bào.
- Mức độ tổ chức cơ thể.
- Kiểu dinh dưỡng.
Câu 8. Vì sao nấm không được xếp vào giới thực vật ?
Vì:
- Thành tế bào là kitin không phải xenluluzơ
- Không có bào quan là lục lạp
- Cơ thể có cấu tạo đơn bào, thực vật là cấu tạo đa bào.



×